1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Lịch sử: Thực hiện chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông ở các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975

247 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện chủ trương của Đảng về giáo dục phổ thông ở các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
Tác giả Nguyễn Thị Giang
Người hướng dẫn PGS. TS Trịnh Thị Hồng Hạnh
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 70,56 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu - Lam rõ những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chủ trương của Dang Laođộng Việt Nam về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc từ năm 1954 đến năm 1975; - Hệ thống

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ GIANG

LUẬN AN TIEN SI LICH SU

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ GIANG

Chuyên ngành: Lịch sử Dang Cộng san Việt Nam

Mã số: 62 22 03 15

LUẬN ÁN TIỀN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS TRINH THỊ HONG HANH

HA NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực,

có nguôn góc xuất xứ rõ ràng và chưa từng được ai công bố

trong bắt kỳ công trình khoa học nào

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Giang

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin trân trọng cảm on Trường Dai học Khoa hoc Xã hội và Nhân văn, Dai

học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất đề tôi thực hiện nghiên cứu luận án này

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Lịch sử, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện, nhiệt tìnhgiúp đỡ tôi đề tôi có thê hoàn thiện luận án của mình

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các nhà khoa học đã tham gia các Hộiđồng đã góp ý, chỉ bao dé tôi có thé bổ sung, hoàn thiện luận án này

Đặc biệt, tận đáy lòng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TSTrịnh Thị Hồng Hạnh, người trực tiếp hướng dẫn, đồng hành cùng tôi trong suốtquá trình gian khổ thực hiện đề tài

Tôi vô cùng biết ơn gia đình, những người thân yêu đã luôn ủng hộ, chia sẻ,động viên, tiếp thêm nhiều động lực dé tôi có gắng

Tác giả luận án

Nguyễn Thị Giang

Trang 5

MỤC LỤC

66710077 ÔÔÔÔỎ 6

1 Lý do chọn đề tài - ¿- 2-2-2 2+EE+EE£EEEEEEEE2E122171711211211211 1111.21.11 1xx 6

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU - c2 3221321133113 rrke 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -¿- ¿©+2+++x++£++£+++zx++rxerrxerkesree 8

4 Co sở ly luận va phương pháp nghiên CUU cc eecesseescceeeeeeeeeeeseeeeenseeeeeenens 9

5 Nguồn tư LGU oesceeceeccesesssessessesscessessessecsvcsuessessessessesssessessecsessscsucssessessessecsnesseeseeses 9

6 Đóng góp của luận án c1 1319911119111 9111 11 vn kg ng rry 10

rô c a :.: Ô 10Chương 1 TONG QUAN CONG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIEN QUAN DEN

›)9uy 009.0) 11

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến dé tài luận án - 11

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo duc phổ thông ở miễn Bắc Việt Nam

7/8208 5L00167/08nnẺẺn8nhh 11

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển giáo duc pho thông ở các tinhbiên giới Đông Bắc thời kỳ 19544 - 1975 5s Street 171.2 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án vànhững van đề luận án tập trung giải quyết - 22 s¿2c++cxesrxrzrxerresree 20

1.2.1 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án 201.2.2 Những van dé luận án tập trung giải quyết ©cc©5e©cscccsccecxcres 21Tiểu kết chương Loeceeeceececsecsecsescessesesscssessesscssesecsessessessessesssstssesseseesesssestesesseeeeesees 22Chương 2 QUA TRÌNH THỰC HIỆN CHU TRUONG CUA DANG VE GIAODUC PHO THONG Ở CAC TINH BIEN GIỚI ĐÔNG BAC TỪ NAM 1954 DEN

Trang 6

2.2 Quá trình thực hiện chủ trương của Dang ở các tỉnh biên giới Đông Bắc 39

2.2.1 Về đào tạo và bôi dưỡng giáo viÊn -+©ce+ce+ce+ckect+rrreereereeee 392.2.2 Về đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo AUC -csecsz©cs<: 522.2.3 Vé quy mô giáo dục và cơ sở vật CNL - 55-5 csccs+ccte+tertererssree 67Tidu két ChUONG 8P ẽẽa.o 73Chuong 3 THUC HIEN CHU TRUONG CUA DANG VE GIAO DUCPHO THONG O CAC TINH BIEN GIOI DONG BAC TU NAM 1965 DENNAM 1975 cisssscscosssonssconssconsssonscssssccssccsnssconssscnssssnscssnsccsssssnsssensssensssonscssnsesssceensssensssensesensssonees 75

3.1 Những yếu tố mới tác động đến quá trình thực hiện chủ trương của Đảng vềgiáo dục phổ thông ở các tỉnh biên giới Đông Bac ¿- ¿5c scxccssez75

3.1.1 Tinh himh kinh té - XG NGI nangcẶ.Ầ 753.1.2 Thực trạng phát triển giáo duc pho thông ở các tinh biên giới Đông Bactrước năm 1965 và một số yêu cầu mới đặt PA + + + cs+cs+c+ee+tertererssree 773.1.3 Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về giáo dục phổ thông trong

CUA With HHỚI SG HH HH HH HH HH 79 3.2 Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng -.c ccccsssirrrrirreree 89

3.2.1 Về đào tạo và bôi dưỡng giáo viên +©-++ce+csececcxcsrcsreereereees 893.2.2 Về đảm bảo chất lượng giáo AUC reeccesscsseessesssesssessssssesssessesssecssessisssessses 993.2.3 Vé quy mô giáo dục và cơ sở vật CAL 5s©5e+ccccscssesrerrrcee 114Tiểu kết chương 3 -2- 2 ©2222+2EE2EE22EE22312711221221127112712112111211 21.11 cre 127Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ss ccccccssccssssseeevvvvvssss 129

cam 129

4.1.1 Thành công và nguyên NNGN Ăn 3k vn rey 129

4.1.2 Hạn chế và nguy€n 'hHÂH 52-52 5£*E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkerree 154

4.2 S02 0n an 162

4.2.1 Nhận thức đúng và đây đủ về vị trí, vai trò của giáo dục phổ thông đốivới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở các tỉnh biên giới Đông Bắc 1624.2.2 Quán triệt và vận dụng linh hoạt chủ trương của Đảng về giáo dục phổthông vào điều kiện đặc thù địa pưƠHg - 55c SecEcEeEteEeEerrrrkred 166

Trang 7

4.2.3 Xây dựng nội dung đào tạo và bôi dưỡng giáo viên pho thông có trọngtâm, trọng điỂHH - + 5c 5s EtéEtEEEEEEEEE1211221211211211122101 re 1714.2.4 Phát huy vai trò của nhân dân trong sự nghiệp giáo dục phổ thông 1754.2.5 Phân định rõ ràng và theo dõi kịp thời nhiệm vụ công tác của các cấp uy

F2 178

Tiểu kết chương 4 ¿ :- + ©5£+ 22EE2EESEEEEE21121127171211211211 111111 1.1E xe 181sen ~ Ô 182DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUAN ĐÉN

LUẬN AN - 1122222111111 tr 187

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -©©©©©etttteeeeeeeeeeeeessse 188

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

BCHTW | Ban Chấp hành Trung ương

NXB Nha xuat ban

UBHC Uy ban hanh chinh

UBKH Uy ban ké hoach

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 9

DANH MUC CAC BANG

Thống kê số liệu học sinh phô thông thi hết cấp, tốt nghiệp của tinhLang Sơn, Cao Bang và Hà Giang từ năm 1955 đến năm 1966 652Thống kê số liệu học sinh phố thông: tỷ lệ lên lớp, tốt nghiệp tỉnh HảiNinh (Quảng Ninh) từ năm 1955 đến năm 1964 5: 66Tình hình phát triển dạy xen kẽ 2 thứ chữ Tày Nùng - Việt trong nămhọc 1971 - 1972 ở Khu tự trị Việt Bắc ¿ -¿cccccccccee 107

So sánh tỷ lệ kết quả học sinh thi hết cấp và tốt nghiệp năm học 1971

-1972 ở Khu tự trị Việt Bắc nhe 113

So sánh tỷ lệ kết quả học sinh thi hết cấp và tốt nghiệp ở các tỉnhthuộc Khu tự trị Việt Bắc và Quảng Ninh năm học 1973 - 1974 113Quy mô trường, lớp và số học sinh phô thông ở tỉnh Lạng Sơn năm

NOC 1973 z7 118

Ty lệ học sinh phé thông thuộc các thành phan dân tộc năm học 1971

- 1972 ở Lạng Sơn và Cao Bằng 2 2+cs+cxerxezErrxersees 119

Quy mô trường, lớp và học sinh trong các năm 1965, 1971 va 1974 l0irNsh 8s 8G 17 1207

Một số tong hop so lược về số lượng lớp, học sinh đầu năm học củatinh Quảng Ninh từ năm 1965 đến năm 1974 - 5-52 122

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục phô thông (GDPT) là bậc học có tầm quan trọng đặc biệt trong hệthống giáo dục quốc dân Việt Nam GDPT đặt những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển toàn diện dé hình thành nhân cách con người, làm nền tảng cho học sinh tiếptục học lên những bậc cao hơn, đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Ở mọi quốc gia, GDPT được xem là “ngành học xương sống”trong hệ thống giáo dục quốc dân Nhận thức được tầm quan trọng của GDPT, từnăm 1954 đến năm 1975, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, chúng ta

cần rất nhiều nhân lực để xây dựng và bảo vệ miền Bắc, chi viện cho tiền tuyến

miền Nam Trong bối cảnh đó, Đảng Lao động Việt Nam đã đề ra đường lối, chủtrương phát triển GDPT Trong 10 năm hòa bình (1954 — 1964), GDPT ở miền Bắc

đạt được những thành tựu quan trọng Cuộc cải cách giáo dục năm 1956 từng bước

xóa bỏ ảnh hưởng tiêu cực của nền giáo dục cũ, đặt cơ sở cho việc xây dựng vàhoàn thiện nền giáo dục mới theo tính chất giáo dục xã hội chủ nghĩa (XHCN); quy

mô giáo dục được mở rộng; chất lượng giáo dục được cải thiện [93, tr.240] Tuy

nhiên, cuộc cải cách giáo dục năm 1956 chưa kịp hoàn thành thì Mỹ gây ra cuộc

chiến tranh phá hoại, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), vừa chốngchiến tranh phá hoại, vừa chi viện cho chiến trường miền Nam Giai đoạn 1965 -

1975, mặc dù chiến tranh ác liệt, GDPT ở miền Bắc vẫn được duy trì và có nhữngchuyên biến lớn phủ hợp với tình hình thực tế

Từ năm 1954 đến năm 1975, nền giáo dục XHCN được xây dựng với mụctiêu giáo dục toàn diện, gắn giáo dục với lao động sản xuất Một nền giáo dục đạichúng, dé cao tính chính trị trong nhà trường phô thông, gan giáo dục với việc thực

hiện các nhiệm vụ cách mạng đã tạo ra cho xã hội một đội ngũ hùng hậu những nhà

giáo, những lớp học sinh, sinh viên yêu nước, yêu CNXH, sẵn sàng lên đường, đi

theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, hy sinh cho sự nghiệp giáo dục cách mạng,

sự nghiệp thống nhất đất nước

Các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam là địa bàn có vị trí chiến lược Trongcuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đây là nơi vận chuyền hàng hóa chỉ viện từcác nước XHCN, trước hết là Trung Quốc sang Việt Nam Các tỉnh biên giới ĐôngBắc là vùng đa tộc người, có đặc điểm văn hóa đa dạng, phong phú nhưng trình độ

Trang 11

dân trí của đồng bào còn hạn chế; thế lực thù địch thường xuyên tìm cách lợi dụng,

tuyên truyền, lôi kéo, kích động người dân, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc,

chống phá Đảng, Nhà nước Trong tình hình đó, vấn đề xây dựng và phát triển giáodục, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bao các tỉnh biên giới Đông Bắc trở nên ratcấp thiết góp phần nâng cao nhận thức của người dân, chủ động chống lại những âmmưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, tăng cường khối đại đoàn kết, phát huy sứcmạnh toàn dân tộc Đảng bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam trên cơ sở tiếp

thu nội dung chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam, sự chỉ đạo của Đảng bộ

Liên Khu Việt Bắc, Đảng bộ Khu tự trị Việt Bắc đã vận dụng sáng tạo, đề ra chủtrương, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện của địa phương Từ đó, quá trìnhxây dựng và phát triển giáo dục phổ thông ở các tỉnh biên giới Đông Bắc từng bướcđạt được những kết quả tích cực

Nghiên cứu quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT ở các tỉnhbiên giới Đông Bắc, đánh giá những thành công, hạn chế, từ đó rút ra những bài họckinh nghiệm lịch sử có ý nghĩa thực tiễn đối với ngày nay Đó là lý do chính đểnghiên cứu sinh chọn “Thực hiện chú trương của Đảng về giáo dục phổ thông ởcác tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975” làm đề tàiluận án tiễn sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ quá trình thực hiện chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam vềGDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc, qua đó đánh giá ưu điểm, hạn chế và đúc rútmột số kinh nghiệm cho sự nghiệp phát triển giáo dục ở Việt Nam, đặc biệt đối với

các địa phương ở vùng sâu, vùng xa.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Lam rõ những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chủ trương của Dang Laođộng Việt Nam về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc từ năm 1954 đến năm 1975;

- Hệ thống hóa chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về GDPT trên cácnội dung chủ yếu sau: i) Dinh hướng giáo dục; ii) Đảm bảo và nâng cao chất lượnggiáo duc; iii) Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; iv) Quy mô và cơ sở vật chat;

- Trình bày quá trình Đảng bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc thực hiện chủtrương của Đảng Lao động Việt Nam về GDPT qua hai giai đoạn: 1954 - 1964 và

Trang 12

1965 - 1975;

- Phân tích, đánh giá ưu điểm, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ quátrình thực hiện chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về GDPT ở các tỉnh biêngiới Đông Bắc trong những năm 1954 - 1975

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Đảng bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc thựchiện chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về GDPT từ năm 1954 đến năm 1975

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Về nội dung: Theo Nghị định 596 - NPD ngày 30/8/1956 của Bộ trưởng BộGiáo dục, GDPT bao gồm cấp I, cấp II và cấp III [52, tr 263] Chủ trương củaĐảng Lao động Việt Nam về GDPT trong những năm 1954 đến năm 1975 thể hiện

ở nhiều nội dung: xây dựng và hoàn thiện chính sách về giáo dục, cải cách giáo dục,đổi mới quản lý giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, chất lượng giáo dục, quy

mô giáo dục, CSVC, hợp tác quốc tẾ Tuy nhiên, dựa trên lịch sử phát triển GDPT

ở các tỉnh biên giới Đông Bắc và nguồn tư liệu khai thác, luận án chỉ tập trung làm

rõ quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc

của các Đảng bộ địa phương trên ba nội dung: 1) Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; 2)

Đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục; 3) Quy mô và CSVC

- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu từ năm 1954 đến năm 1975, 21năm miền Bắc xây dựng CNXH Trong đó, từ năm 1954 đến năm 1964 là thời gianthực hiện chủ trương xây dựng hệ thống GDPT thống nhất trên toàn miền Bắc; từnăm 1965 đến năm 1975 là thời gian thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT tronghoàn cảnh chống chiến tranh phá hoại của dé quốc Mỹ

- Vé không gian: Căn cứ theo địa giới hành chính năm 1954, Việt Nam có 4tinh biên giới Đông Bắc, giáp Trung Quốc là Hà Giang, Cao Bang, Lạng Sơn vàHải Ninh Từ khi được giải phóng (25/4/1955), để phù hợp với tình hình xây dựngtrong điều kiện hòa bình, tỉnh Quảng Yên và đặc khu Hồng Gai được hợp nhất lập

ra khu Hồng Quảng Ngày 30/10/1963, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòaquyết định hợp nhất 2 tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh và

từ ngày 01/1/1964, tỉnh Quảng Ninh chính thức đi vào hoạt động, Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh Quảng Ninh được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo chính quyền và xã

Trang 13

hội ở địa phương Vì vậy, từ năm 1964, 4 tỉnh biên giới Đông Bắc là: Hà Giang,

Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh Do đó, luận án tập trung nghiên cứu trên địa

bàn các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn (1954 1975) và Hải Ninh (1954

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học lịch

sử như: phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp hai phương pháp đó.Ngoài ra, một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, đốichiếu, so sánh, thống kê được sử dụng phù hợp với từng nội dung của luận án

Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2 và chương 3, quátrình hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng; quá trình thực hiện chủtrương của Đảng về GDPT của Đảng bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc qua các giai

đoạn 1954 - 1964; 1965 - 1975.

Phương pháp logic được sử dụng trong cả 4 chương của luận án: Ở chương 1thé hiện ở cách phân loại các nhóm công trình nghiên cứu và nội dung khái quát kếtquả của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; trong chương 2 vàchương 3 nhằm nêu bật các nội dung chủ yếu của quá trình thực hiện chủ trương củaĐảng về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc; chương 4 tông kết, khái quát thànhcông, hạn chế và đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chủ trương củaĐảng về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc từ năm 1954 đến năm 1975

Bên cạnh đó, các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh đượckết hợp sử dụng ở các chương đề làm rõ quá trình thực hiện chủ trương của Đảng vềGDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc trong từng giai đoạn lịch sử; những thành tựu

đạt được, những hạn ché, nguyén nhan han ché va rut ra kinh nghiém.

5 Nguồn tư liệu

- Các văn kiện của Đảng, Chính phủ; các văn kiện của Đảng bộ Liên khu Việt

Bắc, Đảng bộ Khu tự trị Việt Bắc, Đảng bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc về GDPT;

- Tài liệu của Ủy ban Hành chính (UBHC) ở các tỉnh biên giới Đông Bắc về

Trang 14

GDPT, như: Niên giám thống kê, báo cáo hàng năm; các đề án; kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội các tỉnh biên giới Đông Bắc; kế hoạch GDPT; các tài liệu, biên bản

cuộc họp, hội nghị, hội thảo khoa học

- Các sách chuyên khảo, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học đã công bố liênquan đến GDPT là nguồn tư liệu tham khảo của luận án

Kết quả và những kinh nghiệm từ quá trình thực hiện chủ trương của Đảng

về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc (1954 - 1975), góp phần vào công cuộc xâydựng, đổi mới và hoàn thiện chủ trương phát triển GDPT ở các tỉnh biên giới ĐôngBắc hiện nay

- Đóng góp về tư liệu:

Luận án cung cấp những tư liệu lịch sử về sự nghiệp GDPT của Đảng bộ cáctỉnh biên giới Đông Bắc từ năm 1954 đến năm 1975

Luận án có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giảng

dạy Lịch sử Đảng, Lịch sử địa phương.

7 Kết cầu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nộidung luận án gồm 4 chương, 10 tiết

Chương 1: Tổng quan công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận ánChương 2: Quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT ở các tỉnhbiên giới Đông Bắc từ năm 1954 đến năm 1964

Chương 3: Thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT ở các tỉnh biên giớiĐông Bắc từ năm 1965 đến năm 1975

Chương 4: Nhận xét và kinh nghiệm

10

Trang 15

Chương 1

TỎNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI LUẬN ÁN

Là một trong những nội dung quan trọng, quyết định đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, giáo dục nói chung, GDPT nói riêng là chủ đề thu hút sựquan tâm của các nhà khoa học, giới nghiên cứu Với nhiều phương pháp tiếp cậnkhác nhau, có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục, GDPT tập trung trong cácsách chuyên khảo, các luận án, các bài báo và các đề tài nghiên cứu khoa học đượccông bố Khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thê

chia theo các nhóm sau:

1.1 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở miền Bắc Việt Nam

thời kỳ 1954 - 1975

1.1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở miễn Bắc Việt Nam

nói chung

Công trình Hai mươi năm xây dựng giáo dục của tác giả Nguyễn Khánh

Toàn (Bộ Quốc gia Giáo dục, Hà Nội, 1965) [186] tom tắt quá trình phát triển củanền giáo dục Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1965; làm

rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển giáo dục của nước Việt Nam Dân chủCộng hòa, thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 -1954) và giai đoạn 10 năm đầu chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1965), đánh giá những

khó khăn, thuận lợi của ngành giáo dục; chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà

nước về giáo dục; nội dung và tác dụng của hai cuộc cải cách giáo dục năm 1950 vànăm 1956; sự chuyền biến mới của giáo dục, trong đó có GDPT từ sau Đại hội đạibiểu toản quốc lần thứ II của Đảng (1960)

Các công trình của Phạm Minh Hạc như Bốn mươi lăm năm phát triển nên

giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1990) [91] và Sơ thảo lịch sử giáo dục Việt Nam (1945 - 1990) (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1992) [92] làm rõ những thành

tựu của nền giáo dục Việt Nam từ bậc mam non đến sau đại học, dưới sự lãnh đạocủa Đảng; đề cập đến những hạn chế của nền giáo dục như: lý thuyết phát triển giáodục chưa vững chắc; chủ yếu thiên về truyền đạt kiến thức, thiếu sự tư duy, logic,

II

Trang 16

thiếu yếu tô sáng tạo Đồng thời đúc rút một số giải pháp như: giáo dục phải gắnliền với yêu cầu của thực tiễn; thực hiện tốt quyền công dân về quyên, nghĩa vụ va

trách nhiệm trong giáo dục; chú trọng tính sáng tạo, chủ động, tự học trong giáo dục

nhằm bồi dưỡng nhân lực, phát triển nhân tài

Cuốn sách Năm mươi năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 1995) do Trần Hồng Quân chủ biên (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995) [157], khái quátnhững giai đoạn phát triển của nền giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1995,trình bày một số sự kiện quan trọng về giáo dục; đưa ra những thành tựu và hạn chếcủa sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam, từ đó tác giả rút ra một số kinhnghiệm trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo Đề cập đến GDPT trongnhững năm 1965 - 1975, tác giả làm rõ sự chuyên hướng chiến lược giáo dục tronghoàn cảnh cả nước có chiến tranh với tinh thần “chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụthiêng liêng, công tác giáo dục phải chuyên hướng dé phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị

-nói trên theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phù hợp với tình hình mới” [157, tr 88].

Cuốn sách Lịch sử giáo dục Việt Nam của tác giả Nguyễn Gia Phu (NXB ĐàLạt, 1999) [148] khái quát sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam qua thời kỳphong kiến, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(nền giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nền giáo dục Quốc gia Việt Nam);thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (nền giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộnghòa, giáo dục của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ cách mạnglâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và nền giáo dục của Việt Nam Cộng hòa)

và thời kỳ thống nhất đất nước Trong mỗi thời kỳ, tác giả làm rõ sự phát triển củagiáo dục, nhất là GDPT thông qua các cuộc cải cách giáo dục, các loại hình giáo

dục, chú trọng làm rõ các mặt cơ bản của giáo dục.

Cuốn sách Giáo duc Việt Nam 1945 - 2005 của Nguyễn Quang Kính (NXBChính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) [126] khái quát chặng đường phát triển của giáodục Việt Nam qua các nội dung: Tổng quan lịch sử phát triển giáo dục; thành tựu, hạnchế của giáo dục thời kỳ 1945 - 1985 và thời kỳ đổi mới Cuốn sách phân tích tìnhhình giáo dục các tỉnh, thành phố trong cả nước về các khía cạnh của GDPT như quy

mô trường lớp, học sinh, giáo viên với những số liệu phong phú, có chọn lọc

Cuốn sách Lịch sử giáo dục miễn Bắc Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975

do Dinh Quang Hải làm chủ biên (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2020) [93] phục

12

Trang 17

dựng toàn diện và khách quan về lịch sử giáo dục miền Bắc Việt Nam từ năm 1945đến năm 1975 Làm rõ quan điểm, đường lối xây dựng nền giáo dục của Dang vàchính sách giáo dục của Nhà nước; sự phát triển giáo dục miền Bắc Việt Nam từ xâydựng nền giáo dục (với trọng tâm là xóa nạn mù chữ, phát động phong trào Bình dânhọc vụ, mở lại và cải tạo bước đầu hệ thống các trường phổ thông tiêu học, trung học

và đại học trong những năm 1945 - 1946) đến phát triển nền giáo dục (với trọng tâm

là phát triển giáo dục mẫu giáo - vỡ lòng, GDPT, bồ túc văn hóa (BTVH), giáo dục ởcác tỉnh miền núi, giáo dục đại học và Trung cấp chuyên nghiệp) Cuốn sách đánh giátác dụng của hai cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1950) và lần thứ hai (1956) đốivới sự phát triển giáo dục miền Bắc; làm rõ vai trò của GDPT miền Bắc thời kỳ 1954

- 1975 đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở miền Bắc

Chủ đề GDPT là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt độngnghiên cứu, được nhiều nhà nghiên cứu chọn lựa, thực hiện đề tài luận án tiễn SI, détài khoa học các cấp

Tác giả Nguyễn Thúy Quynh năm 2015 đã thực hiện luận án về dé tài Giáoduc pho thông miên Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 [160], phục dung hoàncảnh lịch sử dẫn đến sự phát triển giáo dục ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975;làm rõ một số đặc trưng cơ bản, các đóng góp nồi bật của GDPT trong sự nghiệp xâydựng, bảo vệ miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam; đồng thời,bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm có giá trị khoa học và thực tiễn trong sự nghiệpxây dựng và phát triển giáo dục nói chung, GDPT nói riêng

Luận án chuyên ngành lich sử Quá trinh xây dựng và phát triển nén giáo dụcViệt Nam mới từ tháng 9 năm 1945 đến thang 7 năm 1954 của tac giả Đỗ Thị Nguyệt

Quang (bảo vệ tại Viện Sử học, Hà Nội, 1996) [156] làm rõ quá trình xây dựng va

phát triển nền giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954, trong đó có đề cập đếnGDPT và cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950; làm rõ hai hệ thống GDPTởvùng tự do và GDPT trong vùng tạm chiếm trong những năm 1954 - 1956

Luận án Giáo dục ở các tỉnh miễn núi phía Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến

năm 1965 của Duy Thị Hải Hường (Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2014)

[104] làm rõ những yếu tổ tác động đến quá trình xây dựng và phát triển giáo dục ởcác tỉnh miền núi phía Bắc trong những năm 1954 - 1965; làm rõ vị trí, vai trò to

lớn của giáo dục đôi với việc xây dựng và phát triên kinh tê miên núi nói riêng và

13

Trang 18

miền Bắc nói chung; khái quát một số chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nướcnhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc pháttriển; làm rõ sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của chính quyền đối với phát triểngiáo dục; so sánh nền giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong hai giai đoạn

1954 - 1960 và 1961 - 1965; đánh giá nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm về côngtác giáo dục ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ năm 1954 đến năm 1965

Chủ đề về GDPT còn được nhiều nhà nghiên cứu đề cập trên các báo, tạp chíchuyên ngành Bài viết Đẩy mạnh phong trào thi dua hai tốt của tác giả NguyễnVăn Huyên (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 17, 1971) [101] làm rõ vai trò, vị trícủa giáo dục; làm rõ mục đích, nguyên lý, phương châm giáo dục; đề cập đến thànhtích và kinh nghiệm của phong trào“hai tốt” ở trường phổ thông cấp II Bắc Lýnhững năm 60 (thé kỷ XX); bài học về xây dựng và phát trién GDPT

Bài viết Vai nét về giáo duc phổ thông ở các tỉnh miền núi phía Bac (1965

-1975) qua tải liệu lưu trữ cua tác giả Duy Thị Hải Hường [102] Thông qua các tài

liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, tác giả làm rõ sự phát trién của GDPT,đánh giá: Trong mười năm, ngành GDPT ở các tỉnh miền núi phía Bắc vượt qua

những khó khăn để học tốt, dạy tốt, duy trì và thúc đây sự phát triển giáo dục địa

phương Đến năm 1975, hệ thống GDPT được hoàn chỉnh và phát triển rộng khắp.

Tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh có các bài viết: Về cải cách hệ thống giáo dụcpho thông năm 1956 ở miễn Bắc Việt Nam (Tạp chí Nghiên cứu Lich sử, số 7,2013) [158], Chính sách “tận lực phát triển giáo đục phổ thông” ở miễn Bắc ViệtNam thời kỳ 1959 - 1965 (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam A, số 9, 2014) [159], Swchuyển hướng của ngành giáo dục pho thông trong thời kỳ chiến tranh phá hoại lanthứ nhất của dé quốc Mỹ (1965 - 1968) (Tap chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12, 2016)[161] làm rõ hoàn cảnh ra đời của chính sách tận lực phát trién GDPT, nội dungchính sách tận lực phát triển GDPT thông qua ba cấp học (cấp I, cấp II và cap IID);đánh giá một số thành công và hạn chế của việc thực hiện chính sách tận lực pháttriển GDPT; rút ra một số bài học kinh nghiệm về huy động các nguồn lực cho pháttriển giáo dục, thực hiện chính sách của Nhà nước và nhân dân cùng làm; VỀ su pháttriển bền vững trong giáo dục; về phát triển đội ngũ giáo viên gắn liền với sự pháttriển giáo dục trong việc trong việc thực hiện chính sách tận lực phát triển GDPT.Phân tích sự chuyền hướng trên đảm bảo an toàn cho việc dạy và học; điều chỉnh

14

Trang 19

nội dung chương trình và phương pháp dạy học, thi cử; tăng cường công tác giáo

dục tư tưởng, chính tri và đạo đức trong nhà trường va đây mạnh phong trao thi dua,xây dựng các điển hình tiên tiến; phát triển đội ngũ giáo viên

1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triểngiáo dục pho thông

Công trình Ba mươi lăm năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông của tácgiả Võ Thuần Nho (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980) [145] khái quát chủ trương vàquá trình thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT từ sau Cách mạng tháng Támnăm 1945 đến năm 1980, qua các giai đoạn 1945 - 1954, 1954 - 1965, 1965 - 1975

và 1975 - 1980 Tác giả làm rõ chủ trương lớn của Đảng và chính sách của Nhà nước

về GDPT; sự phát triển của ngành GDPT, SỐ lượng học sinh, sinh viên, loại hìnhtrường lớp; đánh giá những ưu điểm, hạn chế; làm rõ những nét độc đáo, đặc trưng

của mỗi giai đoạn lịch sử Nghiên cứu thời kỳ 1954 - 1975, tác giả làm rõ quá trình

thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT ở vùng miễn núi, công tác học sinh miềnNam tập kết ra miền Bắc

Cuốn sách Đảng Cộng sản Việt Nam với sự nghiệp giáo dục và đảo tạo do

Phan Ngọc Liên chủ biên (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2008) [127] làm rõ quan

điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, quy định của Nhà nước về phát triển giáodục và dao tao từ năm 1945 đến năm 2005; những thành tựu, hạn chế trong qua

trình Dang lãnh đạo sự nghiệp giáo dục va đảo tao

Tác giả Nguyễn Danh Tiên và Trần Thị Kim Ninh có bài viết Đảng lãnh đạothực hiện chính sách văn hóa - xã hội (1961 - 1965) (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 4,2015) [176] phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng và quá trình chỉ đạo thựchiện chủ trương của Đảng về kinh tế và xã hội trong những năm thực hiện kế hoạch

5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Trong lĩnh vực giáo dục, các tác giả trình bàynhững thành tích và hạn chế một số mặt về giáo dục (quy mô giáo dục, cơ sở vậtchất - kỹ thuật, chất lượng giáo dục, đãi ngộ giáo viên )

Bài viết Vài nét về giáo dục pho thông giai đoạn 1976 - 1985 của Duy ThiHải Hường (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10, 2015) [105] tóm lược những chủ trươngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển GDPT; chủ trương của Đảng được cụthé hóa bằng những chính sách của Nhà nước về phát triển GDPT từ năm 1976đến năm 1985; quá trình thực hiện chủ trương cải cách giáo dục của Đảng và Nhà

15

Trang 20

nước ở các địa phương, thành lập Hội đồng giáo dục, hợp nhất các trường cap I,cấp II thành trường phổ thông cơ sở, trường cấp III đổi thành trường phổ thôngtrung học; GDPT chuyên từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm.

Trong bài viết Quan điểm của Đảng về dựa vào dân phát triển giáo duc phổthông ở miễn Bắc thời kỳ 1954 - 1975 (Tap chi Lich sử Đảng, số 6, 2016) [154], tácgiả Phạm Nguyên Phương đã hệ thống hóa chủ trương của Đảng về GDPT, mô tảquá trình thực hiện chủ trương của Đảng, đánh giá ưu điểm và hạn chế của quá trìnhlãnh đạo GDPT ở miền Bắc từ năm 1954 đến năm 1975 Tác giả rút ra một số kinhnghiệm lịch sử từ sự lãnh đạo của Đảng đối với GDPT ở miền Bắc thời kỳ 1954 -

1975 Một là, luôn gắn chủ trương của Đảng với sức mạnh của nhân dân trong quátrình xây dựng và phát triển GDPT Hai là, dựa vào dân một cách linh hoạt, cótrọng điểm trong quá trình phát triển GDPT Ba là, xuất phát từ nhu cầu học tập,quyền học tập căn ban của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển GDPT

Bài viết Đảng lãnh dao phát triển sự nghiệp giáo dục pho thông ở miễn Bắc,

Việt Nam giai đoạn 1954 - 1965 của Phạm Nguyên Phuong (Tạp chí Giáo duc ly

luận, số 6, 2016) [153] làm rõ chủ trương của Đảng về phát triển GDPT từ năm

1954 đến năm 1965, xác định phương châm, nội dung và chương trình giáo dụcthông qua các văn kiện của Đảng; kết quả phát triển GDPT ở miền Bắc từ năm 1954đến năm 1965; đưa ra một số bài học kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo pháttriển GDPT ở miền Bắc Một là, sự lãnh đạo trực tiếp, liên tục của Đảng trong sựnghiệp phát triển GDPT Hai là, Đảng luôn coi trọng GDPT là bậc giáo dục nềntảng Ba là, phát huy sức mạnh của nhân dân trong phát triển GDPT Bồn là, dé caoquyền con người trong lĩnh vực học tập, coi trọng yếu t6 con người trong phát triểnGDPT Năm là, phát triển một nền GDPT thực chất, toàn diện, chú trọng cải cách,đôi mới, gan mục tiêu giáo dục với nhu cầu của xã hội

Luận án Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục phổ thông miễn Bắc (1954

-1975) của Phạm Nguyên Phương (bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017) [155] trình bày hệ thống quan điểm, chủtrương của Đảng về xây dựng và phát triển GDPT ở miền Bắc Việt Nam; làm rõquá trình chỉ đạo, tô chức thực hiện xây dựng và phát triển GDPT; nhận xét về ưuđiểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân; rút ra một số kinh nghiệm lịch sử từ quátrình lãnh đạo của Dang trong phát trién GDPT ở miền Bắc (1954 - 1975)

16

Trang 21

Mỗi công trình nghiên cứu trên khái quát đi sâu vào một lĩnh vực, một khía

cạnh về một số vấn đề liên quan đến lý luận giáo dục như: nguyên lý, tính chất, nộidung giáo dục; về sự lãnh đạo của Đảng về phát triển GDPT ở miền Bắc từ năm

1954 đến năm 1975, làm rõ quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của Nhànước về GDPT: làm rõ một số chỉ đạo nồi bật của Đảng trong phát triển GDPT,những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng vềGDPT; về sự phát triển của ngành GDPT từ năm 1954 - 1975 trên các vấn đề: quy

mô trường lớp và học sinh, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; quản lý giáo dục và chatlượng giáo dục gắn với từng cấp học; về những đóng góp và hạn chế của GDPT từnăm 1954 đến năm 1975

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về phát triển giáo dục phổ thông ở các tinhbiên giới Đông Bắc thời kỳ 1954 - 1975

Cuốn sách Dia chí Lạng Sơn của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (NXBChính trị quốc gia, Hà Nội, 1999) [195] trình bày hệ thống và tương đối toàn điện

về vùng đất, con người Lạng Sơn trong các giai đoạn lịch sử Cuốn sách đề cập về

giáo dục của tỉnh trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945; giáo dục thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám “Giáo dục ở tỉnh Lạng Sơn dưới thời Pháp cai trị khá phát

triển, không kém các trung tâm giáo dục ở các tỉnh Bắc kỳ thời đó, như Bắc Ninh,Nam Định, Hải Phòng” [195, tr.267] Công trình đề cập khá toàn diện các hoạt

động giáo dục của địa phương như sỐ trường, lớp, tiểu học, học sinh cao đăng,

việc biên soạn sách giáo khoa miền núi, công tác đào tạo giáo viên và việc dạychữ của người dân tộc thiểu số

Những sự kiện lịch sử Dang tinh Quang Ninh 1955 - 1965 (NXB Quảng

Ninh, Quảng Ninh, 1984) [7] tom tắt những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh QuảngNinh lãnh đạo phát triển kinh tế - văn hóa từ năm 1955 đến năm 1965 Trong lĩnhvực giáo dục, cuốn sách đề cập “Tính đến năm 1963, hơn 2 vạn người lao động đãbiết đọc biết viết, nạn mù chữ cơ bản bị xóa bỏ ở đồng bào Việt, Tày và thanhniên các dân tộc thiêu số Các trường phố thông, các lớp bé túc văn hóa được mởkhắp nơi” [7, tr.189]

Chương VI của cuốn sách Ha Giang 110 năm đấu tranh, xây dựng và pháttriển (1891 - 2001) (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001) [129] có tiêu đề “Tỉnh

Hà Giang trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền

17

Trang 22

Nam, thống nhất Tổ quốc (1954 - 1975)” làm rõ các chủ trương, chính sách của Đảng

bộ và chính quyền tỉnh Hà Giang về giáo duc và khái quát những bước phát triểnGDPT của Hà Giang về quy mô trường, lớp và học sinh từ năm 1954 đến năm 1975

Cuốn sách Dia chi Quảng Ninh, tập 3 (NXB Thế giới, Hà Nội, 2003) [184],phần Chương V (Giáo dục) trình bày những nét cơ bản sự phát triển của nền giáodục tỉnh nhà từ thời phong kiến đến năm 2000 Trong giai đoạn 1954 - 1975, “bảnthân ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Quảng Ninh cũng có nhiều chuyền biến nội tại

trong định hướng mục tiêu, cải cách nội dung và phương pháp giáo dục” [184,

tr.384] Trong đó, giai đoạn 1954 - 1964 là giai đoạn giáo dục Quang Ninh phát

triển mạnh mẽ, hình thành mạng lưới trường, lớp, củng cố đội ngũ giáo viên, giải

quyết được các nhiệm vụ diệt giặc dốt, nâng cao dân trí Giai đoạn 1965 - 1975 là

thời gian Quang Ninh phát triển sự nghiệp giáo dục với tinh thần chuyền hướng “từthời bình sang thời chiến” trong điều kiện cả nước có chiến tranh

Bài viết Vé công tác giáo duc ở Khu tự trị Việt Bắc trong những năm dau xây

dựng chủ nghĩa xã hội (1956 - 1965) của tác giả Duy Thị Hải Hường (Tạp chí

Nghiên cứu Lịch sử, sô 4, 2009) [103] làm rõ: Trong gần 10 năm đầu xây dựng và

phát triển (1956 - 1965), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, trực tiếp là Đảng ủy, UBHC và Sở Giáo dục Khu tự trị Việt Bắc, công tác giáo dục của Khu có bước phát

triển nhanh chóng và toàn diện, về ngành học, SỐ lượng học sinh cũng như về đội ngũgiáo viên Văn hóa của Khu thay đổi rõ rệt về cả chất lượng và số lượng Tuy nhiên,công tác giáo duc phát triển không đồng đều, mới chi tập trung ở các tinh vùng thấp,tỉnh có truyền thống giáo dục Chất lượng giáo dục chưa cao, hiện tượng người dân

bỏ học, tái mù chữ vẫn còn nhiều [103, tr.57] Một nguyên nhân quan trọng được tácgiả xác định là “do đặc điểm dân cư sống trong Khu là người dân tộc thiểu số chiếmđại đa số, nền kinh tế còn chậm phát triển” [103, tr.57]

Bài viết 70 năm ngành Giáo dục tỉnh Cao Bang không ngừng nỗ lực dé từngbước phát triển của Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng [50, tr.563 - 579] làm rõ lịch

sử hình thành và phát triển của ngành giáo dục tỉnh Cao Băng, những thành tựu đạtđược của ngành giáo dục qua 70 năm và xác định nhiệm vụ, mục tiêu phát triểngiáo dục của tỉnh Cao Bằng từ sau năm 2017 Bài viết xác định quá trình hình thành

' Từ khi thành lập đến khoảng năm 1954-1956, gọi là Khu Giáo dục Việt Bắc (thuộc Liên khu Việt Bắc); từ

năm 1956, gọi là Sở Giáo đục Khu tự trị Việt Bắc (thuộc Khu tự trị Việt Bắc).

18

Trang 23

và phát triển ngành giáo dục tỉnh Cao Bang qua các thời kỳ: 1) Thời kỳ 1945 - 1975với hai lần cải cách để xóa mù, diệt đốt; 2) Thời kỳ 1976 - 2010 gắn liền với việctiếp tục cai cách để đổi mới và phổ biến giáo dục Trên cơ sở làm rõ thời kỳ pháttriển của ngành giáo dục từ năm 1945 đến năm 1954, bài viết làm rõ sự phát triển

của GDPT hình thành sớm từ ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành

công, phát triển phong trào BTVH, bình dân học vụ (BDHV) và xóa nạn mù chữtrong nhân dân Về GDPT trong thời kỳ 1954 - 1975, bài viết làm rõ sự phát triểncủa GDPT về mạng lưới trường lớp, học sinh, công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo

viên qua hai giai đoạn 1954 - 1964 và 1965 - 1975.

Bài viết Phát triển giáo dục toàn diện nơi địa dau Tổ quốc [50, tr.702 - 718]làm rõ quá hình hình thành và phát triển của ngành giáo dục tỉnh Hà Giang với banội dung trọng tâm: 1) Giáo dục Hà Giang vượt khó đi lên, đồng hành cùng giáodục cả nước; 2) Phát huy nội lực, nâng cao dân trí ở một tỉnh miền núi đa dân tộc;3) Giáo dục Hà Giang tích cực học tập và làm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí

Minh Mặc dù đời sống, CSVC còn nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng cao, vùng sâu,

vùng xa như huyện Đồng Văn, nhưng nhờ sự nỗ lực cố gắng của địa phương và sựgiúp đỡ của Nhà nước, trong những năm 1954 - 1975, GDPT Hà Giang phát triểntương đối khá về mạng lưới trường lớp, học sinh

Trong cuốn sách Giáo dục Việt Nam - Các tỉnh, thành phố và một số trườngđại học (1945 - 2017) do Bộ Giáo dục và Hội Cựu giáo chức thực hiện gồm 2 tập,trong đó, tập 2 có bài viết “Vuon mình phát triển cùng đất nước” [51, tr.197 - 209]làm rõ sự phát triển của giáo duc Lạng Sơn từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945đến năm 2010, với bốn giai đoạn: 1) Trước năm 1945: Giáo dục thực dân, nô dịch; 2)

1945 - 1975 với hai thành tích nổi bật (tổ chức kỳ thi tốt nghiệp tiểu học đầu tiêntrong 1945 - 1954, căn bản thanh toán được mù chữ ở vùng thấp trong 1954 - 1975);3) Thời kỳ 1975 - 1985 là thời kỳ khôi phục sự học sau chiến tranh biên giới; 4) Thời

kỳ sau năm 1985 là thời kỳ giáo dục vươn mình phát triển Về GDPT 1954 - 1975,bài viết làm rõ hai giai đoạn phát triển Trong 10 năm đầu sau khi lập lại hòa bình(1954 - 1964), GDPT có bước phát triển về quy mô trường lớp và học sinh, bước đầu

chuyên dịch cơ câu học sinh Trong gân 10 năm chiên tranh phá hoại miên Bắc của

19

Trang 24

dé quốc Mỹ (1965 - 1973), GDPT thực hiện công tác sơ tán và chuyên hướng giáodục, có những bước đi phát triển vững vàng nhờ sự giúp đỡ của nhân dân và sự chỉđạo của chính quyền địa phương.

Những công trình trên đề cập đến sự phát triển kinh tế - văn hóa ở các tỉnh

biên giới Đông Bắc, trong đó có đề cập đến lĩnh vực giáo dục, GDPT; hoặc đi sâu

nghiên cứu về những thành tựu và hạn chế trong công tác giáo dục ở các tỉnh biêngiới Đông Bac; hay đi sâu vào làm rõ sự phát triển ngành giáo dục, GDPT trong các

giai đoạn 1954 - 1964, 1965 - 1975, những thành tích và khó khăn của ngành giáo

dục ở từng tỉnh biên giới Đông Bắc từ năm 1954 đến năm 1975

1.2 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án vànhững vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.2.1 Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

Qua tìm hiểu những van đề nghiên cứu, từ kết quả của các nhóm công trìnhnghiên cứu kê trên, luận án có thê kế thừa ba phương diện sau:

Về nội dung: Những công trình nói trên góp phan làm rõ tầm quan trọng hàngđầu của giáo duc và dao tạo, trong đó có GDPT đối với sự phát triển đất nước.Nghiên cứu sự phát triển của GDPT: về cải cách giáo dục, về xây dựng và đôi mớichương trình GDPT, về dao tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, về phát triển quy

mô trường lớp, học sinh, về xây dựng CSVC và thiết bị dạy và học, về phương phápgiảng dạy, về chất lượng giáo dục toàn diện (đức dục, trí dục, thể dục, mỹ dục vảgiáo dục lao động), về học tập các điển hình tiên tiến về giáo dục Làm rõ một sévai trò, thành tựu, han chế của ngảnh giáo dục nói chung, GDPT nói riêng ở miềnBắc từ năm 1954 đến năm 1975; rút ra một số giải pháp, phương hướng để pháttriển ngành giáo dục, GDPT ở miền Bắc sau năm 1975 Các nghiên cứu đều khăng

định, thành quả đạt được của GDPT trở thành động lực giúp Việt Nam vượt qua khó

khăn, chiến tranh, tăng trưởng kinh tế - xã hội

Đề cập đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GDPT, sự chỉđạo của Đảng về GDPT từ năm 1954 đến năm 1975 trên phạm vi miền Bắc; hệthống hóa chủ trương của Đảng về GDPT; làm rõ một số chỉ đạo nỏi bật, điển hìnhcủa Dang trong phát triển GDPT; van đề tổ chức dạy và học cho học sinh miền

20

Trang 25

Nam ra tập kết ở miền Bắc; đánh giá một số thành công, hạn chế trong công táclãnh đạo phát triển GDPT; rút ra một số kinh nghiệm có ý nghĩa khoa học và thựctiễn trong quá trình lãnh đạo của Đảng về GDPT ở miền Bắc Việt Nam.

Nghiên cứu khái quát lịch sử phát triển GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc

từ năm 1954 đến năm 1975: các giai đoạn phát triển của ngành giáo dục nói chung,GDPT nói riêng ở các tỉnh biên giới Đông Bắc; một số thành tích nổi bật của ngànhGDPT; đánh giá một số thành công trong việc lãnh đạo phát triển GDPT của Đảng

bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc; chỉ ra hạn chế và đề xuất các giải pháp nhằm khắcphục những hạn chế, yêu kém trong việc phát triển GDPT ở các tỉnh biên giới ĐôngBắc trong thời kỳ 1954 - 1975

Về tư liệuCác nhà nghiên cứu khai thác một hệ thống tư liệu có giá trị, liên quan đếnGDPT Danh mục tài liệu tham khảo của các công trình là những gợi ý tìm kiếmthiết thực cho tác giả thực hiện đề tài luận án

Về phương pháp nghiên cứuVới nhiều góc độ tiếp cận, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã sử dụngnhiều phương pháp nghiên cứu như lịch sử, logic, phân tích, tổng hợp, điền dã, liênngành, phỏng van chuyên gia , đây là những gợi ý quan trọng giúp nghiên cứu sinhlựa chọn kế thừa và sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp để việc giải quyết

mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.

1.2.2 Những vẫn đề luận án tập trung giải quyết

Thứ nhất, những yêu tô tác động đến quá trình thực hiện chủ trương củaĐảng về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội, tình hình phát triển GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc trước năm 1954 vàyêu cầu về phát triển GDPT trong thời kỳ 1954 - 1975

Thứ hai, những chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về GDPT từ năm

1954 đến năm 1975 Đó là những định hướng lớn về mục đích giáo dục, nhiệm vụ

giáo dục, về chương trình GDPT, về công tác dao tạo va bồi dưỡng giáo viên, về xây

dựng quy mô trường lớp và CSVC

Thứ ba, quá trình Đảng bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc: Cao Bằng, Hà Giang,

Lạng Sơn, Hải Ninh (1954 - 1963), Quảng Ninh (1964 - 1975) thực hiện chủ trương

của Đảng về GDPT từ năm 1954 đến năm 1975 từ điều kiện thực tiễn của địa phương

21

Trang 26

trên các nội dung: Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, mở

rộng quy mô giáo dục và xây dựng CSVC.

Thứ tu, thành công, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân thành công, hạn chế trongquá trình thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc

trong những năm 1954 - 1975.

Thứ năm, một số kinh nghiệm lịch sử từ quá trình thực hiện chủ trương củaĐảng về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc trong những năm 1954 - 1975

Tiểu kết chương 1

Giáo dục nói chung, GDPT nói riêng đóng vai trò quan trọng trong công

cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Muốn tạo ra sức mạnh tổng hợp, cần phát triểnmột cách toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội; trong đó, GDPT luôn được cácquốc gia đặt lên thành ưu tiên hàng đầu Thấy rõ vai trò, vị trí của giáo dục, trong

đó có GDPT trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, từ năm 1954 đến năm

1975, Đảng Lao động Việt Nam luôn dé cao vai trò của giáo dục và GDPT, đặc biệt

là ở các tỉnh biên giới, vùng sâu, vùng xa Chính vì vậy, nghiên cứu về giáo dục vàGDPT luôn là van dé được các nhà khoa học quan tâm

Qua khảo cứu tông quan, có không ít những công trình nghiên cứu về GDPT

ở miền Bắc Việt Nam và ở các tỉnh biên giới Đông Bắc từ năm 1954 đến năm 1975được công bố Mỗi công trình có góc độ tiếp cận khác nhau, thé hiện cách nhìn, sựlựa chọn van đề nghiên cứu của tác giả và về cơ bản đều là những nguồn tài liệuđáng quý, cung cấp tư liệu lịch sử chân thực, tin cậy, giúp ích rất lớn cho nghiêncứu sinh trong quá trình thực hiện dé tài Những công trình đó góp phần bổ sungmột số khoảng trống nghiên cứu phủ hợp với dé tài của luận án, được tiếp cận dướigóc độ tìm hiểu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Một số công trình nghiên cứu

về GDPT dưới góc độ lịch sử giáo dục, giáo dục học, văn hóa học , khái quátnhững bước phát triển GDPT, thành tựu và hạn chế; thực trạng và giải pháp pháttriển GDPT Một số công trình đề cập đến chủ trương của Dang Lao động ViệtNam lãnh đạo phát triển GDPT ở một số lĩnh vực nhất định (đánh giá thực trạngGDPT các tỉnh biên giới Đông Bắc; một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chấtlượng chuyên môn đội ngũ giáo viên; quy hoạch phát triển giáo dục của các tỉnhbiên giới Đông Bắc)

22

Trang 27

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống

về quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về GDPT ở các tỉnh biên giới Đông BắcViệt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 Vì thế, đề tài Thực hiện chủ trương củaĐảng về giáo dục phổ thông ở các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam từ năm 1954đến năm 1975, dưới góc độ Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một đề tài có đốitượng, phạm vi, yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với những

công trình nghiên cứu đã được công bô.

23

Trang 28

Chương 2

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ TRUONG CUA DANG

VE GIÁO DUC PHO THONG Ở CÁC TỈNH BIEN GIỚI DONG BẮC

TỪ NĂM 1954 DEN NAM 1964

2.1 Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chủ trương của Dang vềgiáo dục pho thông ở các tỉnh biên giới Đông Bắc

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình kinh tế - xã hội

Điều kiện tự nhiên

Về khí hậu: Các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam nằm trong vùng khí hậu

nhiệt đới, gió mùa với hai mùa cơ bản: mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông

Bắc (thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau) và mùa hè chịuảnh hưởng của gió mùa Đông Nam (thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10), thường

có mưa kèm giông bão, nhiều trận mưa lớn kéo dài gây lũ, lụt ảnh hưởng lớn đếnđời sống của nhân dân, gây ách tắc giao thông cục bộ trong vùng Do địa hình cónhiều núi cao và nhiều dãy núi uốn theo hình cánh cung tạo đường cho gió mùa Đông

Bắc xâm nhập sâu vào vùng này, tạo nên nhiệt độ trung bình hàng năm thấp, CÓ nol

thấp từ 5°C đến 10°C Một số năm xuất hiện băng tuyết phủ trên những đỉnh núi nhưMẫu Sơn (Lạng Sơn), cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang) Ở một số vùng cao thuộctỉnh Hà Giang như Mèo Vac, Yên Minh, Đồng Văn trừ 3 tháng (6, 7, 8) có nhiệt độtrung bình 20 - 22°C, các tháng còn lại đưới 20°C, tháng lạnh nhất 7 - 9°C (điểmnhiệt độ thấp nhất có năm - 4°C) [150, tr I]

Về địa hình: Các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Nam là các tỉnh miền núi,năm ở độ cao từ hàng trăm mét trở lên so với mặt nước biển, có sự đa dạng về địahình, có cả đổi núi, đồng bang và bờ biển Địa hình của vùng thấp dan theo chiều từBắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Phần phía Bắc, sát biên giới Việt - Trung là cáccao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ Tây sang Đông gồm: Cao nguyên Bắc Hà, caonguyên Quản Bạ (độ cao trung bình từ 1000 - 1200m), cao nguyên Đồng Văn (độcao trung bình khoảng 1600m) Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻmnúi đài và sâu [168, tr.37] Sự đa dạng về địa hình dan đến su phân bố dân cư khôngđều, gây khó khăn trong việc xây dựng trường, lớp bảo đảm cho con em các dân tộc

đên tuôi đi học được đên trường.

24

Trang 29

Dân cư

Các tỉnh biên giới Đông Bắc là vùng có nhiều dân tộc cư trú lâu đời như: Tày,Ning, Kinh, Dao, H°Mông, San Chay, Thái, Giay, Bồ Y, Pa Thén, Hà Nhì, Phù Lá,

Lô Lô, La Chí, Mỗi dân tộc có tiếng nói, văn hóa, phong tục tập quán và trình độ

xã hội khác nhau nhưng đều có tinh thần yêu nước, đoàn kết và truyền thống cáchmạng, có tĩnh thần lao động cần cù, chịu khó Những phong tục tập quán lạc hậu vacác tệ nạn xã hội đã kìm hãm sự phát triển, khiến cho trình độ phát triển kinh tế, vănhóa của người dân nơi đây còn lạc hậu so với miền xuôi

Các dân tộc thiêu số cư trú theo hình thái xen cài, không phân khu thành lãnhthé tộc người Da số các tỉnh có trên 10 tộc người cư trú Phần lớn các huyện miềnnúi có 10 tộc người cư trú như: Ha Giang có 9 huyện, Lang Sơn có 5 huyện Một sétỉnh còn có vùng cu trú của số đông thuộc về một dân tộc như: vùng đồng bao Ning

ở Cao Bang, Lang Son, vùng đồng bào HˆMông ở các huyện vùng cao Hà Giang,vùng đồng bào Cao Lan - San Chí ở tinh Lạng Sơn, vùng đồng bao Hán (theo cáchgọi thời kỳ 1954 - 1975, hiện nay là đồng bao Hoa) ở tỉnh Hải Ninh có số lượngnhiều nhất trong dân số Sự phân bố dân cư không tập trung làm cho việc quản lýGDPT khó khăn hon, và mat nhiều thời gian hon so với địa ban khác

Tình hình kinh tế - xã hộiCuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi đưa cách mạngViệt Nam bước vào thời kỳ mới, thời kỳ cả nước tiễn hành đồng thời hai chiến lượccách mạng khác nhau (cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủnhân dân ở miền Nam) Đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất của cách mạng Việt

Nam trong thời kỳ 1954 - 1975.

Về kinh tế: các tỉnh biên giới Đông Bắc có những thuận lợi căn bản dé phụchồi va phát triển sản xuất nông nghiệp như: ruộng đất tập trung nhiều ở những vùngmới giải phóng (chủ yếu là vùng thấp) song cũng gặp không ít khó khăn: nền kinh

tế kiệt quệ trên tất cả các lĩnh vực do chiến tranh tàn phá nặng nề; phương thức canh

tác nông nghiệp, lâm nghiệp còn lạc hậu, dựa vào tự nhiên là chính, sản xuất mang

tính tự cấp, tự túc; các công trình thủy nông, đê điều chưa được củng cô vững chắc;công nghiệp, thương nghiệp kém phát triển Nạn đói kéo dài từ cuối năm 1954 vàngày càng mở rộng với mức độ nghiêm trọng, nhất là nơi “ven đai”, nơi bị hạn, lụt

Tình hình an ninh, chính trị ở một số nơi còn phúc tạp Từ năm 1954 đến năm

25

Trang 30

1956, địch tiến hành những hành động vi phạm Hiệp định Giơnevơ, tuyên truyềnxuyên tạc chính sách của cách mạng, cài gián điệp, vũ trang khủng bố nhân dân vàcán bộ, bắt thanh niên và cưỡng ép dân di cư vào Nam, phá tài sản công cộng,chuyển máy móc trái phép Bên cạnh đó, các tỉnh biên giới phía Bắc còn xuất hiệnnhiều “điểm nóng” như: Hoạt động của các thế lực phản động, bọn đặc vụ của TưởngGiới Thạch, thé phi, tay chân của Pháp - Mỹ tập hợp lực lượng chống lại chính quyềnnhân dân ở Đồng Văn (1955 - 1960), Hoàng Su Phì (1955 - 1961), sự cấu kết giữa tổchức phan động “Hòa hợp tiến” với phản động bên Trung Quốc và Thái Nguyên, BắcGiang chống phá cách mạng ở Lạng Sơn (1961) [4, tr.202], hoạt động chống phácách mang của tô chức “Đảng Việt Nam dân tộc tự do” ở Lang Son (1961) [4,tr.213], tan dư của các tổ chức phan động ở xã Đức Hanh (Bảo Lạc), Lương Thông,Ngoại Trung (Hà Quảng) [2, tr.302], các hoạt động chống phá chính quyền, quấy rốitrật tự an toàn xã hội của các tô chức gián điệp, phản động địa phương, kích độngngười Hoa gây bạo loạn ở Hà Cối (1956), Móng Cái (1957), hoạt động của phi cầukết với gián điệp Mỹ, Tưởng Giới Thạch ở miền rừng Hà Cối (1958), âm mưu bạoloạn cướp chính quyền nhân dân ở ba xã dân tộc thiêu số ở Hà Cối (1961), hoạt độngbiệt kích, thám báo Mỹ - Tưởng xâm nhập Hà Cối (1963) [183, tr.612 - 614] đã tácđộng lớn đến sự phát trién GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc.

Trong lĩnh vực giáo dục, phần lớn các địa phương đều thiếu giáo viên, thiếutrường, lớp, thiếu cán bộ BDHV, nhất là ở các xã miền núi Tư tưởng giáo viênchưa 6n định Hệ thống GDPT không thống nhất giữa vùng tự do (cũ) và vùng mớigiải phóng Ở vùng mới giải phóng, học sinh cấp I, cấp II tăng nhưng thiếu giáoviên và trường lớp để dạy học Chất lượng giáo dục chưa được chú ý đúng mức.Phong trào BDHV ở nhiều xã, công trường, miền núi và vùng mới giải phóng pháttriển Từ năm học 1956 - 1957, các tỉnh biên giới Đông Bắc cũng như các tỉnh miềnBắc khác thực hiện Nghị định số 1027 - TTg ngày 27/8/1956 của Thủ tướng Chínhphủ về chính sách GDPT 10 năm của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [52]

Tổ chức y tế ở nhiều nơi còn yếu; việc truyên truyền phòng ngừa bệnh choquần chúng không được làm thường xuyên và liên tục Tình hình dịch bệnh xảy ra ởnhiều nơi Bệnh sởi, thủy đậu, nhiều nhất là bệnh cúm, sưng phổi xảy ra ở các tỉnhmiền núi Hà Giang, Cao Băng

Van đề dân tộc còn nhiều khó khăn, phức tạp Cán bộ, đảng viên chưa thật sự

26

Trang 31

năm chắc được tình hình đặc điểm của các dân tộc, nhất là Dao, HMông, Ngái dé

có kế hoạch công tác cụ thé với dia phương Công tác vận động người Hoa cònnhiều lúng túng Việc sinh hoạt chính trị ở các địa phương chưa làm đầy đủ “Một

số phần tử phản động lợi dụng sơ hở, đưa đặc vụ vao một số cơ sở Hoa Kiều ở cáctỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn gây khó khăn và chia rẽ dân tộc giữa Hoa Kiềuvới dân tộc thiêu số và người Kinh” [8, tr.93]

Đồng bào Hoa là một trong những dân tộc thiểu số sống ở các tỉnh biên giớiĐông Bắc, đặc biệt là Hải Ninh va Cao Bằng Việc tô chức hệ thống GDPT chođồng bào Hoa hết sức phức tạp, bởi nó không chỉ quan hệ mật thiết với vấn đề dân

tộc, mà còn có liên quan chặt chẽ đến việc xử lý mối quan hệ giữa hai nước ViỆt

-Trung Do đó, việc xây dựng và triển khai chương trình, nội dung GDPT cho đồngbào Hoa đã đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền ở các tỉnh biên giới Đông Bắc ViệtNam một bài toán lớn cần phải giải quyết để không làm căng thắng mối quan hệ

giữa hai dân tộc Kinh và Hoa, giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Điều kiện tự nhiên, dân cư và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở các tỉnhbiên giới Đông Bắc đặt ra những khó khăn thách thức đối với phát triển GDPT vềvan đề phân bé trường, lớp, quy mô học sinh, về thời gian va cách thức tô chức dayhọc, về ngôn ngữ dạy học, về CSVC dạy và học Điều đó yêu cầu Đảng bộ các tỉnhbiên giới Đông Bắc cần phải có chủ trương phát triển GDPT phù hợp với điều kiệnthực tiễn của địa phương nhằm phát huy tốt mọi nguồn lực phát triển

2.1.2 Tình hình giáo dục phổ thông ở các tỉnh biên giới Đông Bắc Việt Namtrước năm 1954 và một số yêu cầu mới đặt ra

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

phải đối mặt với nhiều khó khăn Nền giáo dục hết sức lạc hậu với hơn 90% dân số

mù chữ Ở các tỉnh biên giới Đông Bắc, một vài huyện có trường tiêu học Chínhquyền cách mạng ở miền núi rất thiếu cán bộ biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ cũngnhư các ngôn ngữ dân tộc dé quản lý kinh tế, xã hội Trước tình hình đó, Đảng xácđịnh: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta

Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng dang với nước Việt Nam độc lập” [71, tr.3].

Ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Loi kêu gọi toàn quốc khángchiến Dé công tác giáo dục không bi xáo trộn, ngành GDPT có những thay đổi về

27

Trang 32

thời gian, nội dung học tập Nhiều trường phổ thông được duy trì và được xây dựngmới Tháng 4/1947, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV họp, chủ trương chuyênhướng giáo dục nhằm giải quyết vấn đề dạy chữ cho đồng bào Hội nghị xác định:

“Chương trình học phải thiết thực, nhằm mục đích đảo tạo nhân tai cần dùng chokháng chiến, phương pháp học là học sinh phải vừa học vừa tham gia sản xuất Tiếptục phát triển bình dân học vụ Chủ yêu mở các trường ở vùng dân tộc thiểu số” [71,tr.188] Thực hiện chủ trương trên, ngành GDPT các tỉnh biên giới Đông Bắc nhanhchóng chuyên hướng Phong trào BDHV tiếp tục được mở rộng và phát triển vớitỉnh thần “có biết chữ kháng chiến mới thăng lợi”, “vừa kháng chiến vừa học tập”,

“đi học là kháng chiến”, v.v

Hội nghị toàn quốc lần thứ III của Dang (1/1950) nhắn mạnh: “Về giáo dục,thầy dạy, nhà trường, sách giáo khoa rất thiếu, chương trình giáo dục còn nhiều vếttích của thời Pháp - Nhật thuộc, cần sửa đổi ngay” [71, tr 35] và xác định “Chanchỉnh và phát triển giáo dục: đào tạo cán bộ cung cấp cho nhu cầu kháng chiến Đặt

cơ sở cho nền giáo duc dân chủ nhân dân Việt Nam” [71, tr 196] Thực hiện chủtrương của Đảng, Nhà nước tiến hành cuộc Cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950

để xây dựng nền giáo dục mới, xóa bỏ triệt dé những quan diém, chương trình, nộidung giáo dục lạc hậu của nền giáo dục cũ Tính chất của nền giáo dục được xác định

là nền giáo dục của dân, do dân, vì dân và xây dựng trên nguyên tắc cơ bản “dân tộc,

khoa học và đại chúng” Hệ thống GDPT 9 năm được quy định gồm 3 cấp, đảm bảo

tính chất liên tục: cấp I - 4 năm (từ lớp 1 đến lớp 4), cấp II - 3 năm (từ lớp 5 đến lớp7) va cấp III - 2 năm (lớp 8 và lớp 9) Mục tiêu là giáo duc và bồi dưỡng thé hệ trẻ trởthành những người “công dân lao động tương lai”, trung thành với chế độ nhân dân,

có đủ năng lực và phẩm chất phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến và kiến quốc.Nội dung giáo dục nhằm bồi dưỡng người học có tinh thần dân tộc, yêu nước, tinhthần yêu lao động, tôn trọng của công và tinh than tập thé, có phương pháp suy luận

và thói quen làm việc khoa học Phuong châm giáo dục là học di đôi với hành, lý

luận gắn liền với thực tiễn [93, tr.98 - 100]

Từ sau cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950, ngành giáo dục các tỉnhbiên giới Đông Bắc phát động “rèn cán, chỉnh cơ” nhằm phê phán mạnh mẽ quan

28

Trang 33

điểm chuyên môn thuần túy, tách rời nhà trường với cuộc sống, xác định vai trò vàtrách nhiệm của người giáo viên dưới chế độ mới, thực hiện phương châm: Giáodục phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh việc tổ chức, xây dựng trường, lớp, ngành GDPT các tỉnh biên giớiĐông Bắc đặc biệt quan tâm đến chat lượng và nội dung giáo dục Trong hoàn cảnhkháng chiến, nhà trường phổ thông được coi là công cụ làm nhiệm vụ giáo dục lòngyêu nước, ý chí đấu tranh, đoàn kết các dân tộc cùng chiến đấu chống thực dânPháp xâm lược Trong quá trình giảng dạy, giáo viên hướng nội dung học tập gắnliền với cuộc kháng chiến của dân tộc Ở nhiều trường, bên cạnh việc tham gia tích

cực vào sự nghiệp giáo dục, giáo viên và học sinh còn tham gia dân công phục vụ

các chiến dịch

Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, ngành GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắcthường xuyên tô chức các lớp sư phạm cấp tốc, lớp tập huấn; tô chức Hội nghị suphạm giữa các địa phương dé giáo viên trao đối chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm

Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết Cuộckháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải phóng Từnăm 1946 đến năm 1954, ngành giáo dục ở các tỉnh biên giới Đông Bắc khẩn trương

khắc phục khó khăn, xây dựng các ngành học, cấp học và đạt được một số kết quả

bước đầu Ở vùng tự do, các trường phổ thông giảng day bằng tiếng Việt

Tình hình phát triển GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc trước năm 1954 dù

đã đạt được một số thành tựu song vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục Mot la,thiếu cán bộ, giáo viên chuyên môn dạy học, đặc biệt là cán bộ quản lý, giáo sinhđịa phương, người dân tộc Học sinh cấp II, cấp III tăng nhiều nhưng thiếu giáo viên

và nhà trường Hai là, ở vùng mới giải phóng, số học sinh đông, nguyện vọng theohọc chương trình giáo dục mới, nhưng các tỉnh chưa giải quyết được, chỉ mới sửađổi một vài môn trong chương trình như Nghĩa vụ công dân Hai hệ thống giáo dục

cũ và mới tổn tại song song với những khác biệt về chương trình và thời gian, gây

trở ngại cho việc sử dụng, quản lý cán bộ, giáo viên và hoạt động dạy học Ba là,

việc đề cao chất lượng giáo dục làm được rất it Trình độ học sinh còn rất hạn chế,

tư tưởng giáo viên số đông còn vướng mắc như: muốn về xuôi, chế độ công tác,sinh hoạt chưa được nâng cao, tô chức chưa được chặt chẽ Chất lượng giáo viênchưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục, khả năng truyền tải kiến thức đến học sinh còn

29

Trang 34

nhiều hạn chế Bon /à, nhiều nơi quan niệm về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dụccòn lệch lạc, không sát với khả năng và nhu cầu của nhân dân, phong trào BDHV vàGDPT thiếu liên tục, sâu rộng Nam Id, tỷ lệ học sinh so với dân số còn thấp, tỷ lệhọc sinh dân tộc chưa tương xứng với tỷ lệ dân số của dân tộc đó.

Ngoài ra, mỗi tỉnh biên giới Đông Bắc còn có những khó khăn riêng ỞLạng Son, UBHC, đoàn thé tỉnh và các huyện chú ý đến van dé giáo dục nhưng sốcán bộ Ty, Phòng Giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu Ở Cao Bang, UBHC tỉnh cấpkinh phí mở lớp tập trung cho cán bộ xã, nhưng lại không được dam bảo Ở HaGiang, tài liệu giảng dạy và học tập thiếu thốn, nhất là Quốc văn Ở Hải Ninh,nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm và hiểu biết thực tế Tình trạng thiếu giáoviên rất trầm trọng; phong trào GDPT phát triển không đều, chỉ tập trung ở hai

huyện Đình Lập và Bình Liêu.

Tình hình phát triển GDPT ở các tỉnh biên giới Đông Bắc trước năm 1954

đã đặt ra cho Đảng bộ các địa phương một loạt yêu cầu cần giải quyết

Về yêu cầu chung, Đảng bộ các tỉnh biên giới Đông Bắc cần xác định đượcnhững quan điểm, phương châm đúng đắn cho nền giáo dục cách mạng, tiến bộ.Với mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thực hiệnquyền được học tập của mọi người dân; vận hành theo nguyên tắc dân tộc hóa, khoahọc hóa, đại chúng hóa và tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia, dân tộc; quan tâmđúng mức đến giáo dục miền núi, vùng đồng bào dan tộc thiểu số, vùng bị tạmchiếm; đồng thời chú trọng đến công tác xây dựng quy chế quản lý, xây dựng đoànthể chính trị và giáo dục tư tưởng trong nhà trường, chú ý đưa giáo dục phục vụkháng chiến, đấu tranh chống giáo dục phản động của địch Bên cạnh đó, Đảng bộcác tỉnh biên giới Đông Bắc cần thực hiện đúng đắn, hiệu quả chủ trương của Đảng

về GDPT, bám sát tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo chương trình giảngdạy, củng có, duy trì các lớp học phố thông và đây mạnh phong trào BDHV; đáp

ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng ở miền Bắc nói chung, của các tỉnh biên giới

Đông Bắc nói riêng trong giai đoạn mới

Về yêu cầu cụ thé của mỗi địa phương, Đảng bộ tỉnh Lang Son cần quan tâmđến chất lượng quản lý giáo dục và giáo viên giảng dạy, tránh đưa các cán bộ

không có kinh nghiệm giáo dục từ hoạt động hành chính sang giảng dạy Đảng bộ tỉnh Cao Băng: cân dựa vào dân, huy động mọi nguôn lực của nhân dân, tích cực

30

Trang 35

đề xuất và xin kinh phi từ Trung ương và Liên khu Việt Bắc dé bảo đảm hoạt độngxây dựng trường lớp dao tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên và bảo đảm hoạt độngday hoc của giáo viên và học sinh Đảng bộ tỉnh Ha Giang: cần đề xuất lên Đảng

ủy Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đảng ủy Bộ Tài chínhbảo đảm tài chính, cung cấp tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập chohọc sinh Đảng bộ tỉnh Hải Ninh: cần tăng cường chỉ đạo công tác đào tạo và bồidưỡng giáo viên về kinh nghiệm giảng dạy và hiểu biết thực tiễn, đồng thời giảiquyết tình trạng phát triển không điều giữa vùng thấp và vùng cao

2.1.3 Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về giáo dục phổ thông

Những năm 1954 - 1964 là thời gian hòa bình, miền Bắc hàn gắn vết thươngchiến tranh sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược; đồng thời là thờigian miền Bắc từng bước xây dựng CNXH, ra sức chi viện sức người, sức của cho

tiền tuyến miền Nam Để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trên, phát triển giáo dục,

nhất là GDPT được xem là định hướng quan trọng, chủ trương lớn của Đảng Laođộng Việt Nam, nhằm tạo ra “con người mới xã hội chủ nghĩa” cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về GDPT trongnhững năm 1954 - 1964 được thé hiện chủ yếu ở những nội dung sau:

Về định hướng giáo dục

Đề ồn định tình hình vùng mới giải phóng, ngày 3/7/1954, Ban Bí thư ra Chỉ thị

về việc bảo hộ các thành phố mới giải phóng, xác định: “Tạm thời chưa thay đôi chế độgiáo dục và chương trình giáo dục” [72, tr.150] “Sau khi mở lại trường học, chế độgiáo dục, chương trình, tài liệu giáo khoa tạm thời không thay đổi, chỉ xóa bỏ nhữngbài mục phản động Có thé đem tám chính sách đối với thành phố mới giải phóng màgiải thích cho học sinh trình độ từ lớp 5 trở lên” [72, tr.150] Đến tháng 3/1955, Hộinghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Đảng khóa II (mở rộng) chủtrương “chan chỉnh và củng cô giáo dục phô thông dé thống nhất hai chế độ giáo dục(chế độ giáo dục dân chủ mới và chế độ giáo dục cũ còn ton tại ở vùng mới giải

phóng)” [73, tr.213] Nhiệm vụ giáo dục được xác định là “đảm bảo dạy văn hóa cho

con em của nhân dân và cho nhân dân, đào tạo cán bộ sơ cấp và trung cấp cần thiết choviệc khôi phục kinh tế quốc dân và chuẩn bị kiến thiết nước nhà” [73, tr.144]

Tháng 3/1957, Hội nghị Trung ương 12 BCHTW Đảng khóa II (mở rộng)

xác định phương hướng phát triển giáo dục nói chung là “phải dựa trên cơ sở phát

31

Trang 36

triển sản xuất, dựa vào khả năng tài chính của Nhà nước và nhân dân và phải nhằmnhững công tác thiết thực nhất”; “chú ý nâng cao nội dung, sát với tình hình vàđường lối của ta hiện nay, lấy việc củng cố, nâng cao chất lượng làm chính; phải kết

hợp và phục vụ sản xuất, phục vụ việc xây dựng kinh tế quốc dân Chú ý dựa vao

dân mà phát huy công tác văn hóa, giáo dục; kiên quyết hoãn hoặc bỏ những việcchưa thật cần thiết” [74, tr.272]

Tại Hội nghị lần thứ 14 BCHTW Đảng (khóa II, tháng 11/1958, Bộ Chính trị

dé ra nhiệm vụ giáo duc trong thời kỳ quá độ đi lên CHXH là “xóa bỏ dan những ảnhhưởng còn lại của nền văn hóa thực dân và phong kiến, xây dựng nền văn hóa mới,

văn hóa xã hội chủ nghĩa” [75, tr.506].

Tháng 9/1960, trên cơ sở xác định nhiệm vụ chung của cách mạng Việt Nam

và nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III củaĐảng xác định một trong những công tác giáo dục là: “phát triển mạnh mẽ và vữngchắc nền giáo dục phổ thông” [77, tr.553], với nhiệm vu cơ ban là: 1) Bồi dưỡng thế

hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ XHCN, có văn hóa

và kỹ thuật, có sức khỏe, những người phát triển toàn diện dé xây dựng xã hội mới;2) Phục vụ đắc lực cho việc đào tạo cán bộ xây dựng kinh tế và văn hóa XHCN vàviệc nâng cao không ngừng trình độ văn hóa của nhân dân lao động [77, tr.552] Đểđạt mục tiêu ấy, Đại hội xác định: “chúng ta phải năm vững nguyên lý giáo dục kếthợp với lao động sản xuất và các phương châm: lý luận gắn liền với thực tế, học điđôi với hành, giáo dục của nhà trường kết hợp với giáo dục của xã hội” [77, tr.552].Bên cạnh đó, Đại hội còn chỉ rõ các giải pháp, phương hướng phát triển GDPT sau:

Một là, phát triển vừa nhiều vừa nhanh sự nghiệp giáo dục đồng thời coi trọng

việc nâng cao chất lượng của giáo dục; kết hợp lực lượng của Nhà nước và lực lượng

của nhân dân dé thực hiện một cách tích cực và theo từng bước vững chắc sự nghiệpphô cập giáo dục cho thế hệ trẻ và cho các tầng lớp nhân dân lao động;

Hai là, di đôi với giáo dục văn hóa, phải thực hiện việc giáo dục kỹ thuật;

Ba là, không ngừng mở rộng cửa nhà trường xã hội chủ nghĩa cho công nông

và đồng bào dân tộc thiểu số, nam cũng như nữ và phải tạo mọi điều kiện thuận lợicho họ học tập được tốt

Tháng 3/1963, tại Hội nghị lần thứ 8, BCHTW Đảng đề ra chủ trương đối vớimiền núi: “Tiếp tục phát triển GDPT, chú trọng phát triển mạnh cấp II, cấp III Ra sức

32

Trang 37

phát triển chữ dân tộc thiểu số và hoàn thành kế hoạch chuyên tiếp từ học chữ dân tộcsang học chữ phô thông ở cap I, II và bổ túc văn hóa cho thích hợp với năng khiếu họcsinh va kip thời phục vụ cho công tác đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số” [79, tr.402].

Quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam về định hướng giáo dục nói chung,GDPT nói riêng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, gắn liền với côngcuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miềnNam Phương châm nền giáo dục của chế độ mới được xác định là “dân tộc, khoa

học và đại chúng”, gắn kết với việc phục vụ sản xuất, xây dựng kinh tế quốc dân,

dựa vào dân mà phát huy, gắn lý luận với thực tế, học với hành, kết hợp giáo dụccủa nhà trường với giáo dục của xã hội Phát triển GDPT dựa vào khả năng tài chínhcủa nhà nước và nhân dân; phát triển số lượng đi đôi với đảm bảo về chất lượng;phát triển GDPT phải có kế hoạch, có trọng điểm, lãnh đạo vững chắc; quan tâmđến GDPT miền núi, chú trọng đến chương trình GDPT ở miền núi

Về đào tạo và bôi dưỡng giáo viênNghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa II mở rộng (3/1955) đãxác định giải pháp chủ yếu về GDPT là “bồi dưỡng cán bộ giáo dục về tư tưởng,chính trị và chiếu cố sinh hoạt vật chất của ho” [73, tr.213]

Hội nghị lần thứ 12 BCHTW Đảng (khóa ID) mở rộng (3/1957) xác định:

“Dé phát triển công tác giáo dục phải chú ý đào tạo bồi dưỡng cán bộ địa phương,phải tuyên truyền giải thích để nhân dân tự giác, tự nguyện hoc tập” [74, tr.180].Hội nghị nhấn mạnh đến đời sống của giáo viên dân lập và chỉ đạo Nha nước “cầnban hành các chính sách cụ thé đối với giáo viên dân lập” [74, tr.178] Việc chophép va tạo điều kiện dé các trường phố thông dân lập tồn tại ở miền Bắc trong thờigian này là sự vận dụng linh hoạt của Dang theo nguyên tắc: dựa vào dân dé xâydựng và phát triển công tác giáo dục

Nhận thấy tình trạng thiếu một đội ngũ giáo viên chuyên trách giảng dạychính trị, trong Chi thị số 125 - CT/TW ngày 30/1/1959 “Về việc chan chỉnh côngtác giáo dục chính trị trong nhà trường phổ thông (cấp II và cấp II)”, Ban Bí thưnhấn mạnh:

Giáo viên chính trị phải thấy rõ trách nhiệm của mình, phải thấy rõtầm quan trọng và mục đích, yêu cầu của môn mình phu trách, giáo

viên các bộ môn khác cũng phải cô găng thê hiện việc giáo dục tư

33

Trang 38

tưởng chính trị trong bộ môn của mình và phải có ý thức phối hợp

chặt chẽ với giáo viên chính trị trong việc giáo dục tư tưởng cho học

chính vẫn là dựa vào lực lượng văn hóa sẵn có ở cơ quan, xí nghiệp, nông thôn,

nhất là cán bộ có văn hóa, giáo viên, học sinh lớn tuổi các trường phô thông, học

sinh và sinh viên các trường chuyên nghiệp, đại học” [76, tr.945] Việc thực hiện

phương châm này góp phan giải quyết bớt khó khăn về tinh trạng thiếu giáo viên.Rất nhiều cán bộ, công nhân viên đã hăng hái tham gia giảng dạy lớp học BTVH ởcác xí nghiệp, nhà máy, nông trường, khu phó Một số học sinh tốt nghiệp lớp 7,lớp 10 tham gia các khóa học dé trở thành giáo viên theo công thức: 7+2 dạy họcsinh cấp I, 10+3 day học sinh cấp II

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Dang (9/1960) chỉ rõ: “Thay giáo làlực lượng cốt cán cho sự nghiệp phát triển giáo dục văn hóa” [77, tr.553] Trên cơ sở đó,Đại hội thống nhất chủ trương: “coi trọng việc dao tạo va bồi dưỡng thầy giáo về cácmặt chính trị và tư tưởng cũng như về mặt nghiệp vụ và văn hóa” [77, tr.553]

Ban Bí thư chỉ rõ mục tiêu của ngành GDPT trong năm 1960 và trong năm

học 1960 - 1961 là: “Phục vụ cho việc bồi dưỡng và đào tạo cán bộ, tạo điều kiện cho

phong trào cách mang của quan chúng lao động tiến quân vào khoa học và kỹ thuật,đồng thời nâng cao dần trình độ văn hóa của thanh niên, thiếu nhi” [77, tr.260]

Chỉ thị số 203 - CT/TW của Ban Bí thư (7/4/1960) xác định: “Sự nghiệp xâydựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất Tổ quốc đòi hỏi ngànhgiáo duc cung cấp cán bộ làm công tác giáo dục ngày càng nhiều với chất lượng ngàycàng cao” [77, tr.262] Từ đó, đưa ra chỉ đạo: “Ngành giáo dục phải hết sức coi trọng

việc bồi dưỡng cán bộ cũ và đảo tạo cán bộ mới”; “Việc bồi dưỡng phải nhăm mục

đích lâu dài và cụ thể là nâng trình độ cán bộ giáo dục lên trình độ chính quy Nộidung bồi dưỡng phải bao gồm cả chính trị, văn hóa và nghiệp vụ” [77, tr 62]

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960), Dang chủ trương “mo

rộng các trường sư phạm sơ câp, trung câp và đại học, nâng cao chât lượng đào tạo

34

Trang 39

giáo viên và chú trọng bồi dưỡng số giáo viên sẵn có về mọi mặt; tích cực xây dựngtrường sở, tăng thêm các thiết bị thí nghiệm và xây dựng thư viện, tủ sách cho cáctrường bồ túc văn hóa và các trường phô thông” [77, tr.884].

Ngày 3/9/1964, Ban Bi thư ra Chỉ thị số 84 - CT/TW nêu rõ:

Dé có điều kiện tuyên sinh vào các trường đào tạo cán bộ, một mặtcần phát triển cấp II, cấp III phổ thông; mặt khác, cần tập trung cán bộ

và thanh niên ưu tú của các dân tộc, BTVH tới trình độ cần thiết Đốivới trường sư phạm, cần tuyén sinh thêm nhiều thanh niên các dân tộcthiểu số và cải cách nội dung, phương pháp đào tạo, nhằm đảo tạonhững giáo viên có tinh thần phan đấu cách mạng, thiết tha phục vucác dân tộc và tương đối hiểu tình hình các dân tộc mà mình sẽ phục

vụ Cần chú trọng bồi dưỡng những giáo viên đang công tác Đối vớigiáo viên ở miền xuôi đưa lên dạy ở các trường miền núi, cần giáo dục

kỹ chính sách dân tộc và những kiến thức cần thiết về miền núi [80,

tr.219 - 220].

Trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, Đảng chú trọng nguồn giáo viên

ở các cơ quan, xí nghiệp, nông thôn, học sinh lớn tuổi ở các trường phé thông, học

sinh, sinh viên ở các trường dai học, trường chuyên nghiệp Trong công tac dao tao,

Đảng chủ trương mở trường sư phạm, trường đại học đào tạo giáo viên chính quy, đốitượng tuyển sinh được chú ý đến là thanh niên, đặc biệt chú ý đến thanh niên các dântộc thiêu số Trong công tác bồi dưỡng giáo viên, chú trọng đến việc bồi dưỡng giáodục chính trị, văn hóa và nghiệp vụ sư phạm Đối với giáo viên từ miền xuôi lên miềnnúi, cần bồi dưỡng chính sách dân tộc và những kiến thức cần thiết về miền núi

Về đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dụcTháng 11/1958, tại Hội nghị lần thứ 14, BCHTW Đảng khóa II đề ra chủtrương “nâng cao chất lượng giảng dạy, cải tạo tư tưởng cho giáo viên; chú trọngdựa vào lực lượng của nhân dân phát triển các trường dan lập, nhất là cấp I, dé thunhận các trẻ em đến tuôi đi học” [75, tr.506]

Quan tâm sâu sát đến công tác giáo dục chính trị trong nhà trường phô thông,Ban Bí thư nhận thấy việc giáo dục tư tưởng chính trị chưa được nâng cao đúng mức

và quá thiên về đơn thuần giảng dạy văn hóa, đồng thời thừa nhận “việc giảng dạychính trị còn nặng tính chất giáo điều” [76, tr.128] Vì vậy, ngày 30/1/1959, Ban Bí

35

Trang 40

thư ra Chỉ thị số 125 - CT/TW, xác định một số phương hướng chấn chỉnh công tácgiáo dục chính trị trong nhà trường phổ thông: (1) phải thấy rõ vị trí quan trọng củamôn chính trị trong trường phô thông, (2) xác định rõ mục đích, yêu cau thiết thực và

cụ thê cho môn chính trị, (3) đề ra phương châm và phương pháp giáo dục thích hợp,

(4) quy định nội dung chương trình chính trị cho sát.

Thay rõ những khó khăn trong việc day mạnh sự nghiệp giáo dục ở các địaphương miền núi có đồng bao dân tộc thiểu số sinh sống, ngày 24/2/1959, Ban Bíthư ra Chỉ thị số 128 - CT/TW “Về đây mạnh hơn nữa việc thi hành chủ trương

tăng cường công tác vùng cao” Ban Bí thư xác định:

Mọi công tác ở vùng cao phải nắm vững ba phương châm: 1) Kiênnhẫn, thận trọng, chắc chắn và tích cực, khẩn trương; 2) Hết sức dựavào nhân dân, phát huy mọi khả năng và tinh thần tự lực cánh sinhcủa nhân dân; đồng thời, Nhà nước và đồng bào các dân tộc ra sứcgiúp đỡ; 3) Mọi công tác đều nhằm đây mạnh sản xuất, cải thiện đờisống nhân dân, tăng cường đoàn kết dân tộc, đào tạo cán bộ địa

phương [76, tr.195].

Trong Chi thi số 203 - CT/TW “Về nhiệm vu phát triển giáo dục bồ túc vănhóa và phổ thông năm học 1960 - 1961” (7/4/1960), Ban Bi thư xác định phươnghướng phát triển GDPT là: phát triển số lượng gắn với bảo đảm chất lượng, có trọngđiểm, có kế hoạch, có lãnh đạo vững chắc [77, tr.260 - 261]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) chủ trương: “cầnxúc tiến việc nghiên cứu khoa học giáo dục, xây dựng nền giáo dục học của nước

ta Trên cơ sở tông kết kinh nghiệm công tác giáo dục trong mười lăm năm qua, cầnnghiên cứu để tiến tới thực hiện một cuộc cải cách về nội dung, phương pháp và tổ

chức giáo dục trong nhà trường xã hội chủ nghĩa” [77, tr.553] Trong các nội dung

của GDPT, Đại hội đã nhấn mạnh công tác giáo dục tư tưởng, chính trị và chỉ rõ

nhiệm vu của công tác giáo dục này là “ndng cao không ngừng trình độ giác ngộ xã

hội chủ nghĩa, tinh than yêu nuớc, ý chí thong nhất nước nhà và ý thức lam chủ của

nhân dân ta” [77, tr.551].

Tháng 1/1961, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCHTW Dang khóa III “Về kế

hoạch nhà nước 1961”, xác định những hiệu quả của công tác giáo dục trước năm

1961 và chủ trương: “Phát triển giáo dục phổ thông, chú trọng nâng cao chất lượng,

36

Ngày đăng: 09/06/2024, 23:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w