[Type text] Page 1 MỞ ĐẦU Trong mọi xã hội có giai cấp,quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định.Đó là hệ thống chính trị
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TIỂU LUẬN MÔN CHÍNH TRỊ HỌC
ĐẢNG CHÍNH TRỊ VÀ ĐẢNG CẦM QUYỀN? VAI TRÒ
CỦA CÁC ĐẢNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH
TRỊ HIỆN ĐẠI
Sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Vân Giảng viên : GS Nguyễn Đăng Dung Mã số sinh viên : 17065036
Lớp : K44 A1 – VHVL
Khóa : 2017 - 2021
Hà Nội ngày 18 tháng 12 năm 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG……… 2
1 Đảng cầm quyền………2
2 Đảng chính trị 4
3 Vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại………6
KẾT LUẬN ……… 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO………10
Trang 3[Type text] Page 1
MỞ ĐẦU
Trong mọi xã hội có giai cấp,quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một
hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định.Đó là hệ thống chính trị.Trong một hệ thống chính trị ,đảng chính trị nói chung và đảng cầm quyền nói riêng có mối quan hệ
vô cùng chặt chẽ và sâu sắc đến sự hình thành,tổ chức và hoạt động của nhà nước
Theo quan niệm chung, “đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền
để điều hành, quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình
Cũng như đảng cầm quyền, đảng chính trị là một nhân tố hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị của các nước tư bản Nó có vai trò là một trong những thành phần cơ bản của chế độ chính trị ,của xã hội công dân hiện đại,có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị,từ cơ cấu tổ chức đến sự vận hành của hệ thống chính trị Đây là một tổ chức chính trị phản ánh lợi ích của giai cấp,của tầng lớp xã hội,nó liên kết,lãnh đạo những người đại diện tích cực nhất của tầng lớp hay xã hội đó để cùng thực hiện đạt được những mục tiêu và lý tưởng nhất định
Các đảng chính trị luôn là trung tâm cho các cuộc thảo luận và tranh luận về việc đổi mới nền chính trị cũng như thực hiện các thay đổi chính trị Các lợi ích cho chính thể sẽ được tìm thấy qua các quyết sách của đảng chính trị cầm quyền đó Những lợi ích như vậy, không chỉ tìm thấy trong đảng cầm quyền mà còn ở trong các đảng chính trị đối lập
Vì vậy,e xin chọn đề tài : “Đảng chính trị và đảng cầm quyền Vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại” làm tiểu luận kết thúc môn học
Trang 4[Type text] Page 2
NỘI DUNG
1 Đảng cầm quyền
Vào thời của C Mác và Ph Ăngghen, giai cấp vô sản chưa giành được chính quyền, do đó chưa thể thiết lập nhà nước của giai cấp vô sản C Mác và Ph Ăngghen chưa có điều kiện
đề cập và phân tích toàn diện vấn đề này mà tập trung luận giải nhiều hơn mối quan hệ giữa các giai cấp, vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội trong điều kiện có đối kháng giai cấp và đấu tranh giai cấp Trên cơ sở đó, các ông đã phát hiện và chỉ ra vai trò, sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản, sự cần thiết phải thành lập đảng chính trị của giai cấp vô sản và vai trò của các đảng chính trị trong quá trình lãnh đạo cách mạng vô sản giành thắng lợi, cầm quyền và xây dựng chế độ xã hội mới, thực hiện khát vọng giải phóng con người, đem lại cuộc hòa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân
Kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng cơ bản của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về xây dựng chính đảng độc lập của giai cấp vô sản trong điều kiện mới, V.I Lênin đã xây dựng học thuyết khoa học, cách mạng về đảng mácxít kiểu mới với tư cách là một đảng cầm quyền, lãnh đạo cách mạng, xây dựng chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa; đồng thời, trực tiếp tổ chức, sáng lập, lãnh đạo Đảng Công nhân dân chủ - xã hội Nga - một chính đảng vô sản kiểu mới Theo V.I Lênin, tính tất yếu khách quan phải thiết lập và không ngừng củng cố, phát huy vai trò cầm quyền, lãnh đạo của đảng mácxít kiểu mới thể hiện ở chỗ nó là điều kiện cơ bản, hàng đầu, quyết định sự thành công của cách mạng Khác với tất cả các đảng chính trị đương thời, đảng mácxít kiểu mới là đội tiên phong chính trị chiến đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân; là lương tâm, trí tuệ, niềm vinh dự, tự hào của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh xoá bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Đồng thời, Người khẳng
định một Đảng Cộng sản thực sự cách mạng, đủ sức cầm quyền lãnh đạo nhà nước và xã
hội, thì đương nhiên sẽ trở thành nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân; nếu những đảng viên của đảng tự nguyện phấn đấu, hy sinh cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng thì Đảng ấy có sự thống nhất cao về chính trị, tư tưởng, tổ chức và cán bộ Đó là đòi hỏi khách quan, đặt ra như là “sự sống còn - một mệnh lệnh của cuộc sống’’, “lời kêu gọi từ trái tim”, yêu cầu Đảng Cộng sản phải ý thức sâu sắc trách nhiệm, vững vàng bản lĩnh chính trị, có tầm cao trí tuệ, thực hiện nghiêm nguyên tắc cầm quyền trong tổ chức và lãnh đạo cách mạng
Đảng cầm quyền là khái niệm của khoa học chính trị, dùng để chỉ một đảng chính trị đại diện cho giai cấp đang nắm quyền lực và lãnh đạo chính quyền để tổ chức, quản lý đất nước, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Bàn về tính tất yếu lịch sử của đảng cầm quyền, đa số
Trang 5[Type text] Page 3
chính trị gia, nhà khoa học chính trị trên thế giới cho rằng, đảng cầm quyền là đảng giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử theo chế độ dân chủ và chiếm ưu thế trong cạnh tranh giữa các đảng phái, có thực quyền lãnh đạo để quyết định đường lối và phương thức hoạt động dưới danh nghĩa là quyền lực và sức mạnh nhà nước.Theo quan niệm này, trên thế giới có nhiều cách thức và mô hình cầm quyền, song chủ yếu xoay quanh 2 mô hình chính: mô hình Nghị viện và mô hình Tổng thống
Sự cầm quyền của mô hình Nghị viện: Đảng cầm quyền là đảng chính trị hoặc liên minh chính trị chiếm đa số trong nghị viện Trong cơ quan lập pháp (quốc hội), đảng này nắm quyền hành pháp - Chính phủ (Thủ tướng) Sự cầm quyền của mô hình Tổng thống:Trong chính thể tổng thống, ứng cử viên tổng thống của đảng nào được người dân lựa chọn thông qua cuộc bầu cử, thì đảng đó được gọi là đảng cầm quyền Như vậy, đảng cầm quyền là đảng của tổng thống, của người đứng đầu cơ quan hành pháp, chứ không phải đảng chiếm đa
số trong quốc hội Hai chủ thể quyền lực này được bầu ra theo những cách thức khác nhau Trong tương quan quyền lực đó thì quyền lực của tổng thống trội hơn quyền lực của quốc hội Đảng của tổng thống có thể chiếm đa số trong quốc hội, nhưng cũng có thể không1 Đối với các nước xã hội chủ nghĩa, con đường trở thành Đảng Cộng sản cầm quyền lại có đặc điểm và sắc thái riêng Để trở thành đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản phải lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh, chống “thù trong, giặc ngoài”, tiến hành cuộc cách mạng vô sản hoặc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để lật đổ chính quyền của giai cấp bóc lột, thiết lập chính quyền mới của giai cấp công nhân Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng, giành chính quyền về tay mình, Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và bộ máy của nó, tiến hành cải tạo xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa Khi Đảng Cộng sản nắm được quyền thống trị, thì điều đó có nghĩa là “nắm quyền đó với ý thức là chỉ một mình mình nắm”2 Theo V.I Lênin, trong thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, duy nhất chỉ có Đảng Cộng sản nắm quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội, không có sự cạnh tranh, chia
sẻ quyền lực cho các đảng chính trị khác; thực hiện thể chế nhất nguyên, không có đảng đối lập tranh giành quyền lực nhà nước
Do tính chất và đặc điểm như vậy, các đảng cộng sản (Liên Xô, Trung Quốc, các nước Đông
Âu, Cu Ba, Việt Nam ) đều không thể cầm quyền bằng các cuộc bầu cử, mà phải tiến hành các cuộc cách mạng lật đổ chế độ xã hội cũ, lập ra chính quyền mới, xây dựng thể chế chính trị với một nhà nước mới phù hợp với chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa Nắm được chính quyền, đảng cầm quyền bằng cách, đưa ra cương lĩnh và đường lối chính trị, chiến lược hành động bảo vệ chính quyền, xây dựng hệ thống chính trị với trụ cột là nhà nước, huy động lực lượng toàn xã hội thực hiện mục đích của đảng và cũng là của nhân dân
1 Nguyễn Văn Huyên: Đảng Cộng sản cầm quyền - Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr 35
2 V.I Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tập 43, tr 156
Trang 6[Type text] Page 4
2 Đảng chính trị
Đảng là một tổ chức xã hội tự nguyện, tập hợp những người có những đặc điểm chung nhất định, tuân thủ theo những quy tắc nhất định, cùng thực hiện những nhiệm vụ nhất định nhằm thỏa mãn mục tiêu nào đó Khi một Đảng có mục tiêu chính trị, tập hợp những người có chung một đặc điểm là cùng một giai cấp, cùng có mong muốn đấu tranh giành quyền lực chính trị, thì Đảng đó là Đảng chính trị3
Đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất và có tổ chức của một giai cấp, làm công cụ đấu tranh cho lợi ích của giai cấp mình Các Đảng chính trị xuất hiện ngay từ những giai đoạn phát triển đầu tiên của xã hội có giai cấp, gắn liền với những sự khác nhau về lợi ích của các giai cấp và của các tập đoàn hợp thành giai cấp Nhưng lịch sử thực sự của các Đảng chính trị chỉ bắt đầu từ thời kì Đại cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỷ XVIII)
Đảng chính trị là một tổ chức xã hội tự nguyện, liên minh của những người cùng tư tưởng, theo đuổi những mục đích chính trị nhất định; cố gắng giành ảnh hưởng lãnh đạo đối với đời sống chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện đường lối của mình Là một bộ phận cấu thành của kiến trúc thượng tầng, Đảng chính trị hành động bằng thuyết phục, truyền bá các quan điểm tư tưởng, bằng cách tập hợp những người cùng chí hướng Đảng chính trị có những phương tiện vật chất như các cơ quan báo chí, thông tin và xuất bản Đảng thu hút vào hàng ngũ của mình bộ phận tích cực nhất của giai cấp, chứ
không bao giờ toàn bộ giai cấp Tùy theo giai cấp đóng vai trò như thế nào trong đời sống và trong sự phát triển xã hội (vai trò cách mạng tiến bộ, bảo thủ, phản động) mà đảng của nó thể hiện vai trò đại diện cho lợi ích của giai cấp
Đảng chính trị là một hiện tượng đặc thù trong một xã hội có phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp Đảng chính trị nắm giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại, phát triển của một giai cấp, định hướng chính trị cho phát triển xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, đảng chính trị là bộ phận tích cực nhất, có tổ chức của một giai cấp nào đó hay một tầng lớp nào đó của một giai cấp Sự tồn tại của đảng chính trị gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự không đồng nhất của giai cấp
và của các tầng lớp không hợp thành giai cấp
Đảng chính trị là một trong những công cụ quan trọng nhất mà nhờ đó giai cấp đấu tranh cho lợi ích của mình Đảng chính trị công cụ tập hợp giai cấp của một giai cấp Với chức năng
đó, đảng chính trị có khả năng đoàn kết sức mạnh của cả giai cấp, tạo thành một nguồn động lực to lớn phục vụ mục tiêu đấu tranh, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình (Ví dụ như
3 Chính trị học Đại cương, Đại học Thái Nguyên, 2011, trang 52
Trang 7[Type text] Page 5
giai cấp công nhân Việt Nam được tập hợp sức mạnh dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đấu tranh giành quyền lợi cho công nhân nói riêng, nhân dân lao động VN nói chung và thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả là giải phóng đất nước khỏi ách áp sự xâm lược của đế quốc)
Đảng chính trị bắt đầu trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã phát triển đến trình độ nhất định của cuộc đấu tranh chính trị, khi mục tiêu giành chính quyền được đặt ra trực tiếp
Đảng gắn liền với cơ cấu giai cấp Trong xã hội hiện đại, tương ứng với cơ cấu giai cấp của
nó đảng có thể là đảng vô sản, đảng tư sản, đảng địa chủ…đảng liên minh các giai cấp: đảng
tư sản- tiểu tư sản, đảng tư sản – địa chủ…đôi khi đảng còn mang màu sắc dân tộc
Đảng chính trị là tổ chức luôn theo đuổi những mục đích chính trị nhất định, cố gắng gây ảnh hưởng, lãnh đạo đối với chính trị và tổ chức xã hội, ra sức giành và giữ chính quyền để thực hiện lợi ích của mình
Đảng chính trị hành động bằng thuyết phục, truyền bá những quan điểm của mình, tập hợp những người cùng chí hướng Khi cầm quyền ngoài các phương tiện vật chất, các cơ quan báo chí, đảng còn lãnh đạo bằng chính quyền Để thực hiện mục tiêu, đảng tiến hành thực hiện một số chính sách nhất định, thực hiện những nguyên tắc tổ chức nhất định: điều lệ, quy chế…
Dưới chế độ TBCN, chế độ đa nguyên chính trị bề ngoài có vẻ dân chủ, các đảng đều có quyền tranh cử nhưng về thật chất đều là nhất nguyên chính trị Đảng lớn nhất, có thế lực nhất sẽ nắm quyền để bảo về lợi ích của giai cấp tư sản, bảo vệ chế độ TBCN
Trong các nước XHCN, ĐCS là đội tiên phong của giai cấp công nhân Đảng tập hợp và tổ chức giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh vì sự thống nhất về mục tiêu, ý chí hoạt động nhằm thủ tiêu thủ tiêu chế độ tư hữu
Như vậy đảng chính trị nào cũng mang bản chất giai cấp, tồn tại với mục đích nắm quyền lực nhà nước để bảo vệ lợi ích giai cấp mà nó đại diện Không có đảng chính trị nào phi giai cấp, siêu giai cấp
Chức năng của đảng chính trị được thể hiện trên những phương diện hoạt động cơ bản như sau4:
- Động viên, tổ chức, hỗ trợ và lãnh đạo các tầng lớp xã hội đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của họ với yêu cầu cao nhất của đấu tranh là giành và giữ chính quyền
- Xây dựng chính sách phù hợp, phản ánh nguyện vọng cụ thể của từng giới và thực hiện nhiệm vụ trung gian giữa chính quyền và nhân dân trong việc điều chỉnh chính sách trong từng giai đoạn
4 Văn phòng Quốc hội: Tổ chức và hoạt động của quốc hội một số nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 47
Trang 8[Type text] Page 6
- Việc thi hành và xây dựng chính sách chịu tác động qua lại của tình hình quốc tế, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, nên không thể chủ quan, duy ý chí
- Khi một chính đảng trình bày chương trình và chính sách của mình cho nhân dân, chính đảng đó không thể không tính đến sự cạnh tranh của các chính đảng khác và yêu cầu của các giới để có thể tham gia vào chính quyền; do đó, cần phải điều chỉnh ý định, quan điểm, yêu cầu của mình
- Việc tuyên truyền và thực hiện chính sách của một chính đảng còn có thể vấp phải sự chống đối và cạnh tranh của những thế lực trong từng khu vực và lĩnh vực của “các nhóm lợi ích và bộ máy viên chức”
3 Vai trò của các đảng chính trị trong đời sống chính trị hiện đại
Trong hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa, các đảng chính trị có một vị trí rất quan trọng Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia, vai trò của đảng chính trị có thể được ghi hay không được ghi trong hiến pháp Ví dụ, Hiến pháp của Hoa Kỳ không ghi vai trò của đảng chính trị, nhưng Hiến pháp của Cộng hòa Liên bang Đức lại ghi rõ tại Điều 21, xác định nhiệm vụ của các đảng là “góp phần vào việc hình thành ý chí chính trị của nhân dân” và quy định việc ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho các đảng chính trị Dù có được ghi hay không được ghi trong hiến pháp thì trong thực tế, các đảng chính trị tư sản vẫn được pháp luật các nước tư bản thừa nhận Các đảng tư sản cầm quyền có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị tư sản, có tầm ảnh hưởng to lớn đến các chính sách đối nội và đối ngoại của quốc gia
Có thể nói rằng, trong đời sống chính trị hiện nay của nhà nước tư sản, hoạt động của các đảng chính trị đóng một vai trò hết sức quan trọng Hoạt động của đảng chính trị đôi khi đã làm cho các cơ quan nhà nước hoạt động không theo đúng tinh thần của pháp luật và làm cho pháp luật nhiều khi trở thành hình thức Đây là nguyên nhân làm cho hiến pháp, pháp luật của nhà nước tư bản chưa phát huy đúng hiệu lực trên thực tế
Đời sống chính trị đòi hỏi những khuynh hướng, những lập trường chính trị khác nhau phải được kết thành những ý chí nhất định Các chính đảng phải hành động như những cơ quan xúc tác phối hợp những nguyện vọng tiềm tàng, hệ thống hóa những tiềm vọng, những ý kiến khác nhau, thậm chí có nhiều khi còn là mâu thuẫn lẫn nhau, thành một chương trình hành động cụ thể, thành một chính sách nhất định
Vạch ra một chương trình chung thể hiện đường lối xây dựng pháp luật, các thiết chế Nhà
Trang 9[Type text] Page 7
nước cần thiết để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân bảo vệ trật tự xã hội, duy trì công bằng xã hội, bảo vệ thiên nhiên và môi trường v.v và tuyên truyền đường lối chính sách đó nhằm thuyết phục dân chúng để giành được nhiều ghế trong nghị viện để có thể có điều kiện thực thi đường lối chính trị của mình là chức năng quan trọng nhất của các đảng phái chính trị
Theo quy định của pháp luật nhà nước Anh, Nữ hoàng được quyền bổ nhiệm Thủ tướng Anh
- Người đứng đầu bộ máy hành pháp (cai trị) nhà nước Anh Song Nữ hoàng Anh không thể
bổ nhiệm một người nào khác ngoài thủ lĩnh của đẵng cầm quyền (đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện Anh)
Ở Anh, Mỹ và những nơi có hệ thống lưỡng đảng, một trong hai đảng này thay nhau-cầm quyền Còn những nước có hệ thống đa đảng, không có đảng nào chiếm đa số ghế trong quốc hội, thì buộc phải thành lập chính phủ liên minh các đảng phái Vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của các đảng phái chính trị là phấn đấu trở thành đảng cầm quyền Và muốn trở thành một đảng cầm quyền, thì trước hết chính đảng phải có vai trò tổ chức để vạch ra “ý chí chung”, tiến hành một cuộc đấu tranh bằng nhiều biện pháp để giành được chính quyền nhà nước Tất cả những vai trò khác sẽ đi từ vai trò này một cách tự nhiên
Các đảng phái chính trị tư sản trở thành đảng cầm quyền thông qua các cuộc bầu cử nghị viện Trong thế giới tư bản, bầu cử là cuộc đấu tranh công khai giữa các đảng phái chính trị Thông qua bầu cử, xác định được đảng cầm quyền Đảng này đứng ra thành lập chính phủ Muốn trở thành một chính khách thì thông thường trước hết phải là đảng viên của đảng cầm quyền Các đảng viên của đảng cầm quyền phải cạnh tranh lẫn nhau để được lọt vào ban lãnh đạo đảng cầm quyền thì mới có cơ hội trở thành những quan chức cao cấp trong bộ máy nhà nước tư sản
Mặc dù được quy định hay không được quy định thì việc giới thiệu ứng cử viên vào nghị viện, vào các vị trí cao nhất của nhà nước tư sản thực tế đều là thẩm quyền riêng của các đảng phái chính trị Lịch sử đã cho thấy không mấy người ứng cử tự do mà trở thành đắc cử Việc các nhà nước tư sản áp dụng phương pháp bầu cử đại diện tỷ lệ, bầu cử theo thể thức liên danh, chính là bầu cử theo đảng phái
Sau khi đã trở thành đảng cầm quyền - đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện thành lập chính phủ Mọi hoạt động của chính phủ này đều phải thể hiện ý chí của đảng cầm quyền thông qua ý chí của người thủ Imh
Việc nhân dân Mỹ, lựa chọn bầu tổng thống, cũng như nhân dân Anh lựa chọn bầu hạ nghị
sĩ vào Hạ viện chính là việc nhân dân các nước này lựa chọn một đảng phái chính trị làm đại diện cho họ
Trang 10[Type text] Page 8
Một trong những vai trò quan trọng của các đảng phái chính trị tư sản là vai trò đối lập của các đảng phái chính trị không cầm quyền Sự đối lập này thể hiện rất rõ trong hoạt động các đảng phái chính trị của nhà nước Anh, Mỹ nơi điển hình của hệ thống lưỡng đảng Ngoài chính phủ đảng cầm quyền, pháp luật Anh còn cho phép thành lập “Nội các trong bóng tối” của đảng phái đối lập Thủ tướng của “Nội các trong bóng tối” này được nhà nước trả lương Nhiệm vụ cụ thể thể hiện chức năng đối lập của đảng đối lập là tìm ra những khiếm khuyết trong chính sách của đảng đang cẩm quyền, canh chừng cẩn thận những người đang thi hành nhiệm vụ cai trị đất nước dưới sự hướng dẫn của đảng đa số đang cầm quyền, chính sự đối lập này đã có tác dụng nhất định trong việc thận trọng hơn khi nhà nước tư sản đưa những quyết định của mình ra thực hiện Sự đối lập này được coi là sự đối lập có trách nhiệm