Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã nổi lên một cách tràn lan, xâm phạm kỷ cương phép nước, làm mất lành mạnh của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại cho lợi ích
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT - -
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG
ĐỀ TÀI 1: PHÂN TÍCH CÔNG THỨC SAU ĐÂY CỦA UNDP HÃY SỬ DỤNG CÔNG THỨC NÀY ĐỂ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM CORRUPTION = (MONOPOLY + DISCRETION) – (ACCOUNTABILITY + INTEGRITY + TRANSPARENCY) Giảng viên hướng dẫn: Cô Nguyễn Thùy Dương
Lớp học phần: Lý luận và pháp luật về phòng, chống tham nhũng (CAL 3007 2) Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương Trinh
Mã số sinh viên: 19061390
Lớp: K64B
Hà Nội, 2021
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I Những vấn đề chung về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng 2
1 Khái niệm về tham nhũng 2
2 Phòng chống tham nhũng 2
3 Cơ quan phòng, chống tham nhũng 3
II Nguyên nhân tham nhũng 4
III Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 7
IV Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam 8
PHẦN KẾT LUẬN 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
PCTN Phòng chống tham nhũng
UNDP United Nations Development Programme (Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc)
UNCAC United Nations Convention against Corruption (Công ước Liên Hợp Quốc về phòng chống tham nhũng)
TTCP Thanh tra Chính phủ
TTHC Thủ tục hành chính
Trang 4
PHẦN MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam qua 35 năm sau quá trình đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng đề xướng, chúng ta đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng Chúng ta từ một nước lạc hậu, kém phát triển, Việt Nam đã bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có chỗ đứng nhất định trên thế giới Đi cùng với sự phát triển của đất nước, tất nhiên chúng ta sẽ vẫn phải gặp phải những thử thách, khó khăn, trong đó có sự hoành hành của vấn nạn tham nhũng Không chỉ ở Việt Nam mà tham nhũng còn được coi là một trong những vấn nạn cấp bách hàng đầu trên thế giới hiện nay Vì vậy, phòng, chống tham nhũng (PCTN) là công việc khó khăn, phức tạp, cần có sự quyết liệt và kiên trì, là chính sách ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia và sự nỗ lực của cả cộng đồng quốc tế
Tham nhũng là sự vụ lợi bằng việc lợi dụng quyền lực, được coi là một tệ nạn ở hầu hết các nước trên thế giới, hiện đã trở thành thách thức mang tính toàn cầu Đối với Việt Nam, trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng đã nổi lên một cách tràn lan, xâm phạm kỷ cương phép nước, làm mất lành mạnh của cơ quan, tổ chức, gây thiệt hại cho lợi ích tài sản nhà nước, tập thể và cá nhân, làm tăng thêm sự phân hóa giàu nghèo bất chính, nẩy sinh mâu thuẫn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết dân tộc, xói mòn truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, đảo lộn các giá trị xã hội và ảnh hưởng tiêu cực đến thế hệ
tương lai, làm tổn thất đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thậm chí làm
hư hỏng một số cán bộ đã được đào tạo, rèn luyện qua nhiều thời kỳ từ đó làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý, điều hành của Nhà nước và ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
Để góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về quốc nạn này, chúng ta
sẽ đi từ việc phân tích nguyên nhân tham nhũng theo công thức của Chương trình Phát Triển Liên Hợp Quốc (UNDP), từ đó đưa ra các giải pháp, chiến lược phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam một cách triệt để và hiệu quả nhất Đây chính là lý do em lựa chọn đề tài này
Trang 5PHẦN NỘI DUNG
I Những vấn đề chung về tham nhũng và phòng, chống tham nhũng
1 Khái niệm về tham nhũng
Xét theo quy định của pháp luật, , Khoản 1, Điều 3 của Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018 quy định: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì mục đích
vụ lợi” Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người trong khu vực nhà nước ( các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị có sử dụng ngân
Giáo trình “Lý luận và pháp luật về PCTN” thì cho rằng: Về khái niệm, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng được thừa nhận và áp dụng một cách chính thức và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu Công ước của Liên hợp quốc (United Nations Convention against Corruption –
UNCAC) – văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản nhất về vấn đề này hiện nay không đưa ra một định nghĩa về tham nhũng Thay vào đó, UNCAC chỉ xác định một tập hợp những hành vi cần được coi là tham nhũng Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do những nỗ lực xây dựng một định nghĩa chung về tham nhũng luôn gặp phải những khó khăn xuất phát từ sự khác biệt về nhận thức, quan điểm giữa các quốc gia liên quan không chỉ đến các khía cạnh về pháp lý, văn hóa, mà đôi khi là cả về chính trị của tham nhũng Ở góc độ chung nhất, thuật ngữ “tham nhũng” (corruption) có gốc là một động từ tiếng La-tinh "corruptus” - nghĩa là lạm dụng (abuse), phá hoại (destroy) hay vi phạm (break) Như vậy, từ gốc rễ của nó, thuật ngữ “tham nhũng” hàm ý những hành vi trái phép hoặc bất hợp pháp.[3]
2 Phòng chống tham nhũng
Tính đến sự đa dạng về chế độ chính trị, hệ thống pháp lý của các quốc gia trên thế giới nên Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng không đưa ra khái niệm chung về tham nhũng, cũng như khái niệm về PCTN Tuy nhiên, Công
Trang 6ước quy định về các biện pháp phòng ngừa cũng như các yêu cầu về hình sự hóa đối với các hành vi tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn trong cả khu vực công và tư Ở Việt Nam, Luật PCTN và các văn bản pháp luật khác về vấn đề này cũng không đưa ra một khái niệm về PCTN Tuy nhiên, từ những nội dung quy định trong Luật này, có thể hiểu PCTN là tổng thể những biện pháp mà một nhà nước áp dụng để ngăn chặn (phòng) và xử lý (chống) những hành vi tham nhũng Những biện pháp đó có thể là lập pháp (ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh những hành vi tham nhũng), hành pháp (thực hiện những quy định pháp luật về PCTN), tư pháp (xử lý những hành vi tham nhũng theo như luật định), hoặc những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của những chủ thể có liên quan về vấn đề này.[3]
3 Cơ quan phòng, chống tham nhũng
Theo cách hiểu thông thường, cơ quan PCTN là những thiết chế do nhà nước thành lập để thực thi pháp luật về PCTN ở một quốc gia.Ở Việt Nam, Điều
73 khoản 1 Luật PCTN (được sửa đổi, bổ sung năm 2007) quy định: Ban chỉ đạo trung ương về PCTN do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động PCTN trong phạm vi cả nước Giúp việc cho Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN có bộ phận thường trực hoạt động chuyên trách Như vậy, theo quy định này, cơ quan nòng cốt về PCTN của nước ta là Ban chỉ đạo trung ương về PCTN Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện Luật PCTN, mô hình Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN do Thủ tướng đứng đầu đã bộc lộ nhiều hạn chế, vì vậy, trong Luật PCTN sửa đổi năm 2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2013) thì mô hình này đã bị bãi bỏ Theo đó, Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN được chuyển sang trực thuộc Bộ Chính trị, và người đứng đầu Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN là Tổng Bí thư Cùng với sự chuyển đổi đó, Ban Nội chính Trung ương được tái lập, đóng vai trò là cơ quan thường trực giúp Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của mình Điều 75 Luật PCTN (được sửa đổi, bổ sung ngày 23 tháng 11 năm 2012) quy định: "Trong TTCP, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đơn vị chuyên trách về PCTN."
Trang 7Như vậy, hiện nay ở Việt Nam có một hệ thống cơ quan PCTN nằm trong
cả hai hệ thống của Đảng và Nhà nước Các cơ quan này có chung một chức năng là ngăn ngừa và xử lý các hành vi tham nhũng, song có những nhiệm vụ khác nhau, ở những cấp độ và phạm vi hoạt động khác nhau Trong hệ thống này, Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN trực thuộc Bộ Chính trị có vị trí cao nhất, nhưng giữ vai trò là cơ quan chỉ đạo ở tầm vĩ mô, xác lập ra những đường lối, chính sách về PCTN Trong khi đó TTCP và các cơ quan chuyên trách của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao giữ vai trò là những đơn vị hành động,
có nhiệm vụ trực tiếp thực thi pháp luật (giám sát, điều tra, truy tố) những hành
vi tham nhũng.[3]
II Nguyên nhân tham nhũng
[4]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tham nhũng, tuy nhiên, ở góc độ toàn cầu, có những nguyên nhân chung, cơ bản như sau:
+ Quản lý nhà nước yếu kém;
+ Khung pháp luật về PCTN thiếu đầy đủ hoặc không được thi hành hiệu quả; + Cơ chế và hệ thống cơ quan PCTN quốc gia chưa được xây dựng hoặc hoạt động hình thức;
+ Khủng hoảng chính trị, xã hội, kinh tế ảnh hưởng tới đạo đức của đội ngũ công chức;
+ Lương của đội ngũ công chức quá thấp, không đủ nuôi bản thân họ và gia đình;
+ Thể chế chính trị và truyền thống văn hóa hàm chứa những yếu tố ủng hộ hay khoan dung với hành vi tham nhũng…
Tùy mục tiêu và góc độ phân tích, có những nghiên cứu nhấn mạnh những nguyên nhân về pháp luật và quản lý, trong khi những nghiên cứu khác nhấn mạnh tính hiệu quả của các cơ quan chống tham nhũng Từ những góc độ khác, một số nghiên cứu tập trung vào những nguyên nhân liên quan đến đạo đức nghề
Trang 8nghiệp của đội ngũ công chức, trong khi có nghiên cứu nhấn mạnh những
nguyên nhân liên quan đến nền tảng đạo đức và giá trị xã hội… Tuy nhiên, nhìn chung, những luận giải về nguyên nhân của tham nhũng có thể quy vào một trong ba lý thuyết đó là: thuyết duy tâm tác nhân (agency-idealist); thuyết duy vật cấu trúc (structuralmaterialist); và thuyết duy tâm cấu trúc
(structural-idealist) về tham nhũng
Cụ thể, theo UNDP, nguyên nhân cơ bản của tham nhũng nằm ở vấn đề quản lý nhà nước (hay còn gọi là quản trị - governance) Chỉ khi có một nền
“quản trị tốt” (good governance) mới có thể kiềm chế được tham nhũng Một nền quản trị tốt, ở góc độ khái quát, có thể hiểu là tiến trình xây dựng và thực thi một cách hiệu quả các chính sách quản lí nhà nước mà trong đó các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền như dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch… được tôn trọng và bảo đảm một cách thực sự
Như vậy, tuy không hoàn toàn đồng nhất, song quản trị tốt và PCTN là hai phạm trù có nội hàm gần gũi, gắn bó mật thiết Quản trị tốt là cơ sở, điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lí nhà nước và PCTN Ngược lại, PCTN chính là góp phần thực hiện quản trị tốt trong quản lí nhà nước Vì thế, cả quản trị tốt và PCTN đều có tác động mang tính quyết định đến sự phát triển của các quốc gia Từ cách tiếp cận về quản trị tốt, UNDP mô tả nguyên nhân của tham nhũng bằng công thức: Corruption = (Monopoly + Discretion) – (Accountability + Integrity + Transparency) hay C=(M + D) – (A + I + T) Trong đó: C =
Corruption (Tham nhũng), M = Monopoly (Sự chuyên quyền, độc đoán), D = Discretion (Sự tự do hành động), A = Accountability (Trách nhiệm giải trình), I
= Integrity (Sự liêm chính), T = Transparency (Tính minh bạch)
Công thức trên có thể diễn giải như sau: “Tham nhũng là hậu quả của sự thiếu hụt ba yếu tố gồm Trách nhiệm giải trình, Sự liêm chính và Tính minh bạch trong bối cảnh tồn tại sự chuyên quyền, độc đoán và tùy ý hành động của các cơ quan và công chức nhà nước” Còn một số cách nhận biết khác về nguyên nhân
Trang 9của tham nhũng, nhưng cơ bản vẫn có những điểm chung và có thể diễn giải dễ hiểu hơn theo công thức sau: C = M + D – A
Những năm gần đây tình hình tham nhũng ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách pháp luật để đấu tranh kiên quyết với hiện tượng này, song tham nhũng cũng chưa có nhiều thuyên giảm Để đấu tranh có hiệu quả với tình trạng này, một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là tìm được các nguyên nhân làm phát sinh tham nhũng và tìm các biện pháp khắc phục, loại trừ những nguyên nhân đó Trước hết phải khẳng định ràng, hệ thống pháp luật và cơ chế áp dụng nó có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng tham nhũng Hay nói cách khác tình trạng tham nhũng ở một quốc gia tại một thời điểm xác định phản ánh mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật cũng như thực trạng áp dụng pháp luật Từ đó ta có thể nhìn ra các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nguyên nhân đầu tiên có tính sâu xa, bản chất là do chế độ người
bóc lột người sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Tham ô, lãng phí, quan liêu
là những xấu xa của xã hội cũ Nó do lòng tự tư tự lợi, ích kỷ hại dân mà ra, nó
do chế độ người bóc lột người sinh ra"
Thứ hai, đó là do bản chất của cơ chế thị trường, của việc tự do hoá cạnh
tranh tạo ra
Thứ ba, sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ
Đảng viên và sự yếu kém của công tác quản lý, giáo dục đào tạo cán bộ đảng viên của các tổ chức Nhà nước và Đảng Trước đây, trong cơ chế cũ tập trung, quan liêu bao cấp đã có tham nhũng nhưng ở phạm vi hẹp hơn và mức độ thấp hơn Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu với bên ngoài,
do tác động bởi yếu tố vật chất của cơ chế đó và do không chịu thường xuyên rèn luyện tu dưỡng nhiều cán bộ đảng viên, công chức đã sa ngã, thoái hoá, chạy theo lối sống chủ nghĩa cá nhân, bị lợi ích vật chất cám dỗ, sống đồi truỵ xa hoa,
đã trượt vào cùng bùn tham nhũng, tội lỗi Trong khi đó công tác quản lý, giáo dục kiểm tra cán bộ Đảng, cán bộ và công chức bị buông lỏng, yếu kém, không chuyển kịp trước tình hình mới
Trang 10Thứ tư, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, chưa
thực sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường Mặc dù nước ta đã trải qua hàng chục năm đổi mới, nhưng chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô đồng bộ và hoàn chỉnh phục vụ cho sự nghiệp đổi mới
Thứ năm, sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và Nhà nước có lúc, có nơi còn
thiếu sâu sát, chặt chẽ, chưa quyết tâm cao, cơ chế tổ chức và giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa hiệu quả Tuy Đảng và Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống, tham nhũng nhưng việc triển khai cụ thể chưa bàn kỹ, thiếu những giải pháp có hiệu quả, tổ chức chỉ đạo chưa chặt chẽ
Tóm lại, tình trạng tham nhũng phổ biến và nghiêm trọng ở nước ta xét về mặt chủ quan là hệ quả tổng hợp của 5 nguyên nhân trên, trong đó nguyên nhân
về sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
III Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam như sau:
+ Không có vùng cấm, không có đặc quyền, không có ngoại lệ, không chịu sự tác động không đúng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào;
+ Làm từng bước, rõ đến đâu xử lý đến đó;
+ Nhân dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc;
+ Nhân văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội;
+ Lấy phòng ngừa là chính, cơ bản, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách Bên cạnh kết quả đạt được, công tác PCTN ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTN hiệu quả chưa cao, hiện tượng phải hối lộ, bôi trơn hoặc tác động bằng hình thức khác để được thuận lợi hơn trong giải quyết công việc còn phổ biến; một số cơ chế, chính sách còn thiếu chặt