Vì thế việc sinh viên làm thêm sau khi lên đại học được chia ra nhiều khía cạnh như làm vì muốn có tiền sinh hoạt, ăn uống; hoặc nhiều bạn đi làm thêm để phụ phần nào với gia đình, ngoài
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM SAU KHI LÊN
ĐẠI HỌC
Lớp: Buổi tối thứ 6
Mã lớp học phần: PUR43903 Học kỳ: I
Nhóm: 3 Giảng viên: Nguyễn Thị Bưởi
Trang 2
TP.HCM, tháng 10 năm 2024
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
%
NỘI DUNG THỰC HIỆN
GHI CHÚ
tài
Mục tiêu khái quát, đối tượng nghiên cứu
thể
Word, câu hỏi nghiên cứu
nghiên cứu
nghiên cứu
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Xác định mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu khái quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 2
6 Ý nghĩa nghiên cứu 3
6.1 Đối với bản thân sinh viên 3
6.2 Đối với nhà trường 3
6.3 Đối với nhóm 3
7 Cấu trúc dự kiến của đề tài 4
CHƯƠNG II: CÁC NGHIÊM CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 5
2.1 Các tạp chí, nghiêm cứu liên quan 5
2.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 41
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU
1 Lý do chọn đề tài
Việc đi làm thêm của sinh viên khi vừa lên đại học chưa bao giờ là một chủ đề hạ nhiệt Hiện nay có thể thấy không có môi trường đại học nào là không có sinh viên đi làm thêm và được gắn liền với cụm từ nhân viên partime (nhân viên bán thời gian) Báo cáo mới nhất của Tập đoàn HSBC về đề tài giáo dục cho thấy, sinh viên đại học trên khắp thế giới đang chăm chỉ làm thêm Cuộc nghiên cứu của HSBC có sự tham gia của hơn 10.000 bậc cha mẹ và 1.500 sinh viên ở 15 quốc gia/ lãnh thổ Báo cáo mới nhất của Tập đoàn HSBC về đề tài giáo dục cho thấy, sinh viên đại học trên khắp thế giới đang chăm chỉ làm thêm Cuộc nghiên cứu của HSBC có sự tham gia của hơn 10.000 bậc cha mẹ và 1.500 sinh viên ở 15 quốc gia/ lãnh thổ Tỷ lệ sinh viên trên thế giới đi làm rất cao, cứ 5 sinh viên thì
có 4 người (83%) vừa học vừa làm, hầu hết là do họ cần kiếm thêm tiền (53%) Theo khảo sát, sinh viên dành phần lớn thời gian để kiếm thêm thu nhập – trung bình là 3,4 giờ mỗi ngày, nhiều hơn thời gian họ lên giảng đường và học nhóm (2,7 giờ), học ở nhà (2,5 giờ) hoặc ở thư viện (1,6 giờ) Có thể thấy không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng có thực trạng như thế Vì thế việc sinh viên làm thêm sau khi lên đại học được chia ra nhiều khía cạnh như làm vì muốn có tiền sinh hoạt, ăn uống; hoặc nhiều bạn đi làm thêm để phụ phần nào với gia đình, ngoài ra còn có những bạn muốn trải nghiệm thực tế, học hỏi, trao dồi các kỹ năng cũng như tạo cơ hội cho bản thân có thể thử mọi thứ
và tìm ra được điểm mạnh của mình Tuy nhiên đó chỉ là một số ít, sự cân bằng giữa việc học và làm thêm không bao giờ là dễ dàng khi số đông sinh viên cảm thấy chán nản, mệt mỏi, muốn đi làm thêm nhiều hơn là việc ngồi trên giảng đường để nghe học
Với những nội dung được nêu trên chúng em chọn chủ đề nghiên cứu là “Sinh viên đi làm
thêm sau khi lên đại học” Để làm rõ thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp để sinh viên
có thể cân bằng được việc học cũng như việc làm thêm phù hợp với bản thân
Trang 52
2 Xác định mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu khái quát
Hướng các sinh viên chọn được công việc làm thêm phù hợp, phát triển thêm các kỉ năng mềm khi còn là sinh viên
2.2 Mục tiêu cụ thể
− Kiếm thêm thu nhập, cải thiện chi phí sinh hoạt và học phí hoặc tiêt kiệm cho tương lai
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Những nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên lựa chọn vừa đi học vừa đi làm sau khi lên đại học ?
- Đưa ra giải pháp giúp sinh viên có thể cân bằng giữa việc học và đi làm ?
- Những công việc partime mà sinh viên lựa chọn khi đi làm là gì ?
- Sinh viên có xu hướng chọn công việc làm thêm liên quan đến chuyên ngành của
họ hay không, và tại sao?
- Việc xây dựng hồ sơ cá nhân sẽ ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tìm kiếm việc làm thêm?
4 Đối tượng nghiên cứu
- Sinh viên đại học Văn Hiến có xu hướng đi làm thêm sau khi lên đại học
5 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: lựa chọn địa điểm ở tại Đại học Văn Hiến đang theo học nghiên cứu về sinh viên đi làm thêm khi lên đại học
- Phạm vi thời gian: bài nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu từ tháng 10 đến cuối tháng 11
Trang 63
6 Ý nghĩa nghiên cứu
6.1 Đối với bản thân sinh viên
Hiểu về nhu cầu và động lực: Đề tài giúp sinh viên hiểu rõ hơn về nhu cầu và động lực khiến họ lựa chọn đi làm thêm Từ đó, họ có thể cân nhắc, đánh giá kỹ hơn lợi ích và rủi
ro của việc làm thêm để sắp xếp thời gian học tập và làm việc hợp lý
Phát triển kỹ năng và trải nghiệm thực tế: Nghiên cứu cung cấp thông tin về các loại công việc mà sinh viên thường chọn, những kỹ năng họ phát triển được khi làm việc như
kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, và khả năng chịu áp lực
Đánh giá tác động lên kết quả học tập: Đề tài còn giúp sinh viên nhìn nhận rõ hơn về mối quan hệ giữa việc làm thêm và kết quả học tập, từ đó họ có thể điều chỉnh hành vi và quyết định liên quan đến việc làm thêm
6.2 Đối với nhà trường
Cải thiện chính sách hỗ trợ sinh viên: Nhà trường có thể sử dụng kết quả nghiên cứu
để xây dựng và điều chỉnh các chính sách, chương trình hỗ trợ sinh viên trong việc làm thêm, ví dụ như tư vấn nghề nghiệp, chương trình thực tập, và quản lý thời gian
Nâng cao chất lượng giáo dục: Nếu đề tài chỉ ra rằng việc làm thêm ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, nhà trường có thể tìm cách tối ưu hóa thời gian biểu hoặc tăng cường hỗ trợ học tập cho sinh viên
Gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Nghiên cứu này cũng giúp nhà trường tìm hiểu và phát triển các mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, giúp sinh viên có nhiều cơ hội thực tập hoặc làm việc thêm có tính chuyên môn cao
6.3 Đối với nhóm
Nắm bắt xu hướng: Nhóm nghiên cứu có cơ hội nắm bắt và phân tích một xu hướng
xã hội quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế xã hội thay đổi, khi nhu cầu về tài chính và kinh nghiệm thực tế của sinh viên ngày càng tăng
Cung cấp thông tin cho chính sách giáo dục: Nghiên cứu sẽ tạo ra dữ liệu hữu ích để cung cấp cho các cơ quan quản lý giáo dục hoặc các tổ chức liên quan, giúp họ hiểu rõ hơn
về đời sống sinh viên và những thách thức mà họ phải đối mặt
Trang 74
Đóng góp cho nền tảng nghiên cứu xã hội học: Đề tài này có thể trở thành cơ sở để phát triển các nghiên cứu sâu hơn liên quan đến việc làm thêm, chất lượng giáo dục, và các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến sinh viên đại học
7 Cấu trúc dự kiến của đề tài
Trang 85
CHƯƠNG II: CÁC NGHIÊM CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
2.1 Các tạp chí, nghiêm cứu liên quan
- Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
Nhận thức của sinh viên về tác động của việc làm thêm đối với các hoạt động học tập và sinh hoạt: Trường hợp của sinh viên ngoại ngữ, Đại học Cần Thơ
Tóm tắt:
Nghiên cứu này khảo sát thực trạng và ảnh hưởng của việc làm thêm đối với sinh hoạt
và học tập của sinh viên Khóa 43-45, Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Cần Thơ Đối tượng khảo sát là 275 sinh viên đã và đang làm thêm Kết quả cho thấy đây là một hoạt động khá phổ biến và có ảnh hưởng đến đời sống của sinh viên: việc làm thêm (1) có nhiều ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động sinh hoạt hơn hoạt động học tập, (2) có ảnh hưởng tiêu cực ở mức trung bình đối với hoạt động học tập và sinh hoạt, trong đó ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất là đối với sinh hoạt cá nhân, (3)
làm thêm với thời lượng càng nhiều (≥2 giờ/ngày) thì tác động tiêu cực càng lớn,đặc biệt là sức khỏe của sinh viên Các giải pháp phổ biến mà sinh viên áp dụng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc đi làm thêm cũng được trình bày trong nghiên cứu này
Nghiên cứu:
Đối tượng tham gia nghiên cứu này là 275 SV Khóa 43-45 của KNN đã hoặc đang làm thêm Trong đó, có 47 SV nam (chiếm tỷ lệ 17,1%) và 228
SV nữ (chiếm tỷ lệ 82,9%) Khác biệt về tỷ lệ nam nữ này là do đặc thù của KNN là
số lượng SV nữ nhiều hơn số lượng SV nam (Đoàn khoa Ngoại ngữ, 2020)
Thứ nhất, nghiên cứu định lượng giúp mô tả thực trạng và liệt kê các ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với hoạt động học tập và sinh hoạt của SV Thứ hai, nó cho phép lấy kết quả khảo sát từ số lượng SV đại diện để khái quát được thực trạng và ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với SV KNN, ĐHCT Thứ ba, giúp chuyển đổi dữ liệu không định lượng sang dữ liệu định lượng thông qua thang đo Likert và phần mềm thống kê xã hội học (SPSS 20), qua đó giúp so sánh mức độ ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với các hoạt động học tập và sinh hoạt
Từ các phiếu khảo sát đã thu thập được các thông tin dữ liệu cung cấp cho đề tài
Trang 96
1 Lý do sinh viên đi làm thêm
2 Công việc làm thêm của sinh viên
3 Thuận lợi của sinh viên khi làm thêm
4 Khó khăn của sinh viên khi làm thêm
5 Ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm đối với hoạt động học tập của sinh viên
6 Ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm đối với hoạt động sinh hoạt của sinh viên
7 Ảnh hưởng tích cực của việc làm thêm đối với cơ hội việc làm của sinh viên sau khi
ra trường
8 Ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm đối với hoạt động học tập của sinh viên
9 Ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm đối với hoạt động sinh hoạt của sinh viên
10 Phân tích bảng chéo giữa số giờ làm thêm/ngày và những ảnh hưởng tiêu cực (%)
11 Giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc làm thêm
Các phần phân tích theo từng mục đều có bảng số liệu để có thể so sánh giữa các lựa chọn của sinh viên
Mặt hạn chế chỉ nằm trong phạm vi của KNN nên sẽ chưa có nhiều các ý kiến đóng góp trên phần khảo sát
- Tạp trí khoa học và công nghê Tập 59 - Số 1 (02/2023) Website: https://jst-haui.vn
Đề tài nghiên cứu về: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên:
Nghiên cứu cụ thể với sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện dưạ trên 193 mẫu quan sát, kết quả cho thấy:
tính cách tác động ngược chiều đến làm thêm tính cách tăng → làm thêm giảm), ngược lại: kinh nghiệm - kỹ năng, thái độ cá nhân, thu nhập, chuẩn chủ quan tác động cùng chiều đến làm thêm Chuẩn chủ quan tác động mạnh nhất đến việc làm thêm của sinh viên (0,406), sau đó đến kinh nghiệm (0,32) tiếp đến là thu nhập (0,161), cuối cùng là Thái độ cá nhân (0,136)
Kết quả làm được trong nghiên cứu:
Trang 107
Theo thống kê mẫu: kết quả chạy SPSS thống kê với 193 mẫu đạt yêu cầu cho kết quả như sau:
Giới tính: 32 nam, 161 nữ tương ứng 16,6% nam và 83,4% nữ Kết quả cho thấy nữ
có xu hướng đi làm thêm nhiều hơn nam
Khoa đang học: 129 khoa Kinh tế, 14 khoa Công nghệ thông tin, 0 khoa Nông nghiệp,
6 khoa Sư phạm, 44 khoa khác với phần trăm tương ứng lần lượt là: 66,8%; 7,3%; 09%; 3,1%, 22,8% Kết quả cho thấy sinh viên đang theo học khoa kinh tế có xu hướng đi làm thêm cao nhất
Năm đang học: 12 năm thứ nhất, 100 năm năm thứ hai, 74 năm thứ ba, 6 năm thứ tư,
1 năm thứ năm với phẩn trăm
- Theo kiểm tra độ tin cậy của thang đo: Xét theo tiêu chuẩn phân tích của Hair và cộng sự [5]),Nunnally và Bernstein [12] tất cả các thang đo đều đạt yêu cấu, không có biến quan sát nào bị loại, như vậy việc tất cả các thang đo sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo phân tích nhân tố khám phá: Kết quả rút trích ra được đúng 05 nhân tố: Kinh nghiệm kỹ năng, Thu nhập, thái độ cá nhân, chuấn chủ quan và tính cách 05 nhóm nhân
tố này giải thích được 72,943% sự biến động của dữ liệu và giá trị eigenvalues của các nhân tố đều lớn hơn 1, do đó sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là phù hợp
Theo phân tích hồi quy: Kết quả cho phương trình hổi quy:
LT= 0,30OKN + 0,122 CN + 0,143 TN+ 0,362 CQ
Tính cách tác động ngược chiều đến làm thêm tính cách tăng → làm thêm giảm), ngược lại: kinh nghiệm - kỹ năng, thái độ cá nhân, thu nhập, chuẩn chủ quan tác động cùng chiều đến làm thêm
Chuẩn chủ quan tác động mạnh nhất đến việc làm thêm của sinh viên (0,362), sau đó đến kinh nghiệm (0,300) tiếp đến là thu nhập (0,143), cuối cùng là thái độ cá nhân (0,122) Nghiên cứu có những điểm chưa làm được: Một số yếu tố quan trọng khác có thể ảnh hưởng đến ý định làm thêm của sinh viên; nghiên cứu này chỉ thực hiện đối với các sinh viên cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Nội; khả năng tổng quát hoá của mô hình nghiên cứu sẽ cao hơn, nếu nghiên cứu với mẫu được chọn ngẫu nhiên trên nhiều địa phương khác
Trang 118
2.2 Các khái niệm liên quan đến đề tài
- Sinh viên chủ yếu là những người đăng ký tham gia các lớp học trong khóa học trình độ cao đẳng hoặc đại học để đạt được mức độ thành thạo môn học theo hướng dẫn của người hướng dẫn, và dành thời gian bên ngoài lớp để thực hiện bất kỳ hoạt động nào mà giảng viên chỉ định là cần thiết cho việc chuẩn bị lớp học hoặc để gửi bằng chứng về sự tiến bộ đối với sự thành thạo đó Theo nghĩa rộng hơn, sinh viên là bất kỳ ai đăng ký chính mình
để được tham gia các khóa học trí tuệ chuyên sâu với một số chủ đề cần thiết để làm chủ
nó như là một phần của một số vấn đề ngoài thực tế trong đó việc làm chủ các kiến thức như vậy đóng vai trò cơ bản hoặc quyết định
- Việc làm thêm là một định nghĩa nhằm mô tả hay diễn đạt một công việc mang tính chất chất không chính thức, không thường xuyên, không cố định, không ổn định bên cạnh một công việc chính thức Việc làm thêm còn có một khái niệm khác nữa là việc làm bán thời gian (partime)
- Đại học là mô hình đào tạo dành cho các học sinh sau khi tốt nghiệp THPT Chương trình đào tạo đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân dựa trên mô hình đào tạo tập trung theo hình thức niên chế hoặc tín chỉ Nội dung chương trình học mang tính liên thông được chia theo từng khối ngành riêng Thời gian đào tạo đại học từ 4 – 5 năm tuỳ theo từng ngành học
2.3 Bảng hỏi
STT Câu hỏi
việc cũng như cuộc sống?
Trang 129
hay không? (Có/Không)
đoạn)
không? (Có/Không)
Trang 1310
tảng nào? (Trả lời đoạn)
Trang 1411
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 https://jst-haui.vn/media/31/uffile-upload-no-title31039.pdf
https://tapchicongthuong.vn/cac-nhan-to-cua-viec-di-lam-them-anh-huong-denket-qua-hoc-tap-cua-sinh-vien-106514.htm