1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện

56 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Làm Giảm Hiệu Quả Đến Việc Học Tiếng Anh Của Sinh Viên Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng Và Đề Ra Các Chiến Lược Để Cải Thiện
Tác giả Hoàng Thị Ngọc Yến, Nguyễn Lê Bảo Trinh, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Nguyễn Hồng Tuyết, Ngô Hoàng Tú, Trịnh Đình Tuấn
Người hướng dẫn Võ Hồng Tâm
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 7,07 MB

Nội dung

Vòng phân tích này liên quan đến việc suy nghĩ, phản ánh, phân loại,tìm kiếm các mẫu và sau đó tham khảo lại dữ liệu trước khi bắt đầu lại quy trình.Một số nguyên nhân được những người t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

🙡🕮🙣

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: Các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện

RMD3001_4_ Nhom15

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện

- Nhóm sinh viên thực hiện:

- Người hướng dẫn: Giảng viên Võ Hồng Tâm

2 Mục tiêu đề tài: Nghiên cứu muốn nhận diện mức độ các nhân tố làm giảm hiệu quả đến

việc học Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Dựa vào kếtquả thu được từ việc nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giúp hạn chế và đối phó với các nhân

tố làm giảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh một cách kịp thời

3 Tính mới và sáng tạo: Triển khai nghiên cứu được trên sinh viên khối ngành Kinh Tế và

đặc biệt là Khóa 48K (Khóa sinh viên năm 1 niên khóa 2022 - 2026)

4 Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ ra có 8 nhân tố có tác động đến làm giảm đi hiệu quả

việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Bên cạnh đó,nghiên cứu còn đề xuất các biện pháp để đối phó, khắc phục với của những nhân tố làm giảmhiệu quả đến việc học tiếng Anh cho bản thân sinh viên, gia đình sinh viên và nhà trường

5 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài: Đề tài nghiên cứu này góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và

đào tạo, từ đó nâng cao dân trí, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng, bảo vệ thể chế chínhtrị của đất nước và sức khỏe tinh thần trong xã hội - một vấn đề đang được quan tâm ở ViệtNam

MỤC LỤ

Trang 3

MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 9

I Cơ sở lý thuyết 9

1.1 Định nghĩa: 9

1.2 Nguồn gốc: 9

1.3 Đặc điểm: 9

1.4 Tiếng Anh trong thời đại thông tin/trong xu thế toàn cầu hóa/lĩnh vực kinh doanh quốc tế: 9

1.5 Tiếng Anh là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ chính thức: 9

1.6 Lý do nên học ngôn ngữ tiếng Anh: 9

2 Vai trò, lợi ích của tiếng 10

2.1 Vai trò: 10

2.2 Lợi ích của việc học tiếng anh: 10

3 Khái niệm và cách đo lường trình độ Tiếng Anh 11

3.1 Trình độ tiếng Anh là gì? 11

3.2 Cách đo lường trình độ tiếng Anh: 11

4 Một số khó khăn khi học Tiếng Anh 12

4.1 Bỡ ngỡ trong quá trình lần đầu khi học tiếng Anh 12

4.2 Người học gặp khó khăn trong quá trình ghi nhớ từ vựng mới 12

4.3 Khó khăn trong việc nghe tiếng Anh: 12

4.4 Khó khăn trong việc kiên trì học tiếng Anh: 12

4.5 Khó khăn trong việc phát âm tiếng Anh: 13

5 Tổng quan các nghiên cứu trước 13

5.1 Nghiên cứu trong nước: 13

5.2 Nghiên cứu ngoài nước 19

II Xây dựng mô hình nghiên cứu: 23

1 Mô hình nghiên cứu: 23

2 Giả thuyết nghiên cứu: 24

3

Trang 4

CHƯƠNG 2 XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 30

1 Tổng thể 30

2 Công cụ thu thập dữ liệu 30

3 Biến số độc lập 30

4 Biến số phụ thuộc 30

5 Quy trình nghiên cứu 30

6 Thang đo (cho từng biến) 31

7 Thiết kế mẫu nghiên cứu 34

8 Thiết kế bảng câu hỏi 34

9 Phương pháp khảo sát 34

10 Phương pháp phân tích dữ liệu 34

CHƯƠNG 3 THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU 35

1 Kết quả nghiên cứu 35

1.1 Phân tích thống kê mô tả 35

1.2 Phân tích Cronbach’s Alpha 41

1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 42

1.4 Phân tích tương quan Pearson 45

1.5 Phân tích hồi quy đa biến 47

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 49

1 Kết luận 49

2 Đề xuất các giải pháp 49

CHƯƠNG 5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 51

1 Hạn chế của đề tài 51

2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

4

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Mô hình nghiên cứu 24

Hình 2 Quy trình nghiên cứu 31

DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 Thang đo từng biến 31

Bảng 2 Kết quả thống kê tần số về giới tính của sinh viên 35

Bảng 3 Kết quả thống kê tần số về sinh viên là sinh viên khóa bao nhiêu 35

Bảng 4 Kết quả thống kê tần số về hộ khẩu của sinh viên 35

Bảng 5 Kết quả thống kê tần số về đối tượng sinh viên đang sống cùng 36

Bảng 6 Kết quả thống kê tần số về chứng chỉ Tiếng Anh hiện tại của sinh viên 36

Bảng 7 Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các biến độc lập 44

Bảng 8.Tổng phương sai được giải thích 44

Bảng 9 Ma trận thành phần xoay 45

Bảng 10 Bảng tương quan Pearson 47

Bảng 11 Bảng ANOVA 47

Bảng 12 Bảng Model Summary 48

Bảng 13 Bảng Coefficident 48

5

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết của đề tài:

Khi nhắc đến tiếng Anh, người ta nghĩ ngay đến nó như một ngôn ngữ toàn cầu: nó làngôn ngữ chính thức của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, ngôn ngữ chính thức của Liênminh Châu Âu và là ngôn ngữ thứ ba được nhiều người sử dụng Chỉ đứng sau tiếng Trung vàtiếng Tây Ban Nha (do dân số các nước sử dụng khác nhau) Các sự kiện quốc tế, tổ chức toàncầu,… cũng mặc định tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp Hơn nữa, có hơn 400 triệu người nóitiếng Anh bản ngữ trên toàn thế giới, hơn một tỷ người nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai(theo Wikipedia) và các nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.Tiếng Anh thông thạo hoặc thông dụng trên thế giới, được giảng dạy trong trường học nhưmột môn học…

Đối với Việt Nam, một đất nước đứng trước thời đại phát triển, mở cửa toàn cầu hóa,thách thức và cơ hội cùng tồn tại Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia đặt trụ sở tại ViệtNam Để làm việc và cộng tác cần phải có một ngôn ngữ chung và đó là tiếng Anh - mộttrong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới Vì vậy, việc học tiếng Anh trởnên cần thiết hơn bao giờ hết đối với mỗi người Việt Nam, đặc biệt là các em học sinh, thế hệtương lai của đất nước Được biết, hệ thống giáo dục Việt Nam đã liệt kê tiếng Anh là mônhọc bắt buộc ngay từ bậc tiểu học Tiếng Anh cũng là môn thi tốt nghiệp bắt buộc ở mọi cấphọc

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũngnhư việc hội nhập với thế giới bên ngoài, việc học Tiếng Anh thực sự trở thành bắt buộc vớigiới trẻ ngày nay Nó không chỉ cho phép chúng ta có nhiều cơ hội việc làm mà còn giúp ta bổsung thêm vốn kiến thức văn hóa nhân loại, đóng góp quan trọng vào nhu cầu hội nhập nước

ta với thế giới Nắm được xu thế đó, hầu hết các trường Đại học đều yêu cầu chứng chỉ TiếngAnh chuẩn đầu ra đối với mỗi sinh viên, bên cạnh kiến thức chuyên môn ngành đào tạo nhằmđảm bảo các bạn sau khi ra trường có đủ kỹ năng

Tuy nhiên, một thực trạng xảy ra ở sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên trườngĐại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng nói riêng đó là các bạn học một cách đối phó, học chỉ đểqua môn, học chỉ để đủ điểm lấy bằng ra trường Chính vì cách học này đã gây ra rất nhiều hệlụy về sau

Với mong muốn đưa ra những cái nhìn khách quan về việc học Tiếng Anh của các bạnsinh viên Từ đó nhà trường, các cơ sở đào tạo nhìn nhận và định hướng sinh viên học vì mụcđích phục vụ đất nước, phục vụ xã hội nhờ đó góp phần nâng cao lao động có kỹ thuật, giúpđất nước ngày một phát triển Sau đó đề xuất những biện pháp để cải thiện phương pháp họcTiếng Anh của các bạn sinh viên

Ngoài ra, còn một lý do khiến nhóm chúng tôi quyết định chọn chủ đề này là vì, mặc

dù có rất nhiều bài nghiên cứu liên quan đến việc học Tiếng Anh, nhưng rất ít đề tài nghiêncứu các nhân tố gây ảnh hưởng đến việc Tiếng Anh và đề ra các chiến lược để cải thiện, đặcbiệt tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Đà Nẵng Thấy được đây là vấn đề quan trọng và

thiết thực nên nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Các nhân tố làm giảm hiệu quả đến

6

Trang 7

việc học Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN và đề ra các chiến lược

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu tổng quát đã đề ra, nghiên cứu có 4 mục tiêu cụ thể:

1 Tìm hiểu và đánh giá thực trạng học Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kinh

Tế - ĐHĐN

2 Phân tích những nhân tố ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng Anh củasinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN

3 Đo lường mức độ tác động của từng nhân tố

4 Đề ra những chiến lược cải thiện và nâng cao việc học Tiếng Anh của sinh viênTrường Đại học Kinh tế - ĐHĐN

2.3 Câu hỏi nghiên cứu:

1 Trình độ Tiếng Anh của sinh viên Đại học Kinh tế - ĐHĐN hiện nay như thế nào?

2 Các nhân tố nào làm giảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Đại họcKinh Tế - ĐHĐN?

3 Mức độ tác động của từng nhân tố đến việc làm giảm hiệu quả đến việc học TiếngAnh của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - ĐHĐN?

4 Đề ra những chiến lược cải thiện và nâng cao việc học Tiếng Anh của sinh viêntrường Đại học Kinh Tế - ĐHĐN?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh của sinhviên Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: Trường Đại học Kinh Tế - ĐHĐN

+ Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể từtháng 1/12/2022 đến tháng 20/12/2022

+ Khách thể nghiên cứu: Toàn thể sinh viên có độ tuổi từ 18 22 của Đại học Kinh Tế ĐHĐN

-4 Phương pháp nghiên cứu:

Qua bảng phát thảo sơ lược của nghiên cứu trên, nhóm quyết định dùng phương pháphỗn hợp, kết hợp cả định tính và định lượng Phương pháp chủ đạo là phương pháp định

lượng, dựa vào việc thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi cho đề tài “Các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN” Điều này được bổ sung bằng phương pháp định tính dưới hình thức phỏng vấn sâu

7

Trang 8

Định tính giúp nhận diện các nhân tố dẫn đến làm giảm hiệu quả đến việc học TiếngAnh của sinh viên Đại học Kinh Tế - ĐHĐN, cách phỏng vấn sâu nhóm sinh viên Đại họcKinh Tế giúp xác định các yếu tố cần thiết, từ đó đề ra giả định và mô hình đã xem xét Định lượng giúp ước tính sự tác động của các biến độc lập đến những tác nhân làmgiảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Kinh Tế Dữ liệu được thu thập trực tiếp

từ những sinh viên đang học tập và làm việc tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

8

Trang 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

I Cơ sở lý thuyết

1 Khái niệm

1.1 Định nghĩa:

Ngôn ngữ tiếng Anh là ngôn ngữ hiện đại rộng lớn, đa quốc gia và dễ biết nhất Mặc dù

nó chỉ là ngôn ngữ thứ ba theo bảng xếp hạng trên thế giới, nhưng số lượng các quốc gia sửdụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất, thứ hai hoặc thứ ba là hơn 80, làm cho nó trở thànhngôn ngữ phổ biến nhất trên toàn thế giới

1.3 Đặc điểm:

Phạm vi phân bố của ngôn ngữ tiếng Anh là rất lớn, không thể giống nhau trong các lĩnhvực khác nhau Bất chấp sự đa dạng, tính khả dụng của từng quốc gia, tiếng Anh vẫn là ngônngữ phổ biến nhất trên toàn thế giới

1.4 Tiếng Anh trong thời đại thông tin/trong xu thế toàn cầu hóa/lĩnh vực kinh doanh quốc tế:

Hệ thống thương mại, ngân hàng và vận tải quốc tế cũng được thực hiện bằng tiếngAnh Ngôn ngữ tiếng Anh cũng là một phần quan trọng trong việc truyền bá ngôn ngữ trongcác phương tiện truyền thông và công nghệ Tất cả âm nhạc, phim ảnh và công nghệ đều sửdụng tiếng Anh mặc dù các công ty công nghệ thông tin khổng lồ của Anh làm việc ở cácquốc gia khác nhau Tất cả các ngôn ngữ lập trình trong thời đại thông tin đều dựa trên tiếngAnh

1.5 Tiếng Anh là ngôn ngữ chung, ngôn ngữ chính thức:

Đời sống chính trị, kinh tế, khoa học và thể thao của tất cả thế giới đều sử dụng ngônngữ tiếng Anh Nó được coi là ngôn ngữ chính thức của Liên hợp quốc

Nhiều hội nghị thượng đỉnh và các cuộc họp của nguyên thủ quốc gia, ký kết luật pháp

và các công ước quốc tế, các cuộc đàm phán và tranh luận được tổ chức bằng tiếng Anh

1.6 Lý do nên học ngôn ngữ tiếng Anh:

Là ngôn ngữ phổ biến trong toàn bộ thế giới, ngôn ngữ này mở ra những khả năng,thách thức và cơ hội Tiếng Anh giúp bạn trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà tuyển dụng Ngoài

9

Trang 10

ra, tiếng Anh cũng chỉ cho bạn đường đến các trường Đại học tốt nhất thế giới Tiếng Anh làtiếng mẹ đẻ của một số tác phẩm vĩ đại nhất của văn học thế giới Nó giúp bạn hiểu rõ hơn vềvăn hóa đại chúng, là tấm vé để bạn đến với thế giới tri thức.

2 Vai trò, lợi ích của tiếng

2.1 Vai trò:

Là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới Trong xã hộihiện đại ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối gắn kết cộng đồng,các mối quan hệ xã hội, hợp tác kinh doanh,…

Theo tìm hiểu và ghi nhận, tiếng Anh hiện nay phổ biến và đóng vai trò quan trọngtrong cuộc sống hàng ngày, từ giao tiếp đến học tập, làm việc, cơ hội mở rộng quan hệ đối táckinh doanh… Có nền tảng tiếng Anh vững chắc sẽ giúp bạn giao tiếp với mọi người từ khắpmọi nơi thế giới giao tiếp với mọi người trên khắp thế giới Bạn bè khắp năm châu đến giaolưu, học tập, làm ăn

Du học sinh cần có khả năng nói tiếng Anh để hòa nhập và học tập tốt ở nước ngoài.Các công ty Việt Nam cần tiếng Anh để tăng cường hợp tác và đầu tư phát triển Có nhiều cơhội việc làm hấp dẫn dành cho người lao động có nền tảng tiếng Anh giao tiếp cơ bản.Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ của học sinh, sinh viên và chuyên gia nước ta còn nhiềuhạn chế, vốn tiếng Anh thường chỉ gồm lý thuyết, ngữ pháp và kỹ năng giao tiếp Giao tiếptrực tiếp thì còn nhiều hạn chế

Vì vậy, để có một nền tảng tiếng Anh vững chắc và đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữchung, mỗi người phải có một cách học phù hợp với mình Bạn phải bắt đầu từ những thứ cơbản nhất như cung cấp tài liệu giao tiếp bằng tiếng Anh, nghe nhiều hơn và mạnh dạn nói đểgiao tiếp với bạn bè quốc tế

2.2 Lợi ích của việc học tiếng anh:

2.2.1 Mở ra nhiều cơ hội:

Trong thời đại toàn cầu hóa, biết và nói được bất kỳ ngoại ngữ nào cũng có nhiều lợithế Khi bạn trở nên thông thạo tiếng Anh, bạn có nhiều cơ hội hơn bất kỳ ngôn ngữ nào khác

Sử dụng tiếng Anh có thể giúp bạn tìm được học bổng du học, tìm được công việc tốtvới mức lương hậu hĩnh, thăng tiến trong sự nghiệp và nhiều cơ hội khác Rõ ràng, cuộc sống

sẽ phát triển hơn nếu bạn có thể sử dụng tiếng Anh hoặc các ngoại ngữ khác

2.2.2 Tiếp cận nguồn tri thức khổng lồ:

Tri thức của thế giới được lưu trữ trong một “thư viện” khổng lồ, đó là Internet Có cáctrang web trên Internet từ nhiều quốc gia khác nhau và bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau Tuynhiên, nguồn kiến thức lớn nhất mà các trang web tiếng Anh mang lại là sự thật, vượt trộihoàn toàn so với các ngôn ngữ khác

Dù bạn làm việc trong lĩnh vực nào, điều quan trọng là không ngừng học hỏi để nângcao kiến thức của mình Tuy nhiên, đôi khi kiến thức về ngôn ngữ mẹ đẻ chỉ có thể cung cấpmột lượng thông tin hạn chế Chỉ khi có được khả năng đọc hiểu tiếng Anh, bạn mới có thểtiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của thế giới được viết bằng tiếng Anh

10

Trang 11

2.2.3 Thăng tiến trong sự nghiệp:

Việt Nam đang hội nhập rất sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực Đã có nhiều công

ty nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh và nhiều công ty Việt Nam đang mở rộngthị trường ra nước ngoài Do đó, việc sử dụng tiếng Anh sẽ mang lại cho bạn nhiều cơ hộitrong cuộc sống nghề nghiệp

Các công ty nước ngoài, công ty quốc tế, công ty xuất nhập khẩu lớn cần ứng viên nóitiếng Anh lưu loát Rõ ràng làm việc trong các công ty nước ngoài là mức thu nhập rất đáng

mơ ước của nhiều bạn trẻ

Nói tiếng Anh cũng dễ làm "sếp" hơn Thông thường, chỉ cần sử dụng tiếng Anh đểgiao tiếp sẽ hữu ích hơn nhiều so với những người không biết tiếng Anh

Ngoài ra, làm việc ở các công ty nước ngoài còn mang đến nhiều cơ hội học tập, traudồi kỹ năng ở nước ngoài Ngoài ra, nếu bạn làm việc trong các cơ quan nhà nước, nền tảngtiếng Anh tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội nhận học bổng toàn phần để du học nâng cao trình độ vàkiến thức của bạn

2.2.4 Tự tin đi du lịch nước ngoài:

Nếu sở thích của bạn là đi du lịch nước ngoài, thì có rất nhiều lợi thế khi sử dụng tiếngAnh Có rất nhiều người trên thế giới nghe và nói được tiếng Anh Bất cứ nơi nào bạn đi, bạn

có thể sử dụng tiếng Anh khi bạn cần giúp đỡ Ngoài ra, các kỹ năng tiếng Anh cơ bản sẽgiúp bạn đọc các ký tự và bảng tiếng Anh một cách dễ dàng Các biển báo, bảng hiệu ởnhiều nước trên thế giới thường có nội dung bằng hai thứ tiếng, trong đó có tiếng Anh

3 Khái niệm và cách đo lường trình độ Tiếng Anh

3.1 Trình độ tiếng Anh là gì?

Trình độ tiếng Anh được dịch sang tiếng Anh là English proficiency Là khả năng sửdụng bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong nhiều trường hợp và môi trường khác nhau nhưhọc tập, làm việc, học thuật…

3.2 Cách đo lường trình độ tiếng Anh:

Các cấp độ tiếng Anh bao gồm:

PROFICIENT: TOEFL 94 – 120, IELTS 8.0 – 9.0, TOEIC 905 – 990

Đây là cấp độ cao nhất của tiếng Anh Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ với người bản ngữmột cách dễ dàng và chính xác trong mọi tình huống và mọi chủ đề Theo trình độ tiếng Anh

từ thấp đến cao, đây là cấp độ tiếng Anh cao nhất

ADVANCED: TOEFL 79 – 93, IELTS 6.5 – 7.5, TOEIC 785 – 900

Với những level tiếng Anh này, bạn có thể giao tiếp với người bản xứ trong hầu hết cáctình huống Với độ chính xác cao về ngữ pháp và việc sử dụng vốn từ vựng phong phú

UPPER-INTERMEDIATE: TOEFL 60 – 78, IELTS 5.5 – 6.0, TOEIC 705 – 780

Bạn có thể giao tiếp và hiểu người bản xứ trong các tình huống xảy ra hàng ngày Giáoviên đôi khi không hiểu ý bạn và mức độ mắc lỗi ngữ pháp, đặt câu… ở mức trung bình

INTERMEDIATE: TOEFL 46 – 59, IELTS 4.0 – 5.0, TOEIC 605 – 700

11

Trang 12

Bạn có khả năng giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ trong các tình huống quen thuộc,nhưng gặp khó khăn trong những tình huống mới.

ELEMENTARY: TOEFL 32 – 45, IELTS 3.5 – 4.0, TOEIC 405 – 600

Đạt được cấp độ tiếng Anh này, bạn có thể giao tiếp tiếng Anh trong những tình huốngđơn giản, quen thuộc nhưng vốn từ vựng và ngữ pháp bị hạn chế nhiều Hầu như không thểgiao tiếp trong các tình huống mới

BEGINNER: TOEFL 0 – 31, IELTS 0 – 3.5, TOEIC 0-400

Ở level tiếng Anh này, bạn chỉ có thể nói và hiểu tiếng Anh ở một mức độ rất hạn chếtrong cuộc trò chuyện cơ bản hàng ngày nếu người khác nói tiếng Anh chậm và rõ ràng

4 Một số khó khăn khi học Tiếng Anh

4.1 Bỡ ngỡ trong quá trình lần đầu khi học tiếng Anh:

Tiếng Anh là ngôn ngữ mà người Việt Nam ít sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nênnhững người lần đầu tiên học ngôn ngữ này thường bỡ ngỡ trước sự khác biệt giữa tiếng Anh

và tiếng Việt Tuy nhiên, những khó khăn sẽ qua đi trong quá trình học và người học sẽ dầnlàm quen với một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới

4.2 Người học gặp khó khăn trong quá trình ghi nhớ từ vựng mới:

Nhiều người học tiếng Anh nói rằng họ gặp khó khăn khi nhớ quá nhiều từ mới Họngạc nhiên vì không thể nhớ từ vì vốn từ vựng hạn chế khiến họ gặp khó khăn trong giao tiếp.Video, hình ảnh, đặt câu cùng các phương pháp học từ vựng mới hiện đại khác chắc chắn sẽgiúp người học ghi nhớ từ vựng mới một cách nhanh nhất Ngoài ra, hiện nay trên thị trường

có rất nhiều chương trình học từ mới giúp người học có thể ghi nhớ từ mới trong thời giansớm nhất

4.3 Khó khăn trong việc nghe tiếng Anh:

Đây là một tình trạng khó tránh khỏi đối với những người đang học tiếng Anh vì họluôn phàn nàn rằng họ gặp nhiều khó khăn khi nghe tiếng Anh Chỉ vì họ phát âm khôngchuẩn các từ tiếng Anh khó nghe, thậm chí chẳng hiểu gì cả Để khắc phục tình trạng này chỉ

có một cách duy nhất đó là luyện nghe hàng ngày, tức là các em có thể cải thiện khả năngnghe bằng cách xem phim tiếng Anh, nghe nhạc tiếng Anh hoặc nghe tin tức tiếng Anh

4.4 Khó khăn trong việc kiên trì học tiếng Anh:

Học tiếng Anh cũng giống như học bất kỳ ngôn ngữ nào khác, đều cần sự kiên trì mớiđạt được điểm cao Nếu những người theo dõi không học tập chăm chỉ, điểm số sẽ không baogiờ cải thiện Những hạn chế về môi trường học tập đã mang đến cho người học rất nhiều khókhăn, nếu không chú trọng học thực hành, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán với việchọc tiếng Anh

4.5 Khó khăn trong việc phát âm tiếng Anh:

Kỹ năng phát âm đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người học để nói đúng bản ngữ theo ngữđiệu hoặc ngữ điệu của người nói Tất nhiên, có một vấn đề là bạn không thể đọc các từ tiếngAnh chỉ một lần, đặc biệt là đối với những người học nâng cao Học tiếng Anh cũng khó như

12

Trang 13

học bất kỳ ngôn ngữ nào khác Tuy nhiên, nếu chúng ta hiểu được những khó khăn và tạo raphương pháp học tiếng Anh hiệu quả thì không gì có thể ngăn cản chúng ta học tiếng Anh.

5 Tổng quan các nghiên cứu trước

5.1 Nghiên cứu trong nước:

Factors affecting motivation of english-majored students towards learning English at a university in the mekong delta, Vietnam

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh của sinh viên chuyênngành tiếng Anh tại một trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long do nhóm tác giả ThiBao Dung Dang, Van Lanh Le, Tuong Vy Ha thực hiện vào năm 2021 với ngẫu nhiên 84 sinhviên năm nhất chuyên ngành tiếng Anh 14 (2019-2023) tại Đại học Tây Đô Họ là nam và nữ

từ 18 đến 21 tuổi Công cụ được sử dụng để lấy thông tin của những người tham gia là bảngcâu hỏi và cuộc phỏng vấn Bảng câu hỏi chia làm 4 phần nhỏ, tương ứng với 4 yếu tố thúcđẩy người tham gia từ yếu tố nội tại và 3 yếu tố bên ngoài, đó là thành phần của giáo viên,môi trường học tập và cả yếu tố của phụ huynh Mỗi bảng gồm 5 mục đánh giá từ rất đồng ýđến rất không đồng ý Và sau đó, dữ liệu thu thập được của hai công cụ này được phân tích đểchỉ ra “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tiếng Anh” của sinh viên năm nhất chuyênngành tiếng Anh trường Đại học Tây Đô Ngoài ra, báo cáo của học sinh đã được kết luận đểcung cấp thêm thông tin về điều này Đây là sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và địnhtính Kỹ thuật thống kê được sử dụng là phép thống kê mô tả

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết sinh viên có động lực học tiếng Anh là do yếu tốnội tại Môi trường học là một trong những yếu tố chính của động lực học tập của sinh viên.Giáo viên có tính cách tích cực và các bài tập thú vị trong giờ học là một trong những chiếnlược tốt nhất để tăng động lực (hơn 1/3 người tham gia chọn ''Đồng ý'' 47,63% khi giáo viên

đã cung cấp tài liệu hữu ích; 31/84 đã đồng ý cảm thấy hào hứng nếu giáo viên giao nhiệm vụthú vị thay vì một nhiệm vụ nhàm chán) Yếu tố phụ huynh đóng vai trò quan trọng trong việchọc tiếng anh và hầu hết các bạn sinh viên có động lực khi được cha mẹ ủng hộ (42,86%''đồng ý'' với câu hỏi "Cha mẹ từ hào nếu bạn học giỏi tiếng anh'')

Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học tiếng Anh ở các trường đạihọc Việt Nam được thực hiện bởi tác giả Thi Tuyet (June) Tran vào năm 2013 Để đánh giácác yếu tố đó, tác giả đã sử dụng chiến lược chọn mẫu có mục đích để lựa chọn những ngườitham gia Những người tham gia được tuyển dụng thông qua giới thiệu cá nhân trong mạnglưới trí tuệ của nhà nghiên cứu: 20 người được phỏng vấn tốt nghiệp từ các trường đại học vàngành khác nhau và 30 sinh viên từ 11 trường đại học đã được chọn để phỏng vấn cá nhân vàthảo luận nhóm tập trung Họ được chọn là kết quả của thỏa thuận giữa họ và nhà nghiên cứu,trên cơ sở đó họ có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về chủ đề đang được khám phá Cáccâu hỏi trọng tâm mà những người tham gia này được mời thảo luận là:

- Họ có nghĩ rằng việc học tiếng Anh là quan trọng không?

13

Trang 14

- Tiếng Anh được giảng dạy như thế nào tại các trường đại học của họ?

- Tiếng Anh của họ có tốt như mong đợi không và tại sao?

Sau khi dữ liệu được thu thập từ các sinh viên và sinh viên tốt nghiệp, tác giả sử dụng

mô tả của Creswell (2007) về vòng xoắn phân tích dữ liệu cho các thực hành phân tích sànglọc, sắp xếp và đệ quy Vòng phân tích này liên quan đến việc suy nghĩ, phản ánh, phân loại,tìm kiếm các mẫu và sau đó tham khảo lại dữ liệu trước khi bắt đầu lại quy trình

Một số nguyên nhân được những người tham gia nghiên cứu đưa ra dẫn đến chất lượnggiảng dạy tiếng Anh ở các trường đại học Việt Nam thấp là:

+ Sinh viên kỳ vọng rằng các trường đại học sẽ giúp họ phát triển các kỹ năng tiếng Anh củamình

+ Quy mô lớp học quá lớn

+ Học sinh ở các trình độ tiếng Anh khác nhau hỗn hợp

+ Tài nguyên giảng dạy nghèo nàn

+ Thời lượng lên lớp hạn chế

+ Trọng tâm giảng dạy cấu trúc ngữ pháp

+ Dạy kiểm tra

+ Thời gian và công sức đầu tư cho việc chuẩn bị giảng dạy và đổi mới giảng dạy của giáoviên tiếng Anh

Với kết quả này, tác giả cũng đề ra những giải pháp để khắc phục những yếu tố ảnhhưởng đến việc giảng và dạy học tiếng anh Trước hết cần giảm sĩ số lớp học tiếng Anh, hoặc

ít nhất là phân nhóm học sinh có trình độ tiếng Anh tương đương vào một lớp và xem xét lạitrọng tâm kỳ thi Cần phải xem xét lại mục đích và trọng tâm của việc giảng dạy ngôn ngữtrong các trường đại học không chuyên về ngôn ngữ, để tạo ra các hoạt động ngôn ngữ tươngtác và định hướng văn hóa hơn, đồng thời phân bổ nhiều thời gian và nguồn lực hơn để giảiquyết tốt hơn các nhu cầu khác nhau trong việc dạy và học ngôn ngữ tại bậc đại học

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội

Nghiên cứu về những yếu tố chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở ĐHQGHN

do Hoàng Văn Vân nghiên cứu được tiến hành vào ngày 29 tháng 2 năm 2008 Nghiên cứuđược tiến hành trên 3663 sinh viên năm nhất của trường ĐHQGHN trong năm học 2006-

2007 Bộ câu hỏi trong nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tỷ lệ và mức

14

Trang 15

độ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên Số liệu được thu nhập và quản

lý bằng phần mềm Excel 2010 và được phân tích bằng phần SPSS 20.0

Nghiên cứu cũng chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đào tạo tiếng anhcho sinh viên của ĐHQGHN như : Chưa xác định được mục tiêu và sự thống nhất cho mônhọc, người học chưa tìm hiểu được trình độ hay kĩ năng đang dừng ở giai đoạn nào Giáo trìnhtiếng Anh không chuyên ở ĐHQGHN chưa được biên soạn một cách có hệ thống; Lớp họckhông đạt tiêu chuẩn, số sinh viên trong một lớp học tiếng Anh đông, phương tiện hỗ trợ dạyhọc nghèo nàn, thiếu môi trường thực hành; Giáo viên chưa được đào tạo để dạy tiếng Anhkhông chuyên và tiếng Anh chuyên ngành,…

Để có được nhận định được về trình độ tiếng Anh đầu vào đa dạng và không đồng đềucủa sinh viên năm thứ nhất nghiên cứu được thực hiện bằng cách điều tra thông qua bảng câuhỏi gồm 25 câu, trong đó có 3 câu hỏi tìm hiểu thời lượng sinh viên ĐHQGHN đã được họctiếng Anh ở trung học phổ thông Kết quả nghiên cứu cho ta thấy trong số 3663 sinh viên trảlời câu hỏi có 1730 sinh viên trả lời đã được học 300 tiết tiếng Anh ở THPT (hệ 3 năm),chiếm 62,48%; 936 sinh viên trả lời đã được học 700 tiết ở THPT (hệ 7 năm), chiếm 27,7%;

104 sinh viên trả lời đã được học 1100 tiết ở THPT (hệ chuyên); còn lại là 857 sinh viênkhông được học tiếng Anh hoặc được học những ngoại ngữ khác tại THPT, chiếm khoảng23%

Để có được nhận định được về trình độ tiếng Anh đầu vào của sinh viên ĐHQGHN thấpnhư nào? Nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào của 113 sinh viênnăm thứ nhất đã đăng ký xin học lớp thử nghiệm, nhóm đã chọn ngẫu nhiên 60 sinh viên để

dự thi Bài dự thi được lấy từ một bài trong Key English Test (KET) Kết quả đạt được làtrong 60 bạn sinh viên dự thi thì chỉ có 12 thí sinh ko đạt đc yêu cầu nên bị loại Và trong số

48 bạn sinh viên còn lại, nhóm chọn 25 thí sinh để thi kỹ năng nói Kết quả đạt được là chỉ có

1 thí sinh đạt được 7,5/10 cho bốn khu vực kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh Và chỉ cókhoảng 30% thí sinh đạt điểm 5/10 trở lên cho hai kỹ năng nghe và nói Kế đó là kĩ năng viếtcâu tiếng Anh chiếm khoảng 35%

Dựa vào nghiên cứu này một số giải pháp cũng đã được đề xuất để nâng cao chất lượngđào tạo tiếng Anh không chuyên tổng thể ở Đại học Quốc gia Hà Nội như: Triển khai xâydựng một chương trình tiếng Anh không chuyên tổng thể ở ĐHQGHN, bắt đầu từ xác địnhchuẩn đầu ra khi mọi sinh viên vào Đại học đều đã được học tiếng Anh 7 năm ở trung học phổthông; Xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn các giáo trình, và xây dựng chuẩn đánh giátrình độ tiếng Anh đầu ra chung cho từng giai đoạn, từng cấp học để có thể thực hiện việc liênthông trong dạy, học và kiểm tra - đánh giá trong toàn ĐHQGHN; Xây dựng môi trường songngữ trong học thuật bằng cách dạy các môn học chuyên môn bằng cả hai ngôn ngữ Việt vàAnh, khuyến khích và có chế độ khuyến khích những giáo viên chuyên môn có khả năng dạychuyên môn bằng tiếng Anh; Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lựctiếng Anh cho giáo viên các khoa chuyên môn đẻ họ có thể dạy các môn học; Có kế hoạch

15

Trang 16

đầu tư xây dựng các lớp học ngoại ngữ chuẩn, có chất lượng âm thanh tốt, bổ sung trang thiết

bị và những phương tiện hỗ trợ dạy học tiếng Anh

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc học Anh ngữ của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh trường Đại học Cần Thơ

Bài nghiên cứu phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc học lấy chứng chỉAnh ngữ của sinh viên Khoa Kinh tế & Quản trị Kinh doanh-Trường Đại học Cần được đănglên tạp chí Khoa học trường Cần Thơ của đồng tác giả là Quan Minh Nhựt và Phạm PhúcVinh Nghiên cứu thông qua kỹ thuật phân tích nhân tố trên bộ dữ liệu thu thập từ bảng câuhỏi đã được xây dựng và phỏng vấn thử khoảng 20 sinh viên để kiểm tra về vấn đề lỗi và hiệuchỉnh lại trước khi chính thức áp dụng Đề tài sử dụng cỡ mẫu 160 và sử dụng theo thang đoLikert 5 cấp độ Ngoài ra, bằng kiểm định ANOVA bài viết đã cố gắng ước lượng và phânsinh viên thành nhiều nhóm có sự khác nhau về việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tốliên quan đến việc học và thi chứng chỉ ngoại ngữ.Từ đó kết quả kiểm định cho thấy có sựkhác nhau ở 3/6 nhóm nhân tố đưa vào khảo sát Cụ thể, có sự khác nhau giữa 2 nhóm sinhviên được phỏng vấn trong việc thể hiện mức độ quan tâm đối với các nhóm nhân tố ứngdụng thực tiễn, sở thích, giải trí, và khó khăn trong quá trình học, thi ở mức ý nghĩa 5% Nhìn chung tình hình học và thi chứng chỉ ngoại ngữ của sinh viên Khoa KT&QTKDTrường Đại học Cần Thơ đã có nhiều điểm nhấn phát triển đáng ghi nhận như là một kết quảcủa quá trình phấn đấu của sinh viên; hỗ trợ, định hướng của Đại học Cần Thơ; và sự linhhoạt, chủ động đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của các trung tâm ngoại ngữ với rất nhiều lớphọc có khung giờ và học phí phù hợp với lịch học của sinh viên Sinh viên đã có mối quantâm nhiều hơn đối với Anh ngữ, kỳ vọng cao hơn, và đã phần nào cảm thấy dễ dàng hơn trongviệc tìm học và thi chứng chỉ mình mong muốn

Tuy nhiên, vẫn nhiều mặt hạn chế vẫn tồn tại như sự thiếu chủ động của sinh viêntrong việc tìm ra cho mình một môi trường sinh hoạt Anh ngữ, sự thiếu quan sát và kiểmchứng về những quảng cáo chất lượng giảng dạy của các trung tâm ngoại ngữ và trình độ.Anh ngữ của sinh viên hiện vẫn còn là chênh lệch lớn Ngoài ra, với khung học phícao như hiện nay thì phần đông sinh viên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo đuổinhiều khóa học Anh văn để lấy được chứng chỉ quốc tế vốn rất cần thiết cho việc theo đuổicác khóa học bậc sau đại học

16

Trang 17

Đánh giá thực trạng học tiếng Anh chuyên ngành đối với sinh viên ngành môi trường ở Phân hiệu Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa

Trong các năm gần đây, hình thức giảng dạy ngoại ngữ của các giảng viên tại Phânhiệu rất được Khoa và Ban giám đốc chú ý và quan tâm đến, đội ngũ giảng viên luôn đượckiện toàn số lượng và chất lượng, hằng năm đều được cử đi tập huấn để nâng cao trình độchuyên môn, tham gia phản biện nhiều hội đồng khoa học,viết giáo trình ,chỉnh sửa đề cương

… Tuy nhiên, công tác giảng dạy còn nhiều hạn chế với nhiều nguyên nhân khác nhau chưađạt được như mong muốn, chương trình đã bám sát các lĩnh vực chuyên ngành song chưa thậtphong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xã hội Cấu trúc của chương trìnhtại Phân hiệu gồm có ba học phần tương ứng với 3 tín chỉ, tổng số giờ học của mỗi học phần

là 15 tiết, như vậy Tiếng Anh chuyên ngành sinh viên được học là 45 tiết Khối lượng kiếnthức lớn mà số tiết rất ít chỉ đủ bao quát qua nên việc hình thành kỹ năng hay đi vào chuyênsâu là quá khó

Từ năm 2011 – nay đội ngũ giảng viên luôn ổn định và không tăng về số lượng Tuynhiên hệ liên kết giảm đáng kể và lượng sinh viên giảm đáng kể Với số lượng như vậy đã đápứng được tỷ lệ giảng dạy 1 giáo viên/270 tiết, do tỷ lệ Sinh viên/Giảng viên thấp nên chấtlượng giảng dạy ngày càng được tập trung và nâng cao

Về trình độ chuyên môn của giảng viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, có thâm niêngiảng dạy Trong đó, trình độ đại học chiếm 100%, trình độ thạc sỹ 4/6 chiếm 66.66% So vớinhững năm trước đây, số lượng này đã tăng đáng kể, là đội ngũ có trình độ chuyên môn hóacao, có phẩm chất, năng lực nghiệp vụ và kinh nghiệm trong việc giảng dạy

Khảo sát chất lượng sinh viên đầu khóa và phân loại đối tượng sinh viên để sắp xếp,

bố trí các lớp học hợp lý, phù hợp đối tượng; Đảm bảo số lượng sinh viên; Tạo điều kiện chogiảng viên tham gia các khóa tập huấn nhằm nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt các khóahọc về Tiếng anh chuyên ngành cũng như các lớp chuyên ngành chuyên sâu; Mời giảng viênnước ngoài dạy

Cần xác định chính xác mục tiêu của học phần vì không chỉ cung cấp lượng từ vựngchuyên ngành đa dạng, phong phú, trang bị cho sinh viên kiến thức ngữ pháp chắc chắn màcòn tạo cho sinh viên khả năng đọc hiểu bài đọc chuyên ngành sâu, nghe hiểu tốt để sau này

có thể tận dụng khả năng tiếng Anh tạo lợi thế trong công việc

Thực trạng tự học tiếng Anh của sinh viên Đại học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Công trình nghiên cứu của Vũ Minh Đức và Phạm Thị Hoàng Ngân được thực hiện đểnghiên cứu thực trạng tự học của sinh viên Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định ở cácphương diện: hình thức, thời gian, địa điểm, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ sinh viên tự học

và đưa ra một số kiến nghị nhằm cải thiện việc tự học của sinh viên

Khách thể và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên tổng

số 509 giảng viên và 487 sinh viên chính quy khóa 11 và 12 đã học xong môn Tiếng Anh

17

Trang 18

(không chuyên) nhưng vẫn còn phải thi chuẩn đầu ra trước khi ra trường, 9 giảng viên tiếngAnh thuộc bộ môn Ngoại ngữ của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định Nghiên cứu đượcthực hiện từ tháng 12/2017-12/2018 thông qua bảng câu hỏi khảo sát dành cho sinh viên vàgiảng viên, sau đó có phần thảo luận trực tiếp với sinh viên và phỏng vấn sâu dành cho giảngviên Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lí bằng phần mềm Epidata 3.1 và SPSS 16.0 trướckhi đưa vào phân tích định lượng và nhận xét định tính.

Kết quả thu được cho thấy, sinh viên chưa tích cực trong hoạt động tự học Nhiều sinhviên cho rằng, các em chỉ học khi có bài kiểm tra; nhìn chung các em chưa có ý thức tự giác,

đa số còn thụ động trong việc tự học Đối với các giảng viên tiếng Anh khi được phỏng vấnđều cho rằng, sinh viên chưa thực hiện tốt việc tự học

Hoạt động tự học có ý nghĩa quyết định, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đàotạo Để góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên phải phát triểnkhả năng tự học nói chung và khả năng tự học tiếng Anh nói riêng Để khắc phục những bấtcập trong việc tự học của sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, nhóm tác giả chorằng cần có nhiều biện pháp đồng bộ, có sự phối kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhàtrường, giảng viên và các sinh viên

Sinh viên chỉ ra thực trạng về việc học Tiếng Anh

Bài nghiên cứu được tác giả Nguyễn Trâm Anh - sinh viên năm hai ngành Giáo dụctiểu học của Đại học Vinh (Nghệ An) nghiên cứu vào năm 2019 Đối tượng nghiên cứu là

1000 sinh viên năm nhất và 245 sinh viên Câu Lạc Bộ Tiếng Anh Trường Đại học Vinh.Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính để chỉ ra được một sốthực trạng mà sinh viên mắc phải về vấn đề học tiếng Anh của mình

Nghiên cứu đưa ra các nhóm yếu tố liên quan đến thực trạng về việc học tiếng Anhgồm: Yếu tố môi trường, yếu tố giao tiếp, tầm quan trọng của ngoại ngữ

Nghiên cứu sử dụng form, bảng khảo sát để chỉ ra thực trạng về việc học tiếng Anh,kết quả cho thấy điểm bình quân sinh viên năm nhất dao động 220-245/900 điểm TOEIC.Với mức này, sinh viên cần khoảng 480 tiết để đạt được 450-500 điểm, mức mà rất nhiềudoanh nghiệp coi là tối thiểu để chấp nhận hồ sơ xin việc Ngoài ra chỉ 48,3% sinh viên tốtnghiệp đáp ứng được yêu cầu về tiếng Anh

Nghiên cứu còn chỉ ra một số vấn đề liên quan đến thực trạng của việc học tiếng Anh:Thứ nhất, chương trình học ngoại ngữ quá nặng về ngữ pháp và văn phạm, trong khi việcluyện phản xạ và giao tiếp không được chú trọng Thứ hai, sự không đồng đều về năng lực sửdụng tiếng Anh giữa các sinh viên trong cùng lớp dẫn đến tình trạng sinh viên ở trình độ sơcấp theo không kịp, còn ở trình độ cao hơn lại cảm thấy nhàm chán Thứ ba, sinh viên thiếu tựtin và không vượt qua được sức ỳ của bản thân Cuối cùng, môi trường học tập cũng là nhân

tố ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp tiếng Anh

Dựa vào nghiên cứu này một số giải pháp cũng đã được đề xuất để giảm bớt thựctrạng trong việc học tiếng Anh là hiểu được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh và cho

18

Trang 19

rằng học sinh, sinh viên phải có ý thức phát triển bản thân, từ đó tăng động lực và phươngpháp học phù hợp

Các trường nên nghiên cứu coi việc dạy và học tiếng Anh là môn học chính khóa,tăng số lượng tín chỉ; tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề, giao lưu giữa sinh viên trong

và ngoài trường và nếu có điều kiện là với sinh viên nước ngoài Giáo viên phải cập nhậtphương pháp giảng dạy khuyến khích học sinh học tập

5.2 Nghiên cứu ngoài nước

The Relationship between Saudi EFL Students’ Attitudes towards Learning English and their Academic Achievement

Công trình nghiên cứu của Dr.Hashem A Al Samadani và Dr Salem S Ibnian (2015)thực hiện để khám phá thái độ của sinh viên Umm Al-Qura University (chi nhánh Al-Qunfudah) đối với việc học tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL), cũng như nghiên cứu cácyếu tố ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với việc học EFL Nghiên cứu cũng điều tra mốiquan hệ giữa thái độ của sinh viên và điểm trung bình (GPA) của họ

Mẫu của nghiên cứu này bao gồm 112 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh từ Umm Đạihọc Al-Qura/chi nhánh Al-Qunfudah Những sinh viên này được chọn ngẫu nhiên từ các cấp

độ khác nhau (sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư)

Các nhà nghiên cứu đã thiết kế một bảng câu hỏi gồm 24 mục để đo lường thái độ củasinh viên đối với việc học EFL Các câu trả lời được dựa trên thang đo Likert với năm mứcđộ: Hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chắc chắn, không đồng ý, hoàn toàn không đồng ý Cácnhà nghiên cứu cũng đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với một số sinh viênchuyên ngành tiếng Anh để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với việc họcEFL Nghiên cứu đã sử dụng thống kê mô tả để mô tả thái độ trung bình của sinh viên đối vớiviệc học tiếng Anh và điểm trung bình của sinh viên Phân tích tương quan Pearson cũng đãđược thực hiện để phân tích mối quan hệ giữa thái độ giữa sinh viên và điểm trung bình củahọ

Dựa trên những kết quả của thống kê mô tả, các sinh viên Đại học Umm Al-Qura (chinhánh Al-Qunfudah) có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL),bằng chứng là trong câu trả lời của họ đối với bảng câu hỏi đã được phân phối cho mẫunghiên cứu Đối với mối quan hệ giữa điểm trung bình của học sinh và thái độ của họ đối vớiviệc học EFL, kết quả cho thấy có mối tương quan tích cực mạnh mẽ giữa hai biến số (thái độ

của sinh viên EFL Ả Rập Xê Út đối với việc học tiếng Anh và điểm trung bình của họ) với r

=79, = 112, <0.1, với thái độ cao đối với việc học tiếng Anh nói chung với điểm trungn p

bình Liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của họ đối với việc học tiếng Anh, cácsinh viên khẳng định rằng tiếng Anh là chìa khóa thành công trong tương lai của họ, nhấnmạnh sự cần thiết phải thành thạo các kỹ năng của mình để mở ra nhiều cơ hội trong các lĩnhvực khác nhau Họ lưu ý rằng họ sử dụng công nghệ để thực hành tiếng Anh, đặc biệt là kỹnăng nói và nghe

19

Trang 20

Students’ attitudes, motivation and anxiety towards English language learning

Meenaz Shams Hashwani (2008) đã thực hiện nghiên cứu để điều tra thái độ, động lực

và sự lo lắng của học sinh thông thái về giới đối với việc học tiếng Anh như một ngôn ngữthứ hai trong bối cảnh đa ngôn ngữ ở Karachi, Pakistan Một mẫu khảo sát nhỏ gồm 77 họcsinh (40 nam và 37 nữ) lớp 8 trong một trường học tư thục

Nhà nghiên đã cứu sử dụng thang đo Likert năm điểm để giúp khai thác ba lĩnh vựcnghiên cứu theo hướng học ngôn ngữ để tạo ra thông tin thâm nhập sâu Tổng cộng 35 mục,dưới năm thang điểm phụ đã được đánh giá để khám phá “thái độ của học sinh đối với tiếngAnh language” (10 mục); “thái độ đối với việc học tiếng Anh” (10 mục); “lo lắng trong lớphọc” (5 mục); “động lực nội tại” (5 mục); và “động lực bên ngoài” (5 mục) Các học sinh được yêu cầu đánh giá từng mục theo thang điểm Likert 5 điểm được chấm điểm bởi các giátrị đã cho: 1=Hoàn toàn không đồng ý, 2=Không đồng ý, 3= Trung lập, 4= Đồng ý, 5=Hoàntoàn đồng ý Phần mềm SPSS được sử dụng để đánh giá bằng cách tính toán số lượng tầnsuất, tỷ lệ phần trăm, điểm trung bình và độ lệch chuẩn của các phản hồi của học sinh để suy

ra các dữ liệu khôn ngoan về giới

Việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai/ngoại ngữ được gây ra bởi các biến số khác nhau nhưđộng lực, thái độ, lo lắng, thành tích học tập, năng khiếu, trí thông minh, tuổi tác, danh tính,tính cách,… những điều này ảnh hưởng đến sở thích và kết quả học ngôn ngữ thứ hai của họ.Kết quả khảo sát chỉ ra rằng các sinh viên có thái độ tích cực, mức độ động lực cao và phảnứng vừa phải đối với mức độ lo lắng của họ, với độ lệch chuẩn cao và sự thay đổi Hơn nữa,các chàng trai cho thấy mức độ tự tin cao có thể so sánh với các cô gái khi kiểm tra sự lo lắngtrong lớp học Ngược lại, các cô gái cho thấy mức độ lo lắng thấp hơn một nhút nhát, có thể

so sánh với các đối tác của họ Hơn nữa, việc phân tích hai thang độ phụ tạo động lực đã xácminh mức độ quan điểm bên ngoài cao hơn gắn liền với kết quả học ngôn ngữ và mục tiêunghề nghiệp trong tương lai của học sinh so với các mục tiêu nội tại, không tương ứng vớigiới tính Giáo viên và nhà giáo dục cần hiểu tầm quan trọng của các thuộc tính động lực vàcác yếu tố tình cảm khác tác động lạc quan hoặc bi quan đến hiệu suất và thành tích ngôn ngữcủa học sinh

Some factors affecting English learning at tertiary level

Công trình nghiên cứu của N.Rajasekaran Nair và các cộng sự (2008) được thực hiện

để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh ở bậc Đại học Nghiên cứu sử dụngbảng câu hỏi đã được chuẩn bị và dữ liệu thu nhập chủ yếu ở dạng viết để khảo sát 408 sinhviên từ 5 trường Cao đẳng kỹ thuật trong và xung quanh Chennai Các câu trả lời được dựatrên thang đo Likert với 5 mức độ là rất đồng ý, đồng ý, trung lập, không đồng ý, rất khôngđồng ý

Dữ liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 15.0 phiên bản đánh giá 2006với phần mềm Excel 2002 Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên nữ có điểm và tỷ lệ trungbình tương đối cao hơn trong Q1: Tiếng Anh sẽ giúp tiếp thu những ý tưởng mới và mở rộng

20

Trang 21

triển vọng 71%; Q2: tiếng Anh sẽ giúp hiểu hơn và đánh giá cao văn hóa Anh 74%; Q4: Tìmhiểu thêm về thế giới thông qua việc học tiếng Anh 81,1% so với học sinh nam.

Với kết quả nghiên cứu này là một nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề về một số yếu tốảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên kỹ thuật và công nghệ Những phát hiện từnghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng và phù hợp trong lý thuyết, và ở một mức độ nhất định,lớp học thực hành liên quan đến các yếu tố tâm lý xã hội Kết quả cho thấy các yếu tố nhưđộng cơ, thái độ, sự lo lắng về ngôn ngữ và giới tính có tác động hoặc ảnh hưởng lớn đến họcsinh Tóm lại nếu người học muốn bồi dưỡng các kỹ năng về ngôn ngữ học một cách hiệuquả, họ cần phải có động lực cao, thái độ tích cực đối với ngôn ngữ, ít lo lắng về ngôn ngữ

Factors Affecting Students' Achievement in English Language Learning

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích của học sinh trong việc học tiếngAnh được thực hiện bởi Assoc Prof Dr Abdallah Hussein El-Omari vào 5/2016 Nghiên cứunày được thực hiện tại thành phố Irbid của Jordan với 57 trường trung học cơ sở gồm 458 lớphọc (245 nữ và 213 nam), cung cấp chỗ học cho khoảng 13800 học sinh (khoảng 7400 nữ vàkhoảng 6400 nam) với trung bình khoảng 30 học sinh trên 1 lớp học Bài báo này nghiên cứuảnh hưởng của một số yếu tố đối với thành tích học tiếng Anh như một ngoại ngữ của họcsinh Điểm học kỳ 1 năm học 2013-2014 môn tiếng Anh của học sinh THCS được sử dụnglàm tham số đánh giá thành tích Các yếu tố (thực trạng, xã hội, kinh tế xã hội và ngoại khóa)được cho là ảnh hưởng đến thành tích của học sinh đã được đưa vào bảng câu hỏi 16 mục có /không Kết quả cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa các yếu tố và thành tích học tiếng Anhcủa học sinh Công cụ được sử dụng để lấy thông tin của những người tham gia là bảng câuhỏi Các câu hỏi được nhà nghiên cứu phát triển là :

1 Thích học tiếng Anh

2 Sống trong một gia đình lớn

3 Sống trong một ngôi nhà thuê

4 Có phòng riêng trong nhà

5 Thu nhập của gia đình cao

6 Con trai/ con gái đầu tiên/ con trai cả/ con gái

7 Phụ huynh giỏi tiếng Anh

8 Đọc sách khác ngoài văn bản

9 Trường cung cấp giấy tờ tiếng Anh

10 Có từ điển Anh - Anh

11 Có từ điển Anh - Ả rập

12 Nói tiếng Anh qua điện thoại

13 Đọc báo/ tạp chí ở Anh

14 Xem các chương trình truyền hình tiếng Anh

15 Nghe các chương trình radio tiếng Anh

16 Đi du lịch nước ngoài và nói tiếng Anh

Nhà nghiên cứu đã phát triển bảng câu hỏi được sử dụng trong bài báo này vì ông đãtừng là giáo viên dạy tiếng Anh ở cấp trung học trong hơn mười lăm năm Theo tiêu chí hệ số

21

Trang 22

tin cậy Cronbach Alpha (0.73), nó đã được chứng minh là đáng tin cậy Nghiên cứu này cốgắng trả lời câu hỏi sau:

“Có mối quan hệ nào giữa thành tích khi học tiếng Anh và các yếu tố thái độ, xã hội,kinh tế xã hội và ngoại khóa giữa các học sinh trung học Jordan không?”

Nghiên cứu này cho thấy thành tích của học sinh học tiếng Anh như một ngoại ngữ rõràng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau Năng khiếu học tiếng Anh như một ngoại ngữ rấtcao Điều này được nhận ra dưới dạng địa vị cao mà tiếng Anh đã đạt được trong hầu hết cáctầng lớp xã hội Tiếng Anh đã trở thành một yếu tố quan trọng để vượt trội trong khoa học vàcông nghệ và để bắt kịp với những khám phá và phát minh không ngừng phát triển Các nhàhoạch định chính sách được kêu gọi chăm sóc phúc lợi của các cá nhân và xã hội có cuộcsống bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cuộc sống hiện đại đòi hỏi phải có tiếng Anh trong đó tiếngAnh là phương tiện giao tiếp chính (điều này không có nghĩa là bỏ qua vai trò của tiếng ẢRập trong vấn đề này) Bốn yếu tố mà bài viết này điều tra có liên quan chặt chẽ đến việc họctiếng Anh như một ngoại ngữ Do đó, việc cải thiện môi trường để nâng cao thành tích họctiếng Anh của người học cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các nhà giáo dục, ngôn ngữhọc Các khu vực công và tư nhân được kêu gọi hợp tác chặt chẽ để chăm sóc sinh viên tốtnghiệp đại học anh ngữ để sử dụng tiếng Anh bằng cách cung cấp cho các khoa tiếng Anh tạicác trường đại học các cơ sở học tiếng Anh và tổ chức các hoạt động trong đó tiếng Anh làngôn ngữ trung bình Điều tương tự cũng có thể được thực hiện tại các trường học để liên lạc

và giao tiếp nhiều hơn bằng tiếng Anh

Internal and External Factors Affecting Learning English as a Foreign Language

Nghiên cứu các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh nhưmột ngoại ngữ của hai tác giả Soheil Mahmoudi, Asgar Mahmoudi Bài báo được đăng trênTạp chí Ngôn ngữ và Ngôn ngữ học Quốc tế vào Tháng Mười 2015 Nghiên cứu này đã điềutra ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với việc học tiếng Anh như mộtngoại ngữ từ quan điểm của người học EFL Iran Các bản sao của một bảng câu hỏi quy môLikert gồm 30 mục, đề cập đến các yếu tố bên trong và bên ngoài hoặc các thành phần nguyêntắc, đã được phân phối cho khoảng 140 sinh viên sau đại học của ELT tại ba trường đại học ởIran

Nghiên cứu đã cố gắng trả lời các câu hỏi ‘Có phải tất cả các biến số được coi là vềmặt lý thuyết là có mối tương quan đáng kể với nhau không? Có phải tất cả các biến được coi

là ngoại cảnh về mặt lý thuyết đều có mối tương quan đáng kể với nhau không? Có bất kỳbiến bên trong và bên ngoài nào tương quan đáng kể với nhau hoặc với thành phần nguyên tắckhác không? Các biến bên trong có chia hết cho nhận thức và tình cảm không? Các biến sốbên ngoài có chia hết cho chương trình học và môi trường không? Làm thế nào câu trả lời chonhững câu hỏi này có thể được biện minh?

Các giả thuyết nghiên cứu vô hiệu xuất phát từ những câu hỏi này như sau:

1 Tất cả các biến về mặt lý thuyết được coi là bên trong hoặc bên ngoài không nhất thiếtphải tương quan đáng kể với các biến cùng loại của chúng

22

Trang 23

2 Không có biến bên trong và bên ngoài tương quan đáng kể với nhau hoặc với thànhphần nguyên tắc mà chúng không thuộc về.

3 Các biến bên trong và bên ngoài không được người học EFL đánh giá khác nhau vềtầm quan trọng của chúng

4 Các biến bên trong và bên ngoài lần lượt chia hết cho nhận thức và tình cảm và nộikhóa và môi trường, liên quan đến mức độ quan trọng mà học sinh gán cho chúng Các phát hiện cho thấy rằng trong khi các thành phần bên trong và bên ngoài có thểphân biệt được, thì nhiều biến số không phụ thuộc nhiều vào thành phần nguyên tắc mà chúngthuộc về mặt lý thuyết Sau khi tách các biến không tương quan, rõ ràng là hầu hết các biếnnày là những biến rất quan trọng Phân tích sâu hơn chỉ ra rằng có thể chia các biến bên trongthành các biến nhận thức và tình cảm và các biến bên ngoài cho môi trường và chương trìnhhọc Kết luận đạt được là tầm quan trọng của các biến không nên được đánh giá dựa trên bảnchất của chúng mà dựa trên mức độ quan trọng mà người được hỏi dành cho chúng Người tacũng kết luận rằng sự chú ý cực kỳ đến các biến bên trong nên được cân bằng với các biếnbên ngoài

II Xây dựng mô hình nghiên cứu:

1 Mô hình nghiên cứu:

Qua kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở cả trong và ngoài nước, có thểthấy rằng có nhiều tác nhân có thể làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng Anh Tuy nhiên, cácnhân tố này có thể kết hợp lại với nhau tạo thành nhóm nhân tố cơ bản đó là nhóm yếu tố liênquan đến học tập, nhóm yếu tố liên quan đến cá nhân và nhóm yếu tố liên quan đến gia đình

Cụ thể, các yếu tố trong nhóm liên quan đến học tập được các nghiên cứu chỉ ra có liên quanđến việc làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng Anh là phương pháp học tập, phương phápgiảng dạy của giáo viên Đối với nhóm yếu tố từ cá nhân, các tác nhân được các công trìnhnghiên cứu nói đến bao gồm ảnh hưởng từ môi trường học tập, thái độ đối với việc học, tínhchủ động trong việc học và thời gian tự học Cuối cùng nhóm nhân tố liên quan đến gia đình,vấn đề tài chính và ảnh hưởng từ phía phụ huynh cũng là tác nhân lớn làm giảm hiệu quả họctiếng Anh của sinh viên hiện nay

Đối với nghiên cứu “Các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng Anh”, dựatrên kết quả được tổng hợp từ các nghiên cứu từ trong và ngoài nước kết hợp với cơ sở lýthuyết tiếp cận làm giảm hiệu quả học tiếng Anh từ tác nhân của môi trường bên ngoài, nhómnghiên cứu tập trung vào các tác nhân có nguồn gốc từ bên ngoài hay các tác nhân có xuấthiện sự đánh giá của con người và sự tác động qua lại giữa con người với tác nhân đó thay vìnghiên cứu các tác nhân xuất phát từ các đặc điểm riêng của mỗi người Ngoài ra đối tượngnghiên cứu là các nhân tố làm giảm hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên Đại học Kinh tế-Đạihọc Đà Nẵng, với phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong trường Đại học Kinh tế Đà Nẵngtrong giai đoạn giữa kỳ học và sự thiếu hụt trang thiết bị thì không ảnh hưởng quá nhiều đếnviệc học tiếng Anh vì tính chất chương trình học ở đây hầu như ở kì thi lớn như cuối kì sinhviên mới tốn nhiều thời gian để ôn thi và các thiết bị phục vụ cho việc học tiếng Anh cũngđược trang bị khá đầy đủ Ngoài ra, có một số nhân tố cho thấy sự không thống nhất giữa cácnghiên cứu, cụ thể có nghiên cứu cho rằng tác nhân về sự kỳ vọng cao của cha mẹ là không

23

Trang 24

liên quan đến việc làm giảm hiệu quả học tiếng Anh của sinh viên Tuy nhiên, hiện nay ở ViệtNam, trình độ tiếng Anh đang rất được coi trọng, cụ thể nhiều doanh nghiệp đòi hỏi bằngTiếng Anh của sinh viên khi đi xin việc làm Vì vậy, các gia đình đặt kỳ vọng vào con cáimình dẫn đến việc sinh viên áp lực từ gia đình từ đó làm giảm hiệu quả học tiếng Anh Hơnnữa, trong giai đoạn Đại học, hầu hết sinh viên đều phải bắt đầu sống tự lập và phải tự trangtrải cuộc sống ở mức độ nào đó nên rất dễ gặp vấn đề khó khăn tài chính dẫn đến việc sinhviên không được đến các trung tâm học tiếng Anh Vì vậy nhóm nghiên cứu tin rằng sự kỳvọng cao của cha mẹ được thể hiện trong mối quan hệ giữa sinh viên và gia đình và vấn đề tàichính là có liên quan đến hiệu quả học tiếng Anh như kết quả của các nghiên cứu còn lại.

Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình các tác nhân làm giảm hiệuquả đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng gồmcác yếu tố sau:

2 yếu tố liên quan đến học tập là: (1) Phương pháp học tập

(2) Phương pháp giảng dạy

3 yếu tố cá nhân là: (3) Ảnh hưởng từ môi trường học tập

(4) Thái độ đối với việc học (5) Hình thức tự học (6) Thời gian tự học

2 yếu tố liên quan đến gia đình là : (7) Vấn đề tài chính

(8) Ảnh hưởng từ phía phụ huynh

(9) Các nhân tố làm giảm hiệu quả của việc học Tiếng Anh

Mô hình được thể hiện như sau:

24

Trang 25

Hình 1 Mô hình nghiên cứu

25

Trang 26

2 Giả thuyết nghiên cứu:

Phương pháp học tập

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất trên toàn thế giới Thực tế cho thấy, khi chúng talàm bất kì việc gì, muốn có được thành công, chúng ta phải xác định rõ mục tiêu của mình.Bởi đơn giản, mục tiêu là thước đo của thành công, khi ta đạt được mục tiêu của mình, ta nóirằng ta đã thành công Không có một phương pháp bắt buộc nào để học tiếng Anh mà mỗingười phải tìm ra phương pháp phù hợp để học nó một cách hiệu quả

Nếu chúng ta xác định học tiếng Anh chỉ là nghĩa vụ, học vì nhiều người cho rằng nó quantrọng, học cho qua môn học qua các học phần tiếng Anh, thật ra đó cũng là đã có mục đíchhọc, tuy nhiên mục đích như vậy đã phù hợp với sinh viên đại học, những người trẻ, đầy năngđộng khát khao chưa? Chắc chắn là chưa

Sinh viên là đối tượng có khả năng nhận thức rất tốt, vì thế chúng ta cần có một mục tiêu caohơn, một tham vọng to lớn hơn Để thực hiện được mục tiêu ấy thì cần phải xác định đượcmột phương pháp học tập đúng đắn

Như trong bài nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựngtiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh Trường Đại học Trà Vinh của tác giảThạc sĩ Phùng Văn Đệ, thông tin từ số liệu phân tích cho thấy đa số sinh viên đánh giá caotầm quan trọng của 2 kỹ năng Nghe và Nói trong học tập và sử dụng tiếng Anh, và hầu hếtsinh viên ý thức được vai trò và tầm quan trọng của từ vựng trong quá trình học tập và sửdụng ngoại ngữ này Thông tin nền về thời gian học tiếng Anh có thể xem như là đủ để sinhviên có nhận thức về các kỹ năng cũng như từ vựng Kết quả khảo sát cho thấy đại đa số sinhviên đã học tiếng anh ở bậc trung học phổ thông với thời gian học từ 6 năm trở lên (tức họctiếng Anh hệ 7 năm) với tỷ lệ là 95.7% trong tổng số 370 sinh viên trả lời câu hỏi này Câuhỏi nghiên cứu thứ hai là ‘Ở một chuẩn mực nào ý thức học tập của sinh viên có ảnh hưởngđến tình hình và thái độ học tập từ vựng của họ?’ Thông tin về Thời gian dành cho việc tựhọc tiếng Anh và thời gian tự học từ vựng trong một ngày của sinh viên được khảo sát chocâu hỏi nghiên cứu thứ hai cụ thể như sau: Số liệu khảo sát cho thấy trong tổng số 367 phiếutrả lời câu hỏi (33 phiếu không có câu trả lời cho câu hỏi này) về thời gian dành cho việc họctiếng Anh mỗi ngày có số sinh viên học tiếng anh ít hơn một giờ/ngày chiếm tỷ lệ khá cao(69.8%), kế đến là thời gian học từ 2 – 3 giờ/ngày (27.2%), số lượng sinh viên dành nhiều hơn

4 giờ cho việc học tiếng Anh là rất hiếm, chỉ chiếm tỷ lệ 3.0% Điều này có nghĩa rằng phầnlớn sinh viên có đầu tư vào việc học ngoại ngữ, nhưng thời gian đầu tư tương đối còn khiêmtốn; có thể phải dành thời gian cho các môn học khác hoặc các hoạt động khác

Từ nghiên cứu nhóm tác giả cho thấy rằng phương pháp học tập là một trong nhữngnhân tố rất quan trọng và cũng là nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng Anh, từ đónhóm tác giả đã đưa ra một số đề xuất để cải thiện việc học tiếng Anh hiệu quả hơn

Phương pháp giảng dạy

26

Trang 27

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, đòi hỏinguồn nhân lực của Việt Nam không chỉ có kiến thức chuyên môn mà còn phải có khả năngngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, bởi tiếng Anh đang trở thành chuẩn mực, ngôn ngữ giao tiếpquốc tế Không chỉ dừng lại ở tiếng Anh giao tiếp thông thường mà đối với mỗi ngành nghềkhác nhau trong nền kinh tế, lao động cần phải có kỹ năng tiếng Anh đặc biệt cho từng lĩnhvực Do vậy, giảng dạy và học tập TACN càng thể hiện vai trò quan trọng của nó

Trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh, phương pháp giảng dạy có những tác động mạnh

mẽ đến chất lượng học tập, nhất là đối với sinh viên Việt Nam “có những phẩm chất gây trởngại cho việc học ngôn ngữ như nhút nhát, thụ động, không thích cộng tác với bạn bè, tính tựgiác học tập và năng động chưa cao” Phương pháp giảng dạy nói chung và phương pháp dạytiếng Anh nói riêng đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy động lực học tập, từ đó làm thay đổihiệu quả học tập tiếng Anh của người học Các hành vi và hoạt động có trong phương phápgiảng dạy của giáo viên có thể làm tăng và duy trì động cơ học tập của học sinh

Trong bài nghiên cứu “Language learning strategy instruction: Current issues and research“của tác giả Chamot, Anna Uhl chỉ ra rằng Khả năng nghe hiểu được cải thiện đối với học sinhđược hướng dẫn về các chiến lược học tập trên các văn bản có thể tiếp cận được, không phải

về những văn bản quá khó và hoặc mà học sinh thiếu kiến thức trước đó có liên quan Các báocáo bằng miệng (được trình bày từ các ghi chú bằng văn bản) do các sinh viên được hướngdẫn chiến lược đưa ra được đánh giá là dễ hiểu và có tổ chức hơn đáng kể so với các sinh viênnhóm đối chứng Hướng dẫn chiến lược học tập rõ ràng được nhúng trong giáo trình ngôn ngữdường như có hiệu quả

Hay là Factors affecting motivation of english-majored students towards learningenglish at a university in the mekong delta, vietnam của tác giả Thi Bao Dung Dang,VanLanh Le,Tuong Vy Ha chỉ ra rằng: Hầu hết sinh viên có động lực học tiếng Anh là do yếu tốnội tại Giáo viên có tính cách tích cực và các bài tập thú vị trong giờ học là một trong nhữngchiến lược tốt nhất để tăng động lực (hơn 1/3 người tham gia chọn ''Đồng ý'' 47,63% khi giáoviên đã cung cấp tài liệu hữu ích; 31/84 đã đồng ý cảm thấy hào hứng nếu giáo viên giaonhiệm vụ thú vị thay vì một nhiệm vụ nhàm chán)

Từ kết quả của các nghiên cứu nêu trên, nhóm tác giả thừa nhận rằng phương phápgiảng dạy là một trong những nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anhcủa sinh viên và nhóm tác giả cũng mong muốn và đề xuất ra các yếu tố để cải thiện môitrường học tiếng anh ngày một hiệu quả hơn

Ảnh hưởng từ môi trường học tập

Môi trường học tập có thể được hiểu là những tác động ảnh hưởng đến học tập từ bêntrong và cả bên ngoài Môi trường học tập là tập hợp của âm thanh xung quanh, ánh sáng, cơ

sở vật chất, giáo trình, giáo án,… các yếu tố này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập,thân thiện tốt hơn, hoặc cũng có thể làm xấu đi và ảnh hưởng tới tâm lý người học Có thểnói, môi trường học tập là một trong những nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả đến việchọc tiếng anh của sinh viên hiện nay

27

Trang 28

Theo nghiên cứu của tác giả Thi Bao Dung Dang, Van Lanh Le, Tuong Vy Ha đượcthực hiện tại một trường đại học ở Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2021 đã cho ra kếtluận rằng môi trường học là một trong những yếu tố chính của động lực học tập của sinh viên.Hay bài nghiên cứu về những yếu tố chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại họcQuốc gia Hà Nội do Hoàng Văn Vân nghiên cứu được tiến hành vào ngày 29 tháng 02 năm

2008, đã chỉ ra rằng với một lớp học không đạt chuẩn, số sinh viên trong một lớp học tiếngAnh đông, phương tiện hỗ trợ dạy học nghèo nàn, thiếu môi trường thực hành Thì việc họctiếng Anh dường như không có nhiều liên hệ với phát triển và nâng cao kiến thức chuyên môncủa người học.Hay tiếp bài nghiên cứu của tác giả Assoc Prof Dr Abdallah Hussein El-Omari vào 5/2016 tại thành phố Irbid của Jordan đã nhấn mạnh rằng việc cải thiện môi trường

để nâng cao thành tích học tiếng Anh của người học cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn từcác nhà giáo dục, ngôn ngữ học

Từ kết quả của các nghiên cứu nêu trên, nhóm tác giả thừa nhận ảnh hưởng từ môi trường họctập là một trong những nhân tố quan trọng làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng Anh của sinhviên và nhóm tác giả cũng mong muốn và đề xuất ra các yếu tố để cải thiện môi trường họctiếng Anh hiệu quả hơn

Thái độ học tập

Thái độ học tập là những suy nghĩ được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hoạt động đốivới các môn học Thái độ học tập của các chủ thể khác nhau được thúc đẩy bằng động cơ họctập khác nhau Từ đó có thể nói, thái độ trong học tập cũng là một trong những nhân tố quantrọng làm giảm hiệu quả đến việc học Tiếng Anh của sinh viên

Theo công trình nghiên cứu của N.Rajasekaran Nair và các cộng sự (2008) được thựchiện để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh ở bậc Đại học Ta thấy rằngcông trình nghiên cứu đã kết luận được rằng nếu người học muốn bồi dưỡng các kỹ năng vềngôn ngữ học một cách hiệu quả, họ cần phải có thái độ tích cực đối với ngôn ngữ Hay côngtrình nghiên cứu của Dr.Hashem A Al Samadani và Dr Salem S Ibnian (2015) thực hiện đểkhám phá thái độ của sinh viên Umm Al-Qura University (chi nhánh Al-Qunfudah) đối vớiviệc học tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) cho ra kết quả chỉ ra rằng việc học tiếng Anhđòi hỏi một thái độ tích cực để thực hành và phát triển các kỹ năng ngôn ngữ Nghiên cứu này

có một số ứng dụng, chẳng hạn như giáo viên nên tạo không khí dễ chịu trong lớp học đểnâng cao thái độ tích cực của người học đối với tiếng Anh và kết quả là họ có thể phát triển kỹnăng tiếng Anh của mình tốt hơn

Từ những công trình được nêu trên, ta thấy rằng thái độ vẫn là một nhân tố quan trọnggây ra việc giảm hiệu quả của việc học tiếng anh của sinh viên Việc thái độ tích cực hay tiêucực cũng quan trọng trong việc học và tiếp thu những kiến thức Nhóm tác giả cũng kỳ vọngrằng nghiên cứu cũng chỉ được mối liên hệ giữa thái độ học tập tới các nhân tố làm giảm hiệuquả đến việc học tiếng anh hiện nay

Thời gian tự học

28

Ngày đăng: 02/06/2024, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tran, Thi Tuyet. "Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities." The Internet journal language, culture and society 38.1 (2013): 138-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting teaching and learning English in Vietnameseuniversities
Tác giả: Tran, Thi Tuyet. "Factors affecting teaching and learning English in Vietnamese universities." The Internet journal language, culture and society 38.1
Năm: 2013
2. Dang, Thi Bao Dung, and Tuong Vy Ha. "Factors Affecting Motivation of English- Majored Students Towards Learning English At a University in the Mekong Delta, Vietnam." European Journal of English Language Teaching 6.6 (2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors Affecting Motivation of English-Majored Students Towards Learning English At a University in the Mekong Delta,Vietnam
4. Shamim, Fauzia. "English as the language for development in Pakistan: Issues, challenges and possible solutions." Dreams and realities: Developing countries and the English language 14.1 (2011): 291-310 Sách, tạp chí
Tiêu đề: English as the language for development in Pakistan: Issues,challenges and possible solutions
Tác giả: Shamim, Fauzia. "English as the language for development in Pakistan: Issues, challenges and possible solutions." Dreams and realities: Developing countries and the English language 14.1
Năm: 2011
5. Nair, N. Rajasekaran, and In S. Iy. "Some factors affecting English learning at tertiary level." Iranian Journal of language studies (IJLS) 2.4 (2008): 485 512. Ǧ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Some factors affecting English learning at tertiarylevel
Tác giả: Nair, N. Rajasekaran, and In S. Iy. "Some factors affecting English learning at tertiary level." Iranian Journal of language studies (IJLS) 2.4
Năm: 2008
6. chủ, T., Cáo, L., &amp; học, B. (2022). Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên thực trạng và giải - Tài liệu text. Retrieved 12 September 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh củasinh viên thực trạng
Tác giả: chủ, T., Cáo, L., &amp; học, B
Năm: 2022
7. Hoàng, Văn Vân . " Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh không chuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội." VNU Journal of Foreign Studies 24.1 (2008) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tiếng Anh khôngchuyên ở Đại học Quốc gia Hà Nội
10. El-Omari, Abdallah Hussein. "Factors affecting students' achievement in English language learning." Journal of Educational and Social Research 6.2 (2016): 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting students' achievement in Englishlanguage learning
Tác giả: El-Omari, Abdallah Hussein. "Factors affecting students' achievement in English language learning." Journal of Educational and Social Research 6.2
Năm: 2016
14. Khảo sát ý kiến của sinh viên Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Anh (Phạm Thị Trang &amp; Nguyễn Thị Anh Tuyết, Nguyễn Uyển Quỳnh Trâm, 2016, 16) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát ý kiến của sinh viên Nga về những khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng Anh
15. Đánh giá thực trạng học tiếng Anh chuyên ngành đối với sinh viên ngành môi trường ở Phân hiệu Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa. (2022). Retrieved 7 October 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá thực trạng học tiếng Anh chuyên ngành đối với sinh viên ngành môi trường ởPhân hiệu Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa
Tác giả: Đánh giá thực trạng học tiếng Anh chuyên ngành đối với sinh viên ngành môi trường ở Phân hiệu Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tại tỉnh Thanh Hóa
Năm: 2022
16. Thực trạng việc học tập ngoại ngữ của sinh viên hiện nay - Trường Đại học Phú Xuân Trường Đại học Phú Xuân - Trường đại học gắn kết doanh nghiệp. (2020). Retrieved 7 October 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng việc học tập ngoại ngữ của sinh viên hiện nay - Trường Đại học Phú XuânTrường Đại học Phú Xuân - Trường đại học gắn kết doanh nghiệp
Tác giả: Thực trạng việc học tập ngoại ngữ của sinh viên hiện nay - Trường Đại học Phú Xuân Trường Đại học Phú Xuân - Trường đại học gắn kết doanh nghiệp
Năm: 2020
18. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng anh nhìn từ góc độ giảng viên - Tài liệu tiếng Anh. (2021). Retrieved 12 September 202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng anh nhìn từ góc độ giảng viên - Tài liệutiếng Anh
Tác giả: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng anh nhìn từ góc độ giảng viên - Tài liệu tiếng Anh
Năm: 2021
19. Sinh viên chỉ ra thực trạng về học tiếng Anh . (2019). Retrieved 12 September 2022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh viên chỉ ra thực trạng về học tiếng Anh
Tác giả: Sinh viên chỉ ra thực trạng về học tiếng Anh
Năm: 2019
21. Chamot, Anna Uhl. " Language learning strategy instruction: Current issues and research." Annual review of applied linguistics 25 (2005): 112-130 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Language learning strategy instruction: Current issues andresearch
Tác giả: Chamot, Anna Uhl. " Language learning strategy instruction: Current issues and research." Annual review of applied linguistics 25
Năm: 2005
22. Mahmoudi, Soheil, and Asgar Mahmoudi. " Internal and external factors affecting learning English as a foreign language." International Journal of Language and Linguistics 3.5 (2015): 313-322 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internal and external factors affectinglearning English as a foreign language
Tác giả: Mahmoudi, Soheil, and Asgar Mahmoudi. " Internal and external factors affecting learning English as a foreign language." International Journal of Language and Linguistics 3.5
Năm: 2015
3. Minh, Nguyen Thu Nguyet , et al. " Difficulties and Some Solutions Suggest Learning English for Students of the English Language Department, Sai Gon University.&#34 Khác
8. Tác động của yếu tố văn hóa xã hội đối việc học tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất - khoa tiếng Anh trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng.pdf. (2022). Retrieved 8 October 2022 Khác
9. TẾ, KHOA KINH, and LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ. "Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh Trường Đại học Trà Vinh.&#34 Khác
11. Samadani, H. and Ibnian, S ( 2015). the relationship between Saudi EFL students' attitudes towards learning English and their academic achievement, International Journal of Education and Social Studies, Vol.2, No.1 Khác
12. Nathalie Ann C. Alaga (2016), Motivation and Attitude of Students towards Learning English Language, International Conference on Research in Social Sciences, Humanities and Education,Cebu (Philippines) Khác
13. Shams, M. (2008). Students attitudes, motivation and anxiety towards English language ‟ learning. Journal of Research, 2(2), 121-144 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. Quy trình nghiên cứu - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Hình 2. Quy trình nghiên cứu (Trang 32)
Bảng 1. Thang đo từng biến - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 1. Thang đo từng biến (Trang 32)
Bảng 4. Kết quả thống kê tần số về hộ khẩu của sinh viên - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 4. Kết quả thống kê tần số về hộ khẩu của sinh viên (Trang 37)
Bảng 2. Kết quả thống kê tần số về giới tính của sinh viên - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 2. Kết quả thống kê tần số về giới tính của sinh viên (Trang 37)
Bảng 5. Kết quả thống kê tần số về đối tượng sinh viên đang sống cùng - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 5. Kết quả thống kê tần số về đối tượng sinh viên đang sống cùng (Trang 38)
Bảng 7.Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các biến độc lập - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 7. Kiểm định Bartlett và KMO cho thang đo các biến độc lập (Trang 46)
Bảng 9. Ma trận thành phần xoay - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 9. Ma trận thành phần xoay (Trang 47)
Bảng 10. Bảng tương quan Pearson - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 10. Bảng tương quan Pearson (Trang 49)
Bảng 11. Bảng ANOVA - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 11. Bảng ANOVA (Trang 49)
Bảng 12. Bảng Model Summary - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 12. Bảng Model Summary (Trang 50)
Bảng 13. Bảng Coefficident - tiểu luận các nhân tố làm giảm hiệu quả đến việc học tiếng anh của sinh viêntrường đại học kinh tế đại học đà nẵng và đề ra các chiến lược để cải thiện
Bảng 13. Bảng Coefficident (Trang 50)