1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề lập kế hoạch và giải quyết vấn Đề tồn tại trong công tác quản lý Điều dưỡng tại cơ sở thực hành

23 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập Kế Hoạch Và Giải Quyết Vấn Đề Tồn Tại Trong Công Tác Quản Lý Điều Dưỡng Tại Cơ Sở Thực Hành
Tác giả Lưu Thị Bốn, Võ Trần Thanh Thảo, Trần Vũ Chinh, Lê Thị Kim Na, Trương Thị Ánh Linh
Người hướng dẫn TS. Vũ Văn Đẩu
Trường học Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
Chuyên ngành Quản Lý & Lãnh Đạo Điều Dưỡng
Thể loại học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 874,36 KB

Nội dung

Thực hiện phân tích SWOT và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện vấn đề thời gian chờ đợi khám chữa bệnh của bệnh nhân.. Hiện tại các vấn đề nổi trội có thể kể đến như: thời gian chờ khám

Trang 1

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỌC PHẦN: QUẢN LÝ & LÃNH ĐẠO ĐIỀU DƯỠNG

Giảng viên: TS Vũ Văn Đẩu

CHỦ ĐỀ:

“LẬP KẾ HOẠCH VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG

TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG TẠI CƠ SỞ THỰC HÀNH.”

Nhóm 08 - Lớp Cao học K10 – HP2 STT Họ và tên học viên Mã học viên Chức vụ

2 Võ Trần Thanh Thảo 2300150 Thành viên

5 Trương Thị Ánh Linh 2300149 Thành viên

Nam Định, năm 2024

Trang 2

0

MỤC LỤC

I.ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II.NỘI DUNG 5

1.Nguyên nhân vấn đề thời gian chờ khám bệnh kéo dài của bệnh nhân ( mô hình xương cá) và nguyên nhân gốc (bảng 5 WHY) 5

2 Thực hiện phân tích SWOT và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện vấn đề thời gian chờ đợi khám chữa bệnh của bệnh nhân 8

3 Lập kế hoạch triển khai giải pháp lựa chọn 17

4 Phương thức đánh giá 19

III KẾT LUẬN 20

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

1

I.ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng nằm ở địa chỉ số 402 Lê Văn Hiến, P.Khuê

Mỹ, Q Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng, với tổng diện tích: 71.334 m2, diện tích sử dụng 43.706 m2, số giường kế hoạch 900 giường

Bệnh viện được thành lập ngày 10 tháng 5 năm 2012 trên cơ sở tách hai khoa sản

và nhi của Bệnh viện Đà Nẵng, là đơn vị sự nghiệp, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu

và mở tài khoản riêng để giao dịch theo quy định.Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa hạng I Phạm vi hoạt động chuyên môn bao gồm:

 Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân về lĩnh vực chuyên ngành phụ sản và nhi

 Tham gia khám giám định theo yêu cầu của Hội đồng Giám định Y khoa và phân cấp Bộ Y tế

 Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng tại cộng đồng

 Đào tạo và tham gia đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến và tham gia phòng chống dịch bệnh

 Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh và phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Sở Y tế và Bộ Y tế

 Cơ cấu tổ chức và nhân lực hiện tại:

Ban giám đốc (4 người) , 10 phòng ban và 22 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng và 1 trung tâm

Trang 4

2

Trong đó bác sĩ: 233, dược sĩ: 32, nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y: 695 nhân viên Tỉ lệ BS/ĐD = 2.89/1 Số lượng nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật

y phân bổ cụ thể theo bảng sau

Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng tự hào có Ngân hàng sữa mẹ đầu tiên được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 17/2/2017 được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế đánh giá cao Trong năm 2023, đã cung cấp sữa cho 900 trẻ sơ sinh cực non và bệnh lý Ngoài ra, có 1400 Trẻ sinh mổ được sử dụng sữa từ ngân hàng sữa mẹ Cùng với quá trình hình thành và phát triển, quá trình hoạt động của bệnh viện cũng gặp nhiều khó khăn Hiện tại các vấn đề nổi trội có thể kể đến như: thời gian chờ khám dài, nhiều NB phàn nàn, thiếu hóa chất - vật tư liên quan đến đấu thầu, quản lý giờ giấc làm việc của nhân viên chưa hiệu quả, còn tình trạng đi muộn về sớm, tuân thủ về trang phục chưa tốt, nhân viên thường mặc scrub màu, chưa tuân thủ quy định về trang phục của Bộ y tế.Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, hơn 20% người dân chưa hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh, chủ yếu là do thời gian chờ đợi

khám chữa bệnh lâu và nhà vệ sinh bệnh viện bẩn

Trang 5

3

Cuối năm 2017, Bộ Y tế ban hành nội dung kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện và khảo sát sự hài lòng của người bệnh năm 2017 tại hơn 1.300 bệnh viện Theo kết quả điều tra, có gần 80% ý kiến hài lòng về chất lượng khám chữa bệnh

và hơn 20% chưa hài lòng, tập trung vào vấn đề thời gian chờ đợi khám, chữa bệnh

và nhà vệ sinh bệnh viện

Khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng là vấn đề luôn được nhà nước

và toàn xã hội quan tâm Kéo dài thời giam khám, giảm thời gian chờ đợi, đáp ứng

sự hài lòng của người bệnh là xu hướng phát triển của các bệnh viện, phòng khám hiện nay Ở Việt Nam hiện nay, quá tải tại các bệnh viện là tình trạng phổ biến từ trung ương đến cơ sở Vấn đề này cũng xuất hiện ở bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng Số lượt khám bệnh ngoại trú năm 2023 của bệnh viện đạt gần 400 000 lượt khám, tăng 12% so với năm 2022 là 350 000 lượt khám và số lượt khám liên tục có

xu hướng tăng những năm gần đây

Tình trạng quá tải gây hệ quả xấu cho cả người bệnh và nhân viên y tế Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa sản và nhi Đối tượng người bệnh là trẻ em và phụ nữ yêu cầu người NVYT phải đối xử rất nhẹ nhàng, việc chờ đợi kéo dài đối với họ đặc biệc gây nôn nóng, lo lắng, căng thẳng cho cả NB và người nhà Từ đó NB, NN dễ bức xúc và không hài lòng về dịch vụ khám chữa bệnh Vấn đề này gây căng thẳng cho cả 2 bên, người bệnh phải đợi lâu mới được khám, xét nghiệm, chụp X-Quang, được kết luận, kê đơn và tư vấn về bệnh, bác sĩ thì không đủ thời gian để hỏi bệnh, khám bệnh, tư vấn cho người bệnh một cách đầy đủ Hậu quả là dễ bỏ sót bệnh, chẩn đoán không chính xác, hướng dẫn phòng bệnh chữa bệnh cho NB không đầy đủ

Theo tiến sĩ Lý Ngọc Kính – vụ trưởng vụ điều trị (Bộ Y tế) cho biết dự thảo kiểm tra chất lượng bệnh viện năm 2007 quy định bệnh viện không được để tình trạng thười gian khám bệnh trung bình của người bệnh quá 60 phút

Trang 6

4

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh ngày một tốt hơn, rút ngắn thời gian chờ khám bệnh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của xã hội, đã có một số nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của người bệnh đối với dịch vụ y tế Trong đó, thời gian người bệnh phải chờ đợi làm thủ tục và khám chữa bệnh là một trong những khâu quan trọng để đánh giá sự hài lòng của người bệnh

Trang 7

5

II.NỘI DUNG

1.Nguyên nhân vấn đề thời gian chờ khám bệnh kéo dài của bệnh nhân ( mô

hình xương cá) và nguyên nhân gốc (bảng 5 WHY)

1.1 Xác định nguyên nhân vấn đề thời gian chờ khám bệnh kéo dài của bệnh

nhân ( mô hình xương cá)

Hình 1 Sơ đồ xương cá

Thời gian chờ khám bệnh của

Cơ sở hạ tầng (Vật liệu)

Phương pháp/

chính sách

BV trong quá trình sửa chửa, nâng cấp

Khu vực chờ đăng ký và chờ khám diện tích nhỏ so với số lượng BN chờ

Máy quẹt thẻ BHYT hay bị lỗi

Thời gian bắt đầu khám bệnh chưa hợp lý

Trang thiết

bị đã cũ

Giải quyết thứ tự đăng ký khám bệnh qua online

và bốc số tại chỗ chưa phù hợp

Quy trình khám bệnh một số khâu còn phức tạp

Nội dung đánh giá chưa bám sát thực tế

Thời điểm tiến hành kiểm tra chưa phù hợp

Trang 8

giải quyết câu trả lời trước đó

Hình 2 Sơ đồ 5 WHY 1

Các vấn đề tồn tại có thể có nhiều hơn một nguyên nhân gốc rễ Trong những trường hợp này, phân tích 5 Why sẽ trông giống như một ma trận với các nhánh khác nhau Điều này thậm chí có thể giúp bạn phát hiện và loại bỏ các vấn đề tồn tại một cách có tổ chức

Trang 9

7

Hình 3 Sơ đồ 5 WHY 2

Khi thực hiện phân tích nguyên nhân gốc vấn đề thời gian chờ khám bệnh của

bệnh nhân bằng kỹ thuật “ 5 WHY”, có thể mô tả qua sơ đồ sau:

Hình 4 Cây sơ đồ 5 WHY

Tại sao thời gian chờ khám bệnh của bệnh nhân còn dài ?

Trang thiết bị ,máy móc đã cũ, bảo dưỡng không định kỳ

Tại sao không vệ sinh bảo dưỡng thường xuyên?

Số lượng bệnh nhân khám ngoại trú tăng gây quá tải

Giải quyết thứ tự đăng ký

khám bệnh qua online, bốc số

chưa phù hợp.Tại sao giải

quyết khám chưa phù hợp?

Phong cách phục vụ của NVYT chưa đồng đều

Tại sao phong cách phục vụ khác nhau?

Nhân viên tăng cường đột xuất chưa thành thạo

Tại sao tăng cường nhân viên?

Thái độ của nhiều bệnh nhân còn khó chịu, cư xử chưa phù hợp Tại sao thái độ BN khó chịu?

Các quy trình chi tiết đang

trong quá trình hoàn thành

Tại sao không hoàn thành ?

Máy quẹt thẻ BHYT, máy vi tính, hệ thống loa hay bị lỗi

Tại sao máy móc hay hỏng?

BV trong quá trình sửa chửa, nâng cấp

Trang 10

8

2 Thực hiện phân tích SWOT và đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện vấn đề thời gian chờ đợi khám chữa bệnh của bệnh nhân

2.1.Bảng các yếu tố SWOT của vấn đề “thời gian chờ khám bệnh” có thể được

mô tả như sau:

2.1.1.Điểm mạnh

Bệnh viện Phụ Sản –Nhi Đà Nẵng là bệnh viện hạng 1 trực thuộc Sở Y tế thành

phố Đà Nẵng, là bệnh viện tuyến cuối chuyên khoa Phụ Sản – Nhi của thành phố,

có nhiệm vụ khám chữa bệnh , thu dung điều trị cho người dân thành phố Đà Nẵng

và một số tỉnh của khu vực miền trung

Đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm với công việc và tinh thần trách nhiệm cao

Bệnh viện đầu tư trang thiết bị, máy móc, công nghệ kĩ thuật hiện đại nhất nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị

Bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật cao, phức tạp, áp dụng thành công phương pháp điều trị mới , giảm thiểu được các tai biến và giảm chi phí cho bệnh nhân

Bệnh viện là cơ sở thực hành nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ xuất sắc, xây dựng thành công “Ngân hàng sữa mẹ” cung cấp sữa mẹ cho sản phụ nội viện và tỉnh lân cận

Khoa hiếm muộn là đơn vị phát triển kĩ thuật thụ tinh ống nghiệm và các kỹ thuật tiên tiến nhất ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị các bệnh lý vô sinh hiếm muộn, đem lại niềm hi vọng cho nhiều cặp vợ chồng muộn con

Quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài đa dạng, thu hút được nhiều nguồn viện trợ trong và ngoài nước

2.1.2.Điểm yếu:

Máy quẹt thẻ BHYT hay bị lỗi

Khu vực chờ đăng ký và chờ khám diện tích nhỏ so với số lượng chờ,

Trang 11

9

Nhân viên tăng cường đột xuất các bộ phận chưa thành thạo công việc

Bệnh nhân khám nhiều chuyên khoa thì chờ đên lượt khám nhiều lần

Bệnh nhân chưa tuân theo quy trình khám bệnh gây tranh chấp lẫn nhau , tranh chấp NVYT

2.1.3.Cơ hội:

Tiềm năng phát triển, đổi mới qua ứng dụng CNTT trong các khâu XN, CDHA, cấp thuốc…

Triển khai đăng ký khám chữa bệnh qua online

Chuyển đổi số trong công tác đăng kí khám bệnh: sử dụng CCCD, Vssid

2.1.4.Thách thức:

Nhu cầu bệnh nhân ngày càng tăng

Thời gian chờ tăng lên do tăng số lượng các chỉ định XN và CDHA để phù hợp với chẩn đoán điều trị bệnh theo quy định của BHXH

Chính sách BHYT không thông tuyến tỉnh khám bệnh ngoại trú

Sự phát triển đổi mới mạnh mẽ của các bệnh viện khác

chuyên môn cao, nhiều năm

kinh nghiệm, tận tâm với

công việc và tinh thần trách

- Máy quẹt thẻ BHYT hay bị lỗi -Khu vực chờ đăng ký và chờ khám diện tích nhỏ so với số lượng chờ, -Nhân viên tăng

-Tiềm năng phát triển, đổi mới qua ứng dụng CNTT trong các khâu

XN, CDHA, cấp thuốc…

-Triển khai đăng

ký khám chữa

-Nhu cầu bệnh nhân ngày càng tăng

-Thời gian chờ tăng lên

do tăng số lượng các

Trang 12

10

nhiệm cao

- Bệnh viện đầu tư trang

thiết bị, máy móc, công

nghệ kĩ thuật hiện đại, tiên

tiến

- Bệnh viện triển khai nhiều

kỹ thuật cao, phức tạp, áp

dụng thành công phương pháp

điều trị mới , giảm thiểu được

các tai biến và giảm chi phí

cho bệnh nhân

- Bệnh viện là cơ sở thực

hành nuôi con hoàn toàn bằng

sữa mẹ xuất sắc, xây dựng

thành công “Ngân hàng sữa

mẹ” cung cấp sữa mẹ cho sản

phụ nội viện và tỉnh lân cận

- Khoa hiếm muộn là đơn vị

phát triển kĩ thuật thụ tinh

ống nghiệm và các kỹ thuật

tiên tiến nhất ứng dụng

trong chẩn đoán, điều trị các

bệnh lý vô sinh hiếm muộn

- Quan hệ hợp tác với các tổ

chức nước ngoài đa dạng,

thu hút được nhiều nguồn

cường đột xuất các bộ phận chưa thành thạo công việc

-Bệnh nhân khám nhiều chuyên khoa thì chờ đên lượt khám nhiều lần -Bệnh nhân chưa tuân theo quy trình khám bệnh gây tranh chấp lẫn nhau , tranh chấp NVYT

bệnh qua online -Chuyển đổi số trong công tác đăng kí khám bệnh: sử dụng CCCD, Vssid

chỉ định XN

và CDHA

để phù hợp với chẩn đoán điều trị bệnh theo quy định của BHXH -Chính sách BHYT không thông tuyến tỉnh khám bệnh ngoại trú

Trang 13

11

viện trợ trong và ngoài

nước

2.2.Phân tích ma trận SWOT

Từ bảng các yếu tố SWOT ở trên, tiến hành trình bày phân tích dưới dạng ma trận

để đưa ra các giải pháp phù hợp theo từng yếu tố nhằm giải quyết vấn đề tồn động

“thời gian chờ khám bệnh” cho bệnh nhân

2.2.1.Phát triển ưu điểm, tận dụng cơ hội

 Kết hợp các thế mạnh và cơ hội để tích cực cải thiện các vấn đề tồn đọng, đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế hiện tại tại bệnh viện

 Sự kết hợp Điểm mạnh 1, 3, 4, 7 (S1, 3, 4, 7) và Cơ hội 1 (O1): tận dụng cơ hội tiềm năng phát triển, đổi mới qua ứng dụng CNTT trong các khâu XN, CDHA, cấp thuốc và điểm mạnh là bệnh viện hạng 1- tuyến cuối, bệnh viên đầu tư trang thiết bị, triển khai dịch vụ kỹ thuật cao bệnh viện có mối quan

hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong và ngoài nước => đưa ra giải pháp: trang

bị thêm máy vi tính và máy quẹt thẻ , mấy lấy số thứ tự tự động dự phòng, xây dựng quy trình xử lý khi quét thẻ qua cổng BHXH bị trục trặc hoặc máy

vi tính gặp lỗi, ưu tiên giải quyết sữa chữa csvc trang thiết bị khu khám bệnh , đề xuất quầy tiếp nhận chia 2 loại hình: BHYT và dịch vụ, bố trí màn hình trước mỗi phòng khám ghi nhận số thứ tự và tên người bệnh Việc áp dụng CNTT giúp cải thiện thời gian chờ đợi trong suốt quá trình khám bệnh của người dân, thay thế các quy trình khám bệnh thủ công

 Kết hợp O (2,3) và S (5,6) giúp cải thiện đáng kể thời gian chờ khi bệnh nhân thăm khám bệnh chuyên khoa hoặc sử dụng các dịch vụ y tế chuyên biệt chỉ có tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi thông qua các giải pháp như: triển khai phương án tư vấn , đăng kí dịch vụ khám chữa bệnh qua tổng đài

Trang 14

12

có các cửa làm thủ tục khám bệnh tự động thông qua mã Qr, Vssid… phân loại riêng phòng khám cho từng đối tượng người bệnh, đồng thời tiến hành khảo sát đánh giá lại công tác thực hiện chuyển đổi số theo định kỳ

 Việc cải thiện thời gian chờ khám dựa trên những điểm yếu được xác định trong mô hình SWOT kết hợp tận dụng các cơ hội hiện tại (W-O) đưa ra một

số giải pháp sau: cải cách thủ tục hành chính, cải thiện quy trình tiếp đón người bệnh bảo đảm tính công bằng, trật tự trong việc khám bệnh, thanh toán viện phí để tránh tình trạng chen lấn, chen ngang Các khoa phòng điều phối huy động nhân lực phù hợp vị trí, tăng cường nhân sự đột xuất trong thời gian cao điểm

2.2.2.Chuyển hóa rủi ro, hạn chế các nguy cơ khách quan

 Đối với việc lựa chọn kết hợp các yếu tố W-T, một số giải pháp đã và đang tiếp tục thực hiện tại bệnh viện bao gồm: Thay mới và bổ sung đầy đủ hệ thống các biển báo, biển hiệu và chỉ dẫn tại các trục đường chính, ngã

rẽ hoặc bên ngoài khuôn viên của bệnh viện Kích thước các sơ đồ, bảng biểu, biển hiệu phù hợp với giới hạn tầm nhìn, không bị khuất hoặc khó đọc, màu sắc, ký hiệu rõ ràng, chữ viết in to rõ dễ đọc các bảng hướng dẫn nội quy, chế độ tập trung vào việc đơn giản hóa và thân thiện với người bệnh, đảm bảo chỉ dẫn, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể cho người bệnh Tất cả các Khoa/Phòng/Trung tâm có đầy đủ bảng tên phòng, tên khoa, tên buồng bệnh bằng tiếng Việt, tiếng Anh Lắp đạt tại nơi chờ khám hệ thống màn hình MediHub với nhiều thông tin bổ ích

về các chính sách y tế, về cách phòng ngừa bệnh tật để tự bảo vệ sức khỏe tạo cho người bệnh cảm giác thoải mái, dễ chịu khi chờ đợi sử dụng các dịch vụ y tế Từ đó giúp làm giảm thời gian đi khám chữa bệnh, giảm tình trạng quá tải và nâng cao mức độ hài lòng người bệnh

Ngày đăng: 26/11/2024, 20:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w