Vai trò và hiệu quả của nhóm - Lợi ích của làm việc nhóm: Phát triển năng lực bản thân: Hoạt động nhóm cho phép những cá nhân nhỏ lẻ vượt qua những cản trở của cá nhân, xã hội để đạt đ
Trang 1HÀ NỘI, 6/2024
Trang 3ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
BTN2
Điểm thiviết
ĐiểmCuối kỳ
9 Lưu Quang Trường 20224814
10 Nguyễn Kim Tuyến 20205196
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NHÓM 6
1 Khái niệm nhóm 6
2 Vai trò và hiệu quả của nhóm 6
3 Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm 6
4 Quản trị nhân lực nhóm - mô hình 5P 10
5 Các giai đoạn phát triển nhóm 11
CHƯƠNG 2: THỰC HIỆN 14
1 Giới thiệu đề tài: 14
2 Thực hiện đề tài: 14
2.1 Làm video: 14
2.2 Làm báo cáo: 14
CHƯƠNG 3 KỂ LẠI QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM THÔNG QUA BTL 15
3.1 Sự làm quen rồi bầu trưởng nhóm, thư ký, lựa chọn chủ đề 15
3.2 Sự phân công các công việc cho bài tập lớn 16
3.3 Các buổi họp / tranh luận / cãi vã của nhóm 16
3.4 Nội dung thông điệp mà Nhóm muốn truyền tải qua BTL 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM KHI LÀM BTL 19
1.Kết quả nhóm đã đạt được 19
2 Ý nghĩa của BTL mà nhóm đã làm 19
3 Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng làm việc của mỗi cá nhân 20
4 Đánh giá từng thành viên trong nhóm của trưởng nhóm……….22
5 Kết Luận……… 23
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Ai trong chúng ta khi bước chân vào ngôi trường này đều mang trong mình những hoài bão và ước mơ không chỉ của riêng bản thân mà còn của cả gia đình Bách khoa là một ngôi trường được người ta bảo rằng “vào thì khó nhưng ra lại càng khó hơn” Mỗi năm, có trung bình khoảng 800 sinh viên được trường cho
“tốt nghiệp sớm”, một con số không hề nhỏ để minh chứng cho sự khắc nghiệt và tính cạnh tranh cao tại đây Ở Bách khoa, giỏi thôi là chưa đủ Để vượt qua với thành tích tốt, chúng ta cần phải có kỹ năng sắp xếp công việc, biết cách quản lý thời gian, và lập kế hoạch cho bản thân một cách khoa học và hiệu quả Điều này không chỉ giúp chúng ta hoàn thành chương trình học mà còn chuẩn bị cho cuộc sống sau này, khi đối mặt với những thử thách và áp lực từ công việc thực tế.
Chính vì lẽ đó, nhóm em đã chọn chủ đề “Lập kế hoạch” cho buổi thuyết trình ngày hôm nay Chúng em mong rằng thông qua chủ đề này, có thể phần nào giúp các bạn sinh viên có thêm những kỹ năng cần thiết để không chỉ hoàn thành tốt quá trình học tập tại Bách khoa mà còn thành công trên con đường sự nghiệp sau này.
Lập kế hoạch là một kỹ năng quan trọng và cần thiết cho mọi sinh viên Nó không chỉ giúp chúng ta phân bổ thời gian học tập và nghỉ ngơi một cách hợp lý
mà còn giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về những gì cần làm, từ đó giảm thiểu stress và tăng hiệu quả công việc Khi có một kế hoạch cụ thể, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi tiến độ công việc, kịp thời điều chỉnh khi cần thiết và đạt được mục tiêu đề ra Bên cạnh đó, lập kế hoạch cũng giúp chúng ta rèn luyện tính
kỷ luật và tự giác, những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong học tập và công việc sau này Khi chúng ta biết cách tự lập kế hoạch, chúng ta sẽ trở nên tự tin hơn, chủ động hơn trong việc quản lý cuộc sống và công việc của mình.
Nhóm em hy vọng rằng, thông qua buổi thuyết trình này, các bạn sẽ nhận thấy tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và áp dụng những kỹ năng này vào cuộc sống hàng ngày của mình Chúng ta hãy cùng nhau học hỏi và phát triển, để không chỉ vượt qua những thử thách tại Bách khoa mà còn đạt được những thành công rực
rỡ trong tương lai.
Cuối cùng, nhóm xin cảm ơn thầy giáo Vũ Đình Minh đã tạo điều kiện cho các thành viên trong nhóm em có môi trường tốt nhất để cùng nhau học tập và sáng tạo.
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NHÓM
1 Khái niệm nhóm
- Nhóm là một tập hợp từ hai người trở lên có cùng mục tiêu (đam mê, nhu cầu…) Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới sự chỉ đạo của một nhà quản lý Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình
- Làm việc nhóm là sự hợp tác làm việc, có định hướng rõ ràng giữa các thành viên trong cùng một đội, nhằm đặt được mục tiêu chung
2 Vai trò và hiệu quả của nhóm
- Lợi ích của làm việc nhóm:
Phát triển năng lực bản thân: Hoạt động nhóm cho phép những cá nhân nhỏ lẻ vượt qua những cản trở của cá nhân, xã hội để đạt được các kết quả, mục tiêu cao hơn
Tăng hiệu suất: Nhóm mang lại những kết quả tốt mà từng cá nhân không thể làm được một mình
Lắng nghe, chia sẻ
Thỏa mãn nhu cầu cá nhân
Tạo sự thân thiện
Để hoạt động hiệu quả thì nhóm “Thiếu nữ”: có 10 thành viên, số lượng thànhviên vừa đủ giúp phát huy được hiệu quả của nhóm và vừa có tính thống nhất cao trong các hoạt động 10 thành viên là 10 con người khác biệt nhưng cùng một mục tiêu đó là dám sống khác biệt, luôn là chính mình và trở thành người chúng tôi muốn trở thành và dám đương đầu với bất kỳ khó khăn nào
3 Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm
Nhóm “Thiếu nữ” với 10 thành viên đến từ trường Công nghệ thông tin và Truyền thông, Trường Điện - Điện tử, Trường Cơ Khí, Trường Hóa và Khoa học
Sự sống, Viện Kinh tế và Quản lý, Khoa Toán - Tin Đầu tiên, để có thể quản trị tốtmột nhóm gồm nhiều thành viên cần có một người đứng đầu Vậy cách thức để chọn ra người đứng đầu là gì trong khi các thành viên trong nhóm biết khá ít khả
Trang 7năng của bản thân và mọi người trong nhóm? Nhóm “Thiếu nữ” đã sử dụng
phương pháp trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC Để nhóm hoạt động và phát triển tốt, việc hiểu rõ tính cách, sở trường, sở đoản, vv của mỗi cá nhân là một công việc thiết yếu Nội tâm con người và các đặc trưng tính cách của mỗi cá thể làmột điều vô cùng phức tạp, khó nắm bắt Một cách sơ lược, xác định ban đầu được những nét tính cách nổi bật, có ý nghĩa trong khi làm việc nhóm sẽ giúp phân công nhiệm vụ một cách chính xác, phát huy được ưu thế của mỗi cá nhân Đặc biệt, nó còn giúp tìm ra cá nhân có đủ khả năng làm lãnh đạo, tức là trưởng nhóm, là người
có tiếng nói và có khả năng dung hợp, dẫn dắt nhóm đi đến kết quả tốt nhất Chúng
em đã tham khảo lý thuyết DISC của tiến sĩ William Moulton Marston và thực hiện một bài trắc nghiệm nhỏ để hiểu ban đầu về tính cách mỗi thành viên trong nhóm DISC được sử dụng để xác định cách một cá nhân phản ứng/hành động khi phải đối phó với các vấn đề trong công việc hoặc trong cách họ giải quyết vấn đề
Dưới đây là một số sơ lược về tính cách theo mơ hình DISC:
Dominance – Người quyền lực: Chỉ đạo, sáng tạo, giỏi giải quyết vấn đề,
hướng đến kết quả, tự giác, tự đề cao, thiếu kiên nhẫn, thích kiểm sốt, gây ấy tượngđầu tiên mạnh mẽ, biểu đạt nhanh chóng Những người nằm ở nhóm này quan trọng kết quả hồn thành Họ luôn tự tin và có động lực cạnh tranh để chiến thắng hoặc đạt được thành công, chấp nhận thử thách và hành động tức thì để đạt được kết quả Những người thuộc nhóm Thủ lĩnh thường được mô tả là mạnh mẽ, tự tin, nhanh nhẹn, luôn tiếp cận vấn đề một cách trực tiếp Tuy nhiên, điểm trừ là đôi khi
họ bị giới hạn bởi sự vô tâm đối với người khác, thiếu kiên nhẫn và hay hồi nghi Những người nhóm Thủ lĩnh thường là: Nhà phát triển, Nhà định hướng phát triển,Người truyền cảm hứng, Người làm ng việc mang tính sáng tạo
Influence – Người ảnh hưởng: Có sức thuyết phục, bốc đồng, nhiều cảm
xúc, thân thiện và hoạt bát Người thuộc nhóm này chú trọng vào việc tạo ra ảnh hưởng hoặc thuyết phục người khác bằng sự cởi mở và những mối quan hệ của mình Họ thường được mơ tả là những người có sức thuyết phục, nhiệt tình, ấm áp,luôn lạc quan và có niềm tin vào người khác Phong cách làm việc của họ luôn thể hiện sự hợp tác và nhiệt tình Những người Tạo ảnh hưởng thường được thúc đẩy bởi sự công nhận xã hội (hoặc một nhóm người trong xã hội), vào những hoạt độngnhóm và sự phát triển các mối quan hệ Chính vì vậy mà họ sẽ sợ bị mất sự ảnh hưởng, bị từ chối hoặc bị bỏ qua Những người nhóm tạo ảnh hưởng thường là: Người quảng bá, Người thuyết phục, Thẩm định viên
Steadiness – Người trầm tĩnh: tiêu chuẩn cao, trưởng thành, kiên nhẫn,chính
xác, nói năng chậm rãi, hành động có chủ ý, đi vào chi tiết, tìm kiếm sự thật, hành
Trang 8động chủ ý, hay nghi ngờ Những người thuộc nhóm này thường chú trọng vào sự hợp tác, chân thành, tin cậy Họ thường tìm động lực thúc đẩy từ sự cộng tác, phối hợp, đánh giá chân thành và hướng đến duy trì sự ổn định, được mơ tả là bình tĩnh,kiên nhẫn, trung thành, có thể lường trước sự việc, ổn định và nhất quán Họ cũng
có thể bị giới hạn bởi sự thiếu quyết đoán, sợ thay đổi, sợ sự mất ổn định và bị xúc phạm Những người Kiên định thường là: Chuyên gia, Nhân viên văn phòng
Compliance – Người tuân thủ: Hòa nhã, vô tư, giỏi lắng nghe, kiên
nhẫn,chân thành, ổn định, thận trọng, thích đi đó đây, giọng điệu đều đều Những người thuộc nhóm Tuân thủ này thường chú trọng vào chất lượng và độ chính xác, chuyên môn, năng lực cá nhân Họ thường tìm thấy động lực từ những cơ hội để đạt được kiến thức, những cơ hội giúp họ thể hiện được chuyên môn cá nhân và tạo
ra những sản phẩm có chất lượng Người Tuân thủ để ý đến độ chính xác trong cơng việc, họ luôn muốn duy trì sự ổn định trong công việc, thường được được mô
tả là người cẩn thận, thận trọng, làm việc có hệ thống, chính xác, lịch sự và biết cách ngoại giao Tuy nhiên, họ có thể bị giới hạn bởi việc bị quá tải, bản thân bị cô lập, những lời chỉ trích và mắc sai lầm Những người Tuân thủ thường là: Nhà tư tưởng khách quan, Người cầu toàn, Người nghiên cứu
Trang 9Cụ thể, mỗi thành viên trong nhóm sẽ được yêu cầu điền vào bảng trắc nghiệm tính cách theo thuyết DISC từ đó một bạn thư ký sẽ tổng hợp lại và dựa vào đó để đánh giá phân tích và tìm ra thành viên nhóm trưởng của nhóm, đồng thời hiểu được các thành viên để dễ dàng phân công công việc Dưới đây là bài trắcnghiệm khách quan do từng người thực hiện, được tính điểm dựa trên việc lựa chọn có hoặc không ở một số hành vi tính cách trong bảng Mỗi cột được tính tổng
là 100 điểm, cột thứ nhất đại diện cho hành vi D - người Thủ lĩnh, cột thứ hai là I - người ảnh hưởng, cột thứ ba là S - người trầm tĩnh, cột thứ tư là C-người tuân thủ
Kiên quyết Thuyết phục Giỏi lắng nghe Chi tiết
Nóng vội Biết quan tâm Khoan dung Tự trọng
Độc lập Hướng ngoại Né tránh xung
đột
Nhạy cảm
Hướng mục
tiêu
Hung hăng Đáng tin Có kế hoạch Hay gây rắc rối
Bảng: Những hành vi tính cách phổ biến trong công việc.
Bài trắc nghiệm cho thấy, mỗi cá nhân có biểu hiện hòa trộn nhiều loại hành
vi, chứ không phải chỉ một, tuy nhiên có một số hành vi nổi trội hơn hẳn so với cáchành vi khác: Dominance - người quyền lực, Influence - người ảnh hưởng
Steadiness - người trầm tĩnh, Compliance - người tuân thủ Nhóm tính cách nổi trộiứng với từng người như sau:
Trang 10MSSV Họ tên thành viên Đánh giá
4 Quản trị nhân lực nhóm - mô hình 5P
Khi đã có những hiểu biết cơ bản về các nhóm tính cách của các thành viên trong nhóm thì người nhóm trưởng cần phải biết cách quản trị nhân lực của nhóm Làm việc nhóm luôn cần phương pháp quản trị tốt, Nhóm đã tham khảo mơ hình 5P do Schuder phát triển để chọn ra phương pháp quản lí thích hợp
Thông tin cơ bản về mô hình 5P: 5P là mô hình tương đối toàn diện về cấu trúc và các thành phần của một chiến lược quản trị nguồn nhân lực do Schuler (1992) phát triển Mô hình 5P gồm 5 yếu tố:
- Triết lý quản trị nguồn nhân lực (Philosophy)
- Chính sách nguồn nhân lực (Policies)
- Chương trình (Programs)
- Hoạt động/thông lệ (Practices)
- Quy trình quản trị nguồn nhân lực (Process)
Áp dụng chiến lược quản trị nguồn nhân lực vào quản trị nhân lực của nhóm, nhóm rút ra những kết luận sau: Đầu tiên nhóm cần xác định mục tiêu chiến lược
Trang 11của nhóm và phân tích một cách có hệ thống về những tác động của nó đối với triết
lý, chính sách, chương trình, hoạt động, thông lệ và các quy trình quản trị nguồn nhân lực Vận dụng linh hoạt chiến lược quản trị nguồn nhân lực của Schuler để làm nổi bật ý nghĩa giữa chiến lược và hành động của nhóm
Chiến lược, mục tiêu của nhóm
Chiến lược của nhóm được chia làm hai hai giai đoạn là:
- Giai đoạn một: làm quen tìm hiểu, cùng thực hiện bài tập trên lớp
- Giai đoạn hai: chuẩn bị nội dung và phân chia nguồn lực cho video và làm báo cáo cuối kì
Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực chiến lược của nhóm.
- Các chính sách nguồn nhân lực: Việc quản trị một nhóm gồm nhiều thành viên là rất khó khăn và cần phải linh hoạt Chính sách của nhóm là khuyến khích các thành viên đưa ra ý kiến và lắng nghe ý kiến, lấy biểu quyết theo số đông nhưng cũng luôn chọn lọc những ý kiến hay và sáng tạo từ các cá nhân
- Các chương trình nguồn nhân lực: Nhóm có hoạt động tuyên dương và khen ngợi những thành viên tích cực, bên cạnh đó phê bình những thành viên chưa hoàn thành tốt công việc
- Các hoạt động nguồn nhân lực: Bên cạnh việc học tập, nhóm thường tổ chức các buổi giao lưu, làm việc để các thành viên gắn kết với nhau, hiểu nhau hơn
và đưa ra những ý tưởng sáng tạo cho bài tập trên lớp
- Các quy trình nguồn nhân lực: Khi bắt đầu một dự án làm làm việc thì nhóm luôn phân chia công việc một cách rõ ràng và bám sát tiến độ của từng thành viên trong nhóm
5 Các giai đoạn phát triển nhóm
Khi một nhóm được thành lập với một nhiệm vụ hay mục đích nào đó, thông thường thời gian đầu nhóm hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, nhưng trải qua thời gian có những thay đổi và mọi người hài hòa với nhau hơn Teamwork cũng trải qua những giai đoạn cụ thể, việc nắm rõ từng giai đoạn giúp trưởng nhóm phát huytối đa hiệu quả làm việc nhóm, tối thiểu chi phí khi thực hiện
Forming – Hình thành:
- Giai đoạn mới thành lập đối với mỗi thành viên đó là một trải nghiệm
lạ, khiến cho ai cũng cảm thấy háo hức Ở giai đoạn này, công việc thường được gán cho mỗi thành viên dựa trên khả năng mỗi người Tuy nhiên, do thời gian tiếp xúc chưa đủ lâu nên các thành viên trong nhóm sẽ có xu
hướng:
Trang 12 Mọi người ít trao đỏi, rụt rè, khép kín, dị xét.
Đặt câu hỏi về mục đích của nhóm
Lòng tin và sự tận tâm thấp
- Vai trò của trưởng nhóm trong giai đoạn này là:
Xác định đúng năng lực của từng thành viên qua đó phân công nhiệm
vụ hợp lý
Tổ chức các cuộc họp nhóm, qua đó lập kế hoạch cụ thể Hướng tư tưởng của các thành viên luôn trong trạng thái làm việc khẩn trương, liên tục, tránh tình trạng ỉ lại, dựa dẫm vào người khác
Tạo ra một bầu khơng khí làm việc thoải mái, hợp tác giữa các thành viên trên
Storming – Xung đột:
- Ở giai đoạn này, mỗi thành viên thể hiện quan điểm và lập trường của mình trong dự án Từ đó rất dễ xảy ra xung đột và sự bất hòa giữa các thành viên trong đội, đây cũng là nguyên nhân khiến hiệu quả công việc chung củanhóm bị chậm lại Điều này có thể là do:
Ít có sự giao tiếp, thiếu cởi mở
Mỉa mai, công kích, khích bác, muốn đẩy vấn đề cho cấp trên
Chưa biết lắng nghe
Bắt đàu hình thành các phe phái
- Vai trị của trưởng nhóm trong giai đoạn này là:
Giải quyết xung đột và làm rõ các mục tiêu, các việc cần làm trong tương lai Tập trung tồn bộ thành viên trong nhóm để định hướng lại nhiệm vụ của từng người Lấy một vài việc cụ thể mà nhóm đã hoàn thành để làm động lực cho các thành viên hồn thành những hạng mục còn gặp khó khăn
Norming - Ổn định:
- Khi các thành viên có sự trao đổi thân thiện và thống nhất rõ ràng về mục tiêu nhóm, chuẩn hóa mục tiêu nhóm Lúc này các thành viên của nhómhiểu nhau và tin tưởng lẫn nhau hơn Qua đó tạo sự đoàn kết trong nội bộ nhóm