1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập nhóm chủ đề liệt kê và giải thích một số từ khóa (cu,cpu, alu, io, instruction, stored program,… )

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liệt Kê Và Giải Thích Một Số Từ Khóa (CU, CPU, ALU, IO, INSTRUCTION, STORED PROGRAM,… )
Tác giả Nguyễn Hoàng Huynh, Lê Phạm Bảo Uyên, Phùng Minh Vũ, Trần Ngọc Thảo Vy, Nguyễn Huỳnh Thiện Tuấn, Trần Tú Như, Trịnh Long Vũ, Võ Trung Kiên
Người hướng dẫn Nguyễn Hữu Hiệp
Trường học Học Viện Hàng Không Việt Nam
Chuyên ngành Kiến Trúc Máy Tính
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 5,87 MB

Cấu trúc

  • I. CASE (0)
    • 6. Mục đích sử dụng (8)
  • II. BỘ NHỚ (9)
    • 1. Tập hợp bộ nhớ gồm ram và rom (0)
    • 2. Cấu tạo của Ram (10)
    • 3. Một số tính chất của Ram (0)
  • III. PORTS (11)
  • IV. CPU (12)
    • 1. CPU là gì (12)
    • 2. Công dụng của CPU (13)
    • 3. Cấu tạo của CPU (13)
    • 4. Tính chất CPU (0)
    • 5. Cách để CPU chạy nhanh (0)
    • 6. Các loại được sử dụng (0)
  • V. ALU (15)
  • VI. Khối điều khiển (CU - Control Unit) (16)
    • 1. Định nghĩa (16)
    • 2. Những bộ phận của khối điều khiển (16)
  • VII. GPU (17)
    • 1. Phân loại (17)
    • 2. Cấu tạo của GPU (0)
    • 3. Nguyên lí hoạt động (18)
    • 4. Phân loại GPU (19)
    • 5. Chức năng (19)
    • 6. Ứng dụng (19)
  • VIII. IO (24)
    • 1. Tìm hiểu IO (24)
    • 2. Tổng quan hệ thống IO (25)
    • 3. Chức năng mô-dun của IO (0)
    • 4. Những phương pháp điều khiển IO (25)
    • 5. Một số loại cổng (0)
  • IX. CÂU HỎI (26)

Nội dung

- Case máy tính hay còn gọi là vỏ hoặc thùng máy tính là một giá đỡ vật lý giúp sắp xếp toàn bộ các thành phần của máy tính gọn gàng và hợp lý.- Case là một bộ phận bên ngoài có tác dụng

CASE

Mục đích sử dụng

+ Đối với người dùng văn phòng:

- Với những bạn là người dùng văn phòng, laptop là thiết bị ít nhiều sẽ phù hợp hơn là PC máy bàn Tuy nhiên nếu công việc đòi hỏi bạn cần một chiếc máy với các phần bàn phím, chuột rời rạc thì khi lựa chọn case máy tính bạn nên chọn loại thấp nhỏ hoặc cube (hình lập phương) bởi vì các linh kiện của bộ case đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của bạn rất đơn giản.

- Một chiếc case nhỏ gọn không đòi hỏi quá nhiều về việc lắp ráp và chiếc case sẽ tiết kiệm được kha khá không gian để có thể đựng nhiều đồ khác hơn Ngoài ra các hệ thống nâng cấp như tản nhiệt, cổng giao tiếp và vẻ ngoài có thể không cần trang bị và việc này giúp tiết kiệm được rất nhiều.

+ Đối với game thủ, người làm đồ họa.

- Đối với các bạn đam mê game và những người thiết kế đồ họa thì độ phân giải cấu hình, đồ họa, các linh kiện phục vụ trải nghiệm là vô cùng quan trọng nên với những người dùng này phải chọn những chiếc case có kích thước tầm trung trở lên Và để phục vụ tốt nhất quá trình trải nghiệm thì bạn cần một vỏ case có thể lưu thông khí tốt hoặc có bộ hệ thống tản nhiệt hoạt động tối ưu, vì khi sử dụng với công suất cao máy sẽ sinh ra rất nhiều nhiệt, quan trọng nhất chiếc case nên mang tính thẩm mỹ cao và có thể kết nối được với kha khá các bo mạch chủ để mang đến cảm xúc chơi game, thiết kế tốt nhất, mở ra một không gian, góc nhìn mới cho người sử dụng.

+ Đối với máy chủ, Server.

- Đối với các case làm máy chủ, server thì cần cấu hình rất cao, không gian rộng rãi có thể chứa nhiều dây dẫn và các cổng kết nối Case cũng phải làm việc với công suất liên tục nên hệ thống tản nhiệt cũng rất cần lưu ý Khi chọn case bạn nên xem kỹ về độ lưu thông không khí, cũng như các hệ thống tản nhiệt khác và đối với loại case sử dụng cho máy với mục đích làm máy chủ, server thì không cần quá chú trọng vào vẻ bề ngoài.

BỘ NHỚ

Cấu tạo của Ram

+ Bo mạch: nó giúp các linh kiện khác nhau trong máy tính hoạt động cùng nhau.

+ Vi xử lí : nó giúp xử lí và thực hiện các tác vụ của máy tính, nhằm đơn giản hóa giao diện điều khiển và loại bỏ việc tạo tín hiệu không cần thiết.

+ Ngân hàng bộ nhớ: Ngân hàng bộ nhớ là nơi lưu trữ thông tin trong máy tính.

+ Chip SPD : Chip SPD là một loại chip được sử dụng trong RAM để lưu trữ thông tin về cấu hình và hiệu suất của RAM đó.

+ Bộ đếm : Bộ đếm trên chip theo dõi các địa chỉ cột để cho phép truy cập cụm tốc độ cao Nó sử dụng hai loại cụm tuần tự và xen kẽ.

RAM được chia làm 2 loại : SRAM và DRAM :

+ SRAM hay còn gọi là RAM tĩnh (Static RAM) loại RAM này không bị mất nội dung sau khi nạp trừ khi khởi động máy tính, nó được ứng dụng vào lưu trữ dữ liệu khởi động.

+ DRAM (RAM động) được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi chạy ứng dụng và có thể bị trả lại vùng nhớ khi đóng ứng dụng hoặc shutdown hoặc turn off điện thoại hoặc máy tính.

RAM (Random Access Memory) có một số tính chất chính:

+ Tạm thời: RAM là bộ nhớ tạm thời trong máy tính, nơi dữ liệu được lưu trữ khi máy tính hoạt động Khi máy tính tắt, dữ liệu trong RAM thường bị xóa.

+ Truy cập ngẫu nhiên: Dữ liệu có thể truy cập từ RAM một cách ngẫu nhiên, không cần phải đi qua các bước tuần tự như một ổ đĩa cứng.

+ Nhanh chóng : RAM cung cấp tốc độ truy cập nhanh, giúp cho việc đọc và ghi dữ liệu diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+ Volatile (thoáng): Dữ liệu trong RAM chỉ được lưu trữ khi máy tính hoạt động và bị mất khi máy tính tắt hoặc bị mất điện Đây là lý do tại sao dữ liệu cần được lưu trữ lâu

Một số tính chất của Ram

+ Sử dụng bởi CPU: RAM là nơi mà CPU lấy dữ liệu để xử lý các tác vụ và chương trình Việc có RAM nhanh và đủ dung lượng thường giúp máy tính hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn.

+ Khả năng ghi đè dữ liệu: RAM cho phép dữ liệu được ghi đè và thay đổi một cách linh hoạt, điều này giúp cho việc thực hiện các tác vụ và lưu trữ thông tin trong quá trình sử dụng máy tính.

Sự khác nhau giữa Ram điện thoại và Ram máy tính:

- Về cơ bản, chúng hoàn toàn có chức năng giống nhau, tuy nhiên do tính chất thiết bị nên 2 loại RAM này sẽ có một số khác biệt.

- Thứ nhất, RAM điện thoại được thiết kế với kích thước nhỏ và cho mức tiêu thụ điện năng thấp để phù hợp với tính chất di động và sử dụng pin trên smartphone.

- Thứ hai, RAM trên điện thoại được gắn trực tiếp lên con chip xử lý Vì thế mà bạn không thể dễ dàng nâng cấp hoặc thay thế như trên máy tính bàn và laptop.

- Sau cùng, RAM điện thoại sẽ được dùng chung cho cả vi xử lý và bộ xử lý đồ hoạ mà không có bộ nhớ RAM.

*Một số hình ảnh về Ram điện thoại và máy tính:

PORTS

- Thường được sử dụng để chỉ một tiêu chuẩn kết nối hoặc cổng truy cập trên thiết bị điện tử Đây có thể là cổng vật lý trên máy tính, thiết bị hoặc cổng phần mềm để giao tiếp giữa các ứng dụng, thiết bị khác nhau.

- Phân loại: 65535 cổng, được chia làm 3 phần: Well Known Port (WKP), Registered

Port (RP), Dynamic/ Private Port (D/PP)

- Chức năng: chọn lọc và truyền tải dữ liệu, ngăn ngừa xâm nhập trên máy tính, một số tính năng khác…

- Một số loại Ports phổ biến: USB (Universal Serial Bus), Ethernet, 1433-1434 -Microsoft SQL, …

CPU

CPU là gì

- CPU (Central Processing Unit) là một thành phần cốt lõi của một máy tính, thực hiện các phép tính và quản lý các hoạt động của hệ thống Đây là "bộ não" của máy tính và chịu trách nhiệm chủ yếu cho việc xử lý thông tin.

- CPU thường kết nối với các thiết bị khác thông qua Bus Bus là một hệ thống các đường dẫn truyền tải dữ liệu và tín hiệu giữa CPU và các thành phần khác trong máy tính như bộ nhớ RAM, ổ đĩa cứng, card đồ họa, và các thiết bị ngoại vi khác Bus cho phép truyền thông dữ liệu và lệnh giữa CPU và các thành phần khác, đồng bộ hóa các hoạt động và đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống.

Công dụng của CPU

2.1 Xử lí tính toán: CPU thực hiện các phép tính logic, số học và các hoạt động xử lý dữ liệu.

2.2 Quản lí hoạt động hệ thống: Điều khiển và quản lý các hoạt động của các thành phần khác trong hệ thống, bao gồm việc điều phối dữ liệu, lệnh và tín hiệu giữa các thành phần khác nhau.

Cấu tạo của CPU

3.1 ALU (Arithmetic Logic Unit - Đơn vị logic số học): Thực hiện các phép toán số học (cộng, trừ, nhân, chia) và logic (AND, OR, NOT) trên dữ liệu.

3.2 CU (Control Unit - Đơn vị điều khiển): Quản lý và điều khiển hoạt động của CPU, bao gồm việc giải mã lệnh từ bộ nhớ, điều chỉnh dòng lệnh và tín hiệu đến các thành phần khác trong hệ thống.

3.3 Registers (Bộ thanh ghi): Bộ nhớ nhanh được tích hợp trực tiếp trên CPU, lưu trữ các dữ liệu và chỉ số tạm thời cần thiết cho các phép tính.

3.4 Opcode: Phần bộ nhớ chứa mã máy của CPU (không bắt buộc) để có thể thực thi các lệnh trong file thực thi.

3.5 Phần điều khiển: Thực hiện việc điều khiển các khối và điều khiển tần số xung nhịp Mạch xung nhịp hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi (Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ xung nhịp Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (MHz).

4.1 Tốc độ Xử lý: CPU được đo bằng tốc độ xử lý, được tính bằng số lệnh mà nó có thể thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ: GHz) Tốc độ này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất của máy tính.

4.2 Số lõi (Cores): CPU có thể có một hoặc nhiều lõi, mỗi lõi thực hiện các nhiệm vụ tính toán độc lập CPU nhiều lõi cho phép xử lý đa nhiệm hiệu quả, với khả năng chạy nhiều tác vụ cùng một lúc.

4.3 Bộ nhớ Cache: CPU thường đi kèm với bộ nhớ cache nhanh nhằm lưu trữ dữ liệu mà nó sử dụng thường xuyên nhất Cache giúp giảm thời gian truy cập dữ liệu và tăng tốc độ xử lý.

4.4 Tiêu thụ Năng Lượng: CPU tiêu thụ một lượng năng lượng quan trọng trong máy tính Các CPU tiết kiệm năng lượng thường được ưu tiên để giảm tiêu thụ điện năng và tạo ra ít nhiệt độ hơn.

4.5 Kiến trúc: Kiến trúc của CPU bao gồm việc sử dụng các công nghệ như x86,

ARM, và có thể đi kèm với các tính năng đặc biệt như hỗ trợ đồ họa tích hợp, các bộ điều khiển đa phương tiện, etc.

4.6 Hiệu suất Công việc Đa Nhiệm: CPU có khả năng xử lý nhiều tác vụ đồng thời một cách hiệu quả, cũng phụ thuộc vào khả năng xử lý đa lõi và đa luồng.

5 Các cách để làm CPU nhanh:

-Tốc độ CPU hay còn gọi là tốc độ xung nhịp CPU được đo bằng đơn vị Gigahertz hay GHz biểu thị số chu kỳ xử lý mỗi giây mà CPU có thể thực hiện được.

- Để CPU được nhanh thì phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Số nhân xử lý (2, 4, 10, 22 nhân, ), càng nhiều nhân càng mạnh.

+ Công nghệ sản xuất (32nm, 22nm, 14nm, ), càng nhỏ càng tiết kiệm điện và hiệu năng cao hơn.

+ Công nghệ làm tăng tốc độ xử lý của CPU (pipeline, turbo boost, siêu phân luồng, ).

+ Bộ nhớ đệm dùng để lưu các lệnh/dữ liệu thường dùng hay có khả năng sẽ được dùng trong tương lai gần, giúp giảm bớt thời gian chờ đợi của CPU.

+ TDP (công suất thoát nhiệt), lượng nhiệt chip xử lý tỏa ra mà hệ thống làm mát cần phải giải tỏa TDP thường cho biết mức tiêu thụ điện của con chip, con số này càng thấp càng tốt.

6 Các loại CPU được sử dụng hiện nay:

+ CPU Intel: Intel Core i3, i5, i7, i9 và Intel Xeon.

+ CPU AMD: AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7 và AMD Ryzen threadripper.

* Một só hình ảnh về CPU:

Các loại được sử dụng

- ALU là từ viết tắt của Arithmetic Logic Unit ( đơn vị số học và logic).

- ALU là một phần quan trong trong các bộ xử lý của máy tính, nó thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản trong máy tính bao gồm cộng, trừ, nhân, chia và các phép logic như AND, OR,

- Một biểu tượng tượng trưng của ALU và tín hiệu đầu vào và đầu ra của nó, được biểu thị bằng các mũi tên chỉ vào hoặc ra khỏi ALU, tương ứng Mỗi mũi tên đại diện cho một hoặc nhiều tín hiệu Tín hiệu điều khiển nhập từ bên trái và tín hiệu trạng thái thoát bên phải; dữ liệu chảy từ trên xuống dưới.

ALU

- ALU là từ viết tắt của Arithmetic Logic Unit ( đơn vị số học và logic).

- ALU là một phần quan trong trong các bộ xử lý của máy tính, nó thực hiện các phép tính số học và logic cơ bản trong máy tính bao gồm cộng, trừ, nhân, chia và các phép logic như AND, OR,

- Một biểu tượng tượng trưng của ALU và tín hiệu đầu vào và đầu ra của nó, được biểu thị bằng các mũi tên chỉ vào hoặc ra khỏi ALU, tương ứng Mỗi mũi tên đại diện cho một hoặc nhiều tín hiệu Tín hiệu điều khiển nhập từ bên trái và tín hiệu trạng thái thoát bên phải; dữ liệu chảy từ trên xuống dưới.

Khối điều khiển (CU - Control Unit)

Định nghĩa

- Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống Phần này là phần cốt lõi của một bộ xử lý được cấu tạo từ các mạch logic so sánh với các linh kiện bán dẫn như transistor tạo thành.

Những bộ phận của khối điều khiển

- Là IC nhớ có tốc độ nhanh dùng để nạp các phần mềm điều khiển máy như hệ điều hành, vi xử lý khi hoạt động sẽ truy cập và lấy ra các phần mềm điều khiển máy trong IC nhớ FLASH sau đó qua giải mã tạo ra các lệnh điều khiển rồi điều khiển các bộ phận khác của máy hoạt động Nếu có vấn đề gì ở bộ nhớ FLASH thì máy sẽ không hoạt động động được, thông thường khi hỏng FLASH thì máy không duy trì nguồn.

GPU

Phân loại

+ GPU tích hợp: GPU tích hợp (iGPU) được nhúng vào CPU giúp giảm thiểu tiêu hao năng lượng và chi phí tối ưu Đồng thời nhờ đó mà hệ thống cũng vận hành một cách đơn giản, trơn tru hơn rất nhiều.

+ GPU rời: GPU rời (discrete GPU) là một loại GPU độc lập và riêng biệt, không tích hợp sẵn vào bộ vi xử lý chính (CPU) hoặc bo mạch chủ (motherboard) Nó được thiết kế để xử lý các tác vụ đồ họa và tính toán phức tạp, đặc biệt là trong các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất đồ họa cao như chơi game, xử lý video, thiết kế đồ họa và học máy GPU rời giao tiếp với hệ thống thông qua khe cắm PCIe trên bo mạch chủ.

+ GPU vừa có tích hợp, vừa rời (AMD)

- Đây là một phần quan trọng của GPU, nơi các phép tính số học và logic được thực hiện. ALU thực hiện các phép tính như cộng, trừ, nhân, chia và các phép tính logic như AND,

- GPU có bộ nhớ riêng để lưu trữ dữ liệu và các hướng dẫn xử lý Bộ nhớ này bao gồm bộ nhớ VRAM (Video RAM) và bộ nhớ cache VRAM được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu hình ảnh và video, trong khi bộ nhớ cache được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu tạm thời để tăng tốc độ xử lý.

- Raster là một phần của GPU, có nhiệm vụ chuyển đổi các đối tượng 3D thành các hình ảnh 2D trên màn hình Nó thực hiện các phép biến đổi hình học như phép chiếu, cắt, vẽ đường viền và điểm ảnh.

- Đây là các đơn vị xử lý đặc biệt trong GPU, được sử dụng để thực hiện các phép tính đồ họa phức tạp Shader Cores có thể được chia thành các loại khác nhau như Vertex Shader, Geometry Shader và Pixel Shader, mỗi loại có nhiệm vụ xử lý các giai đoạn khác nhau của quá trình đồ họa.

- GPU kết nối với các thành phần khác trong hệ thống thông qua giao diện bus Giao diện bus này cho phép truyền dữ liệu giữa GPU và bộ xử lý chính (CPU), bộ nhớ chính và các thành phần khác.

- Cấu trúc và cấu tạo của GPU có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và mục đích sử dụng Các công nghệ và tính năng của GPU cũng được cải tiến liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đồ họa và xử lý đa phương tiện.

- GPU được dùng trong các hệ thống nhúng, máy tính cá nhân, máy trạm workstation, máy tính chơi game GPU dễ nhận biết nhất là trong máy tính cá nhân, CPU xuất hiện ở Card màn hình hoặc có thể gắng trên Maiboard.

+ GPU hoạt động dựa trên nguyên tắc của kiến trúc SIMD (Single Instruction, Multiple Data), trong đó một lệnh duy nhất được áp dụng đồng thời lên nhiều dữ liệu Điều này cho phép GPU xử lý hàng loạt các tác vụ đồ họa cùng một lúc, giúp tăng hiệu suất và tốc độ xử lý.

+ GPU cũng được trang bị với một số đơn vị xử lý đặc biệt như Rasterizer, Vertex Shader, Pixel Shader và Texture Mapping Unit.

+ Rasterizer chịu trách nhiệm chuyển đổi các đối tượng đồ họa từ dạng vector sang dạng raster để hiển thị trên màn hình.

+ Vertex Shader và Pixel Shader là các đơn vị xử lý chính trong GPU, thực hiện các phép tính và biến đổi trên các đỉnh và điểm ảnh để tạo ra hiệu ứng đồ họa.

+ Texture Mapping Unit được sử dụng để ánh xạ các hình ảnh và vật liệu lên các đối tượng đồ họa.

+ GPU cũng được tích hợp với bộ nhớ đồ họa (VRAM) để lưu trữ và truy xuất dữ liệu đồ họa nhanh chóng Điều này giúp giảm thời gian truy dữ liệu giữa CPU và GPU, tăng hiệu suất xử lý đồ họa.

+ GPU dựa trên kiến trúc đồ họa: Được thiết kế chủ yếu để xử lý đồ họa và hiển thị hình ảnh trên màn hình.

+ GPU dựa trên kiến trúc tính toán: Được tối ưu hóa để thực hiện các tính toán số học phức tạp, thường được sử dụng trong các ứng dụng như học máy, trí tuệ nhân tạo và tính toán khoa học.

+ Chức năng của GPU trong công việc: Ngày trước thì CPU thường sẽ kiêm luôn cả chắc năng của GPU nhờ một Chương trình gọi là IGPU " Nghĩa là GPU đó được tích hợp sẵn trong CPU " nhưng điểm giới hạn Của IGPU là khó có thể đáp ứng được nhu cầu khối lượng công việc lớn

+Trong thời đại ngày càng phát triển thị vị thế của GPU là hoàn toàn khác biệt và bổ trợ lẫn CPU Do đó, GPU (GPU Computing) ra đời đã giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, CPU chịu trách nhiệm kéo hệ thống chạy theo hoạt động của GPU và dành các xung của mình cho các nhiệm vụ khác trong hệ thống Vì vậy, tiết kiệm rất nhiều thời gian, giải quyết những áp lực trong việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cho thị trường.

Nguyên lí hoạt động

+ GPU hoạt động dựa trên nguyên tắc của kiến trúc SIMD (Single Instruction, Multiple Data), trong đó một lệnh duy nhất được áp dụng đồng thời lên nhiều dữ liệu Điều này cho phép GPU xử lý hàng loạt các tác vụ đồ họa cùng một lúc, giúp tăng hiệu suất và tốc độ xử lý.

+ GPU cũng được trang bị với một số đơn vị xử lý đặc biệt như Rasterizer, Vertex Shader, Pixel Shader và Texture Mapping Unit.

+ Rasterizer chịu trách nhiệm chuyển đổi các đối tượng đồ họa từ dạng vector sang dạng raster để hiển thị trên màn hình.

+ Vertex Shader và Pixel Shader là các đơn vị xử lý chính trong GPU, thực hiện các phép tính và biến đổi trên các đỉnh và điểm ảnh để tạo ra hiệu ứng đồ họa.

+ Texture Mapping Unit được sử dụng để ánh xạ các hình ảnh và vật liệu lên các đối tượng đồ họa.

+ GPU cũng được tích hợp với bộ nhớ đồ họa (VRAM) để lưu trữ và truy xuất dữ liệu đồ họa nhanh chóng Điều này giúp giảm thời gian truy dữ liệu giữa CPU và GPU, tăng hiệu suất xử lý đồ họa.

Phân loại GPU

+ GPU dựa trên kiến trúc đồ họa: Được thiết kế chủ yếu để xử lý đồ họa và hiển thị hình ảnh trên màn hình.

+ GPU dựa trên kiến trúc tính toán: Được tối ưu hóa để thực hiện các tính toán số học phức tạp, thường được sử dụng trong các ứng dụng như học máy, trí tuệ nhân tạo và tính toán khoa học.

Chức năng

+ Chức năng của GPU trong công việc: Ngày trước thì CPU thường sẽ kiêm luôn cả chắc năng của GPU nhờ một Chương trình gọi là IGPU " Nghĩa là GPU đó được tích hợp sẵn trong CPU " nhưng điểm giới hạn Của IGPU là khó có thể đáp ứng được nhu cầu khối lượng công việc lớn

+Trong thời đại ngày càng phát triển thị vị thế của GPU là hoàn toàn khác biệt và bổ trợ lẫn CPU Do đó, GPU (GPU Computing) ra đời đã giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, CPU chịu trách nhiệm kéo hệ thống chạy theo hoạt động của GPU và dành các xung của mình cho các nhiệm vụ khác trong hệ thống Vì vậy, tiết kiệm rất nhiều thời gian, giải quyết những áp lực trong việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cho thị trường.

+ Hiện này GPU đóng một vai trò vô cùng quan trọng Không chỉ là hỗ trợ các game 3D và các phần mềm kiến trúc như 3Dsmax , Vray, Corona hay những phần mềm dựng hình ảnh và làm video chuyên nghiệp như Adobe Premiere, Camtasia, After Effects

Ứng dụng

+ Đồ họa máy tính: GPU được sử dụng rộng rãi trong công nghệ đồ họa máy tính, xử lý và hiển thị hình ảnh, video và đồ họa 3D GPU giúp tăng tốc độ xử lý đồ họa và cải thiện chất lượng hình ảnh.

+ Máy tính cá nhân và máy chủ: GPU được sử dụng trong các máy tính cá nhân và máy chủ để xử lý các tác vụ đồ họa nặng như chơi game, xử lý video, thiết kế đồ họa và tính toán khoa học.

+ Học máy (Machine learning) và trí tuệ nhân tạo: GPU được sử dụng trong các ứng dụng machine learning và trí tuệ nhân tạo để tăng tốc độ tính toán và xử lý dữ liệu GPU có khả năng xử lý song song cao, giúp tăng hiệu suất trong việc huấn luyện mô hình học máy và xử lý dữ liệu lớn.

+ Xử lý video và đa phương tiện: GPU được sử dụng trong các ứng dụng xử lý video và đa phương tiện để tăng tốc độ mã hóa, giải mã và xử lý hình ảnh và video GPU giúp cải thiện chất lượng và hiệu suất của các ứng dụng này.

+ Máy khai thác tiền điện tử: GPU được sử dụng trong quá trình khai thác tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum GPU có khả năng tính toán song song cao, giúp tăng tốc độ khai thác và hiệu suất của quá trình này.

- So sánh giữa CPU và GPU:

+ GPU (Graphic Proccessing Unit): Là bộ Vi xử lý chuyên phân tích những khối dữ liệu hình ảnh Những tác vụ liên quan tới đồ họa và video khác biệt với CPU là GPU chuyên xử lý những tác vụ hình ảnh Hai hãng sản xuất GPU nổi tiếng trên thị trường hiện nay đó chính là Nvidia và AMD/ATI mỗi hãng đều có những đặc điểm và lợi thế khác nhau.

+ NVIDIA là một công ty có trụ sở tại Mỹ ở Santa Clara, chuyên sản xuất các bộ xử lý đồ họa, mạch tích hợp, bảng điều khiển trò chơi và các thiết bị điện tử khác

*Hình ảnh nhãn hiệu trên máy tính

- Một số loại nvidia hiện nay: RTX Geforce 3050, 3060 Ti, 3070, cao nhất là 4090

+ ATI là một công ty lớn có trụ sở tại Canada chuyên sản xuất và chế tạo bo mạch chủ và bộ xử lý đồ họa.

+ Một số loại phổ biến của AMD:

- AMD Ryzen: AMD Ryzen là dòng chip phổ thông của AMD được thiết kế dưới cấu trúc Zen dưới tiến trình từ 14nm đến 7nm, có số nhân lên đến 16 lõi và 32 luồng với khả năng tiêu thụ điện năng thấp hơn các đời AMD trước nhưng vẫn đem lại khả năng xử lý mạnh mẽ AMD Ryzen có nhiều dòng sản phục vụ cho nhiều nhu cầu mục đích sử dụng khác nhau với 4 dòng sản phẩm tương ứng với hiệu năng dần: Ryzen 3, Ryzen 5, Ryzen

- AMD FX: AMD FX là dòng chip đời đầu của nhà AMD với 8 nhân, 8 luồng xử lý, đem lại hiệu năng ổn ở mức giá rẻ tuy nhiên mức tiêu thụ điện năng khá cao Dòng chip này hiện đã được ngừng sản xuất và thay bằng Ryzen.

- AMD Athlon: AMD Athlon là dòng CPU giá rẻ của AMD, sử dụng kiến trúc Zen với

2 nhân, 4 luồng, xung nhịp lên đến 3,2 Ghz Đủ sức để phục vụ các tác vụ cơ bản văn phòng, học tập và chơi game online không yêu cầu cấu hình cao.

- AMD Threadripper: AMD Threadripper là dòng CPU cao cấp nhất của nhà AMD, hỗ trợ 16 nhân, 32 luồng cho khả năng xử lý cực mạnh mẽ cùng công nghệ AMD SenseMI để tăng cường hiệu suất chip và AMD Ryzen Master để quản lý điện năng tiêu thụ ở mức tối ưu Chip này sử dụng cấu trúc Zen tương tự như Ryzen ở các đời mới nhất, phù hợp với các máy trạm, render chuyên nghiệp, dựng phim và hình ảnh.

- AMD Epcy: AMD Epyc là nhóm CPU dành cho các máy chủ gồm 24 nhân và 48 luồng Phát triển trên kiến trúc AMD Infinity Architecture gồm 8 luồng cho lỗi bộ xử lý và 1 luồng cho bảo mật và giao tiếp bên ngoài

*Hình ảnh so sánh cả 2

+ GPU còn xử lý thông tin đa luồng, song song và bộ nhớ ở tốc độ cao.

Kỹ thuật GPU đang dần trở nên dễ lập trình, cung cấp nhiều tiềm năng cho việc tăng tốc xử lí cho nhiều chương trình với nhiều mục đích khác nhau, hơn cả chíp xử lí thông thường (CPUs)

*Hình ảnh cho thấy GPU có tốc độ xử lí cao hơn CPU:

+ Sự khác biệt giữa khả năng xử lí dữ liệu (floating-point) của 2 loại chíp này là:

GPU được thiết kế riêng chỉ để tính toán, mà còn là tính toán, xử lí thông tin luồng song song - đúng như những gì kỹ thuật làm sắc nét hình ảnh cần Đến 80% transistors của chíp được nó sử dụng để chuyên tính toán dữ liệu chứ không phải để nhận dữ liệu và điều khiển luồng thông tin Vì các chức năng này đã được thực hiện trên mỗi thuộc tính của dữ liệu với thuật toán cao cấp dữ dội rồi

*Hình ảnh GPU sử dụng transistor nhiều hơn cho việc tính toán

IO

Tìm hiểu IO

- IO là gì là từ viết tắt của Input và Output, hệ thống nhất định trong mảng công nghệ, khoa học, kỹ thuật truyền thông Hiểu đơn giản thì thuật ngữ này nghĩa là nhập/xuất hoặc vào/đầu IO thường chỉ trạng thái một loại tín hiệu hoặc thông tin điện tử nào đó IO giữ vai trò giao tiếp trong hệ thống xử lý thông tin ví dụ như công nghệ, máy móc, máy tính… tạo ra kết quả phù hợp.

-Hiểu cụ thể IO là gì được viết tắt như sau:

+ Input (đầu vào): Là dữ liệu hay bất kỳ tín hiệu nào mà một cơ chế hoặc máy móc có thể tiến hành một số hoạt động nhằm hoàn tất việc xử lý đầu vào nhận được

+ Output (đầu ra): Là dữ liệu hay bất kỳ tín hiệu nào đáp ứng yêu cầu xử lý nhằm mang lại cho đầu ra kết quả phù hợp.

+ IO là từ viết tắt của Input và Output.

Tổng quan hệ thống IO

- Một số thành phần thiết bị ngoại vi:

+ Bộ đệm dữ liệu: Đệm nguồn dữ liệu khi truyền từ thiết bị ngoại vi và mô-đun IO + Bộ chuyển đổi tín hiệu: Đổi dữ liệu bên ngoài và trong máy tính

+ Khối logic điều khiển: Điều khiển mọi hoạt động từ thiết bị ngoại vi để đáp ứng yêu cầu từ modum IO

3 Chức năng mô-đun IO:

- Trao đổi thông tin với bộ nhớ chính hoặc CPU.

- Định thời và điều khiển

- Trao đổi thông tin cùng thiết bị ngoại vi

- Phát hiện lỗi thiết bị ngoại vi.

4 Những phương pháp điều khiển IO:

- Điều khiển bằng ngắt (gọi là Interrupt Driven IO).

- Bằng Programmed IO (Chương trình)

- Truy nhập trực tiếp Direct Memory Access (bộ nhớ DMA).

5 Khám phá cách thức IO máy tính hoạt động:

Những phương pháp điều khiển IO

- Điều khiển bằng ngắt (gọi là Interrupt Driven IO).

- Bằng Programmed IO (Chương trình)

- Truy nhập trực tiếp Direct Memory Access (bộ nhớ DMA).

5 Khám phá cách thức IO máy tính hoạt động:

Một số loại cổng

+ Chuyển đổi: Chuyển dữ liệu từ nối tiếp qua song song hoặc khi cần thiết sẽ ngược lại.

Việc chuyển đổi là thứ cho phép những thiết bị có các thông tin khác nhau giao tiếp.

+ Phiên dịch: IO “bắt tay” giữa những thiết bị và xác định địa chỉ bằng một số lệnh cơ bản Quá trình này cho phép các thiết bị thành công giao tiếp với nhau

6 Một số loại cổng IO khá phổ biến ở trong máy tính công nghiệp mà bạn cần biết:

CÂU HỎI

1 Một trong những công dụng của case là gì? a) Nâng cao hiệu suất CPU b) Quản lý dây cáp c) Mở rộng dung lượng ổ cứng d) Tăng tốc độ internet

2 Một trong những công dụng của case là gì? a) Nâng cao hiệu suất CPU b) Quản lý dây cáp c) Mở rộng dung lượng ổ cứng d) Tăng tốc độ internet

3 Case máy tính phổ biến trong các máy tính chơi game thường có những đặc điểm nào? a) Thiết kế nhỏ gọn b) Hỗ trợ tản nhiệt nâng cao c) Đèn LED và thiết kế độc đáo d) Tất cả đều đúng

4.Loại bộ nhớ nào dưới đây thường được sử dụng như bộ nhớ tạm thời để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi máy tính hoạt động? a) ROM b) RAM c) Cache d) Hard Drive

5."RAM" viết tắt của cụm từ nào sau đây? a) Random Access Memory b) Read Access Memory c) Rapid Access Memory d) Real-time Access Memory

6 Đặc điểm nào dưới đây không phải là tính chất của RAM? a) Dữ liệu có thể ghi đè và thay đổi b) Thường được sử dụng làm bộ nhớ lưu trữ lâu dài c) Là bộ nhớ tạm thời d) Tốc độ truy cập nhanh

7 RAM có thể truy cập dữ liệu theo cách nào sau đây? a) Tuần tự b) Ngẫu nhiên c) Tương tự d) Theo trình tự được xác định sẵn

8 Cổng kết nối nào thường được sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi như máy in, bàn phím, và chuột? a) USB b) HDMI c) VGA d) Ethernet

9 Cổng kết nối nào thường được sử dụng để kết nối máy tính với màn hình ngoại vi? a) USB b) HDMI c) VGA d) Ethernet

10 Cổng kết nối nào thường được sử dụng để kết nối máy tính với mạng LAN (Local Area Network)? a) USB b) HDMI c) VGA d) Ethernet

11 Cổng kết nối Thunderbolt thường được sử dụng cho mục đích gì? a) Truyền dữ liệu nhanh và kết nối nhiều thiết bị b) Kết nối màn hình c) Kết nối mạng d) Tất cả các phương án trên

12.Tốc độ xử lý của CPU được đo bằng đơn vị nào sau đây? a) Megabytes per second (MB/s) b) Gigahertz (GHz) c) Kilobytes (KB) d) Megahertz (MHz)

13 Bộ nhớ cache trên CPU được sử dụng để làm gì? a) Lưu trữ dữ liệu lâu dài b) Tăng tốc độ truy cập vào dữ liệu phổ biến c) Quản lý luồng dữ liệu ra vào d) Điều khiển hoạt động của các phần cứng khác

14 Đâu là một trong những tiêu chí quan trọng nhất đánh giá hiệu suất của một CPU? a) Tốc độ xử lý b) Độ phân giải đồ họa c) Số lõi d) Độ trễ kết nối mạng

15 CPU thường kết nối với các thành phần khác trong máy tính thông qua gì? a) Bus b) USB c) Ethernet d) HDMI

16.ALU là viết tắt của điều gì trong vi mạch máy tính? a) Arithmetic Logic Unit b) Advanced Learning Unit c) Algorithmic Language Unit d) Assembly Language Unit

17 ALU thực hiện chức năng chính nào trong máy tính? a) Lưu trữ dữ liệu b) Xử lý toán học và logic c) Gửi dữ liệu qua mạng d) Điều khiển các thiết bị ngoại vi

18 ALU thường có bao nhiêu đầu vào và đầu ra khi thực hiện một phép toán cơ bản? a) 1 đầu vào và 1 đầu ra b) 2 đầu vào và 1 đầu ra c) 1 đầu vào và 2 đầu ra d) 2 đầu vào và 2 đầu ra

19 Bộ điều khiển (CU) và bộ xử lý (ALU) giao tiếp với nhau thông qua cơ chế nào? a) Bus dữ liệu (data bus) b) Bus kiểm soát (control bus) c) Bus địa chỉ (address bus) d) Bus trung gian (intermediate bus)

20 CU cung cấp lệnh điều khiển gì cho các thành phần khác trong CPU? a)Lệnh xử lý (processing instruction) b)Lệnh nhảy (jump instruction) c) Lệnh điều khiển (control instruction) d) Lệnh lưu trữ (storage instruction)

21 CU thực hiện chức năng nào sau đây? a) Đọc và ghi dữ liệu vào bộ nhớ chính b)Quản lý và điều khiển các tín hiệu và tín hiệu điều khiển c)Thực hiện các phép toán logic và số học d)Điều khiển hoạt động của các thiết bị ngoại vi

22.Có những loại bộ nhớ flash nào? a)NAND và NOR b)NOR và SSD c)SSD và NAND d)SLC và NAND

23.Bộ nhớ flash xuất hiện ở những thành phần lưu trữ nào a) thẻ nhớ, USB, b) ổ cứng SSD hay cả chip nhớ trong điện thoại. c) SSD cho máy tính d) Tất cả các ý trên

24.Bộ nhớ flash thường dùng đề làm gì ? a)Bộ nhớ flash dùng để lưu trữ dễ dàng và nhanh chóng trong máy tính. b)Bộ nhớ flash dùng để lưu trữ di động như ổ cứng không dùng lưu tạm thời c)Cả 2 ý trên d)Không có trong nhưng ý trên

25 GPU là viết tắt của điều gì trong tiếng Anh? a) General Processing Unit b) Graphics Processing Unit c) Global Processing Unit d) Gaming Processing Unit

26.Trong máy tính, GPU chủ yếu đảm nhận vai trò gì? a)Xử lý âm thanh b) Xử lý đồ họa c) Quản lý bộ nhớ d) Tính toán CPU

27 GDDR6X là một loại công nghệ bộ nhớ thường được sử dụng trong GPU của hãng nào? a) AMD b) Intel c) NVIDIA d) MSI

28 Quạt tản nhiệt làm công việc gì trong hệ thống làm mát máy tính? a)Tăng hiệu suất CPU b) Tản nhiệt không khí xung quanh c) Làm mát card đồ họa d) Tất cả các phương án trên

29 Loại quạt tản nhiệt nào thường được sử dụng trong máy tính để bàn? a) Quạt tản nhiệt khí làm mát b) Quạt tản nhiệt nước c) Quạt tản nhiệt dầu d) Quạt tản nhiệt ion

Ngày đăng: 03/04/2024, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w