1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập nhóm môn mạng máy tính dùng phần mềm cisco packet tracer , thiết kế mạng máy tính có topo gồm 04 thiết bị Định tuyến (router), các bộ chuyển mạch (switch), mỗi bộ chuyển mạch có một số (02) máy tính

23 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo bài tập nhóm môn mạng máy tính dùng phần mềm Cisco Packet Tracer, thiết kế mạng máy tính có topo gồm 04 thiết bị định tuyến (router), các bộ chuyển mạch (switch), mỗi bộ chuyển mạch có một số (02) máy tính
Tác giả Phạm Văn Nam, Nguyễn Văn Nghiệp, Đỗ Bảo Ngọc, Lê Tuấn Ngọc
Người hướng dẫn TS. Đặng Khánh Hòa
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Mạng máy tính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên máy tính và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, một số nhà sản xuất máy tính đã nghiên cứa chế tạo thành công các thi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

- -

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN MẠNG MÁY TÍNH

Giáo viên bộ môn: TS Đặng Khánh Hòa

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Nam

Khoa: Điện- Điện tử

Trường: Đại học Mở Hà Nội

Ngành học: Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

Hà Nội, tháng 3 /2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỤC LỤC HÌNH ẢNH 2

Phần I: Tổng quan mạng máy tính 3

1.1 Kiến thức cơ bản 3

1.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển 3

1.1.2 Khái niệm mạng máy tính 3

1.1.3 Phân biệt các loại mạng 4

1.1.4 Mạng toàn cầu internet 4

1.1.5 Phần mềm Cisco Parket Tracer 5

Phần II: Thiết kế mạng máy tính bằng Cisco Parket Tracer 6

2.1 Thiết bị sử dụng 6

2.1.1 Router 6

2.1.2 Switch 8

2.2 Quá trình mô phỏng 9

2.2.1 Các bước thiết kế 9

Phần III: Kết luận 22

Trang 3

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: router 6

Hình 2: các thiết bị trong mạng 7

Hình 3: các thiết bị sử dụng trong bài 10

Hình 4: cài địa chỉ IP cho máy tính 11

Hình 5: Cấu hình cho router 13

Hình 6: định tuyến tĩnh cho router 15

Hình 7: kiểm tra hoạt động mạng bằng cách gửi tập tin 16

Hình 8: thêm Server cho mạng 17

Hình 9: cài đặt server 18

Hình 10: cài đặt web 19

Hình 11: cài đặt liên kết cho web 20

Hình 12: trang web hiển thị 21

Trang 4

Phần I: Tổng quan mạng máy tính 1.1 Kiến thức cơ bản

1.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển

Vào giữa những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng các bóng đèn điện tử nên kích thước rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng Việc nhập dữ liệu vào máy tính được thực hiện thông qua các bìa đục lỗ và kết quả được đưa ra máy in, điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử dụng

Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên máy tính

và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, một số nhà sản xuất máy tính đã nghiên cứa chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ, và đây chính là những dạng sơ khai của hệ thống mạng máy tính

Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời cho

phép mở rộng khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở xa

Đến giữa những năm 70, IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được thiết

kế chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng, thương mại Thông qua dây cáp mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc đến một máy tính dùng chung Đến năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trường hệ điều hành mạng của mình là “Attache Resource Computer Network” (Arcnet) cho phép liên kết các máy tính và các thiết bị đầu cuối lại bằng dây cáp mạng, và đó chính là hệ điều hành mạng đầu tiên

1.1.2 Khái niệm mạng máy tính

– Mạng máy tính là một tập hợp các máy tính được nối với nhau bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó

 Đường truyền vật lý:

Trang 5

– Kết nối có thể là dây đồng, cáp quang, sóng ngắn, sóng hồng ngoại, truyền vệ tinh…

– Các đặc trưng cơ bản của đường truyền vật lý: Giải thông đường truyền

(bandwidth), Độ suy hao, Độ nhiễu điện từ

 Mục đích nối mạng máy tính: xuất phát từ nhu cầu dùng chung và chia sẻ tài nguyên (máy in, thiết bị ngoại vi hay các ứng dụng, …)

1.1.3 Phân biệt các loại mạng

 Phân loại theo không gian kết nối:

– Mạng cục bộ: (Local Area Network – LAN) là mạng nằm trong một phạm

vị tương đối nhỏ như một văn phòng, một toà nhà, trường học – Mạng đô thị: (Metropolitan Area Network - MAN): là mạng nằm trong phạm vi một đô thị hoặc một trung tâm kinh tế - xã hội có bán kính khoảng

100 km trở lại – Mạng diện rộng (Wide Area Network - WAN): là mạng có phạm vi vượt biên giới quốc gia

– Mạng toàn cầu (Global Area Network – GAN): là mạng có phạm vi trải rộng khắp toàn cầu

 Phân loại theo kiến trúc mạng: hình sao, hình tròn, tuyến tính,…

 Phân loại theo cấu hình vật lý

1.1.4 Mạng toàn cầu internet

Mạng toàn cầu Internet là một tập hợp gồm hàng vạn mạng trên khắp thế giới Mạng Internet bắt nguồn từ một thử nghiệm của Cục quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến (Advanced ResearchProjects Agency – ARPA) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã kết nối thành công các mạng máy tính cho phép các trường đại học và các công ty tư nhân tham gia vào các dự án nghiên cứu

Về cơ bản, Internet là một liên mạng máy tính giao tiếp dưới cùng một bộ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol) Giao thức này cho phép mọi máy tính trên mạng giao tiếp với nhau một cách thống nhất giống như một ngôn ngũ quốc

Trang 6

tế mà mọi người sử dụng để giao tiếp với nhau hàng ngày Số lượng máy tính kết nối mạng và số lượng người truy cập vào mạng Internet trên toàn thế giới ngày càng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt từ những năm 1990 trở đi

Mạng Internet không chỉ cho phép chuyển tải thông tin nhanh chóng mà còn giúp cung cấp thông tin, nó cũng là diễn đàn và là thư viện toàn cầu đầu tiên

1.1.5 Phần mềm Cisco Parket Tracer

Cisco Packet Tracer là một phần mềm được Cisco phát triển Công cụ này cung

cấp mô phỏng mạng để thực hành các mạng đơn giản và phức tạp Mục tiêu chính của Cisco Packet Tracer là giúp sinh viên học các nguyên tắc về mạng thông qua trải nghiệm thực tế và phát triển kỹ năng cụ thể về công nghệ Cisco

Các tính năng cơ bản của Cisco Packet Tracer:

– Thiết bị không giới hạn

– Học trực tuyến

– Tùy chỉnh các hoạt động của một người dùng/nhiều người dùng

– Môi trường tương tác

– Khả năng tương thích đa nền tảng

– Kiểm tra mạng và lỗi

– Giảm chi phí

– Tiết kiệm thời gia

– Thực hành thực tế

Trang 7

Phần II: Thiết kế mạng máy tính bằng Cisco Parket Tracer

Đề tài: Dùng phần mềm Cisco Packet Tracer , Thiết kế mạng máy tính có topo gồm

04 thiết bị định tuyến (router), các bộ chuyển mạch (switch), mỗi bộ chuyển mạch có một

số (02) máy tính

Trong mạng có:

- Cài đặt địa chỉ IP cho các thiết bị (máy tính, router) Tương ứng với mỗi router có địa chỉ mạng khác nhau

- Tạo một đường kết nối internet

- Có dịch vụ web (tên miền tự đặt)

Hình 1: router

b Nguyên lý hoạt động của Router WiFi

Trang 8

Để một Router WiFi hoạt động được và phát sóng WiFi trong khu vực sử dụng thì đầu tiên Router Wi-fi cần kết nối với một Modem Modem này sẽ được kết nối với đường truyền Internet của các nhà cung cấp mạng

Giữa modem và Router WiFi sẽ được kết nối thông qua dây cáp mạng nối từ cổng LAN trên modem chính thông qua các cổng WAN hoặc LAN tùy chế độ hoạt động mà bạn dùng Các thiết bị trong hệ thống mạng đều có một IP riêng biệt, Router sẽ giúp định tuyến đường đi cũng như truyền tín hiệu trong môi trường Internet một cách chính xác nhất

Thời gian truyền dữ liệu trong Router WiFi được thực hiện trong một khoảng thời gian rất ngắn sẽ không làm gián đoạn đường truyền hay ngắt kết nối khi sử dụng dịch vụ Internet

Router WiFi sẽ có nhiệm vụ gửi packet (gói tin) giữa 2 hoặc nhiều hệ thống mạng với nhau Nó là một điểm phát sóng WiFi để các thiết bị nhận như điện thoại, máy tính, tivi có thể kết nối thông qua sóng WiFi

Hình 2: các thiết bị trong mạng

c Chức năng của Router

Router WiFi giúp biến mạng có dây thành không dây giúp kết nối các thiết bị di động với nhau dễ dàng hơn Giúp nhiều người trong nhà cùng sử dụng được mạng

Trang 9

Internet đồng thời mà không bị giới hạn như mạng có dây Ngoài ra khi kết nối có dây cũng làm cho nhà bạn trở nên gọn gàng hơn nữa

2.1.2 Switch

a Switch là gì?

Switch là thiết bị chuyển mạch trong hệ thống mạng Chúng được sử dụng

để kết nối các đoạn mạng vào với nhau theo kiểu hình sao (Star)

Theo đó, Switch chính là thiết bị trung tâm và tất cả các thiết bị khác sẽ kết nối với thiết bị này để chuyển dữ liệu Bên cạnh đó, các thiết bị Switch hiện đại

hơn có hỗ trợ công nghệ Full Duplex còn được sử dụng để mở rộng băng thông

của đường truyền

b Chức năng của thiết bị chuyển mạch Switch

– Chuyển các khung dữ liệu

Chức năng của Switch đầu tiên mà chúng ta cần phải nhắc đến đó là

chúng được sử dụng để chuyển các khung dữ liệu giữa các thiết bị được kết nối

với nhau Switch sẽ đóng vai trò giống như một người cảnh sát giao thông phân

luồng dữ liệu trong mạng cục bộ Từ đó, giúp các loại dữ liệu sẽ được chuyển đến đúng nơi mà chúng phải đến, không làm tắc nghẽn hay gián đoạn

– Chia nhỏ hệ thống mạng

Bạn đang phân vân không biết Switch có tác dụng gì thì chia nhỏ hệ

thống mạng LAN thành các segment nhỏ hơn chính là vai trò của chúng Thông

qua các cổng kết nối của Switch, nhiều segment được nối lại với nhau một cách

dễ dàng hơn Chức năng ngày của Switch sẽ giúp tạo ra các miền đụng độ nhỏ

hơn về cung cấp băng thông lớn cho người dùng

– Kết nối được nhiều segment

Trang 10

Khi hai máy tính liên kết với nhau, công dụng của Switch đó chính là nhận

biết xem máy nào đang kết nối vào cổng của nó Sau đấy, chúng sẽ thực hiện thiết

lập mạng ảo giữa 2 cổng với nhau một cách tương thích nhất mà không làm ảnh hưởng đến việc lưu thông của các cổng khác

– Xây dựng bảng và cung cấp thông tin

Thêm một câu trả lời cho câu hỏi chức năng của Switch là gì nữa đó chính là thực hiện xây dựng các bảng thông tin có liên quan đến các gói và gửi chúng đến đúng địa chỉ theo yêu cầu Tức là Switch sẽ nhận dữ liệu từ các máy tính trong hệ thống và phân tích, tạo bảng sau đó gửi đi

2.2 Quá trình mô phỏng

2.2.1 Các bước thiết kế

Bước 1: mở phần mềm disco parket tracer, kéo các thiết bị: 8 máy tính, 4 swtich, 4 router

ra màn hình chính

Bước 2: vào phần [Connections] chọc [Automatically choose connection type] lần lượt

lối các PC với switch, switch vơi router và các router với nhau.

Trang 11

Hình 3: các thiết bị sử dụng trong bài

Bước 3: đếm số mạng trong liên mạng, cài đặt địa chỉ ip cho các máy tính, router

Bảng chia địa chỉ ip cho máy tính: nhấp chuột vào PC/Desktop/IP Configuration

Trang 12

Hình 4: cài địa chỉ IP cho máy tính

Trang 13

Bảng chia địa chỉ ip cho router: nhấp vào Router/Config/ sau đó cấu hình cho các cổng FastEthernet0/0, Serial2/0 và Serial3/0 đồng thời bật on ở Port Status

Router0 IPv4 Address 192.168.1.3 192.168.8.2 192.168.2.1

Subnet Mask 255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0 Router1 IPv4 Address 192.168.3.3 192.168.2.2 192.168.4.1

Subnet Mask 255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0 Router2 IPv4 Address 192.168.5.3 192.168.4.2 192.168.6.1

Subnet Mask 255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0 Router3 IPv4 Address 192.168.7.3 192.168.8.1 192.168.6.2

Subnet Mask 255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0

Trang 14

Hình 5: Cấu hình cho router

Trang 15

Bước 4: định tuyến đường đi cho router: ROUTING static (định tuyến tĩnh) Bảng:

192.168.3.0 192.168.5.0

255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0

192.168.8.1 192.168.2.2 192.168.2.2 Router1 192.168.1.0

192.168.5.0 192.168.7.0

255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0

192.168.2.1 192.168.4.2 192.168.4.2

192.168.7.0 192.168.1.0

255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0

192.168.4.1 192.168.6.2 192.168.6.2

192.168.1.0 192.168.3.0

255.255.255.0 255.255.255.0 255.255.255.0

192.168.6.1 192.168.8.2 192.168.8.2

Trang 16

Hình 6: định tuyến tĩnh cho router Sau khi cấu hình xong ta thử gửi tập tin từ các máy tính này sang máy tính khác Khi ô [Last Status] của phần mềm hiện Successful nghĩa là ta đã cấu hình đúng

Trang 17

Hình 7: kiểm tra hoạt động mạng bằng cách gửi tập tin

Bước 5: tạo một đường liên kết internet, có dịch vụ web (tên miền tự đặt)

Kéo 1 thiết bị Server ra màn hình chính, kết nối sever với 1 switch, đồng thời cài địa chỉ

IP cho server

IPv4 Address Subnet Mask Default Gateway Server0 192.168.1.254 255.255.255.0 192.168.1.3

Cài IP DNS Server của tất cả các máy tính là 192.168.1.254

Kéo 1 thiết bị Cloud [Cloud-PT] và nối với cổng FastEthenet1/0 của router đồng thời bật

on cổng này

Trang 18

Hình 8: thêm Server cho mạng Vào thiết bị server, trong mục Services chọn HTTP và nhấn chuột vào mục edit

index.html

Trang 19

Hình 9: cài đặt server Sau đó tiến hành chỉnh sửa đường link và nhấn save:

Trang 20

Hình 10: cài đặt web Chọn mục DNS, bật on DNS Server, lần lượt điền các mục :

– Address: 192.168.1.254

Nhấn Add

Trang 21

Hình 11: cài đặt liên kết cho web Sau đó chọn một máy tính bất kì, vào Desktop/Web Browser nhập IP Server :

192.168.1.254 hay www.phamvannam21a170100188.com rồi nhấn Go ta đều được:

Trang 22

Hình 12: trang web hiển thị

Trang 23

Phần III: Kết luận

Kết thúc bài báo cáo nhóm chúng em đã đúc rút ra cho bản thân nhiều bài học và kinh nghiệm sau khi sử dụng phần mềm dùng phần mềm cisco packet tracer để vẽ mạng Trong quá trình hoàn thành báo cáo này nhóm em không thể tránh khỏi một số sai sót không đáng có Nhóm chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy Chúng em xin chân thành cảm ơn

Ngày đăng: 13/11/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w