1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập nhóm môn chuyển Đổi số chuyển Đổi số tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 224,95 KB

Nội dung

Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tậptrung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

–––––––––––––––––––––––––––––––

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM Môn: CHUYỂN ĐỔI SỐ

CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG

Sinh viên thực hiện : Châu Thiên Bảo

Nguyễn Thị Phương Diễm Hứa Gia Hân

Nguyễn Thị Ngọc Huyền Nguyễn Thị Phương Nhã Lương Đoàn Diễm Quỳnh

Lê Thị Phương Thảo Trần Thị Cẩm Tú Nguyễn Phước Tường Vy

Giảng viên : TS Lê Thị Bích Ngọc

Trang 2

Đà Nẵng, 9/2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

I Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 1

II Lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 1

1.Năm 2016 2

2.Năm 2018 2

3.Năm 2020 3

4.Năm 2022 4

5.Năm 2023 4

III Đề xuất, đánh giá tối ưu lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 5

1.Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 5

a Cơ hội 5

b Thách thức 6

2.Đề xuất giải pháp tối ưu lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 8

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 4

I Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (gọi tắt là “TPBank”) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng TPBank được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoán Công nghệ FPT,Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập Đoàn Tài chính SBI Ven Holding Pte Ltd.,Singapore

TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất,hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tậptrung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy - ứng dụng tiết kiệm vạn năng QuickPay – thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank, … TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay, … Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam

II Lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

Trang 5

1 Năm 2016

LiveBank 24/7 của TPBank, ra mắt vào năm 2016, đã nhanh chóng trở thành biểu tượng của ngân hàng số hiện đại tại Việt Nam Là mô hình ngân hàng "không ngủ" đầu tiên trong nước, LiveBank tích hợp công nghệ bảo mật sinh trắc học tiên tiến như nhận diện khuôn mặt và vân tay, cho phép khách hàng thực hiện đa dạng giao dịch như mở tài khoản, mở thẻ, rút/nộp tiền mà không cần đến phòng giao dịch truyền thống Với khả năng hoạt động liên tục 24/7 và cung cấp hầu hết các tính năng của một chi nhánh thông thường (ngoại trừ chức năng cho vay), LiveBank không chỉ mang lại sự tiện lợi cho khách hàng mà còn giúp TPBank tối ưu hóa chi phí vận hành, mở rộng mạng lưới và củng cố vị thế tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng số

Sự thành công của LiveBank đã tạo ra chuẩn mực mới trong ngành, thúc đẩy các đối thủ đẩy mạnh chuyển đổi số và góp phần vào quá trình hiện đại hóa hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, mô hình này cũng đặt ra những thách thức về bảo mật thông tin và việc xử lý các tình huống bất thường khi không

có nhân viên trực tiếp, đồng thời mở ra cơ hội phát triển các dịch vụ tài chính sáng tạo trong tương lai

2 Năm 2018

Năm 2018, TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên sử dụng trợ lý ảo để giải đáp thắc mắc của khách hàng Trên nền tảng di động, ứng dụng TPBank Mobile cũng

Trang 6

liên tục được cập nhật và bổ sung tính năng ưu việt, thời thượng, tối tân Nổi bật nhất là tính năng ChatPay - chuyển tiền trên giao diện nhắn tin; hay như VoicePay,

có tỷ lệ người dùng thường xuyên trên 90%

ChatPay là một tính năng độc đáo trên ứng dụng TPBank, hoạt động như

một phần mềm chat, cho phép chuyển và nhận tiền dễ dàng như khi nhắn tin Người dùng có thể tra cứu toàn bộ lịch sử giao dịch với một người như một cuộc hội thoại chat Các cải tiến mới của ChatPay bao gồm:

 Tìm kiếm lịch sử chuyển tiền bằng từ khóa để người dùng có thể nhanh chóng tra cứu các giao dịch với một cá nhân bằng cách tìm kiếm từ khóa trong nội dung chuyển tiền, giúp việc tìm kiếm dễ dàng và cụ thể hơn

 Tính tổng giao dịch tùy chọn trong hội thoại giúp dễ dàng kiểm tra tổng tiền giao dịch trong nhiều tình huống như tổng tiền thuê nhà, chi tiêu mua sắm, hoặc chuyển tiền giữa các thành viên gia đình

VoicePay cho phép người dùng thực hiện các giao dịch ngân hàng như

chuyển tiền, kiểm tra số dư, và nhiều dịch vụ khác thông qua lệnh giọng nói Người dùng chỉ cần nói các yêu cầu thay vì phải nhập thủ công, giúp trải nghiệm trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn

Nhờ tầm nhìn nắm bắt xu hướng ngân hàng mở (Open Banking) từ sớm, TPBank sở hữu những tính năng hàng đầu đa dạng và có thể mang lại sự thuận tiện nhất cho doanh nghiệp TPBank đã triển khai cung cấp đa dạng các dịch vụ (Banking as a Service) từ giai đoạn 2018-2019

3 Năm 2020

Năm 2020, TPBank trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên thông báo hoàn thiện quy trình eKYC – định danh điện tử trên ứng dụng di động Khách hàng

từ thời điểm đó có thể mở tài khoản và mở thẻ trên ứng dụng mà không cần đến quầy Đây là hình thức được sử dụng để xác minh danh tính điện tử của khách hàng được thực hiện 100% online thông qua sinh trắc học và trí tuệ nhân tạo Al Điều này giúp ngân hàng biết được người đang sử dụng là chính chủ và tránh các rủi ro khi giao dịch trên ngân hàng trực tuyến, cũng như ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp

Trang 7

eKYC được thực hiện hoàn toàn tự động chỉ bằng việc thao tác trên điện thoại

có kết nối Internet mà không cần đến quầy giao dịch eKYC chính là sự chuyển đổi

số của KYC truyền thống khi bạn cần phải đến trực tiếp ngân hàng mới có thể xác minh danh tính

Có thể thấy đây là công cuộc chuyển đổi số mang lại bước tiến rất lớn trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính Tất cả tạo nên một môi trường ngân hàng trực tuyến tiện lợi và an toàn cho cả người sử dụng và ngân hàng Mọi giao dịch đều có thể được thực hiện mọi lúc mọi nơi chỉ với vài thao tác đơn giản ngay trên điện thoại thông minh và có kết nối Internet

4 Năm 2022

TPBank Biz là một nền tảng ngân hàng số tiên tiến dành riêng cho doanh nghiệp, ra mắt đầu năm 2022, với mục tiêu trở thành sản phẩm mũi nhọn trong quá trình số hóa giao dịch ngân hàng của TPBank Nền tảng này tích hợp gần như đầy

đủ các tính năng của một ngân hàng truyền thống, cho phép khách hàng thực hiện giao dịch 24/7 mà không bị giới hạn về không gian và thời gian Được xây dựng trên công nghệ module hóa, bao gồm Microservices và Containers, TPBank Biz không chỉ tối ưu hóa đến 50% thời gian xử lý mà còn tăng tính ổn định lên gấp 10 lần so với các phiên bản trước đó Một trong những điểm nổi bật của TPBank Biz là việc ứng dụng Open API, cho phép liên kết và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng doanh nghiệp và ngân hàng, nâng cao hiệu quả giao dịch

Hơn nữa, nền tảng này còn tích hợp các công nghệ hiện đại khác như trợ lý ảo phục vụ 24/7, cho phép thực hiện các lệnh thanh toán, chuyển tiền định kỳ chỉ trong vòng 1-3 phút TPBank Biz cũng sở hữu một hệ sinh thái kỹ thuật số đa dạng với hơn 30 đối tác từ các lĩnh vực Fintech, thương mại điện tử, đến dịch vụ thanh toán, mang đến cho khách hàng các tiện ích từ nạp tiền, thanh toán hóa đơn đến mua sắm trực tuyến

5 Năm 2023

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023, TPBank được vinh dự là ngân hàng duy nhất được góp mặt ở triển lãm và tạo nên sức hút không nhỏ tại gian hàng công nghệ tích hợp của Bộ Công an cùng bộ đôi LiveBank

Trang 8

24/7 và “Trợ lý sổ" eCM - thiết bị định danh 3 trong 1 tại quầy giao dịch Đây là hai thiết bị, sản phẩm đầu tiên của hệ thống ngành ngân hàng có khả năng đọc căn cước công dân (CCCD) gần chip và định danh khách hàng để sử dụng trong giao dịch nhờ kết nối thành công với cơ sở dữ liệu của Bộ Công an

LiveBank 24/7 được trang bị công nghệ NFC tích hợp luồng đọc thẻ chip CCCD và eCM 3in1 được nâng cấp module NFC nhờ đó có thể quét CCCD gắn chip để xác thực và đăng ký hồ sơ số tại TPBank Với gần 500 ngân hàng tự động tối tân LiveBank 24/7 và rất nhiều thiết bị eCM 3in1 tại quầy giao dịch, trong thời gian tới, TPBank sẽ triển khai rộng rãi tính năng quan trọng này trên toàn hệ thống ngân hàng số của mình Khách hàng có thể sử dụng CCCD gắn chip để xác thực và

mở tài khoản, sử dụng dịch vụ tài chính, khi đến giao dịch tại quầy với eCM 3in1 hay tại bất cứ LiveBank 24/7 nào Một điều thú vị là các khách hàng của nhà băng này từ lâu nay đã không cần mang bất cứ giấy tờ gì và rất dễ dàng giao dịch với LiveBank 24/7 thông qua xác thực sinh trắc học đảm bảo an toàn và bảo mật cao nhất Ngoài ra, việc chuyển dịch dần giao dịch truyền thống sang sử dụng các công nghệ hiện đại, xác thực bằng thực bằng sinh trắc học không cần giấy tờ, hồ sơ, chứng từ (paperless) không chỉ giúp gia tăng sự tiện lợi và chất lượng dịch vụ khách hàng, mà còn thể hiện sự cam kết của TPBank với mục tiêu bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

III Đề xuất, đánh giá tối ưu lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Tiên Phong

1 Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số của Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Tiên Phong

a Cơ hội

Tối ưu hóa hoạt động

Tự động hóa quy trình: TPBank có thể tận dụng các công nghệ như trí tuệ

nhân tạo (AI) và tự động hóa quy trình nghiệp vụ (RPA) để tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại giúp tăng tốc độ xử lý giao dịch và giảm thiểu lỗi

Giảm thiểu chi phí: Việc triển khai các giải pháp ngân hàng trực tuyến,

mobile banking và ứng dụng công nghệ đám mây giúp TPBank vận hành

Trang 9

thông suốt và nhanh chóng hơn, giảm các chi phí vận hành các chi nhánh, giấy

tờ và nhân sự

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Cá nhân hóa dịch vụ: Với nguồn dữ liệu đầu vào lớn, TPBank tiến hành phân

tích dữ liệu khách hàng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ được cá nhân hóa theo nhu cầu, thói quen và hành vi của từng khách hàng

Tương tác đa kênh: TPBank đã tạo nên một mạng lưới tương tác đa kênh:

các nền tảng trực tuyến, ứng dụng di động, và dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép khách hàng chuyển đổi linh hoạt giữa các kênh khác nhau mà không bị gián đoạn

Hỗ trợ khách hàng 24/7: Hệ thống chatbot và trợ lý ảo hoạt động 24/7, tự

động trả lời các câu hỏi thường gặp, giúp giải đáp thắc mắc của khách hàng nhanh chóng và hiệu quả

Mở rộng thị trường

Giảm trở ngại về mặt địa lý: phần lớn các doanh nghiệp hoặc cá nhân không

có tài khoản hoặc không tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng là do trở ngại về mặt địa lý Đây là hạn chế của ngân hàng truyền thống trong việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng Với việc ứng dụng công nghệ, TPBank giúp cho khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nhờ vào giao dịch dựa trên ngân hàng số, bất chấp khó khăn về mặt địa lý

Tập trung tiếp cận thế hệ trẻ: các quy trình được tối giản, nhanh gọn hơn

dựa trên cơ sở dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), thậm chí là tư vấn sản phẩm, dịch vụ bởi Robot, TPBank thu hút được lượng lớn khách hàng trẻ tuổi, những người quen thuộc với công nghệ và ưa chuộng các dịch vụ số

Đa dạng hóa các dịch vụ: TPBank có thể tập trung nghiên cứu và đầu tư phát

triển thêm các sản phẩm tài chính số mới như ví điện tử, dịch vụ thanh toán trực tuyến, hoặc các sản phẩm cho vay thông minh dựa trên công nghệ blockchain và AI

b Thách thức

Cơ sở hạ tầng công nghệ

Trang 10

Đầu tư và nâng cấp hệ thống: Chuyển đổi số đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn

vào hạ tầng công nghệ như máy chủ, hệ thống lưu trữ dữ liệu, và bảo mật thông tin TPBank cần phải xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ

đủ mạnh để hỗ trợ các giải pháp số hiện đại Bên cạnh đó, TPBank còn phải đối mặt với các chi phí vận hành liên tục để duy trì, nâng cấp và bảo trì hệ thống

Tích hợp hệ thống và cập nhật liên tục: cũ với mới: Các hệ thống ngân

hàng cũ thường khó tích hợp với các công nghệ mới, gây khó khăn trong việc chuyển đổi và có thể làm gián đoạn hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, công nghệ thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi TPBank phải liên tục cập nhật và nâng cấp

hệ thống

An ninh mạng và bảo mật thông tin

Nguy cơ tấn công mạng: Khi TPBank thực hiện số hóa các dịch vụ thì lượng

dữ liệu về thông tin khách hàng rất lớn và số lượng giao dịch trực tuyến tăng lên làm cho nguy cơ bị tấn công mạng và lộ thông tin khách hàng tăng cao Do

đó, TPBank phải đối mặt với một thách thức là bảo vệ an toàn dữ liệu, bảo mật giao dịch và phòng chống gian lận

Tuân thủ các quy định về bảo mật: Ngân hàng cần tuân thủ các quy định

pháp lý về bảo mật và bảo vệ dữ liệu cá nhân, điều này có thể đòi hỏi TPBank phải đầu tư và áp dụng các giải pháp công nghệ bảo mật phức tạp

Văn hóa tổ chức

Thay đổi tư duy: Chuyển đổi số không chỉ là vấn đề công nghệ mà còn liên

quan đến tư duy và cách làm việc của nhân viên Sự thay đổi cách thức làm việc có thể khiến nhân viên gặp khó khăn trong việc thích nghi dẫn đến sự kháng cự hoặc thiếu hợp tác

Đào tạo và phát triển kỹ năng số: Chuyển đổi số đòi hỏi đội ngũ nhân viên

ngân hàng phải trang bị đầy đủ các kỹ năng số để đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi, vì vậy TPBank cần đầu tư cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng động, sáng tạo và khuyến khích sự đổi mới, phù hợp với môi trường số

Cạnh tranh từ các tổ chức tài chính và các ngân hàng khác

Trang 11

Các ngân hàng truyền thống: Vietcombank, VietinBank, BIDV,

Techcombank có quy mô lớn và nguồn lực mạnh, giúp họ dễ dàng đầu tư vào công nghệ số Họ cũng có lượng khách hàng lớn và nhiều chi nhánh trên cả nước, điều này tạo ra lợi thế về thương hiệu và uy tín Ví dụ, Techcombank đã phát triển nền tảng ngân hàng số với trải nghiệm khách hàng đa kênh (omni-channel), tạo ra sự cạnh tranh đáng kể cho TPBank

Các ngân hàng số mới nổi: Timo, Cake by VPBank hay MB Bank rất chú

trọng vào việc xây dựng trải nghiệm khách hàng với giao diện thân thiện, quy trình đơn giản và các tính năng hiện đại Họ tập trung tạo ra sự khác biệt bằng cách cung cấp các dịch vụ tài chính hoàn toàn trực tuyến, điều này giúp cắt giảm chi phí vận hành, từ đó có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ với mức phí thấp hơn

Các tổ chức tài chính phi ngân hàng: các công ty fintech như MoMo,

ZaloPay, VNPay, và Finhay cung cấp dịch vụ thanh toán di động, ví điện tử, cho vay nhanh, đầu tư vi mô một cách tiện lợi và dễ tiếp cận, nhắm vào phân khúc khách hàng trẻ và những người dùng quen thuộc với công nghệ Các dịch

vụ này thường có tính cạnh tranh rất cao so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống của TPBank Còn có các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada cũng đang tích hợp các dịch vụ tài chính, tạo ra một hệ sinh thái khép kín

2 Đề xuất giải pháp tối ưu lộ trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

a Xác định mục tiêu và tiến độ chuyển đổi số

TPBank cần phải xác định rõ mục tiêu chiến lược trong quá trình chuyển đổi

số, đảm bảo rằng mỗi bước đi trong lộ trình đều hướng tới một tương lai bền vững

và hiệu quả hơn Chuyển đổi số cần phải phục vụ các mục tiêu lớn, chẳng hạn như:

Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Mục tiêu này bao gồm việc cung cấp

các dịch vụ trực tuyến tiện lợi, dễ sử dụng và an toàn cho khách hàng Khách hàng ngày nay ngày càng ưa chuộng các kênh dịch vụ số, vì vậy TPBank cần

Ngày đăng: 16/11/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w