1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn toán 7 – bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống tại trường

25 8 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Tạo Hứng Thú Cho Học Sinh Trong Dạy Học Môn Toán 7 – Bộ Sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống Tại Trường
Trường học trường
Chuyên ngành toán học
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2022 – 2023
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 6,86 MB

Nội dung

Xuất phát từ những thực tế và một số kinh nghiệm trong giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp, để có chất lượng giáo dục bộ môn Toán tốt hơn, người giáo viên phải phát huy tốt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú trong quá trình học tập. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống tại trường ......................”.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO………2

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ ………3

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……….4

1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết………4

a) Ưu điểm ……….4

b) Hạn chế ……… ……… 4

c) Tính cấp thiết……… 4

2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy……….5

3 Thực nghiệm sư phạm……… 5

a) Mô tả cách thức thực hiện……… 5

Biện pháp 1……….6

Biện pháp 2……… 7

Biện pháp 3……….12

Biện pháp 4……….18

b) Kết quả đạt được……….21

c) Điều chỉnh bổ sung sau thực nghiệm……… 21

4 Kết luận……… 22

5 Kiến nghị, đề xuất……… 22

a) Đối với tổ/ nhóm chuyên môn……… 22

b) Đối với lãnh đạo trường………22

c) Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo……… 22

PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 22

PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP………23

PHẦN V: CAM KẾT……… 25

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO

Trang 3

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngành Giáo dục đã và đang có những bước đổi mới để nâng cao chấtlượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước.Dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học chính là cốtlõi của việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục – một nhiệm vụ cấp thiếtđối với toàn ngành hiện nay

Cùng với kiến thức của các môn học khác, kiến thức Toán học có vai tròrất quan trọng cần thiết đối với học sinh trong cuộc sống Học Toán không chỉgiúp hình thành và phát triển các kỹ năng phân tích, tổng hợp, tư duy linh hoạt

và sáng tạo mà còn tạo thói quen làm việc khoa học nhằm nâng cao tư duy toánhọc nói riêng và hoàn thiện nhân cách của người lao động trong thời đại mới nóichung

Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công dạy Toán 7, đây là năm đầutiên thực hiện chương trình GDPT 2018 với khối 7 nên bản thân tôi cũng gặpkhông ít khó khăn trong quá trình giảng dạy Tôi thấy còn nhiều học sinh chưanắm vững được kiến thức cơ bản, chất lượng bộ môn vẫn còn thấp, ít hứng thúhọc tập và thường không hoàn thành các nhiệm vụ được giao Vậy làm thế nào

để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú, say mê khihọc Toán? Có biện pháp gì để tạo hứng thú say mê tìm tòi sáng tạo, vận dụngnhững gì đã học vào thực tiễn?

Xuất phát từ những thực tế đó và một số kinh nghiệm trong giảng dạy

và dự giờ đồng nghiệp, để có chất lượng giáo dục bộ môn Toán tốt hơn, ngườigiáo viên phải phát huy tốt các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tíchcực, sáng tạo của học sinh, tạo hứng thú trong quá trình học tập Đó chính là

lí do tôi chọn đề tài:“ Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 – Bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống tại trường ”.

Trang 4

PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết của biện pháp.

a) Thuận lợi

- Trường là một ngôi trường có truyền thống hiếu học vàđạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy và học tập Nhà trường luônquan tâm và tạo mọi điều kiện để giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡngcũng như nâng cao trình độ

- Đội ngũ giáo viên luôn nhiệt tình, có trình độ chuyên môn tốt

- Cơ sở vật chất được Nhà trường trang bị tương đối đầy đủ

- Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập

- Bộ môn Toán là môn học được nhiều học sinh quan tâm

- Kiến thức cơ bản nhiều em không nắm vững, tính toán còn chậm

- Phương pháp học tập của HS chưa phù hợp với đặc thù bộ môn, còn thụđộng trong học tập, nhớ bài một cách máy móc, lười suy nghĩ, chưa tích cực tìmtòi, sáng tạo

- Còn nhiều HS chưa tích cực học bài cũ và ngại chuẩn bị bài mới trướckhi đến lớp

- Một số HS còn rụt rè, thiếu tự tin, ngại phát biểu ý kiến, ít tranh luận

và không tích cực xây dựng bài

Trang 5

- Khá nhiều HS không có hứng thú với môn học biểu hiện là ngồi họcthường thờ ơ, hoặc uể oải trong các tiết học Thậm chí không hứng thú khi đượcgiao nhiệm vụ học tập.

Về phía giáo viên.

- Giáo viên ban đầu áp dụng phương pháp chưa phù hợp với từng đốitượng học sinh

- Giáo viên còn ngại sử dụng các phương pháp dạy học tích cực

2 Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy

Để tạo hứng thú, tích cực cho học sinh trong giờ học Toán, tôi mạnh dạn

đề xuất và đã sử dụng một số biện pháp cụ thể sau:

- Biện pháp 1: Tạo hứng thú từ việc xây dựng môi trường học tập thân thiện.

- Biện pháp 2: Tạo hứng thú từ việc sử dụng phiếu học tập.

- Biện pháp 3: Tạo hứng thú từ việc tổ chức các hoạt động trò chơi.

- Biện pháp 4: Tạo hứng thú từ việc sử dụng sơ đồ tư duy.

3.Thực nghiệm sư phạm

Trang 6

*Biện pháp 1: Tạo hứng thú từ việc xây dựng môi trường học tập thân thiện

Chúng ta đã biết không khí tiết học ảnh hưởng rất nhiều đến sự tiếp thubài của học sinh Vì vậy giáo viên nên tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từhọc sinh Khi lên lớp giáo viên phải thân thiện, hòa nhã với học sinh Tạo được

sự gần gũi với học sinh Đặc biệt ở các tiết 4 bản thân các em đã mệt mỏi, khảnăng lĩnh hội tiếp thu các kiến thức của các em sẽ hạn chế hơn so với các tiếtđầu Vì vậy bản thân tôi thường phải cố gắng tạo ra những tình huống vui, thoảimái cho các em để các em không bị nhàm chán Tôi luôn cố gắng tìm hiểu tâm

lý, sở thích của học sinh để cho các em thấy được giáo viên không chỉ là ngườiThầy mà cũng là một “người bạn lớn” có thể chia sẽ, đồng hành cùng các em

Trong quá trình dạy, tôi luôn tôn trọng ý kiến trả của học sinh, không gò

ép các em vào khuôn phép cứng nhắc Luôn khuyến khích động viên và chođiểm học sinh khi học sinh làm bài đúng Từ đó tạo cho học sinh có được sự tựtin ở bản thân

Luôn tạo cơ hội cho học sinh được suy nghĩ làm việc, thảo luận với nhau,tìm tòi học hỏi, nghiên cứu Nhằm phát huy tích tích cực, chủ động của học sinh,giúp các em tự học không chỉ ở nhà mà còn tự học trong chính các tiết học

Cùng với đó tôi cũng thường xuyên khuyến khích học sinh mạnh dạn traođổi những vấn đề chưa rõ hoặc nội dung tự tìm hiểu được Đồng thời luôn cốgắng giải đáp các thắc mắc của các em với thái độ tôn trọng Giáo viên cũng xâydựng hệ thống câu hỏi mỗi bài sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để

có thể tạo dựng được sự hứng thú

Trang 7

Hình ảnh một số tiết học.

*Biện pháp 2: Tạo hứng thú từ việc sử dụng phiếu học tập.

Phiếu học tập là tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ họctập kèm theo các gợi ý, hướng dẫn của giáo viên, dựa vào nhiệm vụ đó họcsinh thực hiện, hoặc ghi các thông tin cần thiết để mở rộng kiến thức, bổ sungkiến thức, tìm hiểu nội dung hoặc củng cố bài học

Sử dụng phiếu học tập trong từng tiết dạy sẽ làm cho học sinh chủ động

và sôi nổi hơn, lôi cuốn nhiều học sinh tham gia suy nghĩ, tích cực, thảo luận

Do đó học sinh sẽ hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực

 Phân loại phiếu học tập

Căn cứ vào nội dung bài học và trình độ học sinh, giáo viên có thể thiết kế

hệ thống câu hỏi và phiếu học tập sao cho hợp lí Có thể phân thành một sốphiếu học tập theo mục đích sử dụng như sau:

 Phiếu học tập dùng trong hoạt động khởi động: Thường giáo viên sẽ

thiết kế các dạng câu hỏi như điền vào chỗ chấm (…) hoặc xét tính đúngsai hoặc chọn cụm từ để hoàn thành kiến thức, hoặc các câu hỏi dạngtrắc nghiệm

 Phiếu học tập dùng để hình thành kiến thức mới: Đây là loại phiếu giáo

viên sẽ sử dụng hệ thống câu hỏi hay bài tập để học sinh tự nghiên cứu trả

Trang 8

lời Qua nội dung trả lời câu hỏi bài tập đã hình thành được nội dung kiếnthức mới của bài học, giúp học sinh nhớ và hiểu sâu kiến thức.

 Phiếu học tập dùng để củng cố luyện tập hay vận dụng kiến thức: Đây là

loại phiếu Giáo viên sẽ thiết kế các câu hỏi hay bài tập theo hướng giúphọc sinh củng cố và khắc sâu kiến thức trọng tâm

Các bước thiết kế phiếu học tập:

Để có một phiếu bài tập như mong muốn, trước hết, giáo viên cần:

- Bước 1: Xác định mục tiêu của phiếu học tập cần thực hiện như kiểm tranội dung kiến thức của bài học trước, hay rèn kĩ năng làm toán, rèn kĩ năng tínhtoán, hay dẫn dắt vào kiến thức mới…

- Bước 2: Xác định nội dung của phiếu học tập, hình thức thể hiện và cáchthức tổ chức phiếu học tập

- Bước 3: Viết phiếu học tập

Các thông tin, yêu cầu trên phiếu học tập phải được ghi rõ ràng, ngắngọn, chính xác, dễ hiểu Phần dành cho học sinh điền các thông tin phải cókhoảng trống thích hợp Cách trình bày phiếu phải đảm bảo tính khoa học, thẩm

- Tiến hành quan sát, hướng dẫn và giám sát kết quả hoạt động của họcsinh

- Tổ chức cho một số cá nhân hoặc đại diện nhóm trình bày kết quả làmviệc với phiếu học tập Hướng dẫn toàn lớp trao đổi, bổ sung hoàn thành phiếuhọc tập Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trao đổi chéo nhau để sửa chữa, đánh

Trang 9

giá kết quả làm việc của nhau, hoặc giáo viên kết hợp chiếu một vài phiếu họctập trên cơ sở đó có những nhận xét, đánh giá và rút kinh nghiệm cho học sinh.

Ví dụ 1: Tiết 10 – Bài 4: Thứ tự thực hiện các phép tính Quy tắc chuyển vế.

Trong phần khởi động tôi cho học sinh sử dụng phiếu học tập để kiểm trakiến thức của bài

- Bước 1: Giáo viên phát mỗi HS một phiếu học tập và hướng dấn HS thựchiện

- Bước 2: HS thực hiện các nhiệm vụ tương ứng a, b, c Đồng thời GV quan sát

HS trong quá trình thực hiện cũng như hỗ trợ kịp thời cho HS nếu HS gặp khókhan

- Bước 3: Sau khi HS hoàn thành cho hai HS ngồi cạnh hoán đổi bài kiểm tracho nhau Sau đó GV chiếu hai bài của HS lên bảng thông qua thiết bị hỗ trợ vàcho HS nhận xét, bổ sung (nếu cần)

……….+ Với biểu thức có dấu ngoặc, ta thực hiện:………

………

Trang 10

b) Quy tắc chuyển vế

Nếu a + b = c thì a = ………

Nếu a – b = c thì a = ………

c) Áp dụng: Tính = ………

………

Hoạt động này đã góp phần giúp tất cả các học sinh trong lớp đều được thực hiện, phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh Giáo viên đều đánh giá được sự chuẩn bị bài của học sinh Đồng thời tạo sự hứng thú nhất định, ko gây sự nhàm chán nếu sử dụng mãi hình thức kiểm tra bài cũ cá nhân Ví dụ 2: Tiết 12 – Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác. Trong phần hình thành kiến thức mới “Định lý tổng các góc trong một tam giác” Để hướng dẫn học sinh chứng minh định lý này tôi đã cho học sinh sử dụng phiếu học tập bằng hình thức hoạt động nhóm với nội dung sau: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Bài 12: Tổng các góc trong một tam giác) Nhóm ………Lớp ………

Hoàn thành vào chỗ chấm (… ) để chứng minh định lý “Tổng ba góc trong một tam giác”

C B

y

Chứng minh

Qua kẻ đường thẳng song song với

Trang 11

Ta có: suy ra ……… (1)

suy ra ……… (2)

Từ (1) và (2) suy ra: = ……… = ………

- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS

- Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo hình thức hoạt động nhóm.Lớp chia 4 nhóm GV quan sát HS trong suốt quá trình thực hiện

- Bước 3: Đưa bài của hai nhóm làm nhanh nhất lên bảng phụ và cho HSnhận xét

- Bước 4: GV nhận định đánh giá và kết luận

Ví dụ 3: Tiết 20 – Bài 7: Tập hợp các số thực

Trong phần vận dụng tiết học này tôi đã cho HS sử dụng phiếu học tậpvới hình thức hoạt động cá nhân để HS được vận dụng kiến thức đã học vào việchoàn thành các dạng bài trắc nghiệm Từ đó GV có thể đánh giá khả năng tiếpthu bài của học sinh

- Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS và yêu cầu HS thực hiện

- Bước 2: HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo hình thức hoạt động cánhân GV quan sát HS trong suốt quá trình thực hiện, đồng thời có biệnpháp hỗ trợ kịp thời với những HS yếu kém, chậm tiếp thu

- Bước 3: GV và HS cùng tham gia chữa bài theo bảng phụ Mỗi HS tự đốichiếu kết quả

- Bước 4: GV đánh giá và kết luận

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

(Bài 7: Tập hợp các số thực)

Họ và tên……… Lớp………

Hãy chọn đáp án đúng

Trang 12

A Mọi số vô tỉ đều là số hữu tỉ.

B Tập hợp số vô tỉ và tập hợp số hữu tỉ hợp lại thành tập hợp số thực.

C Mọi số tự nhiên đều là số vô tỉ.

D Tập hợp số nguyên và tập hợp số hữu tỉ hợp lại thành tập hợp số vô tỉ Câu 5 Phát biểu nào sai?

A Mọi số vô tỉ đều là số thực C Mọi số thực đều là số vô tỉ.

B Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ D Mọi số tự nhiên đều là số thực Câu 6 Giá trị của là

Trang 13

A B C D và

Đáp án: 1.C 2 D 3 B 4 B 5 C 6 A 7 D 8 C

* Biện pháp 3: Tạo hứng thú từ việc tổ chức các hoạt động trò chơi.

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi trong học tập là dạy họcthông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh Dưới sự hướng dẫn của giáoviên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi, trong đó mục đích củatrò chơi truyền tải mục tiêu của bài học Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung

và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tựđánh giá Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập đểcủng cố kiến thức, kỹ năng Việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi là rấtcần thiết để tạo hứng thú trong học tập Để tổ chức được trò chơi trong dạy họcToán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chuđáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức

- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, phù hợp với khảnăng của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường

- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú và gây hứng thú vớingười học

Học sinh THCS luôn ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn thể hiện

và khẳng định mình, muốn tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốnthử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học từ đó việc tổ chức các hoạt độngtrò chơi trong dạy học Toán chắc chắn sẽ gây hứng thú học tập của học sinh,hình thành và phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, kháiquát hóa kiến thức, khả năng suy luận, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và kỹnăng hoạt động nhóm cho học sinh

Trang 14

+ Trò chơi tiếp sức:

Giáo viên chuẩn bị trước một số câu hỏi hoặc bài tập nhỏ và tổ chức lớpthành hai hay nhiều nhóm được phân công nhiệm vụ giống nhau (hoặc tương tựnhau) Yêu cầu đặt ra là mỗi thành viên trong nhóm đều phải tham gia vào hoạtđộng này một cách tích cực để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất vàchính xác nhất

Qua trò chơi này học sinh sẽ tăng cường năng lực hợp tác và tăng sự đoànkết giữa các thành viên trong lớp đồng thời kích thích tư duy toán học của họcsinh để bước vào tiết học với một tinh thần thoải mái và hứng thú

+ Trò chơi lật mảnh ghép đoán hình nền.

Giáo viên chuẩn bị một số ô chứa các câu hỏi liên quan đến nội dung củabài học Các ô này được đặt trên nền một bức ảnh làm chủ đề liên quan đến nộidung của các câu hỏi trên

Lớp học được tổ chức thành các nhóm (tùy thuộc vào nội dung từng tiếthọc) Các nhóm lần lượt chọn các ô chứa câu hỏi và thảo luận nhanh để trả lời

và lật được hình ảnh phía dưới miếng ghép đó Nhóm nào đoán đúng và nhanhnhất ảnh nền sẽ là nhóm chiến thắng

+ Trò chơi mô phỏng “Ai là triệu phú”

Bước 1: Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi theo cấp độ khó dần có nộidung liên quan đến kiến thức bài học

Bước 2: Giáo viên tổ chức lớp thành 5 nhóm (hoặc tùy theo số học sinhcủa lớp) và mỗi nhóm được phát 4 phiếu trả lời A, B, C, D

Giáo viên chiếu từng câu hỏi và các nhóm đưa ra đáp án của mình Nhómnào trả lời đúng sẽ được cộng điểm Nhóm trả lời sai không được cộng điểmhoặc dừng cuộc chơi tại thời điểm đó Nhóm được nhiều điểm nhất là nhómchiến thắng

Ngoài các trò chơi ở trên giáo viên có thể chuẩn bị, tự thiết kế một số trò

chơi khác mang tính thời sự, có ý nghĩa lịch sử sao cho phù hợp và hiệu quả như

Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, hái hoa dân chủ, giúp em vượt lũ,

Ngày đăng: 26/11/2024, 14:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w