1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực qua các trò chơi trong dạy học môn khtn 6 phân môn sinh học

21 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện Pháp Tạo Hứng Thú Học Tập Và Phát Huy Tính Tích Cực Qua Các Trò Chơi Trong Dạy Học Môn KHTN 6 Phân Môn Sinh Học
Trường học Trường trung học cơ sở
Chuyên ngành Khoa học tự nhiên
Thể loại Đề tài nghiên cứu
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 49,93 KB

Nội dung

với suy nghĩ muốn nâng cao chất lượng dạy học môn KHTN, tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thử nghiệm trên một số lớp và thấy đạt được nhiều kết quả tốt. Chính vì vậy tôi xin đề xuất: “Biện pháp tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực qua các trò chơi trong dạy học môn KHTN 6 phân môn Sinh học”

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC VIẾT TẮT 2

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4

1.Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 4

1.1 Thuận lợi 4

1.2 Khó khăn 4

2 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học 5

3 Thực nghiệm sư phạm 6

3.1 Các dạng trò chơi học tập 6

3.2 Nguyên tắc dạy học thông qua trò chơi 6

3.4 Cách thức tổ chức trò chơi 9

3.5 Kết quả đạt được 16

3.6 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 17

4 Kết luận 17

5 Kiến nghị, đề xuất 18

5.1 Đối với tổ, nhóm chuyên môn 18

5.2 Đối với lãnh đạo nhà trường 18

5.3 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo 18

PHẦN III TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

PHẦN IV MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 20

PHẦN V CAM KẾT 21

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, thực tếcho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả họctập của các em Bản chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khảnăng tự học của người học Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấyhứng thú Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáodục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên Giáo viên cũng là mộtdiễn viên trên bục giảng Bài học có cuốn hút học trò hay không là cả một nghệthuật Cũng “nguyên liệu” như nhau, nhưng mỗi “nghệ sĩ” với sự nhiệt huyết,sáng tạo và hóm hỉnh của mình sẽ tạo ra những “tác phẩm nghệ thuật” khácnhau Do đó, theo tôi để có một bài giảng hấp dẫn là cả một nghệ thuật để tạohứng thú học tập cho học sinh

Đặc trưng của môn KHTN là tính trực quan, nội dung đa dạng nên có thểứng dụng nhiều cách thức dạy khác nhau để tạo hứng thú cho học sinh Vậy làmthế nào để học sinh say mê, hứng thú trong các giờ học KHTN? Làm thế nào đểphát huy được sự chủ động, sáng tạo của học sinh trong các giờ học, vận dụngkiến thức đã học vào thực tế cuộc sống luôn là vấn đề trăn trở của nhiều giáoviên

Một trong những biện pháp để đạt được mục đích trên, đó là sử dụng tròchơi Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục.Nếu giáo viên biết tổ chức các trò chơi một cách hợp lí, khoa học, giờ học sẽmang lại hiệu quả giáo dục cao.Việc vận dụng trò chơi trong giờ học mônKHTN sẽ làm cho giờ học sôi nổi hơn, tăng thêm hứng thú cho người học, họcsinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ýkiến của mình, phát huy tư duy sáng tạo

Xuất phát từ thực tế trên, với suy nghĩ muốn nâng cao chất lượng dạy họcmôn KHTN, tôi đã tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thử nghiệmtrên một số lớp và thấy đạt được nhiều kết quả tốt Chính vì vậy tôi xin đề xuất:

“Biện pháp tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực qua các trò chơi trong dạy học môn KHTN 6 phân môn Sinh học”

Trang 4

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết

1.1 Thuận lợi

- Trường là ngôi trường có truyền thống dạy tốt - học tốt.Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng giáo dục toàn diện Tổ chuyênmôn, nhiều đồng nghiệp có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy luôn hướng dẫngóp ý tận tình qua các giờ thao giảng

- Học sinh đa số chăm ngoan, có ý thức học tập tốt, có nghị lực phấn đấuvươn lên Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của con em mình

- Bản thân là một giáo viên trẻ , nhiệt tình có trách nhiệm trong công việc

Sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy Luôn yêu nghề mếntrẻ, ý thức sâu sắc về vai trò của người giáo viên THCS trong việc thực hiệnnhiệm vụ giáo dục phổ thông Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu, học tập về cácphương pháp đổi mới giáo dục để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

1.2 Khó khăn

- Tạị trường nơi tôi đang công tác, là một trong nhữngtrường có đông học sinh với 20 lớp học, số học sinh trong một lớp đông (38 - 43 họcsinh/lớp).  Số lượng học sinh thực sự đam mê học bộ môn khoa học tự nhiên hầunhư rất ít, đa số học sinh chưa chịu tìm tòi khám phá thế giới bên ngoài nên kếtquả học tập chưa cao

- Học sinh khối 6 vừa mới tiếp cận với môn khoa học tự nhiên là một môn họckhónên còn nhiều bỡ ngỡ trong phương pháp học Khả năng suy luận lôgic, khảnăng trình bày còn hạn chế, học sinh chưa hứng thú học đối với bộ môn

- Ý thức tự giác học tập của một số học sinh còn chưa cao, trong giờ họcsinh chưa hứng thú, chưa tích cực học tập, tiếp thu kiến thức một cách bị động

- Cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế: chưa có phòng học bộmôn, thiết bị hỗ trợ công tác giảng dạy còn hạn chế,…

- Năm học 2021- 2022 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT

2018 đối với lớp 6 nên tài liệu tham khảo môn học còn ít

Trang 5

2 Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học

“Biện pháp tạo hứng thú học tập và phát huy tính tích cực qua các trò chơi trong dạy học môn KHTN 6 phân môn Sinh học”, là tổ chức hoạt

động dạy - học ở  đó có sự tác động qua lại, hỗ trợ về kiến thức giữa thầy - trò,trò - trò, trò - thầy  Là trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của họcsinh, thông qua trò chơi giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức mới và củng cố kiếnthức, luyện tập kĩ năng

Như vậy trò chơi là phương tiện có ý nghĩa trong việc góp phần thực hiệnđổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và gâyhứng thú trong giờ học của học sinh Ngoài ra, thông qua hoạt động trò chơi còngiúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái,lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm …

Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp, làm cho không khí trởnên dễ chịu, thoải mái hơn Học sinh sẽ thấy vui hơn, cởi mở, thư thái và khoẻhơn sau một quá trình tập trung cao vào việc tiếp nhận kiến thức

Bên cạnh đó trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt,tinh thần đoàn kết, giao lưu trong nhóm, tạo tính  chủ động, tự tin, mạnh dạn,sáng tạo cho các em Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học pháthuy tính năng động của các em.Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng cáckiến thức đã học.Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, vàgiữa học sinh với nhau, giúp học sinh rèn luyện các khả năng ứng xử, giaotiếp.Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động Mặt khác trò chơi học tập làcon đường thuận lợi để học sinh khắc sâu kiến thức khi học

          Như vậy, trò chơi nói chung và trò chơi học tập nói riêng giúp học sinhphát triển toàn diện về: đức, trí, thể, mĩ

Tôi xin đưa ra một số biện pháp sau:

- Biện pháp 1: Sử dụng trò chơi vào phần khởi động

- Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

- Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi vào hoạt động luyện tập, vận dụng.

Trang 6

+ Trò chơi cá nhân đó là trò chơi cho từng em tham gia.

+ Trò chơi tập thể đó là trò chơi cần nhiều người tham gia mới hoàn thành

Để vận dụng tối ưu phương pháp trò chơi cần chú ý đến mức độ sử dụngtrò chơi và yêu cầu của việc tổ chức thực hiện phương pháp cụ thể như sau:+ Sử dụng trò chơi trước khi học: Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi

để kích thích, tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi học tập (trò chơi khởi động).+ Sử dụng trò chơi như một hình thức học tập Giáo viên tổ chức trò chơi để họcsinh tiếp nhận nội dung một cách sinh động, hào hứng (trò chơi kích thích học tập).+ Sử dụng trò chơi như một hình thức củng cố nội dung học tập Giáo viên

tổ chức trò chơi để học sinh vận dụng, củng cố từ đó khắc sâu nội dung bài học

- Tổ chức dạy học thông qua trò chơi là một hình thức dạy học phát huytính tích cực và tương tác của học sinh, với hình thức này học sinh được lôi cuốnvào các hoạt động học, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sựgiúp đỡ hướng dẫn của giáo viên. Giúp học sinh nhút nhát, khả năng diễn đạt kém

có điều kiện rèn luyện, tự tin

3.2 Nguyên tắc dạy học thông qua trò chơi.

- Để các trò chơi góp phần hiệu quả trong giờ học khi xây dựng thiết kế trò chơitôi tuân thủ theo nguyên tắc sau:

+ Phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian của mỗi tiết học

+ Lựa chọn trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố khắc sâu nội dung bài học. 

+ Trò chơi phải phù hợp với lứa tuổi học sinh

+ Trò chơi phải gây được hứng thú học tập học sinh

Trang 7

Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủyếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi.Nhưng qua trò chơi người chơi được rèn luyện thể lực, trí lực, rèn luyện các giácquan tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trongnhóm trong tổ Trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn Giáo viên phải tìm trò chơi có tác dụngphát huy trí sáng tạo, tính tích cực của học sinh, nhằm tạo ra những thế hệ biếttìm tòi sáng tạo nhanh nhẹn trên mọi lĩnh vực Khắc sâu được kiến thức vừa học.Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy nhanh nhạy và khả năng phán đoán của họcsinh Giáo dục được đạo đức thái độ của học sinh.

Phải chú ý đến tính vừa sức đối với học sinh, không dễ quá cũng không khóquá Nội dung trò chơi đưa ra phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi thiếu niên thì họcsinh mới có thể tham gia một cách tích cực và đạt hiệu quả cao được

Các trò chơi đưa ra phải được các em nhiệt tình hưởng ứng Phải thực hiệnđược chức năng dạy học thông qua trò chơi để học tập, rèn luyện

Tùy theo nội dung và mục tiêu của từng phần trong bài mà tổ chức hoạtđộng trò chơi cho phù hợp, có thể đầu giờ học, giữa tiết học hoặc ở phần củngcố

Không được lạm dụng trò chơi làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, lấn

át thời gian chính của giờ học

Giáo viên không nên chỉ tập trung vào những học sinh khá giỏi mà còn để

ý, khuyến khích động viên những học sinh yếu, học sinh có tác phong chậm hayrụt rè nhút nhát tham gia, tạo điều kiện cho các em rèn luyện tác phong, hoàđồng với tập thể

Trò chơi phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năngcủa học sinh Tuỳ theo độ tuổi, theo lớp mà thiết kế tổ chức các trò chơi phùhợp

Giáo viên phải nắm được phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh trongdạy học KHTN gồm:

Trang 8

Giai đoạn chuẩn bị:

- Xác định mục tiêu dạy học: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính chấtquyết định bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạy học

- Xây dựng, lựa chọn trò chơi: phù hợp đáp ứng các mục tiêu dạy học đó đề ra

- Giáo viên xác định: số nhóm chơi, số người trong nhóm và các đồ dùng, dụng

cụ cần thiết như: mô hình, tranh, phấn viết bảng, mảnh bìa, hệ thống câu hỏi…

Giai đoạn thực hiện:

Trình bày trò chơi:

- Chọn lối giải thích rõ ràng: ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm Giải thích sao chongười chậm hiểu nhất cũng hiểu được, dẫn dắt người chơi từng bước để tạo sựhấp dẫn

- Nói và cử động làm mẫu dễ hiểu, nếu cần có thể chơi thử để giảng lại luật lệtrò chơi

- Giáo viên phải quán triệt về sự nghiêm túc với học sinh khi tham gia trò chơi

Điều khiển trò chơi:

- Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát huy sángkiến trong phạm vi luật lệ trò chơi

- Phải đổi người chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc

- Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng

- Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi, chán nảnhay khi trò chơi đó có kết quả thắng thua rõ ràng và đặc biệt phải đảm bảo thờigian như dự kiến

Giai đoạn kết thúc:

Tuyên dương khen ngợi, đánh giá ưu điểm của các em thắng cuộc Khuyếnkhích những em chơi chưa thắng cuộc tiếp tục nỗ lực, cố gắng

3.3 Quy trình thực hiện:

Bước 1:Giáo viên lựa chọn trò chơi, giới thiệu trò chơi và mục tiêu.

Bước 2: Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi Bước này

bao gồm những việc làm sau:

Trang 9

- Tổ chức người tham gia trò chơi: số người tham gia, số đội tham gia (mấy độitham gia)

- Các dụng cụ cần thiết dùng để chơi (nếu có)

Bước 3: Hướng dẫn chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:

- GV nêu cách chơi (luật chơi): Từng việc làm cụ thể của từng người chơi hoặcđội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm

- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi…

Bước 4: Thực hiện trò chơi

Bước 5: Đánh giá sau trò chơi Bước này bao gồm những việc làm sau:

- GV nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, của cá nhân, những việclàm chưa tốt để rút kinh nghiệm

- Công bố kết quả của từng đội, cá nhân và tuyên dương, ghi điểm, trao phầnthưởng (nếu có)

Bước 6: GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực qua trò chơi.

3.4 Cách thức tổ chức trò chơi

3.4.1 Biện pháp 1: Sử dụng trò chơi vào phần khởi động

a Trò chơi: Thử tài ghi nhớ

Ví dụ minh họa bài 34: “Thực vật” – KHTN 6 bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống.

- Mục tiêu: Học sinh bước đầu nhận biết được sự phong phú và đa dạng của thựcvật như số lượng loài, môi trường sống,…

- Luật trò chơi: Các em xem video, nghe bài hát “Vườn cây nhà bé” sau đó kểtên các loại cây có trong bài hát Học sinh nào nhớ và kể được tất cả các cây cótrong bài hát thì giành chiến thắng

Trang 10

+ 2 tấm thẻ bài ghi chữ A và chữ B

+ Stick hình bông hoa

- Cách chơi:

+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi: Đội A và đội B

+ Giao nhiệm vụ cho mỗi đội: Đội A nêu tên cây ăn quả

Đội B nêu tên cây lấy gỗ

+ Luật chơi: Mỗi đội cử 1 đại diện cầm thẻ bài của đội mình lên ghi têncủa các loài cây theo yêu cầu lên bảng lớp, nếu không nhớ thêm tên cây thì cầmtấm thẻ chạy về đưa cho 1 thành viên khác của đội lên viết tiếp Cứ như thế,trong vòng 3 phút đội nào ghi được tên nhiều cây hơn sẽ chiến thắng

- Tổng kết trò chơi: Qua hoạt động, nhóm thắng cuộc được tặng 2 bông hoa,nhóm thua cuộc được tặng 1 bông hoa để khích lệ tinh thần tham gia của cácđội

- Giáo viên dựa vào kết quả trò chơi để dẫn dắt vào bài mới

c Trò chơi “ Món quà Noel”

- Mục tiêu: giáo viên kiểm tra lại kiến thức cũ

- Cách chơi: Có 3 hộp quà tương ứng với 3 câu hỏi GV lựa chọn ngẫu nhiên 3học sinh trả lời 3 câu hỏi Mỗi 1 HS chọn 1 hộp quà và trả lời câu hỏi tương ứng.Giáo viên nhận xét đánh giá và cho điểm thưởng câu trả lời của từng HS

* Minh họa phần khởi động Bài 19 : “Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào”- KHTN 6 bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống.

Câu 1 Nêu thành phần cấu tạo của tế bào?

Đáp án: Tế bào có 3 thành phần chính là màng tế bào, tế bào chất và nhân ( hoặcvùng nhân)

Câu 2 Có mấy loại tế bào? Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?

Đáp án: Có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ ( chưa có màng nhân cũng như hệ thốngnội màng và các bào quan có màng bọc) và tế bào nhân thực ( có màng nhân, hệthống nội màng và các bào quan có màng bao bọc)

Câu 3 Trên màng tế bào có rất nhiều lỗ nhỏ li ti Em hãy cho biết vai trò củanhững lỗ nhỏ này là gì?

Trang 11

Đáp án: Màng tế bào là thành phần có ở mọi tế bào, bao bọc tế bào chất Các lỗnhỏ trên màng tế bào có vai trò giúp màng tế bào tham gia vào quá trình trao đổichất giữa tế bào và môi trường.

3.4.2 Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi vào hoạt động hình thành kiến thức mới.

sẽ giơ tay trả lời Trả lời đúng sẽ được điểm

• Trả lời đúng ở gợi ý thứ nhất được 10 điểm

• Trả lời đúng ở gợi ý thứ hai được 9 điểm

• Trả lời đúng ở gợi ý thứ 3 được 8 điểm

• Trả lời đúng ở gợi ý cuối cùng được 1 tràng pháo tay

Câu1: Đây là bệnh gì?

Gợi ý 1: Đại dịch xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 tại Mỹ

Gợi ý 2: Căn bệnh thế kỉ

Gợi ý 3: Lây qua đường máu, đường tình dục, đường từ mẹ sang con

Gợi ý 4: “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”

Câu 2: Đây là bệnh gì?

Gợi ý 1: Do Dengue Virus

Gợi ý 2: Muỗi Anopheles

Gợi ý 3: Sốt cao, phát ban, đau đầu, đau cơ

Gợi ý 4: Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não, có thể tử vong

Câu 3: Đây là bệnh gì?

Gợi ý 1: Sốt, đau họng, ho, sổ mũi

Gợi ý 2: Sử dụng thuốc như Tiffi, Decolgen, Panadol

Gợi ý 3: Phòng chống bằng cách tiêm vaccine cúm

Ngày đăng: 26/11/2024, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w