Với mong muốn giúp cho học sinh có tinh thần thoải mái khi học, tạo động lực, sự hứng thú để các em phát huy tính chủ động, năng động đồng thời rèn luyện tinh thần làm việc tập thể, kĩ năng trình bày giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, ham thích hơn và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập khi đến giờ học, để nâng cao chất lượng dạy học môn đã tìm tòi và thực hiện biện pháp “Tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn 6 thông qua trò chơi
Trang 1I LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP 2
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP 3
1 Mục đích 3
2 Nội dung 3
2.1 Hướng dẫn tổ chức trò chơi "Giải mật thư" ….………
……….3
2.2 Ưu điểm và hạn chế……… ……… …3
2.3 Cách thực hiện……… ………… ………4
III KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP 8
IV TÍNH MỚI 9
V KẾT LUẬN 9
Trang 2BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 THÔNG QUA TRÒ CHƠI “ GIẢI MẬT THƯ”
I LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Ngữ văn là một môn học đặc thù, đòi hỏi người dạy và người học phải hứng thú, say mê và chủ động thì việc học mới có được hiệu quả Dạy và học Văn là cả nghệ thuật, đòi hỏi người dạy và người học cùng không ngừng tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng bộ môn Nhằm thực hiện những đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, bản thân tôi rất quan tâm đến vấn đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh qua những giờ dạy Qua thực tế giảng dạy môn Ngữ văn 6 tại trường THCS tôi nhận thấy các em còn e dè, chưa phát huy hết khả năng của bản thân, một số còn lo lắng, chưa tích cực làm việc nhóm, chưa mạnh dạn chia sẻ và không tự tin khi trình bày trước tập thể
Với mong muốn giúp cho học sinh có tinh thần thoải mái khi học, tạo động lực, sự hứng thú để các em phát huy tính chủ động, năng động đồng thời rèn luyện tinh thần làm việc tập thể, kĩ năng trình bày giúp các em cảm thấy thoải mái hơn, ham thích hơn và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập khi đến giờ học, để nâng cao chất lượng dạy học môn đã tìm tòi và thực hiện biện pháp
“Tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn 6 thông qua trò chơi “Giải mật thư” và
áp dụng cụ thể trong: Hoạt động hình thành kiến thức mới (khi dạy phần I Đọc
và tìm hiểu chung, mục 2 Tìm hiểu chung và phần II Đọc hiểu văn bản, mục 1: Nhân vật Kiều Phương) – Tiết 19: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh).
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1 Mục đích
- Tạo hứng thú trong học tập
- Phát huy tính tích cực, chủ động, tự học của học sinh
- Rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm
2 Nội dung
Trang 32.1 Hướng dẫn tổ chức trò chơi “Giải mật thư”
Bước 1 - Xây dựng nội dung trong mỗi mật thư: Ở mỗi mật thư là một
nhiệm vụ học tập tương ứng với nội dung kiến thức cần đạt trong bài
Bước 2 - Chia nhóm để giải mật thư: Lớp học được chia thành ít hay nhiều
nhóm tùy thuộc vào số lượng mật thư cần xây dựng kiến thức, mỗi nhóm sẽ cùng lần lượt giải các mật thư và nhận từ khóa đằng sau mỗi mật thư (là thông điệp, chủ đề, nội dung giáo dục học sinh mà GV muốn hướng tới được rút ra từ bài học.)
Bước 3 - Tổ chức trò chơi “Giải mật thư”:
* Chuẩn bị nội dung cho từng mật thư
* Phổ biến luật chơi
* Học sinh tiến hành các nhiệm vụ có trong mỗi mật thư
* Tổng kết, hệ thống hóa các kiến thức
2.2 Ưu điểm và hạn chế
2.2.1 Ưu điểm
- GV giao nhiệm vụ trong từng mật thư, dễ quản lí hoạt động học tập
- HS làm các nhiệm vụ có trong các mật thư được phát huy tư duy sáng tạo
và tính chủ động, phát huy sự năng động của học sinh, đồng thời rèn luyện cho các em tinh thần làm việc cá nhân, làm việc tập thể, kĩ năng trình bày
- HS nhớ được kiến thức dễ dàng, được trải nghiệm các đơn vị kiến thức có trong mỗi mật thư
- Tăng cường sự tương tác cao giữa GV và HS, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu
2.2.2 Hạn chế
Diện tích bảng không đủ để trưng bày tất cả các mật thư do mỗi nhóm làm
Do đó, tôi khắc phục hoạt động đánh giá bằng hình thức gọi đại diện từng nhóm lên bảng báo cáo một mật thư của nhóm bạn, rồi đối chiếu với kết quả của giáo viên, các mật thư còn lại các nhóm sẽ vừa theo dõi và kiểm tra chéo
2.3 Cách thực hiện
Trang 4Áp dụng trong hoạt động hình thành kiến thức (khi dạy phần I Đọc và tìm hiểu chung, mục 2 tìm hiểu chung và phần II Đọc hiểu văn bản, mục 1: Nhân vật Kiều Phương) – Tiết 19: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung và đọc
hiểu văn bản
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi “Giải
mật thư”.
1 CHIA LỚP: Lớp chia làm 4 nhóm.
2 LUẬT CHƠI:
Trong thời gian 14 phút
+ Các nhóm sẽ cùng tham gia giải mật thư, nhóm
nào hoàn thành xong mật thư thứ nhất nhanh, chính
xác thì mới được lấy tiếp mật thư thứ hai (các nhóm
sẽ cử đại diện lấy và nộp mật thư) và nhận được
một từ khóa trong mật thư, tương tự như vậy cho
đến mật thư thứ 4
+ Các nhóm sẽ tiến hành nhiệm vụ chung có trong
mật thư và điền kết quả vào phiếu học tập cá nhân
của mỗi thành viên
+ Hết thời gian 14 phút các đội sẽ dừng hoạt động
giải mật thư GV sẽ nhận kết quả giải mật thư của
các nhóm tính đến thời điểm đó
3 ĐÁNH GIÁ
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày lần lượt 4
mật thư đã giải, các nhóm chấm chéo mật thư
- Nhóm nào giải được đúng 4 mật thư trong thời
I Đọc và tìm hiểu chung
1 Đọc
2 Tìm hiểu chung
a Tác phẩm
(Mật thư 1)
b Tác giả
(Mật thư 2)
Trang 5gian nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
Mật thư 1: Tìm hiểu những nét chính về tác phẩm?
Tác phẩm Xuất xứ
Thể loại
Phương thức biểu đạt
Ngôi kể
Nhân vật chính
Chủ đề
Mật thư 2: Tìm hiểu những nét chính về tác giả?
Tác giả
………
………
………
………
Mật thư 3: Tìm hiểu về nhân vật Kiều Phương? Nhân vật Kiều Phương Đặc điểm tiêu biểu Ngoại hình: ………
Hành động: ………
Sở thích, tài năng: ………
Tình cảm với anh trai: ………
Nghệ thuật miêu tả ………
… ………
… ………
Nhận xét ………
Mật thư 4: Thông qua nhân vật Kiều Phương, em
II Đọc hiểu văn bản
1 Nhân vật Kiều Phương
(Mật thư 3)
Trang 6rút ra được bài học kinh nghiệm nào cho bản thân
về cách cư xử với anh, chị trong gia đình?
Bài học kinh nghiệm (về cách cư xử với anh, chị trong gia đình)
………
Thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi với bạn cùng nhóm về nội dung cần thực hiện
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần)
Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
* Dự kiến sản phẩm:
Mật thư 1:
Tác phẩm Xuất xứ Trích “Bản nhạc con đà
điểu” (2016)
Thể loại Truyện ngắn
Phương thức
biểu đạt
Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Ngôi kể Ngôi thứ nhất
Nhân vật chính Kiều Phương và người anh
trai
Chủ đề Tình cảm anh em trong gia
đình
Mật thư 2:
Tác giả
- Tạ Duy Anh (1959), tên khai sinh là Tạ Việt
Đãng, quê Hà Nội
- Truyện viết về thiếu nhi của ông trong sáng,
Trang 7đậm chất thơ, giàu ý nghĩa nhân văn.
Mật thư 3:
Nhân vật Kiều Phương Đặc điểm
tiêu biểu
- Ngoại hình: mặt bị bôi bẩn, lem
nhem
- Hành động: lục lọi đồ vật, chế
thuốc vẽ
- Sở thích, tài năng: thích vẽ và vẽ
rất độc đáo
- Tình cảm với anh trai: vui vẻ
chấp nhận cái tên anh đặt cho; ôm
cổ, thì thầm vào tai muốn anh cũng
đi nhận giải, vẽ tranh về “Anh trai tôi”
Nghệ
thuật
miêu tả
- Quan sát tinh tế, lựa chọn hình ảnh tiêu biểu
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu
Nhận xét - Là cô bé vô tư, hồn nhiên, có tài
năng hội họa và có tấm lòng nhân hậu
Mật thư 4:
Bài học kinh nghiệm (về cách cư xử với anh, chị trong gia đình)
- Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ và cảm thông với anh, chị trong gia đình
Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá hoạt động nhóm của HS
- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Trang 8III KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN BIỆN PHÁP
Nhờ thực hiện tốt biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 6 trên, tôi thấy:
- Học sinh thích thú, hào hứng với tiết học
- Học sinh được kích thích sự sáng tạo, luôn cố gắng tìm ra những giải pháp mới để giải quyết vấn đề của mình
- Học sinh tự tin thuyết trình
- Các em yêu thích môn Ngữ văn hơn
IV TÍNH MỚI
- Tạo hứng thú học tập môn Ngữ văn 6 thông qua trò chơi “Giải mật thư”
một hình thức học mà các đồ dùng giấy A1, bút dạ là đồ dùng học tập hàng ngày… GV dễ dàng đánh giá sản phẩm của HS
- Giờ học hình thành kiến thức mới nhưng rất sôi nổi, lí thú, hiệu quả, đề cao
Trang 9vai trò chủ thể của HS trong học tập.
- HS nhớ được kiến thức dễ dàng, được trải nghiệm các đơn vị kiến thức có trong mỗi mật thư
- Học sinh được rèn kĩ năng hợp tác, các năng lực ngôn ngữ, giải quyết vấn
đề, phân tích, đánh giá, thuyết trình, chia sẻ và có cơ hội thể hiện thế mạnh năng lực của bản thân
V KẾT LUẬN
Không một phương pháp dạy học nào là vạn năng và sử dụng trong toàn bộ quá trình dạy học, mà tùy vào nội dung bài giảng ta có thể phối hợp đa dạng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau nhằm đảm bảo đạt được tốt nhất những năng lực cần phát huy trong từng bài dạy cho HS
Với bề dày kinh nghiệm còn khiêm tốn, nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vậy rất mong Hội đồng xét duyệt góp ý, bổ sung để kinh nghiệm giảng dạy của tôi ngày càng phong phú và hiệu quả hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Phụ lục
Một số hình ảnh học sinh tham gia trò chơi “Giải mật thư”
Trang 10Ảnh học sinh tham gia “Giải mật thư”
Trang 11Ảnh phiếu đánh giá theo các tiêu chí của các nhóm