1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến Xây dựng kênh Radio Xây dựng kênh Radio “Em yêu trường em” để góp phần phát triển năng lực giao tiếp và Văn hóa đọc cho học sinh trường THCS

29 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 13,84 MB

Nội dung

sáng kiến Xây dựng kênh Radio “Em yêu trường em” để góp phần phát triển năng lực giao tiếp và Văn hóa đọc cho học sinh trường THCS. Chỉ ra một vấn đề quan trọng mang tính cộng đồng đó là phát triển năng lực giao tiếp với thế giới bên ngoài và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường

Trang 1

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

Tên sáng kiến : Xây dựng kênh Radio “Em yêu trường em” để góp phầnphát triển năng lực giao tiếp và Văn hóa đọc cho học sinh trường THCS Địa

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 28/9/2021 Phần II MÔ TẢ SÁNG KIẾN.

1 Sự cần thiết

Là giáo viên trẻ công tác tại trường THCS Địa Linh Huyện Ba Bể với nhiệm vụ được phân công trong năm học là GV Tổng phụ trách Đội và dạy nhạc Bản thân tôi với lòng yêu nghề luôn trăn trở làm sao, làm như thế nào để học trò nơi tôi công tác có thể phát triển tốt nhất về năng lực, phẩm chất Làm thể nào để góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng mái trường Địa Linh thành một ngôi trường mà thầy cô hạnh phúc và học trò hạnh phúc?

Địa Linh là xã miền núi cách trung tâm huyện lỵ 5 km về phía nam, có diện tích tự nhiên là 3.127 ha, có 8 thôn bản với các dân tộc anh em là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, sán chí và một số dân tộc khác cùng sinh sống, trong đó dân tộc Tày chiếm đa số Là một xã thuần nông với hơn 90% dân số sống bằng trồng trọt nhưng chỉ có ¼ là đất trồng trọt còn lại là đồi núi Tỷ lệ hộ nghèo chiếm: 28,9% Địa phương diện tích không quá rộng, sống tập trung, trường được đặt ở vị trí trung tâm nên rất thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh Kinh tế xã hội của

Trang 2

địa phương phát triển tương đối ổn định và có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống và trình độ dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao, nên quan tâm đầu tư, chăm lo cho việc học của con em và công tác dạy học, giáo dục của nhà trường Công tác giáo dục của nhà trường luôn có sự quan tâm của của Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, đặc biệt có luôn có được sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT huyện Ba Bể cũng như các ban ngành đoàn thể của UBND huyện Ba Bể đầu tư xây dựng đáp ứng, đảm bảo nhu cầu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của đơn vị Mặc dù kinh tế địa phương có phát triển nhưng chưa cao, thu nhập người dân trong vùng còn thấp tình trạng di dân tự do của đồng bào vùng cao du nhập từ các địa phương khác đến, trình độ dân trí thấp cùng với những hủ tục lạc hậu, nhà ở phân tán rải rác trên các triền núi cao, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tới trường học tập của các em và việc duy trì sĩ số cũng như nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

Đọc là một vấn đề quan trọng trong quá trình học tập của một ngôi trường có 168 học sinh / 172 học sinh là con em dân tộc thiểu số Đọc được xem là một phương pháp đặc thù, giúp cảm thụ và tiếp nhận hình thành khả năng giao tiếp và hiểu biết về xã hội, đọc không những chỉ yêu cầu đọc đúng mà còn phải đọc hay, đọc diễn cảm, từ đó hình thành phương pháp đọc diễn cảm Phương pháp này có tính khoa học và nghệ thuật cao, có vai trò to lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, thẩm mĩ của người học Nó giúp cho sự vận động của những cơ quan hô hấp, bộ máy phát âm, thị giác, thính giác và huy động chức năng tâm lý như tư duy, trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, bởi vậy, có thể coi đọc sáng tạo như một quá trình lao động sáng tạo thực sự [2, t35-40]

Thế giới đang đứng trước những thay đổi lớn nhất và nhanh nhất trong lịch sử bởi sự thúc đẩy của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với sự xuất hiện của robot, trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IoT), công nghệ in 3D hay công nghệ nano Máy móc dần thay thế con người trong mọi việc, thậm chí còn làm tốt hơn

Trang 3

rất nhiều, từ khả năng sáng tạo, sự chính xác tới độ dẻo dai, bền bỉ và nhất là hiệu

suất lao động vượt trội Tuy nhiên, vẫn có những điều mà máy móc hay công nghệkhông thể chạm tới được, như trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence quotient -EIQ), năng lực tinh thần (spiritual quotient -SQ), các kỹ năng mềm hay các nềnvăn hóa.

Khi thế giới đang ngày càng phẳng hơn, mọi ranh giới về địa lý hay tri thức đều có thể bị làm mờ đi thì hành trang cốt lõi của mỗi công dân toàn cầu chính là phải tạo ra sự khác biệt, tìm ra chính mình, lãnh đạo bản thân và làm chủ cuộc sống.

Từ tầm nhìn đó sáng kiến Xây dựng kênh Radio Xây dựng kênh Radio “Emyêu trường em” để góp phần phát triển năng lực giao tiếp và Văn hóa đọc chohọc sinh trường THCS Địa Linh” Chỉ ra một vấn đề quan trọng mang tính cộng

đồng đó là phát triển năng lực giao tiếp với thế giới bên ngoài và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường cụ thể là của 172 học sinh trong đó có 168 học sinh dân tộc, để góp phần gìn giữ được những giá trị nguồn cội, tự hào về nền văn hóa Việt Nam Chú trọng rèn luyện, phát triển các đức tính quan trọng để phát triển bản thân và sống hạnh phúc trong tương lai Đáp ứng cơ bản chương trình GDPT 2018.

Bản thân tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé của bản thân vào việc thông qua những bài đọc, những buổi phát thanh măng non, những phút sinh hoạt truyền thống bằng những giọng đọc truyền cảm về những bài hát cách mạng, những bài hát có nội dung lành mạnh, các em học sinh sẽ cảm nhận được ý nghĩa và nội dung bài hát trước khi nghe hát Viết và đọc về những anh hùng, những tấm gương tiêu biểu, những nhân vật trong văn học, những người Mẹ, người bố, những bạn bè hiếu học…… Từ đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp như Yêu nước, Nhân ái,

Trung thực và Trách nhiệm Vì lí do đó tôi đã chọn xây dựng sáng kiến Xây dựng

Trang 4

kênh Radio “Em yêu trường em” để góp phần phát triển năng lực giao tiếp và vănhóa đọc cho học sinh trường THCS”

2 Mục đích của sáng kiến.

- Nhằm đưa ra một biện pháp để góp phần thực hiện mục tiêu của hoạt động đội trong trường THCS Địa Linh.

- Đưa ra một biện pháp nhằm góp phần vào cách thức tổ chức, sáng tạo hoạt động của tổ chức Đội trong trường học liên cấp.

- Thực hiện mục tiêu của chương trình GDPT 2018.

- Nhằm thông qua hoạt động của kênh Radio để hình thành cho các em kĩ năng giao tiếp và phát triển Văn hóa đọc ở một trường liên cấp.

Chương trình GDPT 2018 với nhiệm vụ then chốt là hình thành những năng lực và phẩm chất của người học đưa học sinh tới những hoạt động trải nghiệm cụ thể tích cực và hiệu quả Mục đích lớn nhất là học hình thành được kĩ năng giao tiếp và duy trì văn hóa đọc trong các em hịc sinh.

Để phát triển năng lực tự học cho các em học sinh của trường TH & THCS Địa Linh theo định hướng phát triển năng lực, là GV TPT, dạy âm nhạc cá nhân tôi từ thục tiễn giảng dạy và công tác đã thấy rằng: giải pháp cho văn hóa đọc, xây dựng và phát triển văn hóa đọc phải bắt đầu từ các nhà trường, đặc biệt là các trường THCS Qua quá trình khảo sát đối với học sinh trong trường , một vấn đề tôi rút ra được rằng: nhận thức cũng như kỹ năng đọc của hầu hết học sinh còn hạn chế Các em chưa tự giác lĩnh hội tác phẩm mà đa số chỉ thụ động tiếp nhận tri thức.Bên cạnh đó, các hình thức tiếp cận tác phẩm ngoài nhà trường còn khá nghèo nàn, đơn điệu Chủ yếu các em chỉ dừng lại ở việc đọc qua loa, chưa có điều kiện thẩm thấu và

Trang 5

nghiền ngẫm nên chưa thấy được những cái hay và đặc sắc của tác phẩm Từ đó, các em chưa thấy hứng thú và say mê với việc đọc

Trong khi, ở thời đại công nghệ thông tin, trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức học tập trực tuyến, thu hút sự quan tâm của người học Trên Youtube có rất nhiều các bài đọc được đa dạng hóa trong cách thể hiện (đọc diễn cảm, đọc ráp, đọc phân vai, chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản diễn, ) khiến học sinh tò mò, thích thú, từ đó, khơi gợi sự hứng thú và nhu cầu được tìm hiểu của các bạn học sinh

Xuất phát từ nhu cầu tạo ra một hình thức vừa học vừa chơi trong các em sinh tại trường THCS Địa Linh, giúp các bạn thay đổi tư duy và tìm ra phương pháp học tập hữu hiệu nhất cho bản thân, sau một thời gian tìm hiểu, khảo sát sát với cương vị là TPT Đội, GV nhạc tôi đã tham mưu với BGH nhà trường, tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm mô hình xây dựng kênh radio “Em yêu trường em” dành cho các em học sinh nhà trường xây dựng kênh phát thanh này nhằm một số mục đích sau: Tạo sự hứng thú, niềm yêu trường, yêu lớp, tăng sự tương tác gắn bó, trải nghiệm của các enm học sinh Qua đó, hình thành kỹ năng đọc diễn cảm cũng như thói quen đọc sách góp phần vào thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và của ngành đề ra trong năm học

Từ đó góp phần tạo nên một phong trào đọc sách ngay trong trường THCS, hình thành văn hóa đọc trong hoc sinh.

Thứ 2: vấn đè bản thân tôi thấy rất tâm đắc rằng “ Văn hóa đọc phải bắt đầu từ nhà trường, đặc biệt là trường học sinh học nội trú, và từ tgia đình rồi mới tới cộng đồng nếu được phát triển thường xuyên” thì việc phát triển văn hóa đọc gắn liền với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học sẽ xây dựng một môi trường tốt đẹp để hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực cho các em trường THCS Địa Linh.

Trang 6

Thứ 3: Sáng kiến xây dựng nhằm rèn luyện thói quen đọc Sách , đọc các tác phẩm văn học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, học tập suốt đời vì sách là tri thức của nhân loại

3 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

- Là giáo viên trẻ khi nghiên cứu và xây dựng sáng kiến này đối tượng áp dụng và hướng tới là 172 học sinh của ngôi trường TH & THCS Địa Linh nên bản thân tôi thận trong tìm hiểu kĩ nội dung của các văn bản pháp lý, những chỉ đạo chuyên môn của của Sở GD và ĐT Bắc Kan, Phòng GD huyện Ba Bể để xây dựng sáng kiến này Tôi khảng định trong toàn tỉnh hoặc toàn quốc sẽ chưa có ai đưa văn hóa đọc vào trong hoạt động Đội nhằm mục đích phát triển năng lực giao tiếp và phát triển văn hóa đọc.

Sáng kiến đảm bảo phù hợp với nội dung của chương trình GDPT 2018

- Xây dựng một sáng kiến mà học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác, luôn sẵn sàng trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, tập trung phát triển về phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua đó góp phần tạo hứng thú học tập, yêu thích ngôi trường mà mình đang theo học.

Nó không phải là những sản phẩm của những phần mềm đã được công bố trên mạng, trên các thông tin đại chúng Nó là sáng kiến mà bản thân tôi đã xây dựng từ thực tiễn công tác.

Học sinh đã có những thái độ học tập tích cực, yêu thích và tham gia câu lạc bộ nhiều hơn, các em đã được chủ động trong việc chiếm lĩnh kiến thức Cũng thông qua đó hình thành được phẩm chất, năng lực tư duy và sáng tạo cho học

Trang 7

Xây dựng câu lạc bộ phát thanh các tác phẩm văn học hay góp phần tạo nên hứng thú, tình cảm của các bạn học sinh với mái trường Địa Linh thân yêu Bên cạnh đó, là sản phẩm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng dưới hình thức kênh Radio là một cách làm sáng tạo hiệu quả, phổ biến.

Sử dụng những phần mềm thu âm, lọc âm kết hợp kĩ thuật của công nghệ thông tin để tạo nên một sản phẩm của học sinh sau chính hoạt động mà các em tham gia.

4 Nội dung của sáng kiến

4.1 Nội dung chính của sáng kiến

- Sáng kiến được viết với 3 phần chính: Phần I Mở đầu

I Lí do chọn đề tài II Mục đích nghiên cứu III Nhiệm vụ nghiên cứu IV Phương pháp nghiên cứu Phần II Nội dung

I Cơ sở lí luận II Cơ sở thực tiễn

III Biện pháp giải quyết vấn đề IV Đánh giá kết quả

Phần III Kết luận và kiến nghị 1 Kết luận

2 Kiến nghị 4.2 Nội dung

* Điều kiện thuận lợi để thực hiện sáng kiến : Trường TH & THCS Địa

Linh năm học 2022-2023 có Tổng số lớp: 6 lớp, Tổng số học sinh: 172, Học sinh

Trang 8

nữ: 73, Học sinh dân tộc: 168 Học sinh được học 2 buổi /ngày: 172 Tỷ lệ học sinh/lớp: 28,67

Trong đó:

Khối 6: Tổng số học sinh: 54; học sinh nữ: 21; Học sinh dân tộc: 54; Học sinh học 2 buổi /ngày: 54: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 12; Tỷ lệ học sinh/lớp: 27

Khối 7: Tổng số học sinh: 52; học sinh nữ: 25; Học sinh dân tộc: 51; Học sinh học 2 buổi /ngày: 52; Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 14; Tỷ lệ học sinh/lớp: 26

Khối 8: Tổng số học sinh: 36; học sinh nữ: 14; Học sinh dân tộc: 35; Học sinh học 2 buổi /ngày: 36: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 10; Tỷ lệ học sinh/lớp: 36

Khối 9: Tổng số học sinh: 30; học sinh nữ: 13; Học sinh dân tộc: 28; Học sinh học 2 buổi /ngày: 30: Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 08; Tỷ lệ học sinh/lớp: 30

Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Tổng số đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên: 16

Trong đó: Nam: 04/16, tỷ lệ 25%; Nữ: 12/16, tỷ lệ: 75% Tỷ lệ GV/lớp: 1,83.

Trinh độ đào tạo: Đại học: 12; CĐ: 04; Trong biên chế 15, hợp đồng: 01

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; cơ sở vật chất thực hiện bán trú, nội trú

Nhà trường đảm bảo đủ nguồn lực cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học như: Phòng học văn hóa, phòng TN-TH, phòng học chung được trang bị thiết bị hiện đại hỗ trợ GV ứng dụng CNTT trong giảng dạy, phòng làm việc của CBQL, GV, NV, sân chơi Trong các lớp học được trang bị đầy đủ bàn ghế HS, GV, bảng, quạt, điện đảm bảo ánh sáng và luôn thoáng đãng, mát mẻ Hàng năm mua bổ sung các dụng cụ thí nghiệm, thực hành, hóa chất v.v để đảm bảo phục

Trang 9

vụ tốt nhất công tác dạy và học Phòng học văn hóa: 08 phòng Phòng thiết bị: 01 phòng Phòng thư viện: 01 phòng, Phòng học bộ môn: 03

Trong đó:

- Phòng Âm nhạc: 0, Phòng Hóa, sinh: 01, Phòng Công nghệ , Vật lý: 01 Nhà đa năng: 01.

4.3 Câu hỏi khảo sát về việc đọc:

Khi tìm hiểu về thực trạng đọc tác phẩm của học sinh trường THCS Địa Linh , bản thân tôi với cương vị là GV TPT dạy âm nhạc đã tiến hành cuộc khảo sát nhỏ thông qua phiếu điều tra ở 6 lớp, với 172 học sinh của trường THCS Địa Linh [Phụ lục] và thu được kết quả như sau: 3 Khi soạn bài, Em có thói quen

đọc văn bản tác phẩm trước khi trả lời câu hỏi không?

ngoài chương trình giảng dạy không? Sách trong thư viện

Trang 10

Chỉ có khoảng từ 10% đến 17% số bạn được hỏi khẳng định mình tích cực trong việc đọc sách nói chung và đọc văn bản tác phẩm văn học nói riêng Còn lại, các bạn thú nhận mình đọc rất ít, đọc lướt qua, thậm chí không đọc

* Với câu hỏi: Em có thường suy nghĩ về những nội dung của tác phẩm văn học trong chương trình sách giáo khoa mới , về các nhân vật cũng như thông điệp được tác giả gửi gắm trong các Văn bản đã học ? Tôi được kết quả:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

Qua kết quả khảo sát, Tôi nhận thấy: Chỉ có 14,5% các bạn học sinh thường xuyên suy nghĩ về những nội dung của tác phẩm văn học đang học, về các nhân vật cũng như thông điệp được tác giả gửi gắm trong các tác phẩm văn học Số còn lại thú nhận chỉ thỉnh thoảng, thậm chí hiếm khi và không bao giờ quan tâm tới điều đó.

* Với câu hỏi: Em có hứng với việc đọc sách không? (So với việc lướt Web, sử dụng mạng xã hội thì việc nào tạo cho các em hứng thú hơn?

Các mức độ

Rất hứng thú Bình thường Không hứng thú Không quan tâm

* Với câu hỏi: Em có muốn tham gia vào các hoạt động tuyên truyền đọc sáchkhông do Liên đội và nhà trường phát động không? Tôi nhận được kết quả như sau

Các mức độ

Rất hào hứng Bình thường Không hào hứng Không quan tâm

* Với câu hỏi về nhu cầu xây dựng kênh radio “Em yêu trường em ”, Tôi thu được và nhận được kết quả:

Trang 11

Các tiêu chí Đồng ý Không đồng ý Theo bạn có cần thiết mở CLB Radio “Em yêu

trường em ” trong nhà trường THCS không?

170 (98 %)

7 (2 %) Nếu nhà trường và Liên đội xây dựng câu lạc

bộ đọc sách và hoạt động thường xuyên lâu dài em có tham gia không?

172 (100 %)

0 (0 %)

Nếu nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề phát thanh của kênh Radio thì em

* Với câu hỏi tự luận: em đã đọc những cuốn sách nào? em thích cuốn nào nhất? Vì sao? Câu trả lời của học sinh:

TIỂU KẾT

Có 150 em học sinh (87%) các bạn mới chỉ đọc các tác phẩm trong sách giáo khoa Số ít 20 bạn (13 %) có đọc một số tác phẩm văn học của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam như truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Ái Quốc, Tô Hoài, Kim Lân, hay thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Bính, Trần Đăng Khoa, Số ít khác (3 học sinh, 1%) đã có ý thức tìm đọc những cuốn sách khác liên quan đến hội họa và âm nhạc.

Sau khi tiến hành khảo sát những mặt thuận lợi và khó khăn của nhà trường cũng như khảo sát các em bằng phiếu hỏi cá nhân tôi nhận thấy: Học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc với đa số với tâm lý tự ti, nhút nhát, ít hoạt động ít có cơ hội trải nghiệm, với đặc thù là trường nội trú việc hình thành những kĩ năng giao tiếp, ứng xử rất quan trọng Duy trì văn hóa đọc là duy trì và mong muốn đem lại những cảm xúc, hình thành lòng yêu thương, nâng cao kĩ năng giao tiếp.

Trang 12

Trên cơ sở đó tôi đã mạnh dạn xây dựng một kênh Radio dưới hình thức là các câu lạc bộ để phát triển năng lực giao tiếp cũng như xây dựng và phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

4.4 Biện pháp khắc phục những hạn chế

4 4.1 Mục đích của việc xây dựng kênh radio “Em yêu trường em ” tạitrường TH & THCS Địa Linh.

Chương trình GDPT 2018 với nhiệm vụ then chốt là hình thành những năng lực và phẩm chất của người học đưa học sinh tới những hoạt động trải nghiệm cụ thể tích cực và hiệu quả Mục đích lớn nhất là học hình thành được kĩ năng giao tiếp và duy trì văn hóa đọc trong các em hịc sinh.

Để phát triển năng lực tự học cho các em học sinh của trường THCS Địa Linh theo định hướng phát triển năng lực, là GV TPT, dạy âm nhạc cá nhân tôi từ thục tiễn giảng dạy và công tác đã thấy rằng: giải pháp cho văn hóa đọc, xây dựng và phát triển văn hóa đọc phải bắt đầu từ các nhà trường, đặc biệt là các trường THCS Qua quá trình khảo sát đối với học sinh trong trường , một vấn đề tôi rút ra được rằng: nhận thức cũng như kỹ năng đọc của hầu hết học sinh còn hạn chế Các em chưa tự giác lĩnh hội tác phẩm mà đa số chỉ thụ động tiếp nhận tri thức.Bên cạnh đó, các hình thức tiếp cận tác phẩm ngoài nhà trường còn khá nghèo nàn, đơn điệu Chủ yếu các em chỉ dừng lại ở việc đọc qua loa, chưa có điều kiện thẩm thấu và nghiền ngẫm nên chưa thấy được những cái hay và đặc sắc của tác phẩm Từ đó, các em chưa thấy hứng thú và say mê với việc đọc

Trong khi, ở thời đại công nghệ thông tin, trên các trang mạng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều các hình thức học tập trực tuyến, thu hút sự quan tâm của người học Trên Youtube có rất nhiều các bài đọc được đa dạng hóa trong cách thể hiện (đọc diễn cảm, đọc ráp, đọc phân vai, chuyển thể tác phẩm văn học thành kịch bản diễn, )

Trang 13

khiến học sinh tò mò, thích thú, từ đó, khơi gợi sự hứng thú và nhu cầu được tìm hiểu của các bạn học sinh

Xuất phát từ nhu cầu tạo ra một hình thức vừa học vừa chơi trong các em sinh tại trường THCS Địa Linh, giúp các bạn thay đổi tư duy và tìm ra phương pháp học tập hữu hiệu nhất cho bản thân, sau một thời gian tìm hiểu, khảo sát sát với cương vị là TPT Đội, GV nhạc tôi đã tham mưu với BGH nhà trường, tiến hành nghiên cứu và thử nghiệm mô hình xây dựng kênh radio “Em yêu trường em” dành cho các em học sinh nhà trường xây dựng kênh phát thanh này nhằm một số mục đích sau: Tạo sự hứng thú, niềm yêu trường, yêu lớp, tăng sự tương tác gắn bó, trải nghiệm của các enm học sinh Qua đó, hình thành kỹ năng đọc diễn cảm cũng như thói quen đọc sách góp phần vào thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường và của ngành đề ra trong năm học

Từ đó góp phần tạo nên một phong trào đọc sách ngay trong trường THCS, hình thành văn hóa đọc trong hoc sinh.

Thứ 2: vấn đè bản thân tôi thấy rất tâm đắc rằng “ Văn hóa đọc phải bắt đầu từ nhà trường, đặc biệt là trường học sinh học nội trú, và từ tgia đình rồi mới tới cộng đồng nếu được phát triển thường xuyên” thì việc phát triển văn hóa đọc gắn liền với hoạt động đổi mới phương pháp dạy học sẽ xây dựng một môi trường tốt đẹp để hình thành nhân cách, phẩm chất năng lực cho các em trường THCS Địa Linh.

Thứ 3: Sáng kiến xây dựng nhằm rèn luyện thói quen đọc Sách , đọc các tác phẩm văn học nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, học tập suốt đời vì sách là tri thức của nhân loại

Một trong những tác động lớn nhất tạo dần thói quen đọc sách đó là sử dụng SGK hướng dẫn các em học sinh tự học để làm tốt việc đó tôi chú ý những việc như sau:

- Phối kết hợp với GV Văn trong việc rèn kĩ năng đọc.

Trang 14

- Phối hợp các GV bộ môn để lựa chọn, đa dạng hóa các loại sách , kết hợp với thư viện nhà trường để luôn có nguồn sách mới, cập nhật thông tin có vậy học sinh mới hào hứng với việc đọc.

- Lựa chọn sách đọc khiến các em yêu thích Mỗi tác phẩm, mỗi một nhân vật đều có thể hiện giọng đọc khác nhau nên việc chú ý cách đọc mà thầy cô hướng dẫn là cách đọc diễn cảm, cảm xúc, phù hợp lôi cuốn người nghe.

- Luôn đặt các câu hỏi tư duy rằng giọng đọc đoạn này, nhân vật này như thế nào? - Xây dựng những phong trào “Tôi đọc cho bạn nghe” , Tôi kể bạn nghe, sân khấu hóa các hoạt động chuyên môn…

Khi đọc thành nhu cầu của mỗi em học sinh thì việc biết cách đọc (đọc có mục đích, có định hướng), sử dụng SGK hợp lý là góp phần phát huy tính chủ động học tập, tính tích cực của tư duy từ đó tạo được thói quan tự học theo yêu cầu đổi mới giáo dục của thời đại 4.0.

4 4.2 Rèn luyện thói quen đọc sách, đọc những tác phẩm văn học để phát triển tư duy, hình thành kỹ năng giao tiếp đúng chuẩn mực, phong thái tự tin, nhận thức hành vi đúng, sống nhân ái, yêu thương

Đọc sách là nhu cầu của tất cả mọi người là nhu cầu cần thiết đối với mỗi học sinh, sách không chỉ giúp các em nâng cao nhận thức, hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại mà còn hình thành ở các em những kỹ năng cần thiết cho tương lai Đối với hoạt động đội thì việc học sinh đọc nhiều, hiểu đúng sẽ giúp hoàn thiện nhân cách.,việc đọc sách lại càng có một ý nghĩa quan trọng các em sẽ tự tin khi đã được trang bị những kiến thức đủ để giao tiếp thành công.

Rèn luyện thói quen đọc sách, đọc các tác phẩm văn học có thể giúp cho việc học của chúng em có ý nghĩa và dễ dàng hơn Bởi vậy, việc phát triển ý thức phát triển văn hóa đọc của học sinh bằng cách trong mỗi bài giảng của thầy cô thì học sinh có ý thức tự đọc, tự sáng tạo cách đọc trên sự hỗ trợ của công nghệ, với tiêu chí là

Ngày đăng: 08/04/2024, 22:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w