1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn toán một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết luyện tập toán 8 Ở trường trung học cơ sở

5 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Luyện Tập Toán 8 ở Trường Trung học cơ sở xã ...........năm học 2023-2024.
Tác giả Nguyễn Văn Hiệp
Trường học Trường Trung học cơ sở xã Tây Yên A
Chuyên ngành Toán
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tây Yên A
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 28,27 KB

Nội dung

Mục tiêu: Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Luyện Tập Toán 8 ở Trường Trung học cơ sở xã Tây Yên A, năm học 2023-2024 nhằm giúp học sinh tích cực, nâng cao chất lượng

Trang 1

Tên biện pháp: “Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong

tiết Luyện Tập Toán 8 ở Trường Trung học cơ sở xã năm học 2023-2024.”

1 Thực trạng:

Trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục đang nỗ lực đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất năng lực của học sinh, giáo viên không còn là người truyền đạt kiến thức một chiều mà là người tổ chức, hướng dẫn, cố vấn cho học sinh tự giác chủ động tìm tòi phát hiện chiếm lĩnh tri thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo những điều đã học Tuy nhiên tình hình học sinh học yếu môn toán chiếm tỉ lệ khá cao Các em cảm thấy chán nản khi học môn này bới nhiều lý do khác nhau: do đặc thù môn Toán là môn học khó, khô khan đòi hỏi một quá trình tư duy lô gíc, chặt chẽ, có tính khái quát hoá cao; một số em bị cuốn hút vào các trò chơi game bên cạnh đó các

em chưa tự giác trong việc tự học tự rèn luyện còn mang tính ỷ lại trông chờ vào người khác Về lý thuyết thì học sinh có thể nắm được nhưng vận dụng vào giải các bài tập thì rất yếu, chiếm đa số học sinh

2 Mục tiêu:

Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Luyện Tập Toán 8 ở Trường Trung học cơ sở xã Tây Yên A, năm học 2023-2024 nhằm giúp học sinh tích cực, nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán, góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh

- Giúp học sinh hoàn thiện các kiến thức, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh ghi nhớ và khắc sâu hơn những vấn đề đã học, vận dụng vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn các thao tác tư duy để phát huy khả năng sáng tạo sau này

Trang 2

- Giúp giáo viên có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động qua việc đổi mới phương pháp dạy học

3 Biện pháp thực hiện:

3.1 Tổ chức các trò chơi trong tiết dạy học luyện tập.

Đối với tiết dạy mang tính chất khô khan như tiết dạy học luyện tập,

ôn tập thì việc tạo ra niềm vui, sự lạc quan hứng thú trong mỗi học sinh là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của tiết học

Nó khơi dậy tính tích cực, sáng tạo, nhanh nhẹn ở mỗi học sinh và tạo ra nhu cầu chiếm lĩnh kiến thức, giải quyết các vấn đề mà giáo viên yêu cầu Bởi vậy mỗi giáo viên phải sử dụng các phương pháp dạy học hợp lý để tạo nên sự hứng thú trong học tập ở mỗi học sinh

3.2 Giải thích sơ đồ trong tiêt dạy học luyện tập

Đối với phân môn hình học, sau mỗi phần giáo viên phải hệ thống hoá kiến thức trọng tâm Nếu chỉ đơn thuần là giáo viên nêu câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán không mang lại hiệu quả thiết thực Để tạo hứng thú cho học sinh ngoài việc tổ chức các trò chơi như trên giáo viên có thể thiết kế một hệ thống sơ đồ và yêu cầu học sinh giải thích các mắt xích của sơ đồ đó Điều này không chỉ giúp các em hệ thống lại nội dung kiến thức mà còn làm cho các em thấy được mỗi quan

hệ chặt chẽ, biện chứng giữa các đối tượng từ đó các em hiểu sâu hơn và ghi nhớ tốt hơn

3.3 Dạy học tiết luyện tập thông qua việc phát triển một bài toán đơn giản.

Một bài toán có thể nó rất đơn giản nhưng với khả năng dẫn dắt tốt của mỗi giáo viên có thể hướng dẫn học sinh giải quyết được các bài toán phức tạp hơn

Trang 3

toán

Một trong những cách thức tạo hứng thú cho học sinh khi dạy học luỵên tập là để các em được tự trình bày ý tưởng của mình và có sự đóng góp, nhận xét của các bạn học sinh khác Hiệu quả sẽ cao hơn khi chính ý tưởng của các em lại được tập thể đánh giá là tối ưu nhất và được giáo viên khuyến khích sử dụng trong các lời giải bài toán Việc tìm nhiều lời giải cho một bài toán giúp giáo viên có thể khơi dậy được tính tích cực trong mỗi học sinh

3.5 Thay đổi hay thêm điều kiện cho bài toán mở đầu để có bài toán mới.

Trên cơ sở những bài toán trong SGK giáo viên có thể thêm hoặc thay đổi giả thiết, yêu cầu của bài toán nhằm đặt học sinh trước tình huống

có vấn đề, các em có nhu cầu giải quyết bài toán trên nền tảng của bài toán trước Qua đó cho các em thấy được sự phong phú đa dạng của toán học, rèn luyện ở các em kỹ năng phân tích giả thiết để tự mình đề ra phương án tối ưu nhất giải quyết bài toán

3.6 Dạy học tiết luyện tập bằng việc tìm lỗi sai trong lời giải một bài toán.

Trong thực tế giải toán, chúng ta không thể khẳng định được rằng học sinh có thể giải tốt giải chính xác các bài toán mà giáo viên yêu cầu, không thể khẳng định các em không mắc sai lầm khi làm bài tập hay trình bày lời giải Sai lầm là không thể tránh khỏi, vậy làm thế nào để giúp các

em khắc phục được điều đó? Qua thực tế giảng dạy, trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp bản thân nhận thấy việc đưa ra những sai lầm thường gặp trong các tiết dạy học luyện tập, một mặt giúp các em nhận ra lỗi sai của mình, mặt khác giúp học sinh sửa chữa những sai lầm đó và trình bày một bài làm hoàn chỉnh Đối với một tiết dạy học luyện tập thay vì yêu cầu các

em làm các bài tập trong SGK giáo viên có thể đưa ra các bài làm sẵn có

Trang 4

mắc những lỗi thường gặp và yêu cầu học sinh nhận xét đánh giá dưới hình thức: "Sai ở đâu?" hay "Lời giải đã đúng chưa?" hoặc "Ý của em thế nào?"

4 Kết quả đạt được:

Bằng những biện pháp đã nêu ở trên, trong qua trình giảng dạy, kết hợp với quá trình theo dõi thử nghiệm thực tế, kết quả cho thấy hiệu quả vận dụng của các em khả quan hơn Học sinh đã có phương pháp học tập chất lượng hơn, bước đầu đã có hứng thú với những tiết luyện tập trong chương trình Toán 8, biết lập luận bài toán có lôgíc và suy nghĩ hướng giải của bài toán Kĩ năng vận dụng từ lí thuyết vào bài tập đã bước đầu có chuyển biến Cụ thể như sau:

Bảng so sánh chất lượng bộ môn Toán

Năm học Lớp Sĩ

số

1,2 71 12/71=

17% 23/71=32% 32/71=45% 4/71=6%

2022-2023

8A1,2 71 19/71=

27%

31/71=

44%

21/71=

29%

0/71= 0%

So sánh %

tăng /giảm

8A1,2 71 Tăng 10% Tang 12% Giảm

16%

Giảm 6%

Từ bảng so sánh trên, có thể khẳng định rằng, biện pháp: “Một số biện

pháp tạo hứng thú cho học sinh trong tiết Luyện Tập Toán 8 ở Trường Trung học cơ sở xã năm học 2022-2023.” đã phần nào cho thấy tính khả thi và hiệu quả trong quá trình áp dụng Phần lớn các em đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tính nhanh nhẹn và tinh thần đoàn kết trong việc tiếp thu hay xây dựng kiến thức.Tính khô khan vốn có của tiết luyện tập, ôn tập đã được hạn chế tối đa, các em cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhàng trong giờ học, sự hứng thú ở các em học sinh thể hiện rất rõ trong kết quả

Trang 5

còn một số tồn tại, do thời lượng tiết học hạn chế, một số học sinh kiến

thức cơ bản nắm chưa chắc chắn nên phần nào ảnh hưởng đến tiến trình

giờ dạy Hơn nữa do khả năng có hạn của bản thân nên đôi khi tạo ra sự

dán đoạn trong tiết học Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết

với nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm vững yêu cầu

đổi mới phương pháp dạy học môn Toán,… Và hơn cả, người giáo viên

vẫn luôn phải là người giữ vai trò chủ đạo trong sự thành công của từng

tiết học./

XÁC NHẬN CỦA THỦ

TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tây Yên A, ngày 10 tháng 10 năm 2023

Người báo cáo

Nguyễn Văn Hiệp.

Ngày đăng: 10/10/2024, 22:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w