BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY MÔN ĐỊA LÍ TÊN BIỆN PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 8 PHÂN MÔN ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT
Trang 1BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY
MÔN ĐỊA LÍ
TÊN BIỆN PHÁP:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA
LÍ 8 (PHÂN MÔN ĐỊA LÍ) CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG “ KHỞI ĐỘNG”
I MỞ ĐẦU
1.Lý do
Một nhà giáo dục Mỹ đã nói rằng:
“Người thầy trung bình chỉ biết nói Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”
Quả thực việc truyền cảm hứng (gây hứng thú) học tập cho học sinh rất quan trọng
và cần thiết Học sinh có hứng thú với môn học, yêu thích bộ môn, mới ham học và mới có được kết quả học tập tốt Bởi vậy, vấn đề đặt ra đối với người giáo viên là: Cần làm thế nào để tạo hứng thú cho học sinh, lôi cuốn các em vào bài học? Phải làm gì để có thể “thắp lửa đam mê” ở các em? Qua thực tế đứng lớp, tôi nhận thấy hoạt động khởi động có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình dạy học, đến việc tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh Nhiệm vụ của hoạt động khởi động là khơi gợi hứng thú, kích thích tư duy, tìm tòi sáng tạo đối với bài học, và hơn thế nữa, còn khơi dậy niềm đam mê, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học Xuất phát từ những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm đứng lớp
giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tạo hứng thú học môn Lịch sử -Địa lí 8( Phân môn Địa lí) cho học sinh thông qua hoạt động khởi động” để chia sẻ cùng các đồng nghiệp với mong muốn được đóng góp
những kinh nghiệm nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của môn Lịch sử -Địa lí
2.Mục tiêu
- Tăng hứng thú trong học tập, kích thích tính tự giác và say mê học tập của HS đối với môn địa lí
-Tăng hiệu quả học tập của HS
3 Đối tượng và phương pháp thực hiện
1
Trang 2- Đối tượng :Học sinh khối 8
- Phương pháp thực hiện :
+ Tìm kiếm thông tin
+Thực nghiệm sư phạm
+Phân tích kết quả
II NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
1.1 Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học”
- Công văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 của Bộ GDĐT: “ hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng
thú nhận thức của học sinh, đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng
thực hiện nhiệm vụ ”
- Các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của giáo viên
1.2 Căn cứ vào tầm quan trọng của hoạt động “ khởi động”.
- Là hoạt động khởi đầu tiết dạy có tác động đến tâm thế, cảm xúc và lôi kéo HS sẵn sàng học tập Cách thức tổ chức hoạt động các đa dạng, áp dụng linh hoạt từng bài càng tạo nên những bất ngờ, thú vị cho HS
2 Thực trạng
2.1 Về phía giáo viên
- Cơ bản GV đều có tinh thần đổi mới PPDH
- Tuy nhiên, sự quan tâm đổi mới chưa thực sự đi vào chiều sâu, thiếu sự lôi cuốn HS
2.2 Về phía học sinh
- Bên cạnh một số HS rất tích cực, hào hứng thì vẫn còn nhiều HS ít hứng thú với môn địa lí
- Tâm lí HS và phụ huynh coi đây là môn phụ, đều ít dành sự quan tâm đến việc học địa lí trên lớp cũng như ở nhà
-Dưới đây tôi đã thực hiệm khảo sát 3 lớp 8 ở học kì I năm học 2023 -2024 và kết quả đạt được thông qua bảng đánh giá :
Trang 3Câu hỏi Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng
thú
Em có hứng
thú với môn
địa lí không ?
Kết quả khảo sát 1
Năm học Lớp Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng
thú
2023-2024
8A4 (47 HS)
8A5 (43 HS)
8A6 (43 HS)
Tổng số
HS
Phiếu khảo sát 2
Câu hỏi Do kết quả học
tập không như mong đợi
Do cảm thấy môn học thiếu hấp dẫn
Do gia đình tác động
Lí do khác
Nguyên nhân
khiến em cảm
thấy không
hứng thú với
môn địa lí ?
3
Trang 4Kết quả khảo sát 2
Năm học Lớp Do kết quả
học tập không như mong đợi
Do cảm thấy môn học thiếu hấp dẫn
Do gia đình tác động
Lí do khác
2023-2024
8A4 (47 HS)
8A5 (43 HS)
8A6 (43 HS)
Tổng số
HS
2.3 Về chương trình bộ môn
- Chương trình đã và đang đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, kĩ năng của người học
- Thực tế, các tiết dạy học GV vẫn triển khai theo lối dạy học truyền thống, chưa thực sự đạt được mục tiêu đổi mới
3 Các biện pháp thực hiện
3.1 Sử dụng tranh ảnh, video có liên quan đến bài học.
- Vai trò: HS sẽ có được cái nhìn trực quan, lưu giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ HS, kích thích được tư duy và hứng thú của HS
- Cách tiến hành: GV đưa ra câu hỏi trước khi HS xem video, hình ảnh -> HS trả lời, nhận xét -> GV đánh giá, dẫn dắt vào bài
Ví dụ: Bài 1 – Địa lí 8: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam HS xem đoạn video dài 1 phút 50 giây về Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam
https://youtu.be/pXqWZmHJ1Bw?si=RWRfUZfJZhIdf3Zn
GV: Qua video em hãy chia sẻ những hiểu biết của bản thân về vị trí địa lí và
phạm vi lãnh thổ Việt Nam
3.2 Sử dụng các tình huống hoặc phương pháp đóng vai.
Trang 5- Vai trò: HS trải nghiệm, tưởng tượng, phát triển tư duy đồng thời tạo hứng thú cho HS vào tiết học mới
- Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống -> HS đóng vai, diễn tình huống theo nhóm (phân vai, lời thoại, kịch bản,…), để đưa ra cách giải quyết vấn đề ->
GV nhận xét, dẫn dắt vào bài
Ví dụ: Bài 7 – Địa lí 8: Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta
HS đóng vai là hướng dẫn viên du lịch ,hãy giới thiệu cho du khách về một điểm
du lịch nổi tiếng ở nước ta và nêu ví dụ cảnh báo người dân về ảnh hưởng của khí hậu đến điểm du lịch đó
3.3 Tổ chức hoạt động dưới dạng trò chơi.
- Vai trò: Tăng sự hứng thú cho HS, giúp cho hoạt động dạy học trở nên sôi nổi, cuốn hút, HS rèn luyện được sự mạnh dạn, tự tin, khả năng phản xạ nhanh, sự sáng tạo, nâng cao tinh thần đoàn kết
5
Trang 6- Cách tiến hành: Dẫn chương trình phổ biến luật chơi -> HS trả lời -> GV đánh giá, dẫn dắt vào bài
Ví dụ: Bài 3 – Địa lí 8: Khoáng sản Việt Nam
GV: Phổ biến trò chơi : Vua Tiếng Việt
+ HS sắp xếp lại các từ thành các từ có nghĩa
+HS lần lượt trả lời để tìm ra từ khóa hoặc có thể trả lời ngay từ khóa
Trang 83.4 Biện pháp sử dụng thơ, ca dao, tục ngữ hoặc trích dẫn câu nói nổi tiếng.
- Vai trò: Ca ngợi, răn dạy với hàm nghĩa sâu sắc, được mọi người sử dụng hằng ngày trong cuộc Thu hút được chú ý của HS, tạo sự mới mẻ, kích thích hứng thú HS
- Cách tiến hành: GV đưa ra thơ, ca dao, tục ngữ hoặc trích dẫn câu nói nổi tiếng liên quan bài học -> HS phân tích, nhận xét -> GV đánh giá, dẫn dắt vào bài
Ví dụ: Bài 9 – Địa lí 8:Thổ nhưỡng Việt Nam
GV:tổ chức trò chơi: Đoán từ
GV chiếu lên màn hình một số câu ca dao,tục ngưc Việt Nam bị khuyết một số từ
HS đoán đó là từ nào
………….trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu ( Đất xấu)
………chim đậu ( Đất lành)
Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu………….,tấc vàng bấy nhiêu (tấc đất)
3.5 Biện pháp sử dụng âm nhạc.
Trang 9- Vai trò: Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh (chất giọng) để diễn đạt tình cảm, cảm xúc của con người Dẫn dắt HS vào bài học một cách dễ dàng, tạo hứng thú cho bài học mới
- Cách tiến hành: HS cảm nhận một bài hát, trình bày suy nghĩ GV nhận xét, kết nối vào bài mới
Ví dụ 1: Bài 4 – Địa lí 8: Khí hậu Việt Nam
GV:cho học sinh nghe bài hát:Trường Sơn Đông_ Trường Sơn Tây
https://www.youtube.com/watch?v=V7FbjalRwAs
GV: Bài hát “ Trường Sơn Đông_ Trường Sơn Tây” nhắc đến vùng khí hậu nào ở nước ta? Qua lời bài hát em có nhận xét gì về sự phân hóa khí hậu ở nước ta?
Ví dụ 2: Chương 4 – Địa lí 8: Biển đảo Việt Nam
GV:cho học sinh nghe bài hát:Nơi Đảo Xa https://www.youtube.com/watch?
v=pZJHs0NJXEY
GV: Sau khi nghe những giai điệu ngọt ngào sâu lắng của bài hát “Nơi Đảo
Xa”của nhạc sĩ Thế Song em có cảm nhận gì về vùng biển ,đảo của Tổ quốc
mình?
4 Minh chứng về hiệu quả của biện pháp
Tôi áp dụng những hoạt động khởi động trên đối với học sinh lớp 8 trong năm học
2022 – 2023 và học kì I năm học 2023 -2024 Sau khi áp dụng, tôi nhận thấy các
em đã hứng thú hơn với môn học và đạt được những kết quả nhất định như :
- HS đã có sự chuyển biến hơn, tích cực học tập hơn, cảm thấy hứng thú hơn, hăng say phát biểu xây dựng bài hơn
- Kích thích được tính tò mò, sự hứng thú, tâm thế của HS ngay từ đầu tiết học HS
có ý thức tự học, tự tìm hiểu các vấn đề địa lí
- Giờ học cũng bớt sự căng thẳng
- Các em sẽ tự tin mạnh dạn, thêm yêu mến bộ môn và ham học hỏi hơn
- Kết quả học tập của HS tiến bộ hơn
Kết quả khảo sát 1( Trước thực nghiệm)
Năm học Lớp Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng
thú
8A4 (47 HS)
9
Trang 102022-2023
8A5 (43 HS)
8A6 (43 HS)
Tổng số
HS
Kết quả khảo sát 1( Sau thực nghiệm)
Năm học Lớp Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú Không hứng
thú
2022-2023
8A4 (47 HS)
8A5 (43 HS)
8A6 (43 HS)
Tổng số
HS
Phiếu khảo sát 2(Trước thực nghiệm)
Năm học Lớp Do kết quả
học tập không như mong đợi
Do cảm thấy môn học thiếu hấp dẫn
Do gia đình tác động
Lí do khác
8A4 (47 HS)
Trang 112023-2024
8A5 (43 HS)
8A6 (43 HS)
Tổng số
HS
Kết quả khảo sát 2(Sau thực nghiệm)
Năm học Lớp Do kết quả
học tập không như mong đợi
Do cảm thấy môn học thiếu hấp dẫn
Do gia đình tác động
Lí do khác
2023-2024
8A4 (47 HS)
8A5 (43 HS)
8A6 (43 HS)
Tổng số
HS
III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Có thể nói hoạt động khởi động có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh tiếp nhận bài học một cách hứng thú, say mê, tìm tòi, sáng tạo Đó là một khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài học nhưng lại ở vào vị trí đầu bài, có tác dụng đặt nền móng và gắn kết với các phần còn lại mà người dạy không thể bỏ qua Nhưng để hoạt động này có ý nghĩa thì giáo viên cần linh hoạt, nhạy bén trong
11
Trang 12cách tổ chức và thực hiện Việc đa dạng hóa hoạt động khởi động là cần thiết để tạo nên sự hứng khởi trong tâm lí học sinh Tuy nhiên, cũng không nên vì thế mà quá chú trọng, dành nhiều thời gian cho nó để biến giờ học thành giờ chơi Ngoài việc chú ý đến hoạt động khởi động, giáo viên cũng cần quan tâm đến các hoạt động khác trong toàn tiết dạy; ngoài việc nâng cao chất lượng bài giảng, người thầy còn cần chú ý đến những biện pháp khác về mọi vấn đề liên quan đến hoạt động học tập của học sinh, có như thế mới có thể nâng cao được chất lượng bộ môn
2 Kiến nghị
Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi có một số khuyến nghị như sau:
Về phía các cấp Đảng và chính quyền: Cần tăng cường đầu tư trang bị cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin, đồ dùng dạy học Để có thể áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy thì điều kiện về cơ cở vật chất là điều kiện hết sức quan trọng Chỉ khi có đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy thì mới có thể phát huy hết được tính sáng tạo và lòng nhiệt huyết của giáo viên, từ đó mang lại giờ dạy hiệu quả và chất lượng cho học sinh
Về phía Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục: Tăng cường tổ chức đợt bồi dưỡng thường xuyên, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học, các buổi sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là tổ chức các chuyên đề, các giờ dạy mẫu theo các phương pháp dạy học tích cực
Về phía nhà trường: Cùng với Phòng giáo dục, tham mưu với các cấp chính quyền để có sự đầu tư về cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy học Đặc biệt, nên đầu tư và lắp đặt hệ thống máy tính, máy chiếu ở các phòng học (phòng học bộ môn), kết nối mạng internet tới các máy tính để giáo viên và học sinh thuận tiện trong dạy, học và tra cứu tài liệu
Về phía đồng nghiệp: Tích cực tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đầy đủ và nghiêm túc các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn Giáo viên bộ môn toán cũng như giáo viên tất cả các bộ môn khác đều phải đổi mới phương pháp dạy học của mình, tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng lực tự học, phát huy tính tích cực của học sinh Nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn
Về phía học sinh: Điều quan trọng nhất là các em phải xác định được động
cơ học tập Trên cơ sở đó các em có thái độ nghiêm túc trong học tập bộ môn toán, hợp tác tích cực với thầy cô giáo và bạn bè để hoàn thành nhiệm vụ nhận thức của
Trang 13Trên đây là một số biện pháp kích thích tư duy, tạo hứng thú học môn Địa lí cho học thông qua hoạt động khởi động Đó là cách thức mà trong quá trình dạy học những năm qua, bản thân tôi đã thực hiện và mang lại hiệu quả nhất định Song việc dạy học là một nghệ thuật, bởi thế sẽ có nhiều giải pháp, nhiều cách thức khác nhau, nhiều con đường để đi đến thành công Rất mong các thầy cô và đồng nghiệp đóng góp ý kiến để báo cáo của tôi được hoàn thiện, góp phần đưa nền giáo dục của trường đạt kết quả ngày một cao hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
, ngày 05 tháng 02 năm 2024
Người viết
13