1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn, giáo dục đạo đức học sinh thông qua các tiết ngữ văn

21 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 164,5 KB

Nội dung

Với tư cách là một giáo viên bậc THCS lại trực tiếp dạy bộ mônNgữ Văn, bản thân tôi thấy trách nhiệm, vị trí quan trọng của người giáo viênNgữ văn vô cùng to lớn trong việc hình thành nh

Trang 1

ĐỀ TÀI: : “Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sỡ theo hướng

tích cực thông qua bài học Ngữ văn”

II/ NỘI DUNG

1 Tính khoa hoc ( Thực trạng của vấn đề)

2 Tính mới ( Mô tả và giới thiệu nội dung phương

pháp, biện pháp)

3 Tính hiệu quả ( Những kết quả đạt được, những

kinh nghiệm rút ra, những sản phẩm)

4 Tính ứng dụng thực tiễn ( Khả năng ứng dụng,

triển khai kết quả của sáng kiến)

2238

10

Trang 2

mà không có đức là người vô dụng” Thế nhưng, để giữ được chữ “nghĩa”cái

“đức” của các thể hệ trẻ ngày nay quả là điều đáng phải trăn trở của toàn xã hộinói chung và ngành giáo dục nói riêng Vì thực tế xã hội ngày nay, bên cạnh mặttích cực, còn một bộ phận học sinh chưa có lối sống lành mạnh, coi thường cácgiá trị nhân văn và đạo lý, mắc các tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật Tìnhtrạng học sinh nói tục, chửi thề, vô lễ với thầy cô, cha mẹ, bạo lực học đường, xôxát đánh nhau được phản ánh nhiều trên các phương tiện đại chúng số thế hệ trẻ

bị nhu cầu vật chất cám dỗ dữ dội, thích đua đòi, ăn chơi lêu lổng, đạo đức một

số học sinh bị xuống cấp hết sức nghiêm trọng… nhưng lại khó uốn nắn, khógiáo dục đang ngày càng gia tăng

Trong tham luận của TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận Xãhội, Viện Xã hội học cũng thừa nhận rằng, các nghiên cứu xã hội cho thấy, hiệnnay trong học sinh xuất hiện nhiều hành vi lệch chuẩn với giao tiếp, ứng xử.Đánh giá của cha mẹ về sự thể hiện hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngàycủa trẻ em so với thể hệ trước, có 30% cho rằng sự hiếu thảo với ông bà cha mẹkém trước Ở nội dung biết ơn thầy cô giáo là 26,3%, nhường nhịn, hòa thuậnvới anh chị em là 27% Đặc biệt, có đến 19,6% học sinh cho rằng hành vi bạolực học đường không gây ra hậu quả gì

Nên thực tế đã có bao nhiêu chuyện xảy ra trong nhà trường và ngoài xãhội như học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường… đang diễn ra phổ biến

Là một người có vai trò trực tiếp trong việc giáo dục thế hệ trẻ, tôi luôntrăn trở: Làm thế nào để người công dân tương lai có đủ phẩm chất và năng lực

để bước vào đời Với tư cách là một giáo viên bậc THCS lại trực tiếp dạy bộ mônNgữ Văn, bản thân tôi thấy trách nhiệm, vị trí quan trọng của người giáo viênNgữ văn vô cùng to lớn trong việc hình thành nhân cách học sinh mà những môn

học khác ít có được Vì vậy mà tôi quyết định chọn đề tài: “Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sỡ theo hướng tích cực thông qua bài học Ngữ văn”.

II NỘI DUNG:

1/ Tính khoa học (Thực trạng vấn đề):

Chúng ta đã biết ở lứa tuổi THCS học sinh thường có sự thay đội về tâmsinh lý Các em đầy hiếu động, giàu cảm xúc, dễ hòa nhập, dễ ảnh hưởng bởinhững tác nhân ở môi trường mà các em tiếp xúc Chính cái hiếu động, cảm xúc

Trang 3

sáng tạo biểu hiện rõ trong văn học Các em dễ dàng đồng cảm với nhân vật, hòanhập cuộc sống với tác giả Sẽ rất thuận lợi để hình thành nhân cách cho các em,nếu giáo viên hiểu rõ được đặc điểm này và trở thành một người đồng cảm chia

sẻ với các em

Cũng theo các nhà tâm lý học ở lứa tuổi này các em rất nhạy cảm với cácvấn để gặp phải, đang vươn lên làm người lớn, thế giới nội tâm và quan hệ xãhội xung quanh của các em rất phức tạp, thoắt vui, thoắt buồn…Về hành vi các

em còn mang tính trẻ con, nhưng ý thức lại cho mình là người lớn, thường mâuthuẫn giữa hành động bên ngoài và nội tâm bên trong, luôn muốn thể hiện mình

Vì vậy hay chống đối ý kiến của cha mẹ, thầy cô và biểu hiện rất rõ nét Nhữnghọc sinh này, đến trường không học bài, mất trật tự không chú ý học bài, khôngchịu tìm hiểu hoạt động trong tiết học, không học bài cũ, không chuẩn bị bàimới…dẫn đến kết quả học tập của các em ngày càng sa sut trầm trọng Đáng báođộng hơn là những học sinh bị xuống cấp về đạo đức, không làm chủ hành vi màngay cả nhà trường phải áp dụng nhiều biện pháp giáo dục mà vẫn khó thànhcông như: thường xuyên vi phạm nội quy, trốn học đi chơi, không tôn trọng bạn

bè, không vâng lời thầy cô giáo thậm chí cò hành vi vô lễ với thầy cô; về nhàkhông vâng lời cha mẹ; ra ngoài xã hội vô lễ với người lớn, bạo lực với bạn đồngtrang lứa, làm nhiều việc theo ý mình không quan tâm là đúng hay sai đang diễn

ra phổ biến

Gần đây đã có nhiều vụ việc đáng báo động xẩy ra trong phạm vi trườnghọc và gần đây nhất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra như vụ việc một học sinh ởBến Tre có hành vi bóp cổ, đe dọa giáo viên ngay tại lớp học; hay một học sinhnam vác dao đâm thầy giáo trọng thương ở Quảng Bình,…là tiếng còi cảnh báocho sự suy thoái, xuống cấp trầm trọng về đạo đức của học sinh

Những hậu quả đó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân

cơ bản trước hết là từ việc xem nhẹ đạo đức, coi thường bài học làm người bị nhucầu vật chất cám dỗ dữ dội của các em Bên cạnh đó về phía gia đình cũng gópphần không nhỏ dến những tác động không lành mạnh của các em Ngày nay,phần lớn các bậc phụ huynh vẫn có tư tưởng là làm thế nào cho con em mình cónhiều kiến thức, cho đi học thêm đủ thứ cốt để sau này vào được đại học, có mộtviệc làm ổn định, chứ ít chú ý đến đạo đức của con em mình Có nhiều gia đình

rất cưng chiều con cái, “không nở” la mắng con dù biết con mình đã có thái độ,

hành vi thái quá nhưng vẫn bênh vực con, không uốn nắn, dạy dỗ con kịp thời, dễ

Trang 4

dàng bỏ qua cho con Thậm chí xông vào cả trường học bênh vực con cái trướcmặt giáo viên, nhục mạ giáo viên, đánh giáo viên trước sự chứng kiến của con

em, học sinh, coi thường giáo dục trường học…chưa là tấm gương tốt cho con cáinoi theo

Từ đó, chúng ta thiết nghĩ, việc định hướng, điều chỉnh lại hành vi, thái độ,

tư tưởng, mục đích học tập của các em để các em có được ý thức học tập tốt nhất,đạt kết quả cao nhất trong phạm vi nhà trường là hết sức cần thiết và cấp bách

2/ Tính mới :

Môn Ngữ văn đóng vai trò quan trọng không chỉ giúp học sinh chiếm lĩnhtri thức mà còn góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn tìnhcảm cho các em Vì thế môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc giúp các em có

năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật nói riêng trong cuộc

sống nói chung Năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy và giaotiếp đồng thời bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh, góp phần hình thành ởhọc sinh biết yêu thương quý trọng gia đình, bạn bè, có tình yêu quê hương đấtnước, lòng nhân ái, bao dung, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng cămghét cái xấu, cái ác … Muốn thế người dạy môn Ngữ văn phải biết lắng nghe,phải thấu hiểu những điều học sinh cần Vì vậy trong giảng dạy người giáo viênphải có đủ tâm huyết mới làm được điều ấy, bởi nó đòi hỏi cả một quá trình lâudài, tìm tòi và sáng tạo của người giáo viên, nó đòi hỏi cả “cái tâm” của ngườidạy học

Trong thực tế vẫn có trường hợp người dạy hoạt động đảm bảo yêu cầu nộidung kiến thức bài học trong các bài dạy, nhưng vẫn không tận dụng được lợi thếcủa đặc trưng bài học Ngữ văn để giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tư tưởngtình cảm tốt đẹp cho học sinh là không tránh khỏi Những nguyên nhân đó chủyếu xuất phát từ việc người dạy còn yếu về tay nghề, chưa có kinh nghiệmchuyên môn, chưa biết linh hoạt vận dụng phương pháp trong giảng dạy…

Mặt khác còn xuất phát từ phía học sinh Học sinh hiện nay, nhất là đối vớicác trường học đang áp dụng chương trình phân hóa học sinh, ngoại trừ các lớpđầu khối còn lại trong các lớp học đại trà, nhất là các lớp cuối khối, hầu hết đềutập trung nhiều học sinh có học lực yếu nhưng ý thức đạo đức, thái độ chưangoan, ý thức học tập kém, lười học…cũng dễ tạo cho người dạy cảm xúc khôngtốt, không có cảm hứng truyền cảm xúc, trong quá trình giảng dạy, nếu GV

Trang 5

không thật sự có lòng kiên trì và chịu khó Cũng từ đó từ chỗ “đã chán lại càngchán thêm” cả người dạy lẫn người học Vì vậy việc học tập trau dồi chuyên môn,biết linh hoạt vận dụng phương pháp trong giảng dạy khơi gợi được cảm xúc chohọc sinh là vô cùng cần thiết của người giáo viện Tuy nhiên không vì thế màgiáo viên nhồi nhét hàng đống kiến thưc với phương pháp áp đặt, nặng nề, tạocảm giác chán ngán cho người học, Trong phần bài giảng, giáo viên chỉ cần cóđược sự linh hoạt lồng vào bài học bằng những cảm xúc thật sự

Với khả năng ứng dụng của công nghệ cao trong dạy học ngày nay, giáoviên còn nhiều lợi thế trong quá trình vận dụng các phương pháp dạy học bằngnhiều hình thức như: Sử dụng những hình ảnh tư liệu bằng băng đĩa, trình chiếu,hình ảnh in ấn minh họa… cho các em trực quan, đưa ra tình huống thực tế, gầngũi sát với nội dung bài học cho các em trao đổi, bàn bạc hoặc gợi cho các em tựđưa ra vấn đề để cùng nhau thảo luận phát huy khả năng sáng tạo, tạo sinh độngcho bài học, tránh sự nhàm chán Từ đó giúp các em dễ nhận thức được vấn đề,rút ra ý nghĩa giáo dục thực tế của bài học, liên hệ với thực tế, áp dụng cho bảnthân Điều đó không chỉ giúp các em khắc sâu kiến thức mà còn bồi đắp cho các

em có được ý thức, tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống, qua đó góp phầnbồi dưỡng tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước cho các em Qua một số năm giảng dạy, góp nhặt từ những kinh nghiệm của bản thân,bạn bè, đồng nghiệp tôi xin đưa ra một vài ý tưởng trong các giờ dạy Ngữ văn màtôi đã đúc kết được Sau đây là một số phương pháp, bản thân tôi đã vận dụnglồng ghép giáo dục các em trong bài dạy qua một số bài dạy trong chương trìnhNgữ văn THCS theo bản thân tôi vô cùng đơn giản, nhẹ nhàng nhưng đã dem lạiđược hiệu quả cao

Đối với phần văn bản: Để thực hiện đạt hiệu quả được một văn bản thì

khâu hướng dẫn các em soạn bài, chuẩn bị bài trước ở nhà và cả sự chuẩn bị chuđáo của giáo viên cho bài học như tình huống có vấn đề, các hình ảnh, băngđĩa…phục vụ cho nội dung bài học là quan trọng Tuy nhiên điều quyết định nhấtvẫn là khâu tổ chức tiết dạy là quá trình truyền thụ kiến thức, khả năng linh hoạtvận dụng phương pháp giáo dục của giáo viên đạt hiệu quả.Ví dụ:

- Khi dạy bài “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà: GV liên hệ thực

tế giúp các em xác định giá trị bản thân từ việc tìm hiểu vẻ đẹp phong cách Hồ

Chí Minh (kết hợp tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc và nhân loại) xác

Trang 6

định được mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hộinhập quốc tế Từ đó rút ra những bài học thiết thực về lối sống của bản thân từtấm gương Hồ Chí Minh

- Khi dạy bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Vũ Khoan: GVcho học sinh trao đổi, đối chiểu từ bản thân giúp các em tự làm chủ bản thân; tựxác định mục tiêu phấn đấu của bản thân khi bước vào thế kỷ mới Có suy nghĩsáng tạo; bày tỏ nhận thức và suy nghĩ cá nhân về điểm mạnh và điểm yếu củabản thân, của con người Việt Nam và những hành trang của bản thân và thanhniên Việt Nam cần chuẩn bị để bước vào thế kỷ mới

- Khi dạy bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” GV giới thiệu một sốhình ảnh liên quan đến chiến tranh, đưa ra tình huống giúp các em suy nghĩ, phêphán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhânhiện nay, cho các em trình bày ý tưởng của cá nhân, chia sẻ nhận thức của bảnthân với các bạn khác về hiện trạng, cơ hội, nhiệm vụ đặt ra đối với mọi ngườitrong việc bảo đảm hòa bình cho nhân loại , trao đổi về hiện trạng và giải pháp đểđấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hào bình

Từ đó ra quyết định về những việc làm cụ thể của cá nhân và xã hội vì một thếgiới hòa bình

- Khi dạy bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ vàphát triển của trẻ em” cho các em được quan sát một số hình ảnh hoặc đoạn phim

về hoàn cảnh, số phận của trẻ em, giúp các em tự nhận thức về quyền được bảo

vệ và chăm sóc của trẻ em và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với việc chăm sóc

và bảo vệ trẻ em ; Xác định giá trị bản thân cần hướng tới để bảo vệ và chăm sóctrẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay; chia sẻ nhận thức về hiện trạng, cơ hội,nhiệm vụ đặt ra đối với mọi người trong việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em thể hiện

sự cảm thông với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh của trẻ em như đến thămmột lớp học tình thương / lớp trẻ em khuyết tật

- Khi dạy bài “Làng” của Kim Lân: Cho các em trao đổi, thảo luận: Khi tương lai đất nước đang hi vọng vào sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay, bản thân em nghĩ như thế nào về việc học tập, rèn luyện của bản thân? Những việc làm cụ thể đó là gì? Từ đó các em nhận thức sâu sắc biết sống đúng, sống đẹp.

Giáo dục các em về tình phụ tử trong chiến tranh, tình mẫu tử thiêng liêng bấtdiệt…

Trang 7

- Khi dạy bài “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, GV cần làm nổi bậtđược những phẩm chất dáng quý của nhân vật anh thanh niên từ đó cho học tựliên hệ bản thân giúp các nhìn nhận được những hạn chế của bản thân và tự đềuchỉnh được suy nghĩ và hành vi chưa tốt của bản thân.

- Khi dạy bài “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu GV giới thiệu cho học sinh

một số hình ảnh bình dị, gần gũi, thân quen của làng quê làm cho các em có suynghĩ sáng tạo: nêu vấn đề, phân tích, bình luận về những suy tư của nhân vậtchính, ý nghĩa của quan niệm sống được nêu trong tác phẩm; Tự nhận thức đượcquan niệm của tác giả về giá trị cuộc sống và cách sống, bài học và ý nghĩa đíchthực của đời sống rút ra qua câu chuyện từ đó cảm nhận được những vẻ đẹp bình

dị mà quý giá xung quanh mình…

- Khi dạy bài “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, GV phải giúphọc sinh cảm nhận được những phẩm chất đáng quý của các nữ trinh sát trẻ bằngcác hình ảnh của thanh niên xung phong trong chiến tranh để các em học sinhcảm nhận được tinh thần dũng cảm, gắn bó, yêu thương, sẵn sàng hy sinh vì đấtnước trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, từ đó các em biết trân trọng giá trị cuộcsống của các em hiện tại…

- Khi dạy bài “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải giúp học sinh trình bày,trao đổi về sự thể hiện vẻ đẹp của mùa xuân và niềm khát khao được cống hiếncủa tác giả đối với đất nước qua bài thơ Qua đó có suy nghĩ sáng tạo, bày tỏ nhậnthức và hành động của mỗi cá nhân bộc lộ ý kiến của cá nhân về những gì cầnlàm để góp phần nhỏ bé, có ý nghĩa vào để đóng góp vào cuộc sống

- Khi dạy bài “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương giúp các em tự nhậnthức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cầnphấn đấu để học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh; đánh giá, bình luận vềước muốn của nhà thơ, về vẻ đẹp những hình ảnh thơ trong bài thơ; trình bày cảmnhận về ước muốn của tác giả từ đó liên hệ với bản thân để thể hiện ý thức phấnđấu học tập và làm theo tấm gương cao cả của Bác Hồ

- Khi dạy các bài thơ “Đòng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xekhông kính” của Phạm Tiến Duật, GV cần giúp học sinh cảm nhận được sự gianlao, vất vả, và sự khốc liệt của chiến tranh, đồng thời giúp các em cảm nhận đượctinh thần gắn bó, hiên ngang, anh dũng, tình yêu quê hương đất nước của thế hệtrẻ trong chiến tranh, qua hình ảnh người lính, hinh ảnh những chiếc xe không

Trang 8

kính, hoàn cảnh chién tranh… cho các em liên hệ với tinh thần thế hệ trẻ ViệtNam ngày nay từ đó các em liên hệ bản thân để các em có nhận thức được vai tròcủa mình đối với quê hương, đất nước giúp các em có tinh thần trách nhiệm vớigia đình, nhà trường và xã hội, là động lực cho các em phấn đấu học tập và rừnluyện bản thân để sau này có khả năng đóng góp cho quê hương, đất nước GVnên vận dụng các hình ảnh qua băng đĩa, tranh ảnh cho học sinh trực quan tăngsức sinh động cho bài học.

- Khi dạy bài “Nói với con” của Y Phương giúp các em tự nhận thức đượccội nguồn sâu sắc của cuộc sống chính là, gia đình, quê hương, dân tộc; Làm chủbản thân, đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha;suy nghĩ, đánh giá, bình luận về những lời tâm tư của người cha, về vẻ đẹp nhữnghình ảnh thơ trong bài thơ; trao đổi về những tâm tư chân thành, tha thiết củangười cha khi theo dõi những bước đi của con mình, về giá trị sâu sắc của cuộcsống và con đường phấn đấu của mỗi người

- Khi dạy các văn bản nhật dụng: Thông tin về trái đất năm 2000, Ôn dịch,thuốc lá … GV có thể sử dụng tranh ảnh, băng hình minh hoạ ghi những hìnhảnh thiên nhiên bị tàn phá, rác thải, cảnh ngập lụt, những người bị viêm phổinặng do hút thuốc lá…hay là những bài báo viết về dân số tăng dẫn đến nạn thấtnghiệp để giới thiệu bài cho học sinh phát biểu, từ đó các em tự nhận thức đượctác hại của thuốc lá là kẻ giết người thầm lặng

- Khi dạy bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng giáo viêngiáo dục các em về lối sống giản dị, có văn hoá, trong cách ăn mặc nói năng …

qua thảo luận câu hỏi: Tìm hiểu về cách sống của Bác, lối sống giản dị, thanh cao của Bác Hồ đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác? Em sẽ làm gì để noi theo gương Bác? Giáo viên có thể giảng bình ở phần này: Với một

vị lãnh tụ suốt đời vì nước, vì dân - một người đã từng đưa đất nước Việt Nam từ bóng tối nô lệ được làm chủ cuộc đời, một con người từng đi nhiều nước, nói nhiều thứ tiếng - một con người vĩ đại như thế lại có một lối sống vô cùng bình

dị, đạm bạc như vậy, thật đáng cảm phục biết nhường nào !

- Khi dạy truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” cho các em trao đổi thảo luận: Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua bài học? Từ đó học sinh

nhận thức được, trong học tập, lao động, cần phải có sự đoàn kết, tương trợ lẫn

Trang 9

nhau thì mới tồn tại được tránh tình trạng so bì tị nạnh nhau trong công việc haycác buổi lao động.

Đối với phần Tiếng Việt: Ở các tiết học này giáo viên cũng có thể linh động

tuỳ theo từng bài để lồng ghép.Ví dụ:

- Khi dạy bài “Xưng hô trong hội thoại” cho các em trình bày, trao đổi vềcách xưng hô trong hội thoại, căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm của tìnhhuống giao tiếp để ra quyết định lựa chọn cách sử dụng từ xưng hô hiệu qua tronggiao tiếp của cá nhân Cho các em phân tích tình huống giao tiếp cụ thể để thấytác dụng và hiệu quả của cách xưng hô trong giao tiếp

- Khi dạy bài “Câu cầu khiến” thì cho các em thi đặt câu về chủ đề bảo vệmôi trường, khuyên bạn trong học tập, chấp hành nội quy trường, lớp…

Ví dụ như:

+ Bạn hãy bỏ rác đúng nơi quy định !

+ Chúng ta đừng vứt rác bừa bãi !

+ Mọi người hãy giữ gìn vệ sinh chung ! …

- Với bài: Câu cảm thán (11) thì cho các em viết đoạn văn nói về cảm xúc

của em

trước sự quan tâm chăm sóc của mẹ, trong đó có dùng câu cảm thán …( Tình cảm của mẹ dành cho em sâu sắc biết nhường nào !) Hay cho các em thi đặt câu

dựa vào các tác phẩm mà các em đã học Ví dụ:

+ Chao ôi ! Sự hi sinh của cụ Bơ-men thật cao cả

+ Cái chết của cô bé bán diêm thật thương tâm biết bao!

- Khi dạy bài “Tổng kết từ vựng” giáo viên phải giáo dục cho các em việclựa chọn từ ngữ phù hợp với giao tiếp và mục đích sử dụng, cho các em trao đổi,phân tích một số tình huống sử dụng từ ngữ không phù hợp để từ đó các em biếtlựa chọn từ ngữ phù hợp trong giao tiếp

Vd: khi cho các em làm bài tập 6- sgkT59

? Truyện gây cười ở chi tiết nào

? Vậy truyện nhằm phê phán điều gì

? Qua bài tập 6, các em rút ra điều gì khi sử dụng từ mượn

Trang 10

Giúp cho hs rút ra được: không nên dùng từ nước ngoài một cách tùy

tiện, thiếu hiểu biết gây hiện tượng vô duyên, làm thiếu sự trong sángcủa tiếng Việt, trong quá trình giao tiếp.

Cuối bài học các em rút ra được ý nghĩa của bài học trong thực tiến: Khi nói cũng như khi viết chúng ta cần phải chú ý hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt cần phải có một vốn từ phong phú, nắm vững vốn từ để vận dụng phù hợp nhằm tao được sắc thái và đảm bảo được nội dung, ý nghĩa trong trong diễn đạt, trong giao tiếp.

Đối với các tiết bài viết Tập làm văn: Cách ra đề của giáo viên cũng góp

phần giúp các em nhận thức đúng đắn về nhiều mặt.Ví dụ:

- Ở lớp 7 có văn Biểu cảm cho các em phát biểu cảm nghĩ về người thân

( với bố mẹ, ông, bà…), về thiên nhiên (loài cây, loài hoa mà các em yêu thích )nhằm bồi dưỡng cho các em tình cảm gia đình, người thân với thiên nhiên môitrường và có ý thức bảo vệ môi trường

- Ở lớp 8 có bài viết số 7, có những đề bài có ý nghĩa giáo dục rất cao: Hãy nói “không” với các tệ nạn (Gợi ý:Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma tuý, hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,…) Qua bài viết này, học sinh tự nhận thức được các tệ nạn xã

hội như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma túy …là thói hư tật xấu gây ra những táchại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt : Tư tưởng, đạo đức,sức khoẻ, kinh tế, nòi giống …Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đấtnước, dân tộc Từ đó các em biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh

và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngàycàng trong sạch tốt đẹp hơn

- Ở lớp 9: Khi dạy bài “Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” chocác em suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cánhân về một số sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống Từ đó

tự nhận thức được một số sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộcsống và đưa ra quyết định: lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước những sựkiện, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, những việc cần làm cần tránh trong cuộcsống

Ngày đăng: 04/10/2021, 11:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w