Chính vì thế, cần phải có những chính sách phổ biến kịp thời, quy trình kế toán thuế thực sự tốt và có biện pháp khắc phục nhằm ngăn chặn những gian lận để đảm bảo được nguồn thu tránh t
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
ĐÀM KHẮC QUANG
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y
Kon Tum, tháng 06 năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : NGUYỄN THỊ HẰNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐÀM KHẮC QUANG
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Báo cáo tốt nghiệp là một bước ngoặt đánh dấu sự chuyển tiếp từ sinh viên trở thành cử nhân kinh tế Quá trình làm báo cáo là quá trình học tập, tích lũy và kiểm tra kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế
Trong quá trình làm báo cáo, em nhận được sự hỗ trợ và động viên rất nhiều từ gia đình, cô hướng dẫn và các bạn Nay những khó khăn đã qua, báo cáo đã được hoàn thành, với lòng biết ơn sâu sắc, e xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến với Ban giám hiệu nhà trường cùng tất cả quý thầy cô Trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục và cán bộ công chức trong Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã tận tình giúp đỡ, giao công việc, cung cấp số liệu cho
em để em có thể hoàn thành công việc trong suốt quá trình thực tập vừa qua Đồng thời, trong quá trình thực tập anh, chị cán bộ tại công ty còn truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu để em có thể vận dụng vào thực tế sau này
Ngoài ra, em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Hằng, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập vừa qua
Vì kiến thức còn nhiều hạn chế trong quá trình thực tập để hoàn thiện chuyên đề thực tập không tránh được sự thiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp những ý kiến chân thành từ thầy cô và Chi cục
Một lần nữa, với tình cảm chân thành cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất
cả các cán bộ công chức trong đơn vị và tập thể nhà trường đã tổ chức tạo điều kiện, hỗ trợ em trong quá trình học tập, tiếp cận thực tế trong ba tháng qua Để em có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp được thuận lợi hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Đàm Khắc Quang
Trang 4i
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BIỂU MẪU iv
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Phương pháp nghiên cứu 1
5 Bố cục để tài 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU 3
1.1 THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm 3
1.1.3 Đối tượng chịu thuế 3
1.1.4 Người nộp thuế 4
1.1.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế 4
1.1.6 Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 5
1.1.7 Thuế suất 5
1.1.8 Phương pháp tính thuế 5
1.1.9 Thời hạn nộp thuế 6
1.2 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 6
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Đặc điểm 6
1.2.3 Đối tượng chịu thuế 7
1.2.4 Đối tượng không chịu thuế 7
1.2.5 Người nộp thuế 8
1.2.6 Căn cứ và phương pháp tính thuế 9
1.2.7 Thuế suất 9
1.3 THU KHÁC 9
1.3.1 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan 9
1.3.2 Lệ phí hải quan 11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y 13
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y 13
2.1.1 Thông tin chung 13
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 13
Trang 52.1.3 Vị trí, chức năng 13
2.1.4 Nhiệm vụ và quyền hạn 14
2.1.5 Cơ cấu tổ chức 15
2.1.6 Chính sách kế toán thuế 17
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y 19
2.2.1 Kế toán thuế xuất nhập khẩu 19
2.2.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng 29
2.2.3 Kế toán thu khác 39
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 71
3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y 71
3.1.1 Về ưu điểm 71
3.1.2 Về hạn chế 71
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP 72
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 PHỤ LỤC
XÁC NHẬN CỦA KHOA VÀ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 611 TBT Thông báo thuế
12 Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng
13 Thuế NK Thuế nhập khẩu
14 Thuế XK Thuế xuất khẩu
15 Thuế XNK Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
16 VPHC Vi phạm hành chính
Trang 7DANH MỤC BIỂU MẪU
Số hiệu biểu
2.1 Tờ khai hải quan số 305480299850/B11 22 2.2 Giấy nộp tiền vào NSNN (thuế XK) 23
2.4 Bảng kê GNT từ ngân hàng (thuế XK) 24 2.5 Bảng kê chứng từ ghi số phải thu (thuế XK) 24 2.6 Bảng kê GNT từ kho bạc (thuế XK) 24 2.7 GNT vào NSNN chuyển đổi chứng từ điện tử (thuế XK) 25
2.9 Sổ chi tiết tài khoản 33101 29 2.10 Bảng kê GNT từ ngân hàng (thuế VAT) 31 2.11 Tờ khai nhập khẩu số 105407543731/A11 32 2.12 Giao diện nộp tiền qua cổng thanh toán điện tử 24/7 33 2.13 Bảng kê chứng từ ghi số phải thu (thuế VAT) 33 2.14 Bảng kê GNT từ kho bạc (thuế VAT) 34 2.15 GNT vào NSNN chuyển đổi chứng từ điện tử (thuế VAT) 34
2.17 Sổ chi tiết tài khoản 33103 39 2.18 Bảng kê quyết định phạt VPHC 45 2.19 Giấy nộp tiền vào NSNN (tiền phạt VPHC) 46
2.21 Bảng kê GNT từ kho bạc (VPHC) 48 2.22 GNT vào NSNN chuyển đổi từ chứng từ điện tử (VPHC) 48
2.24 Giấy nộp tiền vào tài khoản 49 2.25 Bảng kê biên lai thu phí, lệ phí hải quan 50 2.26 Bảng kê Giấy nộp tiền LPHQ (PTVT) 50
2.28 Bảng kê giấy nộp tiền LPHQ (LPHH) 52 2.29 Bảng kê GNT từ kho bạc (LPQC) 52 2.30 Giấy nộp tiền vào NSNN (LPQC) 53 2.31 Bảng kê thông báo LPHQ (LPQC) 54
2.33 Sổ chi tiết tài khoản (33302) 65
2.36 Sổ chi tiết tài khoản (11102) 66
Trang 8v
2.38 Sổ theo dõi tiển gửi tại kho bạc 68 2.39 Sổ chi tiết tài khoản (11201) 69
2.41 Sổ chi tiết tài khoản (13204) 70
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Số hiệu
2.1 Giao diện trên phần mềm KTTT (bảng kê TBT của thuế XK) 25 2.2 Bảng kê thông báo thuế (thuế XK) 26 2.3 Giao diện trên phần mềm KTTT (bảng kê GNT từ NH của thuế XK) 26
2.14 Giao diện nhập quyết định XPHC 54 2.15 Giao diện thêm mới quyết định XPHC 55 2.16 Giao diện nhập liệu GNT phạt VPHC 56 2.17 Giao diện thêm mới GNT VPHC 56
2.19 Giao diện thêm mới Biên lai thu phí, LPHQ 58 2.20 Giao diện nhập GNT phí, LPHQ (PTVT) 58 2.21 Giao diện thêm mới GNT phí, LPHQ (PTVT) 59 2.22 Giao diện nhập GNT phí, LPHQ (LPHH) 60 2.23 Giao diện thêm mới GNT phí, LPHQ (LPHH) 60 2.24 Giao diện nhập thông báo phí, lệ phí 61 2.25 Giao diện thêm mới thông báo phí, lệ phí 62 2.26 Giao diện nhập GNT phí, LPHQ (LPQC) 63 2.27 Giao diện thêm mới GNT thu phí, LPHQ 63
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, thuế là một nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước Trong đó, vai trò của thuế của hàng hóa XNK không chỉ đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ các công việc điều chỉnh nền cơ cấu kinh tế hợp lý, định hướng cho các lĩnh vực xuất khẩu, giảm chênh lệch về kinh tế, giảm thiểu việc khai thác
sử dụng hợp lý và hiệu quả tài chính mà còn có vai trò trong việc điều tiết vĩ mô của nền kinh tế nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước
Hiện nay Chính phủ, Bộ Tài Chính vẫn đang tiếp tục sủa đổi và bổ sung các Nghị định, Thông tư mới và các chính sách mới làm phát huy mặt tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng; góp phần bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo đảm nguồn thu quan trọng trong ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện có kết quả đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế đất nước
Kế toán thuế là một bộ phận không thể thiếu của cơ quan quản lý thuế, kế toán thuế không những là công cụ quản trị tài chính rất hữu hiệu mà nhờ có công tác kế toán thuế giúp cho cơ quan quản lý thuế quản lý tốt nguồn thuế ngân sách nhà nước, đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật
Chính vì thế, cần phải có những chính sách phổ biến kịp thời, quy trình kế toán thuế thực sự tốt và có biện pháp khắc phục nhằm ngăn chặn những gian lận để đảm bảo được nguồn thu tránh thất thoát ngân sách của nhà nước để có thể thúc đẩy được nền kinh tế
của nhà nước, nên tôi đã chọn đề tài “KẾ TOÁN THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ
BỜ Y” để thực hiện nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất: Nghiên cứu thực trạng về công tác kế toán thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Thứ hai: Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác kế toán thuế tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác theo dõi, quy trình kế toán thuế đối với hàng hóa xuất khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y
+ Phạm vi thời gian:Công tác kế toán thuế và thu khác trong 4 tháng đầu năm 2023
4 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra và đạt hiệu quả cao nhất, đề tài đã kết hợp sử
Trang 11dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu: thu thập tài liệu từ các giáo trình, văn bản, thông tư ban hành, chứng từ, sổ sách, của Chi cục, Khi đi vào nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, sẽ có rất nhiều thông tin, những thông tin này có thể sai lệch hoặc mâu thuẫn với nhau, vì vậy cần phải thu thập và lựa chọn thông tin một cách khoa học, có chọn lọc, đảm bảo mục tiêu nghiên cứu Một số cách thu thập số liệu sử dụng trong bài như sau:
+ Sao chép lại các tài liệu cần thiết cho đề tài thông qua chụp ảnh, photo tài liệu, ghi chép tay các chứng từ, sổ sách kế toán của Chi cục
+ Phỏng vấn: đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong quá trình tham gia thực tập tại Chi cục Phỏng vấn chị kế toán để hiểu được tình hình hoạt động của Chi cục, tìm hiểu về nội dung, phương pháp và quy trình hạch toán kế toán thuế
- Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Từ những số liệu thu thập ban đầu, tiếp hành tổng hợp một cách có hệ thống, chọn lọc để đưa vào báo cáo một cách chính xác, khoa học, đối chiếu so sánh giữa lý thuyết và thực tế
5 Bố cục để tài:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng kế toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục
Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Chương 3: Giải pháp kiến nghị
Trang 12thay cho người tiêu dùng hàng hoá XNK đó
Thuế XNK là sắc thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương: luôn vận động và gắn chặt với hoạt động đối ngoại và thay đổi theo các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc
gia trong từng thời kỳ
Thuế XNK chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố quốc tế như: sự biến động nền kinh tế thế giới, xu hướng thương mại, quốc tế
1.1.3 Đối tượng chịu thuế:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối
Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu
1.1.4 Người nộp thuế:
Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam
Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:
- Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế
Trang 13- Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế
- Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp
- Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật
Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước
và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật
Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật
1.1.5 Căn cứ và phương pháp tính thuế:
a Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%):
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời Điểm tính thuế
Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này
Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
- Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này Thuế suất thông thường được quy
định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng Trường hợp mức thuế
suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường
b Đối với hàng hoá áp dụng mức thuế suất tuyệt đối:
Trang 145
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời Điểm tính thuế
Số tiền thuế áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối
1.1.6 Giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Đối với hàng hoá XK: Giá tính thuế là giá tại cửa khẩu xuất (giá FOB hoặc DAF) không bao gồm phí vận tải và bảo hiểm quốc tế
Đối với hàng hoá NK: Giá tính thuế là giá phải tính đến cửa nhập khẩu đầu tiên, thường xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng NK
Trong mọi trường hợp có thay đổi tỷ giá mà hồ sơ tính thuế xuất nhập khẩu chưa tính kịp thời theo tỷ giá mới và còn trong thời hạn nộp thuế thì hải quan phải điều chỉnh lại theo tỷ giá mới
1.1.7 Thuế suất:
Thuế suất thuế XK, NK được quy định đối với từng loại hàng hoá, được xác định dựa trên biểu thuế suất của luật thuế XK, thuế NK
Nguyên tắc xây dựng thuế suất:
- Phân biệt đối với từng loại hàng hoá XK, NK tuỳ theo yêu cầu điều tiết của nhà nước trong từng thời kỳ
- Biểu thuế phân biệt theo khu vực thị trường hoặc các hiệp định thương mại về đối
xử tối huệ quốc
- Thuế suất thuế NK bao gồm:
+ Thuế suất thông thường: là thuế suất được áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất
xứ từ các nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam
+ Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với
VN
+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hoá NK có xuất xứ từ nước,nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế NK với Việt Nam
1.1.8 Phương pháp tính thuế:
Trang 15Trường hợp hàng hoá áp dụng mức thuế tuyệt đối:
thuế trên từng đơn vị HH
thuế
XK, NK của từng mặt hàng
Trường hợp hàng hoá áp dụng mức thuế suất theo tỷ lệ %:
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp
đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế
Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế
1.2 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
thuế tính theo giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng
Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, không phải là yếu tố của chi phí mà chỉ đơn
thuần là một khoản cộng thêm vào giá bán cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ
Thuế GTGT là loại thuế gián thu Thuế GTGT được cộng vào giá cả hàng hoá, dịch
vụ, do đó gánh nặng thuế chuyển từ người nộp thuế sang người chịu thuế
Trang 161.2.3 Đối tượng chịu thuế:
Hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm
cả hàng hoá, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không
chịu thuế GTGT) theo quy định của Luật thuế GTGT
1.2.4 Đối tượng không chịu thuế:
Sản phẩm trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu
Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền
Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp
Sản phẩm muối được sản xuất từ nước biển, mối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối I-ốt Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê
Dịch vụ y tế, dịch vụ thú y, bao gồm dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh cho người và vật nuôi
Dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích và In-ter-net phổ cập theo chương trình của Chính phủ
Dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, thoát nước đường phố và khu dân cư, duy trì vườn thú, vườn hoa, công viên, cây xanh đường phố, chiếu sáng công cộng, dịch vụ tang
lễ
Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở
hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật
Phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạo chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng
Trang 17chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng bằng hoặc đìa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử, in tiền
Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện
Máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu
để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển dầu mỏ, khí đốt, tàu bat, dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, thuê của nước ngoài sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và để cho thuê
Vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam
Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau
Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính Vàng nhập khẩu dạng thỏi, miếng chưa được chế tác thành sản phẩm mỹ nghệ, đồ trang sức hay sản phẩm khác
Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến theo quy định của Chính phủ
Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật
Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước
1.2.5 Người nộp thuế:
Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân
nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại
Trang 189
Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá
nhân mua dịch vụ là người nộp thuế
1.2.6 Căn cứ và phương pháp tính thuế:
Căn cứ tính thuế GTGT bao gồm giá tính thuế và thuế suất (Theo quy định tại điều
6 luật thuế GTGT) Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất
1.2.7 Thuế suất:
Mức thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 của Luật Thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền
sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ cấp tín dụng, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phát sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa qua chế biến quy định tại khoản 23 Điều 5 của Luật Thuế GTGT
Mức thuế suất 5%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, các hàng hoá, dịch vụ cần ưu đãi như: nước sạch phục vụ sinh hoạt, dịch vụ y tế, dịch vụ khoa học và công nghệ
Mức thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không nằm trong diện chịu thuế GTGT thuế suất 0%, thuế suất 5%
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm: Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan; vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; vi phạm các quy định khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
b Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác:
- Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác
- Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập
- Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Trang 19- Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản
lý nhà nước được giao
- Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính theo quy định
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định
c Tình tiết giảm nhẹ:
Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi
phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại
Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp
đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính
Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của
tình thế cấp thiết
Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần
Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc
khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra
Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu
Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền
phạt đối với hành vi vi phạm
d Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế:
- Đối với vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự, hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu thì thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện
hành vi vi phạm;
Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không
bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng hoặc số tiền thuế trốn, số tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm hành chính
Trang 20Tổ chức, cá nhân nộp phí hải quan và lệ phí hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh
Tổ chức thu phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh
Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp, quản lý và sử dụng phí hải quan
và lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh
c Người nộp và tổ chức thu phí, lệ phí:
Tổ chức, cá nhân thực hiện khai và nộp tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan (sau đây gọi là tờ khai) đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ hoặc người được ủy quyền hợp pháp nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về hải quan
Người nộp lệ phí hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh là tổ chức, cá nhân khai và nộp tờ khai đối với hàng hóa, phương tiện quá cảnh Việt Nam
Tổ chức thu phí, lệ phí: Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan nơi làm thủ tục đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cơ quan hải quan nơi tiếp nhận đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
d Các đối tượng được miễn thu phí, lệ phí:
Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân (được miễn thuế trong định mức theo quy định); quà biếu, quà tặng vì mục đích nhân đạo, từ thiện; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy chế miễn trừ ngoại giao; hành lý mang theo người; hàng bưu phẩm, bưu kiện
được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có trị giá từ 1.000.000 đồng Việt Nam trở xuống hoặc có số tiền thuế (các khoản thuế theo quy định)
phải nộp dưới 100.000 đồng Việt Nam
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có trị giá hải quan dưới 500.000 đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế (các khoản thuế theo quy định) phải nộp dưới 50.000 Việt Nam đồng Việt Nam cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu
Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới trong định mức theo quy định
Trang 21Phương tiện vận tải thường xuyên qua lại biên giới được quản lý theo phương thức
mở sổ theo dõi, không quản lý bằng tờ khai
Hàng hóa, phương tiện vận tải quá cảnh được miễn phí, lệ phí theo quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc cam kết của Chính phủ Việt Nam
e Mức thu phí, lệ phí:
Số
1 Phí hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh 20.000 đồng/tờ khai
2
Phí hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
200.000 đồng/01 đơn
3 Lệ phí đối với hàng hoá quá cảnh 200.000 đồng/tờ khai
4 Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường
bộ (gồm: ô tô, đầu kéo, máy kéo) 200.000 đồng/phương tiện
5 Lệ phí đối với phương tiện vận tải quá cảnh đường
thủy (gồm: tàu, ca nô, đầu kéo, xà lan) 500.000 đồng/phương tiện
f Kê khai, nộp phí, lệ phí của người nộp:
Người nộp phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí theo quy định khi:
- Đăng ký tờ khai đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Khi nộp đơn đề nghị cơ quan hải quan kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Phí, lệ phí nộp bằng tiền mặt hoặc nộp bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và Thông tư số 136/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC Lệ phí nộp vào ngân sách nhà nước hoặc tài khoản của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí Phí nộp vào tài khoản tiền gửi thu phí của cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc tài khoản của tổ chức được ủy nhiệm thu phí, lệ phí
Trường hợp đăng ký tờ khai nhiều lần trong tháng, người nộp phí, lệ phí đăng ký với tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp phí, lệ phí theo tháng Căn cứ danh sách các tờ khai phải nộp phí, lệ phí do cơ quan hải quan thông báo Chậm nhất trong thời gian 10 ngày đầu của tháng tiếp theo, người nộp phí, lệ phí phải nộp phí, lệ phí theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 4 Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và Thông tư
số 184/2015/TT-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
Trang 2213
thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí,
lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh để nộp tiền phí, lệ phí hoặc yêu cầu trích chuyển tiền nộp phí, lệ phí theo quy định
g Quản lý thu, nộp phí, lệ phí của cơ quan hải quan:
Định kỳ vào ngày 05 hàng tháng, cơ quan hải quan cung cấp toàn bộ danh sách các
tờ khai phải nộp phí, lệ phí của người nộp phí, lệ phí cho các tổ chức được ủy nhiệm thu (trừ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) qua Cổng thanh toán điện tử hải quan
Cơ quan hải quan thực hiện thu phí, lệ phí trực tiếp của người nộp và tổ chức được
ủy nhiệm thu phí, lệ phí; nộp tiền phí thu được vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của
cơ quan hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước; nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm
2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC
TẾ BỜ Y
2.1.1 Thông tin chung
Tên đơn vị: Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y
Địa chỉ trụ sở chính: Xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Tỉnh Kon Tum Điện thoại: (02603) 885203 Fax: (02603) 885246
Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Tổng cục Hải quan ghi nhận thành tích, khen tặng nhiều Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và nhiều phần thưởng cao quý khác cho các tập thể
và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đây là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn cho cán bộ công chức và người lao động để Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc
tế Bờ Y tiếp tục phấn đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong thời gian tới
2.1.3 Ví trí, chức năng:
Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum có chức năng trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan
Trang 23đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, theo quy định của pháp luật
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động được giao theo quy định của pháp luật Phối hợp với các lực lượng chức năng khác để thực hiện công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật
- Tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thực hiện việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế, gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật
- Thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật
- Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan theo quy định của pháp luật
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm định và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo phân công và theo quy định của pháp luật
- Thực hiện cập nhật, thu thập, phân tích thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định của Cục Hải quan và Tổng cục Hải quan
- Thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Hải quan
- Thực hiện việc lập biên bản, ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính, tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về hải quan và xử lý vi phạm hành chính về hải quan; giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và giải quyết tố cáo; tổ chức tiến hành một số hoạt động điều tra theo thẩm quyền Chi cục Hải quan được pháp luật quy định
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật
Trang 24- Kiểm tra, giám sát trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan việc thực hiện các quy định, quy trình nghiệp vụ hải quan của công chức hải quan thuộc Chi cục Hải quan
để kịp thời phát hiện, xử lý đối với hành vi tiêu cực hoặc thực hiện chưa đúng quy định, quy trình của công chức theo quy định
- Thường xuyên theo dõi, thu thập, phân tích, so sánh, đánh giá thông tin, số liệu trên Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và các nguồn thông tin khác để nhận định những phát sinh, thay đổi bất thường trên địa bàn Chi cục Hải quan trong việc thực hiện công tác quản lý rủi ro để kịp thời phát hiện, xử lý, đề xuất Cục trưởng các biện pháp xử
lý phù hợp theo quy định đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan của các tổ chức và cá nhân có liên quan
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn
- Tổ chức triển khai thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hải quan hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Hải quan
- Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Bộ trưởng
Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
- Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Hải quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum
PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG
HQ KON TUM
Trang 25Chi cục trưởng: Phụ trách chúng, trực tiếp quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt
động của Chi cục theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định và cấp trên giao; chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về kết quả các mặt công tác của Chi cục (Công tác thi đua khen thưởng, phân công nhiệm vụ cho cán bộ công
chức trong đơn vị, công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác tiếp dân…)
Phó Chi cục trưởng: Trực tiếp phụ trách các Đội thuộc Chi cục; chỉ đạo, hướng
dẫn tổ chức triển khai Đội thuộc Chi cục thực hiện một số nhiệm vụ được phân công; Được sử dụng thẩm quyền của Chi cục trưởng để giải quyết công việc trong lĩnh vực được phân công và trong trường hợp Chi cục trưởng đi vắng hoặc được ủy quyền; chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng, trước pháp luật và báo cáo kết quả công việc đã giải quyết
Đội tổng hợp: là đơn vị thuộc Chi cục có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng
và trực tiếp thực hiện một số khâu nghiệp vụ hải quan, công tác công nghệ thông tin và thống kê hải quan, công tác văn phòng, quản trị, công tác cải cách, phát triển và hiện đại hóa Hải quan Thực hiện công tác kế toán thuế, tiến hành thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục và trực tiếp thực hiện gia hạn, theo dõi, thu thuế nợ đọng, cưỡng chế thuế theo quy định của pháp luật
Đội nghiệp vụ: là đơn vị thuộc Chi cục, có chức năng tham mưu giúp Chi cục
trưởng và trực tiếp thực hiện các quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thực hiện pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phòng, chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng chống ma túy trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan tại khu vực cửa khẩu và các địa bàn khác theo quy định của pháp luật
Đội Nghiệp vụ Hải quan Kon Tum: thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ
Y, có chức năng tham mưu giúp Chi cục trưởng và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép má túy; phòng, chống gian lận thương mại trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan và các địa điểm khác được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện công tác cải cách, hiện đại hóa; công tác công nghệ thông tin và thống kê hải quan; công tác văn phòng và quản trị Đội
b Sơ đồ tổ chức kế toán tại bộ phận kế toán:
ĐỘI TỐNG HỢP (Đội phó phụ trách kế toàn thuế)
CÔNG CHỨC (Phụ trách kế toán thuế)
Trang 2617
Nhiệm vụ của Đội phó phụ trách kế toán thuế: Trực tiếp phụ trách thực hiện các
nhiệm vụ về công tác kế toán thuế và tham mưu cho Lãnh đạo Chi cục về theo dõi nợ đọng thuế
Nhiệm vụ của công chức phụ trách kế toán thuế: Thực hiện việc cập nhật dữ liệu
trên Hệ thống kế toán tập trung Đối chiếu số liệu với kho bạc nhà nước; thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật; gia hạn, theo dõi thu thuế nợ đọng, cướng chế về thuế, hoàn thuế, không thu thuế, ấn định thuế; theo dõi đôn đốc nợ thuế, nợ phạt
và các khoản thu khác, thu nộp các khoản thu trên vào ngân sách Nhà nước đúng quy định
2.1.6 Chính sách kế toán thuế:
a Chế độ kế toán:
Chi cục thực hiện theo Thông tư 174/2015/TT-BTC ngày 10/11/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (đã được sử đổi, bổ sung tại Thông tư số 112/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính)
Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được ghi chép, phản ánh theo phương pháp ghi kép, đảm bảo tổng hợp kết quả hoạt động nghiệp vụ quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan các cấp đã thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán, luật ngân sách và pháp luật khác có liên quan Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng nguyên tắc sau đây:
- Hạch toán theo kỳ kế toán
- Theo năm ngân sách
- Phù hợp với hệ thống kế toán thu ngân sách của Kho bạc Nhà nước
- Tổng hợp, phản ánh thông tin tài chính của hoạt động nghiệp vụ đã hoàn thành
- Cung cấp báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật kế toán
Đơn vị tính, chữ viết và chữ số trong kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán
Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam (VNĐ)
b Ghi sổ kế toán:
Kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình thu nộp ngân sách nhà nước về thuế và các khoàn thu khác của người nộp thuế hoặc đối tượng vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, bao gồm: Số thuế của hàng hóa đã thông quan hoặc giải phóng hàng, số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí phải thu; số thuế,
số tiền phạt, số tiền chậm nộp, lệ phí đã thu, đã nộp ngân sách nhà nước hoặc tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan tại Kho bạc Nhà nước; số thuế của hàng hóa đã thông quan hoặc giải phóng hàng, số tiền phạt, tiền chậm nộp, lệ phí còn phải thu; số hàng hóa tạm giữ…
Kỳ kế toán thuế XNK: bao gồm kỳ kế toán tháng (được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối tháng của tháng), kỳ kế toán năm (khoảng thời gian được tính từ ngày 01 tháng
01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch), kỳ chỉnh ý quyết toán (khoảng thời gian
Trang 27bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 01 năm kế tiếp)
Mở kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán xác định trong năm để cho phép cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán theo phân quyền
Đóng kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu là việc thiết lập trên hệ thống kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với một kỳ kế toán được xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống kế toán Thời điểm đóng kỳ kế toán tháng là ngày 12 tháng tiếp theo, đóng kỳ kế toán năm là 24h ngày 10 tháng 02 năm tiếp theo
Công chức được phân công thực hiện các nhiệm vụ kế toán có trách nhiệm tự kiểm tra, soát xét trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao
Kiểm kê tài sản: xác định tại chỗ về số tiền tồn quỹ, sao kê xác định số thuế và các khoản còn nợ đọng của người nộp thuế, số hàng hóa còn tạm giữ trong kho, số hàng có quyết định tịch thu nhưng chưa xử lý còn lưu giữ ở đơn vị tại thời điểm kiểm để đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán Việc kiểm kê tài sản được thực hiện vào cuối kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu được thể hiện dưới dạng tài liệu giấy hoặc điện tử theo quy định
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán:
- Đối với chứng từ kế toán do do các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tiếp nhận, lập và xử lý theo chức năng nhiệm vụ được giao:
- Các bộ phận nghiệp vụ quản lý thuế chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý lưu giữ chứng từ gốc và cập nhật số liệu về thuế và các khoản thu khác vào Hệ thống thông tin nghiệp vụ quản lý thuế của cơ quan hải quan, đảm bảo theo dõi quản lý chi tiết các nghiệp vụ đã thực hiện Đồng thời lập bảng kê các chứng từ cùng loại có cùng nội dung kinh tế để chuyển bộ phận kế toán thuế làm căn cứ hạch toán ghi sổ kế toán
- Bộ phận kế toán thuế có nhiệm vụ căn cứ nội dung bảng kế chứng từ lập chứng từ ghi sổ để hạch toán ghi sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán và hệ thống tài khoản theo quy định, lưu trữ chứng từ ghi sổ và bảng kê chứng từ theo quy định về lưu chữ chứng từ kế toán
- Đối với các chứng từ kế toán do bộ phận kế toán thuế tiếp nhận, lập và xử lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao: Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm kiểm tra, lưu giữ và hạch toán, ghi sổ kế toán theo quy định của Pháp luật kế toán
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán gồm:
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ thuế xuất khẩu, nhập khẩu phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi chép trên chứng từ kế toán
Trang 2819
- Kiểm tra tính chính xác của só liệu, thông tin trên chứng từ kế toán
Lập, ký và lưu giữ chứng từ kế toán:
- Mọi phát sinh liên quan đến việc ghi sổ kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập 01 lần cho nghiệp vụ phát sinh
- Chứng từ kế toán phải lập theo nội dung quy định trên mẫu cho từng loại nghiệp
vụ, phải đảm bảo đủ nội dung và bảo đảm tính pháp lý đối với từng loại chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ
- Chứng từ kế toán phải được phải được lập đầy đủ số liên quy định
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TẠI CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU QUỐC TẾ BỜ Y
2.2.1 Kế toán thuế xuất nhập khẩu:
a Chứng từ sử dụng và luân chuyển chứng từ:
- Các chứng từ sử dụng trong thuế XNK:
+ Giấy nộp tiền vào NSNN
+ Ủy nhiệm chi
+ Thông báo xác nhận nộp chứng từ nộp thuế điện tử
+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước chuyển đổi từ chứng từ điện tử
- Các bước lập và lưu chuyển chứng từ: Doanh nghiệp nộp tiền thuế, bộ phận kế toán kiểm tra chứng từ doanh nghiệp xuất trình so với trên hệ thống kế toán (bảng kê giấy nộp tiền từ ngân hàng)=> thực hiện báo cho bộ phận tiếp nhận để thông quan tờ khai => khi có chứng từ báo cáo từ kho bạc truyền qua, bộ phận kế toán thực hiện cập nhật vào hệ thống kế toán (có thể nhập bằng tay hoặc hệ thống tự cập nhật theo thông tin kho bạc truyển) => lưu trữ chứng từ tại bộ phận kế toán (nếu là chứng từ giấy) hoặc in từ chứng
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 13101 – Phải thu về thuế chuyên thu
Có TK 71101– Thu thuế chuyên thu
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 13102 – Phải thu về thuế chuyên thu
Có TK 71102– Thu thuế chuyên thu
- Khi nhận báo cáo (Bảng kê chứng từ nộp ngân sách) của Kho bạc Nhà nước về
số tiền thuế chuyên thu của người nộp thuế đã nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 33101 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Trang 29Có TK 13101– Phải thu về thuế chuyên thu
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 33102 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 13102– Phải thu về thuế chuyên thu
- Khi nhận được thông tin thu của người nộp thuế nộp do ngân hàng, Kho bạc Nhà nước gửi đến cổng thanh toán điện tử hải quan, nhưng chưa nhận được báo cáo của Kho bạc Nhà nước, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 113– Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
Có TK 13101– Phải thu về thuế chuyên thu
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 113– Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
Có TK 13102– Phải thu về thuế chuyên thu
- Người nộp thuế chuyên thu bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 11101 – Tiền mặt
Có TK 13101– Phải thu về thuế chuyên thu
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 11101 – Tiền mặt
Có TK 13102– Phải thu về thuế chuyên thu
- Khi cơ quan hải quan nộp tiền mặt vào ngân sách nhà nước và nhận được ngay báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 33101 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 11101– Tiền mặt
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 33101 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 11101– Tiền mặt
- Khi cơ quan hải quan nộp tiền mặt vào ngân sách nhà nước nhưng chưa nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 113 Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
Có TK 11101– Tiền mặt
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 113 Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
Trang 3021
Có TK 11101– Tiền mặt
- Khi nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước về các khoản tiền mặt cơ quan hải quan nộp, thông tin thu đến cổng thanh toán điện tử hải quan do ngân hàng, Kho bạc Nhà nước gửi nhưng chưa nhận được báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 33101 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 113– Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 33102 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 113– Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
- Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới, không hạch toán số thuế phải thu, khi người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 71101– Thu thuế chuyên thu
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 71102– Thu thuế chuyên thu
- Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới, không hạch toán số thuế phải thu khi người nộp thuế nộp trực tiếp vào ngân sách, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 33101 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 71101– Thu thuế chuyên thu
+ Đối với thuế NK:
Nợ TK 33102 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 71102– Thu thuế chuyên thu
- Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu, ghi:
+ Đối với thuế XK:
Nợ TK 71101 – Thu thuế chuyên thu
Có TK 33101– Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế + Đối với thuế NK:
Nợ TK 71102 – Thu thuế chuyên thu
Có TK 33102– Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
* Sổ sách sử dụng:
- Tên: Sổ cái Ký hiệu: 02/SNV
- Tên: Sổ chi tiết tài khoản Ký hiệu: 07/SNV
Trang 31c Một số nghiệp vụ điển hình:
Nghiệp vụ 1: Ngày 21/4/2023, Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai có mở tờ
khai xuất khẩu số 305480299850/B11, có phát sinh số tiền thuế xuất khẩu phải nộp là 16.472.600 đồng Công ty đã nộp số tiền trên bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng và tờ khai được thông quan vào ngày 21/4/2023
Nghiệp vụ 2: Ngày 21/4/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y nhận được
chứng từ nộp tiền thuế của Công ty TNHH Hưng Thắng Lợi Gia Lai với số tiền là 16.472.600 đồng Chi cục đã thực hiện cập nhật chứng từ trên vào hệ thống kế toán của đơn vị khi giấy báo cáo của kho bạc
Nghiệp vụ 1: - Tờ khai hải quan số 305480299850/B11 ngày 21/3/2023
- Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và chứng từ giao dịch
- Bảng kê giấy nộp tiền từ ngân hàng
- Bảng kê chứng từ ghi số thuế phải thu (Thông báo thuế)
Biểu mẫu 2.1: Tờ khai hải quan số 305480299850/B11
Trang 3223
Biểu mẫu 2.2: Giấy nộp tiền vào NSNN (Thuế XK)
Biểu mẫu 2.3: Chứng từ giao dịch
Trang 33Nghiêp vụ 2: - Bảng kê giấy nộp tiền từ kho bạc
- Giấy nộp tiền vào NSNN chuyển đổi từ chứng từ điện tử
Biểu mẫu 2.4: Bảng kê giấy nộp tiền từ Ngân hàng (Thuế XK)
Biểu mẫu 2.5: Bảng kê chứng từ ghi số phải thu (TBT)
ải thu (Thuế XK)
Biểu mẫu 2.6: Bảng kê GNT từ kho bạc (Thuế XK)
Trang 3425
* Quy trình nhập liệu trên phần mềm:
- Bước 1: Xác định tiền thuế xuất khẩu phải nộp trên phần mềm kế toán:
+ Khi hoàn thành kiểm tra tờ khai (CEA), hệ thống chuyển dữ liệu thông tin chứng
từ ghi số thuế phải thu sang hệ thống kế toán thuế tập trung (KTTTT), căn cứ vào thông tin này hệ thống KTTT thực hiện tạo thông báo thuế tương ứng của tờ khai hải quan và hạch toán số thuế phải thu vào hệ thống KTTT
Hình 2.1 Giao diện trên phần mềm KTTT (bảng kê TBT của thuế XK)
Biểu mẫu 2.7: GNT vào NSNN chuyển đổi chứng từ điện tử (Thuế XK)
Trang 35Công chức vào phần mềm KTTT => 4 Khai thác => 1 Bảng kê chứng từ kế toán
=> 1 Bảng kê chứng từ ghi số thuế phải thu (thông báo thuế).Trên bảng kê thông báo thuế chọn in báo cáo Nhập ngày tháng (từ ngày 21/4/2023 đến 21/4/2023)
Định khoản: Nợ TK 13101: 16.472.600 đồng
Có TK 71101: 16.472.600 đồng
- Bước 2: Kiểm tra số tiền doanh nghiệp đã nộp vào tài khoản của hải quan:
Công chức vào phần mềm KTTT => 4 Khai thác => 1 Bảng kê chứng từ kế toán
=> T Bảng kê giấy nộp tiền từ ngân hàng Trên bảng kê giấy nộp tiền từ ngân hàng chọn tổng hợp số liệu và in báo cáo Nhập ngày tháng (từ ngày 21/4/2023 đến 21/4/2023)
Hình 2.3 Giao diện trên phần mềm KTT ( bảng kê GNT từ NH của thuế XK)
Hình 2.2 Bảng kê thông báo thuế (thuế xk)
Trang 3627
- Bước 3: Nhập số tiền thuế xuất khẩu đã nộp vào phần mềm KTTTT:
+ Khi nhận được báo có của của KBNN truyền đến hệ thống KTTTT, công chức cập nhật tại chức năng: vào phần mềm KTTT => 2 Nhập liệu => 10 Giấy nộp tiền thuế, tiền chậm nộp liên quan đến tờ khai => 7 Nhập GNT trên cơ sở bảng kê nhận từ kho bạc
Hình 2.4 Bảng kê GNT từ NH (thuế XK)
Hình 2.5 Giao diện trên phần mềm KTT ( Nhập GTT từ kho bạc)
Trang 37Thực hiện ghi ngày nộp tiền (21/4/2023) và nhấn nút <Tổng hợp số liệu> sau đó
Trang 38Nợ TK 13103 – Phải thu về thuế chuyên thu
Có TK 71103– Thu thuế chuyên thu
- Khi nhận báo cáo (Bảng kê chứng từ nộp ngân sách) của Kho bạc Nhà nước về
số tiền thuế chuyên thu của người nộp thuế đã nộp trực tiếp vào ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 33103 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 13103– Phải thu về thuế chuyên thu
- Khi nhận được thông tin thu của người nộp thuế nộp do ngân hàng, Kho bạc Nhà nước gửi đến cổng thanh toán điện tử hải quan, nhưng chưa nhận được báo cáo của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 113– Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
Biểu mẫu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 33101
Trang 39Có TK 13103– Phải thu về thuế chuyên thu
- Người nộp thuế chuyên thu bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan, căn cứ vào số liệu thực tế được tổng hợp, ghi:
Nợ TK 11101 – Tiền mặt
Có TK 13103– Phải thu về thuế chuyên thu
- Khi cơ quan hải quan nộp tiền mặt vào ngân sách nhà nước và nhận được ngay báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 33103 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Nợ TK 33103 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 113– Tiền đang chuyển, tiền chờ xác nhận thông tin thu từ Kho bạc Nhà nước
- Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới, không hạch toán số thuế phải thu, khi người nộp thuế nộp thuế bằng tiền mặt cho cơ quan hải quan, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 71103– Thu thuế chuyên thu
- Trường hợp thuế của tờ khai hàng hóa cá nhân xuất, nhập cảnh; thuế đối với hàng hóa mua bán của cư dân biên giới, không hạch toán số thuế phải thu khi người nộp thuế nộp trực tiếp vào ngân sách, căn cứ báo có của Kho bạc Nhà nước, ghi:
Nợ TK 33103 – Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
Có TK 71103– Thu thuế chuyên thu
- Cuối kỳ, kết chuyển số thu thuế chuyên thu phải thu, ghi:
Nợ TK 71103 – Thu thuế chuyên thu
Có TK 33103– Thanh toán với ngân sách nhà nước về thuế
* Sổ sách sử dụng:
- Tên: Sổ cái Ký hiệu: 02/SNV
- Tên: Sổ chi tiết tài khoản Ký hiệu: 07/SNV
b Một số nghiệp vụ điển hình:
Nghiệp vụ 1: Ngày 20/4/2023, Công ty TNHH Sản xuất cao su Liên Anh có mở tờ
khai nhập khẩu số 105407543731/A11, có phát sinh số tiền thuế GTGT phải nộp là 326.070.875 đồng Công ty đã nộp số tiền trên qua Cổng thanh toán điện tử và thông
Trang 4031
quan 24/7 Tờ khai trên đã được thông quan vào ngày 21/4/2023
Nghiệp vụ 2: Ngày 21/4/2023, Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y nhận được
chứng từ nộp tiền thuế của Công ty TNHH Sản xuất cao su Liên Anh với số tiền là 326.070.875 đồng Chi cục đã thực hiện cập nhật chứng từ trên vào hệ thống kế toán của đơn vị khi giấy báo cáo của kho bạc
Nghiệp vụ 1: - Tờ khai hải quan số 105407543731/A11 ngày 20/4/2023
- Giao diện nộp tiền qua Cổng thanh toán điện tử và thông quan 24/7
- Bảng kê giấy nộp tiền từ ngân hàng
- Bảng kê chứng từ ghi số thuế phải thu (Thông báo thuế)
Biểu mẫu 2.10 Bảng kê GNT từ ngân hàng (thuế VAT)