1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố Ảnh hưởng Đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu quốc gia

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu quốc gia
Tác giả Nguyễn Như Sơn, Nguyễn Thúy Hằng, Hoàng Phương Hà
Người hướng dẫn An Như Hưng, Khoa Kinh tế
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,2 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (7)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
  • 5. Cấu trúc của bài nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG RỔ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU (13)
    • 1.1. Chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu (13)
      • 1.1.1. Khái niệm (13)
      • 1.1.2. Đo lường (15)
    • 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu (19)
      • 1.2.1. Các nhân tố nền tảng (fundamentals) (20)
      • 1.2.2. Nhân tố từ nước ngoài (22)
      • 1.2.3. Các nhân tố chính sách và chất lượng thể chế (23)
    • 2.1. Phương trình kinh tế (26)
    • 2.2. Mô hình thực nghiệm (29)
      • 2.2.1. Mô hình cơ sở (29)
      • 2.2.2. Mô hình mở rộng với biến tương tác (30)
      • 2.2.3. Mô hình mở rộng với biến thể chế (31)
    • 2.3. Phương pháp ước lượng (32)
    • 2.4. Mẫu nghiên cứu và nguồn dữ liệu (34)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. Thống kê mô tả (38)
      • 3.1.1. PRODY (38)
      • 3.1.2. EXPY (39)
      • 3.1.3. Tương quan giữa EXPY và các biến giải thích (42)
    • 3.2. Kết quả ước lượng (45)
      • 3.2.1. Mô hình cơ sở (45)
      • 3.2.2. Mô hình mở rộng với biến tương tác (46)
      • 3.2.3. Mô hình mở rộng với biến chất lượng thể chế (50)
    • 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (56)
    • 4.2. Ngụ ý chính sách (59)
    • 4.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (62)
  • KẾT LUẬN (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (65)

Nội dung

Những nhân tố sản xuất nền tảng này kết hợp với chất lượng thể chế sẽ xác định lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong việc sản xuất một số loại hàng hóa nhất định.. Ý tưởng chính của hướ

Tính cấp thiết của đề tài

Trong bốn thập kỷ qua, một số quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Hồng Kông đã thành công trong việc chuyển đổi từ các nền kinh tế kém phát triển trở thành các nước phát triển Thêm vào đó, một số quốc gia khác như Trung Quốc hay Ấn Độ cũng đã trải qua thần kỳ kinh tế và trở thành những nền kinh tế lớn nhất về quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên toàn thế giới Điểm chung giữa các quốc gia này là một phần lớn thành tựu kinh tế đến từ lĩnh vực xuất khẩu Tuy nhiên, cũng có những quốc gia khác tập trung vào xuất khẩu để phát triển nhưng không đạt được những thành tựu nào đáng kể Điều này gợi ý rằng, rổ hàng hóa mà một quốc gia lựa chọn để sản xuất và xuất khẩu có thể sẽ rất quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia đó (Lederman and Maloney, 2012)

Câu hỏi nhức nhối đặt ra với các nước đang phát triển là, các quốc gia nên lựa chọn một rổ hàng hóa sản xuất và xuất khẩu như thế nào? Và quan trọng hơn, họ cần phải chuẩn bị những điều kiện gì để có thể sản xuất và xuất khẩu rổ hàng hóa đó

Lý thuyết kinh tế học cổ điển sớm đưa ra những chỉ dẫn đầy thuyết phục Lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo ngụ ý rằng mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng về về những nhân tố sản xuất nền tảng như tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động và vốn con người Những nhân tố sản xuất nền tảng này kết hợp với chất lượng thể chế sẽ xác định lợi thế so sánh của mỗi quốc gia trong việc sản xuất một số loại hàng hóa nhất định Từ đó, Ricardo đề xuất rằng một quốc gia nên tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có chi phí cơ hội thấp hơn các quốc gia khác thay vì cố gắng sản xuất tất cả mọi loại hàng hóa vì điều này có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến hiệu quả phân bổ của nền kinh tế

Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ Thụy Sĩ và Bulgaria đã tạo được danh tiếng trong sản xuất đồng hồ và xuất khẩu hoa hồng, những sản phẩm không được giải thích bằng lý thuyết lợi thế so sánh Gần đây hơn, Porter (1990) phát hiện rằng Đan Mạch đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất insulin vì họ đã tạo ra được các yếu tố chuyên biệt và sau đó thường xuyên làm việc để cải thiện các yếu tố cụ thể này, thay vì dựa trên một lợi thế so sánh nội tại nào đó Dựa trên phát hiện này, Porter (1990) đã giới thiệu một khung phân tích mới có tên mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh của quốc gia, bao gồm bốn yếu tố chính: điều kiện nhân tố sản xuất;

2 điều kiện nhu cầu; các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ; cuối cùng là chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và các đối thủ cạnh tranh Bốn yếu tố này sẽ phối hợp với nhau để tạo ra lợi thế cạnh tranh của một quốc gia và do đó, chúng ảnh hưởng một phần đến quyết định loại sản phẩm nào một quốc gia nên sản xuất và xuất khẩu

Do đó, thật khó để dự đoán các cấu trúc chuyên môn hóa của quốc gia hoàn toàn dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh

Nhiều nhà kinh tế đã trăn trở với vấn đề này và gợi ý những thuộc tính để phân biệt một rổ hàng hóa xuất khẩu mong muốn, ví dụ như: xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên là một lời nguyền ((Prebisch, 1959, Sachs and Warner, 2001); hàng hóa công nghệ cao (high tech goods) hỗ trợ sự phát triển cho nền kinh tế tri thức (Brambilla et al., 2012); hay những hàng hóa thâm dụng lao động không có kỹ năng sẽ mang lại lợi ích cho người nghèo và tạo ra sự “chia sẻ thành tựu tăng trưởng”, còn những hàng hóa thâm dụng lao động có kỹ năng sẽ tạo ra ngoại tác tích cực cho nền kinh tế (Krueger and Lindahl, 2001)

Hướng đi gần đây được quan tâm là chất lượng của rổ hàng hóa xuất khẩu (export quality) thể hiện bởi khái niệm “mức độ tinh vi của rổ hàng hóa xuất khẩu” (export sophistication) đề xuất bởi Lall et al (2006) và Hausmann et al (2007) Ý tưởng chính của hướng nghiên cứu này cho rằng các quốc gia có khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn nếu họ tập trung vào các nhân tố sản xuất nền tảng để sản xuất các sản phẩm được sản xuất bởi những nước giàu, những nước phát triển, những sản phẩm có mức độ tinh vi hay mức năng suất/chất lượng cao hơn, bất chấp một số tác động tiềm tàng bất lợi đối với sức khỏe của nền kinh tế gây ra bởi sự phân bổ nguồn lực không hiệu quả (ít nhất trong ngắn hạn) ngụ ý bởi lý thuyết lợi thế so sánh Để giải thích rõ ràng ý tưởng này, Hausmann and Rodrik (2003) đã đưa ra một quá trình thử nghiệm chi phí (cost discovery process) mô tả cơ chế tăng trưởng kinh tế thông qua chuyên môn hóa vào hàng hóa sản xuất bởi những nước giàu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với cơ cấu sản xuất không đa dạng Cụ thể hơn, trong điều kiện thiếu các điều kiện cần thiết của một nền kinh tế đang phát triển, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong nỗ lực tiên phong sản xuất một sản phẩm nhất định Doanh nghiệp tiên phong chỉ nhận ra liệu sản phẩm đó có thể sinh lãi hay không thông qua một quá trình vô cùng khó khăn tìm kiếm giải pháp để khắc phục

3 những bất định trong chi phí sản xuất hoặc tìm kiếm sự thích ứng của công nghệ mới được nhập khẩu vào bối cảnh trong nước Mặc dù doanh nghiệp phải chấp nhận mọi rủi ro để khám phá những chi phí ẩn ngầm của việc sản xuất hàng hóa, kiến thức phát sinh từ quá trình này sẽ trở nên phổ biến cho tất cả các doanh nghiệp khác sau đó Nếu thành công, lợi nhuận siêu ngạch từ sản phẩm trên sẽ sớm được xã hội hóa do sự bắt chước từ nhiều doanh nghiệp khác Ngược lại, doanh nghiệp tiên phong sẽ chịu tổn thất hoàn toàn, và một mình, nếu dự án thất bại

Như vậy, ngoài các nhân tố sản xuất nền tảng, việc khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thử nghiệm chi phí có thể sẽ có tác động tích cực đến mức năng suất/chất lượng rổ hàng hóa được sản xuất và xuất khẩu Khi có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tham gia quá trình này, sẽ có nhiều loại hàng hóa được sản xuất ra đồng thời kích thích tiềm năng đổi mới sáng tạo trong nước Kết quả là, mức năng suất chung của nền kinh tế được nâng lên

Mở rộng thêm nghiên cứu của Lall et al (2006), Hausmann et al (2007), các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đã chỉ ra một loạt các nhân tố chính giúp nâng cao mức năng suất/chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu: đó không chỉ là các nhân tố sản xuất truyền thống như tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động, vốn con người (Hausmann et al., 2007, Schott, 2008, Costinot, 2009, Mc Millan et al., 2017); mà bao gồm cả yếu tố thuộc chính sách ngoại thương và công nghiệp ((Schott, 2008, Fernandes and Paunov, 2013, Zhang and Yang, 2016), chất lượng thể chế (Levchenko,

2007, Nunn, 2007, Weldemicael, 2012, Zhu and Fu, 2013, Lectard and Rougier, 2018); và những nhân tố từ bên ngoài như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Xu and Lu, 2009, Wang and Wei, 2010) hay nhập khẩu (Zhu and Fu, 2013)

Mặc dù các nhân tố ảnh hưởng đến mức năng suất/chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đã được nghiên cứu một cách sâu rộng, những bằng chứng thật sự thuyết phục vẫn khá yếu ớt và đáng thất vọng, đặc biệt là các nhân tố thuộc về chính sách và chất lượng thể chế (Lectard and Rougier, 2018) Với nhóm nhân tố sản xuất nền tảng của quốc gia, các nghiên cứu trước thường chỉ đưa ra ước lượng cho tác động trung bình của những nhân tố này Tuy nhiên, tác động trung bình này không thể đúng trong mọi điều kiện Cùng một nhân tố, trong các điều kiện khác nhau, như mức thu nhập hay chất lượng thể chế, được kỳ vọng sẽ mang lại tác động khác nhau đến việc nâng cao mức năng suất/chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu

Với nhóm nhân tố từ bên ngoài (FDI và nhập khẩu), kết quả thực nghiệm vẫn chưa rõ ràng và biến động mạnh khi thay đổi chỉ định mô hình, phương pháp ước lượng hay mẫu nghiên cứu Tình hình tương tự được ghi nhận cho các biến số chất lượng thể chế Không chỉ tác động của các biến số này không nhất quán giữa các nghiên cứu khác nhau như không có tương quan trong Hausmann et al (2007) đến có tương quan nhưng yếu như trong nghiên cứu của Zhu and Fu (2013), hay chỉ có vai trò điều tiết dòng vốn đầu tư nước ngoài như trong nghiên cứu của Weldemicael (2012)

Các biến số chính sách mang lại sự phức tạp nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm khi không hề đơn giản để có thể tích hợp chính sách của chính phủ nói chung và chính sách thương mại nói riêng vào các phương trình hồi quy Goldberg and Pavcnik (2016) Độ mở thương mại gần như là biến số chính sách duy nhất được sử dụng, song bản thân việc có hợp lý không khi sử dụng độ mở thương mại để đại diện cho mức độ tự do hóa thương mại vẫn là một tranh cãi chưa dứt Đây là những khoảng trống thực nghiệm nhóm có thể khai thác Giải đáp một cách thỏa đáng tồn tại này sẽ mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn về cách thức và các lựa chọn khác nhau mà quốc gia có thể chọn lựa để thúc đẩy quá trình nâng cấp chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu của mình, kích hoạt thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến tới tăng trưởng và phát triển bền vững

Vì vậy, nghiên cứu này mong muốn lấp đầy một phần khoảng trống thực nghiệm trên và đóng góp một phân tích thực nghiệm có ý nghĩa cho những tranh luận ở trên dựa trên những dữ liệu cập nhật nhất Đề tài được nhóm lựa chọn là: “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu quốc gia”.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là kiểm định thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu của các quốc gia Bên cạnh các nhân tố truyền thống như nhân tố sản xuất nền tảng (tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động, vốn con người) và các nhân tố từ bên ngoài (dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu), nhóm tập trung hơn vào nhân tố chất lượng thể chế được thể hiện qua các biến số chất lượng quản trị nhà nước Thêm vào đó, nhóm kiểm định cho tác động riêng biệt của tất cả các nhân tố trên theo từng nhóm thu nhập và chất lượng quản trị nhà nước

Câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu trên được cụ thể hóa với ba câu hỏi nghiên cứu sau:

(1) Các nhân tố sản xuất (tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động, vốn con người), các nhân tố từ bên ngoài (dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nhập khẩu), và chất lượng quản trị nhà nước có ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu quốc gia không?

(2) Tác động của những nhân tố trên đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu quốc gia có khác nhau cho các mức thu nhập không?

(3) Tác động của chất lượng quản trị nhà nước chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu của quốc gia có khác nhau giữa nhóm nước có chất lượng thể chế thấp và chất lượng thể chế cao không?

Cấu trúc của bài nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thiết kế gồm 4 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu

Chương này trình bày một cách cặn kẽ khái niệm chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu, cũng như những cách thức đo lường khác nhau cho khái niệm này Ngoài ra, các nhân tố tiềm năng có ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu, cũng như những tranh luận nổi bật xung quanh chủ đề này được xem xét trên cả khía cạnh lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm

Chương 2: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Mô hình thực nghiệm để kiểm định tác động của những nhân tố tiềm năng ở chương 2 đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu được xây dựng một cách tuần từ từ mô hình lý thuyết đến mô hình kinh tế lượng, kèm theo các chỉ định mô hình khác nhau phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Sau đó, phương pháp cụ thể để ước lượng phương trình kinh tế lượng được thiết kế ở trên sẽ được làm rõ Cuối cùng, mẫu nghiên cứu, các biến số được sử dụng trong mô hình thực nghiệm cũng như nguồn dữ liệu sẽ được thảo luận

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Với phương pháp nghiên cứu được trình bày trong chương 2, chương 3 báo cáo những kết quả nghiên cứu tìm được và giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Các kết quả ước lượng sau đó được thảo luận và suy diễn một cách khách quan, hợp lý nhằm xây dựng hiểu biết vững chắc về tác động của những nhân tố tiềm năng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu

Chương 4: Thảo luận, ngụ ý chính sách và hạn chế của đề tài

Chương này mở đầu với việc tóm tắt những kết quả chính tìm được trong quá trình nghiên cứu, trước khi thảo luận những đóng góp của nghiên cứu vào khối kiến thức chung về cùng chủ đề Cuối cùng, những hạn chế của nghiên cứu cũng được phân tích nhằm gợi ý hướng nghiên cứu sâu hơn cho những nghiên cứu tiếp theo

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG RỔ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU

Chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu

Thương mại quốc tế từ lâu đã được coi là một trong những thành phần không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia Song thương mại quốc tế không chỉ quan trọng dưới góc độ tổng kim ngạch xuất khẩu, hay mức độ mở cửa với thương mại quốc tế Câu hỏi trung tâm được đặt ra cho mỗi quốc gia là họ sẽ nên sản suất những gì, và nên xuất khẩu những gì? Những gì một nước xuất khẩu có ngụ ý rất lớn rất tiềm năng phát triển của quốc gia đó trong tương lai (Hausmann et al., 2007)

Nhiều nhà kinh tế đã trăn trở với vấn đề này và gợi ý những thuộc tính để phân biệt một rổ hàng hóa xuất khẩu mong muốn, ví dụ như: xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên là một lời nguyền ((Prebisch, 1959, Sachs and Warner, 2001); hàng hóa công nghệ cao (high tech goods) hỗ trợ sự phát triển cho nền kinh tế tri thức (Brambilla et al., 2012), không gian sản phẩm (product space) bao gồm những “cây” (trees, những sản phẩm) và doanh nghiệp là những “con khỉ” (monkeys) có thể nhảy từ cây này sang cây khác để chiếm lĩnh những mảng khác nhau của khu rừng và kích hoạt tăng trưởng kinh tế (Hausmann and Klinger, 2007) Gây tranh cãi không kém là ý tưởng rằng những hàng hóa thâm dụng lao động không có kỹ năng sẽ mang lại lợi ích cho người nghèo và tạo ra sự chia sẻ thành tựu tăng trưởng, còn những hàng hóa thâm dụng lao động có kỹ năng sẽ tạo ra ngoại tác tích cực cho nền kinh tế (Krueger and Lindahl,

Hướng đi gần đây được quan tâm là chất lượng của rổ hàng hóa xuất khẩu (export quality) thể hiện bởi khái niệm “mức độ tinh vi của rổ hàng hóa xuất khẩu” (export sophistication) đề xuất bởi Lall et al (2006) và Hausmann et al (2007)

Theo đó, rổ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia được coi là tinh vi hơn 1 , hay có chất lượng cao hơn, nếu thu nhập trung bình của những nhà xuất khẩu nước đó cao hơn Lô-gic ở đây khá đơn giản: trong điều kiện thương mại tự do, những sản phẩm được xuất khẩu bởi nước giàu (nước phát triển) hẳn phải sở hữu một thuộc tính gì đó cho phép những nhà sản xuất có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới mà vẫn trả mức lương cao hơn cho người lao động Thuộc tính đơn giản nhất có thể kể đến là mức giá,

1 Nhóm chưa đưa ra được một từ tiếng Việt tương đương với “sophistication”, cách dịch “tinh vi” có thể chưa phù hợp Do đó nhóm vẫn sử dụng từ “chất lượng” để ám chỉ thuật ngữ này

9 hay giá một đơn vị sản phẩm (unit value) đề xuất bởi Sutton (2001) Tuy nhiên, thực tế là một số mặt hàng được các nước phát triển xuất khẩu với giá một đơn vị sản phẩm thấp hơn mặt hàng tương đương xuất khẩu bởi các nước đang phát triển Rổ hàng hóa xuất khẩu có chất lượng cao hơn mang nội hàm rộng hơn thế

Theo Lall et al (2006), những thuộc tính đó phải bao gồm công nghệ như một nhân tố ảnh hưởng quan trọng, nhưng cũng bao hàm nhiều nhân tố khác có thể kể ra như sau:

+ Công nghệ: Công nghệ tiên tiến có lẽ là nguồn cạnh tranh chính của các nước phát triển Công nghệ ở đây không chỉ là những sản phẩm (là kết quả của quá trình nghiên cứu triển khai R&D) hay quá trình đổi mới, mà còn nằm ở khả năng vận hành công nghệ một cách hiệu quả và cải thiện chúng theo thời gian, hiện thực hóa lợi thế kinh tế theo quy mô, hoặc tổ chức và khai thác chuỗi cung ứng một cách hiệu quả Sản phẩm cần đến công nghệ tiên tiến ở tất cả các dạng này sẽ có xu hướng được xuất khẩu bởi các quốc gia sở hữu những kỹ năng tiên phong, khả năng công nghệ và hệ thống đổi mới sáng tạo mạnh mẽ như các công ty chuyên về nghiên cứu phát triển hay trường đại học tốt, hệ thống luật phát mạnh mẽ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và các tổ chức công nghệ Do đó, chất lượng sản phẩm cao hơn có xu hướng phản ánh sự phức tạp hơn về công nghệ, bao gồm nỗ lực nắm bắt kỹ thuật mới, kỹ năng, chuỗi cung ứng và hệ thống đổi mới sáng tạo

+ Marketing : Thiết kế và đóng gói hiện đại, khả năng xây dựng thương hiệu mạnh, khả năng cá nhân hóa sản phẩm theo yêu cầu của từng khách hàng, và khả năng kiểm soát các kênh phân phối Những sản phẩm có tính phân loại cao có xu hướng được xuất khẩu bởi các nước phát triển, dù trong bối cảnh hiện nay nếu công đoạn sản xuất không thâm dụng công nghệ, nó sẽ có xu hướng được chuyển đến các nước đang phát triển trong khi các khâu thiết kế và tiếp thị vẫn được đặt ở các nước phát triển

+ Logistic : Chi phí vận chuyển ảnh hưởng đáng kể đến địa điểm đặt nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, đặc trước yêu cầu giao hàng một cách nhanh chóng Vì các nước pahts triển là thị trường chính cho hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, vị trí gần thị trường tiêu thụ là lợi thế không nhỏ

+ Thông tin và sự gần gũi : Vị trí đặt nhà máy của các công ty đa quốc gia có thể phản ánh thông tin về năng lực sản xuất của các quốc gia, đó có thể là sự gần gũi với hệ thống và quy trình kinh doanh, ngôn ngữ, hệ thống pháp lý, v.v

+ Tài nguyên thiên nhiên : Xuất khẩu dựa trên tài nguyên thường, nhưng không phải luôn luôn, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên sẵn có sở tại Những quốc gia xuất khẩu lớn tài nguyên mà họ dồi dào, hoặc sử dụng công nghệ mới hiệu quả hơn so với các đối thủ thường có thu nhập cao hơn

+ Cơ sở hạ tầng : Một số sản phẩm yêu cầu hạ tầng cơ sở hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, để có thể trở nên cạnh tranh Chỉ các quốc gia có thể cung cấp và vận hành cơ sở hạ tầng hiện đại như vậy mới có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế

+ Tổ chức chuỗi giá trị : Khi thương mại toàn cầu được tổ chức theo chuỗi giá trị, nguồn gốc và cách thức tổ chức các chuỗi giá trị cụ thể có thể ảnh hưởng đến các địa điểm đặt nhà máy sản xuất, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu nước sở tại

Những nhân tố kinh tế trên ảnh hưởng đến địa điểm sản xuất hàng xuất khẩu, và cả mức độ tinh vi của từng sản phẩm Ngoài ra, các nhân tố chính sách cũng có thể có ảnh hưởng như các chính sách hạn chế thương mại và trợ cấp xuất khẩu, hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, hay các ưu đãi thương mại Chẳng hạn, hệ thống hạn ngạch do các nước phát triển đặt ra với sản phẩm dệt may đã ảnh hưởng đến địa điểm xuất khẩu; các chính sách trợ cấp và bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển đã kìm hãm xuất khẩu của các nước đang phát triển; các khối thương mại tự do như NAFTA đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu ở các nước Mỹ Latinh; ưu đãi cho xuất khẩu chuối và đường của Liên minh châu Âu (EU) đã hỗ trợ các nhà sản xuất không hiệu quả ở các nước thuộc địa cũ, v.v

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu

Mặc dù các nhân tố ảnh hưởng đến mức năng suất/chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đã được nghiên cứu một cách sâu rộng, những bằng chứng thật sự thuyết phục vẫn khá yếu ớt và đáng thất vọng, đặc biệt là các nhân tố thuộc về chính sách (Lectard and Rougier, 2018) Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu thành ba nhóm Nhóm thứ nhất là các biến số phản ánh nền tảng (fundamentals) của nền kinh tế như vốn vật chất, lao động, vốn con người, tài nguyên thiên nhiên Nhóm thứ hai là các biến số liên quan đến nhân tố từ nước ngoài, như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tự do hóa thương mại, hay nhập khẩu Nhóm thứ ba là các biến số liên quan đến chính sách và chất lượng thể chế Nhóm thứ tư là yếu tố ít được nhắc đến hơn nhưng là một hướng nghiên cứu tiềm năng là xuất khẩu đến các nước phát triển

1.2.1 Các nhân tố nền tảng (fundamentals)

Các nhà kinh tế từ lâu đã đạt được sự đồng thuận rằng các cấu trúc sản xuất của các quốc gia khác nhau luôn phụ thuộc vào cùng các nhân tố sản xuất nền tảng của nền kinh tế , đó là tài nguyên thiên nhiên, vốn vật chất, lao động, và vốn con người

Lý thuyết Heckscher-Ohlin cho rằng các nhân tố sản xuất của một quốc gia xác định chi phí sản xuất tương đối và theo đó là cấu trúc chuyên môn hóa sản xuất và cấu thành rổ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia Do đó, các quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên lớn hơn các yếu tố khác sẽ xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hoặc các sản phẩm sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên Các quốc gia dồi dào lao động như Trung Quốc hay Ấn Độ được dự đoán sẽ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng thâm dụng lao động như đồ chơi và hàng may mặc Tương tự, các nước phát triển sẽ xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng vốn và công nghệ hơn như dược phẩm, hóa chất, ô tô và máy móc điện tử (Schott, 2008)

Các nhân tố sản xuất có thể được phân loại gồm tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn vật chất và vốn con người Lao động và vốn vật chất là hai nhân tố sản xuất chính đã được đề cập đến từ kinh tế học cổ điển trong các tác phẩm của Adam Smith hay David Ricardo

Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, dầu thô, khí đốt tự nhiên và khoáng sản là những yếu tố cơ bản trong việc thúc đẩy tiến bộ công nghiệp Đồng thời, giả thuyết

“lời nguyền tài nguyên thiên nhiên” cho sự dồi dào tài nguyên thiên nhiên có liên hệ mật thiết đến mức độ tích lũy thấp vốn vật chất và vốn con người, và kéo theo đó là tăng trưởng năng suất thấp Nghiên cứu thực nghiệm của Sachs and Warner (2001) cho thấy sự dồi dào tài nguyên thiên nhiên có tác động bất lợi đến tăng trưởng kinh tế và khả năng nâng cấp về công nghệ trong dài hạn, mặc dù kết luận của Sachs & Warner không vững và phụ thuộc vào việc đo lường mức độ dồi dào tài nguyên và kỹ thuật ước lượng được sử dụng (Lederman and Maloney, 2012) Stijns (2005) cho rằng tài nguyên thiên nhiên có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua cả hai kênh tích cực và tiêu cực và “lời nguyền tài nguyên thiên nhiên” có thể đúng với cả sự dồi dào đất đai Nghiên cứu của Hausmann et al (2007) xác nhận tác động tiêu cực giữa diện tích đất của quốc gia đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu Tuy nhiên, nghiên cứu có hệ thống gần đây hơn của xác nhận rằng giàu tài nguyên không phải là một lời

17 nguyền, mà chính sự chuyên môn hóa quá mức vào khai thác tài nguyên đến mức lệ thuộc mới là điều các nước cần tránh

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh vào vai trò của vốn con người như là động lực kích thích tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Romer (1990) Vốn con người có thể được sáng tạo ra từ các nguồn trong nước hoặc tiếp cận, chuyển giao và thu nhận kiến thức quốc tế thông qua việc tham gia vào thương mại quốc tế và mở cửa với dòng vốn FDI Vốn con người và R&D đã được công nhận là hai yếu tố quan trọng góp phần tạo ra tri thức bản địa ((Lucas Jr, 1988, Romer, 1990) Khi một quốc gia tăng cường sự dồi dào về vốn con người và kỹ năng, sự tương đồng giữa xuất khẩu của quốc gia đó với các nước OECD tăng lên (Schott, 2008)

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các nhân tố sản xuất nền tảng với khả năng nâng cấp chất lượng xuất khẩu và tạo ra chuyển dịch cơ cấu kinh tế đôi khi không đơn giản như vậy Các quốc gia có thể có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (nói cách khác là công nghiệp hóa) và nâng cao chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu một cách nhanh chóng mà không cần cải thiện đáng kể trong các nhân tố sản xuất nền tảng Đông Á là ví dụ hàng đầu của chiến lược này Ở Trung Quốc, chất lượng quản trị nhà nước và vốn con người bị tụt hậu đáng kể so với năng lực sản xuất Việt Nam là một trường hợp tương tự, theo sau Trung Quốc với một độ trễ (Mc Millan et al., 2017) Điều này cũng giống như việc, các tác giả trên tiếp tục tranh luận, sẽ là đơn giản hơn nhiều nếu thực thi chính sách công nghệ hóa chủ động (active industrial policy) với việc hỗ trợ theo nhiều cách cho ngành công nghiệp non trẻ, hơn là thực thi chính sách công nghiệp một cách gián tiếp thông qua việc đầu tư cho vốn con người hay thể chế và hi vọng rằng một ngày nào đó những khoản đầu tư này sẽ tạo ra thành quả đủ sâu rộng để kích hoạt đầu tư vào công nghiệp

Ngược lại, cũng có thể đầu tư đáng kể vào các nhân tố sản xuất nền tảng mà không gặt hái được nhiều thành công về mặt chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như nâng cấp xuất chất lượng khẩu Kể từ đầu những năm 1990, các nước Mỹ Latinh đã có những cải thiện đáng kể về các nhân tố sản xuất nền tảng, cũng như chất lượng quản trị nhà nước, nhưng kết quả là chuyển dịch cơ cấu trong khu vực chỉ làm giảm tăng trưởng kinh tế Khu vực chế biến chế tạo và một số khu vực hiện đại khác đã đánh mất việc làm vào khu vực dịch vụ có năng suất thấp và các hoạt động không chính thức

18 khác (Mc Millan et al., 2017) Hệ quả là chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu những nước này không được cải thiện

1.2.2 Nhân tố từ nước ngoài

Nhập khẩu và FDI là hai kênh chính của chuyển giao công nghệ quốc tế Những yếu tố này cũng khuyến khích sự phát triển của công nghệ trong các ngành công nghiệp có liên quan trong nước thông qua các hiệu ứng liên kết dọc (Javorcik, 2004) Đóng góp của nhập khẩu và FDI vào tiến bộ công nghệ ở một quốc gia sẽ được thể hiện qua mức độ tinh vi/chất lượng của rổ hàng hóa xuất khẩu của nước sở tại, một cách trực tiếp thông qua các đầu vào sản xuất và máy móc trung gian tốt hơn và gián tiếp thông qua sự lan tỏa kiến thức

Hơn nữa, do sự phân chia công đoạn sản xuất của chuỗi giá trị toàn cầu và sự gia tăng trong hoạt động thuê ngoài, một số nước đang phát triển đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng công nghệ thông qua việc tham gia vào các hoạt động lắp ráp và chế biến Việc xuất khẩu như vậy không cho thấy rằng các quốc gia này có năng lực sản xuất các sản phẩm có tính chất phức tạp với hàm lượng công nghệ cao: thực tế là người lao động (được trả công rẻ mạt) ở các quốc gia đó chỉ đơn giản là lắp ráp các linh kiện công nghệ cao và sau đó doanh nghiệp, thường là các công ty đa quốc gia, sẽ xuất khẩu những sản phẩm hoàn chỉnh qua biên giới của nước sở tại Đó không phải là các quốc gia xuất khẩu, mà là các doanh nghiệp xuất khẩu

Do đó, hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia thông qua nhập khẩu hàng hóa trung gian, có liên quan chặt chẽ đến hoạt động của các công ty đa quốc gia và sự tham gia của một nước vào chuỗi giá trị toàn cầu

Kiểm định thực nghiệm tác động của hai nhân tố trên đưa ra kết quả không đồng nhất Một số nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương với độ lớn của ước lượng rất có ý nghĩa kinh tế giữa FDI và chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu cao hơn (Wang and Wei, 2010, Zhu and Fu, 2013); một số khác chỉ tìm thấy tương quan dương khá yếu đến mức hầu như không tồn tại một mối tương quan có ý nghĩa kinh tế nào (Lectard and Rougier, 2018); thậm chí tỏ ra nghi ngờ kênh truyền dẫn này (Mania and Rieber, 2019)

1.2.3 Các nhân tố chính sách và chất lượng thể chế

Chính sách của chính phủ có thể có tác động tích cực đến việc nâng cấp chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu

Các chính sách thương mại tích cực như hoàn thuế xuất khẩu có thể khuyến khích xuất khẩu và mở rộng sự đa dạng và phạm vi của các sản phẩm xuất khẩu Ngoài ra, thuế nhập khẩu có thể làm sai lệch cơ chế giá sản phẩm và dẫn đến sự chênh lệch giữa giá hàng hóa trên thị trường trong nước và giá trên thị trường thế giới, điều này có thể dẫn đến sự phân bổ không hiệu quả giữa nguồn lực quốc gia sở hữu và sản xuất thực của doanh nghiệp (Schott, 2008) Các chính sách của chính phủ khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao cũng có thể thúc đẩy sự thay đổi trong rổ hàng hóa xuất khẩu của một quốc gia

Cuối cùng chính sách tự do hóa thương mại có thể giúp nâng cao chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu Ví dụ, Fernandes and Paunov (2013) tập trung vào vai trò của sự gia tăng cạnh tranh nhập từ hàng khẩu đối với khả năng các doanh nghiệp ở Chile nâng cấp chất lượng sản phẩm Tác giả đã đưa ra bằng chứng cho thấy rằng cạnh tranh từ nhập khẩu dẫn đến sự nâng cấp chất lượng hàng hóa Quan trọng hơn, tự do hóa thương mại giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn đến các đầu vào trung gian công nghệ cao, một hiệu ứng đã được phân tích ở mục trước

Phương trình kinh tế

Phương trình kinh tế để ước lượng được tham khảo từ mô hình xây dựng bởi Zhu and Fu (2013) trên cơ sở mô hình của Hausmann et al (2007) Giả định nền kinh tế hai khu vực: khu vực truyền thống và khu vực hiện đại Khu vực truyền thống chỉ sản xuất hàng hóa đồng nhất duy nhất được sử dụng chủ yếu cho tiêu dùng trong nước còn khu vực hiện đại sản xuất nhiều loại sản phẩm Nhìn chung, khu vực hiện đại có trình độ công nghệ tương đối cao Mỗi quốc gia được giả định chỉ xuất khẩu những sản phẩm cạnh tranh nhất của mình trên thị trường thế giới

Hàm sản xuất được cho bởi phương trình sau:

Trong đó, L, K, và N lần lượt thể hiện lao động, vốn, và tài nguyên thiên nhiên Hàm sản xuất 2.1 được giả định thể hiện tính kinh tế không đổi theo quy mô, hay

Tham số A phản ánh trình độ công nghệ kết hợp các nhân tố sản xuất, và được giả định phân phối đồng đồi trong khoảng [0, 𝐴̂] trong đó 𝐴̂ được xác định bởi trình độ công nghệ và kiến thức của quốc gia 𝐴̂ được giả định là một hàm ở dạng tích số của kiến thức và công nghệ từ nguồn trong nước (D) và ngoài nước (F), năng lực thu được

23 lợi ích từ cả hai nguồn trên (I), và hằng số (B) Năng lực khai thác được lợi ích từ cả hai nguồn kiến thức và công nghệ được định hình bởi đặc điểm thể chế, xã hội, và văn hóa của từng quốc gia Kiến thức và công nghệ trong nước được tích lũy từ quá trình nghiên cứu triển khai (R&D) và giáo dục, trong khi đó kiến thức và công nghệ từ nước ngoài có được thông qua các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhập khẩu (hiệu ứng học hỏi từ nhập khẩu – learning by importing)

Tạm thời bỏ qua yếu tố thời gian, dạng hàm cơ bản cho 𝐴̂ có dạng như sau:

𝐴̂ = 𝐵𝐷 𝜆 𝐷 𝐹 𝜆 𝐹 𝐼 𝜆 𝐼 (2.2) Trong đó B tích hợp hiệu ứng của các nhân tố khác có khả năng tác động đến tham số 𝐴̂ 𝜆 𝑖 (i lần lượt là viết tắt của D, F và I) thể hiện độ co giãn của các yếu tố D,

F, và I với 𝐴̂ Tham số 𝐴̂ càng lớn, đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia càng cao: quốc gia đó có nhiều năng lực sản xuất hơn và sản xuất hàng hóa với năng suất cao hơn

Dựa trên nền tảng giả định của lý thuyết thử nghiệm chi phí (cost-discovery), không nhà đầu tư nào biết trước được sản phẩm mới sẽ có năng suất cao hay thấp và chỉ biết được rằng A tuân theo một phân phối đồng nhất trên khoảng [0, 𝐴̂] Tuy nhiên, một khi sản phẩm mới được phát triển, A được các doanh nghiệp biết đến Các doanh nghiệp khác có thể bắt chước và sản xuất sản phẩm đó mà không phải gánh chịu chi phí “khai phá” ra sản phẩm, song chỉ học hỏi được một phần năng suất của doanh nghiệp tiên phong ở tỷ lệ θ (0 < θ < 1) Giả định rằng tất cả các nhà đầu tư chỉ thực hiện một dự án Nhà đầu tư có hai lựa chọn, tiếp tục sản xuất sản phẩm riêng của mình, hoặc cạnh tranh với sản phẩm có năng suất cao nhất Lựa chọn được đưa ra bằng cách so sánh năng suất của sản phẩm của bản thân (A i ) với sản phẩm được bắt chước Nếu A i > θA max , nhà đầu tư sẽ chọn tiếp tục sản xuất sản phẩm của mình, ngược lại anh ta sẽ chọn bắt chước sản phẩm A max

Chuyển qua lợi nhuận kỳ vọng từ việc đầu tư vào khu vực hiện đại (sản phẩm mới), lợi nhuận kỳ vọng được xác định bởi năng suất của bản thân nhà đầu tư và năng suất cao nhất của tất cả các nhà đầu tư khác (nhờ khả năng học hỏi) Cụ thể hơn,

E(A max ) sẽ là một hàm đồng biến theo số lượng nhà đầu tư tham gia khai phá sản phẩm mới Gọi m là số lượng nhà đầu tư, giả định E(A max ) có dạng đơn giản như sau:

Ta có 𝐸(𝐴 𝑚𝑎𝑥 ) bằng 0 khi m = 0, và hội tụ về 𝐴̂ khi 𝑚 → ∞

Vì năng suất được giả định phân phối đồng nhất, xác suất nhà đầu tư i lựa chọn tiếp tục sản xuất sản phẩm của mình là:

Vì năng suất kỳ vọng của nhà đầu tư i tiếp tục dự án của mình là 1

𝜃𝐴 𝑚𝑎𝑥 ], lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư i là:

𝑚 + 1] (2.5) Với p là giá của sản phẩm

Tương tự, ta có thể tính được xác suất và lợi nhuận kỳ vọng trong trường hợp nhà đầu tư lựa chọn bắt chước sản phẩm A max

𝑚 + 1] (2.7) Nhóm lại các phương trình 2.4, 2.5, 2.6 và 2.7 ta có:

] (2.8) Như vậy, năng suất kỳ vọng của khu vực hiện đại sẽ là:

Thay phương trình 2.9 và 2.2 vào phương trình 2.1 ta có:

] 𝐷 𝜆 𝐷 𝐹 𝜆 𝐹 𝐼 𝜆 𝐼 𝐿 𝛼 𝐾 𝛽 𝑁 𝛾 (2.10) Trong điều kiện lợi tức không đổi theo quy mô, năng suất lao động kỳ vọng là:

Phương trình 2.11 ngụ ý rằng năng suất kỳ vọng của khu vực hiện đại phụ thuộc vào nguồn lực tương đối vốn và tài nguyên của quốc gia, công nghệ và kiến thức trong và ngoài nước cũng như khả năng thu lợi từ cả hai nguồn trên, và số lượng doanh nghiệp tham gia và quá trình khai phá và phát triển sản phẩm mới Giả định rằng khu

25 vực hiện đại là khu vực xuất khẩu của nền kinh tế, khi đó 𝐸(𝑌)/𝐿 xác định mức năng suất của rổ hàng hóa xuất khẩu của quốc gia, thể hiện bởi chỉ số EXPY.

Mô hình thực nghiệm

Từ phương trình lý thuyết 2.11, lấy log tự nhiên hai vế và sử dụng các biến số cụ thể đại diện cho các nhân tố của mô hình lý thuyết, ta có mô hình thực nghiệm ở dạng cơ bản như sau:

+ 𝑖 = 1, 2, … , 𝑁 tương ứng với N quốc gia trong mẫu; 𝑡 = 1, 2, … , 𝑇 tương ứng với T năm trong giai đoạn nghiên cứu;

+ 𝐿𝐸𝑋𝑃𝑌 𝑖𝑡 đo lường mức năng suất của rổ hàng hóa xuất khẩu, thể hiện bởi hàm lượng thu nhập của xuất khẩu với chỉ số EXPY, ở dạng log;

+ 𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 đo lường độ sâu của vốn, được tính bằng tỷ lệ vốn trên lao động, ở dạng log;

+ 𝐿𝑎𝑛𝑑𝑝 𝑖𝑡 : diện tích đất bình quân đầu người, đại diện cho tài nguyên của quốc gia;

+ 𝐻𝐶 𝑖𝑡 thể hiện vốn con người, được tính dựa trên số năm đi học trung bình và tỷ suất lợi tức từ giáo dục;

+ 𝑅𝐷 𝑖𝑡 : tỷ lệ chi nghiên cứu phát triển trên GDP; 𝐻𝐶 𝑖𝑡 và 𝑅𝐷 𝑖𝑡 phản ánh kiến thức và công nghệ trong nước;

+ 𝐹𝐷𝐼 𝑖𝑡 : trữ lượng vốn đầu tư nước ngoài vào quốc gia chia GDP thực;

+ 𝐼𝑚𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑖𝑡 : tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP; 𝐹𝐷𝐼 𝑖𝑡 và 𝐼𝑚𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑖𝑡 phản ánh kiến thức và công nghệ từ nước ngoài;

Từ mô hình lý thuyết, tất cả các biến số trên đều được kỳ vọng có tương quan dương với biến phụ thuộc 𝐿𝐸𝑋𝑃𝑌 𝑖𝑡 Ngoài ra, trong điều kiện sử dụng dữ liệu bảng, nhóm đưa thêm ảnh hưởng riêng của từng năm và từng quốc gia

+ 𝑢 𝑡 : ảnh hưởng riêng theo thời gian;

+ 𝑣 𝑖 : ảnh hưởng riêng của từng quốc gia, ghi nhận ảnh hưởng của những khác biệt không quan sát được không thay đổi theo thời gian cho từng nước Khác với

26 nghiên cứu của Zhu & Fu (2013), 𝑣 𝑖 được giả định một cách hợp lý hơn cho các nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô là có tương quan với những biến giải thích Khi đó chúng ta có mô hình với ảnh hưởng cố định (Fixed Effects - FE) thay vì mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects - RE) như của hai tác giả trên Kiểm định Hausman (kết quả không báo cáo) xác nhận sự phù hợp của mô hình FE

+ 𝜀 𝑖𝑡 : sai số, thường được giả định có phân phối độc lập và tương tự nhau

𝜀 𝑖𝑡 ~ i.i.d.(0, 𝜎 𝜀 2 ) Để đơn giản, sai số được giả định có phương sai không đổi và không có tự tương quan giữa các quốc gia

2.2.2 Mô hình mở rộng với biến tương tác

Với mô hình như ở phương trình 2.12, tương quan giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc (𝐿𝐸𝑋𝑃𝑌 𝑖𝑡 ) được giả định là giống nhau cho tất cả các quốc gia Giả định này trở nên không hợp lý trước thực tế rằng các quốc gia ở trình độ phát triển khác nhau có thể sẽ khai thác nguồn lực của mình không giống nhau Do đó, từ mô hình cơ sở với ảnh hưởng cố định theo quốc gia và năm ở phương trình 3.12, nhóm mở rộng mô hình ước lượng với biến tương tác giữa các biến giải thích chính 𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 , 𝐿𝑎𝑛𝑑𝑝 𝑖𝑡 , 𝐻𝐶 𝑖𝑡 , 𝑅𝐷 𝑖𝑡 , 𝐹𝐷𝐼 𝑖𝑡 với trình độ phát triển của quốc gia Các quốc gia được sắp xếp theo trình độ phát triển phân loại bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank) theo mức thu nhập bình quân đầu người thành 4 nhóm: các nước thu nhập thấp, các nước thu nhập trung bình-thấp, các nước thu nhập trung bình-cao, và các nước thu nhập cao (dựa trên thu nhập bình quân đầu người năm 2017)

Ví dụ với biến số đầu tiên 𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 , nhóm tạo ra các biến tương tác 𝑐𝑙𝑟2 𝑖𝑡 𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 ∗ 𝐼𝐿2, 𝑐𝑙𝑟3 𝑖𝑡 = 𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 ∗ 𝐼𝐿3, 𝑐𝑙𝑟4 𝑖𝑡 = 𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 ∗ 𝐼𝐿4, trong đó 𝐼𝐿2, 𝐼𝐿3, 𝐼𝐿4 lần lượt là biến giả cho các nước có mức thu nhập (Income Level) trung bình-thấp, trung bình-cao, và cao Với cách làm này, tác động của độ sâu của vốn (𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 ) đến

EXPY sẽ có sự khác biệt giữa 3 nhóm quốc gia trên với nhóm so sánh là các nước thu nhập thấp Cách làm tương tự được tiến hành với các biến 𝐿𝑎𝑛𝑑𝑝 𝑖𝑡 , 𝐻𝐶 𝑖𝑡 , 𝑅𝐷 𝑖𝑡 , 𝐹𝐷𝐼 𝑖𝑡 Đầu tiên, các nhóm biến tương tác cho từng biến giải thích được lần lượt đưa vào mô hình 2.12 Ví dụ phương trình ước lượng với nhóm biến tương tác của 𝐿𝑛𝑐𝑙𝑟 𝑖𝑡 sẽ có dạng như sau:

Sau đó, tất cả các nhóm biến tương tác được đưa vào phương trình đồng thời nhằm ghi nhận sự khác biệt trong tác động của các biến giải thích đến biến phụ thuộc giữa các nhóm quốc gia

2.2.3 Mô hình mở rộng với biến thể chế

Chất lượng thể chế có tác động tích cực đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu (Zhu and Fu, 2013, Weldemicael, 2012) Dẫu vậy, trong các phân tích thực nghiệm, tác động của chất lượng thể chế ít khi được xác nhận Zhu and Fu (2013) chỉ tìm thấy tương quan dương có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% của sự ổn định chính trị (political stability) và pháp trị (rule of law) trong một vài chỉ định mô hình đơn lẻ Weldemicael (2012) cũng không tìm thấy tương quan dương có ý nghĩa thống kê cho tự do kinh tế (economic freedom) và sự bảo đảm quyền sở hữu (security of property rights) với chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu tính chung Tương quan này chỉ trở nên rõ ràng khi thu hẹp phạm vi tính toán cho riêng các ngành chế biến chế tạo Tương tự, mức độ dân chủ (democracy) chỉ có tương quan dương với chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu cho nhóm các nước có thu nhập trung bình-cao và thu nhập cao (Lectard and Rougier, 2018)

Như đã đề cập, thể chế bao hàm một phạm vi rất rộng các quy tắc, quy định, hợp đồng và quy trình xác định và thực thi các luật chơi cần thiết cho sự vận hành hiệu quả của thị trường Nhằm đánh giá tác động của thể chế đến chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu, nhóm tập trung vào yếu tố chất lượng quản trị nhà nước (governance) thể hiện ở năm khía cạnh:

(i) Sự ổn định chính trị, không có bạo lực/khủng bố ( political stability )

(ii) Hiệu quả của chính phủ ( government effectiveness ): phản ánh chất lượng dịch vụ công và mức độ độc lập trước những áp lực chính trị, chất lượng xây dựng và thực thi chính sách, và độ tin cậy trong cam kết của chính phủ đối với các chính sách đó

(iii) Chất lượng điều hành ( regulatory quality ): phản ánh khả năng của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách và quy định hợp lý cho phép thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân

(iv) Kiểm soát tham nhũng ( control of corruption ): phản ánh mức độ mà quyền lực công được thực thi vì lợi ích cá nhân, bao gồm các hình thức tham nhũng nhỏ (tham nhũng vặt) và lớn, cũng như mức độ kiểm soát nhà nước của giới tinh hoa và lợi ích cá nhân/nhóm

(v) Pháp trị ( rule of law ): phản ánh mức độ mà các tác nhân trong xã hội tin tưởng và tuân thủ các quy định/quy tắc của nhà nước, đặc biệt là chất lượng thực thi hợp đồng, quyền tài sản, cảnh sát và tòa án, cũng như mức độ phổ biến của tội phạm và bạo lực

Các biến số phản ánh chất lượng thể chế được đưa lần lượt vào phương trình 2.12 cũng như phương trình 2.12 mở rộng với biến tương tác những biến giải thích như ở mục 2.2.2 Việc đưa lần lượt các biến vào phương trình nhằm tránh gây ra đa cộng tuyến không cần thiết khi các biến số này có tương quan dương rất cao với nhau (Bảng 2.1) Nhóm cũng kiểm định tác động của chất lượng thể chế riêng rẽ đối với những nước có chất lượng thể chế thấp (dưới mức trung vị) và những nước có chất lượng thể chế cao (trên mức trung vị)

Bảng 2.1 Tương quan giữa các biến số chất lượng thể chế political government regulatory corruption law political 1 government 0.7402 1 regulatory 0.7421 0.9323 1 corruption 0.7613 0.9427 0.8992 1 law 0.7756 0.9565 0.9381 0.9603 1

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu Worldwide Governance Indicators

Phương pháp ước lượng

Với mô hình thực nghiệm cơ sở cần kiểm định như phương trình 2.12, nhóm ngầm định tiến hành hồi quy dữ liệu bảng với mô hình ảnh hưởng cố định theo năm và đối tượng (trong trường hợp cụ thể này là các quốc gia)

So với hồi quy trên dữ liệu chéo như được tiến hành trong nghiên cứu gốc của Hausmann et al (2007), việc sử dụng dữ liệu bảng đem lại nhiều lợi ích Dữ liệu bảng cho phép phân tích hai nguồn biến thiên khác nhau: trước hết là sự biến thiên liên thời gian, hay sự biến thiên của các biến số đang được xem xét theo thời gian cho cùng một đối tượng (biến thiên trong cùng đối tượng); và sau đó là sự biến thiên của các biến số

29 đang được xem xét giữa các đối tượng tại cùng một thời điểm nhất định (biến thiên giữa các đối tượng) Việc sử dụng các quan sát lặp đi lặp lại theo thời gian cũng làm suy yếu ảnh hưởng của sai số đo lường trong các biến Ngoài ra, việc có nhiều bậc tự do hơn với dữ liệu bảng giúp cho việc suy diễn thống kê cho các tham số có độ chính xác cao hơn Vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến giải thích cũng được giảm thiểu với dữ liệu bảng

Việc chỉ định mô hình với ảnh hưởng riêng theo thời gian và quốc gia giúp kiểm soát cho những khác biệt không quan sát được không thay đổi theo thời gian giữa các quốc gia, nhờ đó làm giảm nguy cơ ước lượng bị chệch do bỏ sót biến So với mô hình với ảnh hưởng ngẫu nhiên (RE), giả định về sự tương quan giữa ảnh hưởng riêng của từng quốc gia với các biến giải thích sẽ là phù hợp hơn trong nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô

Phương trình 2.12 có thể được ước lượng một cách nhất quán với 3 phương pháp ước lượng khá tương đồng nhau: (1) phương pháp bình phương nhỏ nhất với biến giả (Least square dummy variable – LSDV), (2) phương pháp ước lượng bên trong từng nhóm (within-groups estimator); và (3) phương pháp ước lượng sai phân bậc nhất (first-difference estimator) Trong 3 phương pháp ước lượng trên, phương pháp ước lượng bên trong từng nhóm có lợi thế khi (i) tận dụng được tất cả các quan sát sẵn có (nếu T > 2) mà không mất một năm quan sát như cách lấy sai phân bậc nhất, (ii) không mất quá nhiều bậc tự do khi phải tạo ra hệ thống biến giả cho các đối tượng như LSDV Nhờ vậy, so với hai phương pháp ước lượng thứ nhất (LSDV) và thứ ba (first- difference), within-groups sẽ cho ra ước lượng hiệu quả hơn Để đơn giản, within-groups được minh họa với mô hình đơn giản một biến giải thích và tạm thời bỏ qua ảnh hưởng riêng theo thời gian như sau:

𝑦 𝑖𝑡 = 𝛽 0 + 𝛽𝑥 𝑖𝑡 + 𝑣 𝑖 + 𝜀 𝑖𝑡 (2.14) Với giả định của mô hình ảnh hưởng cố định 𝐸[𝑥 𝑖𝑡 𝑣 𝑖 ] ≠ 0 và 𝐸[𝑥 𝑖𝑡 𝜀 𝑖𝑡 ] = 0 Trước tiên lấy trung bình theo thời gian cho từng đối tượng (quốc gia) như sau:

Biến đổi phương trình 2.14 bằng cách trừ đi phương trình 2.15 ta có:

𝑦̃ 𝑖𝑡 = 𝛽𝑥̃ 𝑖𝑡 + 𝜀̃ 𝑖𝑡 (3.16) Khi đó, phương trình đã được biến đổi 2.16 sẽ được ước lượng với phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (Ordinary Least Square – OLS) Điểm mạnh của mô hình ảnh hưởng cố định là giúp kiểm soát cho những khác biệt không quan sát được không thay đổi theo thời gian giữa các quốc gia, song không kiểm soát được cho những khác biệt không quan sát được có thay đổi theo thời gian, thứ có khả năng vẫn tồn tại Trong trường hợp trên, các ước lượng vẫn sẽ bị chệch Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng với biến công cụ (Instrumental Variables) hoặc phương pháp moment tổng quát (Generalized Method of Moments – GMM) nhằm làm giảm bớt ảnh hưởng của vấn đề nội sinh Song trong trường hợp cụ thể của bài nghiên cứu này khi một số lượng lớn biến tương tác được sử dụng, GMM có thể sẽ không phù hợp khi số lượng các biến công cụ sẽ gia tăng rất mạnh và gây ra tình trạng quá định dạng Do đó, nghiên cứu này chỉ sử dụng phương pháp ước lượng within-groups.

Mẫu nghiên cứu và nguồn dữ liệu

Để tính toán chỉ số EXPY cho từng nước, trước hết nhóm tính toán chỉ số PRODY theo từng sản phẩm k theo công thức:

Trong đó 𝑥 𝑗𝑘 là giá trị xuất khẩu sản phẩm k của quốc gia j, 𝑋 𝑗 và 𝑌 𝑗 lần lượt là tổng xuất khẩu và GDP của nước j

Dữ liệu thương mại chi tiết ở cấp độ sản phẩm được lấy từ cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hiệp Quốc (UN COMTRADE) cho hơn 5000 sản phẩm phân chia theo

Hệ thống Hài hòa (Harmonized System) chi tiết ở cấp độ 6 chữ số (6-digit level) cho giai đoạn 2008-2017 Số lượng quốc gia báo cáo dữ liệu thương mại không cố định mà thay đổi lớn giữa các năm, từ 143 đến 166 nước Để chỉ số PRODY có thể được tính toán một cách nhất quán trên một mẫu các quốc gia cố định theo gợi ý của Hausmann, Hwang, and Rodrik (2007), nhóm quyết định sử dụng mẫu gồm 114 quốc gia có đầy đủ dữ liệu thương mại nhất trong giai đoạn nghiên cứu trên

Thành phần thứ hai của chỉ số PRODY là GDP thực điều chỉnh theo phương pháp ngang giá sức mua (PPP-adjusted GDP) và giá so sánh quốc tế US$ năm 2001 được lấy từ bộ dữ liệu Penn World Table Để đảm bảo sự đầy đủ của dữ liệu, mẫu tính toán được cắt giảm từ 114 xuống 109 Nhóm cũng loại bỏ Sudan, Cook Island, Mayotte, Netherland Antilles và other Asia, nes (Đài Loan) khỏi mẫu nghiên cứu Trong trường hợp Sudan, dữ liệu thương mại không được nhất quán theo thời gian Trong năm 2011, Sudan được tách thành hai nước: Cộng hòa Nam Sudan và Cộng hòa Sudan Các trường hợp khác bị loại dữ liệu cho GDP thực trong giai đoạn 2008-2017

Từ chỉ số PRODY cho từng sản phẩm, chỉ số EXPY được tính toán cho từng quốc gia bằng cách lấy trung bình PRODY của tất cả các sản phẩm k, lấy trọng số theo tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm k trong xuất khẩu của nước j:

Bảng 2.2 báo cáo số lượng quốc gia được tính chỉ số EXPY theo từng năm Cho phân tích định lượng, mẫu nghiên cứu được thu hẹp hơn nữa Một tồn tại cơ bản với các nước đang phát triển là thiếu dữ liệu Một số nước thiếu dữ liệu ở một vài biến số nhất định cho vài quan sát, một số nước khác hoàn toàn thiếu dữ liệu cho cả giai đoạn nghiên cứu Điều này hạn chế rất lớn quy mô của mẫu nghiên cứu cho phân tích định lượng Vì vậy để có thể bao quát nhiều quốc gia nhất có thể, những nước thiếu ít dữ liệu (đơn lẻ và không hệ thống) vẫn được đưa vào mẫu nghiên cứu Cuối cùng nhóm có dữ liệu bảng cho 88 quốc gia phát triển và đang phát triển từ khắp các khu vực địa lý trên thế giới

Ngoài ra, một số quốc gia cho thấy mẫu hình vận động khá riêng biệt với phần còn lại của mẫu nghiên cứu (88 nước), đặc biệt là các nước xuất khẩu dầu mỏ và Luxemburg Do đó, để đảm bảo độ vững của các ước lượng, nhóm tiến hành tất cả các

32 ước lượng trên mẫu rút gọn lần hai với việc loại bỏ các nước trên Danh sách các nước trong mẫu nghiên cứu được trình bày trong bảng A1 phần Phụ lục

Bảng 2.2 Cỡ mẫu với chỉ số EXPY theo từng năm

Năm Số lượng quốc gia được báo cáo

Nguồn: tính toán của nhóm

Trong mục này, các biến số được lấy từ nhiều nguồn khác nhau Để tính độ sâu của vốn (capital – labor ratio, clr), nhóm chia tích lũy vốn

(capital formation – US$) hàng năm cho lực lượng lao động (labour force – triệu người) Tương tự, diện tích đất bình quân đầu người (𝐿𝑎𝑛𝑑𝑝 𝑖𝑡 ) được tính bằng cách lấy diện tích mặt đất của quốc gia chia dân số (km 2 ) Dữ liệu cho các biến tích lũy vốn, lực lượng lao động, diện tích mặt đất, tỷ lệ chi nghiên cứu phát triển (𝑅𝐷 𝑖𝑡 ), vốn con người (được tính dựa trên số năm đi học trung bình và tỷ suất lợi tức từ giáo dục) lấy từ ngân hàng dữ liệu World Development Indicators của Ngân hàng Thế giới Bộ dữ liệu của Lee and Lee (2016) và Barro and Lee (2013) báo cáo số năm đi học trung bình (average year of schooling) với dữ liệu đầy đủ hơn vốn con người (human capital) của WDI, song chỉ tiêu này chỉ phản ánh được một phần nội hàm về vốn con người, do đó nhóm quyết định vẫn sử dụng dữ liệu về vốn con người của WDI

Tỷ lệ trữ lượng vốn đầu tư nước ngoài được tính bằng cách lấy trữ lượng vốn đầu tư nước ngoài từ bộ dữ liệu của UNCTAD chia GDP thực Cách làm tương tự được tiến hành cho tỷ lệ nhập khẩu trên GDP Các biến dân số, kim ngạch nhập khẩu được lấy từ bảng dữ liệu Penn World Table phiên bản 9.1

Các biến số về chất lượng quản trị nhà nước (political stability, government effectiveness, regulatory quality, controls of coruption, rule of law) mô tả ở mục 2.2.3 được lấy từ bộ dữ liệu Worldwide Governance Indicators (WGI) của Ngân hàng Thế

33 giới Chất lượng quản trị nhà nước được Ngân hàng Thế giới khảo sát trên cơ sở hàng năm cho từng quốc gia, mỗi biến số nhận giá trị từ -2.5 đến 2.5 theo mức độ tốt dần của chất lượng quản trị nhà nước Mô tả chi tiết về ký hiệu, đo lường, và nguồn dữ liệu được trình bày trong bảng A2 phần Phụ lục

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Bảng 3.1 báo cáo thống kê mô tả cơ bản cho chỉ số PRODY trung bình cho

5216 sản phẩm ở cấp độ 6 chữ số HS (điều chỉnh theo ngang giá sức mua) Có thể thấy tồn tại sự khác biệt rất lớn giữa các sản phẩm

Bảng 3.1 Thống kê mô tả cho PRODY

Số quan sát Mean Std.Dev Min Max

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu UN Comtrade

Bảng 3.2 liệt kê năm sản phẩm có chỉ số PRODY cao nhất và năm sản phẩm có chỉ số PRODY thấp nhất Không ngoài kỳ vọng, những sản phẩm có PRODY thấp nhất đều là những sản phẩm thô có năng suất và hàm lượng công nghệ thấp

Bảng 3.2 Sản phẩm với PRODY thấp nhất và cao nhất

Mã HS Mô tả PPODY trung bình,

Thấp nhất 440349 Gỗ, nhiệt đới; (như được quy định trong phân nhóm 1, chương

44, thuế hải quan), n.e.s trong mục số 4403.41, thô, có hoặc không tước vỏ cây hoặc nhựa cây, không được xử lý 1,591

460199 Vật liệu được tết; sản phẩm từ nguyên liệu phi thực vật n.e.s trong nhóm 4601 1,661

710221 Kim cương; công nghiệp, chưa chế tác 1,803

670419 Râu giả, lông mày và lông mi, tóc giả và những thứ tương tự 2,146

Cao nhất 721061 Sắt hoặc thép không hợp kim; cán phẳng, chiều rộng 600mm trở lên, được mạ hoặc tráng bằng hợp kim kẽm 66,440

721069 Sắt hoặc thép không hợp kim; cán phẳng, chiều rộng từ

600mm trở lên, được mạ hoặc tráng bằng nhôm, trừ khi được mạ hoặc tráng bằng hợp kim kẽm nhôm 79,593

721633 Sắt hoặc thép không hợp kim; cán nóng, có chiều cao từ

590290 Vải dệt; tyrecord của sợi viscose độ bền cao 85,710

730110 Sắt hoặc thép; dùng cho đóng cọc, có hoặc không khoan, đục lỗ hoặc làm từ các yếu tố lắp ráp 86,182

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu UN Comtrade và WDI

Ví dụ: mã sản phẩm 440349, “gỗ nhiệt đới…” có giá trị chỉ số PRODY thuộc nhóm nhỏ nhất Lý do tại sao sản phẩm này có mức độ phức tạp rất thấp là vì một phần lớn xuất khẩu sản phẩm này đến từ Cộng hòa Trung Phi Năm 2008, đây là một trong những quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp nhất trên thế giới Tương tự, mã sản phẩm 460199, “vật liệu được tết…”, chiếm một phần tương đối quan trọng trong xuất khẩu của Togo, GDP bình quân đầu người của nước này chỉ khoảng 1000 US$ trong năm 2008 Ở chiều ngược lại, mã sản phẩm 730110 “sắt hoặc thép…” có giá trị PRODY cao nhất Điều này là do Luxembourg, một trong 5 quốc gia có thu nhập cao nhất thế giới, chiếm một phần rất lớn giá trị xuất khẩu về sản phẩm này

Bảng 3.3 cung cấp một số thống kê mô tả về EXPY được điều chỉnh theo GDP- PPP

Bảng 3.3 Thống kê mô tả cho EXPY

Năm Cỡ mẫu Trung bình Độ lệch chuẩn Min Max

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu UN Comtrade và WDI

Có thể thấy rằng EXPY trung bình trong mẫu có xu hướng tăng nhẹ theo thời gian Xu hướng này trái ngược với kết quả nghiên cứu của Hausmann et al (2007) cho giai đoạn 1992-2003 Có hai nguyên nhân chính lý giải xu hướng trên Đầu tiên, trong nghiên cứu của nhóm, EXPY trong một năm cụ thể được tính bằng cách sử dụng chỉ số

PRODY trong năm đó trong khi Hausmann et al (2007) sử dụng PRODY trung bình trong một số năm cố định để tính toán EXPY cho toàn bộ mẫu của họ Thứ hai, số lượng quốc gia trong mẫu của nhóm không thay đổi quá nhiều theo thời gian, từ 143 đến 166 quốc gia, so với 48 đến 122 quốc gia trong Hausmann et al (2007) Trong nghiên cứu của các tác giả trên, nhiều quốc gia có mức thu nhập thấp được đưa vào

36 mẫu nghiên cứu trong giai đoạn sau nhờ sự sẵn có hơn về số liệu, do đó làm giảm chỉ số EXPY trung bình

Hình 3.1 Chỉ số EXPY trung bình qua các năm

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu UN Comtrade và WDI

Làm rõ hơn phân phối của EXPY cho từng năm, hình 3.1 cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia về chỉ số EXPY, dao động từ vài ngàn đến hàng chục ngàn US$

Hình 3.2 Tương quan giữa EXPY và GDP bình quân đầu người (PPP) năm 2017

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu UN Comtrade và WDI

37 Điều này có thể được giải thích từ cách xây dựng PRODY và EXPY và thực tế rằng những nước thu nhập thấp có xu hướng sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu bởi những nước có thu nhập thấp khác, và ngược lại, những nước thu nhập cao có xu hướng sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu bởi những nước có thu nhập cao khác Tương quan dương rất mạnh giữa EXPY (ở dạng log) và GDP bình quân đầu người (ở dạng log) ủng hộ nhận định trên (Hình 3.2)

Trong hình 3.1, lưu ý rằng có một số quan sát bất thường trong mẫu nghiên cứu Các quốc gia được thể hiện bởi các điểm có giá trị EXPY nhỏ hơn hoặc lớn hơn

1.5 lần độ trải giữa so với phân vị 25 và 75 thường xuyên lần lượt là Cộng hòa Trung Phi, Qatar và Luxembourg Bảng 4.4 báo cáo năm quốc gia có EXPY trung bình nhỏ nhất và lớn nhất từ mẫu nghiên cứu Nhóm chọn hiển thị giá trị trung bình của EXPY vì số lượng quốc gia chỉ thay đổi một chút theo thời gian Không có gì đáng ngạc nhiên, ba quốc gia được coi là quan sát bất thường trong mẫu đều xuất hiện trong Bảng 3.4 Và cũng không có gì quá ngạc nhiên, các quốc gia có EXPY nhỏ nhất cũng đều là những nước nghèo nhất, trong những nước có EXPY cao nhất cũng thường là những quốc gia có thu nhập cao

Bảng 3.4 Quốc gia với EXPY nhỏ nhất và lớn nhất

Nhỏ nhất Cộng hòa Trung Phi 4,604

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu UN Comtrade và WDI

Ngoài ra, có thể thấy, giá trị EXPY cho từng quốc gia được giải thích bằng những gì các nước xuất khẩu Cộng hòa Trung Phi có EXPY thấp nhất vì có xu hướng xuất khẩu những sản phẩm có mức độ phức tạp thấp như 440729 (Gỗ, nhiệt đới),

520100 (Bông; không được chải hoặc chải kỹ) Nhóm sử dụng logic tương tự để giải

38 thích cho các quốc gia có giá trị EXPY cao Luxembourg không chuyên môn hóa vào bất kỳ hàng hóa cụ thể nào trong rổ hàng hóa xuất khẩu của mình mà có xu hướng đa dạng hóa danh mục xuất khẩu của mình trên rất nhiều các mặt hàng có hàm lượng năng suất/mức độ phức tạp cao

3.1.3 Tương quan giữa EXPY và các biến giải thích

Hình 3.3 báo cáo đồ thị phân tán giản đơn (chưa loại trừ ảnh hưởng của các yếu tố khác) của biến phụ thuộc EXPY (ở dạng log) và các biến giải thích chính Có hai điểm lưu ý nổi bật

Hình 3.3 Tương quan giữa EXPY và các biến giải thích

Nguồn: tính toán của nhóm từ dữ liệu UN Comtrade và WDI

Thứ nhất, một số quốc gia thực sự nằm ngoài mẫu hình vận động chung của mẫu nghiên cứu, điển hình là Qatar và Luxemburg Các quan sát bất thường này có xu hướng gây nhiễu khá lớn và bẻ cong đường làm mượt Lowess (Locally weighted scatterplot smoothing) về phía mình Điều này cho thấy sự cần thiết phải kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến EXPY một cách riêng rẽ cho mẫu quốc gia loại trừ các nước trên

Thứ hai, các biến độ sâu của vốn (Lnclr), diện tích đất bình quân (Land), tỷ lệ trữ lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (FDI) và tỷ lệ nhập khẩu trên GDP (Import) dường như không có tương quan, hoặc tương quan dương khá nhỏ với mức độ EXPY Land thậm chí tương quan âm với biến phụ thuộc EXPY cho các nước có thu nhập trung bình-cao và cao Ngược lại, hai biến vốn con người (HC) và chi nghiên cứu phát triển (RD) thể hiện tương quan thuận chiều khá rõ với đường Lowess dốc lên Với đồ thị phân tán không điều kiện (unconditional) như trên, mối quan hệ tương tác của các biến giải thích với mức thu nhập cũng khó có thể quan sát, trừ trường hợp với

RD Chi nghiên cứu phát triển dường như có tương quan mạnh với EXPY cho những nước ở mức thu nhập thấp và trung bình-thấp, song không có tương quan với EXPY ở mức thu nhập cao hơn

Chuyển sang nhóm các biến đo lường chất lượng quản trị nhà nước (hình 3.4)

Xu hướng rõ nét đầu tiên có thể quan sát được là tương quan dương khá chặt giữa tất cả các biến số chất lượng quản trị nhà nước với chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu thể hiện bởi chỉ số EXPY Đường Lowess có xu hướng dốc lên cho cả 5 biến số được sử dụng, xác nhận một phần dự đoán rằng chất lượng thể chế có tác động tích cực đến khả năng nâng cấp chất lượng rổ hàng hóa xuất khẩu

Kết quả ước lượng

Mục này báo cáo những kết quả ước lượng được cho mô hình với ảnh hưởng cố định theo năm và quốc gia ở phương trình 2.12 sử dụng phương pháp ước lượng within-groups (OLS cho phương trình đã biến đổi) Kết quả ước lượng cho mô hình cơ sở, mô hình mở rộng với biến tương tác, và mô hình mở rộng với biến số chất lượng thể chế sẽ lần lượt được báo cáo Mẫu nghiên cứu ban đầu bao gồm 88 quốc gia trong

10 năm từ 2008 đến 2017 Để kiểm tra độ vững của các ước lượng, tất cả các ước lượng được tiến hành trên mẫu rút gọn gồm 77 quốc gia (loại trừ các nước xuất khẩu dầu mỏ và Luxemburg)

Bảng 3.5 Kết quả ước lượng mô hình cơ sở (mẫu đầy đủ)

Biến phụ thuộc lnexpy_ppp lnexpy_ppp lnexpy_ppp lnexpy_ppp lnexpy_ppp lnexpy_ppp

Year effect Yes Yes Yes Yes Yes Yes

Country effect Yes Yes Yes Yes Yes Yes

Bảng dữ liệu không báo cáo ước lượng cho ảnh hưởng thời gian

Sai số chuẩn hiệu chỉnh trong ngoặc đơn, *** p

Ngày đăng: 08/11/2024, 13:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w