Với mục tiêu nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tác giả đã mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện Kiểm soát nội bộ hoạt đ
Trang 1
TRẦN ANH QUÂN
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Đà Nẵng, Năm 2019
Trang 2
TRẦN ANH QUÂN
HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đường Nguyễn Hưng
Đà Nẵng, Năm 2019
Trang 4MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Bố cục của đề tài 2
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 6
1.1.1 Tổng quan về thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 6
1.1.2 Các loại thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 8
1.1.3 Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 8
1.1.4 Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế và thời hạn nộp thuế XNK 10
1.2 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC TỔ CHỨC 11
1.2.1 Khuôn khổ Kiểm soát nội bộ SAS 55 13
1.2.2 Khuôn khổ Kiểm soát nội bộ COSO 15
1.2.3 Khuôn khổ Kiểm soát nội bộ INTOSAI 17
1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 25
1.3.1 Quy trình hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 25
Trang 51.3.3 Kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu 33
1.3.4 Hệ thống thông tin phục vụ cho kiểm soát hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 44
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN QUẢNG NGÃI 45
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN QUẢNG NGÃI 45
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Cục hải quan Quảng Ngãi 45
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi 47
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi 48
2.2 KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI 52
2.2.1 Trình tự hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 52
2.2.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi 53
2.3 ĐÁNH GIÁ SỰ HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 70
2.3.1 Phương pháp đánh giá tính hữu hiệu của Kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 70
2.3.2 Kết quả đánh giá sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 94
Trang 6HÓA XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH
QUẢNG NGÃI 96
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI 96
3.1.1 Định hướng phát triển của ngành Hải quan Việt Nam 96
3.1.2 Mục tiêu của Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi 98
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HỮU HIỆU CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NGÃI 98
3.2.1 Giải pháp về hoàn thiện quản lý rủi ro 98
3.2.2 Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ ở khâu thủ tục thông quan 101
3.2.3 Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ khâu kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế 106
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin 109
3.2.5 Các giải pháp khác 111
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 114
KẾT LUẬN 116 PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7COSO The Commitee of Sponsoring Organizations of the
KTTTT Kế toán thuế tập trung
KTSTQ Kiểm tra sau thông quan
KSNB Kiểm soát nội bộ
VNACCS/VCIS Hệ thống thông quan hàng hóa tự động và Cơ chế
một cửa quốc gia
XNK Xuất nhập khẩu
XNC Xuất nhập cảnh
Trang 8Số hiệu
2.1 Số lượng và trình độ CBCC tại Cục HQ tỉnh Quảng
2.2 Lực lượng công chức thực hiện kiểm soát hoạt động
thu thuế hàng hóa XNK tại Cục HQ tỉnh Quảng Ngãi 51
2.3 Số lượng các tiêu chí áp dụng trong giai đoạn
2.4 Tình hình phân luồng tờ khai giai đoạn 2015-2017 72
2.5 Kết quả khảo sát rủi ro trong hoạt động thu thuế hàng
2.6 Tình hình thu nộp ngân sách nhà nước giai đoạn
Trang 92.13 Tình hình các hành vi vi phạm trong kiểm tra sau
2.14 Kết quả khảo sát các thủ tục kiểm soát KTSTQ, thanh
2.15 Kết quả khảo sát thông tin phục vụ cho hoạt động hải
Trang 10Số hiệu
1.1 Quy trình kê khai và nộp thuế XNK 26
1.2 Các bước kiểm soát hoạt động thu thuế khâu trong
1.5 Mô hình tổng quan về Hệ thống xử lý dữ liệu
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi 48
2.2 Trình tự thủ tục hoạt động thu thuế hàng hóa xuất
2.4 Sơ đồ kiểm soát hoạt động thu thuế (Nguồn: tác giả) 59
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hải quan là cơ quan thực hiện nhiệm vụ Quản lý Nhà nước về hải quan Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa XK, NK; thống kê hàng hóa XK, NK Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trong những năm vừa qua, việc mở rộng triển khai thủ tục hải quan điện tử cùng với việc ứng dụng hệ thống VNACCS/ VCIS đã có ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ Hải quan Bên cạnh mặt tích cực là thủ tục hải quan được giải quyết thuận lợi nhanh chóng thì cũng có những rủi ro tiềm ẩn về khách quan, chủ quan dẫn đến khả năng thất thu ngân sách qua thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việc nghiên cứu một cách khoa học về kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vẫn chưa được quan tâm đúng mức Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về các biện pháp quản lý thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu (ngân sách nhà nước) Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một công trình khoa học nghiên cứu, chuyên sâu về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động này tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi Với mục tiêu nhận diện các rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tác giả đã mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài
“Hoàn thiện Kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi”
Trang 122 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi
Đây là vấn đề lý luận hoàn toàn mới mẻ mà ngành Hải quan đang hết sức quan tâm
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Phạm vi nghiên cứu: thực trạng Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi
- Về không gian nghiên cứu: tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi
- Thời gian nghiên cứu: trong 3 năm từ 2015 đến 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp:
- Phân tích tổng hợp; thống kê kết quả ghi nhận tại các khâu kiểm soát hoạt động thu thuế
-Khảo sát; phỏng vấn và lấy ý kiến cán bộ công chức tại các bộ phận liên quan trong quy trình thủ tục hải quan
Trang 13hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi
- Chương 3 Các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu Kiểm soát nội
bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, ngành HQ đang nỗ lực thực hiện cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục HQ theo tinh thần Chiến lược
phát triển Hải quan đến năm 2020 là: Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại,
có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lí dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lí rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á Đồng thời,
Thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2014 về tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động XNK Như vậy, yêu cầu đặt ra cho cơ quan hải quan luôn phải đáp ứng hai yêu cầu là vừa tạo thuận lợi, nhanh chóng nhưng vừa phải đảm bảo quản lý đúng quy định của pháp luật
Để đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa hải quan hệ thống thông quan hàng hóa tự động đã được triển khai trên toàn quốc Thủ tục hải quan điện tử cùng với áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan đã tác động tích cực đối với công tác quản lý HQ như: quy trình thủ tục đơn giản, hài hòa, thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế và giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo môi trường thông quan minh bạch hơn
Các quy định pháp lý của Nhà nước liên quan gồm: Luật, Nghị định, Thông tư quy định về quản lý thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực trong giai đoạn nghiên cứu
Trang 14Cùng với việc nghiên cứu các văn bản pháp quy, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tham khảo các tài liệu sau:
- TS- Đường Nguyễn Hưng- Gíao trình Kiểm soát nội bộ- Đại học Đà Nẵng- trường Đại học kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
- Đề tài khoa học:10-N2016- “ Nâng cao năng lực kiểm tra sau thông quan về xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu” - Cục Kiểm tra sau thông quan-Nguyễn Thị Khánh Huyền
- Đề tài khoa học:12-N2015- “ Nghiên cứu giảm thiểu các rủi ro dẫn đến vi phạm pháp luật của các bộ, công chức hải quan khi thi hành công vụ”- Thanh tra Tổng cục- Trần Quốc Hoàn.
- Đề tài khoa học:10- N2015- “Nghiên cứu, xây dựng Khung tiêu chuẩn quản lý rủi ro của hải quan Việt Nam-Ban QLRR hải quan”- Quách Đăng Hòa.
- Đề tài khoa học: 5-N2015 “ Đánh giá tác động của hệ thống thống quan tự động VNACCS/VCIS đến công tác thu thuế của hải quan” – Viện nghiên cứu hải quan- Vũ Hồng Loan.
- Luận văn thạc sĩ đề tài “ Tăng cường quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi”- Trường Đại học mỏ địa chất- Lương Công Danh - 2014 Trên cơ sở phân tích các loại rủi ro xảy ra và thực trạng việc triển khai quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi, đề tài đề xuất các giải pháp thiết thực, có căn cứ khoa học, phù hợp với thực tế nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng cường công tác quản lý trong thủ tục hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi.
Trên cơ sở kế thừa những vấn đề lý luận về kiểm soát của các tài liệu trên; các quy định của pháp luật và các quy trình nghiệp vụ liên quan đến kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa XK, NK; và thực tế hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế khi áp dụng thủ tục thông quan hàng hóa
tự động VNACCS/VCIS, tác giả phân tích, hệ thống hóa môi trường kiểm
Trang 15soát và các rủi ro trong hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi Qua đó đánh giá những ưu điểm cần tiếp tục phát huy; những tồn tại, hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần khắc phục để hoàn thiện Đồng thời đề xuất các giải pháp để hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi
Đóng góp mới của đề tài
-Về khoa học: Đề tài nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ trong các cơ quan hành chính nói riêng, thực hiện vận dụng các lý luận kiểm soát nội bộ để phân tích những rủi
ro trong hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các hoạt động kiểm soát; Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan
- Về thực tiễn: Là đề tài nghiên cứu một cách hệ thống và cụ thể những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Qua đó đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động thu thuế hàng hóa XK, NK tại Cục hải quan tỉnh Quảng Ngãi để hạn chế, phòng ngừa rủi ro hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, góp phần thu đúng , thu đủ các khoản thuế nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tư liệu tham khảo của các đơn vị hải quan địa phương và ngành hải quan trong xây dựng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ hải quan để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế hiện nay
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
VÀ HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.1.1 Tổng quan về thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a Khái quát về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một trong những công cụ kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước Về mặt lý luận có nhiều phương pháp tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình những phương pháp tínhthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu là thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu qua biên giới quốc gia Thuế nhập khẩu là thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu từ thị trường nước ngoài vào thị trường trong nước
Mục đích thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu là nhằm:
- Huy động nguồn lực tài chính cho Ngân sách nhà nước;
- Hạn chế xuất khẩu các mặt hàng cần thiết và những loại vật tư, nguyên liệu quý hiếm để phát triển nền kinh tế trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường hoặc bảo vệ môi trường sinh thái;
- Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa;
- Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước;
- Thông qua công cụ thuế Nhà nước khuyến khích và thu hút đầu tư từ nước ngoài Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu;
- Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước;
Trang 17- Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế
Như vậy có thể khẳng định: thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những mặt hàng được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới kể cả thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước
b Nhiệm vụ thu thuế của Hải quan Việt Nam
Điều 12, Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định: “ Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước
về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” Như vậy việc tổ chức thu và quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Hải quan Việt Nam phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Từ quy định này, Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức thu thuế, chống gian lận thương mại, quản lý nợ thuế, cưỡng chế thuế [8], cụ thể:
- Hướng dẫn, giải thích về giá tính thuế, phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế chính sách thuế và quản lý thuế, kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác thu thuế và quản lý thuế;
- Tổ chức xây dựng, thu thập, cập nhật, khai thác, sử dụng và quản lý
cơ sở dữ liệu về giá tính thuế, phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế suất,
cơ sở dữ liệu về thu NSNN và thu khác đối với hàng hóa XNK;
- Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện giao dịch với các tổ chức,
Trang 18cá nhân trong và ngoài nước; yêu cầu các cơ quan đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ công tác quản lý thuế XNK;
- Tổ chức triển khai các vấn đề kỹ thuật của Hiệp định Trị giá hải quan; các cam kết quốc tế về trị giá hải quan; Công ước hài hòa hóa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới
1.1.2 Các loại thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
+ Các loại thuế đối với hàng hóa XK, NK [9]
- Thuế XK;Thuế NK;Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa NK; Thuế GTGT đối với hàng hóa NK; Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa NK; Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
+ Các khoản thu khác
- Tiền chậm nộp thuế; Tiền phạt vi phạm hành chính về hải quan; Tiền phạt vi phạm hành chính về thuế; Tiền bán hàng tịch thu; Lệ phí hải quan
1.1.3 Căn cứ tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
a Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
- Các căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế, thuế suất
tế XK, NK
x
Trị giá tính thuế tính trên một đơn
vị hàng hoá
x
Thuế suất của từng mặt hàng
b Đối với hàng hoá áp dụng thuế suất tuyệt đối
- Các căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá, mức thuế tuyệt đối
- Phương pháp tính thuế:
Số tiền thuế XK,
NK phải nộp =
Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế XK, NK x
Mức thuế tuyệt đối của một đơn vị hàng hoá
Trang 19c Đối với hàng hoá áp dụng thuế hỗn hợp
- Các căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế, thuế suất, mức thuế tuyệt đối
Số tiền thuế XK, NK phải nộp
áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng
+
Số tiền thuế XK, NK phải nộp áp dụng thuế suất tuyệt đối của từng mặt hàng
d.Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu
- Các căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
x
Thuế suất TTĐB của từng mặt hàng
e Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu
- Các căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế, thuế suất thuế giá trị gia tăng
+
( Số thuế nhập khẩu phải nộp)
+ ( Số thuế
TTĐB phải nộp)
x
Thuế suất của từng mặt hàng
f Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
- Các căn cứ tính thuế: số lượng hàng hoá, trị giá tính thuế, mức thuế Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
Trang 20x
Trị giá tính thuế tính trên một đơn vị hàng hóa
x
Thuế suất thuế
tự vệ, thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp
+ Trường hợp tính theo mức thuế tuyệt đối
x
Số tiền thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp phải nộp trên một đơn vị hàng hóa
- Đối với hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế nhập khẩu (thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp) thì trị giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt, trị giá tính thuế GTGT phải cộng thêm thuế tự
vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp
1.1.4 Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, tỷ giá tính thuế và thời hạn nộp thuế XNK
a Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
- Trị giá tính thuế XK, thuế NK là trị giá hải quan theo quy định của Luật hải quan
- Thời điểm tính thuế XK, thuế NK, thuế TTĐB, thuế GTGT, thuế tự
vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp là ngày đăng ký TK hải quan
- Thời điểm đăng ký TK theo quy định tại Luật HQ là: Đối với hàng hoá
NK, khai hải quan được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hoá đến cửa khẩu Đối với hàng hóa XK là chậm nhất 08 giờ trước khi
Trang 21phương tiện vận tải xuất cảnh
b Tỷ giá tính thuế
Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày làm việc thứ năm tuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ.Tỷ giá này được sử dụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần
c Thời hạn nộp thuế XNK
Hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật hải quan
1.2 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÁC TỔ CHỨC
Theo Giáo trình “ Kiểm soát nội bộ”, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại học kinh tế [3]: Kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm giúp tổ chức đạt được các mục tiêu của mình và hạn chế các vấn đề gây bất lợi cho tổ chức KSNB giúp cho nhà quản lý thích ứng với môi trường bên ngoài và bên trong tổ chức thường xuyên biến đổi nhanh chóng Vai trò của KSNB thúc đẩy các tổ chức thiết lập các hệ thống KSNB hữu hiệu
Bản chất của KSNB chính là các biện pháp đối phó với các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu của các hoạt động của tổ chức Mục tiêu của KSNB được đặt ra là đối phó với các rủi ro đối với việc thực hiện các mục tiêu của các hoạt động, cho nên mục tiêu của KSNB cũng phù hợp với các mục tiêu của hoạt động
Kiểm soát nội bộ cần được thiết lập hòa quyện vào các bước, các giai đoạn của quá trình thực hiện các hoạt động của tổ chức KSNB không phải hoạt động chính của một tổ chức Hoạt động chính của tổ chức là các hoạt
Trang 22động được thực hiện trực tiếp tạo ra giá trị cho tổ chức Nếu không có rủi ro nào phát sinh đối với quá trình thực hiện hoạt động chính của tổ chức, KSNB không cần thiết phải được thiết lập KSNB đóng vai trò như các biện pháp để
hỗ trợ hoạt động chính được thực hiện hướng đến việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Nếu không có KSNB được thiết lập, khả năng các hoạt động của
tổ chức đạt được các mục tiêu sẽ bị giảm thấp, thậm chí, khả năng không đạt được các mục tiêu là cao Tuy nhiên, việc thiết lập một hệ thống KSNB với mức hữu hiệu nhất định không chắc chắn giúp cho các hoạt động của tổ chức đạt được các mục tiêu KSNB được thiết lập phù hợp chỉ đem lại một mức độ bảo đảm hợp lý về khả năng đạt được các mục tiêu của các hoạt động của tổ chức Mặt khác, KSNB cũng cần được thiết lập phù hợp với mức độ rủi ro mà
tổ chức có thể chấp nhận Với mỗi mục tiêu hoạt động và mức rủi ro có thể chấp nhận đã được xác định, KSNB được thiết lập và thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động trong mức rủi ro mà tổ chức có thể chấp nhận Một vấn đề quan trọng là KSNB là không miễn phí, tổ chức phải bỏ ra các chi phí
để thực hiện các biện pháp KSNB KSNB không phải là hoạt động chính – tạo
ra giá trị cho tổ chức, lại còn tiêu hao các nguồn lực của tổ chức, trong khi nguồn lực của tổ chức là có hạn và cần phải ưu tiên cho các hoạt động tạo ra giá trị Vì vậy, tổ chức cần thiết lập KSNB với chi phí bỏ ra là hợp lý nhất, cân bằng chi phí – lợi ích khi xem xét thiết lập và vận hành KSNB
Đằng sau sự tồn tại và thành công của bất kỳ tổ chức nào cũng là một
hệ thống KSNB hiệu quả và hợp lý KSNB yếu kém có thể góp phần vào thua
lỗ, thất bại và tổn hại đến danh tiếng của tổ chức Có thể thấy rằng KSNB đóng một vai trò then chốt trong quản trị rủi ro của tổ chức Một hệ thống KSNB bộ hữu hiệu tạo điều kiện bảo đảm tính kinh tế, hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động, tính tin cậy của báo cáo nội bộ và báo cáo bên ngoài, và tăng cường tính tuân thủ với các luật và các quy định Trên cơ sở đó, KSNB
Trang 23đóng góp vào việc đảm bảo tính sinh lợi của khoản đầu tư của tổ chức
Khuôn khổ KSNB là tập hợp các quan điểm, các khái niệm, các giá trị, phương thức vận hành và các cấu trúc làm cơ sở để xây dựng một hệ thống KSNB của một tổ chức Sau đây là một số nghiên cứu về các mô hình khuôn khổ KSNB chủ yếu có đặc điểm khác nhau được áp dụng trong thực tế
1.2.1 Khuôn khổ Kiểm soát nội bộ SAS 55
Chuẩn mực kiểm toán số 55- Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán
báo cáo tài chính được ban hành bởi Viện kế toán CPA của Mỹ(The Amerrican Institute of Certifield Public Accountants (AICPA)) vào năm 1998,
đưa ra một khuôn khổ KSNB Theo đó, cấu trúc KSNB của một tổ chức bao gồm các chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đem lại sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được các mục tiêu cụ thể của tổ chức Một hệ thống KSNB của một tổ chức bao gồm ba thành phần chính như sau: Môi trường kiểm soát,
hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát [3]
- Môi trường kiểm soát (control environment)
Môi trường kiểm soát thể hiện sự ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khác nhau đến việc thiết lập, tăng cường, hoặc điều chỉnh tính hiệu quả của các chính sách và thủ tục KSNB cụ thể Môi trường kiểm soát bao gồm các yếu tố như: triết lý và phong cách điều hành của ban quản lý, cơ cấu tổ chức, hoạt động chức năng của hội đồng quản trị và các ủy ban( đặc biệt ủy ban kiểm toán), các phương pháp thiết lập quyền hạn và trách nhiệm, các phương pháp kiểm soát của ban quản lý đối với việc giám sát và theo dõi kết quả hoạt động ( bao gồm cả KSNB), các chính sách và thực thi chính sách nhân sự, các ảnh hưởng từ bên ngoài đối với hoạt động của tổ chức
- Hệ thống kế toán ( Accounting system)
Hệ thống kế toán bao gồm các phương pháp và hệ thống phương tiện ghi nhận, xử lý, lưu trữ dữ liệu được thiết lập nhằm xác định, sắp xếp, phân
Trang 24tích, phân loại và báo cáo về các nghiệp vụ kinh tế của tổ chức, đồng thời nhằm bảo đảm sự chịu trách nhiệm đối với tài sản và nợ phải trả của tổ chức Một hệ thống kế toán hiệu quả đòi hỏi:
+ Xác định và ghi nhận cả các nghiệp vụ có tính hiệu lực;
+ Phân loại các nghiệp vụ một cách đúng đắn;
+ Đo lường giá trị của các đối tượng trong các nghiệp vụ một cách đúng đắn;
+ Ghi nhận các nghiệp vụ vào đúng kỳ kế toán;
+ Trình bày và công bố thông tin về các nghiệp vụ một cách đúng đắn
- Các thủ tục kiểm soát ( control procedures)
Các thủ tục kiểm soát bao gồm các chính sách và thủ tục bên cạnh môi trường kiểm soát và hệ thống kế toán, nhằm đem lại sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được các mục tiêu khác nhau và được áp dụng ở cấp trong cơ cấu
tổ chức và quy trình xử lý dữ liệu Các thủ tục kiểm soát có thể bao gồm các loại sau:
+ Phê chuẩn đúng đắn các nghiệp vụ và các hoạt động;
+ Phân công, phân nhiệm các chức năng, nhiệm vụ nhằm làm giảm cơ hội của gian lận;
+ Thiết kế và sử dụng các chứng từ và sổ sách đầy đủ để bảo đảm ghi nhận đúng đắn các nghiệp vụ;
+ Thủ tục bảo vệ đối với việc tiếp cận và sử dụng tài sản và sổ sách, dữ liệu;
+ Kiểm tra độc lập đối với việc thực hiện và việc ghi sổ sách
Mặc dù chuẩn mực kiểm toán số 55( xem xét kiểm soát nội nộ trong kiểm toán báo cáo tài chính) được ban hành với mục đích phục vụ cho kiểm toán viên trong quá trình đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của khách hàng trong một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, khuôn khổ KSNB với
Trang 25ba thành phần như trên có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào
1.2.2 Khuôn khổ Kiểm soát nội bộ COSO
COSO – The Commitee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission là một ủy ban được thành lập năm 1985 để hỗ trợ Uỷ ban quốc
gia về chống gian lận trên báo cáo tài chính của Mỹ Uỷ ban này được tài trợ
bởi 5 hiệp hội nghề nghiệp Mỹ, bao gồm: Hiệp hội kế toán Mỹ (The American Acounting Association (AAA) ), Hội giám đốc tài chính quốc tế ( Financial Executives International(FEI)), Viện kiểm toán viên nội bộ (The Institute of Internal Auditors(IIA)), và hiệp hội kế toán quốc gia (The National Association of Accountants( nay là Institute of Management Accountants (IMA)) COSO còn bao gồm các đại diện từ các ngành nghề, các công ty kế
toán, kiểm toán, đầu tư và Sở giao dịch chứng khoán New York [3]
Năm 1992, COSO ban hành khuôn khổ KSNB, thường gọi là khuôn khổ COSO Khuôn khổ COSO được sửa đổi và ban hành lại năm 2013 Theo khuôn khổ COSO, KSNB là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đem lại một
sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo và sự tuân thủ với các luật và quy định liên quan Khuôn khổ COSO đề xuất hệ thống KSNB bao gồm 5 thành phần như sau:
- Môi trường kiểm soát (control environment): bao gồm các yếu tố tạo
lập môi trường của cả hệ thống KSNB;
- Đánh giá rủi ro ( risk asessment): bao gồm việc nhận diện rủi ro và
đánh giá các rủi ro;
- Hoạt động kiểm soát ( control activities): bao gồm các hoạt động kiểm
soát cụ thể đối phó với các rủi ro;
- Thông tin và trao đổi thông tin ( information anh communication): bao
gồm việc tạo lập, cung cấp thông tin và trao đổi thông tin phục vụ cho sự vận
Trang 26hành các thành phần của hệ thống KSNB;
- Hoạt động giám sát (monitoring activities): bao gồm các hoạt động
đánh giá thường xuyên và đánh giá chuyên biệt tính hữu hiệu của hệ thống KSNB
Khuôn khổ COSO hướng đến tạo lập một khuôn khổ để giúp ban quản
lý có thể kiểm soát tổ chức một cách tốt hơn đồng thời giúp cho hội đồng quản trị có thêm khả năng để giám sát KSNB của tổ chức
So với khuôn khổ kiểm soát nội bộ SAS 55, khuôn khổ COSO là một
sự phát triển toàn diện hơn Môi trường kiểm soát trong khuôn khổ COSO bao gồm nhiều nội dung khác so với SAS 55 như nhấn mạnh sự cam kết đối với các giá trị đạo đức, sự cần thiết phải hình thành một thông điệp từ quản lý cấp cao tích cực và sự chịu trách nhiệm đối với KSNB Khuôn khổ COSO đặt
hệ thống kế toán trong thành phần thông tin và mô tả thông tin như là một khái niệm bao trùm hệ thống thông tin nói chung chứ không chỉ hệ thống kế toán Bên cạnh thông tin, khuôn khổ COSO còn đưa ra sự trao đổi thông tin như là biện pháp hỗ trợ cho sự vận hành hiệu quả các thành phần của hệ thống KSNB Khái niệm hoạt động kiểm soát cũng nhấn mạnh các hành động được thiết lập trên cơ sở các chính sách và các thủ tục kiểm soát hơn chỉ là các thủ tục kiểm soát Ngoài các thành phần môi trường kiểm soát, thông tin và hoạt động kiểm soát mà có các thành phần tương tự như ở trong SAS 55, khuôn khổ COSO còn có thêm thành phần đánh giá rủi ro và các hoạt động giám sát
Ý nghĩa của việc thêm vào hai thành phần này là sự phản ánh các yếu tố( động) của rủi ro và tính hữu hiệu của hệ thống KSNB - tức là các yếu tố rủi ro thường xuyên thay đổi do có sự tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, đồng thời sự hữu hiệu của một hệ thống KSNB là không bất biến
Khuôn khổ COSO đã trở thành nền tảng cho nhiều sự phát triển KSNB trong các ngành, lĩnh vực khác nhau như Khuôn khổ hệ thống KSNB trong
Trang 27các tổ chức ngân hàng được ban hành bởi Uỷ ban giám sát ngân hàng Basle
(Basle Committee on Banking Supervision) năm 1998, Hướng dẫn về các chuẩn mực KSNB trong các lĩnh vực công ( Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector) do Tổ chức quốc tế của các cơ quan kiểm toán tối cao INTOSAI ( The International Organization of Supreme Audit Institutions) được ban hành năn 1992, cập nhật và thông qua năm 2004, Bên
cạnh đó, khuôn khổ COSO cũng được vận dụng trong các chuẩn mực kiểm toán nhiều nước liên quan đến vấn đề xem xét và đánh giá hệ thống KSNB trong một cuộc kiểm toán
1.2.3 Khuôn khổ Kiểm soát nội bộ INTOSAI
Tổ chức quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI –
International Organization of Supreme Audit Institutions) ban hành Mỗi
thành viên của INTOSAI là một cơ quan kiểm toán Nhà nước mỗi quốc gia, được gọi tắt là SAI Các SAIs này phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của từng nước Nghĩa là, chúng độc lập với nhau và độc lập với INTOSAI Vì vậy, INTOSAI không thể yêu cầu các thành viên của mình phải lựa chọn việc tuân thủ các chuẩn mực của INTOSAI hay chuẩn mực do quốc gia đó ban hành Tuy nhiên, INTOSAI lại có thể tạo điều kiện cho các thành viên (SAIs) cùng hợp tác với nhau để giải quyết những mối quan tâm chung Chẳng hạn, INTOSAI đã tạo ra rất nhiều các ủy ban và các nhóm hoạt động được điều hành bởi chính các SAIs thành viên Các ủy ban và các nhóm này đã nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về hoạt động kiểm toán ở các nước, tìm ra những cách tổ chức phù hợp và chia sẻ thông tin tới toàn bộ thành viên Trong các nhóm và ủy ban này, đáng chú ý là Ủy ban tiêu chuẩn kiểm toán
INTOSAI(The INTOSAI Auditing Standards Committee – INTOSAI ASC) Ủy
ban tiêu chuẩn kiểm toán được thành lập vào năm 1984 để lên kế hoạch cho việc thực hiện dự án về ban hành chuẩn mực kiểm toán INTOSAIs Để thực
Trang 28hiện được điều này, Ủy ban đã có sự hợp tác chặt chẽ với Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) là tổ chức ban hành chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs) cho khu vực tư Sự kết hợp này đã làm cho hai hệ thống chuẩn mực này có thể phát huy ở cả khu vực công và tư Ngoài ra, các chuẩn mực kiểm toán của INTOSAIs cũng có sự kế thừa một phần từ Tuyên bố Lima và Quy tắc đạo
đức Tuyên bố Lima (Lima Declaration) được đưa ra tại Đại hội của
INTOSAI từ năm 1977 đã xây dựng những nền móng về hoạt động kiểm toán trong khu vực công Mục đích chính của Tuyên bố Lima là kêu gọi các quốc gia tiến tới xây dựng một cơ quan kiểm toán nhà nước độc lập Một cơ quan kiểm toán tối cao không được thực hiện nguyên tắc độc lập thì khó có thể thực hiện các chuẩn mực nghề nghiệp của mình Việc ban hành Quy tắc đạo đức là bước tiến tiếp theo trong quá trình hòa hợp các khái niệm về đạo đức trong các thành viên INTOSAI Quy tắc này chỉ bao gồm những quy tắc đạo đức cơ bản do mỗi quốc gia có nền văn hóa, xã hội, luật pháp khác nhau nên quan niệm về đạo đức cũng sẽ khác nhau Chính vì lẽ đó, các quy tắc này chỉ
là cơ sở để các nước nước thành viên có thể dựa vào đó để xây dựng cho phù hợp với điều kiện nước mình [1]
-Hướng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI 1992 đưa ra định nghĩa về KSNB như sau:
Kiểm soát nội bộ là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý
để đạt được các mục tiêu của tổ chức:
+ Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cương cũng như chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức
+ Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô
và vi phạm pháp luật
+ Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nước và nội bộ
Trang 29+ Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động và lập báo cáo đúng đắn kịp thời
- Hướng dẫn của INTOSAI được cập nhật lại vào năm 2004, trình bày về định nghĩa về KSNB như sau:
KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro
và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức Sau đây là những mục tiêu cần đạt được:
+ Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp
+ Thực hiện đúng trách nhiệm
+ Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định
+ Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất
Ngân sách Nhà nước được phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằm đảm bảo ngân sách được sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần được nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công
- Các yếu tố của hệ thống KSNB theo tổ chức INTOSAI
Tương tự như Báo cáo COSO, INTOSAI đưa ra năm yếu tố của KSNB bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát,
thông tin và truyền thông, giám sát Tuy nhiên cũng có những khác biệt:
+ Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là văn hóa của một tổ chức, nó tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ cán bộ công chức trong một đơn vị và các nhân tố chính của môi trường kiểm soát bao gồm:
Tính chính trực và giá trị đạo đức, thể hiện ở việc nhà quản lý phải làm
Trang 30gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các chuẩn mực, đạo đức, lối sống, cư sử đúng đắn, phải xây dựng được văn hóa trong đơn vị lành mạnh, chuẩn mực và tuyên truyền phổ biến đến mọi thành viên bằng các thể thức thích hợp;
Đảm bảo về năng lực, nhà quản lý phải tuyển dụng những nhân viên công chức có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ được giao, từ
đó mới phát huy được hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ;
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo, thể hiện ở tư cách và thái độ của nhà lãnh đạo khi điều hành Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB là quan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB, tinh thần này biểu hiện ra thành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan;
Cơ cấu tổ chức, là sự phân chia trách nhiệm và quyền hạn giữa các bộ phận trong đơn vị, cơ cấu tổ chức thể hiện qua sơ đồ tổ chức của mỗi đơn vị Mỗi một đơn vị hành chính công có quy mô và đặc thù hoạt động khác nhau nên cơ cấu tổ chức cũng khác nhau, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận cũng khác nhau Do đó mỗi đơn vị cần phải cụ thể hóa bằng văn bản về những quyền hạn và trách nhiệm cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận trong một tổ chức Mỗi cá nhân, bộ phận trong một tổ chức cần phải nỗ lực hết mình trong mối quan hệ thống nhất để đạt được mục tiêu chung của đơn vị;
Chính sách nhân sự, thể hiện ở việc nhà quản lý cần phải có một quy trình tuyển dụng chặt chẽ( quy chế tuyển dụng, huấn luyện, bổ nhiệm, đánh giá, đãi ngộ ) đảm bảo nhà quản lý lựa chọn được những nhân viên có đủ năng lực, kinh nghiệm và đạo đức tốt làm tiền đề cho việc xây dựng một môi trường kiểm soát hiệu quả
+ Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro, không lệ thuộc vào quy mô, cấu trúc loại hình của bất
Trang 31kỳ tổ chức nào, tất cả các loại hình tổ chức khi hoạt động đều phải đối mặt với các rủi ro, để hạn chế những thiệt hại do rủi ro gây ra, các nhà quản lý cần tuân thủ quy trình đánh giá rủi ro được thể hiện theo từng bước sau:
Nhận dạng rủi ro; Đánh giá rủi ro và các biện pháp đối phó Vì vậy nhà quản lý cần phải nhận dạng mục tiêu Mục tiêu là điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro, xác định rủi ro làm cho mục tiêu đó khó thực hiện được, nhận dạng rủi ro bao gồm rủi ro từ bên trong và bên ngoài, rủi ro được xem xét liên tục trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị Bước tiếp theo cần phải nhận dạng rủi ro, rủi ro xuất hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động( lĩnh vực hành chính sự nghiệp, quản lý công, lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật hay đối thủ cạnh tranh ) Để nhận diện được rủi ro cần phải sử dụng các phương pháp khác nhau như dự báo, phân tích dữ liệu, rà soát thương xuyên, họp trao đổi Cuối cùng là biện pháp đối phó với rủi ro, trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử lý hạn chế và đợn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp Các biện pháp xử
lý hạn chế rủi ro ở mức hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếu nhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn
+ Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách, thủ tục để đảm bảo cho các chỉ thị của nhà quản lý được thực hiện thể hiện ở các việc phân chia trách nhiệm, kiểm soát quá trình xử lý thông tin, bảo vệ tài sản, phân tích và rà soát
để từ đó phát hiện những điều bất thường kịp thời điều chính Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm soát phòng ngừa, phát hiện và xử lý rủi ro
Một khi các nhà quản lý chịu trách nhiệm chính trong việc nhận diện rủi ro đối với các hoạt động của đơn vị, họ cũng chính là người có trách nhiệm chính trong việc thiết kế, triển khai và giám sát các hoạt động kiểm soát để ngăn chặn hoặc giảm các rủi ro
Trang 32Các yếu tố của hoạt động kiểm soát bao gồm:
* Thủ tục phân quyền và xét duyệt: Tùy theo cách điều hành của các nhà quản lý mà họ có thể quy định thẩm quyền hay thủ tục phê chuẩn khác nhau Sự phân quyền cho các cấp và xác định rõ thẩm quyền phê chuẩn của từng người được xuất phát từ nguyên nhân là các nhà quản lý không thể hoặc không nên quyết định trực tiếp mọi vấn đề Nhờ đó người quản lý vẫn kiểm soát và hạn chế sự tùy tiện khi giải quyết công việc Việc thực hiện các nghiệp
vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyền theo trách nhiệm và phạm vi của họ Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng, phải bao gồm những điều kiện cụ thể theo sự phân công chi tiết và ủy ủy quyền nói trên, người được ủy quyền thực hiện đúng theo hướng dẫn, trong giới hạn được quy định ủy quyền của người lãnh đạo và theo quy định của luật pháp
* Phân chia trách nhiệm: Nguyên tắc này được thực hiện thông qua việc phân chia trách nhiệm cho nhiều người, nhiều bộ phận cùng tham gia, với mục đích là không để một bộ phận nào hoặc một cá nhân nào có thể kiểm soát được mọi mặt của một vấn đề (hay nghiệp vụ) Khi đó thông qua cơ cấu
tổ chức, công việc này được kiểm soát bởi một nhân viên khác Việc phân chia trách nhiệm như vậy sẽ giảm bớt được các rủi ro, xảy ra các sai sót nhầm lẫn và hành vi gian lận Để giảm rủi ro về sai sót, lãng phí, những hành động
cố ý làm sai và rủi ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao một công việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc
* Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách: Biện pháp quan trọng để bảo vệ tài sản, tài liệu kế toán và các thông tin khác là phải áp dụng những thể thức kiểm soát vật chất Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản Trách nhiệm của người bảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách Hạn chế việc tiếp cận tài sản, sổ sách khi chưa được
Trang 33phép của người quản lý, để làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của nhà nước
* Kiểm tra đối chiếu: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử lý Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp, định kỳ
+Rà soát việc thực hiện các hoạt động: Việc thực hiện các hoạt động được rà soát dựa trên một loạt các chuẩn mực nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả và tính hữu hiệu Nếu sự rà soát cho thấy rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp với mục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mục tiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải tiến cần thiết Việc điều hành, xử lý và hoạt động nên được rà soát định kỳ để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục và những đòi hỏi hiện hành khác Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽ được thực hiện Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên bao gồm: sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giao cho mỗi thành viên Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vi cần thiết Đánh giá công việc theo những tiêu chuẩn
để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng định hướng
-Truyền thông và thông tin
Thông tin trong một tổ chức được nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định điều khiển các hoạt động của đơn vị Như vậy không phải bất kỳ thông tin nào cũng trở thành thông tin cần thiết mà nó phải đáp ứng được các yêu cầu:
+Tính chính xác: Thông tin phải phản ánh đúng bản chất tình huống + Tính kịp thời: Thông tin được cung cấp đúng lúc, đúng thời điểm theo yêu cầu của các nhà quản trị
+ Tính đầy đủ và hệ thống: thông tin phải phản ánh đầy đủ mọi khía
Trang 34cạnh của tình huống giúp người sử dụng có thể đánh giá vấn đề toàn diện
+ Tính bảo mật: đòi hỏi thông tin phải được cung cấp đúng người phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của họ
Mục đích chính của hệ thống là tập hợp những thông tin đáng tin cậy
về các hoạt động của đơn vị để sẵn sàng cung cấp cho những người cần thiết Qua đó cấp quản lý nhận diện và sử lý các rủi ro Ngoài ra, khả năng ra quyết định của các nhà lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi chất lượng của những thông tin như tính thích hợp, tính kịp thời, cập nhật, chính xác và có thể sử dụng được Mặt khác, truyền thông hữu hiệu là việc cung cấp thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc từ cấp dưới lên cấp trên hoặc ngang hàng giữa các bộ phận, thông tin xuyên suốt toàn bộ trong tổ chức
- Giám sát
Giám sát là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của hoạt động kiểm soát Điều quan trọng trong giám sát là phải xác định KSNB có vận hành đúng như thiết kế không và có cần thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn không Để đạt được kết quả, cần phải thực hiện những hoạt động giám sát thường xuyên hoặc định kỳ, hoặc kết hợp cả hai
+ Gíam sát thường xuyên: KSNB được thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại của tổ chức Bao gồm những hoạt động giám sát và quản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viên hàng ngày Giám sát thường xuyên được thực hiện trên tất cả các yếu tố của KSNB và liên quan đến việc ngăn chặn và phát hiện tất cả những hiện tượng vi phạm pháp luật, không tiết kiệm, không hiệu quả của hệ thống
+ Gíam sát định kỳ: Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên Gíam sát định kỳ bao phủ toàn bộ sự đánh giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mong muốn dựa trên các phương
Trang 35pháp và thủ tục kiểm soát
Như vậy, các yếu tố hợp thành của KSNB có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó nhấn mạnh tới việc nhà quản lý cần đánh giá rủi ro có thể đe dọa đến việc thực hiện các mục tiêu, hoạt động kiểm soát sẽ tiến hành xử lý các rủi ro trên thực tế Trong khi đó các thông tin thích hợp cần phải được thu thập và quá trình trao đổi thông tin phải diễn ra thông suốt trong toàn bộ tổ chức
Ba khuôn khổ KSNB như đã trình bày trên là ba khuôn khổ của hệ thống KSNB của một đơn vị Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một hoạt động cụ thể trong tổng thể chung của các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào các vấn đề sau:
- Chỉ ra các rủi ro cụ thể của hoạt động thu thuế
- Làm rõ các hoạt động kiểm soát cụ thể đối phó với các rủi ro
- Trình bày các thông tin phục vụ cho hoạt động kiểm soát
- Đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát hoạt động thu thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
1.3 KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU THUẾ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
1.3.1 Quy trình hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Quy trình thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện tại quy trình thủ tục HQ điện tử hàng hóa XK, NK được ban hành theo Quyết định số1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 của Tổng cục Hải quan Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm năm bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra đăng ký và phân luồng TK Hệ thống tự động tiếp
nhận, kiểm tra, cấp số và phân luồng TK( luồng xanh: miễn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa; luồng vàng: kiểm tra hồ sơ giấy; luồng đỏ: kiểm tra
Trang 36hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa) Trường hợp luồng xanh, Hệ thống chuyển TKHQ sang bước 4 của quy trình
- Bước 2: Kiểm tra hồ sơ HQ đối với TKHQ được phân luồng vàng và
luồng đỏ Kiểm tra thông tin TKHQ điện tử trên Hệ thống đối chiếu với chứng từ giấy do DN xuất trình, nộp và cập nhật kết quả vào Hệ thống
- Bước 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa đối với TKHQ được phân luồng
đỏ Công chức HQ trực tiếp thực hiện bằng thủ công hoặc bằng dụng cụ, máy móc, thiết bị kỹ thuật hay bằng các biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật khác Đối chiếu thực tế hàng hóa với nội dung khai báo trên TKHQ
- Bước 4: Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí của DN
- Bước 5: Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ, bao gồm các công việc sau: thu
thuế; xác nhận thông quan/ giải phóng hàng/ đưa hàng về bảo quản/ vận chuyển hàng về địa điểm kiểm tra đối với TK phân luồng vàng, luồng đỏ; quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ đối với TK nợ chứng từ
Quy trình kê khai nộp thuế hàng hoá XNK căn cứ vào các quy định của Luật hải quan, Luật quản lý thuế, Luật thuế XNK Tóm tắt quy trình kê khai
và nộp thuế XNK qua sơ đồ 1.1 sau:
Trang 37Quy trình thực hiện như sau:
(1) Căn cứ Luật Thuế XNK, Luật Quản lý thuế và hệ thống các văn bản liên quan quy định trình tự DN phải thực hiện; đây là cơ sở cho việc xây dựng
hệ thống quy chuẩn (quy trình nghiệp vụ, quy chế làm việc) cho từng cá nhân,
bộ phận trong cơ quan HQ về kiểm tra thu thuế XNK
(2) DN thực hiện kê khai và nộp hồ sơ gửi đến cơ quan HQ
(3) Cơ quan HQ căn cứ vào hệ thống quy chuẩn để thực hiện quá trình kiểm tra thu thuế XNK như: kiểm tra việc khai báo thuế của DN; ra quyết định ấn định thuế, xử lý vi phạm nếu có Cơ quan HQ phản hồi kết quả kiểm tra khai báo thuế của DN Thông báo cho DN số tiền thuế phải nộp
(4) DN căn cứ vào phản hồi của cơ quan HQ tiến hành thực hiện nộp thuế tại NH, KB
(5) NH, KB thông báo đến cơ quan HQ số tiền thuế DN đã nộp Cơ quan HQ kiểm tra các khoản nợ thuế của DN, thông quan hàng hoá
Thông qua kết quả kiểm tra khai báo thuế, quá trình nộp thuế của DN
là cơ sở để cơ quan HQ thông quan hàng hóa, đánh giá tuân thủ của DN
1.3.2 Các rủi ro trong hoạt động thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Trong hoạt động HQ nói chung và hoạt động thu thuế nói riêng, Rủi ro
là nguy cơ tiềm ẩn của việc không tuân thủ pháp luật HQ Nguy cơ không tuân thủ pháp luật HQ có thể đến từ trong nội bộ ngành HQ (rủi ro bên trong) Những rủi ro này thường là những cản trở tạo thuận lợi thương mại Chúng có nguồn gốc chủ yếu từ hệ thống pháp luật, quy trình, thủ tục không phù hợp, cứng nhắc của cơ quan HQ hoặc nảy sinh từ những bất cẩn, thiếu trách nhiệm hoặc không liêm chính của công chức thừa hành Những rủi ro này cản trở rất lớn đến mục tiêu của cơ quan HQ, nhưng thường thì nó ít được quan tâm hoặc
có quan tâm nhưng không đúng mức Loại nguy cơ thứ hai có nguồn gốc từ
Trang 38các đối tượng có liên quan ngoài ngành HQ(rủi ro bên ngoài) Các đối tượng thường được xem xét bao gồm các tổ chức xã hội, các cơ quan, đơn vị thuộc các bộ, ngành có liên quan, các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan hoạt động HQ Đối tượng là tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến việc tham gia hoạt động HQ được xác định là đối tượng chính của công tác QLRR [2]
a Đặc điểm của rủi ro trong hoạt động thu thuế
Trong công tác QLRR hoạt động thu thuế, rủi ro được xem xét dưới các dạng nguy cơ tiềm ẩn vi phạm pháp luật HQ như các nguy cơ về buôn lậu, gian lận thương mại hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật HQ Nhiệm vụ của công tác này là làm rõ về nguồn gốc phát sinh, tồn tại của các vi phạm pháp luật HQ; các đối tượng trực tiếp thực hiện hoặc có liên quan đến vi phạm pháp luật HQ; các dấu hiệu bên ngoài giúp cho việc nhận biết rủi ro Qua đó làm rõ các đặc điểm của rủi ro:
Một là, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn vi phạm pháp luật HQ được nhận biết
thông qua các dấu hiệu rủi ro, trong đó dấu hiệu quan trọng nhất là các vi phạm pháp luật HQ Nguy cơ tiềm ẩn vi phạm được xem xét dựa trên hai yếu
tố chủ yếu là tần suất và hậu quả của vi phạm pháp luật HQ có thể xảy ra Như vậy cần có sự phân biệt giữa khái niệm rủi ro và vi phạm pháp luật HQ:
- Vi phạm pháp luật HQ là những hành vi phạm cụ thể đã được phát hiện và xác lập bằng biên bản vi phạm về hành chính hoặc bị khởi tố về các tội danh có liên quan lĩnh vực quản lý HQ Cơ quan HQ tiến hành điều tra, xác minh để làm rõ hành vi, chủ thể, động cơ vi phạm cũng như khách thể bị xâm hại để làm căn cứ cho việc xử lý đối với vi phạm đó
- Rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn xảy ra vi phạm Do vậy, yêu cầu đặt ra là làm sao để nhận biết và đánh giá được những tiềm ẩn đó Để đạt được điều này, cơ quan HQ tiến hành thu thập thông tin để làm rõ về dấu hiệu, mức độ
Trang 39và hậu quả của nguy cơ vi phạm để chủ động tìm cách đối phó, ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác hại của chúng
Việc nghiên cứu các đặc điểm nêu trên của rủi ro có ý nghĩa về phương pháp luận, chỉ ra cách thức xác định rủi ro thông qua quá trình rà soát, phân tích, đánh giá các vi phạm pháp luật HQ
Hai là, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn nên có tính chất dự báo về nguy cơ vi
phạm Nguy cơ vi phạm có thể là những yếu tố có thực ẩn chứa trong các đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh nhất định hoặc chưa có thực nhưng tại một thời điểm trong tương lai, do sự thay đổi của môi trường hoạt động HQ, sẽ hình thành các đối tượng, điều kiện, hoàn cảnh làm nảy sinh rủi ro Loại rủi ro này thường liên quan đến những thay đổi về chính sách quản lý đối với hàng hoá XNK, phương tiện XNC, những thay đổi trong tổ chức bộ máy, quy trình thủ tục HQ… Trong giai đoạn chuẩn bị cho việc thay đổi thì hầu hết những rủi ro này đều có tính dự báo
Ba là, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn vi phạm Bên cạnh những vi phạm được
phát hiện trong quá trình hoạt động thực tiễn thì vẫn còn không ít những vi phạm chưa được phát hiện, xử lý(vi phạm ẩn) Điều này dẫn đến thực tế còn không ít những rủi ro, đối tượng rủi ro chưa được nhận biết và kiểm soát
Bốn là, rủi ro bao gồm các yếu tố khách quan và chủ quan Yếu tố
khách quan bao gồm các đặc tính tự nhiên của hàng hoá, phân loại mã số hàng hoá, thuế suất thuế XK, NK của hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, phương tiện vận tải, phương thức vận chuyển, đóng gói Các yếu tố này có liên quan đến việc các đối lợi dụng để vi phạm pháp luật HQ
Yếu tố chủ quan bao gồm chủ thể hoặc đối tượng liên quan hoạt động
XNK, XNC, như nhà XK, NK, hãng vận chuyển, đại lý khai hải quan Yếu
tố chủ quan thường là nguyên nhân chính dẫn đến vi phạm pháp luật HQ
Trong quá trình thực hiện QLRR, cơ quan HQ tiến hành nghiên cứu các
Trang 40yếu tố khách quan và chủ quan giúp cho việc xác định các đối tượng rủi ro cũng như dấu hiệu để nhận biết rủi ro
Năm là, điều kiện làm phát sinh, tồn tại rủi ro trong thủ tục HQ đều gắn
với hành vi của con người
Hầu hết các vi phạm pháp luật HQ đều từ hành vi của con người gây ra Các hành vi này được bắt nguồn từ những động cơ, mục đích không phù hợp với chuẩn mực xã hội Do nhu cầu thoả mãn các lợi ích vật chất hoặc tinh thần ở mỗi con người đã hình thành nên hệ thống động cơ, hành vi để sẵn sàng thoả mãn nhu cầu, lợi ích đó khi có điều kiện thuận lợi Chính những động cơ này là nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật HQ, hay nói cách khác là nguồn gốc rủi ro
Động cơ vi phạm pháp luật HQ không phải tự nhiên sinh ra mà nó được hình thành qua một quá trình, dưới sự tác động của môi trường, nhân cách của đối tượng có thể sẽ bị biến dạng Những hoàn cảnh, điều kiện môi trường hoạt động HQ chính là tác nhân thúc đẩy hành vi vi phạm Tuy vậy, điều đó chỉ xảy ra khi có những yếu tố tạo thuận lợi (điều kiện) thúc đẩy hành vi vi phạm pháp luật HQ xảy ra
Qua phân tích trên cho thấy rằng, nguyên nhân làm nảy sinh, tồn tại rủi
ro trong hoạt động hải quan là những đặc điểm tâm lý xã hội hình thành nên động cơ thúc đẩy người tham gia hoạt động HQ thực hiện hành vi vi phạm Điều kiện là những yếu tố tham gia vào môi trường hoạt động HQ làm hình thành nhu cầu lợi ích và tạo thuận lợi cho hành vi vi phạm thực hiện
Sáu là, đối tượng rủi ro trong thủ tục HQ là tổ chức, cá nhân thực hiện
hoặc có liên quan đến hoạt động XK, NK, quá cảnh hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải có tiềm ẩn nguy cơ vi phạm pháp luật về HQ;
Bên cạnh đối tượng rủi ro còn có rất nhiều yếu tố liên quan đến rủi ro,