Hoàn cảnh thế giới và trong nước để dẫn tới Hội nghị lần thứ VI tháng 11/1939, Hội nghị lần thứ VII tháng 11/1939, và Hội nghị lần thứ VIII tháng 5/1941 của BCH Trung ương Đảng 1.1.Bối c
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Hoàn cảnh thế giới và trong nước để dẫn tới Hội nghị lần thứ VI (tháng 11/1939), Hội nghị lần thứ VII (tháng 11/1939), và Hội nghị lần thứ VIII (tháng 5/1941) của BCH Trung ương Đảng 1
1.1 Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn đến Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ VI (tháng 11/1939) 1
1.2 Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn đến Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ VII (tháng 11/1940) 2
1.3 Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn đến Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ VIII (tháng 5/1941) 3
2 Quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945 3
2.1 Chuẩn bị về Chủ trương, đường lối 3
2.2 Chuẩn bị lực lượng chính trị 4
2.3 Chuẩn bị lực lượng vũ trang 5
2.4 Chuẩn bị căn cứ địa cách mạng 7
3 Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng và bảo vệ đất nước 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 2MỞ ĐẦU
78 năm trước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã thực hiện thành công Cách mạng Tháng Tám, đánh đổ thực dân, phong kiến; thành lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cuộc cách mạng này là bước nhảy vọt vĩ đại đánh dấu một cuộc biến đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Nó đập tan sự thống trị của thực dân trong 87 năm, kể từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Một trong những yếu tố góp phần làm nên thắng lợi to lớn này là sự chuẩn bị kĩ lưỡng mọi mặt Từ đó, thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là sinh viên cần phải có trách nhiệm trong việc xây dựng bảo vệ Tổ quốc Bài
viết này chúng em xin được lựa chọn đề tài: “Phân tích quá trình chuẩn bị
mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 - 1945 và liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc hiện nay”
Do vốn kiến thức còn hạn chế, khả năng tổng hợp thông tin còn yếu kém nên bài viết không tránh khỏi sai sót, mong thầy cô đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn
NỘI DUNG
1 Hoàn cảnh thế giới và trong nước để dẫn tới Hội nghị lần thứ VI (tháng 11/1939), Hội nghị lần thứ VII (tháng 11/1939), và Hội nghị lần thứ VIII (tháng 5/1941) của BCH Trung ương Đảng
1.1.Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn đến Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ VI (tháng 11/1939)
Đầu những năm 30, Chủ nghĩa phát xít bắt đầu xuất hiện và tạo ảnh hưởng ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Ban Nha, Đức, Nhật, Italia,… Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản vào tháng 7 năm 1935 đã xác định nhiệm vụ t rước mắt của phong trào cách mạng thế giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hoà bình thế giới Tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Pháp là quốc gia đầu tiên trực tiếp chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến Lợi dụng tình thế đó, Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc, tiến sát vào biên giới Việt Trung, mục đích nhằm lăm le thay chân Pháp xâm lược Đông Dương
Ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, bộ máy đàn áp được tăng cường, thiết quân luật được ban bố Các cuộc cách mạng bị thực dân
1
Trang 3Pháp thẳng tay đàn áp Việc tuyên truyền cộng sản bị nghiêm cấm với mục đích nhằm cô lập, đặt Đảng cộng sản Đông Dương ra ngoài vòng pháp luật, cùng với đó là thủ tiêu các quyền tự do, dân chủ, cấm các tờ báo tuyên truyền, nhà xuất bản, cấm tụ tập đông người Từ những điều kiện lịch sử trong và ngoài nước như trên,
Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ VI (tháng 11/1939) đã đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc, chống tô cao, lãi nặng, thay khẩu hiệu “ lập chính quyền toàn Đảng toàn dân; thay khẩu hiệu “ lập chính quyền Xô viết công – nông – binh “ bằng khẩu hiệu “ lập chính quyền dân chủ cộng hòa ” Từ những chủ trương của Đảng đề ra trong Hội nghị đã cho thấy việc bắt đầu thể hiện sự chuyển hướng chiến lược bằng xác định nhiệm vụ quan trọng nhất là nhiệm vụ giải phóng dân tộc Vì thế, cũng qua hội nghị này, Đảng đã đưa ra các quyết định về việc tạm gác lại đấu tranh giai cấp, chủ yếu tập trung lực lượng, đoàn kết mọi tầng lớp, giai cấp để chống lại kẻ thù
1.2.Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn đến Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ VII (tháng 11/1940)
Tháng 6/1940 Đức tấn công Pháp Pháp đầu hàng, chính phủ phản động Pê -tanh lên cầm quyền tại Đông Dương Đến tháng 9/1940, Phát xít Nhật đổ bộ vào Đông Dương Thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật để cùng nhau bóc lột, cai trị Dưới cảnh “một cổ hai tròng” nhân dân ta phải chịu cảnh áp bức bóc lột vô cùng khổ sở Mâu thuẫn dân tộc bị đẩy lên mức cao nhất chưa từng có Vì vậy, nhân dân ta đã nổi dậy với các cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ
Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ VII (tháng 11/1940) được triệu tập để họp bàn Hội nghị khẳng định chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, tạm rút khẩu hiệu cách mạng ruộng đất của Hội nghị BCH Trung ương Đảng tháng 11/1939 là đúng , đồng thời khẳng định sự chuyển hướng đề ra trong Hội nghị lần thứ VI là hoàn toàn đúng đắn Từ đó Đảng đã đánh dấu sự chuyển hướng chiến lược một cách chính thức với các chủ trương như tổ chức các đội tự vệ, trực tiếp vũ trang cho quần chúng, tiến lên vũ trang bạo động, Đây chính là hội nghị có
2
Trang 4ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử Việt Nam nói chung và góp phần vô cùng quan trọng vào sự thành công của Cách mạng tháng Tám 1945 nói riêng
1.3 Bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước dẫn đến Hội nghị BCH trung ương Đảng lần thứ VIII (tháng 5/1941)
Trong khoảng thời gian từ đầu năm 1941, chiến tranh Thế giới thứ hai lan rộng, lôi cuốn nhiều dân tộc trên thế giới tham gia Ở Đông Dương, quân Pháp - Nhật vẫn tiếp tục cấu kết với nhau, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, ngày 28 tháng 1 năm
1941 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, chủ trì Hội nghị lần thứ VIII của BCH Trung ương Đảng Hội nghị đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược với các nội dung:
Thứ nhất, “Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu”, nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta là mâu thuẫn giữa dân tộc với phát xít Nhật và thực dân Pháp
Thứ hai, BCH Trung ương Đảng thành lập mặt trận Việt Minh vào ngày 19/05/1941 nhằm mục đích đoàn kết lực lượng cách mạng, hướng tới mục tiêu giải phóng dân tộc
Thứ ba, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang được coi là nhiệm vụ trung tâm của Đảng ta trong giai đoạn này Dự kiến hình thức khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa Để chuẩn bị cho kế hoạch ấy, Việt Nam bắt đầu xuất hiện những tổ chức, lực lượng vũ trang lớn mạnh và phát triển nhanh chóng như đội du kích ở khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai phát triển thành Trung đội cứu quốc quân I, ngày 15/9/1941 Trung đội cứu quốc quân II
ra đời,…
2 Quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945
2.1 Chuẩn bị về Chủ trương, đường lối
Ngay từ ngày đầu mới thành lập Đảng đã nêu chủ trương kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và quan điểm này đã thể hiện được sức mạnh của nó ngay ở cao trào cách mạng 1930- 1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh Dựa vào sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược Sự chuyển hướng được thể hiện đầy đủ qua Hội nghị Trung ương 6
3
Trang 5(11/1939), Hội nghị Trung ương 7 (11/1940), Hội nghị Trung ương 8 (5/1941)
Nội dung cốt lõi của sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược bao gồm: Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách của nhân dân Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động, chia lại đất công, giảm tô, đặt vấn
đề khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm; tập hợp mọi lực lượng tiêu biểu để thành lập mặt trận chung lấy tên là: “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (tháng 11/1939) sau là Việt Nam độc lập Đồng Minh (tháng 5/1941); phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh dưới những hình thức phù hợp với tình hình mới; Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết và quan
hệ mật thiết với Cách mạng thế giới Chủ trương chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng qua các Hội nghị 6, 7, 8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và
có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Tổng khởi nghĩa giành chính quyền giai đoạn 1939 – 1945
2.2 Chuẩn bị lực lượng chính trị
Khi xác định và đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng đã đẩy mạnh quá trình xây dựng lực lượng chính trị vững mạnh Quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị gắn liền với sự xây dựng và phát triển của Việt Minh
Ngày 19/5/1941, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là “Hội cứu quốc” như “Nông dân cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”,
“Thanh niên cứu quốc”…1, với mục đích ““Liên hiệp hết các tầng lớp nhân
dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đặng cùng nhau đánh đuổi Nhật, Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” Mặt trận Việt Minh đã trở thành nơi
tập trung khối đại đoàn kết toàn dân, là nơi tập hợp, giác ngộ và rèn luyện lực lượng chính trị rộng lớn Ngày 25/10/1941, Việt Minh công bố Tuyên ngôn,
1 Quang Minh, Chuẩn bị chu đáo, nhạy bén nắm bắt thời cơ - vấn đề cốt lõi trong thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
https://www.tapchicongsan.org.vn/truyen-thong-hien-tai/-/2018/23036/chuan-bi- chu-dao%2C-nhay-ben-nam-bat-thoi-co -van-de-cot-loi-trong-thang-loi-cach-mang-thang-tam-nam-1945.aspx, truy cập 2/2/2023
4
Trang 6Chương trình và Điều lệ, thể hiện chủ trương cứu nước của Đảng: “Làm cho
nước Việt Nam hoàn toàn độc lập” Chương trình Việt Minh đáp ứng được
nguyện vọng cứu nước của mọi giới đồng bào nên phong trào Việt Minh phát triển rất mạnh, mặc dù bị kẻ thù khủng bố gắt gao Năm 1942, Hội Cứu quốc được thành lập trên khắp các châu tại Cao Bằng Ngay sau đó, Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh lâm thời liên tỉnh Cao – Bắc – Lạng được thành lập Từ khi thành lập cho đến giữa năm 1945, Việt Minh có gần 5 triệu hội viên
Đảng tích cực chăm lo xây dựng và củng cố tổ chức, mở nhiều lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo cán bộ về chính trị, quân sự, binh vận Ngoài
ra, Đảng cũng chú trọng công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp, những ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít, từ TW đến địa phương đều có các ban binh vận Bên cạnh đó, báo chí của Đảng và mặt trận
Việt Minh như Giải phóng, Cờ giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc, đã góp
phần vào việc tuyên truyền đường lối chính sách, hướng dẫn quần chúng đấu tranh Đến năm 1943, Đảng công bố bản Đề cương về văn hoá Việt Nam do đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo, xác định văn hóa cũng là một trận địa cách mạng, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng Năm 1944, Đảng Dân chủ Việt Nam và Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam được thành lập, thu hút trí thức yêu nước và các nhà hoạt động văn hóa, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc Nhờ xác định được nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, lực lượng chính trị ngày càng lớn mạnh: cuối năm 1939, Đảng có 2.300 đảng viên với gần 300 chi bộ; năm
1943, các chi bộ và đảng viên đặc biệt tăng nhanh ở khu căn cứ Cao – Bắc – Lạng: từ 2.850 đảng viên (1943) tăng lên 3.150 (1944); số chi bộ tăng từ 300 (1943) tới gần 400 (1944)2; đến khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra, Đảng có khoảng 5.000 đảng viên Có thể thấy, lực lượng chính trị quần chúng
là lực lượng đông đảo nhất, giữ vai trò quyết định trong Tổng khởi nghĩa
2.3 Chuẩn bị lực lượng vũ trang
Để tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, bên cạnh những chuẩn
bị về chủ trương, đường lối, hay xây dựng lực lượng chính trị thì xây dựng
2 Hồ Khang, Xây dựng lực lượng cách mạng trong vận động khởi nghĩa giành chính quyền 1939 – 1945,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Bộ Quốc Phòng
5
Trang 7lực lượng vũ trang cho Tổng khởi nghĩa cũng vô cùng quan trọng Hội nghị BCH trung ương lần thứ VIII tháng 5/1941 với Nghị quyết đại hội đã chỉ rõ:
“Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” 3
Thực tế đã cho thấy lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định trong việc phát triển chiến tranh du kích, hay xa hơn là xây dựng căn cứ địa cách mạng Trong giai đoạn 1930-1931 với phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh, các đội
Tự vệ đỏ lần lượt ra đời Có thể nói, đây là cơ sở đầu tiên để xây dựng lực
lượng vũ trang 4 Các hoạt động của các lực lượng tự vệ góp phần tạo ra cơ sở chính trị quần chúng, điển hình là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (9/1940) Nhận định rằng sẽ có một cao trào cách mạng, Hội nghị trung ương lần thứ VII (11/1940) quyết định duy trì lực lượng vũ trang từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
5 (Đội du kích Bắc Sơn) Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, Đội du kích Bắc Sơn được đổi thành Cứu quốc quân, với phương châm xây dựng, hoạt động là vừa chiến đấu để bảo vệ, vừa mở rộng, phát triển và củng cố khu căn cứ Trên cơ sở Cứu quốc quân và các đội du kích tự vệ khác, lực lượng ngày càng phát triển ở các chiến khu Cao Bắc Lạng, Thái – Hà -Tuyên Đây là lực lượng nòng cốt để phong trào diễn ra ngày càng mạnh mẽ
Từ năm 1944, tình hình thế giới và trong nước có những biến chuyển quan trọng Cùng với đó, Mặt trận Việt Minh ra đời (5/1941), đoàn kết các tầng lớp nhân dân cùng đấu tranh Cũng trong đầu tháng 5/1944, Tổng bộ
Việt Minh ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”, cùng lời kêu gọi nhân dân “sắm
vũ khí, đuổi thù chung” 6 Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, đánh dấu bước phát triển về tổ chức của lực lượng vũ trang cách mạng, bước đầu hình thành ba thứ quân: Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là lực lượng
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H 2000, tr.129.
4 Dương Đình Lập, Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cho Tổng khởi nghĩa thành công, Báo điện
tử Quân Đội Nhân Dân, https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-vn/xay-dung-va-phat-trien-luc-luong-vu-trang-cho-tong-khoi-nghia-thanh-cong-631706 , truy cập ngày 1/2/2023.
5
Nguyễn Văn Sự, Bài học về xây dựng lực lượng và chớp thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm
1945, Báo Tuyên giáo, https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/bai-hoc-ve-xay-dung-luc-luong-va-chop-thoi-co-trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945-123786 , truy cập ngày 1/2/2023.
6
Ngô Thị Thúy Mai, Lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, Trang thông tin điện tử Trường Chính trị tỉnh Kon Tum, https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/luc-luong-vu-trang-trong-cach-mang-thang-tam-nam-1945-91.html , truy cập ngày 2/2/2023.
6
Trang 8chủ lực, đội du kích tập trung của các tỉnh lỵ, huyện lỵ và các lực lượng tự vệ
ở các làng xã Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đẩy mạnh vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị và quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng góp phần củng cố và mở rộng khu căn cứ Cao - Bắc - Lạng.7
Ngày 15/5/1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ tại Hiệp Hòa (Bắc Giang), chủ trương thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân, phát triển lực lượng bán vũ trang Sự ra đời của Việt Nam giải phóng quân đã đánh dấu một bước phát triển mới của lực lượng vũ trang về quy mô, tổ chức Có thể nói, vai trò của việc xây dựng lực lượng vũ trang là vô cùng quan trọng, bởi nếu không xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng từ trước thì khi đến thời cơ chín muồi cũng không thể phát động Tổng khởi nghĩa
2.4 Chuẩn bị căn cứ địa cách mạng
Bên cạnh xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, việc xây dựng và củng cố căn cứ địa cách mạng cũng không kém phần quan trọng, nhất là trong hoàn cảnh “một cổ hai tròng” Pháp - Nhật thống trị
Đây là vùng được chọn để làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra các vùng khác
Năm 1940, sau khi diễn ra cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, vùng Bắc Sơn
-Võ Nhai theo chỉ thị của Trung ương Đảng được xây dựng thành một trung tâm căn cứ địa, đồng thời gắn liền với sự ra đời của đội du kích Bắc Sơn
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta Người chọn Cao Bằng làm nơi đầu tiên xây dựng căn cứ địa Từ đây, căn cứ địa cách mạng ngày càng được mở rộng, phát triển thành chiến khu Cao - Bắc - Lạng
Đặc biệt, tháng 6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập, gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và một phần các tỉnh Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên 8Việt Bắc được xây dựng thành một căn cứ địa hoàn chỉnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm chỗ dựa vững chắc của cách mạng
7 Bộ Giáo dục & Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia
Sự thật, Hà Nội, tr.104.
8Dương Đình Lập, Xây dựng, củng cố căn cứ địa trong khởi nghĩa giành chính quyền, Báo điện tử Quân
Đội Nhân Dân, https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-vn/xay-dung-cung-co-can-cu-dia-trong-khoi-nghia-gianh-chinh-quyen-547202, truy cập ngày 11/2/2023.
7
Trang 9cả nước, thực hiện 10 chính sách lớn của Việt Minh Đồng thời, Ủy ban chỉ huy lâm thời khu giải phóng được thành lập Nhờ có căn cứ địa cách mạng, công cuộc chuẩn bị lực lượng được tiến hành chu đáo Có thể nói, vai trò của căn cứ địa cách mạng rất quan trọng, khi đây là nơi đảm bảo tính bí mật của lực lượng cách mạng, cung cấp sức người, sức của cho công cuộc Tổng khởi nghĩa, từ đây tạo tiền đề quan trọng để cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra thắng lợi
Nhờ việc chuẩn bị kĩ càng mọi mặt trước Tổng khởi nghĩa trong suốt
15 năm, đặc biệt là giai đoạn 1939 – 1945, ngay khi bắt đầu xuất hiện thời cơ cách mạng, Đảng đã nhanh chóng tận dụng và phát động Tổng khởi nghĩa,
mở ra một chiến thắng huy hoàng, vang dội mà ít đổ máu Từ sự chuẩn bị đó, nước Việt Nam đã có một trang lịch sử hào hùng với cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945
3 Liên hệ trách nhiệm của sinh viên trong xây dựng và bảo vệ đất nước
Từ những kinh nghiệm đúc rút từ sự thắng lợi vang dội của Cách mạng tháng Tám năm 1945, thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cũng tiếp thu được không
ít những bài học để tiếp tục công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Cách mạng tháng Tám thắng lợi do sự chuẩn bị mọi mặt một cách kĩ càng trong 15 năm trời ròng rã; ngày nay, để Việt Nam có thể đạt được những thành công, muốn sánh vai với các cường quốc thì tầng lớp thanh niên, đặc biệt là sinh viên cũng phải “chuẩn bị mọi mặt”
Thứ nhất, sinh viên cần có trách nhiệm rèn luyện, trau dồi phẩm chất chính trị, và kiên vững với lập trường chính trị của Đảng Cộng Sản Nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt Nam khi đất nước bị xâm lược thì thanh niên luôn là lực lượng nòng cốt trên mọi mặt trận Do đó, các văn kiện của Đảng luôn đề cao và đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách bồi dưỡng những
lớp kế cận Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định “Tăng
cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc” Vậy trách nhiệm đặt ra với mỗi
sinh viên Việt Nam là phải nhận thức được những tư tưởng chính trị đúng đắn; tự chủ động, tự giác, tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng; làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Tuy nhiên,
8
Trang 10trong thời gian gần đây, có một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ có tư tưởng suy thoái về đạo đức chính trị, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” lên án chống phá các chính sách của Nhà nước Vì vậy với tri thức của mình, sinh viên cần tích cực đấu tranh, phê phán quan điểm sai trái, triệt tiêu tác động bên ngoài Đây cũng là những mục tiêu hướng đến để sinh viên thể hiện được trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ đất nước
Thứ hai, mỗi sinh viên có trách nhiệm học tập, sáng tạo không ngừng trên mọi lĩnh vực, công việc, hoàn cảnh Trong thời đại công nghiệp 4.0, các nước đang ra sức phát triển về công nghệ, kĩ thuật thì yêu cầu cấp thiết với Việt Nam là phải nhanh chóng bắt kịp và vận dụng Nhận thức rõ điều này, Đảng và Nhà nước trong Đại hội Đảng XIII đã đưa ra những chủ trương phát triển nền kinh tế số, xã hội số; công nghiệp hóa, hiện đại hóa.9 Trong đó sinh viên với vai trò là nguồn “nhân lực” chất lượng cao đóng vai trò vô cùng quan trọng Vì thế hệ trẻ có trách nhiệm kế thừa, phát huy những công nghệ, kĩ thuật mới, trang bị cho mình một nền tảng vững vàng để đáp ứng nhu cầu hội nhập đất nước Ví dụ trong lĩnh vực tin học quốc tế, sinh viên Bùi Hồng Đức
đã suất sắc dành được hai huy chương vàng quốc tế, Huân chương Lao động hạng Nhất 10; trong lĩnh vực khởi nghiệp, Thành Đoàn Hồ Chí Minh đã vinh danh sản phẩm nón sợi dừa của sinh viên Nguyễn Phúc Sang11 Bên cạnh đó, trong cuộc chạy đua toàn cầu hóa với những lợi ích về kinh tế và môi trường, thế giới coi ô tô điện là xu hướng phát triển và Việt Nam đã và đang nhanh chóng bắt kịp, cụ thể Vinfast với đội ngũ kĩ sư trẻ được đào tạo nước ngoài đã
có những dòng xe như VF7, VF8, E34 được quốc tế đánh giá cao Qua đó, có thể thấy trách nhiệm học tập, sáng tạo và đổi mới của sinh viên là yếu tố nòng cốt để có được những thành công trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước
Thứ ba, sinh viên có trách nhiệm rèn luyện đạo đức, gìn giữ bản sắc
văn hóa dân tộc, sẵn sàng cống hiến Trong nền kinh tế hội nhập, tiếp thu
những sản phẩm từ các quốc gia phát triển sẽ không tránh khỏi tình trạng sinh
9 Nguyễn Duy Khanh, Thế hệ trẻ tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/the-he-tre-tam-trong-tri-sang-hoai-bao-lon-xung-kich-xay-dung-va-bao-ve-to-quoc-589554.html, truy cập ngày 31/01/2023
10 Thảo Vy (2020), Bùi Hồng Đức: “chàng trai vàng” với điểm số tuyệt đối tại Olympic Tin học quốc tế, Báo ảnh Việt Nam, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/bui-hong-duc-chang-trai-vang-voi-diem-so-tuyet-doi-tai-olympic-tin-hoc-quoc-te-244171.html, truy cập ngày 13/02/2023
11 Sinh viên khởi nghiệp với nón chỉ sợi dừa (2017), Cổng thông tin điện từ đồng khởi nghiệp tỉnh Bến Tre, http://sonnuocmiennam.com/dongkhoikhoinghiep/sinh-vien-kho%cc%89i-nghie%cc%a3p-voi-non-chi%cc%89-xo-dua/, truy cập ngày 13/02/2023
9