1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận học phần khuynh hướng văn học và loại hình tác gia văn học trung Đại việt nam khuynh hướng lão trang trong văn học trung Đại việt nam

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khuynh Hướng Lão Trang Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam
Tác giả Đoàn Ngọc Yến Nhi, Nguyễn Lê Phương
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quang Huy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm-Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Cử nhân Văn học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 107,25 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUTrong lịch sử văn học Việt Nam, khuynh hướng Lão Trang trong văn học trungđại Việt Nam là một dòng chảy tư tưởng đặc sắc, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ triết họcĐạo giáo, đặc biệt là h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN -

Chuyên ngành: Cử nhân Văn học

Người hướng dẫn khoa học:

TS Nguyễn Quang Huy

Đà Nẵng, tháng 10/2024

Trang 2

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC NHÓM

HỌC PHẦN: KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIA

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

Kính gửi: T.S Nguyễn Quang Huy - Giảng viên lớp 23 CVH học phần

Khuynh hướng văn học và loại hình tác gia văn học trung đại Việt Nam

Tôi tên là: Đoàn Ngọc Yến Nhi là thư kí nhóm thay mặt cho nhóm trưởng Nguyễn LêPhương lớp 23 CVH Sau đây, tôi xin lập biên bản đánh giá hiệu suất làm việc nhómcủa các thành viên nhóm cho bài tập được giao

1 Đề tài của nhóm là: “Khuynh hướng Lão – Trang trong văn học trung đại ViệtNam”

2 Bảng phân công công việc và đánh giá hiệu suất làm việc:

hoàn thành

Bảng hiệu suất đánh giá đã thông qua và thống nhất bởi các thành viên trong nhóm

Sinh viên lập biên bản Đại diện nhóm học tập Nhóm trưởng

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 2

1.1 Cơ sở văn hóa 2

1.1.1 Khái quát về Lão – Trang 2

1.1.1.1 Lão Tử và Đạo Đức Kinh 2

1.1.1.2 Trang Tử và Nam Hoa Kinh 3

1.1.2 Hành trình du nhập của tư tưởng Lão – Trang vào Việt Nam 4

1.1.3 Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong văn học Việt Nam trước thế kỉ XVI …… 6

1.1.3.1 Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong văn học thế kỉ X – XIV 6

1.1.3.2 Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong văn học thế kỷ XV – XVI 8

1.2 Đội ngũ sáng tác trong khuynh hướng Lão – Trang 9

1.2.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1018) 9

1.2.2 Nguyễn Dữ (?-?) 10

1.2.3 Nguyễn Công Trứ (1778-1858) 11

1.2.4 Các tác giả khác 12

1.3 Nội dung tư tưởng chủ đề 12

1.3.1 Tri túc, cầu nhàn – một vấn đề cơ bản trong tư tưởng Lão – Trang 12

1.3.2 Nhàn - Cách sống an nhiên và thức thời 14

1.3.3 Tinh thần vô vi, tiêu dao của Lão –Trang 18

1.3.4 Quan niệm đời là giấc mộng của Trang Tử 21

1.4 Hình thức thể loại 25

1.5 Nghệ thuật ngôn ngữ 27

KẾT LUẬN 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử văn học Việt Nam, khuynh hướng Lão Trang trong văn học trungđại Việt Nam là một dòng chảy tư tưởng đặc sắc, chịu ảnh hưởng sâu sắc từ triết họcĐạo giáo, đặc biệt là học thuyết của Lão Tử và Trang Tử Đạo giáo là một trong nhữngnền tảng tư tưởng lớn ở phương Đông, với trọng tâm là triết lý về sự hòa hợp giữa conngười và thiên nhiên, lối sống vô vi (không hành động trái với tự nhiên) và đề cao sựgiản dị, thanh tịnh Tư tưởng này đã thâm nhập vào văn hóa và văn học Việt Nam, tạonên một khuynh hướng tư tưởng đặc trưng trong thời kỳ văn học trung đại Tư tưởngLão Tử nhấn mạnh vào nguyên lý "vô vi" và "đạo", cho rằng con người nên sống theo

tự nhiên, không cưỡng cầu, không tìm kiếm quyền lực hay lợi ích vật chất Trang Tử,tiếp nối tư tưởng của Lão Tử, còn đi sâu hơn vào việc ca ngợi cuộc sống tự do, thoáttục, đề cao sự phóng khoáng trong tư tưởng, sự hòa nhập giữa con người với thiênnhiên, và sự coi thường các giá trị thế tục như danh vọng và quyền lực

Trong văn học trung đại Việt Nam, khuynh hướng Lão Trang được thể hiện rõrệt thông qua hình ảnh con người ẩn dật, xa lánh cuộc sống chốn quan trường, tìm đếnthiên nhiên để sống cuộc sống tự do, vô ưu vô lo Hình ảnh của những ẩn sĩ sống giữarừng núi, tách biệt với xã hội, không màng đến danh lợi thường thấy trong nhiều tácphẩm văn học thời Lý, Trần và Nguyễn Các nhà văn, nhà thơ chịu ảnh hưởng bởikhuynh hướng này thường miêu tả cuộc sống thanh đạm, nhưng tràn đầy niềm vui và

sự tự tại, đối lập với sự phức tạp và xô bồ của chốn quan trường và đô thị Từ đó,khuynh hướng Lão Trang đã góp phần làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam vớimột chiều sâu tư tưởng và triết lý nhân sinh độc đáo

NỘI DUNG

1.1 Cơ sở văn hóa

1.1.1 Khái quát về Lão – Trang

1.1.1.1 Lão Tử và Đạo Đức Kinh

Lão Tử tức chưa rõ năm sinh, năm mất, nhưng theo ý kiến chung nhất là ôngsống vào khoảng thế kỉ thứ VI-V trước công nguyên, là một nhà tư tưởng vĩ đại củaTrung Hoa cổ đại, là người sáng lập trường phái Đạo gia (đạo Lão) Ông tên thật là LýNhĩ, tên thường gọi là lão Đam, người làng Khúc Nhân, hương Lệ, nước Sở Ông làmchức quan giữ sách nhà Chu, học rộng biết nhiều, sau về quê ở ẩn Về giai thoại củaLão Tử: Tương truyền, trước khi về ở ẩn đến cửa quan, viên quan coi cửa là Doãn Hibảo: “Ông sắp đi ở ẩn, ráng vì tôi mà viết sách để lại” Thế là lão Tử viết một cuốn

Trang 5

sách chỉ gồm khoảng năm ngàn chữ bàn về “Đạo” và “Đức” (tức là Đạo Kinh Đức).Viết xong rồi bỏ đi, về sau không ai còn nghe đến, không biết sống chết ra sao.

Cuốn Đạo Đức Kinh tổng cộng gồm có 81 chương, hơn 5000 chữ Hán gồm có hai thiên, thiên trước bàn về Đạo (Thượng Kinh), thiên sau bàn về Đức (Hạ Kinh) Thượng Kinh gồm 37 chương, bắt đầu bằng câu: “Đạo khả Đạo phi thường Đạo” Hạ Kinh gồm 44 chương, bắt đầu bằng câu: “Thượng Đức bất Đức thị dĩ hữu Đức” Tư tưởng của Lão Tử truyền lại trong tác phẩm Đạo Đức Kinh rất phong phú và uyên

thâm, dù trải qua mấy ngàn năm người đọc vẫn có thể tiếp thu được những điều bổ ích

1.1.1.2 Trang Tử và Nam Hoa Kinh

Trang Tử (369-286) tên là Chu, người nước Tống, huyện Mông, ở khoảng giữahai tỉnh Sơn Đông và Hồ Nam ngày nay Ông là một nhà Lão học danh tiếng nhất

trong làng Lão học cổ điển Theo Sử ký mục “ Lão Trang Thân Hàn Liệt truyện”, ông

đồng thời với vua Huệ Vương nước Lương và Tuyên Vương nước Tề, tức là đồng thờivới Mạnh Tử Là nhà tư tưởng lớn trong phái Đạo gia, là người kế tục tư tưởng của

Lão Tử Cũng như Lão Tử, tư liệu sớm nhất chép về Trang Tử là ở bộ Sử ký của Tư Mã Thiên Sử gia Tư Mã Thiên viết về Trang Tử khá vắn tắt : “ Trang tử, người đất Mông, tên Chu, làm quan lại ở Vườn Sơn ( Tất Viên)” sau đó sống ẩn dật cho đến cuối

đời Nhưng điều chắc chắn là Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử và Huệ Thi thờiLương Huệ Vương và Tề Tuyên Vương Đất Mông được xác định nằm trong đấtTống, thuộc tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) ngày nay Trang Tử là một trong những nhà

tư tưởng đặc biệt vào loại hạng nhất thời ấy, rất giởi kể chuyện, có sức tưởng tưởng vô

cùng phong phú Tác phẩm Nam Hoa Kinh của Trang Tử viết theo thể văn xuôi, mang

màu sắc ngụ ngôn Ở cuốn sách này Trang Tử có sự nhất trị về quan điểm, tư tưởngvới Lão Tử Ông và Lão Tử được xem là hai tác giả nồng cốt của Đạo gia và làm nênhọc thuyết Lão – Trang, một trào lưu tư tưởng ở Trung Quốc cổ đại có ảnh hưởngmạnh mẽ từ xưa tới nay, từ phương Đông tới phương Tây

Có người lý giải, sở dĩ bộ sách có tên Nam Hoa Kinh (hay còn gọi là Nam Hoa Chân Kinh) bởi nó được viết khi Trang Tử ở ẩn tại núi Nam Hoa thuộc nước Tống.

Đây là bộ sách mà Kim Thánh Thán liệt vào hạng nhất trong lục tài tử thư của TrungQuốc

Bản lưu hành ngày nay gồm 33 chương, chia làm ba phần:

Nội thiên - gồm 7 thiên có tựa đề là: Tiêu dao du, Tề vật luận, Dưỡngsinh chủ, Nhân gian thế, Đức sung phù, Đại tôn sư, Ứng đế vương

Trang 6

Ngoại thiên - gồm 15 thiên có tựa đề là: Biền mẫu, Mã đề, Khu khiếp,Tại hưu, Thiên địa, Thiên đạo, Thiên vận, Khắc ý, Thiện tình, Thu thủy, Chílạc, Đạt sinh, Sơn mộc, Điền tử phương, Tri bắc du.

Tạp thiên - gồm 11 thiên: Canh tang sở, Từ vô qui, Tắc dương, Ngoạivật, Ngu ngôn, Nhượng vương, Đạo chích, Thuyết kiếm, Ngư phù, Liệt ngưkhẩu, Thiên hạ

1.1.2 Hành trình du nhập của tư tưởng Lão – Trang vào Việt Nam

Với cốt lõi là lối hành xử thuận theo tự nhiên, tinh thần phóng khoáng, chuộng tự

do, yêu thiên nhiên, theo đuổi lối sống tiêu dao, tự tại, tư tưởng Lão – Trang có mộtsức hấp dẫn đặc biệt đối với nhiều nghệ sĩ từ cổ chí kim trên hầu khắp các quốc gianằm trong vùng ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa Ở Việt Nam, trong suốt thời kỳ trungđại, biểu hiện của sự ảnh hưởng này trong văn học tuy đậm nhạt khác nhau ở từng giaiđoạn cụ thể nhưng chúng ta đều có thể tìm thấy sự có mặt tư tưởng Lão – Trang trongnhiều tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn lớn Các nhà nghiên cứu thường gọi sự ảnhhưởng “ tư tưởng Lão – Trang” là sự ảnh hưởng “ Đạo gia – Đạo giáo” Tuy nhiêncũng nên có sự phân biệt ở đây Khi nói đến tư tưởng Lão- Trang là nói đến hệ thốngtriết thuyết mà Lão – Trang đề xướng Nói đến Đạo gia là nói đến những người cócùng tư tưởng hoặc theo khuynh hướng tư tưởng Lão – Trang, lấy Đạo làm hạt nhận

để xây dựng triết thuyết của mình Những người sống gần với Lão – Trang thuộc Đạogia có thể kể đến như Dương Tử, Liệt Tử Còn Đạo giáo là tổ chức tôn giáo lấy triếtthuyết của Lão – Trang làm nền tảng thuyết lý và nâng lên thành những hoạt độngmang tính chất tín ngưỡng như học cách tu tiên, xây dựng những nhân vật thần tiêntrong một thế giới thần tiên để ngưỡng vọng, luyên phép thuật, luyện thuốc trườngsinh bất lão và tất cả đã thông qua sự tiếp nhận của nhà thơ nhà văn mà đi vào thếgiới thơ văn Suy cho cùng tất cả đều xuất phát từ lý thuyết về Đạo mà Lão – Trangxây dựng Những từ ngữ, hình ảnh từ Đạo gia – Đạo giáo đi vào thơ văn cũng chính làsản phẩm nảy sinh từ tư tưởng Lão – Trang Cho nên khi xem xét ảnh hưởng của tưtưởng Lão – Trang trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam thì phải xem xét cảnhững yếu tố ảnh hưởng thuộc về Đạo gia – Đạo giáo

Tư tưởng Lão – Trang, bắt nguồn từ Đạo giáo, đã du nhập vào Việt Nam thôngqua nhiều con đường, chủ yếu qua các ảnh hưởng văn hóa, triết học và tôn giáo từTrung Quốc Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc (179 TCN - 938), Việt Nam chịuảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa Trung Quốc, trong đó có Nho giáo, Phật giáo, và Đạo

Trang 7

giáo Lão Tử, người sáng lập Đạo giáo, cùng với tư tưởng Trang Tử, đã được du nhậpvào Việt Nam thông qua các nhà Nho, học giả và giới quý tộc Việt Nam chịu ảnhhưởng từ các triết gia Trung Hoa Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tư tưởng Lão - Trangvẫn chưa được phổ biến rộng rãi, mà chủ yếu tồn tại trong giới trí thức và tôn giáo.Thời Lý – Trần (thế kỷ 11-14), đây là giai đoạn mà Phật giáo chiếm ưu thế trong đờisống tinh thần của người Việt, nhưng Đạo giáo, với tư tưởng Lão - Trang, cũng dầntìm được chỗ đứng nhất định trong triều đình và văn hóa dân gian Triết lý "vô vi" củaLão Tử, tức không can thiệp mạnh vào cuộc sống mà thuận theo tự nhiên, đã phù hợpvới tư tưởng trị quốc của các vua nhà Trần, đặc biệt là trong việc giữ hòa bình, tránhchiến tranh không cần thiết Nhiều nhà Nho, quan lại có tư tưởng ẩn dật, sống thanhtịnh cũng chịu ảnh hưởng từ Lão Trang, như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông ThờiHậu Lê và giai đoạn Nho giáo thịnh hành (thế kỷ 15-18) Nho giáo trở thành hệ tưtưởng chính thống trong triều đình, nhưng tư tưởng Lão - Trang vẫn tiếp tục tồn tại,đặc biệt trong giới trí thức có khuynh hướng từ bỏ chốn quan trường, tìm về cuộc sống

ẩn dật và thanh tịnh Các tác phẩm văn học thời kỳ này, chẳng hạn của Nguyễn BỉnhKhiêm, thể hiện tư tưởng “vô vi” và lối sống xa rời danh lợi phù hợp với Đạo giáo.Ông nổi tiếng với các bài thơ thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên và thái độ bình thảntrước những biến động của thế sự Thời Nguyễn và phong trào ẩn dật (thế kỷ 19) Đếnthời nhà Nguyễn, tư tưởng Lão - Trang càng rõ nét trong văn học và đời sống củanhiều nhà Nho lớn Nhiều trí thức như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đã thể hiện sựhòa trộn giữa Nho giáo và Đạo giáo trong tư tưởng và lối sống Các nhà Nho thất thếtrong việc quan trường thường quay về với tư tưởng Lão - Trang, sống an nhàn, tìm vềvới thiên nhiên, bày tỏ sự khinh bạc với danh lợi và quyền lực Đạo giáo thời kỳ nàyđược gắn với tinh thần thoát tục, giải thoát khỏi những áp lực của cuộc sống thế tục.Ngoài giới trí thức, tư tưởng Lão – Trang còn thấm sâu vào văn hóa dân gian,đặc biệt thông qua Đạo giáo dân gian và tín ngưỡng bản địa Người Việt tiếp nhận tưtưởng "vô vi" và sự hòa hợp với tự nhiên trong đời sống hàng ngày, thể hiện qua cáctín ngưỡng liên quan đến việc thờ cúng thần linh, bảo vệ mùa màng và cầu mong sựbình yên

1.1.3 Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong văn học Việt Nam trước thế

kỉ XVI

1.1.3.1 Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong văn học thế kỉ X – XIV

Hơn một thế kỷ đất nước chúng ta chịu sự đô hộ và kiểm soát của đất nướcTrung Hoa nên việc chịu ảnh hưởng và tiếp biến văn hóa từ Trung Hoa là điều không

Trang 8

tránh khỏi Và hệ tư tưởng đầu tiên ở Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam là Nhogiáo với những nội dung chủ yếu như: mệnh trời, đức trị và chính danh, đạo đức vớinhững đại diện ưu tú bậc nhất thời bấy giờ Chu Công Đáng, Khổng Tử, Mạnh Tử,Đổng Trọng Thư Tuy nhiên tư tưởng Nho giáo không đáp ứng được nhu cầu đờisống chính trị, xã hội bấy giờ Bên cạnh Nho giáo thì Phật giáo cũng đóng một vai tròrất lớn không thể thiếu trong ý thức xã hội phong kiến Việt Nam, ý niệm Phật giáo chủyếu xoay quanh hai vấn đề cơ bản: Đạo Phật quan niệm vạn vật không do một thượng

đế nào làm ra mà do vận động của bản thân nó, đạo Phật quan niệm cuộc đời là bể khổ,

và muốn giải thoát khỏi bể khổ ấy thì phải biết tu tâm Phật giáo có nhiều tông phái mànổi trội nhất là Thiền Tông Tuy nhiên trong quá trình hội nhập hai học thuyết này ítnhiều đã bộc lộ những hạn chế và thiếu sót của mình, không đủ khả năng dẫn dắt conngười thoát khỏi bể khổ nhân sinh, cho nên Đạo giáo xuất hiện Đạo giáo chủ trưởng

vô vi, nghĩa là thuận theo tự nhiên mà sống, đơn giản hóa chính trị, nới lỏng pháp luật,hình thành ở con người lối sống tiêu dao, phóng nhiệm, không màng nhân thế, ưathích thiên nhiên và nhàn tản Người sáng lập ra Đạo giáo đầu tiên phải kể đến là Lão

Tử, Trang Tử mới là người tiếp nối và phát triển tư tưởng của ông Ở hai bậc Đạo gianày về tư tưởng có rất nhiều điểm tương đồng và thống nhất, cho nên sau này người tathống nhất tên gọi Đạo gia và những tư tưởng của Đạo gia là tư tưởng Lão – Trang hayhọc thuyết Lão – Trang Ba hệ tư tưởng trên đây đều nhập vào nước ta vào thời kìphong kiến phương Bắc thống trị nên có sự giao thoa với nhau Đặc biệt là ở buổi đầu

từ thế kỷ X đến thế kỉ XIV, ba hệ tư tưởng này đều được coi trọng theo chủ nghĩa tamgiáo đồng nguyên

Văn học trung đại Việt nam ra đời cùng với sự ra đời của quốc gia Đại Việt sauchiến thắng Ngô Quyền năm 938, chiến thắng đã mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ củadân tộc Nhân dân ta giành được độc lập sau cả ngàn năm mất nước, chịu cảnh bị đô hộcho nên nhiệm vụ quan trọng nhất của giai đoạn lịch sử này là xây dựng quốc giathống nhất, độc lập, tự chủ và chống giặc ngoại xâm Chính vì thế, sự kiện loạn 12 sứquân sau khi Ngô Quyền mất đã không ngăn cản được đà phát triển ý thức độc lập tựcường của dân tộc Loạn 12 sứ quân bị dẹp tan, nhà Đinh và Tiền Lê tiếp tục côngcuộc của Ngô Quyền dang dở Nhà Lý, nhà Trần tiếp nối bằng việc phát triển đất nước

về mọi mặt và nâng vị thế quốc gia lên một tầm cao mới Để khẳng định nền độc lậpcủa mình, nhà nước phong kiến Đại Việt một mặt phải củng cố kinh tế vững chắc,quân đội hùng mạnh, một mặt phải xây dựng nền văn hóa riêng biệt Bên cạnh đó, nhànước phong kiến Đại Việt còn có ý thức sử dụng văn hóa như một phương tiện thống

Trang 9

trị Do đó các vương triều Lý, Trần đã khéo kết hợp những thành tựu văn hóa dân tộcdân gian với các hệ tư tưởng mà từ lâu giai cấp thống trị Trung Quốc xem như nềntảng tinh thần của chế độ phong kiến như Nho, Phật, Lão Đầu thế kỉ thứ X khi nhànước giành được độc lập thì Phật giáo và Đạo giáo đang rất thịnh hành vì được cáctriều địa Trung Hoa, nhất là nhà Đường khuyến khích, đề cao Tuy nhiên, có đôi chỗquan điểm của Phật giáo và Đạo giáo tỏ ra không phù hợp với quyền lời của nhà nướcnhất là trong việc củng cố địa vị thống trị và mở mang cơ đồ Nho giáo đã trở thànhcông cụ đắc lực trong việc kiện toàn bộ máy nhà nước và mở mang bờ cõi Ngoài việcđều đặn tổ chức các kỳ thi Nho học, nhà nước phong kiến ở giai đoạn này còn mởtrường Quốc tử giám, lập Văn miếu để thờ các vị thành hiền của Nho gia Nhà nướcphong kiến Đại Việt tuy đề cao Nho giáo nhưng vẫn giữ được sự dung hòa với Phậtgiáo và Đạo giáo Việc tổ chức kỳ thi Tam giáo vào thời vua Lý Cao Tông năm 1195

là một bằng chứng Vì thế giai đoạn này thịnh hành quan niệm “ tam giáo đồngnguyên” Có thể nói rằng, chính bối cảnh lịch sử xã hội của thời kỳ đầu giành độc lậpcùng với đường lối, sách lược của nhà nước phong kiến Đại Việt đã tạo điều kiện chocác hệ tư tưởng khác nhau thâm nhập vào nước ta, trong đó có tư tưởng Lão – Trangđược cụ thể hóa bằng hình thức Đạo giáo

Dấu vết tư tưởng Lão – Trang ảnh hưởng đến văn học giai đoạn này thông quahình thức giáng bút, giáng thiên thư của Đạo giáo Trong triết học Lão – Trang ta gặpkhái niệm “ thiên cơ” nhằm để chỉ một guồng máy (cơ) vận hành mọi thứ trong vũ trụtheo nguyên ký tự nhiên (thiên) Điều này được Đạo giáo xây dựng thành đấng tạohóa, là hóa công, là Ngọc Hoàng hay Thượng Đế, người có quyền quyết định mọi thứtrên đời Thiên cơ thường được tiết lộ hay báo trước một sự việc sắp xảy ra bằng lời

sấm truyền thường là một bài thơ gọi là sấm thi Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược đều trích dẫn câu sấm báo trước như sau: “ Đỗ Thích thí Đinh Đinh /Lê gia xuất thánh minh/ Cạnh đầu đa hoành tử/ Đạo lộ tuyệt nhân hành ” Bài thơ được dịch là:

Đỗ Thích giết hai Đinh ( Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn)/ Họ Lê xuất hiện bậc thánhminh ( chỉ Lê Hoàn)/ Tranh nhau nhiều kẻ chết oan uổng/ Đường sá vắng hẳn người

qua lại Cũng trong Đại Việt sử ký toàn thư và Đại Việt sử lược có ghi một bài sấm thi

ngầm dự báo một loạt sự kiện về sự thay đổi và kế tiếp nhau ở các triều địa Đinh, tiền

Lê, Lý, Trần Các thiền sư như Định Không, Vạn Hạnh cũng có những bài sấm thi nhưthế

Sự xuất hiện những bài sấm thi trong bối cảnh thay đổi triều đại, nhất là sự “dọn đường” của các nhà sư có uy tín trong triều Lý Công Uẩn lên ngôi đã cho ta thấy

Trang 10

Đạo giáo được sử dụng với mục đích chính trị rõ rệt và sức ảnh hưởng lớn của Đạogiáo đối với đời sống tinh thần của xã hội

Đến đời nhà Trần có lẽ do hoàn cảnh xã hội đã thay đổi nên hầu như không thấysấm thi xuất hiện Đến cuối đời Trần, khi Hồ Quy Ly thao túng quyền binh trong triều

và mọi người nhận thấy sẽ có một cuộc soán ngôi, lúc này mới xuất hiện bài Xích chủy hầu được cho là của Trần Duệ Tông Theo Đại Việt Sử Ký Toàn thư, tháng 3 năm

1394, vua Trần Nghệ Tông chiêm bao thấy vua em Trần Duệ Tông đem quân đến vàđọc bài thơ báo vận mệnh của nhà Trần sẽ hết

Cùng tồn tại với Nho giáo và Phật giáo nhưng rõ ràng tư tưởng Lão – Trang cósức ảnh hưởng đến văn học giai đoạn thế kỉ X đến XV không bằng những triết thuyếtthuyết tôn giáo khác Tuy nhiên sự thâm nhập của tư tưởng Lão – Trang vào văn họccũng thể hiện ở nhiều cấp độ: từ mục đích, phương thức sáng tác, đề tài, cảm hứng,đến ngữ liệu, điển cố Mặc dù phải tồn tài bên cạnh Nho, Phật và đôi khi với hìnhthức đạo thuật, nghi thức tôn giáo nhưng tư tưởng Lão – Trang vô hình chung đã ngầmtác động đến tâm hồn, tâm lý sáng táo của thi nhân, làm phong phú thêm diện mạo củavăn học giai đoạn này

1.1.3.2 Ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang trong văn học thế kỷ XV – XVI

Triều Trần suy vong, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần mở ra triều đại nhà Hồ(1400-1407) Triều Minh lấy cớ phò Trần diệt Hồ sang xâm lược nước ta Lê Lợi sau

đó dấy binh khởi nghĩa và khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm (1418-1427) LêLợi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê (1428 -1789) Nhà Lê đi vào xây dựng đất nước vàđạt tới cực thịnh vào thế kỉ XV Nhà nước phong kiến Hậu Lê đã biết tận dụng nhữngđiều kiện của một quốc gia vừa giành được độc lập, một dân tộc vừa mới được giảiphóng để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước Bộ máy nhà nước phong kiến lúc nàyđược xây dựng chặt chẽ hơn: Chính quyền đời Lê đã trở thành một nhà nước quân chủchuyên chế, đồng thời là một nhà nước phong kiến quan liêu Để đào tạo, tuyển chọnnhân sự cung cấp cho bộ máy chính quyền đó, nhà Lê đã lập ra Quốc tử giám ở kinh

đô, mở trường học ở các địa phương Việc thi cử được tổ chức thường xuyên, tổ chức

có nề nếp và quy mô ngày càng mở rộng Điều đó cho thấy Nho học đã phát triển đến

độ cực thịnh vào thế kỉ XV Phật giáo và Đạo giáo không còn giữ vị trí là tôn giáođược coi trọng như thời Lý, Trần nữa Bên cạnh đó nhà nước phong kiến đời Lê đã ítnhiều hạn chế sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo Văn học nửa đầu thế kỉ XV với

âm hưởng chủ đạo là anh hùng ca nhưng đâu đó trong góc khuất tâm hồn của nhữnganh hùng hậu chiến tranh vẫn trỗi lên nỗi niềm riêng tư về thời cuộc

Trang 11

Chế độ phong kiến đã phát triển cực thịnh vào thời vua Lê Thánh Tông Tuynhiên bên trong cung đình nhà Hậu Lê không tránh khỏi xung đột Đặc biệt là sau khi

Lê Thánh Tông qua đời, quan lại nhiều lần chia bè phái đánh nhau Mạc Đăng Dung

do có công dẹp loại mà có nhiều quyền binh trong tay, thậm chí lấn át cả vua Đến năm

1527 thì Mạc Đăng Dung phế truất ngôi vua và lập ra nhà Mạc Từ đây, lịch sử ViệtNam bước vào thời kì đen tối nhất: thời kì nội chiến Cuộc chiến Lê – Mạc, Trịnh –Nguyễn đã cản trở quá trình phát triển đất nước Nho giáo vẫn được đề cao, vẫn được

sử dụng để cố định trật tự phong kiến Tuy nhiên do sự suy yếu của chế độ phong kiến,việc học hành, thi cử cũng như nho phong sĩ khí ngày càng mạnh đập, đạo Nho ngàycàng suy vi Mặt khác, do chiến tranh loạn lạc kéo dài, cuộc sống đầy đau đớn tang tóc

đã yên sinh nhu cầu muốn biết trước thời thế và tìm một thế giới bình an đã làm choPhật giáo và Đạo giáo có điều kiện chấn hưng

Bối cảnh lịch sử xã hội giai đoạn thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI đã làm cho vănhọc có diện mạo riêng Nho giáo trên bước đường suy thoái đã không còn giữ được vaitrò là tư tưởng chủ đạo Trong khi đó Phật giáo và Đạo giáo tiếp tục mở rộng ảnhhưởng đến đời sống xã hội lúc bấy giờ Tư tưởng Lão - Trang thấm nhập vào các tácphẩm văn học thông qua các nhà văn nhà thơ bất mãn trước thời cuộc và những người

ẩn cư tìm thú an nhàn ở thoáng không Điều này cho thấy tư tưởng Lão - Trang khôngchỉ giữ vai trò sáng tạo trong hành trình triết học mà còn cảm hứng đến nghệ thuật nữa

1.2 Đội ngũ sáng tác trong khuynh hướng Lão – Trang

1.2.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1018)

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) là một danh nhân văn hóa nổi tiếng trong lịch

sử Việt Nam, đồng thời là một nhà thơ, nhà giáo dục, và nhà hiền triết có tầm ảnhhưởng lớn Ông còn được biết đến với tên hiệu là Bạch Vân cư sĩ và Trình Quốc Công.Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra trong một gia đình trí thức tại làng Trung Am, nay thuộchuyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Ông nổi tiếng với sự uyên bác, tài năng chínhtrị, và triết lý sống thanh bạch, ẩn dật, chịu ảnh hưởng lớn từ tư tưởng Nho giáo và Đạogiáo, đặc biệt là khuynh hướng Lão Trang

Ảnh hưởng Đạo học sâu sắc hơn cả là Nguyễn Bỉnh Khiêm Quan niệm về vũtrụ nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy có nguồn gốc từ Dịch lý nhưng ta vẫn thấy

ở đó có sự ảnh hưởng của tư tưởng Lão - Trang Ông thường hay nhắc đến trong thơluận điểm triết học về lẽ tương sinh, tương khắc, họa phúc dựa vào nhau - một lối xửthế của Lão - Trang:

Trang 12

“Hoa càng khoe nở hoa nên rữa Nước chứa cho đầy nước ắt vơi”

(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 52)

Nguyễn Bỉnh Khiêm chọn một lối sống “nhàn” “Nhàn”, “tiễn”, “vô sự” là nội dungquan trọng trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông viết:

“Rồi nhân thì nhàn tiên vô sự, Ngâm ngợi cho nên cảnh hữu tình”

(Bạch Vân quốc ngữ thi, bài 15)

Một học trò nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Phùng Khắc Khoan Ông là nhà nhotích cực xuất thế, hết lòng theo giúp nhà Lê Trung Hưng Khi về già ông thường ngao

du đây đó, thăm thú các danh lam thắng cảnh, cùng bạn bè vui với bầu rượu túi thơ.Tuy nhiên phần thơ chịu ảnh hưởng tư tưởng Lão - Trang lại được làm lúc ông bị đầy

ở thành Nam khi còn trẻ, gồm có Đào nguyên hành, Ngư phủ nhập đào nguyên và Lâm tuyền vãn, hiện chỉ còn Lâm tuyền vãn mở đầu bằng những câu:

“Vô sự là tiểu thần tiên,Gẫm xem cảnh thú lâm tuyền chẳng vui?”

1.2.2 Nguyễn Dữ (?-?)

Nguyễn Dữ là một nhà văn nổi tiếng trong văn học trung đại Việt Nam, sống vàokhoảng thế kỷ 16, dưới thời Lê Trung Hưng Nguyễn Dữ, một người sống cùng thờivới Nguyễn Bỉnh Khiêm, nổi tiếng với tập truyện được xem là “thiên cổ kỳ bút”:

Truyền kỳ mạn lục, tác phẩm có cả tư tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo và văn

hóa dân gian Riêng tư tưởng Lão - Trang ảnh hưởng đến tác phẩm này ở việc tác giả

xây dựng bối cảnh truyện, nhân vật, hướng giải quyết mâu thuẫn mà truyện Từ Thức lạy vợ tiên, Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục) Từ

Thức treo ấn từ quan, ngao du sơn thủy lạc vào động tiên mới được một năm mà khi

quay về trần thế mà đã gần cả trăm năm Ông tiều trong Na sơn tiều đối lục vừa đi vừa

ngâm:

Trang 13

“Mặc ai xe ngựa, Mặc ai phố phường, Nước non riêng chiếm, bụi đời không vương.”

1.2.3 Nguyễn Công Trứ (1778-1858)

Một nhà thơ, nhà quân sự, cũng là một nhân vật tiêu biểu trong văn học trungđại Việt Nam với tư tưởng Lão Trang Dù có thời gian làm quan trong triều đình,nhưng Nguyễn Công Trứ nổi tiếng với lối sống phóng khoáng, không màng danh lợi.Ông thường ca ngợi lối sống ẩn dật, sự tự do trong thiên nhiên và tinh thần giải thoátkhỏi những ràng buộc xã hội Trong thơ ông, tư tưởng Lão Trang hiện hữu qua việc catụng cuộc sống không vướng bận, thoát ly khỏi danh vọng Ngoài ra, thơ ông cũng thểhiện rõ ràng và chân thật trong sự chuyển biến từ trạng thái cay đắng, chán chườngtrước số phận bản lĩnh kiên cường, không chùn bước trước mọi trắc trở, nguy nan.Thử tưởng tượng, một người từng cất giọng đầy nghiễm nhiên:

du Điều này để được thể hiện khi thái độ hùng hục, quyến rũ và ngạo nghễ của ông

trong Đi thi tự vịnh - một bài thơ hấp dẫn từ chất giọng điển hình:

“Đi không há lẽ trở về không?

Cái nợ căm thư phải trả xong.”

Ta thấy, Nguyễn Công Trứ phải chịu nhiều áp lực, xiềng xích của hoàn cảnh vàthời gian, nhưng tâm trí ông luôn luôn tỉnh táo, vững vàng Đó là một cái trong những

tư tưởng độc đáo và sáng ngời trong trang văn của Lão Tử: “Trọng vi khinh.”

1.2.4 Các tác giả khác

Văn học nửa đầu thế kỉ XV với âm hưởng chủ đạo là anh hùng ca nhưng đâu đótrong góc khuất tâm hồn của những anh hùng hậu chiến tranh vẫn trỗi lên nỗi niềmriêng tư về thời cuộc Họ tìm đến tư tưởng Lão – Trang Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn,Nguyễn Thiên Tích, Lê Thiếu Dĩnh, Nguyễn Phu Tiên là những trường hợp như thế

Trong thơ của Lý Tử Tấn nhiều bài Tạp hứng bộc lọ quan điểm nhân sinh rất gần với

Trang 14

nhân sinh quan Lão – Trang Hay tâm sự của Lê Thiếu Dĩnh trong bài Trạch thôn cố viên, cũng là tâm sự chung của nhiều kẻ sĩ đương thời.

Nửa sau thế kỉ XV, văn học mang tính quan phương Tuy nhiên Phật giáo vàĐạo giáo vẫn có những ảnh hưởng lớn trong xã hội Ngay cả Lê Thánh Tông, một ôngvua chuộng Nho giáo cũng viết:

“ Gió thông đưa kệ tan niềm tục

Hồ bướm mơ tiền lẫn sự đời”

Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có những bài thể hiện lối sống ẩn dật, ca tụng lối sống nhàn tản như Lạc tửu IV, Đề Lục Vân Động của Thân Nhân Trung, Đỗ

Nhuận

1.3 Nội dung tư tưởng chủ đề

1.3.1 Tri túc, cầu nhàn – một vấn đề cơ bản trong tư tưởng Lão – Trang

Quan niệm trí túc thương lạc là một triết lí truyền thống mang đậm dấu ấn vănhóa của dân tộc Trung Hoa Trí túc là hài lòng với những gì mình có, với cái mà trờiban cho Giống như chuyện con chim cưu, con ve thấy chim bằng bay được mấy nghìndặm, từ biển Bắc sang biển Nam với đôi cánh rộng lớn Hai con thấy vậy chỉ cười rồi

nói: "Điểu dữ hạc cưu tiểu chi viết: Ngã quyết khởi nhi phi thương dư phương, thời tắc bất chí, nhi khống ư địa nhi dĩ hĩ Hề dĩ chi cưu vạn lý nhi nam vi Thích mảng thương giả, tam xan nhi phạn, phúc du quả nhiên Thích bách lí giả, túc thung lương Thích thiên lí giả, tam nguyệt tựu lương" (Ta quyết bay vút lên cây du, cây phượng.

Như bay không tới thì có rơi xuống đất thôi chứ không sao! Bay cao nhìn muốn dặmsang qua Nam mà làm gì? Ta thích bay đến mấy cánh đồng gần đây, ăn ba miếng nobụng rồi về Nếu ta đến chỗ xa trăm dặm, thì ta có lương thực mỗi ngày Còn nếu tađến chỗ xa ngàn dặm, thì ta có ba tháng lương thực) Vậy, lớn thì thuận theo chỗ lớn,không tự lớn mà sinh kiêu nên không thấy mình lớn; nhỏ thì thuận theo chỗ nhỏ, nênkhông thấy mình là nhỏ Như con chim cưu bay vút lên cây du, cây phượng dù baykhông tới thì rơi xuống đất đâu cần phải ham muốn cánh rộng lớn như chim bằng

Con người cũng vậy Trang Tử nói: "Cố phú trí hiệu nhất quan, hạnh tị nhất hương, đức hợp nhất quân năng trung, nhất quốc giả, kỷ tự thị dã, diệc nhược thử hĩ"

(Có người tài trí đủ để làm một chức quan, có người hạnh làm gương được cho mộtlàng, có người đức đáng làm vua mà được cả nước phục, nhưng dù thuộc hạng nào thìcũng đều tự cảm thấy âm vui như thế) Điều đó cũng có nghĩa là sống với một thái độ

Trang 15

bất đãi, nghĩa là không chờ đợi điều gì, không mong hơn cái mà mình đáng đượchưởng.

Mọi sự tranh chấp đều bắt nguồn từ lòng tham không biết thế nào là đủ của conngười Lão Tử có nói: "Họa mạc đại vu bất tri túc, cửu mạc đại vu dục đắc Có tri túcchi túc, thường túc hĩ" (Họa không gì lớn bằng là không biết thế nào là đủ, hại không

gì là ham muốn vượt bậc Cho nên biết thế là đủ và thỏa mãn về cái đủ đó thì luôn luônthấy đủ) Sở dĩ cái sự biết đủ thì luôn luôn đủ như thế là vì đây là bí quyết của quânbình trong trường vận động lưu hành của các thế lực tự nhiên trong trời đất Đạo trờibớt cái thừa mà bù chỗ không đủ "Thiên chi đạo tổn hữu dư, nhi bổ bất túc" Còn đạocủa người thì trái lại, không như thế cho nên trong nhân loại hay mất quân bình vậy

Muốn tri túc và bất đãi con người phải biết quá dục (giảm thiểu dục vọng) Lão

Tử có chỉ ra rằng: "Kiện tố, bảo phác, thiểu tư, quá dục" (biểu hiện sự mộc mạc, giữ sựchất phác, giảm tư tâm, bớt dục vọng) Quá dục dễ dẫn dần đến vô dục Ta phải hiểuchữ vô ở đây như trong chữ vô vi Có nghĩa là không phải không ham muốn bất cứ thứ

gì mà chỉ là không ham muốn những gì vượt ra ngoài những nhu cầu tối thiểu tự nhiêncủa con người

Tư tưởng Lão - Trang đề cao thái độ dứt khoát, ứng xử hợp lý khi đã ở đỉnh caocông danh, phải biết đủ để lui về, sống đời nhàn tản, ung dung Đây là một phươngthức sống chủ động và sáng suốt, một biểu hiện của minh triết phương Đông

1.3.2 Nhàn - Cách sống an nhiên và thức thời

Nguyễn Bỉnh Khiêm là tác giả tiêu biểu của một giai đoạn văn học Các sángtác của ông là tiếng nói chung của cả một tầng lớp dân tộc trí thức phải sống trong buổisuy vi của chế độ kiến trúc Nổi bật trong tiếng nói ấy là chữ “nhàn” Về mặt này xưanay đã có những luồng ý kiến trúc khác nhau Phan Huy Chú thì cho rằng NguyễnBỉnh Khiêm hành hay tàng đều có thể xem là được hướng dẫn bởi những quy tắc tưtưởng nho gia “dụng chi tắc hành, xả chi tắc bảo”, “an bần lạc đạo” mà các tầng áthánh trong làng nho Trung Quốc và Việt Nam nêu gương như Nhân Hồi, Tăng Điểm,Chu An Còn lại các nhà nghiên cứu ngày xưa như Lê Trí Viễn cũng nghĩ đến nhữngnguyên nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm lui về ở ẩn là thời thế, loạn lạc, nhà Mạc suy thoáikhông xứng đáng là một mẫu hình triều đại lí tưởng, không có khả năng sử dụng ngườitài Song xuất phát từ truyền thống hội nhập tam giáo Nho, Phật, Lão nhiều học giảlại lí giải rằng triết lí nhàn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nội dung Lão – Trang và cảPhật giáo Đó là sự lánh đời tìm đến cách sống thanh cao, hòa đồng cùng tự nhiên

Trang 16

Một con người suốt đời ôm niềm ưu dân, ái quốc tại sao có thể dễ dàng phủi áo

ra đi bỏ lại tâm huyết của cả đời mình như vậy Phải chăng có một sự bức bách rất dữdội mà chỉ có những người trong cuộc đời mới có thể lí giải hết được

Sống trong thời buổi nhiễu nhương, quyết định ra đi của nhà thơ là dễ dàngthấu hiểu Nhà Mạc đã không giống như kỳ vọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là mộtvương triều lí tưởng chúa thánh, tôi hiền, người dân được sống trong cản thái bình,thịnh trị “ Vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn” Trái lại, triều đại này đã bộc lộ quánhiều hạn chế, càng ngày càng trở nên mục ruỗng và thối nát, không hồi cứu vãn.Bằng những vần thơ của mình ông đã ghi lại chân thật thảm cảnh đất nước điên đảodưới triều Mạc lúc bấy giờ

Trong bài Tăng thử, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ví bọn thống trị tàn ác như loài

chuột tham lam, ăn bám chỉ “chui vào góc thành, ẩn trong hang hốc ở nền xá", núp vào

đó để tính “mưu gian”, đề “ngấm ngầm ăn trộm, ăn vụng”, “quét sạch tài sản của nhândân", gây ra cảnh tượng thê lương khắp nơi Bọn chúng chẳng khác gì phường sâu dânmọt nước, làm cho dân cùng, nước kiệt Một thực tế nữa cũng khuấy động tâm hồnnhà thơ đó là sự đen bạc của cảnh đời: con người tham lam, hám tiền, trọng lợi hơnnghĩa, coi rẻ tỉnh nghĩa, kể cả tỉnh cha con, anh em, vợ chồng, bà con Tiền của nhưmật, như mỡ, như nhị kết, hoa thơm mà con người thì như ong, như kiến, như ruồi.Người đời không những tham lam mà hiểm giảo Con người ích kỷ, tự thiên, tham

lam, gì cũng muốn vơ hết về mình “Lập danh, cỡi hạc lại đeo tiền" (Bạch Vân quốc ngữ thị, bài 124) Tác giả than thở:

“Hiểm mạc hiểm thế đồ,Bất tiễn tiện kinh cức

Nguy mạc nguy nhân tâm,Nhất phóng tiện qui quắc”

(Thơ ngụ hứng ở quán Trung Tân)

Quan trường thì hiểm trở, đầy sóng gió, ở đó con người ta sống với nhau bằnghận thù, ganh ghét, lừa lọc, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên nhau miễn sao dành cái lợi

Ngày đăng: 25/11/2024, 10:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w