+ Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra và Nhà nước định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nh
Trang 1MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam với hơn 33 năm đổi mới đã có những bước phát triển ngoạn mục, đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá trong nhiều năm, quy mô GDP đã lớn hơn rất nhiều so với trước Năm
2018, GDP đạt khoảng 240 tỷ USD, GDP bình quân là 2580 USD/người; nếu tính
cả con số chưa được thống kê thì GDP đạt khoảng 320 tỷ USD GDP bình quân đạt khoảng 3400 USD/người Năm 1990, xuất khẩu của Việt Nam mới đạt được khoảng
1 tỷ USD, thì đến năm 2018, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu đã đạt mức 481,7 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 244,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt 237 tỷ USD, xuất siêu đạt 7,7 tỷ USD (cao nhất từ trước tới nay) Điều này cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, có độ mở và hội nhập cao
Để tìm hiểu rõ hơn về kinh tế dưới góc nhìn quản lý, tác giả quyết định lựa
chọn đề tài: “Phân tích các chức năng, các nguyên tắc và các phương pháp chung của quản lý kinh tế Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu các vấn đề đó” làm
tiểu luận kết thúc môn học
Trang 2Chương 1 KHÁI QUÁ VỀ CÁC CHỨC NĂNG, NGUYÊN TẮC VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP CHUNG CỦA QUẢN LÝ KINH TẾ 1.1 Chức năng của quản lý kinh tế
1.1.1 Chức năng định hướng
- Định hướng cho sự phát triển kinh tế là việc xác định con đường và hướng
dư vận động của nền kinh tế nhằm đạt đến mục đích (mục tiêu) nhất định Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ
- Chức năng định hướng:
+ Trong nền kinh tế thị trường nhà kinh doanh và tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ gây ra thua lỗ thất bại và đổ vỡ, gây thiệt hại cho nền kinh tế
+ Nhà nước phải định hướng nền kinh tế phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu kinh tế - xã hội đã được Đảng và Nhà nước định ra và Nhà nước định hướng phát triển kinh tế và hướng dẫn các nhà kinh doanh, các tổ chức kinh tế hoạt động định hướng theo mục tiêu chung của đất nước
+ Nhà nước sử dụng các công cụ quản lý, cách thức và phương pháp tác động gián tiếp
1.1.2 Chức năng tạo lập môi trường cho sự phát triển
- Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tập hợp tất cả các yếu tố, điều kiện tạo nên khung cảnh tồn tại và phát triển của nền kinh tế
- Bao gồm các loại môi trường:
+ Môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường văn hóa – xã hội, môi trường kỹ thuật, môi trường dân số, môi trường quốc tế
- Nhà nước phải đảm bảo các môi trường cho nền kinh tế phát triển
- Nhà nước phải làm gì để tạo lập môi trường cho sự phát triển kinh tế
Trang 3Nhà nước có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh tế, trong đó quan trọng và cấp thiết hơn cả là sắp xếp, củng cố lại các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm tạo nên cơ cấu kinh tế hợp lý, Nhà nước còn có trách nhiệm tổ chức lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại các
cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế từ Trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp các cán bộ công chức quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp, thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổ chức quốc tế
1.1.4 Chức năng điều tiết
- Nhà nước sử dụng quyền năng chi phối của nhà nước lên các hành vi kinh
tế của chủ thể trong nền kinh tế, ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế, ràng buộc chúng phải tuân thủ các quy định đã có sẵn, nhằm bảo đảm
sự phát triển bình thường của nền kinh tế
- Lý do nhà nước điều tiết:
+ Nhà nước phải điều tiết nền kinh tế thị trường
+ Quá trình phát triển kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, yếu tố không ổn định do nhiều nhân tố khách quan tạo nên nhà nước cần phải điều tiết
+ Nhà nước điều tiết quan hệ kinh tế vĩ mô, điều tiết quan hệ cung cầu, quan
hệ lao động sản xuất, quan hệ phân phối, quan hệ phân bổ các nguồn lực
- Nhà nước phải làm gì để điều tiết chức năng này:
+ Nhà nước phải xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ và thực thi hệ thống chính sách Ví dụ: chính sách tiền tệ, tài chính, thu nhập…
+ Nhà nước bổ sung các hàng hóa khi cần thiết hỗ trợ công dân lập nghiệp + Bổ sung cho thị trường hàng hóa và dịch vụ khi cần thiết Khi nền kinh tế cần một số mặt hàng mà tư nhân không cung cấp được
- Phương thức bổ sung:
+ Bổ sung trực tiếp
+ Bổ sung gián tiếp, nhà nước đóng vai trò tiêu dùng
Trang 41.1.5 Chức năng kiểm tra, giám sát
- Quá trình hoạt động kinh tế luôn diễn ra không bình thường Do đó thường xuyên kiểm tra giám sát để phát hiện những nguy cơ tiêu cực để quản lý
- Nội dung kiểm tra giám sát:
+ Việc thực hiện đường lối chủ trương, chính sách và các kế hoạch, pháp luật
+ Việc bảo vệ môi trường
+ Khai thác tài nguyên, xử lý chất thải
+ Chất lượng sản phẩm và hàng hóa
1.2 Nguyên tắc quản lý kinh tế
1.2.1 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nội dung cơ bản của nguyên tắc: phải đảm bảo mối quan hệ kết hợp chặt chẽ
và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý kinh tế tập trung phải trên cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ chung
Biểu hiện của quản lý tập trung: có kế hoạch chung phát triển đất nước, thống nhất ban hành luật pháp, thực hiện chế độ một chủ trương trong quản lý kinh tế
Biểu hiện của quản lý dân chủ: xóa bỏ cơ chế xin cho; cạnh tranh bình đẳng, tăng cường phân cấp quản lý kinh tế
1.2.2 Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế Cả hai chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành cũng như của lãnh thổ
Sự kết hợp này sẽ tránh được tư tưởng bản vị của Bộ, ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương Theo đó, Bộ chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế cho mình thành lập và ủy ban nhân dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích cảu các đơn vị kinh tế địa phương Từ đó dẫn đến
Trang 5tình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả kinh tế thấp
- Các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý đồng thời theo cả hai chiều: theo ngành và theo lãnh thổ Có nghĩa là các đơn vị đó phải chịu sự quản lý của ngành (Bộ), đồng thời nó cũng chịu sự quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương trong một số nội dung theo chế độ quy định
- Các cơ quan quản lý phải được phân công quản lý rành mạch theo ngành và theo lãnh thổ Không trùng lặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
- Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm
vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham quản với cơ quan thuộc chiều kia theo quy định cụ thể của Nhà nước
1.2.3 Nguyên tắc phân định và kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh
Quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh là hai phạm trù, hai mặt khác nhau của quá trình quản lý, cần có sự phân biệt vì những lý do sau:
- Một là, trước thời kỳ đổi mới, trong cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung
đã từng không có sự phân biệt giữa hai loại quản lý nói trên Điều này thể hiện ở việc Nhà nước can thiệp một cách toàn diện, triệt để và sâu rộng vào mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời các clon lại được giao cho thực hiện một số chức năng vượt quá khả năng và tầm kiểm soát của mình Đó là chế độ quản lý tập trung quan liêu, can thiệp quá sâu vào nội bộ doanh nghiệp
- Hai là, việc phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh cho phép định rõ được trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan quản lý sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Chỉ khi đó, mọi sai lầm trong quản lý dẫn đến tổn thất tài sản quốc gia, lợi ích của nhân dân sẽ được tìm nguyên nhân, thủ phạm Không ai có thể trốn tránh trách nhiệm
- Ba là, trong điều kiện nền kinh tế tồn tại nhiều hình thức sở hữu, việc không phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất là vi phạm tính tự do kinh doanh và sự chịu trách nhiệm của các đơn vị kinh tế trong nền kinh tế thị trường và
Trang 6trong khuôn khổ pháp luật, làm thui chột tính năng động và sáng tạo của giới kinh doanh và hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Về chủ thể quản lý: chủ thể quản lý nhà nước về kinh tế là các cơ quan nhà nước, còn chủ thể quản lý sản xuất kinh doanh là các chủ thể các doanh nghiệp
- Về phạm vi quản lý: Nhà nước quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, quản
lý tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực thuộc tất cả các ngành; còn các chủ doanh nghiệp chỉ quản lý doanh nghiệp của mình, quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý vĩ mô còn quản lý sản xuất kinh doanh
là quản lý vi mô
- Về mục tiêu quản lý: quản lý nhà nước theo đuổi lợi ích toàn dân, lợi ích cộng đồng; còn quản lý sản xuất kinh doanh theo đuổi mục tiêu cá nhân của chủ doanh nghiệp (thu được lợi nhuận cao, tăng thi phần, tạo uy tín, ổn định và phát triển doanh nghiệp)
- Về phương pháp quản lý: Nhà nước áp dụng tổng hợp các phương pháp quản lý (hành chính, kinh tế, giáo dục), trong đó phương pháp đặc trưng là sử dụng cưỡng chế bằng quyền lực Trong khi đó, doanh nghiệp chủ yếu áp dụng phương pháp kinh tế và giáo dục thuyết phục
- Về công cụ quản lý: công cụ chủ yếu của quản lý nhà nước là đường lối, chiến lược, kế hoạch phát triển, pháp luật kinh tế, chính sách kinh tế các doanh nghiệp sử dụng các công cụ quản lý chủ yếu là: chiến lược kinh doanh, kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính, dự án đầu tư để phát triển kinh doanh, các hợp đồng kinh tế, các quy trình công nghệ
1.2.4 Nguyên tắc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quản lý nhà nước về kinh tế
Một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là có nhiều hình thức sở hữu, từ đó xuất hiện loại hình kinh tế thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản tư nhân… Chính điều này đòi hỏi nhà nước phải
Trang 7quản lý nền kinh tế quốc dân bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt coi trọng phương pháp quản lý bằng pháp luật
Thực tiễn quản lý nhà nước đối với nền kinh tế ở nước ta trong những năm qua cho thấy, tình trạng buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, sự hữu khuynh trong việc thực hiện chức năng tổ chức, giáo dục, xem nhẹ pháp chế trong hoạt động kinh tế đã làm cho trật tự kinh tế của nước ta có nhiều rối loạn, gây ra những tổn thất không nhỏ cho đất nước, đồng thời làm giảm sút nghiêm trọng uy tín và làm lu mờ quyền lực của nhà nước
Vì vậy, việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một yêu cầu khách quan của quá trình quản lý nhà nước về kinh tế
Để thực hiện nguyên tắc trên, cần phải tăng cường công tác lập pháp và tư pháp
- Về lập pháp, phải từng bước đưa mọi quan hệ kinh tế vào khuôn khổ pháp luật Các đạo luật phải được xây dựng đầy đủ, đồng bộ, có chế tài rõ ràng, chính xác
và đúng mức
- Về tư pháp, mọi việc phải được thực hiện nghiêm minh (từ khâu giám sát, phát hiện điều tra, công tố đến khâu xét xử, thi hành án); không để xảy ra tình trạng
có tội không bắt, bắt rồi không xét xử hoặc xét xử quá nhẹ, xử rồi không thi hành án hoặc thi hành án nửa vời
1.3 Phương pháp quản lý kinh tế
1.3.1 Phương pháp hành chính
Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế là các cách tác động trực tiếp bằng các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc của Nhà nước lên đối tượng
và khách thể trong quản lý kinh tế của Nhà nước nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong những tình huống nhất định
Phương pháp này có hai đặc điểm cơ bản là:
Tính bắt buộc: các đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời thích đáng
Trang 8Tính quyền lực: các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thẩm quyền của mình
Vai trò của các phương pháp hành chính là xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong hệ thống; khâu nói các phương pháp khác lại thành một hệ thống, có thể giấu được ý đồ hoạt động và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý rất nhanh chóng
Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản lý phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau:
Quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế
Khi sử dụng các phương pháp hành chính phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp ra quyết định, chống việc lạm dụng quyền hành nhưng không có trách nhiệm cũng như chống hiện tượng trốn tránh trách nhiệm, không sử dụng những quyền hạn được phép
1.3.2 Phương pháp kinh tế
Là phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế
để cho đối tượng bị quản lý lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động Các phương pháp kinh tế chính trị là các phương pháp tác động của Nhà nước thông qua sự vận dụng các phạm trù kinh tế, các đòn bẩy kinh tế, các định mức kinh tế - kỹ thuật, tức là về thực chất các phương pháp kinh tế là một biện pháp để sử dụng các quy luật kinh tế
Đặc điểm của các phương pháp kinh tế là nó tác động lên đối tượng quản lý không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là chỉ đề ra mục tiêu, nhiệm
vụ phải đạt, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương tiện vật chất có thể sử dụng để họ tự tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ
Việc sử dụng các phương pháp kinh tế luôn luôn được Nhà nước định hướng, nhằm thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch, các mục tiêu kinh tế từng thời kỳ của đất nước
Trang 9Nhưng đây không phải là những nhiệm vụ gò ép, mệnh lệnh chủ quan mà là những mục tiêu, nhiệm vụ có căn cứ khoa học và cơ sở chủ động Nhà nước tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp kinh tế theo những hướng sau:
Định hướng phát triển chung bằng các mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống, bằng những chỉ tiêu cụ thể cho từng thời gian, từng phân
hệ, từng cá nhân của hệ thống Sử dụng các định mức kinh tế (mức thuế, mức lãi suất ngân hàng…), các biện pháp đòn bẩy, kích thích kinh tế để lôi cuốn, thu hút, khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp phát triển sản xuất theo hướng vừa lợi nhà, vừa ích nước
Bằng chính sách ưu đãi kinh tế để điều chỉnh hoạt động kinh tế trong cả nước
và thu hút được tiềm năng của Việt kiều cũng như cá tổ chức, cá nhân nước ngoài
Xu hướng chung ngày nay của các quốc gia là mở rộng việc áp dụng các phương pháp kinh tế Để thực hiện hiệu quả phương pháp này cần chú ý đến:
Hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế, nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ hàng hóa – tiền tệ, quan hệ thị trường
Thực hiện sự phân cấp đúng đắn giữa các cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho các cấp dưới
Các cán bộ quản lý phải là những người có trình độ và năng lực về nhiều mặt Bởi vì sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý đồng thời phải có bản lĩnh tự chủ vững vàng
1.3.3 Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục trong quản lý Nhà nước về kinh tế là cách thức tác động của Nhà nước vào nhận thức và tình cảm của những con người thuộc đối tượng quản lý Nhà nước về kinh tế, nhằm nâng cao tính tự giác, tích cực và nhiệt tình lao động của họ trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế vì đối tượng của quản lý là con người – một thực thể năng động và là tổng hòa của nhiều mối quan hệ xã hội Phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý
Trang 10Đặc trưng của phương pháp này là tính thiết thực, tức là làm cho người lao động phân biệt phải – trái, đúng – sai, lợi – hại, đẹp – xấu, thiện – ác, từ đó nâng cao tính tự giá làm việc và sự gắn bó với doanh nghiệp
Phương pháp giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp khác một cách uyển chuyển, linh hoạt vừa nhẹ nhàng vừa sâu sát đến từng người lao động, có tác động giáo dục rộng rãi trong xã hội
Nội dung của phương pháp giáo dục bao gồm:
Giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước để mọi người dân đề hiểu, đều ủng hộ và đều quyết tâm xây dựng đất nước, có ý chí làm giàu
Giáo dục ý thức lao động sáng tạo, có năng suất, có hiệu quả, có tổ chức Xóa bỏ tâm lý và phong cách của người sản xuất nhỏ mà biểu hiện là chủ nghĩa cá nhân, thu vén nhỏ mọn, tâm lý ích kỷ gia đình, đầu óc thiển cận, hẹp hòi,
tư tưởng địa phương cục bộ, bản vị, phường hội, bình quân chủ nghĩa, không chịu
để ai hơn mình, ghen ghét, đố kị nhau, tác phong làm việc luộm thuộm, tùy tiện, cửa quyền, không biết tiết kiệm thời giờ, thích hội họp
Xóa bỏ tàn dư tư tưởng, phong kiến, thói đạo đức giả, nói một đằng làm một nẻo, thích đặc quyền đặc lợi, thích hưởng thụ, kìm hãm thanh niên, coi thường phụ nữ
Xóa bỏ tàn dư tư tưởng tài sản, với các biểu hiện xấu như chủ nghĩa thực dụng vô đạo đức, chủ nghĩa tự do vô chính phủ “cá lớn nuốt cá bé”
Xây dựng tác phong đại công nghiệp, tín hiệu quả hiện thực, tính tổ chức, tính kỷ luật, đảm nhận trách nhiệm, khẩn trương, tiết kiệm…
Các hình thức giáo dục bao gồm: sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, đài phát thanh, truyền hình…), sử dụng các đoàn thể, các hoạt động có tính xã hội Tiến hành giáo dục cá biệt, sử dụng các hội nghị tổng kết, hội thi tay nghề, hội chợ triển lãm, v.v… Sử dụng các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn
có hiệu quả