Khái niệm Quản lý kinh tế là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, để tổ chức, chỉ huy, phối hợp kiểm tra các hoạt động trong quá trình tái sản xuất
Trang 1MỞ ĐẦU
Hiện nay, mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang hướng tới là xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng và an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Trước sự phát triển của khoa học và công nghệ, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức không nhỏ Để vượt lên thách thức, biến những cơ hội thành kết quả phát triển, hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước ta cần có những đổi mới để thích ứng Trong sự phát triển kinh tế xã hội, để đạt được những mục tiêu đó, người lãnh đạo cần phải hiểu rõ về các vấn đề chung của quản lý kinh tế để thích ứng với
nền kinh tế toàn cầu Vì vậy, em chọn đề tài “Phân tích các chức năng, các nguyên tắc và các phương pháp chung của quản lý kinh tế Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu những vấn đề đó” làm đề tài tiểu luận kết thúc môn quản lý kinh
tế
Trang 2NỘI DUNG
I Khái niệm
Quản lý kinh tế là quá trình tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý, để tổ chức, chỉ huy, phối hợp kiểm tra các hoạt động trong quá trình tái sản xuất trên phạm vi toàn xã hội hay trong mỗi doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu đã định
II Các chức năng quản lý kinh tế
1 Các chức năng quản lý kinh tế theo phương hướng tác động
- Chức năng đối nội của quản lý kinh tế vĩ mô
Các chức năng đối nội của quản lý kinh tế vĩ mô bao gồm: Ban hành và bảo
vệ pháp chế; ổn định và phát triển kinh tế; điều chỉnh xã hội, điều chỉnh kinh tế
+ Xác lập khuôn khổ pháp luật cho nền kinh tế hoạt động bao gồm Luật về chế độ sở hữu kinh tế, luật cạnh tranh
+ Kiểm tra, kiểm soát thực thi pháp luật trong hoạt động kinh tế
+ Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
Bảo đảm sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội cho mọi người an tâm sản xuất kinh doanh
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng bảo đảm điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế:
Dẫn dắt và hỗ trợ cho phát triển thông qua kế hoạch và chính sách kinh tế
Hoạch định và thực hiện chính sách xã hội
+ Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp:
Không ngừng hoàn thiện và đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả
Gắn phát triển kinh tế với văn hóa, tư tưởng, gắn phát triển kinh tế với
sự ổn định về chính trị
Trang 3 Xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo phi đạo lý trong xã hội, đầu tư cho giáo dục – đào tạo và các chính sách xã hội khác
- Các chức năng đối nội của quản lý kinh tế vi mô Bao gồm:
+ Hình thành quy chế, nội dung hoạt động của hệ thống
+ Tạo môi trường tâm lý tốt cho hệ thống
+ Điều chỉnh và xử lý các xung đột, mâu thuẫn giữa các cá nhân, các phân hệ trong hệ thống
- Chức năng đối ngoại của quản lý kinh tế vĩ mô
+ Phát triển quan hệ hợp tác đa phương; cùng có lợi giữa các quốc gia, các khu vực, các khối nước
+ Bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
+ Chống và ngăn ngừa các tác động xấu đến kinh tế đất nước
+ Phát huy ảnh hưởng của đất nước ra bên ngoài
- Chức năng đối ngoại của quản lý kinh tế vi mô
+ Tuân thủ luật pháp và thông lệ
+ Chấp nhận cạnh tranh giành sự tồn tại
+ Mở rộng liên doanh, liên kết trong và ngoài nước
+ Chống và tránh hiểm họa có thể gây ra cho hệ thống từ bên ngoài
2 Các chức năng quản lý kinh tế theo giai đoạn tác động.
- Chức năng quản lý kinh tế vĩ mô theo giai đoạn tác động:
+ Xác định phương hướng, mục tiêu, chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội + Lập chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
+ Xây dựng và thực hiện pháp luật về quản lý kinh tế
+ Tổ chức các hệ thống kinh tế
+ Kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh tế
Trang 4+ Điều chỉnh và tìm kiếm các biện pháp phát triển
- Chức năng quản lý kinh tế vi mô theo giai đoạn tác động:
+ Hoạch định
+ Tổ chức điều hành, lãnh đạo
+ Kiểm tra, kiểm soát
+ Điều chỉnh và đổi mới
3 Các chức năng quản lý kinh tế theo nội dung tác động (lĩnh vực tác động)
- Các chức năng quản lý kinh tế vĩ mô theo nội dung tác động bao gồm các vấn đề chính là:
+ Quản lý nhân lực
+ Quản lý tiền tệ, tài chính
+ Quản lý các hoạt động đối ngoại
+ Quản lý các hoạt động quản lý
Một số chức năng cụ thể như sau:
+ Tạo đủ chỗ làm việc cho mọi công dân có sức khỏe và trong độ tuổi lao động
+ Việc làm phải đem lại thu nhập cao cho người lao động
+ Có chính sách phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân tài cho đất nước
+ Có chính sách nhân lực phù hợp với các vùng
+ Xác định các khoản thu chi của xã hội, đất nước
+ Cân đối lành mạnh thu chi tiền tệ, tài chính
+ Né tránh các hiểm họa xâm lược từ bên ngoài
+ Tận dụng các nguồn lực thông qua quan hệ đối ngoại
Trang 5- Các chức năng quản lý kinh tế vi mô theo nội dung tác động
+ Quản lý sản xuất
+ Quản lý nhân lực
+ Quản lý tài chính thương mại
III Nguyên tắc quản lý kinh tế
Hoạt động quản lý kinh tế phải tuân theo nguyên tắc cơ bản là đòi hỏi khách quan, vì những nguyên tắc quản lý kinh tế phản ánh mối quan hệ tất nhiên, phổ biến giữa các nhân tố hợp thành hệ thống quản lý kinh tế Việc xác định và thực hiện những nguyên tắc là nhằm bảo đảm cho hoạt động quản lý kinh tế tốt chức năng của mình
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, hoạt động quản lý kinh tế có các nguyên tắc cơ bản như sau:
- Nguyên tắc 1: Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
- Nguyên tắc 2: Quản lý phải phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế
- Nguyên tắc 3: Tập trung dân chủ
- Nguyên tắc 4: Kết hợp hài hòa các lợi ích kinh tế
- Nguyên tắc 5: Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ
- Nguyên tắc 6: Tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao
Phân tích nguyên tắc
1) Nguyên tắc 1: Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
- Vị trí: đây là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của quản lý kinh tế ở nước ta Nó phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng
và kiến thức thượng tần giữa kinh tế và chính trị, nó thể hiện quy luật về sự liên hệ giữa chính trị và kinh tế
Bởi vì:
Trang 6+ Kinh tế là tổng thể những quan hệ của con người trong quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng của cải vật chất trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người
+ Kinh tế là cơ sở làm nảy sinh chính trị, là một trong những động lực của hoạt động chính trị Kinh tế quyết định chính trị, quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc và nhà nước Đó làn những quan hệ nhất định trong xã hội thể hiện những hoạt động có ý thức của con người, phản ánh những mối quan hệ khách quan
+ Chính trị định hướng hoạt động thực tiễn
+ Nguồn gốc sâu xa của chính trị là do lợi ích kinh tế của con người quyết định Song chính trị không phụ thuộc vào kinh tế một cách thụ động, trái lại nó còn tác động trở lại các quá trình kinh tế khách quan, tác động của chủ thể chính trị với chủ thể kinh tế, tác động của cơ cấu tổ chức, phương thức tổ chức quản lý con người đối với đơn vị kinh tế
+ Nguyên tắc này nó thể hiện sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
- Cơ sở của nguyên tắc:
+ Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị; kinh tế quyết định chính trị, đồng thời là cơ sở nảy sinh chính trị, quan hệ giữa các cấp, các dân tộc và nhà nước Chính trị định hướng hoạt động thực tiễn, nguồn gốc sâu xa của chính trị là do lợi ích kinh tế của con người quyết định Vì vậy, nó tác động trở lại quá trình kinh tế khách quan
+ Xuất phát từ tính tất yếu và vai trò quyết định của sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam
- Nội dung nguyên tắc:
+ Phải có quan điểm chính trị đúng đắn đối với các vấn đề kinh tế Trên cơ
sở thực hiện, vận dụng sáng tạo các quy luật kinh tế để đề ra đường lối giai cấp đúng đắn và nghệ thuật lãnh đạo cho phù hợp Bảo đảm mục tiêu, phương pháp hoạt
Trang 7động kinh tế phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị phục vụ cho nhiệm vụ đó, tránh quan điểm đơn thuần trong quản lý kinh tế
+ Nội dung hình thức lãnh đạo chính trị của Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể khác phải linh hoạt với yêu cầu, nhiệm vụ kinh tế trong thời kỳ đổi mới
+ Nhà nước, cán bộ, ngành, chính quyền nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý về kinh tế, khi thực hiện nguyên tắc này không được đơn thuần, chống tuyệt đối hóa vai trò chính trị, chống phủ nhận vai trò của chính trị Vì vậy phải luôn giữ vững sự ổn định về chính trị để phát triển kinh tế
2) Nguyên tắc 2: Quản lý phải phù hợp với quy luật khách quan và trình độ phát triển của nền kinh tế
- Vị trí, ý nghĩa
Đây là nguyên tắc cơ bản phản ánh yêu cầu về sự phù hợp giữa nhân tố chủ quan với sự phát triển khách quan của nền kinh tế
- Yêu cầu – nội dung
+ Phải nhận thức đúng quy luật kinh tế và biểu hiện của chúng trong các lĩnh vực giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội Một chế độ kinh tế phù hợp nghĩa là nó phải đầy đủ quy luật phát triển chung của nền kinh tế và những biểu hiện của nó ở từng địa phương, cấp ngành
+ Luôn phát huy tính năng động, sáng tạo của mọi người – cấp ngành trong xây dựng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch mục tiêu phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện, khả năng thực tế của quá trình phát triển kinh tế
3) Nguyên tắc 3: Tập trung dân chủ
- Ý nghĩa:
+ Đây là nguyên tắc cơ bản quy định những mối quan hệ về tổ chức trong hệ thống quản lý kinh tế Thực hiện nguyên tắc này là một tất yếu khách quan trong quản lý kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm phát huy cao độ các thành phần kinh tế, đáp ứng mục tiêu kinh tế - xã hội của xã hội chủ nghĩa
+ Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của quản lý kinh tế
Trang 8- Nội dung:
+ Gồm 2 mặt: tập trung và dân chủ giữa chúng có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung lẫn nhau
+ Tập trung: Nhà nước tạo điều kiện, tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất bảo đảm hoạt động cho chủ thể trong nền kinh tế, qua đó điều tiết hoạt động của các chủ thể
+ Dân chủ: Tạo điều kiện cho các chủ thể phát huy tối đa khả năng của mình
để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
Ví dụ: Chống tập trung quan liêu, vô chính phủ, nhận thức lệch lạc
4) Nguyên tắc 4: Sự kết hợp hài hòa các lợi ích
Gồm: Lợi ích các nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội
Quản lý kinh tế trước hết là quản lý con người và tổ chức tích cực lao động của họ con người có những nhu cầu lợi ích, nguyện vọng nhất định do đó 1 trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý là phải chú ý đến lợi ích của con người để khuyến khích có hiệu quả tính tích cực lao động của họ Lợi ích là một thuộc tính sinh ra động lực được gắn kết trong mối quan hệ nhân quả Vì vậy, cơ chế lợi ích thành nội dung quan trọng của quản lý nhằm tạo ra động lực cho sự phát triển trong
xã hội Xã hội chủ nghĩa sự tồn tại của 3 loại lợi ích bao gồm lợi ích cá nhân, tập thể, xã hội xhuất hiện với 3 mặt khách quan
Trước hết họ là một cá nhân riêng biệt đồng thời lại là 1 thành viên của tập thể, mặt khác lại là thành viên của xã hội Bởi vậy, trong nguyên tắc quản lý phải kết hợp hài hòa 3 loại lợi ích trên, mỗi lợi ích đảm bảo thu hút mọi thành viên tích cực hoạt động bởi vì lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy con người hoạt động Việc kết hợp hài hòa các loại lợi ích trên là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
Nếu không xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa ba loại lợi ích trên thì dẫn đến
sự xung đột giữa các loại lợi ích và hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội Người lao động và tập thể của họ không chỉ có nhu cầu về lợi ích vật chất mà còn có nhu cầu
về lợi ích tinh thần, đó là các giá trị tinh thần của họ đối với xã hội, quyền lợi về
Trang 9chính trị, tự do, dân chủ, quyền được học hành, quyền được hưởng giá trị văn hóa tinh thần của xã hội, sự say mê và hứng thú lao động sáng tạo, hứng thú về thẩm mỹ
và kết quả lao động của mình Do vậy, bên cạnh việc kết hợp hài hòa 2 lợi ích vật chất nhất thiết phải kết hợp giữa lợi ích vật chất và tinh thần
5 Nguyên tắc 5: Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên tất cả lĩnh vực kinh tế Cả hai chiều quản lý đều phải có trách nhiệm chung trong việc thực hiện mục tiêu của ngành, trung ương và tư tưởng cục bộ địa phương của chính quyền địa phương Theo đó, Bộ chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế do mình thành lập và Ủy ban nhân dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi ích của các đơn vị kinh tế của địa phương Từ đó dẫn đến tình trạng tranh chấp, không có sự liên kết giữa các đơn vị kinh tế trên cùng một địa bàn lãnh thổ, do đó hiệu quả thấp
- Nội dung kết hợp:
Sự kết hợp quản lý kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau:
+ Thực hiện quản lý đồng thời cả hai chiều: quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
+ Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, không trùng lặp, không bỏ sót về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Các cơ quan quản lý nhà nước theo mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham gia quản lý với cơ quan nhà nước thuộc chiều kia, theo quy định cụ thể của nhà nước Đồng quản là cùng có quyền và cùng nhau ra quyết định quản lý theo thể thức liên tịch Hiệp quản là cùng nhau ra quyết định quản lý theo thẩm quyền, theo vấn đề thuộc tuyến của mình nhưng có sự thương lượng, trao đổi, bàn bạc để hai loại quyết định của mỗi bên đều tương đối với nhau
6 Nguyên tắc 6: Tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao
Trang 10Tiết kiệm và hiệu quả kinh tế là 2 mặt của một vấn đề: làm sao để có một cơ
sở vật chất kỹ thuật, một nguồn tài nguyên, một nguồn lao động xã hội hiện có và sẽ
có một giai đoạn phát triển kinh tế nào đó có thể sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất và tinh thần ngày càng tăng của nhân dân lao động Để thực hiện điều đó thì trong quản lý kinh tế phải quán triệt nguyên tắc tiết kiệm
Trong nền sản xuất nhỏ, tiết kiệm chỉ đóng khung trong việc tiết kiệm tiêu dùng cá nhân hoặc chỉ lo việc tiết kiệm trong việc sản xuất từng đơn vị sản phẩm
Do vậy, tính đến số lượng có thể đáp ứng nhu cầu to lớn của toàn xã hội về tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng nên không thể đảm bảo hiệu quả kinh tế Trong nền sản xuất rấ lớn, xã hội chủ nghĩa tiết kiệm được hiểu rộng rãi và khoa học nhất bao gồm tiết kiệm cả trong sản xuất, trong xây dựng cơ bản tiêu dùng
Đảng ta đã khẳng định tiết kiệm là quốc sách lớn lâu dài phải quy định thành chính sách và biện pháp cụ thể Đặc biệt là đối với một số nước nông nghiệp như nước ta đang trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thì việc thực hiện chính sách tiết kiệm ngay luôn để tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng
Việc thực hiện tiết kiệm có thể được thực hiện bằng cách sau:
- Xây dựng một đường lối phát triển kinh tế đúng đắn phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan
- Giảm chi phí vật tư trong sản xuất
- Áp dụng kinh tế mới vào quá trình công nghệ tiên tiến
- Cải tiến kết cấu sản phẩm làm giảm trọng lượng sản phẩm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế phẩm
- Định mức tiêu hao vật tư trên một đơn vị sản phẩm
- Sử dụng vật liệu thay thế và tận dụng phế liệu dùng lại
- Tiết kiệm lao động sống bằng cách tổ chức lao động hợp lý
- Sử dụng tiết kiệm khai thác hợp lý, không ngừng tái sản xuất mở rộng các nguồn tài nguyên thiên nhiên