ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠMKHOA NGỮ VĂN NHÓM 4 KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM TIỂU LUẬN KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIA VĂN HỌC TR
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
NHÓM 4
KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN KHUYNH HƯỚNG VĂN HỌC VÀ LOẠI HÌNH TÁC GIA
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
ĐÀ NẴNG – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
NHÓM 4
KHUYNH HƯỚNG CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ Văn
Mã ngành: 31701
Đề tài Khuynh hướng văn học và loại hình tác gia văn học trung đại Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN QUANG HUY
Trang 31 Khái niệm
1.1 Khuynh hướng cảm hứng trong văn học
- Khuynh hướng văn học: là khái niệm để chỉ cộng đồng các hiện tượng văn học có sự
thống nhất tương đối về tư tưởng, thẩm mỹ và nguyên tắc tổ chức nghệ thuật Những
sáng tác thuộc một khuynh hướng thường có cùng đối tượng, mục tiêu, phương thức
phản ánh,
Một số khuynh hướng văn học quan trọng trong lịch sử văn học châu Âu: chủ nghĩa cổ
điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực thời đại phục hưng
- Cảm hứng: trạng thái tình cảm mãnh liệt, cảm xúc, sự say mê được đẩy đến mức cao
độ, kích thích óc tưởng tượng và sự sáng tạo của người nghệ sĩ Cảm hứng văn học
thống nhất với đề tài và tư tưởng tác phẩm
1.2 Tôn giáo
- Tôn giáo là một hệ thống niềm tin, các thực hành nghi lễ và đạo đức, liên quan đến
một thực tại siêu nhiên, một vị thần hoặc một lực lượng tối cao nào đó Tôn giáo cung
cấp cho con người một hệ thống giá trị, một cách nhìn nhận về cuộc sống và vũ trụ,
đồng thời tạo ra một cộng đồng gắn kết
Trang 4- Trong nền văn học trung đại, tôn giáo đi vào văn học với những tác phẩm được viết
với mục đích giải thích, ca tụng, truyền bá các triết lí, tư tưởng tôn giáo (Phật giáo, Đạo
giáo, ….)
- Tôn giáo bao gồm nhiều yếu tố hợp thành: Giáo chủ, giáo lý/ giáo pháp, giáo hội,
giáo đường, đệ tử/ tăng chúng Tôn giáo là điểm tựa tinh thần cho con người trong cuộc
sống
2 Đặc điểm cảm hứng tôn giáo trong các tác phẩm văn học
2.1 Về nội dung
- Trực tiếp luận giải, ca tụng, truyền bá, phát triển các tư tưởng tôn giáo (tác phẩm của
người tu hành), ví dụ: Thơ kệ, bài văn luận thuyết Phật giáo, …
- Thể hiện niềm say mê, sự sùng bái với các tư tưởng, nhân vật tôn giáo (tác phẩm của
người tu hành và người” “ngoại đạo”), ví dụ: truyện về các danh tăng, đạo sĩ, truyện kí
về các nhân vật thần, tiên (thần tích, thần phả, tiên phả, …)
- Dùng các tư tưởng, hình tượng, tích truyện tôn giáo để tiếp cận, phản ánh và lí giải
hiện thực (sáng tác của người không thuộc giới tu hành)
Trang 52.2 Về hình thức
- Thể loại: phần lớn là các thể loại văn học chức năng lễ nghi tôn giáo (văn luận thuyết,
kệ thơ thiền, truyện kì ảo, truyện các thánh, …)
- Ngôn ngữ: thuật ngữ tôn giáo, mô tuýp kì ảo, cách nói ẩn dụ, phúng dụ, …
3 Cảm hứng tôn giáo trong tiến trình văn học trung đại Việt Nam
3.1 Giai đoạn X-XIV
- Giai đoạn phát triển rực rỡ của văn học Phật giáo và Đạo giáo, trong đó văn học Phật
giáo đặc biệt hưng thịnh
- Văn học Phật giáo xuất hiện trong bối cảnh Phật giáo được coi như Quốc giáo (nhà
nước, nhân dân coi Phật giáo như tôn giáo có tính chất quốc gia: đất vua chúa làng,
phong cảnh bụt) Phật giáo với tư tưởng từ bi bác ái, vị tha hỉ xả rất phù hợp để xây
dựng đất nước thái bình thịnh trị Từ đó, lực lượng nhà chùa, các nhà sư đóng vai trò
quan trọng, họ là những người có tri thức lớn, giữ trọng trách trong bộ máy chính
quyền, nhiều người được mời làm cố vấn cho triều chính: Phấp Thuận, Ngô Chân Lưu,
Vạn Hạnh, …
Trang 6- Sáng tác của các thiền sư, phật tử với số lượng lớn đã tạo thành dòng văn học riêng:
Văn học Phật giáo – Văn học nhà chùa – Văn học Thiền tông
- Một số tiểu loại của văn học Phật giáo:
Kệ: bài văn vần, ngắn, ghi lại những lời tóm tắt, kết luận mang tính chất khuyên
giải, tổng kết khi kết thúc một bài thuyết giáp, một buổi giảng kinh hoặc tại một
thời điểm đặc biệt nào đó của nhà sư Nhiều bài kệ có giá trị văn học gọi là thơ
kệ
Ví dụ: Thị đệ tử - Vạn Hạnh thiền sư, Ngôn hoài – Không Lộ thiền sư, Cáo tật
thị chúng – Mãn giác thiền sư, …
Văn luận thuyết: sách triết học, bàn luận về các tư tưởng tôn giáo của các nhà
sư, tu sĩ Nội dung đưa ra 1 quan niệm triết học, giải thích hoặc truyền thụ 1
luận thuyết tôn giáo
Ví dụ: khóa hư ngữ lục – Trần Thái Tông, Cư trần lạc đạo phú – Trần Nhân
Tông,…
Truyện kí về nhà chùa: truyện về các thiền sư, tôn sùng, ngưỡng mộ, lí tưởng
hóa, thần thánh hóa các thiến sư
Trang 7Ví dụ: Thiền uyển tập anh ngữ lục, Tam tổ thực lục, …
Phân tích cụ thể tác phẩm: Cáo tật thị chúng – Mãn giác thiền sư
Xuân khử bách hoa lạc,
Xuân đảo bách hoa khai,
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch nghĩa:
Xuân đi trong hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa nở,
Mọi sự mau đi qua trước mắt
Cái già đã đến trên đầu
Chớ bảo mùa xuân tàn thì hoa rụng hết,
Trước sân, đêm qua vẫn còn một cành mai
Trang 8+ Thơ thiền là loại thơ thể hiện sự giác ngộ chân lí Phật giáo, hay là thể hiện tâm trạng,
tình cảm của các sư về cuộc sống, mang tư tưởng thiền Nó có thể do các nhà sư, cũng
có thể do những người không đi tu làm ra nhưng mang tư tưởng thiền
+ Mục đích của thơ thiền là ghi lại sự giác ngộ của thiền lý, những không phải bao giờ
nó cũng là những lời phát ngôn trực tiếp tư tưởng thiền mà thường mượn hình ảnh của
thế giới vật chất để thể hiện
Hai cầu đầu: “mùa xuân” => thời gian chỉ sự vận động khách quan; trăm hoa: cây cối
=> vạn vật trong tự nhiên; “Lạc – Khai” => tính luân hồi của thường
Hai câu tiếp: Sự biến đổi của con người Đạo Phật quan niệm: Sinh, lão, bệnh, tử là
chu trình của đời người, con người cũng như tự nhiên đều có sự thay đổi
Hai câu cuối: Câu thơ kéo dài báo hiệu một hiện tượng đột xuất Sự biến đổi của thiên
nhiên, con người là quy luật nhưng cũng có những hiện tượng vượt ngoài quy luật:
Nhành mai vẫn nở khi mùa xuân đã tàn Ý thơ không xuất phát từ sự quan sát bình
thường mà từ sự đột phá của ý tưởng Hình ảnh biếu tưởng ( cùng với hoa, xuân):
nhành mai: chân như, bản thể, nhà tu hành đắc đạo => bản thể ,chân như sẽ tồn vĩnh
viễn
Trang 9+ Giá trị nghệ thuật khách quan: tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tha thiết với cái đẹp, với
các bước đi của thời gian (bức tranh thiên nhiên trong sáng, tinh khôi, mới mẻ); tinh
thần lạc quan, ham sống; nội lực, mạnh mẽ, ý thức khắc phục hoàn cảnh, vượt qua khó
khăn, thử thách để vươn lên
3.2 Giai đoạn XV – XVII
- Văn học Phật giáo có phần lắng xuống do chủ trương độc tôn Nho giáo thời Lê Phạm
vi ảnh hưởng của bộ phận sáng tác này được duy trì trong khuôn khổ nhà chùa, ở
những tác phẩm mang khuynh hướng cảm hứng tôn giáo: Thánh đăng lực, Hương hải
thiền sư ngữ lục – Hương Hải
- Ảnh hưởng của Đạo giáo trong văn học được gia tăng Đạo giáo với 1 viễn cảnh rộng
lớn không giới hạn, vạn vật biến hóa khôn lường, có khả năng kích thích sự thăng hoa,
sáng tạo, khai phóng sức tưởng tượng của người nghệ sĩ, đồng thời cung cấp mẫu thức
để họ kiến tạo thế giới nghệ thuật Tư tưởng duy tâm Đạo giáo đã trở thành cơ sở cho
việc thần bí học thuyết này thành 1 tôn giáo, thiên nhiều về huyên thuật màu nhiệm –
vũ khí tinh thần của con người trong những hoàn cảnh khó khăn Ví dụ: thơ Nguyễn
Bỉnh Khiêm, Thánh Tông Di Thảo, Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ, …
Trang 103.3 Giai đoạn XVIII – nửa đầu XIX
- Đây là giai đoạn lịch sử với nhiều biến động dữ dội, chế độ phong kiến lâm vào tình
trạng khủng hoảng => Khủng hoảng về chính trị kéo theo sự khủng hoảng của lý tưởng
truyền thống, đặt con người trước nhiều lựa chọn, nhu cầu tìm đến các tôn giáo để
được che chở nâng đỡ càng lớn
- Văn học Phật giáo có những khởi sắc với tác phẩm của các thiền sư: Chuyết Chuyết
(1590-1644), Chân Nguyên (1647-1726), …
- Ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đến sáng tác của các nhà văn thời kì này cũng rất
mạnh mẽ: Chinh phụ ngâm, …
Phân tích cụ thể tác phẩm Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn
Đây là một trong những tác phẩm đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam, phản ánh
thái độ chán ghét của tác giả trước những cuộc chiến tranh phi nghĩa, đồng thời nêu lên
sự đồng cảm sâu sắc về nỗi cô đơn, buồn tủi của người chinh phụ khao khát được sống
trong tình yêu và hành phúc đôi lứa Không chỉ dừng lại ở đó, Chinh phụ ngâm còn
chứa đựng những cảm hứng tôn giáo sâu sắc, đặc biệt là ảnh hưởng của Phật giáo
Trang 11Phật giáo, với tư tưởng về sự vô thường của cuộc sống và khổ đau của con người trong
vòng luân hồi, là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến "Chinh phụ ngâm"
Từ đầu đến cuối tác phẩm, người đọc có thể thấy rõ sự đau đớn, bất lực của nhân vật
chính trong việc đối diện với thực tại cuộc sống, tình yêu và sự chờ đợi Những cảm
xúc này được liên kết với quan niệm Phật giáo về khổ đau và sự tìm kiếm giải thoát
khỏi những chuỗi trói buộc của thế gian
Chinh phụ ngâm kể về nỗi lòng của người phụ nữ chờ đợi chồng trở về sau khi anh lên
đường chinh chiến Mỗi câu thơ nàng đều chứa đựng sự khắc khoải, buồn bã, và cảm
giác bất lực trước thời gian và sự vô thường của cuộc sống Cảm giác cô đơn, thiếu
thốn và sự chờ đợi không có hồi kết của người phụ nữ gợi lên một quan niệm Phật giáo
về sự vô thường của nhân sinh, khổ đau trong cuộc đời và sự mong mỏi được giải thoát
khỏi sự trói buộc của cuộc sống
Các hình ảnh như "số phận", "vòng xoay luân hồi" hay những ẩn dụ về "trời đất" cũng
mang đậm ảnh hưởng Phật giáo Sự không thể thay đổi của số phận, sự chịu đựng của
người phụ nữ trong cảnh "người chinh phu đi biền biệt" phản ánh niềm tin vào những
Trang 12quy luật vô hình của vũ trụ mà con người không thể thay đổi Điều này tương ứng với
những triết lý Phật giáo về số mệnh và những "nghiệp quả" của con người
Chinh phụ ngâm là một tác phẩm đặc sắc trong việc kết hợp cảm hứng tôn giáo và cảm
xúc cá nhân của nhân vật chính Cảm hứng Phật giáo về sự vô thường, số phận, khổ
đau của cuộc sống trong tác phẩm không chỉ mang tính triết lý về sự khổ đau của con
người mà còn chứa đựng những lý tưởng về đạo đức và sự trung thành trong tình yêu
4 Kết luận
Có thể nói, các nhà văn, nhà thơ không chỉ vẽ nên 1 thế giới đầy màu
sắc linh thiêng để hướng con người đến những điều cao cả, tốt đẹp mà ở một khía cạnh
khác, họ còn muốn thông qua những hình tượng nghệ thuật để mô tả một thế giới hiện
thực đa chiều và khám phá con người trên những chiều hướng mới các nhà văn đã tạo
dựng không gian linh thiêng màu nhiệm của tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo với niềm tin
cứu rỗi, thanh tẩy, cảm hóa, hướng thiện con người; xây dựng những hình ảnh, hình
tượng, biểu tượng, có tính luận giải, cắt nghĩa, lý giải hiện thực, đem cái nhìn đa chiều
đến cho văn học