1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập lớn môn chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay ...9 III... Ph.Ăngghen cho rằng: “… tất cả một tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu,óc c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-*** -BÀI TẬP LỚN MÔNCHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Nhóm thực hiện: Nhóm 6 Lớp học phần: LLNL1106(223) CLC_ Sinh viên thực hiện:

1 Nguyễn Thị Xuân Hồng – 11232908 2 Đỗ Thanh Lam – 11232690

3 Lê Anh Thư – 11237033 4 Vũ Khánh Huyền – 11231429 5 Phạm Diệp Chi – 11233964 6 Bùi Ngọc Anh – 11233809

GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤCPHẦN MỞ ĐẦU 3PHẦN NỘI DUNG 4

I Những vấn đề về tôn giáo trong thời kì hóa độ lên chủ nghĩa xã hội 4

1 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin về tôn giáo 4

1.1 Khái niệm tôn giáo .4

1.2 Bản chất của tôn giáo 4

1.3 Nguồn gốc của tôn giáo .5

2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã 6

II Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay 7

1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam 7

2 Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay 9

III Liên hệ thực tiễn .12

PHẦN KẾT LUẬN .17

TÀI LIỆU THAM KHẢO .18

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Tôn giáo đã luôn là một vấn đề quan trọng mà Đảng và Nhà nước chúng ta luôn quan tâm đặcbiệt Với đặc điểm là một quốc gia đa dân tộc, vấn đề tôn giáo trở nên phức tạp và nhạy cảm hơnở Việt Nam Đồng thời, tôn giáo cũng mang tính quốc tế, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải xử lýmột cách khéo léo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi trọng việc đoàn kết các tôn giáo, đặt nó trongchiến lược đại đoàn kết dân tộc Người từng nói: "Toàn thể đồng bào ta, đoàn kết chặt chẽ, quyếtlòng kháng chiến để bảo vệ Tổ quốc và tín ngưỡng tự do" Xung đột sắc tộc và tôn giáo ngàynay là những vấn đề nóng trên thế giới, nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng chính trị - xã hộido không giải quyết được vấn đề tôn giáo Đây là bài học quan trọng cho Đảng và Nhà nướcchúng ta phải quan tâm và thực hiện công tác tôn giáo một cách hiệu quả Việc tìm hiểu công táctôn giáo của Đảng trong thời kỳ đổi mới có ý nghĩa lớn về mặt lý luận và nhất là về mặt thựctiễn Chúng em hy vọng sau tiểu luận này, chúng em sẽ nâng cao hiểu biết của mình hơn về cácchính sách, chủ trương của Đảng nói chung và các chính sách, chủ trương của Đảng về vấn đềtôn giáo nói riêng

Trang 4

PHẦN NỘI DUNGI Những vấn đề về tôn giáo trong thời kì hóa độ lên chủ nghĩa xã hội1 Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin về tôn giáo1.1 Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là sự phản ánh một cách biến dạng, sai lệch, hư ảo về giới tự nhiên và con người, vềcác quan hệ xã hội Hay nói cách khác, tôn giáo là sự nhân cách hoá giới tự nhiên, là sự “đánhmất bản chất người” Chính con người đã khoác cho thần thánh những sức mạnh siêu nhiên khácvới bản chất của mình để rồi từ đó con người có chỗ dựa, được chở che, an ủi - dù đó chỉ là chỗdựa “hư ảo”

Ph.Ăngghen cho rằng: “… tất cả một tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu,óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối sống hàng ngày của họ; chỉ sựphản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hưảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếutố tích cực Vấn đề đặt ra ở đây là, nguyên nhân nào dẫn đến sự phản ánh “hoang đường”, “hưảo” của tôn giáo? Tại sao con người lại có nhu cầu tôn giáo và đặt niềm tin lớn lao vào tôn giáonhư vậy? Đứng vững trên lập trường du vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải rằng sựxuất hiện và tồn tại của tôn giáo xuất phát từ hiện thực khách quan và nguồn gốc quan trọngnhất của tôn giáo chính là điều kiện kinh tế – xã hội Trong lịch sử tiến hoá của mình, trước hếtcon người có nhu cầu cải tạo tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa mình Nhưng do trình độ và khả năng cải tạo tự nhiên còn thấp kém, con người luôn cảmthấy yếu đuối, bất lực trước các hiện tượng tự nhiên và đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh

Trang 5

siêu nhiên Đó chính là cơ sở cho sự nảy sinh các hiện tượng thờ cúng Đặc biệt, khi xã hội có sựphân chia và áp bức giai cấp thì các mối quan hệ xã hội càng phức tạp, một bộ phận người dânrơi vào tình thế cùng quẫn, bất lực trước các thế lực thống trị Thêm vào đó, những yếu tố tựphát, ngẫu nhiên, rủi ro bất ngờ nằm ngoài ý muốn của con người gây ra cho họ sự sợ hãi, lolắng, mất cảm giác an toàn Đó cũng là nguyên nhân khiến người ta tìm đến và dựa vào sự chechở của tôn giáo.

1.2 Bản chất của tôn giáo

Chỉ rõ bản chất của tôn giáo, chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định rằng: Tôn giáo là một hiệntượng xã hội - văn hoá do con người sáng tạo ra Con người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợiích của họ, phản ánh những ước mơ, nguyện vọng, suy nghĩ của họ Nhưng sáng tạo ra tôn giáo,con người lại bị lệ thuộc vào tôn giáo, tuyệt đối hoá và phục tùng tôn giáo vô điều kiện Chủnghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng, sản xuất vật chất và các quan hệ kinh tế, xét đến cùng là nhântố quyết định sự tồn tại và phát triển của các hình thái ý thức xã hội, trong đó có tôn giáo Do đó,mọi quan niệm về tôn giáo, các tổ chức, thiết chế tôn giáo đều được sinh ra từ những hoạt độngsản xuất, từ những điều kiện sống nhất định trong xã hội và thay đổi theo những thay đổi của cơsở kinh tế Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tôn giáo có nguồn gốc từ tronghiện thực và phản ánh chính hiện thực đó – một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện để tôngiáo xuất hiện và tồn tại

Trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò và tác động của mỗi tôn giáo đối với xã hội làkhông giống nhau và quan điểm, thái độ của giáo sĩ và giáo dân đối với các lĩnh vực xã hội cũngkhông hoàn toàn thống nhất Vì vậy, khi thực hiện nhất quán nguyên tắc bình đẳng, không phânbiệt đối xử cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với các vấnđề có liên quan với tôn giáo Có nhiều tôn giáo khi mới ra đời được coi như là một phong tràobảo vệ, bênh vực quyền lợi của những người nghèo, người bị áp bức Sau một thời gian tồn tại,tôn giáo ấy lại biến thành công cụ của giai cấp thống trị, bóc lột Có những giáo sĩ suốt đời hànhđạo và luôn luôn đồng hành cùng với dân tộc nhưng cũng có người đã hợp tác với các thế lựcthù địch bên ngoài mà đi ngược lại với lợi ích quốc gia… Vì vậy đòi hỏi nhà nước xã hội chủnghĩa phải có thái độ, cách ứng xử phù hợp với từng trường hợp cụ thể

Trong khi các nhà duy vật vô thần chỉ biết phê phán bản thân tôn giáo thì C.Mác lại không phêphán tôn giáo mà phê phán chính cái hiện thực đã làm nảy sinh tôn giáo tức là phê phán sự ápbức, bất công, bạo lực… trong xã hội đã đẩy con người phải tìm đến với tôn giáo và ru ngủ mìnhtrong tôn giáo C.Mác đã nhận thấy rất rõ quan hệ nhân-quả trong vấn đề này Vì tôn giáo là mộthiện tượng tinh thần có nguyên nhân từ trong đời sống hiện thực nên muốn xoá bỏ tôn giáo,không có cách nào khác là phải xoá bỏ cái hiện thực đã làm nó nảy sinh Từ đó, C.Mác đã khẳngđịnh rằng, muốn xoá bỏ tôn giáo và giải phóng con người khỏi sự nô dịch của tôn giáo thì trướchết phải đấu tranh giải phóng con người khỏi những thế lực của trần thế, xoá bỏ chế độ áp bức

Trang 6

bất công, nâng cao trình độ nhận thức cho người dân và xây dựng một xã hội mới không còntình trạng người bóc lột người, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Ngoài ra chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ rằng: không thể sử dụng bạo lực để đàn áp tôn giáo,mà chỉ có thể sử dụng phương cách giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục để toàn thể nhân dân, cảnhững người theo đạo lẫn những người không theo đạo, có thể nắm bắt được những nguyên lýcủa chủ nghĩa vô thần khoa học và thế giới quan duy vật, từ đó tự nhận ra những bất cập, nhữngvô lý của thế giới quan huyễn hoặc tôn giáo, và chủ động từ bỏ tôn giáo Đó là con đường đúngđắn duy nhất để tiến tới xoá bỏ tôn giáo ra khỏi đời sống xã hội, tiến tới xây dựng một nền tảngtư tưởng tiến bộ, khoa học cho xây dựng chủ nghĩa xã hội

1.3 Nguồn gốc của tôn giáo

Kế thừa các quan điểm của C.Mác và Ph.Ănghen về bản chất, nguồn gốc tôn giáo, Lênin đã

phân tích, làm rõ hơn nguồn gốc kinh tế - xã hội và nguồn gốc nhận thức của tôn giáo TheoNgười, “Nguồn gốc sâu xa nhất của các thành kiến tôn giáo là cùng khổ và dốt nát”; cụ thể hơn,“sự áp bức đối với quần chúng lao động về mặt xã hội, tình trạng có vẻ hoàn toàn bất lực của họtrước những thế lực mù quáng của chủ nghĩa tư bản đang hang ngày hàng giờ gây ra cho nhữngngười lao động bình thường những nỗi khổ cực kỳ ghê gớm, những sự đau thương thật là khủngkhiếp, nhiều gấp nghìn lần so với những biến cố phi thường như chiến tranh, động đất, v.v đólà nguồn gốc sâu xa nhất hiện nay của tôn giáo”

Về nguồn gốc nhận thức của tôn giáo, Lênin đã chỉ rõ khả năng xuất hiện của tôn giáo nằm ngaytrong đặc điểm nhận thức của con người Người viết: “Sự phân đôi của nhận thức của con ngườivà tính khả năng của chủ nghĩa duy tâm (của tôn giáo) đã có trong cái trừu tượng đầu tiên, tối sơ“cái nhà” nói chung và những cái nhà cá biệt” Nếu C.Mác, Ph.Ăngghen đã phân tích làm rõ ýthức tôn giáo là sự phản ánh vào đầu óc con người những “lực lượng bên ngoài” thì Lênin lạiluận giải, làm rõ hơn “cơ chế” hình thành tôn giáo ngay trong phép biện chứng của quá trìnhnhận thức

Về nguồn gốc tâm lí Sự sợ hãi trước những hiện tượng tự nhiên, xã hội, hay những lúc ốm đau,bệnh tật; ngay cả những may, rủi bất ngờ xảy ra, hoặc tâm lý muốn được bình yên khi làm mộtviệc lớn ( ví dụ: ma chay, cưới xin, làm nhà, khởi đầu sự nghiệp kinh doanh,…), con người cũngdễ tìm đến với tôn giáo Thậm chí cả những tình cảm đích cực như tình yêu, lòng biết ơn, lòngkính trọng đối với những người có công với nước, với dân cũng dễ dẫn con người đến với tôngiáo (ví dụ: thờ các anh hùng dân tộc, thờ các thành hoàng làng…)

2 Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tôn giáo vẫn còn tồn tại, tuy đã có sự biến đổi trênnhiều mặt Vì vậy, khi giải quyết vấn đề tôn giáo cần đảm bảo:

Trang 7

Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân:

Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin sâu sắc của quần chúng vào đấng tối cao, đấng thiêng liêng nàođó mà họ tôn thờ, thuộc lĩnh vực ý thức tư tưởng Do đó tự do tín ngưỡng và tự do không tínngưỡng thuộc quyền tự do tư tưởng của nhân dân Tôn trọng trọng tự do tín ngưỡng cũng chínhlà tôn trọng quyền con người, thể hiện bản chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa Nhà nướcxã hội chủ nghĩa không can thiệp và không cho bất cứ ai can thiệp, xâm phạm đến quyền tự dotín ngưỡng, quyền lựa chọn theo hay không theo tôn giáo của nhân dân Các tôn giáo và hoạtđộng tôn giáo bình thường, các cơ sở thờ tự, các các phương tiện phục vụ nhằm thỏa mãn nhucầu tín ngưỡng của người dân được nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng và bảo hộ

Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạo xãhội cũ, xây dựng xã hội mới.

Nguyên tắc này để khẳng định chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ hướng vào việc giải quyết những ảnhhưởng tiêu cực của tôn giáo đối với quần chúng nhân dân mà không chủ trương can thiệp vàocông việc nội bộ của các tôn giáo Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, muốn thay đổi ý thức xãhội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn tại xã hội; muốn xóa bỏ ảo tưởng này sinh trong tưtưởng con người, phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra ảo tưởng ấy Điều cần thiết trước hết là phải xáclập được một thế giới hiện thực không có áp bức, bất công, nghèo đói và thất học…cũng nhưnhững tệ nạn nảy sinh trong xã hội Đó là một quá trình lâu dài, và không thể thực hiện đượcnếu tách rời việc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới

Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo là lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáotrong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.

Mặt tư tưởng là biểu hiện mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thuần túy về tư tưởng Mặt tư tưởngcủa tôn giáo được giải quyết lâu dài thông qua quá trình cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa các giai cấp vànhững thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng và lợi ích của nhân dân Giảiquyết mặt chính trị đòi hỏi dựa vào pháp luật, kiên quyết và kịp thời trừng trị những kẻ lợi dụngtôn giáo, nhưng cũng tránh nôn nóng, vội vàng

Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.

Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống xã hộikhông giống nhau Quan điểm, thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về những lịch sử cụ thểkhi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo đối với từng tôngiáo cụ thể

II Tôn giáo ở Việt Nam và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay

Trang 8

1 Đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc) và đặc biệt, hiện nay có tới 13 tôn giáo đãđược công nhận tư cách pháp nhân (Phật giáo, Công Giáo, Hồi giáo, Tin lành, Cao Đài, PhậtGiáo Hòà Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Baha'i, Minh Lý đạo - Tam Tông miếu,Giáo hội Phật đường Nam Tông Minh Sư Đạo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Bà la môn) và trên 40 tổchức tôn giáo đã được công nhận về mặt tổ chức hoặc đã đăng ký hoạt động với khoảng 24 triệutín đồ, 95.000 chức sắc, 200.000 chức việc và hơn 23.250 cơ sở thờ tự

Các tổ chức tôn giáo có nhiều hình thức tồn tại khác nhau, như: du nhập từ bên ngoài, với nhữngthời điểm, hoàn cảnh khác nhau, như Phật Giáo, Công Giáo, Tinh lành, Hồi giáo; tôn giáo nộisinh, như Cao Đài, Hòà Hảo

Thứ hai, Việt Nam là nơi giao lưu của nhiều nền văn hóa trên thế giới.

Tôn giáo ở Việt Nam có sự đan xen, đa dạng về nguồn gốc hay truyền thống lịch sử và may mắnchung sống hoà bình, gần như không có xung đột, đấu tranh tôn giáo Tuy mỗi tôn giáo đều cólịch sử tồn tại và phát triển khác nhau nhưng giữa các tín đồ của tôn giáo, họ có sự tôn trọngniềm tin lẫn nhau và họ chưa từng xảy ra xung đột hay chiến tranh tôn giáo Như người thì tinvào Đức Phật, người thì tin vào Chúa và Đức Chúa Trời Và trong thực tế, bất kì tôn giáo bênngoài nào du nhập vào nước ta, đều để lại những dấu ấn cũng như chịu ảnh hưởng lớn của bảnsắc văn hoá Việt Nam như cùng với dân tộc, gắn bó đồng hành với dân tộc, tiến hành đấu tranhgiữ gìn độc lập chủ quyền Điển hình là Phật giáo, đã rất lâu được coi là một phần của bản sắcdân tộc Việt, nên trong hồ sơ lý lịch nếu người nào khi không theo tôn giáo thì coi người đó đềuảnh hưởng bởi quan niệm triết lý của giáo lý Phật giáo

Thứ ba, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có thành phần rất đa dạng, chủ yếu là người nhân dânlao động, có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc.

Đa số tín đồ tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm, tôn trọng công lý, ướcvọng “tốt trời, đẹp đạo”, đi theo Đảng, theo cách mạng, hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệTổ quốc Việt Nam Nhìn chung, họ luôn đồng hành cùng dân tộc Việt Nam với nhiều đóng gópquan trọng cả trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền, giai đoạn đấu tranh bảo vệ tổ quốcvà giai đoạn xây dựng đất nước hiện nay Bởi vì các tín đồ theo tôn giáo, các chức sắc tôn giáotrước hết họ là công dân của một đất nước, họ là 1 tín đồ vậy thì khi đất nước mà bị ngoại xâm,xâm lăng rõ ràng họ phải cùng với dân tộc đê gìn giữ lây độc lập dân tộc Bản thân bọn thực dânđế quôc xâm lược ở VIệt Nam nó không trừ chỗ nào, nó không trừ nơi có làng đạo, có chùachiềng, có nhà thờ Nên bản thân các tôn giáo cũng là nạn nhân của bọn thưc dân chúng Còntrong giai đoạn hiện nay, với số lượn 24 triệu tín đồ chiếm khoảng 1/4 dân số cả nước, số lượng

Trang 9

rất lớn này đang cùng với toàn thể dân tộc tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước trên tất cảcác lĩnh vực cả trên góc độ chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng xã hội và đặc biệt là vai trò củacác tôn giáo nếu các tổ chức tôn giáo tham gia vào các hoạt động như là thiện nguyện, cứu trợ.Đối với tôn giáo lớn có nhiều chứa đựng các giá trị nhân văn nhân đạo hướng thiện có một chứcnăng rất quan trọng là giáo dục ý thức cho một bộ phận quần chúng nhân dân.

Thứ tư, hàng ngũ chức sắc các tôn giáo có vai trò, vị trí quan trọng trong giáo hội,có uy tín,ảnh hưởng với tín đồ.

Chức sắc tôn giáo là tín đồ có chức vụ, phẩm sắc trong tôn giáo, họ tự nguyện thực hiện thườngxuyên nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà mình tin theo

Cụ thể hơn, chức năng của họ là truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tô chứccủa tôn giáo, duy trì, củng cố, phát triển tôn giáo, chuyên chăm lo đến đời sống tâm linh của tínđồ Hiện nay, họ luôn chịu sự tác động của tình hình chính trị - xã hội trong và ngoài nước,nhưng nhìn chung xu hướng tiến bộ trong hàng ngũ chức sắc ngày càng phát triển

Thứ năm, các tôn giáo ở nước ta, không chỉ các tôn giáo ngoại nhập, mà cả tôn giáo nội sinhđều có quan hệ với các tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài hoặc các tổ chức tôn giáo quốctế.

Đây chính là điều kiện gián tiếp để củng cố và phát sinh mỗi quan hệ giữa các tôn giáo ở ViệtNam với các tôn giáo ở các nước trên thế giới Việt Nam được công nhận là một trong 12 quốcgia trên thế giới và 6 quốc gia ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mức độ đa dạng tôn giáorất cao Sự đa dạng này là kết quả của sự du nhập, giao thoa và dung hợp giữa các tôn giáo bảnđịa và các tôn giáo từ nước ngoài Tôn giáo Việt Nam đã tham gia hoạt động đối ngoại với cáctôn giáo khác trên thế giới như Phật giáo Việt Nam có quan hệ và giao lưu với Phật giáo cácnước trong khu vực và trên thế giới Tính tới thời điểm hiện tại, Nhà nước Việt Nam đã thiết lậpquan hệ ngoại giao với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thố trên toàn thế giới Trong đó, Tôn giáotại Việt Nam có mối liên hệ với nền văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ Như trong thời kìquân chủ tại Việt Nam, chính quyền luôn tích cực khuyến khích Nho giáo vì nó có vai trò là nềntảng luân lý quy định các mối quan hệ xã hội

Thứ sáu, trong những năm trước đây cũng như trong giai đoạn hiện nay, các thế lực thực dânvà đế quốc thường có những hành động ủng hộ và tiếp tay cho các đối tượng phản động trongnước, mà một trong những chiến lược phổ biến họ sử dụng là lợi dụng tôn giáo để thực hiện âm

mưu “diễn biến hòa bình”.

Các thế lực thù địch thường xuyên cung cấp tài chính cho các tổ chức, cá nhân phản động đểthực hiện các hoạt động "diễn biến hòa bình" Số tiền này được sử dụng để tổ chức các hoạtđộng tuyên truyền, kích động bạo lực, gây rối trật tự an ninh xã hội, cũng như để chi trả cho các

Trang 10

hoạt động chống phá khác Chúng thường xuyên xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước, gieo rắc hoang mang, mất niềm tin trong nhân dân, đặc biệtlà những người có trình độ nhận thức thấp, thiếu hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin và đườnglối của Đảng Chúng còn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm liên quan đến tôn giáo để kích động mâuthuẫn, chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong cộng đồng tôn giáo Vì vậy, việc giải quyết vấn đềtôn giáo ở Việt Nam phải đảm bảo kết hợp giữa mở rộng giao lưu hợp tác quôc tê với việc bảođảm độc lập, chủ quyên, không để cho kẻ địch lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo đềchông phá, can thiệp vàc công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam.

2 Chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay.

Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tạicùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Chủ nghĩa Mác-Lênin, đã chỉ ra rằng, tôn giáo chỉ mất đi khi những cơ sở kinh tế-xã hội, thậmchí là cả cơ sở tâm lý, nhận thức cho sự tồn tại của nó không còn nữa Trong quá trình xây dựngchủ nghĩa xã hội ở nước ta, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thếgiới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sự hợp lý, đặc biệt mặt trái của cơ chế thị trường,như tội phạm, sự phân hóa giàu nghèo, những rủi ro, bệnh tật, môi trường sinh thái bị hủy hoại.Do đó, chắc chắn rằng, tôn giáo vẫn là một thực thể tồn tại trong chủ nghĩa xã hội

Đảng ta khẳng định, tín ngưỡng, tôn giáo sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc trong quá trình xâydựng chủ nghĩa xã hội Sự khẳng định đó mang tính khoa học và cách mạng, hoàn toàn khác vớicách nhìn nhận chủ quan, tả khuynh khi cho rằng có thể bằng các biện pháp hành chính, hay khitrình độ dân trí cao, đời sống vật chất được bảo đảm là có thể làm cho tín ngưỡng, tôn giáo mấtđi; hoặc duy tâm, hữu khuynh khi nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng bất biến, độc lập,thoát ly với mọi cơ sở kinh tế - xã hội, thể chế chính trị

Vì vậy, cần thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theohoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào, quyền sinh hoạt ín ngưỡng, tôn giáo bình thườngtheo đúng pháp luật Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước phápluật

Hai là, Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.

Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tínngưỡng, tôn giáo Đảng ta khẳng định “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhândân, Đảng và Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân,thực hiện bình đẳng, đoàn kết lương giáo và giữa các dân tộc Khắc phục mọi thái độ hẹp hòi,thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống nhữnghành vi vi phạm tự do tínngưỡng” Quan điểm của Đảng nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín

Ngày đăng: 27/08/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w