Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ ..... Cũng chính vì thế mà người ta mới nói thơ ca trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 1955 – 1975 ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Học phần: Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 và định hướng dạy học.
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
PHẦN NỘI DUNG 3
Chương 1: Thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ trong văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975 3
1.1.Thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ – một thời và mãi mãi 3
1.1.1 Bối cảnh lịch sử 3
1.1.2 Những chặng đường phát triển của thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ và những thành tựu nổi bật 3
1.2 Thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ – một khúc ca giàu cung bậc 4
1.2.1 Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu 4
1.2.2 Mang đậm tính thời sự và chất chính luận – suy tưởng 4
1.2.3 Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 5
1.2.4 Lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nhiệt huyết 5
Chương 2: Khuynh hướng sử thi trong thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 6
2.1 Khái niệm 6
2.1.1 Sử thi 6
2.1.2 Khuynh hướng sử thi 6
2.2 Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 7
2.2.1 Ở phương diện đề tài – chủ đề 7
Trang 32.2.2 Ở phương diện khắc họa hình tượng 9
2.2.3 Ở phương diện giọng điệu 12
Chương 3: Cảm hứng lãng mạn trong thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 14
3.1 Khái niệm 14
3.1.1 Lãng mạn 14
3.1.2 Cảm hứng lãng mạn 14
3.2 Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 14
3.2.1 Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu 14
3.2.2 Lý tưởng hóa tương lai 15
3.2.3 Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch 16
Chương 4: Mở rộng vấn đề 18
4.1 So sánh thể loại sử thi dân gian và khuynh hướng sử thi trong thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 18
4.2 Mối quan hệ giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 19
PHẦN KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam đã trải qua gần hai mươi năm chiến tranh chống Mĩ,
đó là hai mươi năm đầy “Máu và hoa” của dân tộc Việt Nam Dân tộc ta đã phải sống và chiến đấu trong tận cùng của nỗi đau mất mát, của nước mắt và
sự hi sinh trong hai mươi năm ấy Nhưng bằng những phẩm chất tốt đẹp của mình, đó là sự anh dũng, hiên ngang, bất khuất, tự cường và giàu lòng yêu nước cuối cùng dán tộc ta cũng vượt lên và chiến thắng mọi gian khổ, đau thương Thơ ca Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 1955-1975
đã khắc họa được vẻ đẹp tuyệt vời của con người Việt Nam thời chống Mĩ, những con người anh dũng, hiên ngang, sống giữa muôn ngàn gian lao, mất mát mà lòng vẫn lạc quan, vẫn đầy ắp nghĩa tình Có thể nói một cách cường điệu thì thơ ca Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc xứ mệnh của mình trong giai đoạn này Dường như mỗi khi cầm bút lên viết về điều gì đó, người viết thật
sự đã hóa thân thành những người chiến sĩ cách mạng, tham gia chiến đấu trên chính mặt trận khốc liệt ngày ấy, còn người đọc, người nghe thì thật sự luôn bị cuốn hút trước những dòng thơ chống Mĩ –những dòng thơ có sức lay động vô cùng mạnh mẽ đối với tâm hồn của mỗi con người Ho cảm thấy như được trở về với không khí của những ngày cả nước chống Mĩ, để thêm yêu, thêm tự hào về đất nước và con người Việt Nam mỗi khi đọc những vần thơ ấy
Cũng chính vì thế mà người ta mới nói thơ ca trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ 1955 – 1975 chính là một trong những bộ phận sáng giá nhất của nền văn học dân tộc Các nhà thơ chính là sản phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng, đồng thời giữ vai trò là người tuyên truyền, cổ động, người truyềnlệnh của cách mạng, là những người có sức cảm hóa, chinh phục rộng rãi đông đảo quần chúng nhân dân trong một thời kì dài gần hai mươi năm Chính những điều đó đã chi phối đến đặc điểm trong thơ của các nhà thơ giai đoạn này, đó là khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Vấn đề về
Trang 5chống Mĩ là một trong những đề tài hết sức phong phú và đa dạng cũng đã córất nhiều công trình mang tính đúc kết và khái quát chung đề cập đến những vấn đề này Hơn hết cả, trong chương trình Ngữ Văn phổ thông hiện nay cũngxuất hiện một số bài thơ vừa thể hiện được khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Vì thế, trên cơ sở đó tôi tiến hành nghiên cứu về vấn đề về sự thể hiện khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ với mong muốn có cái nhìn cụ thể hơn trong các sáng tác mà các nhà thơ đã thể hiện trong giai đoạn này Đồng thời góp một phần nhỏ bé trong việc tìm hiểu vấn đề khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ và góp phầnvào tài liệu học của chính bản thân mình.
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ TRONG VĂN HỌC CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 1945-1975
1.1 Thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1955-1975) – một thời và mãi mãi.
1.1.1 Bối cảnh lịch sử.
Đầu năm 1965, sau khi bị phá sản “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ đã đưa quân vào miền Nam để tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” với quy mô lớn hơn, đồng thời đổ bộ sang chiến tranh tàn phá miền Bắc Vì vậy Đảng ta đã quyết định phát động cuộc chiến đấu chống lại Mỹ, cứu nước trên phạm vi cả nước
Vào ngày 30/4/1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất Đất nước Đây là sự kiện đặt dấu mốc khép lại Chiến tranh Việt Nam và bắt đầu công cuộc thống nhất hai miền thành nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.1.2 Những chặng đường phát triển của thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ và những thành tựu nổi bật.
Trong giai đoạn phát triển của thơ ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ có rất nhiều đội ngũ nhà thơ tiêu biểu lần lượt xuất hiện Họ xuất thân từ nhiều vị trí khác nhau như nhà thơ tiền chiến, nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống
Mĩ nhưng dù sở vị trí nào họ cầm bút đều đại diện cho tiếng nói của một thế
hệ ý thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với vận mệnh đất nước
Thơ ca giai đoạn này các nhà thơ viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ
với chủ đề bao trùm là “tinh thần yêu nước” và “ngợi ca chủ nghĩa anh hùng
cách mạng” Họ thể hiện được những tư tưởng, tình cảm lớn bao trùm đời
sống tinh thần thời đại Ngoài ra các nhà thơ còn đưa tinh thần sử thi khiến cho các bài thơ đậm chất suy tưởng và chính luận, trở thành tiếng kèn sung
Trang 7trận trong mặt trận chiến đấu khốc liệt Hơn hết cả đó là hình tượng cái tôi sử thi nổi bật, cái tôi thế hệ mang giọng điệu sử thi và ngôn ngữ trang trọng.
Ở giai đoạn này có rất nhiều các thành tựu nổi bật, các bài thơ gây ra
được tiếng vang lớn, tiêu biểu như: “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi;
“Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên; “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
của Phạm Tiến Duật; tập thơ “Ra trận” và “Máu và hoa” của Tố Hữu,…
1.2 Thơ ca Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ – một khúc ca giàu cung bậc.
1.2.1 Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
Trong lá thư của Trung ương Đảng gởi cho Đại hội văn nghệ toàn quốc
lần thứ IV có viết: “Đối với anh chị em văn nghệ sĩ của ta, chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản phải là mục đích và lí tưởng đẹp đẽ nhất, Tổ quốc, nhân dân, cáh mạng là đối tượng phục vụ cao quý nhất, văn hóa và tư tưởng
là chiến trường, tác phẩm văn học là vũ khí sắc bén”.[24-tr.69] Trong những
lúc đất nước đứng trước nguy cơ bị xâm lược những tác phẩm văn học ra đời trong thời gian này vừa để phục vụ cách mạng, vừa để cổ vũ chiến đấu, nhất
là thơ ca giai đoạn kháng chiến chống Mĩ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
đó Thơ ca thời kì này luôn gắn chặt với vận mệnh của đất nước nói chung và với từng nhiệm vụ chính trị, đời sống lao động và kháng chiến của nhân dân nói riêng
Sau một thời gian đất nước ta có một bước chuyển mình to lớn, miền Bắc tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiến lên đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước Vì thế tác giả hướng đến cho người đọc những hình tượng tuyệt đẹp về sự hồi sinh của Tổ quốc và con người trong cuộc sống lao động mới, thơ ca mới
1.2.2 Mang đậm tính thời sự và chất chính luận – suy tưởng
Thơ ca giai đoạn này đã phản ánh kịp thời, chân thực và rõ nét hiện thực khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ và không khí máu lửa, hào hùng của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
Trang 8Hầu hết các sự kiện xảy ra trong giai đoạn này đều liên quan đến vận mệnh của đất nước, của nhân dân nên thơ ca giai đoạn này cũng mang tính thời sự cao Có thể kể đến những bài thơ mang dấu vết của những tháng năm
hào hùng ấy như: “Bác ơi” của Tố Hữu; “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương;
“Chúng cháu canh giấc Bác ngủ Bác Hồ ơi” của Hải Như;…
1.2.3 Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
Bài thơ viết theo khuynh hướng sử thi là những bài thơ đề cập đến những đề tài có ý nghĩa lịch sử và mang tính dân tộc Còn bài thơ mang cảm hứng lãng mạn thì thường viết về những lí tưởng cao đẹp, khát vọng, hoài bãolớn lao của con người Tính khuynh hướng sử thi trong thơ ca kết hợp chặt chẽ với cảm hứng lãng mạn sẽ tạo nên chất trữ tình đắm say lòng người Để hiểu hơn về vấn đề này tôi sẽ làm rõ và đi sâu hơn ở chương tiếp theo
1.2.4 Lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nhiệt huyết
Thời kì thơ ca lúc này là nơi tập trung đông đảo đội ngũ sáng tác, tài năng văn chương nhất nước; cung cấp nguồn lực trẻ cho sáng tạo văn học nghệ thuật nước nhà lúc bấy giờ Chính vì không khí khốc liệt của cuộc hiến tranh, người thi sĩ cũng chính là chiến sĩ trên mọi mặt trận, họ là những cô cậuthanh niên vừa bước qua tuổi mười tám, đôi mươi đã tình nguyện xung phonglên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mang trong mình trách nhiệm và hoài bão lớn lao nên thơ ca của họ giàu nhiệt huyết, đam mê, giàu sức sống và chứa đựng niềm tin mãnh liệt về một cái kết đẹp cho dân tộc nước nhà Họ trực tiếp cầm súng, tham gia chiến đấu rồi không biết tự bao giờ đã nảy nở và bộc lộ tài năng thơ ca của mình, nó như một nhu cầu để thỏa mãn niềm đam
mê văn nghệ và ý thức được mọi thứ đag diễn ra lúc bấy giờ Cũng chính vì vậy mà so với các giai đoạn khác, thơ ca Việt Nam giai đoạn này xuất hiện lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo và tràn đầy nhiệt huyết
Trang 9CHƯƠNG 2 KHUYNH HƯỚNG SỬ THI TRONG THƠ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ 2.1 Khái niệm
2.1.1 Sử thi
Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” thì “Sử thi là tác phẩm tự sự dài
xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học của các dân tộc nhằm ca ngợi những
sự nghiệp anh hùng có tính toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử”.[4].
Sử thi nảy nở trong chính đời sống các đồng bảo thiểu số ít người, nó chính là chứng nhân lịch sử, quyển bách khoa toàn thư của dân tộc đó chứ không đơn thuần chỉ là một tác phẩm nghệ thuật Những sự kiện lịch sử trọng đại thường là những cuộc chiến đấu mang chiến tích lớn, đánh dấu sự hưng thịnh hay suy vong của một dân tộc, một quốc gia thường là những sự kiện gắn liền trong các tác phẩm sử thi
Những anh hùng, tráng sĩ tiêu biểu cho sức mạnh và lí tưởng của cộng đồng thường được chọn là nhân vật chính tiêu biểu cho các tác phẩm sử thi
này Ta có thể xếp nó vào loại sử thi anh hùng, có thể kể đến như: “Đăm
Săn”, “Đăm Di”, “Xinh Nhã”, “Khinh Dú”, “Đăm Noi”,… Ngoài ra còn
một loại sử thi kể về sự hình thành của thế giới, sự hình thành của muôn loài,
sự hình thành các dân tộc như: “Đẻ đất đẻ nước”, “Ấm ệt luông”, “Cây nêu
thần”,…
2.1.2 Khuynh hướng sử thi
“So với giai đoạn văn học trước đây thì bây giờ thể loại sử thi không còn phát triển mạnh như trước nhưng chất sử thi vẫn tồn tại và được đưa lên cao trào mỗi khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, tạo thành khuynh hướng sử thi
Nó có xu hướng đi sâu về những tình cảm, cảm xúc ngợi ca, tự hào khi viết về những vấn đề lớn lao, quyết định vận mệnh chung của cả dân tộc” Vì thế,
những tác phẩm văn học mang khuynh hướng sử thi là những tác phẩm: “tập
Trang 10trung vào các đề tài – chủ đề có ý nghĩa toàn dân tộc, ý nghĩa sống còn của đất nước”, tiếp là “hình tượng nghệ thuật mang tính sử thi, tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc, gắn số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng”, sau là mang “giọng điệu trang trọng, ngợi ca hào sảng, đẹp một cách tráng lệ, hào hùng”.
2.2 Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Mĩ.
2.2.1 Ở phương diện đề tài – chủ đề
Khi trình bày về “Những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới”,
Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định rằng một trong những nét riêng của nền
văn học kháng chiến là “xu hướng sử thi hóa là chủ đạo, chi phối từ tiểu
thuyết, thi ca đến kịch bản sân khấu”[6-tr.20] Vì vậy có thể nói khuynh
hướng sử thi chi phối rất nhiều đến thơ ca, đặc biệt là trong các đề tài-chủ đề của thơ ca giai đoạn này
2.2.1.1 Đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội
Đất nước như được bước sang một trang mới, một nền văn minh mới, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội cùn với đó là nhịp sống lao động khẩn trương, sôi nổi đang diễn ra trên khắp mọi miền tổ quốc Tất cả đều bước vào thế giới thế ca với những lời văn ca ngợi, tự hào khi tát cả được sống trong
“hòa bình, tự do làm chủ cuộc đời, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội”.
Có thể nhìn thấy rõ đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bài “Đoàn
thuyền đánh cá” của Huy Cận Đề tài chủ yếu nói về cuộc sống lao động của
người dân vùng biển trong quá trình khôi phục lại đất nước Huy Cận còn kể
về “niềm vui và không khí lao động hăng say của những ngư dân vùng biển
khi được làm chủ cuộc đời, làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội”, và đó cũng
chính là chủ đề xuyên suốt bài thơ này
2.2.1.2 Đề tài đấu tranh đánh giặc, thống nhất đất nước
Thơ ca giai đoạn này nảy sinh tất yếu cũng do 30 năm ròng rã dân tộc
ta phải đứng lên chiến đấu chống lại đế quốc Mĩ, bởi vậy nên đề tài đấu tranh
Trang 11chống giặc ngoại xâm , thống nhất đất nước luôn được đông đảo đội ngũ sángtác quan tâm Các nhà thơ có những người là chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu nên trong thơ của họ thể hiện được những nỗi đau đớn, sự mất mát khi dân tộc bị giặc ngoại xâm, đông đội mình thì lần lượt ngã xuống Nhưng thơ
ca không thể nào cứ bao trùm trong nỗi buồn mãi được, nhiều nhà thơ họ thể hiện được khí thế sôi nổi, hào hùng, nỗi khao khát đất nước đọc lập, tự do hơnbao giờ hết Họ đi ra chiến trường với trách nhiệm và lòng yêu nước đối với đất nước Họ thể hiện được tinh thần chiến đấu dũng cảm, không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng ra trận chiến đấu với kẻ thù và sẵn sàng hi sinh bất
cứ lúc nào Trong bài “Nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát”, Tố Hữu đã thể
hiện sự căm thù quan giặc với lời thiết tha kêu gọi
“Đồng bào ơi, anh chị em ơi!
Hỡi lương tâm tất cả loài người Hãy nghe tiếng của nghìn người bị giết Không sống nữa nhưng không chịu chết Nghìn hồn oan bay khắp nhân gian
2.2.1.3 Đề tài Tổ quốc
Trần Đình Sử cũng đã từng viết trong một cuốn sách “Là văn học
thuộc loại hình sử thi, cái đẹp trong văn học cách mạng gắn với ý niệm về Tổ quốc trường tồn Mọi cá nhân hữu hạn sẽ bất tử trong Tổ quốc của mình”.
[23-tr.158] Trong con mắt của một cá nhân thì khi nhắc đến Tổ quốc là nhắc đến một điều gì đó lớn lao, hùng vĩ Hơn hết cả ở khuynh hướng sử thi nó đòi
hòi ở người viết không chỉ dừng lại ở “con mắt của cá nhân” mà phải là
là con mắt “nhìn bốn hướng – trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau – Trông
Bắc trông Nam trông cả địa cầu”, Con mắt ấy phải có “cái nhìn mới mẻ” về
Tổ quốc trong chiều sâu văn hóa và lịch sử, phải ca ngợi hình tượng Tổ quốc hào hùng trong chiến tranh
Trang 12Cũng vì lẽ đó mà Nguyễn Đình Thi đã đưa hình ảnh Đất nước từ nhữngnăm tháng đau thương đén khí thế hào hùng, mãnh liệt, đứng lên đấu tranh, đánh đuổi lũ cướp nước:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Hay:
“Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa
2.2.2 Ở phương diện khắc họa hình tượng
Hình tượng được khắc họa trong thơ ca giai đoạn kháng chiến chống
Mĩ là “những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý
chí của toàn dân tộc” Nguyễn Văn Long trong Văn học Việt Nam trong thời
đại mới đã từng trình bày rằng “Quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn học chống Mĩ cứu nước là sự tiếp tục của quan niệm con người trong văn học hai mươi năm trước đó, nhưng được phát triển tập trung vào một hướng lớn và đi tới đỉnh cao của nó là quan niệm con người sử thi” [8-tr.37] Đó là
những con người “đáp ứng được những đòi hỏi lớn lao của dân tộc và thời
đại, chiến đấu vì sự sống còn của Tổ quốc” Những nhân vật sử thi đó mang
tầm vóc lớn lao, mang bề dày của lịch sử, là những gương mặt đại diện cho tưtưởng lớn, lẽ sống tốt và tình cảm đẹp, là tấm gương sáng chói cho cả một cộng đồng
2.2.2.1 Hình tượng mang tính sử thi đại diện cho vẻ đẹp, ý chí, sức mạnh của cả dân tộc, đất nước Việt Nam.
Trước hết, đó là hình tượng về Bác Hồ - “vị cha già kính yêu, người bác, người anh hiền từ, giản dị, gần gũi của dân tộc”: