Dịch vụ Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế...9VI.Các giải pháp phát triển của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
- -
BÁO CÁO NHÓM
Đề tài
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS HIỆN NAY BIÊN BẢN ĐÓNG GÓP BÀI THUYẾT TRÌNH
Học phần: Giao tiếp trong kinh doanh
Giảng viên: Lê Thị Liên
Lớp học phần: 46K25.1
STT Họ và tên thành viên Phần trăm (%) đóng góp Ký tên
1–NT Hứa Bảo Minh
3 Nguyễn Thị Phương
Uyên
4 Nguyễn Lê Anh Thư
5 Nguyễn Thị Lê Minh
Đà Nẵng, Tháng 4 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I Khái niệm của Logistics 1
II Vai trò của Logistics 2
1 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế 2
2 Vai trò của Logistics đối với các doanh nghiệp 3
III Thực trạng Logistics tại Việt Nam: 3
1 Trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19 (trước năm 2020): 3
2 Thực trạng Logistics Việt Nam trong tình hình dịch Covid-19: 4
IV Điều kiện phát triển 6
1 Chính sách của chính phủ: 6
2 Phạm vi hoạt động: 7
3 Cơ sở hạ tầng: 7
4 Cách mạng công nghệ: 7
V Lợi ích phát triển 8
1 Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp 8
2 Dịch vụ Logistics giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối 8
3 Dịch vụ Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải giao nhận 9
4 Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế 9
5 Dịch vụ Logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh quốc tế 9
VI Các giải pháp phát triển của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam 10
1 Khắc phục những khó khăn của ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam hiện nay .10
2 Học hỏi xu hướng phát triển ngành dịch vụ Logistics của các nước trên thế giới12
Trang 3SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ LOGISTICS HIỆN NAY
I Khái niệm của Logistics
Năm 1988, Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ (LAC- The US Logistics Administration Council) quan niệm “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin có liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu cho đến khi được tiêu dùng, với mục đích thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”
Theo tài liệu giảng dạy của trường Đại học hàng hải thế giới thì “Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và vận chuyển các tài nguyên hay các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát là nhà cung ứng, thông qua các nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không đưa ra khái niệm "Logistics" mà đưa ra khái niệm “dịch vụ Logistics" như sau: “Dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để nhận thù lao” ( Điều 233– Luật Thương mại Việt Nam năm 2005)
1
Trang 4=> Logistics là chuỗi hoạt động bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất
II Vai trò của Logistics
1 Vai trò của Logistics đối với nền kinh tế
Phát triển dịch vụ logistics sẽ đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nền kinh tế Một nghiên cứu gần đây của trường đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy, chỉ riêng hoạt động Logistics đã chiếm từ 10% đến 15% GDP của hầu hết các nước lớn ở châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế châu Á- Thái Bình Dương
Phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả sẽ
góp phần tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế và quốc gia Trong xu thế toàn cầu mạnh mẽ
như hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia
trên thế giới ngày càng trở nên gay gắt, khốc liệt
hơn Điều này đã làm cho dịch vụ logistics trở
thành một trong các lợi thế cạnh tranh của quốc
gia Những nước kết nối tốt với mạng lưới dịch
vụ logistics toàn cầu thì có thể tiếp cận được
nhiều thị trường và người tiêu dùng từ các nước
trên thế giới
Trình độ phát triển và chi phí logistics của một quốc gia còn được xem là một trong những căn cứ quan trọng đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia Do đó, quốc gia nào có
2
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống cảng biển đảm bảo sẽ thu hút được sự đầu tư của các công
ty hay tập đoàn lớn trên thế giới Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và quốc gia thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics
2 Vai trò của Logistics đối với các doanh nghiệp
Logistics giúp giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả Nhờ có thể thay đổi các nguồn tài nguyên đầu vào hoặc tối ưu quá trình chu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ Logistics giúp giảm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trong doanh nghiệp
Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp đã thành công nhờ có chiến lược và hoạt động Logistics đúng đắn, ngược lại có không ít doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí thất bại do sai lầm trong hoạt động Logistics, ví dụ như: chọn sai vị trí, chọn nguồn tài nguyên cung cấp sai, dự trữ không phù hợp, tổ chức vận chuyển không hiệu quả Hoạt động Logistics hiệu quả giúp doanh nghiệp chủ động trong việc chọn nguồn cung cấp nguyên liệu, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, tìm kiếm thị trường tiêu thụ thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau ; chủ động trong việc lên kế hoạch sản xuất, quản lý hàng tồn kho và giao hàng đúng thời gian với tổng chi phí thấp nhất
Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing, đặc biệt là marketing hỗn hợp Chính Logistics đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm đến đúng nơi cần đến
và vào đúng thời điểm thích hợp Sản phẩm/dịch vụ chỉ có thể thỏa mãn khách hàng và
có giá trị khi nó đến được với khách hàng đúng thời gian và địa điểm quy định
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm gia tăng sự hài lòng và giá trị cung cấp cho khách hàng của dịch vụ Logistics Đứng ở góc độ này, Logistics được xem là công
cụ hiệu quả để đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài về sự khác biệt hóa và tập trung
III Thực trạng Logistics tại Việt Nam:
1 Trước khi xuất hiện đại dịch Covid-19 (trước năm 2020):
Trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế:
- Với quy mô 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP của cả nước, theo một số
thống kê, hiện nay cả nước có hơn 1000 doanh nghiệp đang cung ứng dịch vụ Logistics, cùng với số lượng lao động lên đến khoảng 1,5 triệu người
- Sau nhiều năm Việt Nam gia nhập WTO, thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam
có sự chuyển biến tích cực với số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phát triển nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao
3
Trang 6- Nếu nhìn vào tốc độ phát triển thương mại nước ta, cũng là mục tiêu phát triển
của ngành dịch vụ Logistics, sẽ thấy kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng lên 1,86 lần, thị trường bán lẻ trong nước tăng bình quân 20-25%/năm và kết quả, ngành dịch vụ Logistics cũng tăng tương ứng 20-25%/năm (BBT, 2016)
- Ngành Logistics Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và hạn chế:
● Về lao động: Thị trường lao động ngành Logistics Việt Nam khá dồi dào,
nhưng đó lại là đối với các doanh nghiệp Nhà nước đang được cổ phần hoá, thực tế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn nhân lực chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu của ngành, tỷ lệ nguồn nhân lực được đào tạo bài bản
về Logistics còn chiếm khá thấp, chỉ từ 5-7% (BBT, 2016)
● Về doanh nghiệp: Hiện nay, các doanh nghiệp lớn đang chiếm lĩnh thị
trường nhiều hơn, doanh nghiệp nhỏ chưa có chỗ đứng trên thị trường Bên cạnh đó, theo thống kê cho thấy các công ty Logistics Việt Nam mới chỉ hoạt động trong phạm vi nội địa hay một vài nước trong khu vực, và chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn cho các doanh nghiệp Logistics quốc tế, thua thiệt ngay trên “sân nhà” đối với lĩnh vực được coi
là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” của nền kinh tế Quốc gia
● Về cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất chưa được trang bị những công cụ, phương
tiện tốt nhất để vận chuyển hàng hóa Hàng hóa vẫn thường bị ùn tắc rất nhiều và vẫn chưa có cách để xử lý ổn thỏa và triệt để nhất
● Về chi phí dịch vụ: Mức chi phí dịch vụ rất cao đang là vấn đề cần được cải
thiện với ngành Logistics Việt Nam Nếu không cải thiện được chi phí thì chúng ta đang đánh mất điểm mạnh về thị trường giá rẻ của mình
2 Thực trạng Logistics Việt Nam trong tình hình dịch Covid-19:
Đại dịch đã gây áp lực nặng nề lên khả năng sản xuất cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu Toàn bộ dây chuyền của ngành logistic đã bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, mọi hoạt động bị trì hoãn và chính dịch bệnh cũng tạo nên những thử thách không ngừng dành riêng cho ngành từ hiện tại và cả trong tương lai
- Chuỗi cung ứng đã bị đảo lộn và đứt gãy do đại dịch mà những hoạt động thuộc
ngành Logistics – cốt lõi của chuỗi cung ứng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng Đối với thế giới nói chung, các dịch vụ vận tải như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt hay vận tải hàng không bị thiệt hại nặng nề nhất Vận tải biển có bị tác động nhẹ hơn bởi việc giữ vững cước phí, dù yêu cầu chuyên chở có giảm sút và khó khăn về thủ tục do đại dịch (khi phải có những giấy tờ xét nghiệm, chứng nhận an toàn sức khỏe,… mới được thông qua)
- Các đặc điểm này của chuỗi cung ứng và dịch vụ Logistics thế giới cũng đã thể
hiện đầy đủ trong ngành dịch vụ Logistics Việt Nam, khi mà sự khó khăn trong
4
Trang 7lưu thông dây chuyền cung ứng ở nước ta cũng xảy ra trên mọi mặt trận Nêu lên thực trạng tắc nghẽn trong chuỗi logistic tại Việt Nam được thể hiện rõ nhất ở đợt bùng phát COVID-19 thứ tư kéo dài suốt năm tháng: sự “ngăn sông cấm chợ” đã khiến cho 1 kg rau tại Bình Phước có giá 8 nghìn đồng, trong khi vẫn 1 kg rau đó tại thành phố Hồ Chí Minh người dân có thể phải mua tới 70-80 nghìn đồng => Đây chính là sư lãng phí rất lớn Ngành Logistics trong giai đoạn vừa qua bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực ở cả nội địa và ngoài nước
- Chuỗi cung ứng hoạt động không mấy hiệu quả và các doanh nghiệp đang phải
chịu vô số tổn thất do đại dịch Có rất nhiều doanh nghiệp đã phá sản, hay đang lâm vào tình trạng phá sản, rời bước khỏi thị trường lao động ngành Logistic vì hậu quả nặng nề mà COVID19 đem lại Việc doanh nghiệp phá sản cũng dẫn đến nguồn lao động bị ảnh hưởng, nhiều người trở nên thất nghiệp, nhiều công nhân
bị mất việc khiến cho cuộc sống của họ và gia đình họ đã khó khăn nay càng khó khăn hơn Sản lượng vận tải của ngành Logistics trong 6 tháng đầu năm 2021 so với 2020 không kém là bao Nhưng đến tháng 7, tháng 8 lại bị sụt giảm nghiêm trọng do các hạn chế trong quá trình vận chuyển, đồng thời bị thiếu hụt một phần lực lượng lao động
- Đối với ngành hàng không lúc đó, các hãng hàng không đều hủy tối đa các
chuyến bay tới Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc thêm vào đó hạn chế nhất có thể các chuyến bay từ vùng dịch Ngoài ra, giá cước vận chuyển hàng hóa tăng cao hơn so với bình thường Ngành hàng không chịu những tổn thất nặng nề, nhiều hãng hàng không đã phải vay nợ và xin hỗ trợ tài chính từ chính phủ, nhiều nhân viên, tiếp viên phải nghỉ việc hoặc buộc phải thôi việc do cắt giảm nhân sự bởi công ty không đủ ngân sách để chi trả lương
- Trong khi đó, các tuyến biên giới đều khó để kiếm được nhà cung cấp vận
chuyển Nhu cầu vận tải đường bộ giảm xuống còn 30% do lượng hàng hoá sụt giảm
- Những tổn thất nặng nề mà ngành đang phải hứng chịu khiến xương sống của
chuỗi cung ứng ngày một trở nên “kiệt sức “, tác động tiêu cực tới vô số ngành
có liên quan Ở một số khía cạnh khác trong ngành Logistics ở Việt Nam, các ngành sản xuất như dệt may dựa chủ yếu vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc – nơi xảy ra đại dịch mạnh nhất, đã ngưng trệ sản xuất Chiến dịch giải cứu hàng hóa ở biên giới với Trung Quốc bị ách tắc trong giai đoạn đầu của đại dịch và đặc biệt là thời gian cách ly xã hội diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8/2020 đã làm cho những quy trình sản xuất, Logistics, vận tải bị tắc nghẽn, gián đoạn
5
Trang 8- Từ tháng 5/2021, kinh tế bắt đầu phục hồi nhưng đại dịch COVID-19 tiếp tục
diễn biến phức tạp tại các thị trường là đối tác thương mại chính của Việt Nam do
đó gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất, nhập khẩu và Logistics Nhu cầu quốc tế giảm sút đồng nghĩa với việc giảm xuất khẩu đơn hàng dẫn đến việc nhiều công ty buộc phải cho công nhân nghỉ việc
IV Điều kiện phát triển
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Logistics là hoạt động theo chuỗi dịch vụ từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng Lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến hoạt động vận tải, giao nhận, kho bãi, các thủ tục dịch vụ hành chính, tư vấn (hải quan, thuế, bảo hiểm…), xuất nhập khẩu – thương mại, kênh phân phối, bán lẻ,
1 Chính sách của chính phủ:
Nhà nước tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động Logistics Sửa đổi, không ngừng ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ Logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới Bao quát toàn diện các dịch vụ Logistics, nội luật hóa các cam kết quốc tế về Logistics… Để hiện thực hóa những chủ trương của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, hiện nay, các bộ, ngành đang nỗ lực đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm và đơn giản hóa các điều kiện đầu tư - kinh doanh, xây dựng chính phủ điện tử và triển khai dịch vụ công trực tuyến Đồng thời, đưa các thủ tục hành chính liên quan đến xuất, nhập khẩu lên Cơ chế Một cửa quốc gia, giảm bớt
số lượng mặt hàng phải kiểm tra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, minh bạch hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm tra…
Theo đó, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ Logistics tại địa phương hiệu quả, phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương Hỗ trợ doanh nghiệp dịch vụ Logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển thị trường, đào tạo, tiếp cận thông tin Tạo cơ hội cho ngành Logistics ở Việt Nam ngày càng phát triển
Sau một thời gian dài nước ta phải đóng cửa do tình hình dịch bệnh Covid 19 bùng nổ, đất nước phải đóng cửa để chống dịch đã ảnh hưởng rất lớn ngành Logistics nhưng nhà nước đã có nhiều chính sách chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà bây giờ sau khi đất nước bước sang ‘bình thường mới’ đã có rất nhiều doanh nghiệp có thể khôi phục lại hoạt động
6
Trang 92 Phạm vi hoạt động:
Ngành logistics không chỉ hoạt động trong nội địa mà còn vươn ra ngoài khu vực, thích ứng kịp với xu thế ngày nay trên thế giới Ngày nay việc đẩy mạnh hợp tác quốc
tế là một phần tất yếu, vì thế việc tham gia các tổ chức quốc tế các hiệp định thương mại là một cơ hội lớn, ví dụ như Việt Nam tham gia vào tổ chức WTO(năm 2007), EVFTA (năm 2020) ASEAN(năm 1995), Trong xu thế toàn cầu hóa, các công ty không ngừng đưa sản phẩm của mình ra các nước trên thế giới, đặc biệt các nước có tiêu chuẩn cao được mệnh danh ‘khó tính’ như châu Âu, Mĩ, Nhật Bản, chứ không chỉ loanh quanh các nước chung biên giới như trung Quốc, Lào, Campuchia nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thách thức như khi tham gia vào tổ chức quốc tế thì đồng nghĩa với việc các công ty lớn có tiềm lực lớn tham gia vào thị trường nội địa, họ có thể đưa ra các mức phí, giá thấp hơn, chính vì vậy các công ty trong nước cần phải
có những chiến lược hợp lý để không bị loại bỏ khỏi thị trường
3 Cơ sở hạ tầng:
Tiềm năng phát triển ngành Logistics ở Việt Nam rất lớn, việc các doanh nghiệp có năm bắt được cơ hội hay không cũng cần nhiều yếu tố Tuy nhiên ngành Logistics được biết đến như là ngành 'dịch vụ cơ sở hạ tầng' Vì vậy việc xây dựng nhiều công trình có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường là rất cần thiết Như xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm Logistics trên các tuyến đường,trở thành hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc Hay xây dựng nhiều cảng lớn có thể tiếp nhận được tàu từ 30000 tấn như cảng Hải Phòng, Vũng Tàu, Vân Phong, Quy Nhơn Cả nước có khoảng 4.000 doanh nghiệp trực tiếp tham gia dịch vụ Logistics, hoạt động trong các lĩnh vực từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy nội địa, đường hàng không cho đến giao nhận, kho bãi, đại lý hải quan, giám định, kiểm nghiệm hàng hóa, bốc dỡ hàng hóa, và đảm nhận một phần dịch vụ Logistics quốc tế qua việc làm đại lý cho các doanh nghiệp nước ngoài là các chủ hàng, chủ tàu, các nhà cung cấp dịch vụ Logistics quốc tế
4 Cách mạng công nghệ:
Việt Nam cùng các quốc gia khác đang chứng kiến sự và tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 với tình hình như vậy ngành Logistics cũng đã và đang đem ứng khoa học kỹ thuật vào quy trình vận hành Ví dụ khi bùng nổ dịch thực hiện phong tỏa người người nhà nhà không được phép ra tự do đi lại thì các trang thương mại điện tử, các ứng dụng mua sắm đã có sự tăng vọt về số người dùng và doanh số thu về Hay đơn giản hơn là việc ứng dụng công nghệ IoT (vạn vật kết nối) vào thành kho thông minh, trong đó có các kệ xếp hàng IoT, hệ thống kiểm tra và giám sát IoT bao gồm các thiết bị thông gió, làm mát (lạnh)… đảm bảo yêu cầu bảo quản hàng hóa, giám sát an ninh, phòng chống cháy nổ,…Các máy móc thiết bị làm hàng cũng được tự động hóa
7
Trang 10và gắn kết với mạng Với những ứng dụng khoa học giúp tăng cường hoạt động logistics là cần thiết, thông qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực vận tải, lưu kho, lưu bãi… Qua đó, để giảm chi phí thông qua áp dụng các phương tiện, con người, khoa học kỹ thuật trong việc quản trị logistics trong cuộc cách mạng 4.0
V Lợi ích phát triển
1 Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Theo thống kê của một số tổ chức nghiên cứu về Logistics cũng như Viện nghiên cứu Logistics của Mỹ cho biết, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm tới khoảng 10-13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn khoảng 15-20% Theo thống kê của một nghiên cứu, hoạt động Logistics trên thị trường Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ bình quân là 33%/1 năm và ở Brazil là 20%/1 năm Điều này cho thấy chi phí cho Logistics là rất lớn Vì vậy, với việc hình thành và phát triển dịch vụ Logistics sẽ giúp các doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân giảm được chi phí trong chuỗi Logistics, làm cho quá trình sản xuất kinh doanh tinh giản hơn và đạt hiệu quả hơn Giảm chi phí trong sản xuất,hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao góp phần tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
2 Dịch vụ Logistics giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối
Giá cả hàng hóa trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông Chi phí lưu thông hàng hóa, chủ yếu là phí vận tải chiếm một tỷ lệ không nhỏ
và là bộ phận cấu thành giá cả hàng hóa trên thị trường, đặc biệt là hàng hóa trong buôn bán quốc tế Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông C Mác đã từng nói “Lưu thông có ý nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian được giải quyết bằng vận tải” Vận tải có nhiệm vụ đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng và tạo khả năng để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa Trong buôn bán quốc tế, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng khá lớn, theo số liệu thống kê của UNCTAD thì chi phí vận tải đường biển chiếm trung bình 10-15% giá FOB, hay 8-9% giá CIF Nếu tính cả chi phí vận tải, tổng chi phí Logistics (bao gồm đóng gói, lưu kho, vận tải, quản lý, …) ước tính chiếm tới 20% tổng chi phí sản xuất ở các nước phát triển, trong khi đó nếu chỉ tính riêng chi phí vận tải có thể chiếm tới 40% giá trị xuất khẩu của một số nước không có đường bờ biển
Vì vậy vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics cho nên dịch vụ Logistics ngày càng hoàn thiện và hiện đại sẽ tiết kiệm cho phí vận tải và các chi phí khác phát sinh trong quá trình lưu thông dẫn đến tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông
8