1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN QUA MỘT VÀI TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI VIỆT, ANH (CHỊ) CHỈ RA QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

23 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự thay đổi quan niệm về cái đẹp người phụ nữ việt qua các thời kỳ
Tác giả Nguyễn Linh Chi
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Thy Trà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Mỹ học đại cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 625,4 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH ------ MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG TIỂU LUẬN: QUA MỘT VÀI TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI VIỆT, ANH CHỊ CHỈ RA QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP CỦA NG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

- -

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN: QUA MỘT VÀI TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT CỦA NGƯỜI VIỆT, ANH (CHỊ) CHỈ RA QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP

CỦA NGƯỜI VIỆT NAM

Giảng viên: ThS Trần Thị Thy Trà

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Linh Chi

Lớp: Quản trị thương hiệu 3-K2

MSV: 22090025

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGHÀNH

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trần Thị Thy Trà

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Linh Chi

Lớp: Quản trị thương hiệu 3-K2

MSV: 22090025

Trang 3

MỤC LỤC

A Mở đầu 3

1 Lý do chọn đề 3

2 Đối tượng 4

3 Mục đích 4

4 Phương pháp 4

B Cơ sở lý luận 4

1 Khái niệm về cái đẹp 4

2 Các lĩnh vực biểu hiện cái đẹp 5

2.1 Cái đẹp trong tự nhiên 5

2.2 Cái đẹp trong xã hội 6

2.3 Cái đẹp trong nghệ thuật 7

C Nội dung 8

1 Cái đẹp người phụ nữ Việt Nam và sự thay đổi quan niệm về cái đẹp người phụ nữ 8

2 Biểu hiện của quan niệm về cái đẹp trong các tác phẩm Qua đó, thấy được sự thay đổi về quan niệm cái đẹp trong hai thời kỳ 9

2.1 Quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ truyền thống thời xưa 9

• Bức tranh "Thiếu nữ và hoa cúc trắng" của Dương Bích Liên 9

• Tranh lụa "Thiếu nữ dâng trà" của Lê Phổ 11

2.2 Quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ thời kỳ hiện đại 14

• Tác phẩm "Mua sắm" của nghệ sĩ điêu khắc Lương Đức Hùng 14

• Tác phẩm “Đâu rồi thời son phấn” của Phạm Tuấn Tú 16

3 Bàn luận 18

D Kết luận 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

A Mở đầu

1 Lý do chọn đề

Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết, hay nói cách khác là thuần lý luận Mỹ học có vai trò vô cùng to lớn, giúp chúng ta nhận thức được rằng quy luật tiến hóa của lịch sử, xã hội có sự đóng góp to lớn của sự nhận thức về cái đẹp,

về nghệ thuật Trong cuộc sống của con người, cái đẹp luôn là người bạn đồng hành, có mặt khắp mọi nơi, vây quanh con người Trong nội tại mỗi các nhân, ai cũng ẩn sâu trong mình một chút duy mỹ, dù ít hay nhiều, con người sinh ra vốn yêu thích cái đẹp, cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo của con người Cái đẹp đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, nâng đỡ và tiếp thêm sức mạnh cho con người Đánh giá một con người tốt hay xấu, một hành động cao cả hay đớn hèn, người ta cũng dựa vào cái đẹp và các tiêu chuẩn xã hội của nó Nhu cầu về cái đẹp của con người, khát khao vươn tới cái đẹp là vô cùng, vô tận, dù nhu cầu ấy là chủ yếu hay thứ yếu, nhưng hầu như không thể thiếu, và luôn luôn phải có Bởi vậy, trong lịch sử, những tư tưởng về mỹ học, cái đẹp là phạm trù xuất hiện sớm nhất Và mặc dù ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời kỳ, những quan điểm về cái đẹp có thể khác nhau, thậm chí là đối lập nhau, song có một điểm chung không thể phủ nhận được, đó chính là: bao giờ cái đẹp cũng được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất, phổ biến nhất, là điểm tựa trung tâm để con người đánh giá đời sống về mặt thẩm mỹ Để làm rõ hơn về điều này, em đã chọn một vài tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu có đề cập về cái đẹp, nét đẹp người phụ nữ của hai giai đoạn lịch sử xưa và nay, từ đó, làm rõ hơn quan điểm về cái đẹp của con ngườiViệt Nam Việc lựa chọn đề tài

“Quan niệm về cái đẹp của người Việt Nam” mà cụ thể là “Sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp người phụ nữ Việt qua hai thời kì” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn

về quá trình thay đổi quan niệm về cái đẹp, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ thời xưa đến thời hiện đại ngày nay Qua việc tìm hiểu đó sẽ góp phần cung cấp cho chúng ta cơ sở để cải thiện, củng cố kiến thức, cái nhìn mới, đa chiều về khả năng đánh giá thẩm mĩ và quan niệm về cái đẹp Với những lí do trên, để làm rõ hơn về đề tài nghiên cứu, làm nổi bật sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp của người phụ nữ, em đã lựa chọn các tác phẩm nghệ thuật: “Thiếu

Trang 5

nữ và hoa huệ” của họa sĩ Dương Bích Liên; bức họa “Thiếu nữ dâng trà" của Lê Phổ; tác phẩm "Mua sắm" của nghệ sĩ điêu khắc Lương Đức Hùng và bức tranh

“Đâu rồi thời son phấn” của Phạm Tuấn Tú

2 Đối tượng

+ Bức tranh "Thiếu nữ và hoa cúc trắng" của Dương Bích Liên và tranh lụa "Thiếu

nữ dâng trà" của Lê Phổ vẽ cô gái trong tà áo dài- đại diện cho quan niệm về cái đẹp thời xưa

+ Tác phẩm "Mua sắm" của nghệ sĩ điêu khắc Lương Đức Hùng và tác phẩm “Đâu rồi thời son phấn” của Phạm Tuấn Tú- đại diện cho quan điểm cái đẹp thời hiện đại

3 Mục đích

Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu những quan điểm về cái đẹp trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử giúp ta nâng cao vốn hiểu biết, kiến thức cho bản thân về cái đẹp, và sự thay đổi quan niệm cái đẹp, đặc biệt là cái đẹp của phụ nữ Việt Nam Qua đó, biết cảm thụ cái đẹp tích cực, phù hợp với mỗi giai đoạn lịch sử nước nhà và vận dụng những kiến thức đó vào học tập, sáng tạo và trong cuộc sống

1. Khái niệm về cái đẹp

Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ, biểu hiện dưới hình thức cảm tính, đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện, xem chúng

Trang 6

là các hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất Trong cuộc sống, cái đẹp là người bạn đồng hành, có mặt ở khắp mọi nơi; cái đẹp vây quanh con người trong mọi hành trình; ở đâu có cuộc sống con người thì ở đó có cái đẹp Dù xét trên phương diện nào, khách thể hay chủ thể thì cái đẹp bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm trong mối quan hệ thẩm mĩ của con người với hiện thực Bản chất cái đẹp gắn liền với không chỉ những phẩm chất khách quan của sự vật mà còn bao hàm trong đó

cả quan niệm chủ quan của con người Chính vì vậy, lý giải bản chất của cái đẹp cũng là cơ sở để khám phá, nhận thức về các phạm trù khác

Với tư cách là chủ thể thẩm mĩ, con người luôn đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp và cao hơn là sáng tạo ra cái đẹp Bởi vậy, con người cũng đánh giá các sự vật, hiện tượng xung quanh, thậm chí là chính bản thân mình theo tiêu chí đẹp và không đẹp Đánh giá một con người tốt hay xấu, hành động cao cả hay hèn nhát, người ta cũng dựa vào cái đẹp và những tiêu chuẩn xã hội của nó Đặc biệt đối với những tác phẩm nghệ thuật thì cái đẹp có ý nghĩa sống còn của nó Cứ thế, quan niệm về cái đẹp của con người là vô tận, khát khao vươn tới cái đẹp là không cùng,

là luôn luôn phải có

2 Các lĩnh vực biểu hiện cái đẹp

2.1 Cái đẹp trong tự nhiên

Cái đẹp trong tự nhiên là cái đẹp do tạo hóa sinh ra, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người Đó là những cái đẹp thuộc về thế giới tự nhiên vô sinh: sông, suối, biển, trời, trăng, sao, Bên cạnh đó,

nó cũng bao gồm những cái đẹp của thế giới vô sinh như cỏ cây, hoa lá, chim muông, trong đó, cái đẹp hình thể con người cũng là một ân huệ mà tạo hóa ban tặng cho con người Cái đẹp trong tự nhiên là vô cùng phong phú và đa dạng, khiến cho cái đẹp trong lĩnh vực khác không thể nào sánh nổi Đặc trưng thẩm mĩ của cái đẹp trong lĩnh vực này được biểu hiện qua những thuộc tính vật chất của các

sự vật, hiện tượng: hình dáng, màu sắc, đường nét….được cấu tạo một cách hài hòa và cân đối Cái đẹp trong tự nhiên là cái có năng lực biểu hiện sức sống tồn tại và phát triển; là cái có khả năng gợi mở cho con người khám phá bản chất chân

Trang 7

chính của mình Nó cũng là cái có thể gợi mở sự liên tưởng; sức sáng tạo và phát triển của con người làm xuất hiện ở tâm hồn con người những rung động thẩm mỹ, những cảm xúc mê say, tích cực, khiến cho con người khát vọng và yêu đời và muốn cống hiến nhiều hơn cho những mục đích và lý tưởng chân chính của mình Trong đời sống thẩm mĩ của con người, cái đẹp trong tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng, và nó tồn tại trước con người Song, sự tồn tại của cái đẹp tự nhiên không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người Khi xét cái đẹp của tự nhiên, phải đặt nó trong mối tương quan với con người, nếu không thiên nhiên cũng chỉ là vô nghĩa

2.2 Cái đẹp trong xã hội

Cái đẹp xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người, bởi hoạt động thực tiễn của con người là vô cùng phong phú nên trong đời sống xã hội cái đẹp cũng được biểu hiện dưới muôn hình muôn vẻ khác nhau Trong cuộc sống và thế giới quanh ta, cái đẹp bộc lộ ngay trong những cái bình thường, giản dị nhất,

từ những vật dụng nhỏ bé hàng ngày đến những công trình đồ sộ, to lớn Tất cả đều là sản phẩm do con người tạo nên bằng chính bàn tay và khối óc của mình Cái đẹp có mặt đa dạng trong mọi hoạt động của con người từ hoạt động vui chơi, giải trí đến các hoạt động lao động sản xuất, đấu tranh xã hội và các mối quan hệ phức tạp khác của con người Cái đẹp của xã hội chịu sự chi phối bởi các quan điểm chính trị, tiêu chuẩn xã hội, đạo đức… Đặc biệt, bản thân con người cùng sự hài hoà giữa hình thể bên ngoài và tinh thần bên trong là một nhân tố vô cùng quan trọng làm nên cái đẹp của xã hội Cái đẹp trong đời sống xã hội do con người tạo lập nên, theo ý thức chủ quan, song trong cái đẹp đó vẫn tồn tại cái đẹp khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người Ngoài ra, cái đẹp con mang tính lịch sử, tính giai cấp, tính thời đại Mỗi một dân tộc đều có hệ thống tiêu chí khác nhau về cái đẹp Cái đẹp trong đời sống xã hội vô cùng phong phú,

đa dạng và cũng rất khó nắm bắt, bởi vì: trong cuộc sống xã hội, cái đẹp và cái xấu ảnh hưởng đan xen lẫn nhau Nói đến cái đẹp trong cuộc sống ta thường nghĩ đến cái đẹp trước mắt, hiện tại Song, hiện tại luôn trôi về quá khứ, con người luôn có nhiều khát khao, do đó hầu như không bao giờ thỏa mãn với những điều đã đạt

Trang 8

được Biểu hiện cái đẹp trong xã hội chính là văn hóa ứng xử của con người Nó chính là cách ứng xử, sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, nếp suy nghĩ, cách hành động của cả một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ cấp độ vi mô cho đến cấp độ vĩ

mô Cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú và đa dạng, nó biểu hiện ở nhiều đẳng cấp khác nhau Cái đẹp trong xã hội bắt nguồn từ quan niệm chính trị, đạo đức, truyền thống, lối sống Muốn vậy, mỗi con người, chủ thể trong xã hội phải phấn đấu để trở thành con người phát triển toàn diện, hài hòa giữa vẻ đẹp nội dung và

vẻ đẹp hình thứ, biểu hiện qua văn hóa nói, văn hóa hành động, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp

2.3 Cái đẹp trong nghệ thuật

Cái đẹp trong nghệ thuật trước hết đó là sự phản ánh một cách chân thực những cái đẹp trong cuộc sống Nó có mối quan hệ vô cùng mật thiết với cái đẹp trong cuộc sống Tuy nhiên, do cái đẹp nghệ thuật là một lĩnh vực chuyên môn hóa trong việc sản xuất ra cái đẹp nên mặc dù thống nhất nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không đồng nhất với cái đẹp trong tự nhiên, cũng như các sản phẩm vật chất

do con người sáng tạo ra Cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp điển hình, trong cuộc sống quanh ta có vô vàn cái đẹp khác nhau nhưng con người vẫn không ngừng tìm đến nghệ thuật để thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp Chính từ những cái đẹp điển hình

là một trong nhiều lý do tạo nên sự hấp dẫn cho nghệ thuật Khác với cái đẹp khách quan tồn tại ngoài cuộc sống, cái đẹp trong nghệ thuật là một sản phẩm đặc biệt

do người nghệ sĩ tạo ra Cái đẹp của cuộc sống và cái đẹp trong nghệ thuật hoàn toàn không đối lập nhau Mối quan hệ giữa cái đẹp trong cuộc sống và cái đẹp trong nghệ thuật là mối quan hệ giữa cái được phản ánh (cái đẹp cuộc sống) và cái phản ánh (cái đẹp trong nghệ thuật) Khi phản ánh cuộc sống bằng nghệ thuật, các nghệ sĩ đều phải tham gia một cách tích cực vào việc khám phá thực tại khách quan trên cơ sở đó để tiên đoán tương lai Từ vô số cái đẹp cụ thể, cá biệt, tản mạn khắp nơi trong cuộc sống, người nghệ sĩ đã gom nhặt, chắt lọc, tinh luyện nên những cái đẹp mới Đó là những cái đẹp hoàn chỉnh và điển hình, trong đó, chứa đựng những nét bản chất, chủ yếu, tiêu biểu cho những cái đẹp cùng loại cho cuộc

Trang 9

sống và cái đẹp trong nghệ thuật gắn liền với mọi chiều sâu và những khát vọng thời đại Không chỉ vậy, công việc người nghệ sĩ không chỉ đơn thuần là truyền đạt lại cuộc sống mà còn phải bộc lộ thái độ của mình đối với cái đẹp của tự nhiên

và cái đẹp trong đời sống, xã hội Tác phẩm nghệ thuật do người nghệ sĩ tạo ra, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ Nếu xét trong mối quan hệ tác giả, tác phẩm thì cái đẹp trong nghệ thuật mang đậm dấu ấn chủ quan của người nghệ sĩ Nhưng xét trong mối quan hệ với công chúng thì cái đẹp trong nghệ thuật tồn tại khách quan, độc lập với người tạo ra nó

Trang 10

Mặc dù có sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp và làm đẹp của phụ nữ Việt hiện đại so với phụ nữ Việt truyền thống do những thay đổi về hoàn cảnh, nhận thức, sự hội nhập văn hóa , song, cho đến nay, một điểm chung dễ nhận thấy là cái đẹp cơ bản vẫn tồn tại như một giá trị lâu dài, vĩnh cửu; vẫn còn có nhiều giá trị, chuẩn mực về vẻ đẹp của phụ nữ được duy trì Dù ở xã hội nào hay ở hoàn

cảnh nào thì vẻ đẹp của phụ nữ luôn được coi trọng

2. Biểu hiện của quan niệm về cái đẹp trong các tác phẩm Qua đó, thấy được sự thay đổi về quan niệm cái đẹp trong hai thời kỳ

Nói đến cái đẹp chắc không ai có thể phủ nhận phụ nữ chính là một hình ảnh đẹp nhất mà mọi người luôn nghĩ đến đầu tiên Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử, thời kì và hoàn cảnh khác nhau thì con người sẽ có những quan niệm khác nhau

về cái đẹp của người phụ nữ Và sự thay đổi trong quan niệm về cái đẹp sẽ được

biểu hiện rõ nét thông qua việc phân tích những tác phẩm hội họa dưới đây:

2.1 Quan niệm về cái đẹp của người phụ nữ truyền thống thời xưa

• Bức tranh "Thiếu nữ và hoa cúc trắng" của Dương Bích Liên

Dương Bích Liên (1924-1988) sinh tại Hà Nội, quê gốc tại Hưng Yên, là một trong những học trò cuối cùng của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương

Ông là một họa sĩ cách mạng đầu tiên trong làng hội họa Việt Nam, là một họa

chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt nhất, ông cũng không rời giá vẽ

Sự nghiệp hội họa của ông là một tài sản quý của kho tàng Mỹ thuật Việt Nam Năm 2000, họa sĩ Dương Bích Liên được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật (đợt II) Trong sự nghiệp sáng tác của ông có đến 2/3 tác phẩm vẽ về đề tài người phụ nữ Dương Bích Liên dành tất cả thời gian làm nghệ thuật của mình để nghiên cứu các phong cách, trào lưu nghệ thuật thế giới Mọi chất liệu đều được ông thể hiện nhuần nhuyễn, độc đáo, siêu thoát đặc biệt là các thể loại sơn mài, sơn dầu, phấn đấu và chì than Ông thiên về vẽ chân dung Nhìn vào những tác phẩm Dương Bích Liên để lại người ta nhận thấy, mảng đề tài chân dung thiếu nữ của Dương Bích Liên được xem là thành

Trang 11

công hơn cả Người ta thường nói “Phố Phái, gái Liên” để nói đến việc khi xem tranh phố thì nên xem tranh của Bùi Xuân Phái, còn xem tranh về thiếu nữ thì Dương Bích Liên là người vẽ đẹp nhất Dương Bích Liên dành nhiều sáng tác cho đề tài thiếu nữ với bao tình cảm ưu ái, say mê và trìu mến nhất Các nhân vật nữ luôn là những nguồn cảm hứng, những hình ảnh trung tâm của những biểu cảm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của ông Chân dung thiếu nữ của ông rất đa dạng, là những cô gái đẹp ông nhận ra và bắt gặp trong cuộc sống đời thường, mang một ánh sáng dung dị, thánh thiện trong trẻo

Tác phẩm "Thiếu nữ và hoa huệ" của họa sĩ Dương Bích Liên

Tác phẩm của Dương Bích Liên có hình hài, diện mạo rất riêng Người nào

ra người đó: có duyên mà lại khác nhau Ông thích chọn người có nội tâm, với cái nhìn thụ quang, thu vào, không lộ thần Người phụ nữ trong tranh Dương Bích Liên biết nói bằng mắt và nói ngay giá trị của nó: kín đáo, dung dị và trí thức… Sang mà không lòe loẹt, đẹp mà không lẳng lơ Bức tranh “Thiếu nữ và hoa cúc trắng”- chất liệu bằng bột màu, họa sĩ Dương Bích Liên đã mô tả chân dung một thiếu nữ bên cạnh một bó hoa cúc trắng, vừa mờ mờ ảo ảo mà lại vừa dứt khoát tạo thành hình khối giản dị, toát lên sự vương vấn, nhẹ nhàng Dương Bích Liên vẽ bức “Thiếu nữ bên hoa cúc trắng” biểu hiện mối quan hệ của hai đối tượng: người thiếu nữ và hoa cúc trắng Nếu như hình ảnh người thiếu nữ

Ngày đăng: 02/11/2024, 18:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w