DANH MỤC HÌNH Ảnh 1: Bài viết truyền thông “Nước mắm cam kết đạt chuẩn an toàn thạch tín”…..8 Ảnh 2: Các dòng sản phẩm của thương hiệu Chin-su thuộc Masan Group…………9 Ảnh 3: Mô hình tương
Trang 1BÁO CÁO GIỮA KÌ MÔN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CÂU CHUYỆN TRUYỀN THÔNG “NƯỚC MẮM CÓ ASEN” CỦA MASAN VÀ BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Bích Nhung
Sinh viên thực hiện: Nhóm: 5 Mã Lớp: 10
Phạm Thị Hằng – 2211215006
Lê Quang Vinh – 2211215021 Nguyễn Minh Kiệt – 2211215007 Trịnh Yến Ly – 2215215057 Trần Sô Tê Vi – 2214215046 Lưu Thị Mỹ Viên – 2214215047 Nguyễn Thiện Nhân – 2211215011
Hồ Trần Hữu Đức – 2214215027
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
DANH MỤC HÌNH 4
I Giới thiệu tổng quan về Masan 5
1 Lịch sử hình thành và phát triển 5
2 Tầm nhìn 5
3 Sứ mệnh 5
4 Thành tựu 6
5 Hình ảnh Masan trong mắt người tiêu dùng 6
6 Trách nhiệm xã hội Masan theo đuổi 7
II Sơ lược về kịch bản truyền thông “nước mắm đạt chuẩn hàm lượng Asen” năm 2016 7
1 Masan và kịch bản truyền thông đen “Nước mắm cam kết đạt chuẩn an toàn thạch tín” 7
2 Các bê bối khác trong chiến lược Marketing của Masan 9
a Kịch bản đầu tiên “Nước tương không 3-MCPD” năm 2005 9
b Tiếp tục thành công trong thị trường nước mắm nhưng thất bại với ngành hàng hạt nêm 9
III Phân tích 10
1 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thương hiệu 10
2 Hậu quả của chiến dịch truyền thông của Masan 10
3 Biện pháp khắc phục của Masan 11
a Biện pháp và cách giải quyết của Masan: 11
b Đánh giá: 11
IV Nhận diện đạo đức và trách nhiệm xã hội, đạo đức trong quản trị Marketing của Masan trong vụ việc 12
1 Các vấn đề vô đạo đức trong vụ việc nước mắm nhiễm asen 12
a Cạnh tranh không lành mạnh 12
b Hoạt động gây hại cho xã hội 13
c Marketing gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng 13
d Truyền thông Marketing sai sự thật 13
Trang 32 Các khía cạnh trách nhiệm của Masan trong vụ việc 14
a Trách nhiệm kinh tế 14
b Trách nhiệm pháp lý 14
c Trách nhiệm đạo đức 14
d Trách nhiệm nhân văn 15
3 Sai phạm của quảng cáo không có đạo đức trong vụ việc nước mắm nhiễm asen 15
a Các yếu tố sai phạm 15
b Phân tích các đối tượng 16
V Bài học kinh nghiệm 17
1 Bài học kinh nghiệm đối với Masan 17
a Masan cần thiết xem xét và thực hiện hoạt động quản lý khủng hoảng truyền thông một cách nhanh chóng và minh bạch hơn! 17
b Việc “thừa nước đục thả câu” là con dao hai lưỡi: 17
c Tiếp tục đầu tư nghiêm túc vào việc Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm: 18
d Học từ sai lầm và cải tiến liên tục: 18
2 Bài học doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh 18
a Sự trung thực và minh bạch 18
b Trách nhiệm 19
c Tôn trọng 19
d Giải pháp cho doanh nghiệp: 19
3 Giải pháp đối với những cáo buộc truyền thông đen 19
a Giải pháp cho chiến lược Marketing 20
b Giải pháp cho định hướng phát triển bền vững 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4DANH MỤC HÌNH Ảnh 1: Bài viết truyền thông “Nước mắm cam kết đạt chuẩn an toàn thạch tín”… 8 Ảnh 2: Các dòng sản phẩm của thương hiệu Chin-su thuộc Masan Group…………9 Ảnh 3: Mô hình tương tác trong phát triển bền vững của Jacob và Sadler……… 21
Trang 5CÂU CHUYỆN TRUYỀN THÔNG “NƯỚC MẮM CÓ
ASEN” CỦA MASAN VÀ BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC
16 năm phát triển, Masan Group đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với người tiêudùng Việt Nam thông qua các sản phẩm tiêu dùng và thực phẩm nổi tiếng
Ban đầu, Masan bắt đầu với việc sản xuất mì ăn liền và sau đó mở rộng sang các lĩnhvực khác như gia vị, nước chấm, cà phê, và thực phẩm chế biến Năm 2010, MasanConsumer Holdings, một công ty con của Masan Group, được thành lập nhằm tập trung vàocác hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng tiêu dùng
Năm 2015, Masan chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, đánh dấu mộtbước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của tập đoàn Từ đó, Masan không ngừng mởrộng quy mô và lĩnh vực hoạt động, bao gồm cả việc đầu tư vào ngành hàng tiêu dùng nhanh(FMCG), thịt tươi sống và chế biến, cùng với ngành hàng khoáng sản
2 Tầm nhìn
Masan Group đặt mục tiêu trở thành tập đoàn hàng đầu trong việc cung cấp các sảnphẩm tiêu dùng và thực phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngườitiêu dùng Việt Nam và khu vực Masan mong muốn xây dựng một thương hiệu quốc giamạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các sản phẩm
an toàn, bổ dưỡng và tiện lợi
3 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Masan là mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm và dịch vụ tốtnhất, với cam kết về chất lượng và an toàn Masan không ngừng nỗ lực nghiên cứu và pháttriển, đổi mới sáng tạo để cải thiện và tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó mang lại giá trị tốtnhất cho khách hàng và cộng đồng
Trang 64 Thành tựu
Trong suốt quá trình phát triển, Masan đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, từ việcniêm yết thành công trên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam đến việc thu hút đầu tư nướcngoài và mở rộng thị trường tại Đông Nam Á Các sản phẩm thực phẩm của Masan, baogồm các thương hiệu nổi tiếng như Chin-su, Nam Ngư, Vinacafe và Vĩnh Hảo, đã trở thànhnhững cái tên ưa chuộng tại Việt Nam Tập đoàn không chỉ liên tục đầu tư vào công nghệ và
hệ thống sản xuất tiên tiến để đảm bảo chất lượng sản phẩm, mà còn cam kết phát triển bềnvững và bảo vệ môi trường Bằng việc không ngừng đổi mới và sáng tạo trong nghiên cứu
và phát triển sản phẩm mới, Masan luôn đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.Những nỗ lực này đã giúp Masan nhận được nhiều giải thưởng và vinh danh từ các tổ chức
uy tín, củng cố vị thế và uy tín của tập đoàn trên thị trường quốc tế
Các giải thưởng Masan đạt được:
Doanh nghiệp có chiến lược M&A tiêu biểu năm 2021 – 2022;
Doanh nghiệp Xuất sắc & Bền vững Châu Á 2021;
Top Công Ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam Năm - Forbes;
Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2022 – Nhịp Cầu Đầu Tư;
Top 10 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam – Vietnam Report;
10 Thương hiệu mạnh Việt Nam 2022 – VnEconomy
5 Hình ảnh Masan trong mắt người tiêu dùng
Masan đã xây dựng được hình ảnh tích cực trong mắt người tiêu dùng Việt Nam thôngqua các sản phẩm chất lượng và dịch vụ tận tâm Thương hiệu Masan luôn được người tiêudùng tin tưởng và lựa chọn nhờ vào sự cam kết về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm vàtính tiện lợi Các sản phẩm của Masan như nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin-su, và càphê Vinacafe đã trở thành những sản phẩm quen thuộc và được ưa chuộng trong mỗi giađình Việt
Đặc biệt, nước mắm Nam Ngư của Masan đã đạt được sự tin tưởng lớn từ người tiêudùng nhờ vào chất lượng ổn định và hương vị đặc trưng Sản phẩm này không chỉ phổ biếntrong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần quảng bá ẩmthực Việt Nam ra quốc tế
Trang 76 Trách nhiệm xã hội Masan theo đuổi
Masan không chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh mà còn rất chú trọng đến tráchnhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) Tập đoàn này đã phát triển mạnh mẽ các chương trình
hỗ trợ cộng đồng, giáo dục và bảo vệ môi trường, nhằm khẳng định cam kết lâu dài củamình đối với sự phát triển bền vững và chất lượng cuộc sống người dân Việt Nam
Trong lĩnh vực giáo dục, Masan đã triển khai nhiều chương trình học bổng và xây dựng
cơ sở vật chất giáo dục tại các vùng nông thôn, giúp trẻ em có điều kiện học tập tốt hơn Tậpđoàn cũng đặc biệt quan tâm đến sức khỏe cộng đồng thông qua việc tài trợ cho các dự án y
tế, từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe tại các khu vực ít thuận lợi
Bên cạnh đó, Masan còn thực hiện các hoạt động từ thiện đáng kể, như trao tặng nhuyếu phẩm và hỗ trợ tài chính cho các gia đình khó khăn, nhất là trong những thời điểm khẩncấp như thiên tai hay dịch bệnh Những hoạt động này không chỉ giảm bớt gánh nặng chongười dân mà còn thể hiện tinh thần tương thân tương ái của tập đoàn
Về môi trường, Masan cam kết bảo vệ thiên nhiên thông qua việc áp dụng công nghệsản xuất tiên tiến, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Tập đoàn đã tuân thủnghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường và không ngừng cải tiến các quy trình đểgiảm thiểu lượng khí thải và chất thải
Đối với phát triển nhân lực, Masan đầu tư mạnh mẽ vào việc đào tạo và phát triển kỹnăng cho nhân viên, từ đó không chỉ nâng cao năng lực chuyên môn mà còn khuyến khích
sự sáng tạo và đổi mới trong công việc Đồng thời, tập đoàn cũng chú trọng đến việc pháttriển cộng đồng tại các địa phương mà Masan hoạt động, qua các dự án như xây dựngtrường học và trạm y tế, nhằm cải thiện đáng kể chất lượng sống của người dân
Nhờ những nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ,cùng với cam kết về trách nhiệm xã hội, Masan không chỉ củng cố vị thế của mình trên thịtrường mà còn khẳng định vai trò của mình như một tập đoàn kinh tế đáng tin cậy, góp phầnvào sự phát triển bền vững của xã hội Việt Nam
II Sơ lược về kịch bản truyền thông “nước mắm đạt chuẩn hàm lượng Asen” năm 2016
1 Masan và kịch bản truyền thông đen “Nước mắm cam kết đạt chuẩn an toàn thạch tín”
Khởi đầu bằng thành công trong quảng bá Nước tương Tam Thái Tử, và liên tiếpthành công trong chiến dịch truyền thông “đen” trên nhiều sản phẩm, trong năm 2016,Masan đã tạo nên “bão tố” làm chao đảo thị trường về ngành hàng nước mắm, Masan trựctiếp đối đầu với các sản phẩm nước mắm truyền thống - được xem là món quà chứa đựngvăn hóa và truyền thống dân tộc Ngày 11/10/2016, Masan để “giải oan” cho Chinsu và
Trang 8Nam Ngư đã gửi công văn kiến nghị đến các
cơ quan quản lý nhà nước tiến hành thanh tratoàn diện, chú trọng việc tuân thủ quy định
về giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thựcphẩm, đặc biệt là Asen (thạch tín) Ngày17/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệngười tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công
bố kết quả khảo sát cho thấy: 101/150 mẫukhảo sát (chiếm 67.33%) không đạt quy địnhcủa quy chuẩn Việt Nam về hàm lượng Asen(thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nướcmắm Đáng lưu ý, các loại nước mắm bịnhiễm asen hầu hết đều là nước mắm truyềnthống có độ đạm cao, trong khi các loại nướcmắm công nghiệp đều có hàm lượng asennằm trong giới hạn cho phép Ngay lập tức,việc công bố hàm lượng asen một cách mập
mờ đã khiến ngành sản xuất nước mắmtruyền thống bị ảnh hưởng nặng nề Nhiềuđơn hàng bị trả về, các sản phẩm nước mắmtruyền thống bị gỡ xuống khỏi quầy kệ, v.v.ngành nước mắm truyền thống có nguy cơ
bị tẩy chay Rất may sau đó, các nhà khoahọc đã nhanh chóng lên tiếng khẳng định rằng Asen trong nước mắm truyền thống là asenhữu cơ, không gây hại cho sức khỏe người sử dụng, Asen vô cơ mới gây hại cho con người.Nước mắm truyền thống nhờ đó được giải oan, và câu chuyện truyền thông bất lương trongngành nước mắm cũng bị lật tẩy Trong bối cảnh chao đảo đầy nhạy cảm của thị trườngnước mắm bấy giờ, Masan đã nắm bắt thời cơ bất ngờ quảng bá 2 thương hiệu nước mắmChinsu Hương Cá Hồi và Nam Ngư trên trang báo lớn với nội dung đạt chuẩn an toàn thạchtín Bằng công thức “sản phẩm” + “không” + “chất độc hại”, Masan chính thức thực hiệnchiến dịch Marketing thao túng tâm lý đầy lo sợ của người tiêu dùng Masan cũng đưathông điệp: “Chúng tôi luôn tin rằng nước mắm phải ngon, nhưng trước hết phải an toàn”như đưa “phao cứu sinh” “giúp” người tiêu dùng thoát khỏi nỗi sợ nước mắm không antoàn Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, khi vấn đề về Asen trong nước mắm được giải quyết, việcquảng bá nước mắm “không độc hại” trùng hợp bất thường đã không khỏi dấy lên hoài nghi
về sắp đặt kịch bản truyền thông “nước mắm bẩn” Hàng loạt những hậu quả đã gây ra sựkhủng hoảng thương hiệu, Masan cần thật sự nhìn nhận lại mình trong khía cạnh đạo đứckinh doanh
Ảnh 1: Bài viết truyền thông “Nước mắm cam
kết đạt chuẩn an toàn thạch tín”
Trang 92 Các bê bối khác trong chiến lược Marketing của Masan
a Kịch bản đầu tiên “Nước tương không 3-MCPD” năm 2005
19 năm trước (2005), kịch bản truyền thông “đen” đã xuất hiện nhằm đánh bại nướctương truyền thống trên thị trường, bằng cách thức truyền thông từ nỗi sợ của người tiêudùng Cụ thể, bằng đòn bẩy tung tin cáo buộc nước tương Chin-Su chứa 3-MCPD (một loạiđộc tố sinh ra trong quá trình lên men đậu nành để sản xuất nước tương) trên các tờ báo lớn,chiến dịch truyền thông rầm rộ về nguy cơ ung thư của chất này đã làm gây hoang mang lo
sợ cho người tiêu dùng Sau đó, Masan tự minh oan bằng kết quả thử nghiệm không chứa MCPD, đồng thời gián tiếp ra đòn chí mạng vào các nhãn hàng nước tương truyền thốngkhỏi thị trường vì chứa chất này ở mức vượt ngưỡng Chiến dịch “pha loãng thông tin” sau
3-đó cũng được thực hiện bằng sự “tẩy trắng” tin cáo buộc, chiến dịch quảng cáo nước tươngTam Thái Tử “Không chứa 3-MCPD”, mua nguyên trang nhiều tờ báo trong nhiều số và cácgiờ vàng quảng cáo truyền hình để đưa duy nhất là một công văn cam kết Chin-Su… khôngchứa 3-MCPD Chin-Su đánh gục đối thủ truyền thống để thay thế và phổ biến trong tất cảnhà bếp Việt Chưa dừng lại ở đó, với “công thức” truyền thông “Sản phẩm + KHÔNG +chất độc hại”, trong suốt 10 năm kể từ kịch bản truyền thông “đen” đầu tiên ra đời, Masan
đã liên tiếp thực hiện nhiều chiến dịch Marketing “sợ hãi”
b Tiếp tục thành công trong thị trường nước mắm nhưng thất bại với ngành hàng hạt nêm
Sau cơn sốt “Nước tương không 3-MCPD”, thị trường lại bùng nổ vấn đề nước mắmchứa ure (phổ biến trong phân bón hóa học) gây hoang mang đến người tiêu dùng, sự xuấthiện “Nước mắm không ure” giúp Masan nắm được thị phần lớn và đánh bại Phú QuốcKnorr Tiếp đến là chiến lược truyền thông “Hạt nêm không bột ngọt” (Knorr - Hạt nêm từthịt; Maggi - Đậm đà vị thịt; Aji Ngon - Ngon từ thịt, ngọt từ xương, thì Masan lựa chọnquảng cáo "Hạt nêm không bột ngọt") sử dụng “siêu bột ngọt” là chất điều vị 627 và 631đáng lên án khiến Masan không đạt được thành công trong thị trường hạt nêm.
Ảnh 2: Các dòng sản phẩm của thương hiệu Chin-su thuộc Masan Group
Trang 10III Phân tích
1 Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng thương hiệu
Nguyên nhân đầu tiên là do chiến lược marketing không quá “tích cực” của Masan.Bên cạnh năng lực kinh doanh vượt trội, Masan cũng có những tranh cãi về cách thức sửdụng truyền thông, các cách thức marketing Sau thành công của chiến dịch marketing
“Nước tương không 3-MCPD” vào năm 2007, Masan một lần nữa áp dụng cách marketingcủa mình trong bối cảnh không ổn định của thị trường nước mắm để giành lợi thế Ở môitrường khủng hoảng, các cách marketing đã đánh vào tâm lý đám đông và mối quan tâmđến sức khỏe của cộng đồng khiến cho chiêu bài truyền thông dựa vào nỗi sợ hãi của Masanluôn hiệu nghiệm Tuy nhiên, giữa lúc thông tin còn mập mờ (không rõ asen vô cơ hay hữucơ), chưa được xác thực chắc chắn và còn gây tranh cãi, chiến lược marketing của Masangây ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp sản xuất nước mắm, đặc biệt là ngành nước mắmtruyền thống Việt Nam Do vây, khi có thông tin xác thực từ các cơ quan Nhà nước, chiếnlược marketing của Masan bị chỉ trích vì quảng cáo chưa chuẩn xác và gây hiểu lầm đối vớingười tiêu dùng, gây ảnh hưởng đến sản phẩm của các doanh nghiệp khác.
Nguyên nhân thứ hai là phản ứng chậm chạp và không hiệu quả của Masan Trướcnhững cáo buộc và làn sóng tẩy chay trên mạng xã hội ngày càng lan rộng, Masan chậm trễtrong việc lên tiếng và đưa ra phản hồi chính thức về vấn đề Các biện pháp truyền thông và
xử lý khủng hoảng của Masan không được đánh giá là hiệu quả Khi những thông tin gâyhoang mang và lo ngại về sức khỏe cộng đồng được lan truyền rộng rãi, Masan đã khôngkịp thời ra mắt những phản hồi minh bạch, thuyết phục Điều này khiến dư luận càng ngàycàng băn khoăn và mất niềm tin vào thương hiệu của Masan
2 Hậu quả của chiến dịch truyền thông của Masan
Chiến dịch truyền thông của Masan đã ảnh hưởng tới nhiều cơ sở, hộ gia đình vàdoanh nghiệp lâu đời trên thị trường nước mắm truyền thống Masan sử dụng chiêu thứcđánh tâm lý vào nỗi sợ của người tiêu dùng với mục đích đưa sản phẩm của họ vào bữa ăncủa người tiêu dùng thay vì các sản phẩm truyền thống, khiến cho nhiều doanh nghiệp gặpkhủng hoảng nặng nề vì bị trả hàng, hoàn hàng và sụt giảm doanh số bán hàng nghiêmtrọng Thêm vào đó, điều này còn ảnh hưởng tới uy tín và niềm tin của khách hàng tới nướcmắm truyền thống Việt Nam
Sau sự cố truyền thông “nước mắm có thạch tín”, Masan cũng bị ảnh hưởng nặng nề
về danh tiếng và uy tín doanh nghiệp Một số người tiêu dùng đã có những phản ứng mạnh
mẽ và tẩy chay thương hiệu Masan, làm giảm sự tin tưởng của khách hàng vào doanhnghiệp này Người tiêu dùng đã thể hiện những phản ứng tiêu cực của mình thông quanhững hành động cụ thể như tẩy chay sản phẩm/dịch vụ của Masan trên diện rộng, ngừng sửdụng các sản phẩm và dịch vụ do Masan cung cấp, thể hiện sự không tín nhiệm với thươnghiệu này Bên cạnh đó, người tiêu dùng còn chia sẻ những quan điểm, bài viết và nhận xét
Trang 11tiêu cực về Masan trên mạng xã hội, diễn đàn và các kênh truyền thông khác Điều này cànglàm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp Hơn nữa, sự cố này đã khiến nhiềungười tiêu dùng hoài nghi và dần mất lòng tin vào Masan, không còn tích cực ủng hộ và ưu
ái thương hiệu này như trước
Sự việc vào năm 2016 đã làm cổ phiếu Masan Group liên tục sụt giảm và chịu ảnhhưởng nặng nề tới hàng nghìn tỷ đồng (gần 2.800 tỷ đồng) trên thị trường chứng khoán Sựsụt giảm nghiêm trọng về giá trị thị trường của Masan Group trong giai đoạn này phản ánh
sự phẫn nộ và mất niềm tin của nhà đầu tư đối với những hành động không đúng đạo đứckinh doanh của công ty này
3 Biện pháp khắc phục của Masan
a Biện pháp và cách giải quyết của Masan:
Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận bao gồm các doanh nghiệp cùng ngành, đặc biệt là các đơn vị làm nước mắm truyền thống và người tiêu dùng khi đối diện với chiến dịch truyền thông cạnh tranh bẩn qua quảng cáo “sản phẩm trên hết phải an toàn” của Masan khi thông tin về Asen chưa hoàn toàn được kiểm chứng Masan đã đưa ra các cách giải quyết sau:
- Không đưa ra những động thái xin lỗi, đính chính hay lên tiếng về những chiến dịch truyền thông trước đó (Chiến dịch Nước mắm cam kết an toàn không thạch tín)
- Ngừng thực hiện những chiến dịch đã triển khai trước đó có liên quan tới việc truyền thông nước mắm truyền thống có chứa nhiều asen (Chiến dịch Nước mắm cam kết an toàn không thạch tín)
- Đẩy mạnh chiến dịch truyền thông với những nhãn hàng con liên quan (Nam Ngư
và Chinsu) với định hướng tập trung vào quá trình sản xuất nước mắm truyền thống
và hành trình giữ gìn làng nghề nước mắm truyền thống: Nước mắm Nam Ngư | Ủ chượp và đóng chai tại Phú Quốc
b Đánh giá:
Ưu điểm:
Biện pháp xử lý truyền thông của Masan, tuy chưa đạt được sự chuyên nghiệp và khéo léo, thế nhưng đã phần nào kiểm soát được dư luận và phục hồi một phần danh dự cho ngành nghề nước mắm truyền thống tại Việt Nam Nhóm nhận định những ưu điểm đáng chú ý sau trong cách xử lý của Masan: