Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.. Tóm lại, tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
- -LOGO TRƯỜNG
BÀI TIỂU LUẬN
Đề
tài : Cơ sở lý luận và thực tiễn của Tín dụng ở Việt Nam
Hà Nội- 2022
Trang 2MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Kết cấu tiểu luận 1
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG 2
1.1 Khái niệm tín dụng 2
1.2 Cơ sở ra đời của tín dụng 3
1.3 Bản chất của tín dụng 3
1.4 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế 4
1.5 Một số hình thức tín dụng 6
PHẦN 2: THỰC TIỄN TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 8
2.1 Pháp luật về tín dụng ở Việt Nam 8
2.1.1 Lịch sử hình thành của luật tố chức tín dụng ở Việt Nam 8
2.1.2 Pháp luật hiện hành về tín dụng ở Việt Nam 9
2.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng 11
2.3 Chính sách tín dụng hiện nay và tác động đến nền kinh tế 11
KẾT LUẬN 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Một người khi muốn kinh doanh và đầu tư thì cần phải có vốn, một doanh nghiệp muốn phát triển và mở rộng quy mô cũng cần phải có vốn, một nền kinh tế muốn tăng trưởng và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì vốn là nhu cầu vô cùng cần thiết Như vậy, đối với bất kì ai, bất kì doanh nghiệp hay nền kinh tế nào trên thế giới thì vốn là yếu tố tiên quyết, tiền đề cho sự phát triển Chính bởi lẽ đó mà tín dụng đã ra đời từ rất sớm, từ khi xã hội bắt đầu có sự phân công lao động, xã hội phân chia của cải, tư liệu sản xuất Có thể nói, tín dụng đã ra đời và phát triển xuyên suốt với chiều dài lịch sử phát triển của con người và các nền kinh tế trên thế giới
Nền kinh tế phát triển kéo theo là sự mở rộng về quy mô sản xuất của các doanh nghiệp để đáp ứng được sự gia tăng về cầu hàng hoá trên thị trường Muốn làm được điều
đó thì cần phải có vốn để giúp cho các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ Nhận thấy tầm quan trọng và sức bẩy của tín dụng nên nhà nước Việt Nam đã sử dụng công cụ này một cách hiệu quả để giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc dân Vậy tín dụng là gì, bản chất của nó như thế nào và thực tiễn đất nước ta đang sử dụng tín dụng như thế nào? Tất cả sẽ
được tìm hiểu và phân tích rõ ràng trong đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của tín dụng ở
Việt Nam”
2 Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận gồm 2 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về tín dụng
Phần 2: Thực tiễn tín dụng ở Việt Nam
Trang 4PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG 1.1 Khái niệm tín dụng
“Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại nhiều hình thái kinh tế xã hội Từ
tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh là credtium có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm, dựa
trên sự tin tưởng tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vay mượn một lượng giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong một thời gian nhất định Trong quá trình phát triển của nền kinh tế tất yếu xuất hiện quan hệ tín dụng giữa các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế Sự luân chuyển dòng vốn giữa một bên CẦN vốn và một bên CÓ vốn nhàn rỗi ñã xuất hiện quan hệ tín dụng.”
Theo Sử Đình Thanh (2008): “Tín dụng là quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa
trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai Niềm tin mà người cho vay đặt ở khách hàng vay đó là sự hoàn trả đúng hạn cả vốn lẫn lãi, niềm tin đó thật sự trọn vẹn khi nào quá trình vận động ngược chiều một lượng giá trị tiền
tệ từ người vay trở về người cho vay hay tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định”.
“Vậy ta có thể hiểu: Tín dụng là sự vận động của giá trị từ người cho vay sang người
đi vay và sẽ quay về với người cho vay cả vốn và lãi trong kỳ hạn xác định Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu
Trang 5Tóm lại, tín dụng là quan hệ vay mượn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, trong
ñó chủ thể này chuyển nhượng cho chủ thể khác quyền sử dụng một lượng giá trị (có thể dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những ñiều kiện và trong một thời gian nhất ñịnh mà hai bên ñã thoả thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả.”
1.2 Cơ sở ra đời của tín dụng
Khi xã hội xuất hiện sự phân công lao động và sự xuất hiện của sở hữu về tư liệu sản xuất giữa các cá nhân, những người có tư liệu sản xuất trong tay sẽ làm ra của cải vật chất,
họ sẽ trở nên giàu có hơn, từ đây, xã hội phân hoá giàu nghèo Những người nghèo trong
xã hội khi cần dùng đến tiền để trang trải cuộc sống hoặc khi gặp khó khăn trong sản xuất
và kinh doanh sẽ phải vay mượn những người giàu, bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ có , từ đây tín dụng ra đời
Tín dụng xuất hiện lần đầu tiên vào thời kì cổ đại dưới hình thức tín dụng nặng lãi Đến thời kì nô lệ, phong kiến thì tín dụng nặng lãi phát triển mạnh mẽ hơn, trong thời kì này thì lãi suất được áp dụng rất cao, vốn được luân chuyển đa dạng và được vay với mục đích chủ yếu là tiêu dùng Dưới thời phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản thì tín dụng nặng lãi bị thay thế bởi tín dụng tư bản, nghĩa là tín dụng vẫn tồn tại nhưng dưới hình thái khác so với thời kì trước ở các nước phát triển còn ở các nước nghèo thì tín dụng nặng lãi vẫn tồn tại Ngày nay, khi xã hội và nền kinh tế của các quốc gia cũng như thế giới phát triển thì tín dụng được phát triển đa dạng hơn và bị kiểm soát bởi nhà nước Các chủ thể tham gia tín dụng đa dạng hơn bao gồm cá nhân, tập thể, nhà nước, doanh nghiệp Hoạt động tín dụng thông qua một tổ chức tín dụng trung gian như ngân hàng, công ty tín dụng Hầu như toàn bộ nền kinh tế đều sử dụng vốn tín dụng dưới hình thức vay ngân hàng, mua chịu hoặc phát hành trái phiếu
1.3 Bản chất của tín dụng
Bản chất của tín dụng thể hiện ở các phương diện sau:
Trang 6Thứ nhất, tín dụng là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu tiền, tài sản hay hàng
hoá của người cho vay sang người vay trong thời gian mà 2 bên thoả thuận với nhau
Thứ hai, người vay vốn tín dụng được toàn quyền quyết định và sử dụng số vốn vay
cho mục địch cá nhân mà không cần phải được sự đồng ý của người vay
Thứ ba, sau khi hết thời hạn vay tín dụng mà 2 bên thoả thuận thì người vay phải trả
cho người cho vay giá trị của tiền, tài sản hoặc hàng hoá lớn hơn giá trị ban đầu, khoản chênh lệch này được gọi là phần lãi mà người vay trả cho người cho vay
C.Mac đã viết bản chất của tín dụng như sau: “Tiền chẳng qua chỉ rời khỏi tay
người sở hữu một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay người sở hữu sang tay nhà tư bản bản hoạt động, cho nên tiền không phải bỏ ra để thanh toán, cũng không phải tự đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với một điều kiện là nó sẽ quay về điểm xuất phát sau một kì hạn nhất định” Đồng thời C.Mac cũng vạch ra yêu cầu của
việc tiền quay trở về điểm xuất phát là: “Vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng
thời lại lớn lên trong quá trình bận động” Dù tín dụng có những định nghĩa khác nhau
dựa trên cách nhìn nhận của mỗi người nhưng suy cho cùng, bản chất của tín dụng là mối quan hệ vay mượn trên cơ sở lòng tin giữa người cho vay và người vay
1.4 Vai trò của tín dụng trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế, tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng:
Một là, tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra không bị ngắt
quãng Trong nền kinh tế thị trường, có những thời điểm các doanh nghiệp thừa vốn do chưa cần sử dụng để mua bán nguyên vật liệu hay trả lương nhân công nên nảy sinh nhu cầu muốn cho vay để sinh lời Bên cạnh đó, sẽ cũng có những doanh nghiệp thiếu vốn đề hoạt động do chưa bán được hàng hoá hoặc chưa thu hồi được từ khách hàng nên sẽ nảy sinh nhu cầu muốn vay vốn để xoay vòng hoạt động kinh doanh Từ đây, cung và cầu về vốn nảy sinh nên các tổ chức tín dụng trung gian sẽ lấy tiền gửi của các doanh nghiệp thừa
Trang 7vốn cho người thiếu vốn vay để kinh doanh, sau đó thu phí của người vay, ngân hàng giữ lại một phần và trả cho người cho vay một phần
Hai là, tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong thực tế, có rất nhiều nguồn tích luỹ từ những cá thể khác nhau, tuy nhiên, không phải lúc nào những cá thể đó cũng đem tiền tích luỹ đi đầu tư hoặc chỉ cho một người vay vì họ sợ rằng rủi ro cao và họ cũng không đủ tự tin với những kiến thức, trình
độ chuyên môn của bản thân trong hoạt động cho vay tín dụng Chính vì thế, các trung gian tín dụng như ngân hàng với độ tin cậy và tính chuyên hoá cao sẽ tập trung tiền tích luỹ của nhiều cá thể thành nguồn vốn cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân cần đến vốn vay, từ đó, họ sẽ mở rộng được hoạt động sản xuất khinh doanh khi nhu cầu vốn được đáp ứng
Ba là, tín dụng góp phần điều chỉnh ổn định và tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu cuối cùng của các nhà đầu tư là thu về lợi nhuận cao nên họ chỉ chú trọng đến đầu tư những ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời cao, trong khi đó, toàn bộ nền kinh
tế đòi hỏi sự phát triển cân đối giữa các lĩnh vực và các khu vực, đồng thời cũng phái có ngành then chốt để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn Tín dụng sẽ cung cấp vốn cho các doanh nghiệp cũng như nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành và phát triển các ngành và các vùng kinh tế trọng điểm giúp cho nền kinh tế tăng trưởng Đồng thời, tín dụng cũng là một trong những công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, giúp kiềm chế lạm phát hoặc thúc đẩy nền kinh tế chậm phát triển
Bốn là, tín dụng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện các chính
sách xã hội khác của nhà nước
Với các chính sách và cơ chế về lãi suất tín dụng đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân Bên cạnh đó, với những ưu đãi vay
Trang 8vốn mà nhà nước dành cho các hộ gia đình nghèo hay các đối tượng chính sách cũng giúp cho khoảng cách giàu nghèo được rút ngắn, cuộc sống của người dân được cải thiện
Năm là, tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá cũng đã thúc đẩy tín dụng mở rộng ra ngoài phạm vi thế giới Ngày nay, các quốc gia nghèo hoặc đang phát triển có xu hướng vay vốn các nước phát triển nhiều hơn, các quốc gia giàu có thì cho các nước nghèo vay thông qua những gói vay, gói hỗ trợ ưu đãi để giúp cho các nước nghèo phát triển và cải thiện được tình hình kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng trong nước Đặc biệt, nhờ có tín dụng mà các quốc gia có thể thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, máy móc một cách dễ dàng, các nước kém phát triển được tiếp cận với khoa học hiện đại nhờ sự chuyển giao từ các nước phát triển
1.5 Một số hình thức tín dụng
“ Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau và
được biểu hiện bằng việc mua bán chịu hàng hoá
Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng
với các doanh nghiệp hoặc cá nhân trong nền kinh tế
Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các doanh nghiệp hoặc
cá nhân trong nền kinh tế
Tín dụng không chính thống: Là quan hệ tín dụng giữa các cá nhân với nhau không
tuân theo những quy định của pháp luật
Tín dụng tiêu dùng: Là quan hệ tín dụng giữa dân cư với doanh nghiệp, ngân hàng
và các công ty cho thuê tài chính
Trang 9Tín dụng thuê mua: Là quan hệ phát sinh giữa các công ty cho thuê tài chính với
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính Nó thuộc thị trường vốn
Tín dụng quốc tế: Là mối quan hệ giữa các nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với
nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài
và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau.”
Trang 10PHẦN 2: THỰC TIỄN TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.1 Pháp luật về tín dụng ở Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành của luật tố chức tín dụng ở Việt Nam
- Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, đất nước ta chưa thành lập ngay
hệ thống ngân hàng quốc gia nên vào thời điểm này, hoạt động tín dụng vẫn chưa được thực hiện
- 6/5/1951, sau khi sắc lệnh 15-SL được chủ tịch Hồ Chí Minh kí thì hệ thống ngân hàng quốc gia mới được thành lập và từ đó, ngân hàng hoạt động với 2 chức năng chính là phát hành tiền và thực hiện các dịch vụ tín dụng
- Sau khoá X, kì họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 thì quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã quyết định ban hành luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998 Luật tổ chức tín dụng là đạo luật quy định tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác ở Việt Nam
“Luật tổ chức tín dụng năm 1997 trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, thực hiện nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngân hàng, Nhà nước duy trì mô hình hệ thống ngân hàng một cấp, không có sự tách bạch giữa hệ thống ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh (còn gọi là ngân hàng chuyên nghiệp) Do đó, nội dung các văn bản pháp luật về ngân hàng thời kì này không quy định riêng về tổ chức và hoạt động của các
tổ chức kinh doanh ngân hàng với tư cách là chủ thể kinh doanh độc lập
Nhiệm vụ và mục tiêu đổi mới cơ chế quản lí kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang
cơ chế thị trường đặt ra yêu cầu phải cải cách cơ bản hệ thống ngân hàng một cấp thành hai cấp, tách chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước ở nước ta Trên cơ sở kinh nghiệm cải cách thí điểm hệ thống ngân hàng theo Quyết định số 59/QĐÐ ngày 25.6.1987 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam, Quyết định số 218/QÐ ngày 03.7.1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
Trang 11trưởng, Nghị định số 53/HĐBT ngày 26.3.1988 của Hội đồng Bộ trưởng, ngày 23.5.1990 Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công tỉ tài chính Sau hơn 7 năm thực hiện, Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ti tài chính năm 1990 cần được sửa đổi, bổ sung và vấn đề tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng ở nước ta trên cơ sở kế thừa, phát triển các quy định của Pháp lệnh đã được nâng lên thành đạo luật để thúc đẩy công cuộc cải cách ngân hàng
- Sau đó, trước yêu cầu đổi mới đất nước thì gày 15.6.2004, Quốc hội nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 5, đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng Theo đó, Điều 4, Điều 12, Điều 20, Điều 30, Điều 31, Điều 32, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 42, Điều 45, Điều 46, Điều 52, Điều
53, Điều 57, Điều 79, Điều 81, Điều 84, Điều 105, Điều 122 là những điều được sửa đối,
bổ sung và các điều 6, 7, 8, 9, 10, 43, 85, 86 bị bãi bỏ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01.10.2004.”
- Hiện nay, nước ta đang áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 số 47/2010/QH12 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 2017
số 17/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2017
2.1.2 Hệ thống pháp luật hiện hành về tín dụng ở Việt Nam
Trang 12STT Văn bản pháp luật Nội dung
1 Luật 47/2010/QH12 Các tổ chức tín dụng
2 Luật số 17/2017/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ
chức tín dụng số 47/2010/QH12
3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiền tệ và ngân hàng
4 Nghị định 55/2015/NĐ-CP Về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp
5 Nghị định 32/2017/NĐ-CP Về tín dụng đầu tư của nhà nước
6 Nghị định 01/2014/NĐ-CP Về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại tổ
chức tín dụng Việt Nam
7 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP Về lãi, lãi suất, phạt vi phạm
8 Thông Tư 40/2011/TT-NHNN Về cấp giấy phép hoạt động ngân hàng, tín
dụng
9 Thông Tư 17/2017/TT-NHNN Sửa bổ sung Thông Tư 40/2011/TT-NHNN
10 Thông Tư 04/2015/TT-NHNN Về Quỹ tín dụng nhân dân
11 Thông Tư 06/2017/TT-NHNN Sửa bổ sung Thông Tư 04/2015/TT-NHNN về
Quỹ tín dụng nhân dân
12 Thông Tư 04/2010/TT-NHNN Về sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín
dụng, ngân hàng
13 Thông Tư 22/2016/TT-NHNN Về tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp
14 Thông Tư 15/2018/TT-NHNN Sửa bổ sung Thông Tư 22/2016/TT-NHNN
15 Thông Tư 11/2019/TT-NHNN Quy định về kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức
tín dụng
16 Nghị quyết 42/2017/QH14 Về Thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín
dụng
2.2 Hệ thống các tổ chức tín dụng