Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là tập trungnghiên cứu quá trình hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh vận động trong thực tiễn,nhằm xác định rõ hơn vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
******************
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:
CƠ SỞ LÝ LUẬN HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn : ThS Ngô Thị Huyền Trang Lớp học phần : 2319HCMI0111
Hà Nội, tháng 3 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG - LÝ LUẬN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
1.2 Nguồn gốc tư tưởng - lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 9
CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam 16
PHẦN I: “HỌ” MÀ HỒ CHÍ MINH NHẮC ĐẾN TRONG NHẬN ĐỊNH TRÊN LÀ AI? 21
2.4 Tư tưởng của Tôn Dật Thiên (Tôn Trung Sơn) 27 2.5 Những tư tưởng khác mà Hồ Chí Minh tiếp thu 28 PHẦN III: CÁCH THỨC HỒ CHÍ MINH TIẾP THU TƯ TƯỞNG TINH HOA VĂN HÓA NHÂN
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
34 Phan Thị Thu Hiền Thành viên
36 Phùng Thị Thanh Huyền Nhóm trưởng
38 Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương Thành viên
Trang 4BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
CHỨC DANH
CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO
THỜI GIAN HOÀN THÀNH
31 Phạm Thị Thu Hằng Thư ký Chương 1 16/3
32 Trần Thị Hằng Thành viên Chương 3 phần 1 16/3
33 Bùi Gia Hân Thành viên Chương 3 phần 2.2 19/3
34 Phan Thị Thu Hiền Thành viên
Chương 3 phần 1Powerpoint 16/3
35 Phạm Thu Hiền Thành viên Chương 3 phần 3 16/3
36 Phùng Thị Thanh Huyền Nhóm
trưởng
Tổng hợp WordThuyết trình 16/3
37 Lương Thu Hương Thành viên Chương 3 phần 2.1 19/3
38 Nguyễn Ngọc Quỳnh Hương Thành viên Chương 2 16/3
39 Dương Kiều Linh Thành viên Chương 3 phần 2.2 19/3
40 Lê Thùy Linh Thành viên Chương 3 phần 2.1 19/3
Trang 5ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT ĐỀ TÀI PHỤ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I QUAN NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của người cách mạng
Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc và là lãnh đạo của dân tộc,của đất nước Việt Nam Vì vậy, Người đặc biệt quan tâm tới vấn đề về đạo đức HồChí Minh bắt đầu sự nghiệp cứu nước bằng việc giáo dục lý tưởng và đạo đức cáchmạng cho nhân dân đồng thời là hiện thân của đạo đức cách mạng, là tấm gương chotoàn đảng, toàn dân, toàn quân Dân trí là đại trí, đại dũng, đại dũng Hồ Chí Minhnhiều lần khẳng định đạo đức là gốc, là nền, là sức mạnh và là tiêu chí chủ yếu củađạo đức người cách mạng trong việc xây dựng và giữ gìn con người Người xem đạođức là gốc của cây, là nguồn của sông, cũng như sông có nguồn thì có nước, không cónguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có rễ, cây chết
CHƯƠNG II: CHUẨN MỰC VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1 Trung với nước, hiếu với dân
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước, vớinhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất Theo Người, “trung” là trung với nước,
là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc,…“Nước” là nước của dân, của toàndân tộc chứ không phải của riêng ai và chính mỗi người dân là những "chủ nhân" củađất nước Nội dung chủ yếu của trung với nước bao gồm:
- Đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu của cách mạng
- Thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Về chữ “hiếu”, theo Hồ Chí Minh, là hiếu với dân Hiếu với dân không phải chỉ làhiếu với cha mẹ mình như người xưa vẫn nói, mà là hiếu với nhân dân, với toàn dântộc,vì "nước lấy dân làm gốc", dân là "gốc" của nước Nội dung của hiếu với dân baogồm:
- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân
Trang 6- Tin dân, lắng nghe dân, học dân, tổ chức vận động nhân dân cùng thực hiện tốtđường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
- Mọi đường lối, chính sách đều phục vụ lợi ích của nhân dân
2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Với Bác Hồ, cần, kiệm, liêm, chính là thước đo giá trị của cải, là cơ sở của đờisống mới, cơ sở của thi đua yêu nước Một đất nước biết Cần, Kiệm, Liêm, Chính làmột đất nước giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, văn minh tiên tiến Thực hiện theolời Bác dạy, “mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vôtư”thì lúc này phải thắng được “giặc nội xâm”, “giặc quốc nạn” loại giặc vô ảnh, vôhình là tên giặc tham nhũng ở ngay trong lòng mình, trong tổ chức mình Vì loại giặcnày đang rình rập phá hoại Đảng, phá hoại chế độ và sẽ làm cho Đảng hỏng, nếu mỗicán bộ đảng viên không thắng được nó
2.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Yêu thương con người là một trong bốn chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh.Quan niệm yêu thương con người của Bác Hồ rất rộng, không chỉ yêu nòi giống màcòn quan tâm đến cả giai cấp công nhân và những người lao động trên thế giới Quanđiểm của Hồ Chí Minh là phải tất cả vì con người Chúng ta không có mục đích nàokhác ngoài chăm lo cho con người, giải phóng con người, tạo điều kiện cho con ngườiphát triển toàn diện, tức là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minhcoi đây là phẩm chất đạo đức cao nhất
2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Quan niệm đạo đức về tình đoàn kết quốc tế trong sáng của Hồ Chí Minh thểhiện trong các điểm sau: Thứ nhất, đoàn kết với nhân dân lao động các nước; Thứ hai,đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, “bốnphương vô sản đều là anh em”; Thứ ba, đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêunước tinh thần quốc tế trong sáng trong đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tìnhthương yêu đối với con người; vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, giảiphóng giai cấp, giải phóng con người, mang lại tự do và bình đẳng thực sự cho conngười Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắptình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, đã tạo ra một
Trang 7Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (17)
120
Những điểm đặc sắc
Trang 8kiểu quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay đối đầu nhằm kiến tạo một nền văn hóa hòabình cho nhân loại.
CHƯƠNG III: NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI
3.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
Nói đi đôi với làm là nét đẹp trong đạo đức truyền thống của dân tộc được HồChí Minh nâng lên một tầm cao mới Người coi đây là nguyên tắc quan trọng nhấttrong việc xây dựng nền đạo đức mới của mình Đó là sự kết hợp cơ bản giữa lý luận
và thực tiễn, phương pháp sống, cơ sở của triết lý sống - một sự kết hợp đơn giản màsâu sắc
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa Phương Đôngnói chung và Việt Nam nói riêng Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phảilàm gương trong mọi công việc từ nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt,phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, nói phải đi đôi với làm Trong đó chủ yếutrên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với việc
3.2 Xây đi đôi với chống
Hồ Chí Minh cho rằng, nguyên tắc xây đi đôi với chống là đòi hỏi của nền đạođức mới, thể hiện tính nhân đạo chiến đấu vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng; xâytức là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới; còn chống là chống các biểuhiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức Xây dựng đạo đức mới đòi hỏi phảikết hợp chặt chẽ giữa xây và chống Trên con đường tiến bộ và cách mạng, chỉ có thểxây dựng thành công nền đạo đức mới khi thực hiện mục tiêu chống chủ nghĩa đếquốc, chống các hủ tục lạc hậu, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội Đây là cuộc cách mạng khókhăn, lâu dài, gian khổ, sâu sắc, giữa tiến bộ và thụt lùi, giữa cách mạng và phản cáchmạng
3.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
Theo Hồ Chí Minh, tu dưỡng đạo đức như một cuộc cách mạng trường kỳ, giankhổ Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạođức của mỗi người Việc tu dưỡng đạo đức của mỗi người phải được thực hiện quahoạt động thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao Thứ nhất, việc tu dưỡngđạo đức phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, suốt cả cuộc đời Thứ hai,việc tu dưỡng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi
Tư tưởng
Hồ Chí… 94% (36)Chương 4,5,6 tthcm
Tư tưởng
Hồ Chí… 100% (10)
81
Trang 9người Thứ ba, tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện thông qua các hoạt động thựctiễn của mỗi người.
KẾT LUẬN
Trang 10BÀI LÀM
MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã thấm nhuần vào quần chúng nhân dân, được minhchứng qua thực tiễn cách mạng Việt Nam và ngày càng tỏa sáng, in sâu trong trái tim,khối óc của hàng triệu con người Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh là tập trungnghiên cứu quá trình hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh vận động trong thực tiễn,nhằm xác định rõ hơn vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của dântộc, của đất nước, giúp người dân càng thêm tin tưởng hơn, kỳ vọng hơn vào chế độchính trị xã hội của chủ nghĩa, tin tưởng vào chính sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam, góp phần tiếp thêm sức mạnh cả về ý chí và hành động cho toàn xã hội đểnâng cao tinh thần phấn đấu vì mục tiêu, vì lý tưởng cách mạng
Việc tiếp tục giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu,con đường độc lập dân tộc và phát triển chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và phương hướng hoạt động của ĐảngCộng sản Việt Nam là vô cùng quan trọng Thế nhưng, nỗi bất an, sự lo lắng của Nhànước, của Đảng ta về việc thấu hiểu, nghiên cứu liên quan tới tư tưởng Hồ Chí Minhvẫn còn là một vấn đề tồn tại trong thời điểm hiện tại và cũng là một thử thách lớn vớitoàn dân tộc sau này
Nhận thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu về cơ sở lý luận hình thành vàphát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhóm 4 nghiên cứu đề tài “Nguồn gốc tư tưởng
- lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” Nhóm sẽ đưa ra một số phân tích, ý kiến
cá nhân để tìm hiểu sâu hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh và từ đó, vận dụng lý thuyếtvào việc phân tích tình huống thực tế (case study) về những tư tưởng mà Hồ Chí Minh
đã tiếp thu và phương pháp tiếp thu những tư tưởng đó của Người Mặc dù nhóm đã
cố gắng hoàn thành bài thảo luận trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng khôngtránh khỏi những thiếu sót, nhóm em rất mong nhận được sự góp ý của cô và các bạn
để bài thảo luận nhóm được hoàn thiện hơn
Trang 11CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG - LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1 Khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh”
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011) nêu khái niệm “Tư tưởng Hồ Chí Minh” như sau:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triểncác giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho
sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”
1.2 Nguồn gốc tư tưởng - lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn từ những giá trị truyền thống tốt đẹp củadân tộc Khi tôn vinh Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất và Anh hùng giải phóngdân tộc, tổ chức UNESCO đã ghi nhận: Nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh là kết tinhcủa truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam và những tư tưởng củaNgười là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bảnsắc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau…
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đãtạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những giá trịtruyền thống tốt đẹp và cao quý
Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước
và giữ nước Đây là một trong những tài sản có giá trị nhất trong hành trang của HồChí Minh lúc ra đi tìm đường cứu nước năm 1911 Nó là cơ sở xuất phát, là động lực,
là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người Chủ nghĩa yêunước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội dung phong phú và sâu
Trang 12sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu con người Việt Nam, yêu truyềnthống văn hóa quý giá Thời kỳ phong kiến, yêu nước có nội dung trung quân ái quốc,lợi ích giai cấp thống trị phù hợp với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệpchống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc
Hồ Chí Minh đã làm phong phú nội dung của chủ nghĩa yêu nước Yêu nướcđối với Người là gắn liền với yêu nhân dân Người nói, lòng thương yêu nhân dân vànhân loại của Người không bao giờ thay đổi…Người có một ham muốn tột bậc là làmsao nước ta được độc lập, dân ta có cơm ăn, áo mặc và được học hành Người đã nêu
ra chuẩn mực “trung với nước, hiếu với dân” và phát triển những nội dung mới củachủ nghĩa yêu nước Đó là yêu nước dựa trên quan điểm giai cấp công nhân, yêu nước
mở rộng ra thành tình yêu vô cùng rộng lớn đối với nhân dân lao động, những ngườicùng khổ, đối với giai cấp công nhân các nước trên thế giới Trên cơ sở tư tưởng củagiai cấp công nhân, Người đã nêu ra nội dung mới: Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân gắnliền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mới ngàymột ấm no thêm, Tổ quốc ngày một giàu mạnh thêm
Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thốngđoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc Truyền thống này hìnhthành một lúc với sự hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệtvới thiên nhiên và giặc ngoại xâm Người Việt Nam gắn bó với nhau trong tình làng,nghĩa xóm Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát huy sức mạnh bốn chữ “đồng” (đồng tình,đồng sức, đồng lòng, đồng minh) Người thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâusống với nhau có tình có nghĩa Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trởthành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà Ngay cảkhi tiếp thu lý luận Mác-Lênin-đỉnh cao của trí tuệ nhân loại-cũng phải trên nền tảngcủa giá trị truyền thống Người nhấn mạnh: Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sốngvới nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu kinh sách mà sống không có tìnhnghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được…Tư tưởng đại nhân, đại nghĩa ở
Hồ Chí Minh là phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của conngười, là cứu nước, độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội, tạo mọi điều kiện cho conngười phát triển Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải,
Trang 13ngay thẳng Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làmgốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu”, Hồ Chí Minh lấy chữ nghĩa để phân
rõ bạn thù Ai làm điều gì có lợi cho nhân dân, cho Tổ quốc đều là bạn Bất kỳ ai làmđiều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc đều là kẻ thù
Cuối cùng là tinh thần cộng đồng, một lối sống thành thực, thân ái, nhữngthuần phong mỹ tục, trở thành những yếu tố đậm nét trong tư tưởng Hồ Chí Minh.Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt,người đã nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước.Xoay quanh hạt nhân của đời sống mới là cần, kiệm, liêm, chính Hồ Chí Minh đã nóiđến thuần phong mỹ tục, không có cờ bạc, hút xách, bợm bài, trộm cắp Người nhắcđến tục ngữ “lá lành đùm lá rách”, “đói cho sạch rách cho thơm” Và, nếu một mình
no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu cũng không hưởng được.Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúpđỡ…Nhiều lần, Người nhấn mạnh đến việc xây dựng và phát triển thuần phong mỹtục, tức là phát triển một trong những giá trị truyền thống Mặt khác, khi trân trọng giữgìn thuần phong mỹ tục, Hồ Chí Minh luôn gắn với việc phê phán, bài trừ đồi phong,bại tục Người đã nói đến việc “khôi phục vốn cũ” với một tinh thần trân trọng các giátrị của người xưa để lại như: tương thân tương ái, tận trung với nước, tận hiếu vớidân…Song, Người yêu cầu xóa bỏ cái xấu (tính lười biếng, tham lam…), sửa đổi cácphiền phức (cúng bái, cưới hỏi quá xa xỉ…)
Tư tưởng Hồ Chí Minh được đúc kết bởi tinh hoa văn hóa nhân loại, cụ thể là
từ tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, với tư chất thông minh tuyệt vời, từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Hán học và đã tiếp thu nền văn hóa phương Tây tại trường Quốc học Huế Khi bôn ba khắpnăm châu, bốn bể, Người vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi không ngừng Người
đã thông thạo các ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, am tường các nền văn hóa Đông, Tây, kim, cổ Khi tiếp thu các nền văn hóa, Người bao giờ cũng phân tích các yếu tố giá trị toàn nhân loại và vĩnh cửu Người đã làm giàu trí tuệ của
Trang 14mình bằng tinh thần văn hóa nhân loại Người là tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa các nền văn hóa và tỏa ra một nền văn hóa của tương lai
Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa phương Đông, trước hết là Nho giáo, và đánh giáđúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử và đã đặc biệtkhai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõnhững mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duytâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ
nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi…Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng thấy đượcnhững mặt tích cực của nó và khuyên chúng ta “nên học” Theo Người, mặt tích cựccủa Nho giáo là nó đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châmngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn cáchọc thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị HồChí Minh đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụcho nhiệm vụ cách mạng
Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân
ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật Thứ nhất là, tưtưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân - mộttình yêu bao la không chỉ dành cho con người mà dành cho cả chim muông, cây cỏ.Thứ hai là, nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện Thứ ba
là, tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác chống lại mọi phân biệt đẳng cấp.Thứ tư là, Phật giáo Thiền tông đề ra luật “chấp tác”: “nhất nhật bất tác, nhất nhật bấtthực” (một ngày không làm, một ngày không ăn), đề cao lao động, chống lười biếng.Cuối cùng, Phật giáo vào Việt Nam, gặp chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bấtkhuất chống ngoại xâm của dân tộc ta, đã hình thành nên Thiền phái Trúc lâm ViệtNam, chủ trương sống không xa rời, lẩn tránh mà gắn bó với đời sống của nhân dân,với đất nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thùdân tộc Có thể nói, những mặt tích cực của Phật Việt Nam đã đi vào đời sống tinhthần dân tộc và nhân dân lao động Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gầngũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng HồChí Minh
Trang 15Ngoài ra, còn có thể tìm thấy nhiều trích dẫn khác nữa về các nhà tư tưởngphương Đông như Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử…trong các bài nói, bài viết của Hồ ChíMinh Cũng như sau này, khi đã trở thành người mác-xít, Nguyễn Ái Quốc vẫn tìmhiểu thêm về Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và tìm thấy trong đó “nhữngđiều thích hợp với điều kiện nước ta” Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân là dân tộc -độc lập; dân quyền - tự do; dân sinh - hạnh phúc đã được Hồ Chí Minh rút gọn trongquốc hiệu của Việt Nam “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” Là người mác-xít tỉnh táo vàsáng suốt, Hồ Chí Minh đã biết khai thác những yếu tố tích cực của tư tưởng và vănhóa phương Đông để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng nước ta
Trong ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh sống chủyếu ở châu Âu nên cũng chịu ảnh hưởng rất sâu rộng của nền văn hóa dân chủ và cáchmạng của phương Tây Khi xuất dương, Người đã từng sang Mỹ, đến sống ở Niu Oóc,làm thuê và thường đến thăm khu ở của người da đen Trong các bài viết sau này,Người thường nhắc đến ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyền sống của conngười được ghi lại trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ Người đã tiếp thugiá trị của tư tưởng nhân quyền với nội dung là quyền tự do cá nhân thiêng liêng trongbản tuyên ngôn này Sau này Người đã phát triển nó thành quyền sống, quyền độc lập,quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của tất cả các dân tộc Nội dung nhân quyềnđược Người nâng lên một tầm cỡ mới trong Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm
1945
Cuối năm 1917, Người từ Anh sang Pháp và quyết định sống và hoạt động ởthủ đô nước Pháp - Pari - nơi có ý nghĩa lịch sử rất lớn, mở ra một thời kỳ mới trongcuộc đời mình Nơi đây là trung tâm văn hóa - nghệ thuật của châu Âu Các trào lưutriết học và các trường phái nghệ thuật nổi tiếng thế giới phần lớn đều được hình thành
và ra mắt tại đây Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Người đã cóđiều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt làtruyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp Đến với quê hương của lýtưởng tự do, bình đẳng, bác ái, Hồ Chí Minh được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm củacác nhà tư tưởng khai sáng: Vôn-te, Rút-xô, Mông-tét-xki-ơ,…những lý luận gia củađại cách mạng Pháp 1789, như Tinh thần pháp luật của Mông-tét-xki-ơ, Khế ước xã
Trang 16hội của Rút-xô,…tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tưtưởng của Người Ngoài ra, Người còn hấp thụ được tư tưởng dân chủ và hình thànhđược phong cách dân chủ của mình từ trong cuộc sống thực tiễn Rõ ràng là, ở Pháp,Người đã có thể hoạt động và đấu tranh cách mạng một cách tương đối tự do, thuậnlợi hơn ở trên đất nước mình, dưới chế độ thuộc địa Nhờ được rèn luyện trong phongtrào công nhân Pháp và sự cổ vũ, dìu dắt trực tiếp của nhiều nhà cách mạng và trí thứctiến bộ Pháp như M Ca-sanh, P.V Cu-tuya-ri-ê, G Mông-mút-xô…mà Hồ Chí Minh
đã từng bước trưởng thành Con người ấy, trên hành trình cứu nước, đã làm giàu trítuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa thâu thái, vừa gạn lọc để
có thể từ tầm cao của tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn, kế thừa và đổi mới,vận dụng và phát triển
Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọnlọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đấtnước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình màcòn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủnghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta Từ chủ nghĩa yêu nước, Hồ ChíMinh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản chất khoa học và cách mạng củahọc thuyết này Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng vàphát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyếtthành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam
đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Kết quả vận dụng sáng tạo và phát triển đó là tưtưởng Hồ Chí Minh, sự bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học vàcách mạng Vì thế, không thể tách rời mối quan hệ vốn có giữa tư tưởng Hồ Chí Minhvới chủ nghĩa Mác - Lênin; không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủnghĩa Mác - Lênin và ngược lại Cũng không thể đề cao hoặc tuyệt đối hóa tư tưởng
Hồ Chí Minh, cũng như bằng cách này hay cách khác lại phủ nhận chủ nghĩa Mác Lênin Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá một cách khách quan, chính
Trang 17-xác, đầy đủ và sâu sắc vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình cách mạngViệt Nam Ngay từ năm 1927, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa chân chínhnhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” Theo Người, chủ nghĩaMác - Lênin không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là “mặttrời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản
Những điều kiện trên cũng đã đến với nhiều người cùng thời với Hồ Chí Minh,nhưng chỉ với Hồ Chí Minh, những điều kiện đó mới được kết hợp lại, phát triển lên,trở thành tư tưởng Hồ Chí Minh bởi có sự tham gia của các phẩm chất cá nhân củaNgười Thứ nhất, đó là khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cùng với sự nhận xét,phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu Thứ hai, là sự khổcông học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, kinh nghiệm đấutranh của nhân dân thế giới trong phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhânquốc tế Thứ ba, trong quá trình đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã trảiqua cuộc sống của người công nhân lao động thực sự, luôn hòa mình với đời sống củagiai cấp cần lao Chính đó là yếu tố chủ quan then chốt, quyết định bước chuyển từchủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin, để Người trở thành một chiến sĩ cáchmạng nhiệt thành; thương yêu những người cùng khổ; sẵn sàng hy sinh vì độc lập của
Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào Tất cả cùng với những năng lực bẩm sinh,những phẩm chất cá nhân cao quý trên đã giúp Hồ Chí Minh tiếp nhận, chọn lọc,chuyển hóa, phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặc sắccủa mình - tư tưởng Hồ Chí Minh
Trang 18CHƯƠNG II: GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỐI
VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người trải qua biết bao nhiêu khó khăn, cầm lái conthuyền cách mạng Việt Nam trải qua bao giai đoạn, từ một nước thuộc địa nửa phongkiến bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội Người đã
để lại cho dân tộc, cho Đảng một kho tàng quý báu di sản tư tưởng, tài sản tinh thần
vô giá của Đảng và của dân tộc ta Tư tưởng của Người chiếm một vị trí vô cùng quantrọng và quyết định sự thành bại của cách mạng, là bó đuốc soi đường đưa dân tộcViệt Nam từ nô lệ, lạc hậu trở thành dân tộc hoàn toàn độc lập, tự do, tiến lên chủnghĩa xã hội Từ thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn khẳngđịnh, “chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉnam cho mọi hành động của Đảng”, là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực vànguồn sức mạnh to lớn để nhân dân ta phát huy nội lực, khắc phục khó khăn, xâydựng đất nước không ngừng phát triển
Ngày nay, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, dẫn lối cho Đảng, Nhà nước vàtoàn thể nhân dân Mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn thấm nhuần và kiên định quanđiểm: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là kim chỉ nam cho mọihành động của Đảng ta, dân tộc ta trên con đường xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổquốc; phát triển và vận dụng sáng tạo các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh là nguyên tắc quan trọng, có ý nghĩa sống còn trong côngtác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị Kiên quyết đấu tranh chống cácquan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng Cộngsản Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đặc biệt là trong bối cảnh của tìnhhình thế giới đang diễn biến ngày càng nhanh, phức tạp và khó lường hiện nay, tưtưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến
Trang 19việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người; độclập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội vì lợi ích con người
Tất cả các quan điểm trên đều nhằm tới mục tiêu: Độc lập, thống nhất cho Tổquốc, tự do dân, dân chủ cho nhân dân, công bằng và hạnh phúc cho mọi người, hòabình và hữu nghị cho các dân tộc với sự phát triển các quan hệ văn hóa, nhân văn củathời đại Có thể nói, chỗ dựa vững chãi cho Đảng, thứ giúp Đảng vạch ra đường lốicách mạng đúng đắn, soi đường chỉ lối cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Việt Namtiến tới thắng lợi vẻ vang; thứ trường tồn, kiên cường cùng sự phát triển của đất nướcchỉ có tư tưởng của Hồ Chí Minh
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là thế giới quan, phương pháp luậnxem xét và xử lý các vấn đề thực tiễn Di sản của Người - tư tưởng Hồ Chí Minh là tàisản quý báu của Đảng và Nhà nước Việt Nam Đó còn là tài sản tinh thần vô giá củadân tộc Việt Nam, được vận dụng sáng tạo những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩaMác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đề xuất những vấn đề mới do thực tiễnđặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả, theo nguyên tắc "lý luậnkhông phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo; lý luận luôn luôn cầnđược bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động" Sự hìnhthành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu tất yếu, kháchquan của dân tộc và thời đại, với thực tiễn hiện nay, và đem lại giá trị bền vững vàđúng đắn
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh ở chỗ đã bao gồm một hệ thống những quanđiểm lý luận toàn diện và sâu sắc về chiến lược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủnhân dân, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, về sự cải biến cách mạng đối với thếgiới, về đạo đức, phong cách, phương pháp Hồ Chí Minh, về việc hiện thực hóa các tưtưởng ấy trong đời sống xã hội… Tư tưởng của Người đáp ứng những đòi hỏi của dântộc và thời đại Yếu tố này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu phân tích, khám phá ra.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Đình Phong - Giảng viên cao cấp Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh - cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh được kết tinh từ ba tầng giá
Trang 20trị: “Truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa Đông - Tây và chủ nghĩa Mác
- Lênin Là sự kết tinh, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp hàngnghìn năm của dân tộc Việt Nam với cái nôi là chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, tư tưởng
Hồ Chí Minh là thành tố quan trọng trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, là chuẩnmực bổ sung cho nền văn hóa truyền thống Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã chắt lọccác giá trị văn hóa cổ, kim, Đông, Tây, đồng thời tìm thấy mẫu số chung, điểm tươngđồng của văn hóa nhân loại để làm giàu cho trí tuệ của mình Người không vận dụngchủ nghĩa Mác - Lênin một cách cứng nhắc mà phát triển sáng tạo nó theo điều kiện
cụ thể của Việt Nam.”
Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh là sự định hướng cho sự phát triển của dântộc Dựa trên các quá trình có tính quy luật của thời đại, Hồ Chí Minh đã xác địnhphương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: làm tư sản dân quyền cáchmạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản Đó là con đường “độc lập dântộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, là mục tiêu “xây dựng một nước Việt Nam hòabình, thống nhất độc lập, dân chủ và giàu mạnh”; phản ánh mối quan hệ khăng khítgiữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng conngười Hơn thế, nó cũng chỉ ra nhiệm vụ cao cả, quan trọng đối với sự lớn mạnh củadân tộc “vì dân, vì dân phục vụ” Phục vụ nhân dân là mục tiêu, phục vụ nhân dân làcon đường hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh Người chỉ có một mục đích trongcuộc đời mình, đó là đấu tranh cho lợi ích của Tổ quốc, hạnh phúc của dân tộc, đó làchăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Hồ Chí Minh cho rằng muốncách mạng thành công trước hết phải có đảng Đảng phải xứng đáng là người lãnh đạocủa nhân dân, người công bộc trung thành của nhân dân; phải động viên toàn dân, tổchức và giáo dục toàn dân, dựa vào sức mạnh to lớn của toàn dân
Như vậy, có thể nói, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thấm sâu vào quần chúng nhândân, chiếm lĩnh trái tim, khối óc, trở thành hành động cách mạng của hàng triệu, hàngtriệu con người; là sức mạnh tinh thần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Trang 21Đối với mỗi một đất nước, người lãnh đạo đóng một vai trò quan trọng trongmọi lĩnh vực, mọi vấn đề Đối với Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đóng mộtvai trò lớn, là người tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, sáng lập, lãnh đạo và rènluyện nên đội ngũ của Đảng; căn dặn, điều chỉnh Đảng để trở thành một đảng cáchmạng chân chính, hết mình, tận tâm với việc dân, việc nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta - kỷ nguyên của độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội Người đã cùng Đảng ta vạch ra hướng đi rõ ràng, chiến lược đúngđắn gắn liền với tư tưởng của Người để đánh bại kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp vàlãnh đạo miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng miền Namvới tiếp bước con đường cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Có thể nói, tư tưởng
Hồ Chí Minh kể từ khi ra đời cho tới lúc thực hiện thì đều đem lại những kết quả tốt,những tín hiệu đáng mừng Điều đó càng chứng minh cho sự sáng tạo, sự tài giỏi củaBác khi viết nên cả hệ tư tưởng Hệ tư tưởng đó là những quan điểm lý luận về chiếnlược, sách lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam, là cả sự cải tiến cách mạng xã hội cũ và xây dựng nên xã hội mới dựa trêncác phương diện chính gồm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Như vậy, trải qua hàngngàn năm đấu tranh rồi tới thời bình nhưng những gì mà Hồ Chí Minh để lại trong tưtưởng của Người vẫn luôn là hệ tư tưởng hàng đầu, là nền tảng để Đảng và Nhà nước
ta tuân theo, sáng tạo, học tập và phát huy trong thời đại mới ngày nay - thời đại củaCách mạng 4.0 bùng nổ và phát triển
2.2 Đối với cách mạng thế giới
Khát vọng là những mong muốn hướng tới cũng như có được những điều lớnlao, tốt đẹp mà mình ao ước và quyết tâm và tư tưởng Hồ Chí Minh được viết nêncũng mang trong mình khát vọng của thời đại Ngay từ trong những năm 20 của thế kỷ
XX, tư duy hình thành của Hồ Chí Minh đã thể hiện nguyện vọng chung của các dântộc bị áp bức trên thế giới Nhận thức sâu sắc, độc đáo mối quan hệ khăng khít giữavấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên cáchmạng vô sản phản ánh nguyện vọng giành độc lập, tự do của các dân tộc, các quốc giatrên thế giới trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Từ nghiên cứu lý luận và vận dụng vào