- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: + Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật: Toàn bộ điều khoản trong HĐLĐ đều không đúng với quy định của ph
Trang 1-BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM I
ĐỀ BÀI SỐ: 1
Phân tích thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về hợp đồng lao động vô hiệu và đề xuất
các kiến nghị.
Hà Nội, 2022
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 2 1.1 Hợp đồng lao động vô hiệu 2
1.2 Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu 3
1.3 Hậu quả pháp lý hợp đồng vô hiệu 4
2 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HĐLĐ VÔ HIỆU 5
3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HĐLĐ VÔ HIỆU 8
2.1 Trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền; Hợp đồng lao động vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực 8
2.2 Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu 8
2.3 Hậu quả pháp lý của HĐLĐ vô hiệu 9
KẾT LUẬN 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HĐLĐ : Hợp đồng lao động NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động
LỜI MỞ ĐẦU
HĐLĐ là chế định đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi quan hệ lao động, bởi HĐLĐ là căn cứ pháp lý về sự thỏa thuận quyền, nghĩa vụ, lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ Tuy nhiên, không phải HĐLĐ nào cũng đáp ứng đúng những quy định của pháp luật Do đó, để đảm bảo lợi ích giữa các chủ thể, cũng như môi trường lành mạnh trong lao động, pháp luật quy định một số trường hợp khiến HĐLĐ vô hiệu Những quy định về HĐLĐ vô hiệu hiện nay đã tương đối đầy đủ nhưng vẫn còn xuất hiện thiếu sót cần bổ sung, sửa đổi Do đó, em xin chọn đề “Phân tích thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về hợp đồng lao động vô hiệu và đề xuất các kiến nghị” để phân tích, đánh giá và bình luận kỹ hơn về HĐLĐ vô hiệu
NỘI DUNG
1 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU
Hợp đồng lao động vô hiệu được quy định tại điều 49 đến điều 51 BLLĐ
2019 và hướng dẫn tại điều 9, điều 10, điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
1.1 Hợp đồng lao động vô hiệu
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về hợp đồng lao động vô hiệu, mà chỉ liệt kê các trường hợp hợp đồng vô hiệu tại Điều 49 BLLĐ
2019 Trong đó, có 2 trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu, bao gồm hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ và hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
+ Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật: Toàn bộ điều
khoản trong HĐLĐ đều không đúng với quy định của pháp luật
+ Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết HĐLĐ tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung
Trang 43 thực
+ Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm: Công việc mà hai bên giao kết là công việc bị pháp luật cấm tức là những công việc mà pháp luật cấm nhưng hai bên vẫn thực hiện Ví dụ như công việc buôn bán ma túy; công việc không được phép sử dụng lao động chưa thành niên nhưng NLĐ là lao động chưa thành niên
- Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp
luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng HĐLĐ vô
hiệu từng phần tức hợp đồng có một phần nội dung trái quy định của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng hoặc một phần nội dung của HĐLĐ quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định trong pháp luật lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của HĐLĐ hạn chế các quyền khác của NLĐ thì phần đó sẽ bị vô hiệu
1.2 Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 50 BLLĐ 2019 quy định chỉ Tòa án nhân dân mới có quyền quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu (khác với điều 51 BLLĐ 2012 quy định hai cơ quan có thẩm quyền là Thanh tra lao động và Tòa án nhân dân)
Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố HĐLĐ vô hiệu quy định tại Điều
401, Điều 402 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 NLĐ, NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có quyền yêu cầu toàn án có thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu Sau khi thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố HĐLĐ vô hiệu, tòa
án gửi thông báo thụ lí cho người có đơn yêu cầu, NSDLĐ, tổ chức đại diện tập thể lao động và viện kiểm sát cùng cấp Thời hạn chuẩn bị xét xử tuyên bố HĐLĐ vô hiệu là 10 ngày kể từ ngày tòa án thụ lí đơn yêu cầu Trong thời hạn này, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, tòa
án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố HĐLĐ vô hiệu Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì thẩm phán ra quyết định tuyên bố HĐLĐ Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu phải gửi đến người
Trang 5có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam
1.3 Hậu quả pháp lý hợp đồng vô hiệu
Xử lý hợp đồng vô hiệu được chia thành 2 trường hợp, bao gồm hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần và hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ
1.3.1 Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu từng phần
Khoản 1 điều 51 BLLĐ 2019 và điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nếu muốn tiếp tục duy trì quan hệ lao động đã xác lập, hai bên sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu để phù hợp với thỏa ước lao động tập thể hoặc pháp luật về lao động Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong thời gian từ khi bắt đầu làm việc theo HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu từng phần đến khi HĐLĐ được sửa đổi, bổ sung thì được giải quyết theo thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng; trường hợp không có thỏa ước lao động tập thể thì thực hiện theo quy định của pháp luật Trường hợp HĐLĐ bị tuyên
bố vô hiệu có tiền lương thấp hơn so với quy định thì hai bên phải thỏa thuận lại mức lương cho đúng quy định và NSDLĐ có trách nhiệm xác định phần chênh lệch giữa tiền lương đã thỏa thuận lại so với tiền lương trong HĐLĐ bị tuyên bố
vô hiệu để hoàn trả cho NLĐ tương ứng với thời gian làm việc thực tế theo
HĐLĐ bị tuyên bố vô hiệu Ngoài ra, khi không thể thống nhất về các nội dung
đã bị tuyên vô hiệu thì hai bên có thể thực hiện chấm dứt HĐLĐ và giải quyết
chế độ trợ cấp thôi việc cho NLĐ
1.3.2 Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ
Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn xử lý hợp đồng lao động toàn bộ
tại Điều 10, Điều 11 Trong đó, đối với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do
người giao kết không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động, hai bên tiến hành ký lại hợp đồng lao động Đối với hợp
Trang 6đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động
vi phạm pháp luật hoặc công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm, hai bên giao kết lại hợp đồng Quyền lợi ích của
NLĐ từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên vô hiệu cho đến khi ký lại hoặc giao kết lại quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP Cụ thể: Nếu quyền, lợi ích của mỗi bên trong hợp đồng lao động không thấp hơn quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng thì quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động được thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu Nếu hợp đồng lao động có nội dung về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của mỗi bên vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến phần nội dung khác của hợp đồng lao động thì quyền, nghĩa vụ
và lợi ích của người lao động thực hiện theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
2 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HĐLĐ VÔ HIỆU
Thứ nhất, Quy định về những trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ đã
được sửa đổi, bổ sung đáng kể so với BLLĐ năm 2012, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số bất cập
Nội dung chính của một hợp đồng lao động được quy định tại điều 21 Quy định HĐLĐ vô hiệu toàn bộ chỉ mang tính giả định dự liệu lý tưởng Toàn
bộ nội dung trong hợp đồng lao động bị vô hiệu rất hiếm khi xảy ra Bởi hiện nay, NLĐ và NSDLĐ đã được tuyên truyền và trang bị kiến thức về pháp luật nhất định
HĐLĐ bao gồm hai bên ký kết là NLĐ và NSDLĐ Một trong 2 đối tượng trên tham gia ký kết không đúng thẩm quyền thì lập tức toàn bộ HĐLĐ sẽ
vô hiệu Quy định này trong BLLĐ 2019 chưa thực sự phù hợp và linh hoạt khi
áp dụng trên thực tiễn Bởi rất nhiều trường hợp HĐLĐ được ký kết sai thẩm quyền nhưng ý chí của một trong hai bên ký kết, bên thứ ba vẫn có thiện chí mong muốn được thực hiện hợp đồng
Trang 7HĐLĐ vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực là một quy định mới trong BLLĐ 2019 so với BLLĐ 2015 Thứ nhất,
về nguyên tắc tự nguyện, trung thực: Quy định vô hiệu hợp đồng lao động được
ký kết trong hoàn cảnh không đáp ứng đầy đủ sự tự nguyện, trung thực là không phù hợp Bởi lẽ, theo nguyên tắc BLDS, một hợp đồng không được giao kết tự nguyện, trung thực chỉ bị vô hiệu khi có yêu cầu của chính chủ thể giữa các bên; các bên có thời hiệu là 2 năm để yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu Quy định theo hướng BLDS là hoàn toàn phù hợp bởi quyền và lợi ích bị ảnh hưởng chỉ ảnh hưởng tới 2 bên trong hợp đồng Ngược lại, quy định BLLĐ về vô hiệu hợp đồng không tự nguyện, trung thực lại không dựa trên mong muốn của các bên trong chủ thể mà mang tính tuyệt đối Tức nếu hai bên vẫn mong muốn tiếp tục duy trì HĐLĐ trong tương lai, nhưng do trước đó vi phạm điều kiện tự nguyện hoặc trung thực thì HĐLĐ vẫn bị tuyên bố vô hiệu Thứ hai, về nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, hợp tác: Việc bổ sung 3 nguyên tắc trên góp phần gia bảo vệ tối đa lợi ích của NLĐ Bởi trong quan hệ pháp luật lao động, NSDLĐ có
vị trí ưu thế cao hơn so với NLĐ, họ có thể lợi dụng “đặc ân” trao việc làm của mình để gây khó dễ tới NLĐ Quy định này cũng
Thứ hai, về thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu thuộc về Tòa án: Quy
định mới đặt ra nhằm nâng cao tính chặt chẽ, đúng đắn của các quyết định tuyên
bố vô hiệu Tuy nhiên, giới hạn này cũng gây ra khá nhiều phiền phức nếu một trong hai bên muốn giải quyết hợp đồng vô hiệu
Thanh tra lao động là hệ thống cơ quan hành chính có chức năng xem xét, kiểm tra việc thực hiện chính sách lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các đơn vị sử dụng lao động Do đó, Thanh tra là đơn vị thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện các sai phạm trong hợp đồng lao động Khi phát hiện sai phạm, Thanh tra không có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu ngay
mà phải gửi đơn yêu cầu tới Tòa án nhân dân Do đó, quá trình tuyên bố vô hiệu mất rất nhiều thời gian của cả hai bên trong hợp đồng
Trang 8Thứ ba, về hậu quả pháp lí của HĐLĐ vô hiệu từng phần: Hiện đang xuất
hiện ý kiến trái chiều về quy định về giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu từng phần Có ý kiến cho rằng , việc hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung phần của hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đang không thống nhất với quy định tại BLDS đồng thời mang tính áp đặt ý chí đối với các bên trong hợp đồng Theo quan điểm này, nếu hai bên mong muốn tiếp tục hợp tác thì cần phải xác lập một hợp đồng mới (chứ không chỉ sửa đổi điều khoản vô hiệu theo quy định hiện tại)
và hợp đồng cũ sẽ không còn hiệu lực nữa
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, em cho rằng quy định của BLLĐ và Nghị định 145/2020/NĐ-CP hiện nay khá phù hợp Pháp luật lao động hiện nay đặt ra cho hai bên hai hướng xử lý Nếu muốn tiếp tục duy trì quan hệ pháp luật lao động thì sửa đổi, bổ sung điều khoản bị vô hiệu Ngược lại, nếu không thể thống nhất các sửa đổi bổ sung thì sẽ chấm dứt hợp đồng Hướng giải quyết chấm dứt hợp là quy định mới so với Nghị định 44/2013/NĐ-CP Rõ ràng, quy định đang hướng tới việc cân bằng lợi ích giữa NSDLĐ và NLĐ, mở rộng lựa chọn đối với hai bên trong hợp đồng, tôn trọng ý chí thực sự của NLĐ và NSDLĐ Chỉ sửa những điều khoản vô hiệu đồng nghĩa các điều khoản còn lại
sẽ được bảo toàn, NSDLĐ sẽ không được sửa những điều khoản này mà chỉ cần chỉnh sửa những nội dung có quy định quyền lợi của NLĐ thấp hơn quy định pháp luật Như vậy, NLĐ rất có lợi bởi, nếu ký kết một hợp đồng lao động mới, rất có thể những điều khoản không vô hiệu trước đó sẽ bị NSDLĐ sửa đổi theo hướng giảm lợi ích cho NLĐ nhằm bù trừ với những điều khoản vô hiệu Quan điểm cho rằng cần ký kết một hợp đồng mới ở phía trên dường như không phù hợp trong quan hệ pháp luật lao động
Thứ tư, Đối với hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do toàn bộ nội dung
của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật, quy định hiện nay nêu rõ hai bên sẽ giao kết lại hợp đồng Tuy nhiên, cần đặt ra các hướng giải quyết chi tiết hơn cho từng trường hợp HĐLĐ vi phạm pháp luật Những trường hợp tính đến thời
Trang 9điểm hiện tại sau khi đã bị tuyên bố vô hiệu, các bên đã đủ điều kiện thì không cần giao kết lại một hợp đồng
3 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HĐLĐ VÔ HIỆU
2.1 Trường hợp HĐLĐ vô hiệu toàn bộ do người giao kết không đúng thẩm quyền; Hợp đồng lao động vi phạm nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực
Quy định HĐLĐ vô hiệu toàn bộ khi được giao kết không đúng thẩm quyền còn khá cứng nhắc, chưa phù hợp với thực tiễn Trong trường hợp này, BLLĐ nên tôn trọng ý chí chủ thể giữa các bên trong HĐLĐ, tức khi bên có thẩm quyền đã biết việc giao kết là không đúng thẩm quyền nhưng không phản đối thì HĐLĐ đó vẫn có hiệu lực
Hợp đồng vi phạm nguyên tắc giao kết tự nguyện, trung thực chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng, do đó quyền yêu cầu hợp đồng lao động vô hiệu cũng chỉ nên dựa vào ý chí, mong muốn của các bên trong HĐLĐ Vì vậy, nên bỏ trường hợp HĐLĐ vô hiệu do vi phạm nguyên tắc
tự nguyện, trung thực
Tổng hợp hai kiến nghị trên, cần sửa đổi Điểm b Khoản 1 Điều 49 BLLĐ
2019 như sau: Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền trừ
trường hợp người có thẩm quyền biết mà không phản đối hoặc vi phạm nguyên tắc bình đẳng, thiện chí, hợp tác.
2.2 Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Lược bỏ chức năng tuyên bố HĐLĐ vô hiệu của Thanh tra lao động làm hạn chế hiệu quả cũng như mất thời gian của các bên trong HĐLĐ Do đó, nên quy định thẩm quyền tuyên bố HĐLĐ vô hiệu tương tự như quy định tại BLLĐ năm 2012 Điều 50 BLLĐ năm 2019 sửa thành: “Tòa án nhân dân và Thanh tra lao động có quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.”
2.3 Hậu quả pháp lý của HĐLĐ vô hiệu
Nhìn chung, các quy định về xử lý HĐLĐ vô hiệu còn quá chung chung
và thiếu tính cụ thể, gây ra những khó khăn trong việc giải quyết trên thực tiễn
Trang 109 Cần đặt ra các hướng giải quyết chi tiết hơn cho từng trường hợp HĐLĐ
vi phạm pháp luật Những trường hợp tính đến thời điểm hiện tại sau khi đã bị tuyên bố vô hiệu, các bên đã đủ điều kiện thì không cần giao kết lại một hợp đồng Ví dụ như trong trường hợp NLĐ ký kết HĐLĐ là đối tượng từ 15 đến dưới 18 tuổi mà không có văn bản đồng ý của người đại diện hợp pháp Nhưng khi phát hiện HĐLĐ vô hiệu, NLĐ đã có văn bản đồng ý của người đại diện hoặc NLĐ đã đủ 18 tuổi trở lên thì Tòa án nên công nhận và phép hai bên tiếp tục duy trì HĐLĐ./
KẾT LUẬN
Trên cơ sở phân tích, đánh giá quy định pháp luật về HĐLĐ vô hiệu, có thể kết luận rằng quy định pháp luật lao động Việt Nam vẫn tồn tại một số bất cập khi áp dụng trên thực tiễn, quy định chưa mang tính linh hoạt, tôn trọng ý chí hai bên trong hợp đồng; một số sửa đổi trong BLLĐ năm 2019 còn hạn chế
so với BLLĐ 2012 Từ những bất cập trên, yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi được đặt ra một cách cấp thiết Khi thực hiện các nội dung quy định tại BLLĐ năm 2019 và những văn bản hướng dẫn thi hành cần hiểu rõ, hiểu đủ để bảo vệ tối đa quyền lợi của các bên trong HĐLĐ./
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam I,
Nhà xuất bản Công an nhân dân
2 TS Nguyễn Văn Hợi, THS Nguyễn Tài Tuấn Anh (2021), Quy định của Bộ
luật Lao động năm 2019 và Bộ luật Dân sự năm 2015 về hợp đồng, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp số 14 (438), tháng 07/2021
Xem thêm tại: http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210921/Quy-dinh-cua-Bo-luat-Lao-dong-nam-2019-va-Bo-luat-Dan-su-nam-2015-ve-hop-dong.html
3 Trần Quỳnh Trang (2018), Thực trạng pháp luật về hợp đồng lao động vô
hiệu ở Việt Nam : luận văn thạc sĩ Luật học