1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu văn học trung Đại việt nam nghiên cứu về hình tượng người phụ nữ trong thơ của hồ xuân hương

17 42 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 188,93 KB

Nội dung

Dẫu vậy, thơ của Hồ Xuân Hương vô cùng khác biệt khi đã không chỉ lột tả thành công thân phận của người phụ nữ mà còn là vẻ đẹp của họ.. Cho nên, nhóm thực hiện hi vọng qua việc thực hiệ

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHAN ĐÌNH PHÙNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

NGHIÊN CỨU VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG THƠ CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG

Nhóm thực hiện:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

NỘI DUNG 4

I, Tiểu sử về Hồ Xuân Hương 4

1, Cuộc đời 4

2, Sự nghiệp 5

II Hình tượng người phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân Hương 5

1 Thân phận người phụ nữ được thể hiện qua thơ của Hồ Xuân Hương: 5

2 Hỉnh tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương 7

2.1.Vẻ đẹp hình thức: 7

2.2 Vẻ đẹp tâm hồn 9

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nền phong kiến lạc hậu cũng như tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, cho nên hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn Trung đại vẫn luôn bị xem nhẹ Dẫu vậy, thơ của Hồ Xuân Hương vô cùng khác biệt khi đã không chỉ lột tả thành công thân phận của người phụ nữ mà còn là vẻ đẹp của họ Cho nên, nhóm thực hiện hi vọng qua việc thực hiện bản báo cáo này, nhóm sẽ góp phần lan tỏa sự đặc sắc trong thơ của Hồ Xuân Hương cũng như hình ảnh người phụ nữ vô cùng độc đáo mà gần gũi trong thơ của bà

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu của nhóm là phân tích hình tượng người phụ nữ qua thơ của Hồ Xuân Hương

Nhiệm vụ: Phân tích về hình tượng của người phụ nữ qua thơ của Hồ Xuân Hương đồng thời có một chút so sánh với hình tượng người phụ nữ trong các tác phẩm cùng giai đoạn

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: hình ảnh người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản, đoạn trích được xác minh là sáng tác của

Hồ Xuân Hương

Trang 4

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, nhóm chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích văn học

NỘI DUNG

I, Tiểu sử về Hồ Xuân Hương

1, Cuộc đời

Hồ Xuân Hương (chữ Hán: 胡春香,1772 - 1822) là

một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu

thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả

tranh cãi

Không có tư liệu cổ điển nào ghi chép về lai lịch và

hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự

được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân di mặc

của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến

Trang 5

Về quê quán, năm sinh, năm mất, theo học giả John Balaban thì bà được sinh ra ở phường Khán Xuân ( nay thuộc địa phận Bách thảo viên Hà Nội ) Mặt khác, từ

“Giai nhân di mặc”, Hồ Xuân Hương là ái nữ đến từ huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ

An Cũng theo học giả John Balaban, Hồ Xuân Hương sinh ra vào năm 1772 trong khi năm mất của bà được cho là vào khoảng những năm 1822 ở Thăng Long (nay

là Hà Nội)

Về cuộc đời, Hồ Xuân Hương sinh ra ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An song lại sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long với một căn nhà bên Hồ Tây

Khi Hồ Xuân Hương lên 13, sau khi cha bà mất, bà cùng mẹ trở về làng Thọ

Xương, Thăng Long để sinh sống Ở tuổi thiếu niên, Hồ Xuân Hương được biết đến nhờ khả năng học hành và sáng tác thơ tuy nhiên vì tư tưởng “trọng nam khinh nữ” vẫn đang quá phổ biến trong xã hội dẫn đến những ảnh hưởng to lớn trong sáng tác của Hồ Xuân Hương

2, Sự nghiệp Được Xuân Diệu ví như “Bà Chúa Thơ Nôm” Sáng tác của Hồ Xuân Hương bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm Văn bản cổ nhất được nhận diện là có thơ của Hồ Xuân Hương là Quốc Văn tùng kí do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San

Trang 6

soạn nhưng hầu hết sáng tác của bà được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập, Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930 Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là “Lưu hương ký” với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giả Trần Thanh Mại phát kiến và công bố vào năm 1964

Về phong cách sáng tác, Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặc thất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nôm nhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán Ý tưởng

trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời Cho nên,

Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ

II Hình tượng người phụ nữ trong thơ của Hồ Xuân Hương

1 Thân phận người phụ nữ được thể hiện qua thơ của Hồ Xuân Hương:

Thân phận của những người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương thường nhỏ

bé, cuộc đời của họ long đong lận đận Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có chỗ đứng và địa vị trong

xã hội Vì vậy, những người phụ nữ có tài như Hồ Xuân Hương thường không được coi trọng, đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng

Trang 7

cảm thông, dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm Họ là những người phụ nữ có tài có sắc nhưng cuộc đời lận đận, số phận bi đát, bé nhỏ trong xã hội:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

Bảy nổi, ba chìm với nước non

(Bánh trôi nước) Canh khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

(Tự tình II) Trong giai đoạn này, ta cũng bắt gặp những bài thơ nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ Họ là những người như bà Tú trong Thương vợ của Tú Xương kiếm sống vất vả, cơ cực, luôn phải đối diện với nỗi hiểm nguy:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng

Và của những số kiếp nổi nênh:

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh

(Chiếc bách)

Trang 8

Trong chế độ phong kiến suy tàn ở Á Đông hàng mấy nghìn năm con người rất đau khổ, nhưng khổ nhất là người đàn bà Không phải vô cớ mà Nguyễn Du đã nấc lên thay cho người phụ nữ trong Văn chiêu hồn:

Đau đớn thay phận đàn bà!

Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu?

Trong Truyện Kiều Nguyễn Du một lần nữa lại xót xa:

Đau đớn thay phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm cũng có nói đến cái khổ của người chinh phụ Trong thơ Xuân Hương, bà không chỉ than cho người đàn bà dưới chế độ phong kiến mà còn nói lên nỗi đau của bản thân mình Xuân Hương đã nói một cách trần trụi nhất, với cái mạnh mẽ của sự phản kháng và gắn chặt đời mình cùng với số phận của những người phụ nữ nói chung trong xã hội cũ:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng

Ở xã hội xưa, trai năm thê bảy thiếp là thường, còn người phụ nữ không cho phép được như vậy Họ đâu có quyền làm chủ đời mình, trong ca dao ta cũng bắt gặp rất nhiều câu ca nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữa:

Thân em như tấm lụa đào

Trang 9

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

hay:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương nói riêng và trong xã hội phong kiến nói chung đều là những con người với số phận bi đát Càng đọc, ta càng hiểu thêm bối cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ và càng trân trọng họ Họ là những đóa hoa sen thơm mát, tỏa hương cho đời, "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Từ đây ta càng cảm thông sâu sắc cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa, phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh, tình duyên hẩm hiu, trắc trở

2 Hỉnh tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương

Qua từng bài thơ, bà đã khắc họa những đường nét về vẻ đẹp nữ tính mà đồng thời

tô điểm cho hình ảnh của người phụ nữ bằng những phẩm chất như sự mạnh mẽ, độc lập và tình cảm sâu sắc Dưới đây xin phép trích 1 số thi phẩm tuyệt thế để minh chứng cho cái đẹp toàn vẹn của nữ phái thời xưa

2.1.Vẻ đẹp hình thức:

Người phụ nữ trong văn học giai đoạn trung đại xuất hiện thường được hiện lên với vẻ đẹp, tài năng và phẩm cách đầy thu hút Đối với Nguyễn Du, cái đẹp

Trang 10

của Thúy Vân, Thúy Kiều được hiện lên qua các chi tiết như làn da, đôi mắt, đôi môi,… đồng thời qua biện pháp ước lệ mà từ đó nổi bật lên vẻ đẹp của cả con người:

Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,

So bề tài, sắc, lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Đối với Hồ Xuân Hương, vẻ đẹp của người phụ nữ được biểu lộ qua những

bộ phận thân thể thường được che đậy của con người và tác phẩm thể hiện rõ bút pháp này của Hồ Xuân Hương có lẽ chính là bài thơ “Thiếu nữ ngủ ngày”:

Lược trúc chải dài trên mái tóc, Yếm đào trễ xuống dưới nương long

Trang 11

Ðôi gò bồng đảo sương còn ngậm Một lạch đào nguyên suối chửa thông Qua hai câu thơ đầu, người ta có thể tưởng tượng ra sự xô lệch đáng yêu Hai

từ cổ “nương long” chỉ phần ngực của người con gái, liên tưởng đến câu thành ngữ

“Nương long mỗi ngày một cao – Má đào mỗi ngày một đỏ” Trong khi đó, vẻ thanh tân của cô gái được hai câu thơ sau nói ra bằng hình ảnh ước lệ Hình ảnh ẩn

dụ ấy buộc người thưởng thức thơ của Hồ Xuân Hương liên tưởng đến thực tế trần tục nhưng không dung tục Mỹ từ “đào nguyên” – suối hoa đào, gợi nhớ tích xưa Lưu Nguyễn lạc thiên thai và “bồng đào” – chỉ khuôn ngực thanh tân, có lẽ nhằm

ca ngợi vẻ đẹp trinh nguyên của cô thiếu nữ ngủ ngày Ngoài ra, khi nhắc tới Hồ Xuân Hương, ít ai lại bỏ qua tác phẩm “Bánh trôi nước”, trong đó bà mở đầu bằng:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Hình ảnh người phụ nữ được hiện lên bằng những nét vẽ hoàn mỹ Chỉ với hai từ

“trắng” và “tròn”, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã khéo léo vẽ nên một bức chân dung của người phụ nữ với vẻ đẹp hoàn hảo, đầy đặn

2.2 Vẻ đẹp tâm hồn

Trong các tác phẩm thuộc thời kì văn học Trung đại, khi miêu tả về người phụ nữ, bên cạnh nhan sắc, các tác giả thường đan xen vào những chi tiết nhằm nói lên những phẩm chất tốt đẹp của họ Đối với Vũ Nương trong truyện “Người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã khắc họa một Vũ Nương với tính tình thùy mị,

Trang 12

nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp cũng như tấm lòng chung thủy được bộc lộ xuyên suốt câu truyện Hay đối với “truyện Kiều”, Nguyễn Du đã xuất sắc bộc lộ sắc đẹp cũng như tài chí của Kiều qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Còn với Bà chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, các tác phẩm của bà không chỉ nói lên vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ xưa mà còn bênh vực cho số phận của họ, điều đã đi ngược lại với khuôn mẫu của lễ giáo phong kiến Điều đó được thể hiện qua bài thơ “Bánh trôi nước”:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ mặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thể hiện

vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa, tượng trưng Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước Loại bánh dân gian xưa được cho là tinh khiết, thường dùng và việc cúng tế Nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh phụ nữ

Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp, có phẩm chất cao quý, tương đồng trong cuộc sống, số phận phụ thuộc Với những từ ngữ đa nghĩa, bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng

Trang 13

Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người Người phụ nữ, người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu, hiền hòa

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Với vẻ đẹp hình thể như vậy, đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng, hạnh phúc Nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là với người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh phải chịu bao đắng cay, vất vả:

Bảy nổi ba chìm với nước non Được cha mẹ sinh ra để làm người nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình Cuộc đời họ do người khác định đoạt Cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn, xô đẩy

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo và lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều Hai từ "thân em" được đặt trước chiếc bánh Chiếc bánh được nhân hóa, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện đại hiện lên rõ nét hơn Qua đó, miêu tả về chiếc bánh trôi và các công đoạn làm bánh, Hồ Xuân Hương đã không ngần ngại liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ để từ đó

Trang 14

khẳng định vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu của họ Bài thơ ẩn chứa những ngậm ngùi về thân phận nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là lời khẳng định phẩm giá đầy kiêu hãnh:

dù số phận có lênh đênh vất vả nhưng tấm lòng trinh bạch, son sắt thì vẫn không bao giờ thay đổi Một điểm thú vị nữa có thể coi là một hiện tượng chỉ có ở Hồ Xuân Hương đó là bà ca ngợi người phụ nữ ở những vẻ đẹp phồn thực nhất, không ngần ngại khi nhắc đến cả những điều trần tục Người phụ nữ đẹp bởi tất cả những

gì vốn thuộc về họ Họ có vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết, và căng tràn nhựa sống

Đó là cái đẹp được nhà nghiên cứu gọi là cái đẹp trần thế luôn cựa quậy, khiến cho đứng ngồi không yên biết bao bậc tu mi nam tử Nhưng nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương từng ấy thôi chưa đủ Người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ đẹp, đó còn là những người phụ nữ thông minh, tài năng, sắc sảo, nhanh nhẹn và đầy bản lĩnh Người phụ nữ của bà dám “ghé mắt trông ngang” để mà mỉa mai về “sự anh hùng”:

“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treo Kìa đền Thái thú đứng cheo leo

Ví đây đổi phận làm trai dược Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”

Đền chùa là nơi thuộc về tâm linh, thường được kính trọng, thế nhưng với ngôi đền thờ tên tướng giặc sầm Nghi Đống, Hồ Xuân Hương lại bộc lộ một thái độ khinh

bỉ, thiếu trân trọng đến ngang ngược Bà chỉ “ghé mắt”, chỉ “trông ngang” bởi thấy

Trang 15

cái “sự anh hùng” của sầm Nghi Đông chỉ tầm thường một cách đáng thương Thi

sĩ nói tất cả những điều đó với sự tự tin vào khả năng của bản thân, một sự bản lĩnh cũng là một kì tích mà thậm chí đến cả đấng nam nhi không phải ai cũng có thể làm được Chân dung người phụ nữ bản lĩnh, cá tính, thông minh dường như không lúc nào mờ nhạt Thế nên mới có một Hồ Xuân Hương xưng “chị” mà lớn tiếng “Mắng

lũ học trò dốt” tưởng rằng có học nhưng cũng chỉ là những kẻ tầm thường, đáng bị đưa ra để cười cợt Và một Hồ Xuân Hương, mời trầu người ta nhưng cũng theo một cách riêng đầy bản lĩnh:

“Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại Đừng xanh như lá, bạc như vôi”

Mời trầu, mời duyên, một lời mời rất dân dã nhưng người mời không lúc nào đánh mất đi sự chủ động của mình Đem miếng trầu ra mời có sự tha thiết nhưng lại không tha thiết một chút nào Người phụ nữ ở đây mời trầu những lòng vẫn đầy nghi ngờ Mời nhưng vẫn giữ cho mình một tư thế chủ động tuyệt đối, bởi tâm chân tình của người mời là có thực, chỉ sợ rằng tình người đen bạc lại phụ mất tấm chân tình đó mà thôi Đó là cách mời rất Xuân Hương nhưng cũng là cách mời khiến cho người đời phải trăn trở, nghĩ suy

Ngày đăng: 17/11/2024, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w