Tác phẩm:a Xuất xứ và thể loại: - Tự tình bài II nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương.. Trên nền không gian, thời gian này, hình ảnh nhân vật trữ tình với những tâm trạng,
Trang 1Tổ 1
Lê Minh Tuấn
Khúc Hoàng Vinh
Phạm Hoàng Ngân Hà Đinh Quang Minh
Nguyễn Việt Anh
Trần Thùy Dương
Nguyễn Thùy Dương Trần Nhật Minh
Lê Huyền Chi Mai
Ngô Hoàng Quân
Trang 2I – Tìm hiểu chung
Trang 31 Tác giả:
- Tên thật: Hồ Xuân Hương, sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa cuối thế kỉ XIX.
- Là người cùng thời với Nguyễn Du, bà sống trong một thời đại biến động, bão táp khiến thân phận con người nhất là người phụ nữ chìm nổi lênh đênh.
- Cuộc đời Xuân Hương nhiều cay đắng bất hạnh.
- Bà là người thông minh, sắc sảo, tính cách phóng khoáng và không chịu bị khuất phục
Trang 4- Các tác phẩm chính:
+ Tập “Lưu Hương kí” gồm 24 bài chữ
Hán và 28 bài chữ Nôm, là tiếng nói
tình yêu đôi lứa với các cung bậc u
buồn, thương nhớ, ước nguyện, gắn bó thủy chung.
+ Khoảng 40 bài thơ Nôm truyền tụng.
- Phong cách sáng tác:
+ Viết về người phụ nữ, thơ bà vừa là
tiếng nói cảm thương vừa là tiếng nói khẳng định đề cao, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh.
Trang 52 Tác phẩm:
a) Xuất xứ và thể loại:
- Tự tình (bài II) nằm trong chùm thơ Tự tình ba bài của Hồ Xuân Hương
- Thuộc thể loại thất ngôn bát cú Đường luật
b) Bố cục: 4 phần:
- Đề (hai câu đầu): Nỗi niềm buồn tủi cô đơn của nữ sĩ trong đêm khuya thanh vắng
- Thực (hai câu tiếp): Tình cảnh đầy chua xót, bẽ bàng
- Luận (hai câu tiếp theo): Thái độ phản kháng phẫn uất
- Kết (hai câu cuối): Tâm trạng chán chường, buồn tủi
Trang 6II – Đọc, tìm hiểu chi tiết
Trang 71 Hai câu đề: “Đêm khuya văng văng trống canh dồn.
Trơ cái hồng nhan với nước non.”
- Thời gian: “đêm khuya” :
+ Đó là khoảng thời gian đêm muộn, yên tĩnh, vắng lặng
+ Con người thường đối diện chân thật nhất với lòng mình
-> Thời gian của những nỗi niềm, tâm sự sâu kín, gợi nhiều tâm trạng cảm xúc
- Không gian: vắng lặng, hiu hắt
- Âm thanh: “trống canh dồn” – tiếng trống canh từ xa vọng lại như thôi thúc, thúc giục,
như dội vào lòng người nhiều suy nghĩ, nhiều cảm xúc
=> Câu thơ đầu mở ra một không gian, thời gian đầy ý nghĩa cho cả bài thơ Trên nền không gian, thời gian này, hình ảnh nhân vật trữ tình với những tâm trạng, cảm xúc dần được hé mở.
Trang 8- Nghệ thuật đảo ngữ, đặt từ “trơ” lên đầu câu nhằm mục đích nhấn mạnh -> gợi ra nhiều ý nghĩa:
+ “trơ” trong “trơ trọi” -> cô đơn, lẻ loi một mình
+ “trơ” trong “trơ ra” -> bị bỏ mặc
+ “trơ” trong “trơ lì” -> thách thức
- “Hồng nhan”: chỉ người phụ nữ có nhan sắc, được kết hợp với từ “cái” tạo ra sắc thái rẻ
rúm, coi thường
- Nghệ thuật đối giữa hai hình ảnh “hồng nhan” và “nước non” gợi ra một bản lĩnh mạnh
mẽ, khác thường
=> Ngay từ hai câu thơ đầu, bài thơ đã mở ra tâm trạng của nhân vật trữ tình: bẽ
bàng, chua xót cho kiếp hồng nhan bạc phận.
Trang 92 Hai câu thực: “Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh,
Vừng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn.”
- Cụm từ “say lại tỉnh”: gợi ra vòng luẩn quẩn, bế tắc, không lối thoát của tình duyên, của số
phận, của tâm trạng
- Hình ảnh “chén rượu hương đưa”: gợi hình ảnh nhân vật trữ tình tìm đến rượu giải sầu, mong
trốn tránh hiện thực đau buồn nhưng nỗi buồn không vơi đi, ngược lại càng chất chứa, ngấm sâu hơn
- Hình ảnh ẩn dụ “vầng trăng bóng xế”: gợi ra chính thân phận của người phụ nữ trong bài thơ –
trăng sắp tàn mà vẫn khuyết, cũng như tuổi xuân của người phụ nữ sắp qua mà tình duyên vẫn không trọn vẹn
-> Hình ảnh vầng trăng gợi ra một dự cảm trái ngang, một hạnh phúc không tròn đầy, trọn vẹn
=> Nhân vật trữ tình càng ngày càng lún sâu vào bi kịch bế tắc không lối thoát.
=> Hai câu thơ gợi ra một số phận hẩm hiu, một tâm trạng đau buồn.
Trang 103 Hai câu luận: “Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”
- Động từ mạnh “xiên ngang”, “đâm toạc” + đảo ngữ có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng
phẫn uất, muốn phản kháng, muốn vươn lên của nhân vật trữ tình
- Hình ảnh “rêu” và “đá” vốn là những sự vật vô tri vô giác, giờ đây đã được tác giả thổi
vào đó những cảm xúc, tâm trạng phẫn uất, 1 cá tính mạnh mẽ
=> Qua đó, ta thấy được thái độ phản kháng, thách thức quyết liệt đối với số phận cũng như bản lĩnh tự tin của tác giả
=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình đã được bà sử dụng khéo léo, thành công diễn đạt tâm
trạng của nhân vật trữ tình
=> Hai câu thơ ẩn chứa khát vọng lớn lao của biết bao người phụ nữ trong xã hội
đương thời : khát vọng muốn phản kháng, muốn vươn lên thoát khỏi những bất
công ngang trái của só phận.
Trang 114 Hai câu kết:
“ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!”
- Từ “ngán”: ngán ngẩm, chán ngán => tâm trạng chán chường, buông xuôi, tuyệt vọng
- Hai từ “lại” mang nghĩa khác nhau:
+ Từ “lại” đầu tiên: lặp lại
+ Từ “lại” thứ hai: trở về, trở lại
- Điệp từ “xuân” gợi ra mùa xuân của thiên nhiên đất trời thì tuần hoàn, lặp lại nhưng tuổi
xuân, tuổi trẻ của người phụ nữ thì “một đi không trở lại”
=> Ý thơ gợi ra tâm trạng đau đớn của nhân vật trữ tình trước hiện thực phũ phàng không thể thay đổi.
=> Từ “mảnh”: sự ít ỏi, nhỏ bé vậy mà còn bị san sẻ, đến cuối cùng chỉ còn lại một “tí con con”.
=> Câu thơ gợi ra nỗi chua chát từ tận đáy lòng người phụ nữ với số phận hẩm hiu.
=> Đến 2 câu kết, người đọc cảm nhận được nhân vật trữ tình dường như càng cố gắng vùng vẫy lại càng lún sâu hơn vào tâm trạng tuyệt vọng, bế tắc trước cuộc đời, số phận bất công, éo le, ngang trái.
Trang 12III – Tổng kết
Trang 131 Giá trị nội dung:
- Bài thơ thể hiện tâm trạng và thái độ của Hồ Xuân Hương khi đối mặtvới số phận: vừa đau buồn vừa phẫn uất, gắng gượng vượt lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch.
- Ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm là đã mạnh dạn nói lên tâm sự sâu kín của người phụ nữ trong xã hội cũ, đồng thời nó cũng đã thể hiện tinh thần phản kháng và khao khát vượt lên ngay cả khi đã rơi vào đường cùng.
Trang 142 Giá trị nghệ thuật:
- Đây là một bài thơ Đường luật cổ điển nhưng lại được viết bằng ngôn ngữ rất tự nhiên, bình dị và nhiều sức gợi.
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, tinh tế và nghệ thuật thơ độc đáo.
Trang 15IV – Tài liệu tham khảo
Trang 16Tự tình I
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc,
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om.
Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Tự tình II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn, Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, Mảnh tình san sẻ tí con con!
Trang 17Tự Tình III
Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa dòng ngao ngán nỗi lêng đênh Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng, Nửa mạn phong ba luống bập bềnh Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,
Giong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.
Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,
Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.
Trang 18Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!