1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận làm rõ ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thành tư tưởng hồ chí minh

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thảo Luận Làm Rõ Ảnh Hưởng Của Tinh Hoa Văn Hóa Nhân Loại Tới Sự Hình Thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Nhóm 6
Trường học Trường tiểu học Pháp-bản xứ
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 95,44 KB

Nội dung

Đi sang phương Tây, Người quan tâm tìmhiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh,Pháp, Mỹ.Người đã tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu

Trang 1

THẢO LUẬN

Làm rõ ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí

Minh

NHÓM 6

Trang 2

Trên con đường tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau Sự vận dụng sáng tạo kết tinh của tinh hoa văn hóa nhân loại đã tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh Để làm rõ sự ảnh hưởng ấy, chúng ta sẽ xem xét 2 phương diễn là văn hóa phương Tây

và văn hóa phương Đông

A Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây tới sự hình thành

tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngay từ khi còn học ở Trường tiểu học Pháp-bản xứ ở thành phố Vinh (1905),

Hồ Chí Minh đã quan tâm tới khẩu hiệu nổi tiếng của Đại Cách mạng Pháp năm 1789: Tự do – Bình đẳng – Bác ái Đi sang phương Tây, Người quan tâm tìm hiểu những khẩu hiệu nổi tiếng đó trong các cuộc cách mạng tư sản ở Anh, Pháp, Mỹ

Người đã tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, sự bình đẳng trong Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ Đối với Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp, Người tiếp thu các quyền như là quyền cá nhân và quyền tập thể của tất cả các giai cấp là bình đẳng, không thể chuyển nhượng và bất khả xâm phạm với mọi mục đích Người

đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự

do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay Người khẳng định: “Tất

cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” Việc đề cao tư tưởng nhân quyền và dân quyền như trên chính là để khẳng định: mục tiêu của Cách mạng Việt Nam hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ pháp lý quốc tế, với “lẽ phải” thông thường

và là điều “không ai có thể chối cãi được”

Trong hành trình đi tìm đường cứu nước, cứu dân, Hồ Chí Minh đã sống, hoạt động thực tiễn, nghiên cứu lý luận, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nhân loại tại những trung tâm chính trị kinh tế văn hóa lớn ở các cường quốc trên thế

Trang 3

giới như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, v.v bằng chính ngôn ngữ của các nước đó

Trong thời gian Hồ Chí Minh sống và hoạt động ở phương Tây, Người đã tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng của các nhà khai sáng Pháp như: Voltaire,

Rousso, Montesquieu, v.v….

Hồ Chí Minh còn tham gia các hoạt động chính trị, nghiên cứu lý luận, kinh tế, văn hóa, v.v., đồng thời tiếp thu tư tưởng của Thiên Chúa giáo trong quá trình hình thành tư tưởng của minh, tiêu biểu nhất là tinh thần bác ái, yêu thương con người

I Vladimir Ilyich Lenin

Ngày 16 và 17-7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc báo liên tiếp 2 số trên báo Nhân đạo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp Đầu đề bài báo có sức hấp

dẫn đặc biệt: Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn

đề thuộc địa (của V.I Lênin sẽ báo cáo ở Đại hội II Quốc tế Cộng sản vào cuối

tháng 7, đầu tháng 8 năm 1920) Đây là lần đầu tiên Nguyễn Ái Quốc tiếp xúc với Lênin thông qua một văn kiện của Người Sau này, Nguyễn Ái Quốc viết lại: “Trong Luận cương ấy, có những chữ chính trị khó hiểu Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta !” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t 12, tr 562.)

Trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh”, Bác cũng đề cập đến sự đúng đắn và tầm quan trọng của chủ nghĩa Lê-nin: “Ðảng có vững cách mạng mới thành công Ngày nay học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng cách mạng nhất, chân chính nhất là chủ nghĩa Lê-nin…”

Có thể nói, Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Trước hết, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho Chủ tịch Hồ Chí Minh thế giới quan, phương pháp luận khoa học, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đồng thời, đặt “hòn đá tảng” những vấn đề có tính nguyên tắc về lập trường quan điểm, về tinh thần xử lý mọi việc Những phạm trù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bản của chủ

Trang 4

nghĩa Mác - Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Những cống hiến đó

có được trước hết do Người đã nắm được bản chất cốt lõi, “linh hồn sống” trong

tư tưởng của các nhà kinh điển Mác - Lênin là phép biện chứng duy vật

II Triết học khai sáng Pháp

Thời kỳ khai sáng ở pháp là thời của tự do, của tiến bộ được các thiên tài như Voltaire, Rousso, Montesquieu thể hiện qua nhiều tác phẩm lớn như:

Từ điển triết học của Voltaire: phản bác thể chế chính trị đương thời Pháp, nhà thờ công giáo, Kinh thánh và thể hiện văn phong tính cách riêng của ông Ông nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lý tưởng là giáo dục đạo đức chứ không phải giáo điều

(Ảnh – Wikipedia)

Khế ước xã hội của Rousseau: nói về hiến pháp của một đất nước, nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền và trách nhiệm của người cầm quyền -> châm ngòi cho hai cuộc cách mạng lớn là cách mạng pháp Pháp và Mỹ

Tinh thần pháp luật của Montesquieu: bao quát các chủ đề chính trị, luật, … Ông bênh vực chủ nghĩa hợp hiến và thuyết tam dân, bãi bỏ nô lệ, bảo vệ quyền

tự do công dân và nhà nước pháp quyền, …

Bên cạnh đó, kỷ nguyên khai sáng cũng góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của Hồ Chí Minh Khi còn là một thanh niên, Người đã bắt gặp tư tưởng Khai Sáng: “KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA

Trang 5

KHỎI TÌNH TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác Tình trạng vị thành niên này là

do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác Sapere aude! Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! đó là câu

phương châm của Khai sáng ” (Immanuel Kant)

Sự cương quyết, long can đảm của Bác khi tự mình học tập, tự mình tìm tòi khám phá con đường cứu nước khắp năm châu bốn bể đã thể hiện rõ tư tưởng

ấy, tư tưởng ấy

III Ba cuộc Cách mạng Pháp, Mỹ

và Đức

Người đã kế thừa, phát triển những quan điểm nhân quyền, dân quyền trong Bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ, Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp và đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc trong thời đại ngày nay Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ: Tuyên bố được đọc vào ngày 4 tháng 7 năm 1776 Đó là một văn kiện chính trị tuyên bố sự chia cắt Anh ra khỏi 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ Theo quan điểm của triết gia người Anh - John Locke, con người có ba quyền

cơ bản bất khả xâm phạm: quyền được sống, quyền được tự do và quyền được

sở hữu Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson gọi quyền tài sản là "quyền theo đuổi hạnh phúc" trong tuyên bố của mình Câu nói nổi tiếng của bản tuyên ngôn

là "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc"

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp: Bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp do Hầu tước Lafayette soạn thảo Trong bản tuyên ngôn này có tất cả 17 điều khoản, điều 1 và điều 2 là nổi tiếng nhất và được trích dẫn nhiều nhất: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng và quyền lợi Sự khác biệt

xã hội chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” và “Mục đích của mọi

tổ chức chính trị là việc bảo toàn các nguồn lợi thiên nhiên và bảo toàn các quyền con người không thể bị tước bỏ Các quyền đó là tự do, tài sản, sự an toàn, và quyền được chống lại mọi sự áp bức”

Trang 6

Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản của Đức – 1848: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học Những nguyên lý mà C Mác và Ph Ăngghen trình bày trong tác phẩm này là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Trải qua nhiều thử thách, hơn một thế kỷ qua, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới, nhiều đòi hỏi, thách thức của thời đại cần giải quyết nhưng chủ nghĩa Mác và những nội dung được đưa ra trong bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản vẫn không hề lỗi thời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đặt nền móng tư tưởng, mang ý nghĩa thiết thực cho những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng Được sự uỷ nhiệm của những người Cộng sản, ngày 24/2/1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trên toàn thế giới và nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành cơ bản về lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi nổi tiếng: “Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại!”

IV Thiên chúa giáo

Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, chủ nghĩa yêu nước cách mạng biểu tượng của 10 điều răn của Giê Hô Va: "Người ta sinh ra tự do và bình mang đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn tự do và bình đẳng về quyền lợi”

Tôn giáo Thiên chúa giáo có ưu điểm là lòng nhân ái cao cả: "Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình, chúc phước cho kẻ rủa mình, và cầu nguyện cho kẻ sỉ nhục mình Hễ ai xin, hãy cho " Người lên án gay gắt những kẻ “giả danh Chúa” để thực hiện những “hành vi ác quỷ”: dẫn đường cho đội quân viễn chính; cướp của cải, đánh đập, bắt giết người (đặc biệt là trẻ em), chiếm ruộng đất canh tác, v.v Người viết: “Nếu Chúa bất hạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy “các môn đồ trung thành” của mình thực hiện đức khổ hạnh như thế nào” (“Bản án chế độ thực dân Pháp”)

Người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức, bóc lột, đã là hiện thân của lòng nhân ái và đức hy sinh cao cả Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lòng thương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngoài mặt trận – đó là

Trang 7

những tư tưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đã khởi xướng và răn dạy

Là người biết kế thừa, vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hoá nhân loại vào lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao tư tưởng đại đồng, tư tưởng nhân văn, tư tưởng đạo đức bác ái cao cả của Thiên chúa giáo cũng như nhiều tư tưởng về con người của tôn giáo lớn nhất thế giới nay Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ thế giới quan duy tâm của Thiên chúa giáo Tuy thế giới quan ấy đối lập với thế giới quan duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, nghĩa là đối lập với thế giới của Người, nhưng Người vẫn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng – theo hoặc không theo một tôn giáo nào của mọi người nói chung và những tín đồ Thiên chúa giáo nói riêng Người chỉ kiên quyết phê phán và chống lại sự lợi dụng tôn giáo, xuyên tạc tôn giáo của các thế lực thù địch Các thế lực thù địch này chính là bọn thực dân, đế quốc xâm lược, chúng đã xuyên tạc và lợi dụng tôn giáo vào mục đích gây chiến tranh xâm lược các nước hòng bắt nhân dân các nước này cam chịu sự thống trị và bóc lột tàn bạo của chúng Tất cả những vấn đề đó đều ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trên hai mặt: Một mặt, Hồ Chí Minh kế thừa, đề cao những mặt tốt, vận dụng sáng tạo những mặt tốt ấy để làm phong phú thêm tư tưởng của Người về đại đoàn kết, cả đoàn kết toàn dân trong quốc gia dân tộc và đoàn kết quốc tế, và đề cao, động viên đồng bào Thiên chúa giáo trong và ngoài nước tham gia đông đảo vào khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết nhân dân toàn thế giới, tăng thêm lực lượng cho cách mạng

Mặt khác, Hồ Chí Minh cũng vạch mặt bọn thực dân, đế quốc xâm lược lợi dụng tôn giáo, giả danh Chúa vào mục đích, âm mưu “chia để trị”: gây thù hằn giữa cộng sản với tôn giáo; gây thù hằn giữa đồng bào lương với đồng bào giáo; thù hằn dân tộc này với dân tộc khác… để phục vụ cho mục tiêu xâm lược và chống cộng sản của chúng v.v…

B Ảnh hưởng của văn hóa phương Đông tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.Nho giáo

- K/n : Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một

hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử

Trang 8

thành lập và được các đệ tử của ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước

- Nguồn gốc tiếp thu: Sinh ra và trưởng thành trong một gia đình

nhà Nho yêu nước (năm 1923, Hồ Chí Minh đã tự giới thiệu tại Liên

Xô rằng “Tôi xuất thân từ một gia đình nhà Nho Việt Nam trong đó các thanh niên đều theo học Đạo Khổng” Năm 1935, tại Đại hội Quốc tế Cộng sản, Người lại ghi vào lý lịch của mình “Thành phần gia đình nhà Nho” Thực tế, trong gia đình Người, ông ngoại là cụ Hoàng Xuân Đường, bố là cụ Nguyễn Sinh Sắc, và anh trai là

Nguyễn Tất Đạt đều là những nhà Nho yêu nước nổi tiếng của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX), những người thầy đầu tiên của Người không ai khác mà chính là bố và anh trai của Người Việc học tập của Người trước năm 1911 chủ yếu đều học ở trường làng Chính vì vậy, ảnh hưởng của Nho giáo ở Hồ Chí Minh là tất nhiên,

và Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu sắc Đặc biệt

là triết lý tu thân đề cao tu dưỡng đạo đức cá nhân: Đạo đức với mình thì phải nghiêm khắc; đạo đức với người thì phải khoan dung,

độ lượng; đạo đức với công việc thì phải tận tâm, tận lực Người đã

sử dụng rất tài tình các phạm trù đạo đức của Nho giáo để quy định các chuẩn mực đạo đức con người mới ở Việt Nam

- Nội dung và ảnh hưởng của Nho Giáo tới tư tưởng HCM:

+ Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất sâu sắc Đặc biệt là triết lý tu thân đề cao tu dưỡng đạo đức cá nhân: Đạo đức với mình thì phải nghiêm khắc; đạo đức với người thì phải khoan dung, độ lượng; đạo đức với công việc thì phải tận tâm, tận lực Người đã sử

Trang 9

dụng rất tài tình các phạm trù đạo đức của Nho giáo để quy định các chuẩn mực đạo đức con người mới ở Việt Nam

+ Cuộc đời và sự nghiệp của Người có nhiều biểu hiện của sự vận dụng uyên thâm Nho giáo vào Việt Nam theo hướng tích cực, cách mạng Người thường căn dặn: “Khổng Tử nói: “Mình phải chính tâm tu thân” nghĩa là việc gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới “trị quốc bình thiên hạ” được Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp, kiến quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ hoà bình thế giới Muốn cải tạo

xã hội thì lòng mình phải cải tạo Nếu lòng mình không cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội Lòng mình còn tham ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được”(1) “Mọi người đều biết rõ ai

là bạn, ai là thù trên thế giới, trong nước và trong mình Muốn đánh thắng chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù trên thế giới, muốn đánh thắng thực dân và phong kiến địa chủ là kẻ thù trong nước thì trước hết phải đánh thắng lòng tà là kẻ thù trong mình Phải “chính tâm tu thân” mới có thể “trị quốc bình thiên hạ”1)

Đó là một tiến bộ”(2) “Chúng ta phải nhớ câu “Chính tâm tu thân” để “trị quốc bình thiên hạ” Chính tâm tu thân tức là cải tạo Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân của mỗi người Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng, không phải trong một lớp nghiên cứu vài tháng mà hoàn toàn thắng lợi Chúng ta phải cố gắng nữa, cố gắng mãi Dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công Một là tin tưởng vào Đảng, Chính phủ và quần chúng có thể giúp đỡ mình

cải tạo Hai là tự mình phải có quyết tâm cải tạo thì nhất định

cải tạo được.”

+ Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ v.v là những điều bị Hồ Chí Minh phê phán, bác bỏ

Trang 10

Mạnh Tử có nói: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” thì chính Mạnh tử đã rất coi thường người lao động chân tay Theo Mạnh Tử người lao động chân tay phải phục tùng người lao động trí óc Dân của Nho giáo chỉ là thần dân, tức là sản vật trời ban cho vua để vua cai trị mà thôi Ngược lại, dân trong quan niệm Hồ Chí Minh là rất rộng, dân bao gồm toàn bộ những người lao động và những người yêu nước, bao gồm nhiều giai tầng, tầng lớp, thậm chí có cả người thuộc giai cấp bóc lột Dân trong quan niệm của Hồ Chí Minh là bao gồm mọi người Việt Nam có chung ý thức dân tộc, lòng yêu nước, hy sinh vì độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, mà bộ phận nòng cốt là bộ phận trung thành với bản chất giai cấp công nhân

+ Nhưng Nho giáo cũng có nhiều yếu tố triết lý tích cực như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời, lý tưởng về một xã hội bình trị Đó là ước vọng về một xã hội an ninh, hòa mục, một thế giới đại đồng, triết lý nhân sinh, tu thân, dưỡng tính; đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học Đó là những điều mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn, kế thừa, cải tạo cho phù hợp để phục vụ cách mạng

nho giáo tới tư tưởng HCM:

Những quan niệm về chính trị, đạo đức của Nho giáo đã được Hồ Chí Minh mở rộng, nâng cao, cải tạo, hoàn thiện nó với những nội dung mới phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam trong thời đại mới Tiếp thu Nho giáo một cách có phê phán, Người khẳng định: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là tu dưỡng đạo đức cá nhân”, tự nhận mình là một học trò nhỏ của Khổng

Tử và coi đó là một bài học rèn luyện đạo đức cá nhân, mà bản thân Người là tấm gương sáng của tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

cá nhân

Ngày đăng: 16/05/2024, 05:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w