1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận làm rõ ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thành tư tưởng hồ chí minh

20 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của Người tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng

Câu hỏi thảo luận “Làm rõ ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh” MARCH 18 Giới thiệu - Teamwork Giảng viên: Đặng Anh Dũng - Number group: 9 Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh Sđt: 0989347922 1 _ Nhóm 9 STT Name Student ID 1 Lê Nam Thắng 23100354 2 Nguyễn Hữu Nguyên Phúc 23100329 3 Nguyễn Thị Kiểu Trang 23100367 4 Lê Thu Uyên 23100379 5 Kiều Cẩm Tú 23100376 6 Phạm Huy Minh 21300302 7 Nguyễn Quang Trường 23100375 8 Trần Phúc 23100330 Mục lục 2 I – Qúa trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh 1 Qúa trình ảnh hưởng của văn hóa phương đông đối với Hồ Chí Minh 1.1 Nho giáo, gia đình và thời niên thiếu của Hồ Chí Minh 1.2 Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam Dân 2 Qúa trình ảnh hưởng của văn hóa phương tây đối với Hồ Chí Minh 2.1 Thời kì tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin, trở thành người cộng sản 2.2 Thời kì tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản ( 1920-1930) II – Vai trò của văn hóa phương Đông thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1 Nho giáo 2 Phật giáo 3 Chủ nghĩa Tam dân – Tôn Trung Sơn III – Vai trò của văn hóa phương Tây thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1 Thiên chúa giáo 2 Triết học Khai sáng Pháp 3 Các cuộc cách mạng tại Pháp, Mỹ và các bản tuyên ngôn IV – Sự kết hợp văn hóa phương Đông và Tây trong tư tưởng Hồ Chí Minh V – Kết luận I – Qúa trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh 1 Qúa trình ảnh hưởng của văn hóa phương đông đối với Hồ Chí Minh 3 Nhắc đến thuật ngữ phương Đông, cho đến nay vẫn là một đề tài gây tranh cãi “Phương Đông” xuất phát từ quan niệm lúc đầu của người phương Tây và hoàn toàn mang tính chất về địa lý để chỉ khu vực Châu Á nằm ở phía đông của phương Tây Khó có thể phủ nhận rằng phạm vi phương Đông có tầm ảnh hướng lớn đến Việt Nam là 2 vùng Đông Bắc Á và Đông Nam Á Chính vì vậy mà khi nói đến ảnh hửng của văn hóa Phương Đông, người ta hay bàn đến ảnh hưởng văn hóa của 2 vùng nói trên Quá trình ảnh hưởng của văn hóa Phương Đông đã bắt đầu xảy ra từ rất lâu và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau Xong, nó cũng ảnh hướng lớn tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Trong đó phải đặc biệt kể tới sự ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn 1.1 Nho giáo, gia đình và thời niên thiếu của Hồ Chí Minh Nho giáo , còn được gọi là Khổng giáo, là một hệ thống đạo đứ, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Triểu Tiên và sớm du nhập vào Việt Nam Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu- người lý tưởng này gọi là quân tử Hồ Chí Minh đã lựa chọn những yếu tố tích cực của Nho giáo đưa vào đó nội dung và ý nghĩa cho phù hợp với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Nho giáo đã từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời Sinh ra trong một gia đình Nho giáo, được đào tạo về Nho giáo từ rất sớm, nên ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh là lẽ đương nhiên Vì thế không khó để nhận ra những ảnh hưởng của giáo lí này đến việc hình thành nên tư tưởng của Người.Thân là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sinh ra và lớn lên tại một vùng văn hóa mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn: “Cô hàng bán sách lim dim ngủ Thầy khóa tư lưởng nhấp nhổm ngồi” (Tú Xương) Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước:tấm lòng ái quốc của cha, tình cảm nhân ái, vị tha của mẹ, đức thương người, yêu nước, gan dạ từ các thành viên trong gia đình được truyền dạy đến Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tình yêu thương, sự dạy dỗ của đấng sinh thành Tất cả đã góp phần to lớn trong việc hình thành nên nhân cách và tư duy, tư tưởng của Người lớn lên trong gia đình mẫu mực, cội nguồn tư tưởng, nhân cách cao đẹp, chí hướng cứu nước và cứ dân cao cả của người đã được bắt nguồn 4 cả từ nhân tố gia đình Cha là người thầy đầu tiên, dạy và giáo dục, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước trong Người mẹ là người rèn và xây dựng nên một nền tảng đạo đức nhân ái từ sự nuôi dưỡng Có thể thấy, tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh như tờ giấy trắng và gia đình chính là những người đã viết những dòng đầu tiên, ảnh hướng to lớn và sâu sắc tới tư tưởng của người tới mãi sau này Trước sự tấn công của văn hóa phưởng Tây trong tình trạng “Á- Âu xáo lộn”, trong tình trạng “mưa Âu gió Mĩ” xem ra đang một ngày một dồn dập, nhưng với riêng vùng đất văn hóa này (tức vùng Nghệ- Tĩnh) thì ảnh hưởng của Nho giáo vẫn đang được cố thủ, chưa hẳn đã lép vế so với Tây Học Bác còn lớn lên ở cái xứ Huế, kinh đô của triểu Nguyễn, dù Tây học đã tràn đến trong chiều thắng thế dần, nhưng Nho học đâu đã chịu quy hàng hoàn toàn Chế độ Nam triêu còn đó với hệ thống quan lại hầu hết xuất than khoa bảng, ít nhiều đóng vai trò căn cứ địa của Nho giáo Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh như là một điều tất yếu đầu tiên Chính lúc thiếu niên Nguyễn Tất Thành đã học chữ Hán trong đó có Nho giáo Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của Người tính từ năm 1921 đến sau này mà có người đã tính được là hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng Tử, Mạnh Tử chiếm nhiều nhất Như vậy là thái độ của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đối với Khổng Tử và Nho giáo có sự phát triển qua các chặng thời gian nhưng rõ rang nhất quán một quan điểm lịch sử đúng đắn, khẳng định đúng mức với lòng tôn kính những giá trị chân chính mà người xưa đã đạt được Đương nhiên là trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã triệt để phê phán bác bỏ ý thức Nho giáo phong kiến phản tiến hóa 2.3 Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam Dân Tôn Trung Sơn (Tôn Văn, Tôn Dật Tiên, 1866 - 1925) là nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng dân chủ lỗi lạc của Trung Quốc Tên tuổi của Tôn Trung Sơn gắn liền với chủ nghĩa Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc Chủ nghĩa Tam dân (với 3 nội dung chủ yếu là dân tộc, dân quyền, dân sinh) đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc thời kỳ cận đại Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Tam dân, Trung Quốc Đồng minh hội - (chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc) ra đời và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành thành công cuộc cách mạng 5 Tân Hợi Cuộc cách mạng đã lật đổ nền thống trị gần 300 năm của vương triều Mãn Thanh, kết thúc chế độ chuyên chế phong kiến hơn 2000 năm, lập nên nước Trung Hoa dân quốc, thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc lên một giai đoạn mới Đó là cống hiến to lớn của Tôn Trung Sơn đối với lịch sử Trung Quốc Cũng từ đó mà ảnh hưởng của ông đã lan rộng khắp các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở Châu Á Nói đến ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh, trước hết phải kể đến lòng tôn kính, sự khâm phục, trân trọng của Hồ Chí Minh đối với Tôn Trung Sơn Người đã có những đánh giá đúng đắn về Tôn Trung Sơn, về Quốc dân đảng cách mạng (tổ chức do Tôn Trung Sơn sáng lập) thời kỳ đầu ở Quảng Châu và về chủ nghĩa Tam dân mới của ông Trong bài Các nước đế quốc chủ nghĩa và Trung Quốc đăng trên Tạp chí Thư tín quốc tế số 57 (năm 1924), Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Tôn Dật Tiên, “người cha của cách mạng Trung Quốc”, người đứng đầu Chính phủ Quảng Châu, thì luôn luôn trung thành với những nguyên lý của mình, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất Cương lĩnh của đảng ông - Quốc dân đảng - là một cương lĩnh cải cách Cương lĩnh đó gồm những điều khoản chống đế quốc và chống quân phiệt một cách rõ rệt Đảng đó lớn tiếng tuyên bố đoàn kết với các dân tộc bị áp bức ở các nước thuộc địa và với giai cấp vô sản quốc tế Đảng đó đồng tình với Cách mạng Nga” Nhận định này của Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Quốc tế cộng sản về Tôn Trung Sơn trong Lời kêu gọi gửi công nhân, nông dân và nhân dân lao động Trung Quốc khi ông qua đời (tháng 3 năm 1925): “Tên tuổi của Tôn Dật Tiên, người đã một đời đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thế giới để giải phóng quần chúng nhân dân Trung Quốc, thật vô cùng cao quý đối với giai cấp vô sản thế giới, đối với các dân tộc bị áp bức ở Phương Đông đang đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thế giới” Tuy nhiên, trên thực tế, phải đến giữa tháng 11 năm 1924, khi từ Mátxcơva đến Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh mới có điều kiện tìm hiểu tư tưởng của Tôn Trung Sơn một cách trực tiếp và sâu sắc Hồ Chí Minh hoạt động ở Quảng Châu vào thời điểm Tôn Trung Sơn đã công bố chủ nghĩa Tam dân mới: dân tộc có nghĩa là chống đế quốc, thiết lập sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc trong nước; dân sinh là giao ruộng đất cho nông dân, tiết chế đại tư sản trong nông nghiệp; cùng với đó là 3 chính sách lớn “liên Nga, liên cộng, ủng hộ công nông” Do đó, Hồ Chí Minh đã hướng đến chủ nghĩa Tam dân với niềm hứng khởi vô hạn: “Đọc quảng cáo trên tờ Quảng Châu nhật báo, ông tìm đến làm phiên dịch cho ông Bôrôđin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của Chính phủ Quảng Châu Ông dịch những tờ báo Trung Quốc ra tiếng 6 Anh Ông để hết tâm lực nghiên cứu chính trị Trung Quốc Đây là cái mà Việt Nam cần Đây là cái mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi Đây là cái mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm Từ đó về sau, Nguyễn Ái Quốc có lòng kính trọng sâu sắc đối với lãnh tụ vĩ đại này của nhân dân Trung Quốc và trở thành người học trò trung thực của ông ta (Tôn Trung Sơn)” Một chi tiết cần chú ý là, cũng như đối với Lênin, Hồ Chí Minh chưa có may mắn được gặp gỡ và tiếp xúc trực tiếp với Tôn Trung Sơn Năm 1924, khi Hồ Chí Minh từ Mátxcơva đến Quảng Châu thì cũng thời gian đó Tôn Trung Sơn rời Quảng Châu đến Thượng Hải và sau đó là sang Nhật Bản Sau ít ngày lưu lại Tôkyô, tháng 12 năm 1924 Tôn Trung Sơn đi tiếp đến Bắc Kinh và qua đời ở đó ( tháng 3 năm 1925) Trong khi Hồ Chí Minh ở lại Quảng Châu đến tận tháng 4 năm 1927 Như vậy, Hồ Chí Minh chỉ nghiên cứu chủ nghĩa Tam dân chủ yếu thông qua tiếp xúc với sách vở, tài liệu và học trò của Tôn Trung Sơn Điều này càng cho thấy rõ hơn trí tuệ vĩ đại của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh hoa văn hoá nhân loại (cụ thể là chủ nghĩa Tam dân) 2- Qúa trình ảnh hưởng của văn hóa phương Tây đối với Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa phương Tây khá sớm và trên hành trình tìm đường giải phóng dân tộc, Người đã tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây Sau này, Người kể rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” Người lên đường ra đi ngày 5-6-1911 trên con tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin Trong hành trình tìm đường cứu nước, Người vượt qua ba đại dương, bốn châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ), đến hầu hết những nơi được coi là trung tâm văn minh đương thời, hoạt động lâu nhất ở Pháp - nơi tụ hợp nhiều trào lưu văn hóa, tư tưởng của phương Tây và thế giới 2.1 Thời kì tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin,trở thành người cộng sản 7 Mặc dù rất khâm phục lòng yêu nước và đánh giá cao những cống hiến của các bậc cách mạng tiền bối cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng bằng dự cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này) đã nhận thấy những hạn chế và bế tắc về mục tiêu và phương pháp cách mạng của các nhà yêu nước đương thời nên khó đi đến thành công Người quyết định đi tìm con đường cứu nước mới Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin(Amiral Latouche Tréville) của hãng Năm sao, từ bến cảng Nhà Rồng (thành phố Sài Gòn), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (bí danh Văn Ba) rời Tổ quốc bắt đầu cuộc hành trình lịch sử đi tìm đường cứu nước Trong khoảng 10 năm (1911 - 1920), Người đã đi qua hàng chục quốc gia, từ các nước tư bản phát triển đến các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh Người vừa phải tìm việc làm để kiếm sống, vừa tự học tập, tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội của nước sở tại và các nước tư bản chủ nghĩa khác và tham gia hoạt động yêu nước ở nước ngoài Trong những năm ở nước Mỹ và nước Pháp, Người dành nhiều thời gian tìm hiểu về các cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới là cách mạng Mỹ (1776) với bản “Tuyên ngôn Độc lập” và cách mạng tư sản Pháp (1789) bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền” Người đã kiên quyết không lựa chọn con đường cách mạng tư sản, bởi theo Người, đó là những cuộc cách mạng “không đến nơi”, không triệt để vì nó không hề đề cập đến vấn đề giải phóng mọi tầng lớp nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công Tháng 6 năm 1919, khi các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị ở Véc-xây (Versailles) nước Pháp để mục đích phân chia lại thế giới, Người đã chớp lấy cơ hội đó để cùng với một số nhà yêu nước khác tại Pháp, gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 tám điểm, tố cáo chính sách của thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam Qua sự kiện đó càng khẳng định sự nhạy cảm về chính trị, tính chủ động, khôn khéo, sắc bén trong đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt lên trên tầm nhìn của các nhà chí sĩ yêu nước đương thời; đồng thời, đánh dấu sự tiếp cận gầnhơn chủ nghĩa Mác - Lênin của Người 8 Người bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) và thành lập Đảng Cộng sản Pháp, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII tổ chức ở thành phố Tua (Tours), tháng 12/1920 Người đã trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và cũng trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Từ đó, chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu thâm nhập vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, cách mạng Việt Nam từ đây đã có một phương hướng mới Người đã rút ra một luận điểm hết sức khoa học và cách mạng triệt để: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” Con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở nước ta, dẫn đến sự ra đời các tổ chức cộng sản vào nửa cuối năm 1929 và Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 2.2 Thời kì tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920- 1930) Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh ) đi tìm đường cứu nước, cứu dân Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới Như vậy, trong quá trình hình thành phát triển tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hoá phương Đông phương Tây, nâng lên một trình độ mới trên cơ sở phương pháp luận mácxít - lêninnít 9 Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận cơ sở chủ yếu nhất của sự hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh II – Vai trò của văn hóa phương Đông thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1 Nho giáo Nho Giáo: hay còn gọi là Khổng Giáo, là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị Trong Nho Giáo có nhiều yếu tố duy tâm, cổ hủ Tuy nhiên, Nho giáo cũng có những điểm tích cực đó là: triết lý nhân sinh thẻ hiện ở tư tưởng từ bậc thiên tử tới thứ dân phải lấy việc tu thân làm gốc; lý tưởng về một xã hội đại đồng có vua sáng tôi hiền, cha từ, con thảo… Hồ Chí Minh đã lựa chọn những yếu tố tích cực của Nho giáo để đưa vào đó nội dung và ý nghĩa cho phù hợp với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới Hồ Chí Minh đã kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội, đặc biệt phát triển tinh thần trong đạo đức của Nho giáo Người đã kế thừa và phát triển quan niệm về việc xây dựng một xã hội lí tưởng, công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, hữu nghị hợp tác 2 Phật giáo Hồ Chí Minh chủ ý kế thừa, phát triển tư tưởng từ bi, vị tha, yêuthương con người, khuyến khích làm việc thiện, chống lại điều ác;đề cao quyền bình đẳng của con người và chân lý, khuyên conngười sống hoà đồng, gắn bó với đất nước của Đạo Phật 10 Những quan điểm tích cực đó trong triết lý của Đạo Phật được Hồ ChíMinh vận dụng sáng tạo để đoàn kết đồng bào, đoàn kết toàn dân vì nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh Lòng yêu nước thương dân và triết lí từ bi thấm nhuần từ đạo Phậtcủa Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có ảnh hưởng nhất định tới chủ tịch Hồ Chí Minh trên bước đường cứu nước.Chúng ta thấy, những ảnh hưởng của Hồ Chí Minh về tư tưởng giáo lý nhà Phật rất rõ nét Người đã gạn lọc, kế thừa, cách mạnghóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước Đó là lòng yêu thương con người,quên mình vì mọi người, mình vì người khác Trong giáo lý nhà Phật, "từ bi" là ước vọng mãnh liệt để giải thoát con người thoát khỏi đau khổ “Bác ái" là lòng thương yêu của mọi người "Vị tha",sống vì người khác", "kết tinh bằng từ bi, trí tuệ, dũng mãnh,hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đich giác ngộ và giải thoát,chuyển cõi Ta bà này thành cõi Tịnh độ và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống cực lạc" Từ triết lý, giáo lý của nhà Phật, Hồ Chí Minh đã tích lũy và hình thành cho mình tư tưởng mang giá trị triết lý nhân văn sâu sắc và chính Người luôn luôn hướng đến Phật pháp.Từ rất sớm (năm 1921), Hồ Chí Minh cảnh tỉnh loài người khi tìm cách xoá bỏ đẳng cấp, tôn giáo và các thành phần giai cấp: "Thảm họa của đất nước đã xoá bỏ sự phân biệt đẳng cấp và tôn giáo.Người giàu người nghèo, quý tộc và nông dân, Hồi giáo và Phậtgiáo, đều hợp súc đoàn kế" Hồ Chí Minh thành tâm gợi niềm tin mãnh liệt: "Rồi đây, bốn bể một nhà " Từ những suy nghĩ đó, Hồ Chí Minh quan niệm: "Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân, việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh" Nghiên cứu tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Người: “Đã gạn lọc, kế 11 thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại,chống điều ác Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc chotruyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước", đó là Lòng yêu thương con người, quên mình vì mọi người, luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của con người, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân.Tựu trung lại, vấn đề mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo chiếm giữ một vị trí quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh Nó luôn được Người quan tâm, xem xét và giải quyết một cách biện chứng Vì vậy, quán triệt và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Chủtịch Hồ Chí Minh về vần đề này là một trong những cơ sở bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam Điều này càng trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện nay, một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đang rơi vào tình trạng bất ổn xung đột gay gắt do không giải quyết thoả đáng, đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và tôn giáo 3 Chủ nghĩa Tam dân - Tôn Trung Sơn Chủ nghĩa Tam Dân có những tác động tích cực đến phong trào cách mạng Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thời điểm đang khủng hoảng về đường lối cứu nước, một số sỹ phu yêu nước đã coi đây là nền tảng lý luận quan trọng cho việc hình thành tư tưởng cứu nước Trong đó, Hồ Chí Minh là người chịu ảnh hưởng lớn đến sự hình thành tư tưởng của mình Sinh thời, Nguyễn Tất Thành cũng đã từng được nghe những từ “dân sinh”, “dân quyền”, “dân quốc” do các nhà Nho yêu nước nói đến trong khi đàm luận với cụ Nguyễn Sinh Sắc… với lòng tôn kính, khâm phục và trân trọng Trong Tạp chí Thư tín quốc tế số 57 (năm 1924), Nguyễn Ái Quốc đã viết: Tôn Dật Tiên - người cha của cách 12 mạng Trung Quốc, người đã một đời đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thếgiới để giải phóng quần chúng nhân dân Nhưng phải sau khi về tới Quảng Châu (1924), Nguyễn Ái Quốc mới có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn qua sách vở và học trò của Tôn Văn, nghiên cứu và đánh giá rất cao chủ nghĩa ấy và thấy có những tư tưởng tiến bộ, tích cực có nhiều điểm thích hợp với điều kiện nước ta Cách lãnh đạo cách mạng của Tôn Trung Sơn cũng được Người quan tâm và học tập, đặc biệt là vận dụng đạo đức Nho giáo để tuyên truyền và giáo dục tinh thần cách mạng cho quần chúng Coi những người lãnh đạo, nhân viên phải trung với nước, là đầy tớ của quần chúng nhân dân Chính tư tưởng trên đã được Hồ Chí Minh vận dụng thành những lời nhắc nhở, giáo dục cho cán bộ, đảng viên chúng ta: “cán bộ là đầy tớ của nhân dân”, cán bộ phải “trung với nước, hiếu với dân”, phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “phải khổ trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” Cũng như Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã lấy “dân tộc độc lập” làm lý tưởng cho hành động của Người Với lý tưởng ấy, Người đã vượt qua mọi khó khăn thử thách, bôn ba khắp bốn phương trời để tìm đường cho dân tộc theo đi “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” không chỉ là tư tưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh Đó là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình độc lập, tự do của Việt Nam, đồng thời cũng là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới, “Độc lập cho dân tộc mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc Vì vậy, Người không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn được công nhận là Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX Con đường sau giành độc lập dân tộc đã được Hồ Chí Minh định hướng rõ là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, có như thế thì dân quyền mới tự do, dân sinh mới hạnh phúc Nếu như Tôn Trung Sơn với nguyên tắc “dân quyền tự do” thì Hồ Chí Minh của chúng ta lại phấn đấu xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân, mọi quyền lợi hạnh phúc đều thuộc về nhân dân Người quan niệm nhà nước ấy mới thực 13 hiện được sự phát triển hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa độc lâp dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người Hồ Chí Minh nói: “Độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” Do đó, giành độc lập rồi phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội vì chủ nghĩa xã hội “là làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng tự do Sự phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa là một đảm bảo vững chắc cho nền độc lập của dân tộc Qua đó, cho ta thấy tư tưởng của Bác đã toát lên ảnh hưởng của tư tưởng Tôn Trung Sơn, về sau ta còn thấy tư tưởng của Bác đó là: dân tộc, dân quyền, dân sinh, dân trí, nghĩa là phát triển từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn Hơn nữa, chính sách của Tôn Trung Sơn: thân Nga, liên Cộng, phù trợ Công nông cũng phù hợp với đường lối cách mạng Việt Nam và chính sách ấy đã được Hồ Chí Minh kết hợp một cách thật tài tình để giải phóng dân tộc Việt Nam, tạo ra một Việt Nam trong nhân loại, một tình hữu ái vô sản toàn thế giới như Ăngghen đã nói: Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn cơ bản vẫn là tư tưởng dân chủ tư sản, nằm trong hệ tư tưởng tư sản nên có nhiều hạn chế Hồ Chí Minh đã nhận thấy những hạn chế ấy, cho nên khi cụ Phan Bội Châu định chuyển Việt Nam Quang Phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng, theo cương lĩnh của Tôn Trung Sơn thì Nguyễn Ái Quốc đã có những lời khuyên chân tình là không thể dừng lại ở những chủ trương của Quốc dân đảng Hơn nữa, khi vận dụng “chính sách” mà Người cho là thích hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam như khẩu hiệu “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” rút ra từ chủ nghĩa Tam Dân và tư tưởng “Tự do - bình đẳng - bác ái” của cách mạng tư sản Pháp thành tiêu ngữ của nước Việt Nam dânchủ cộng hoà, thì Người đã phát triển khái niệm “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” lên một tầm cao mới, mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính cách mạng triệt để của cách mạng dân tộc dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng 14 III – Vai trò của văn hóa phương Tây thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh 1 Thiên chúa giáo Với tư duy sắc bén, tinh thần đấu tranh vì chính nghĩa, tự do và hạnh phúc con người, Hồ Chí Minh đã nhìn ra những quan điểm tốt đẹp, hướng thiện trong ĐạoThiên chúa, chứ không coi đó chỉ là một công cụ xâm lược của thực dân Pháp.Đứng trên lập trường duy vật và phương pháp luận biện chứng, Hồ Chí Minh dãchắt lọc những yếu tố hợp lý, có giá trị lâu dài đối với đời sống “trần gian” thiết thực của con người nói chung, của đạo hữu Thiên chúa giáo nói riêng trong nhữngtư tưởng cơ bản của đạo Thiên chúa nêu trên để làm phong phú thêm tư tưởng củaNgười trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần lãnh đạo cách mạng ViệtNam tới thành công Mặt khác, sau khi cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công, có một điều khác biệt rất rõ so với cách mạng Tháng 10 ở Nga: Chính phủ Cách mạng lâm thời ViệtNam Dân chủ Cộng hòa không chủ trương phá hủy nhà thờ hay coi giáo dân là đốitượng chống lại cách mạng Hồ Chí Minh đã trả lời rất rõ trong bài báo “Ai pháđạo” được đăng trên báo Nhân dân ngày 6/7/1955: “Tôi là cán bộ cách mạng, làngười cộng sản Nhưng mục đích của chúng tôi là lo cho dân có cơm ăn, áo mặc,được học hành, sống sung sướng trong độc lập, tự do Các cụ lo việc tín ngưỡngthờ Chúa, lo việc linh hồn tín đồ Nhưng tín đồ cũng cần ăn, mặc, ở, học hành, cầnđược tự do, hạnh phúc và các giáo sĩ chắc chắn cũng quan tâm rất nhiều.Ngườicách mạng và người tôn giáo thống nhất với nhau ở mục đích mưu cầu hạnh phúcở đời này cho nhân dân Chúng ta phải lo nhiệm vụ ấy Còn đối với tín ngưỡng tôngiáo thì đã có chính sách rõ ràng Chúng tôi tôn trọng và đảm bảo tự do tín ngưỡngcủa tất cả các tôn giáo Như thế kẻ nào đặt ra việc công giáo không đội trời chungvới cộng sản là sai.” Rõ ràng, góc nhìn đúng đắn về những giá trị tốt đẹp trong đạo Thiên chúa của HồChí Minh đã góp phần xây dựng nên hệ thống tư tưởng của Người về vấn đề tự do tôn giáo , đại đoàn kết dân tộc và vấn đề xây dựng nền văn hóa của đất nước xã hội chủ nghĩa 2.Triết học khai sáng Pháp 15 Thời Khai Sáng là thời đại trải dài phần lớn trên thế kỷ 18, từ 1715 đến 1789 là năm đánh dấu Cách Mạng Pháp Ánh sáng ở đây là một ẩn dụ được dùng để chỉ tri thức và hoạt động của tinh thần Nói cách khác chính là những thành tựu về khoahọc kĩ thuật vượt bậc mà xã hội châu Âu đạt được trong khoảng thời gian này Ngược lại, bóng tối mông muội ở đây chỉ chế độ nhà nước phong kiến tàn lụi và đức tin mông muội vào thánh thần, tôn giáo.Thời Khai Sáng xảy ra ở Châu Âu , đặc biệt ở Đức, Pháp, Anh và Tây Ban Nha nhưng ảnh hưởng của trào lưu lan rộng khắp nơi Riêng ở Pháp, thời Khai Sáng là thời của tự do, thời của tiến bộ được các thiên tài như: Montesquieu, Voltaire, Diderot, Rousseau thể hiện với nhiều tác phẩm lớnnhư:Từ điển Triết học của Voltaire: phản bác thể chế chính trị đương thời của Pháp, nhà thờ Công giáo, Kinh Thánh và thể hiện văn phong, tính cách riêng Voltaire Qua đó ông nhấn mạnh vai trò của tôn giáo lý tưởng là giáo dục đạo đức chứ không phải giáo điều.Khế ước xã hội của Jean-Jacques Rousseau: Nói về Hiến pháp của một đất nước,nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền và trách nhiệm của người cầm quyền Chínhnhững ý tưởng này đã châm ngòi cho cả cuộc Cách mạng Pháp và Mỹ.Tinh thần pháp luật của Montesquieu: bao quát các chủ đề về chính trị, luật, xã hộihọc, nhân loại học Trong luận thuyết chính trị của mình, ông đã bênh vực chủ nghĩa hợp hiến và thuyết tam quyền phân lập, bãi bỏ nô lệ, bảo vệ quyền tự do công dân và nhà nước pháp quyền, và ý tưởng rằng các thể chế luật pháp và chínhtrị phải phản ảnh đặc tính địa lý và xã hội của từng cộng đồng riêng biệt 3.Các cuộc cách mạng tại Pháp, Mỹ và các bản tuyên ngôn a) Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ (1776) Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Vương Quốc Anh của 13 bang thuộc địa Bắc Mỹ Tuyên ngôn được đọc ngày 4/7/1776, nội dung chính của bản tuyên ngôn dựa trên tư tưởng John Locke, một triết gia người Anh Theo ông, con người có ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt là quyền được sống, được tự do và được sở hữu Quyền sở hữu được Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là “quyền được mưu cầu hạnhphúc” Bản Tuyên ngôn đã truyền cảm hứng cho nhiều bài phát biểu nổi tiếng khác nhưcủa nhà hoạt động nhân quyền Martin Luther King Jr Và Tổng thống AbrahamLincoln cũng như bản Tuyên ngôn độc lập của một số nước như Việt Nam,Zimbabwe… 16 Câu trích dẫn nổi tiếng của bản tuyên ngôn là “Tất cả mọi người đều sinh ra cóquyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc “ b) Tuyên ngôn nhân quyền của Cách mạng Pháp (1791) Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp do hầu tước Marquis Lafayette soạn thảo Hầu tước Lafayette là một nhà cách mạng có công cho cả nước Mỹ và nước Pháp Năm 1777, ông đã đưa quân sang Mỹ để giúp nhân dân Mỹ chiến đấu giành độc lập Sau đó ông trở lại Pháp tham gia cuộc Cách mạng tưsản Pháp năm 1789 và trở thành Tư lệnh lực lượng vệ binh quốc gia Ông chính là tác giả của bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp Trong bản tuyên ngôn này có tất cả 17 điều khoản, điều 1 và điều 2 là nổi tiếngnhất và được trích dẫn nhiều nhất: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyềnlợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng và quyền lợi Sự khác biệt xã hộichỉ có thể được thiết lập trên cơ sở lợi ích chung” và “Mục đích của mọi tổ chứcchính trị là việc bảo toàn các nguồn lợi thiên nhiên và bảo toàn các quyền conngười không thể bị tước bỏ Các quyền đó là tự do, tài sản sản, sự an toàn và quyền được chống lại mọi sự áp bức “ c) Tuyên ngôn ngôn Đảng Cộng Sản của Đức (1848) Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học Những nguyên lý mà C Mác và Ph Ăngghen trình bày trong tác phẩm này là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.Trải qua nhiều thử thách, hơn một thế kỷ qua, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đặt ra nhiều vấn đề mới, nhiều đòi hỏi, thách thức của thời đại cần giải quyết nhưng chủ nghĩa Mác và những nội dung được đưa ra trong bản Tuyên ngôn Đảng Cộng sản vẫn không hề lỗi thời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đặt nền móng tư tưởng, mang ý nghĩa thiết thực cho những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng Được sự uỷ nhiệm của những người Cộng sản, ngày 24/2/1848, Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trên toàn thế giới và nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩaMác – Lênin Sự ra đời của tác phẩm vĩ đại này đánh dấu sự hình thành cơ bản về lý luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa cộng sản khoa học 17 Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi nổi tiếng: “ Vô sản toàn thế giới, đoàn kết lại! “ IV - Sự kết hợp văn hoá phương Đông và Tây trong tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh, một con người xuất thân từ gia đình nhà nho, đã tạo nên một hành trình độc đáo, đánh dấu sự kết hợp tinh tế giữa văn hóa phương Đông và Tây trong tư tưởng và hành động của mình Không chỉ là một chiến lược, sự kết hợp văn hóa của ông là một tác phẩm nghệ thuật, là một di sản văn hóa toàn cầu giữa sự đa dạng và đoàn kết Hồ Chí Minh, với nguồn gốc từ văn hóa phương Đông, đã thấu hiểu những nguyên tắc truyền thống như "Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”, “Cần, kiệm, liêm, chính”, và "Nhân, chí, dũng, liêm, trung" Những giá trị này không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là nền tảng vững chắc, giúp ông xây dựng tư tưởng và chiến lược dựa trên sự ổn định và bền vững Tuy xuất thân từ một gia đình truyền thống, nhưng Hồ Chí Minh không hề bị hẹp hòi trong khuôn khổ văn hóa một phương Ngược lại, ông đã tận dụng sự đa dạng và đối lập giữa văn hóa phương Đông và Tây để tạo ra một sức mạnh đặc biệt Ông không chỉ thấu hiểu văn hóa một cách sâu sắc mà còn tích hợp những giá trị khoa học và logic từ phương Tây Trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh không chỉ là người lãnh đạo có tầm nhìn quốc gia mà còn là người có tầm nhìn nhân loại Việc ông làm giàu trí tuệ của mình bằng cách thấu hiểu từ cả Đông và Tây là một hành động thông minh và chiến lược Ông không ngần ngại học hỏi từ tư duy khoa học của phương Tây và đồng thời giữ vững trực giác và lòng nhân ái của phương Đông Tư duy kết hợp Đông - Tây của Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở mức độ triết học mà còn đi sâu vào lĩnh vực đạo đức và lòng nhân ái Ông không chỉ xây dựng chiến lược mà còn làm nền tảng cho định hình chiến lược đối ngoại thông minh và tích cực Điều này không chỉ giúp bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn mở cửa cho hợp tác và hội nhập quốc tế Những giá trị cơ bản của Thiên chúa giáo, như lòng nhân ái và đức hy sinh, đã trở thành động lực cho Hồ Chí Minh trong cuộc sống và sự nghiệp cách mạng Ông không chỉ hiểu rõ giáo lý mà còn biến nó thành hành động, làm nền tảng cho sự đoàn kết và tình yêu thương trong xã hội 18 Trong tác phẩm "Đường cách mệnh," ông không chỉ xác định cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới, mà còn thể hiện quan điểm rằng dân tộc Việt Nam là một thành viên của cộng đồng nhân loại Hành động này không chỉ là chủ nghĩa quốc gia mà còn là chủ nghĩa nhân loại, chứng minh sự hội nhập và sẵn sàng học hỏi từ thế giới để tự phát triển Sự kết hợp Đông - Tây của Hồ Chí Minh không chỉ giúp ông so sánh và phân tích giữa các nền văn hóa và kết cấu xã hội, mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự hội nhập quốc tế Ông nhận ra rằng sự giúp đỡ của thế giới mới có thể đóng góp vào thành công của cách mạng Việt Nam Mặc dù sức mạnh thực tế của Việt Nam là chính, nhưng sự kết hợp văn hóa giúp ông xây dựng chiến lược ngoại giao thông minh và tích cực Như vậy, sự kết hợp văn hóa phương Đông và phương Tây trong tư tưởng của Hồ Chí Minh không chỉ là một biểu hiện của sự đa dạng mà còn là một chiến lược linh hoạt và sáng tạo Di sản văn hóa toàn cầu của ông không chỉ là của Việt Nam mà còn là của nhân loại, làm nền tảng cho sự hiểu biết và học thuật trong thế kỷ XXI V - Kết luận Lê nin đã từng nói: “Chỉ những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới Nhờ cách tiếp thu sáng tạo những di sản này để mưu cầu hạnh phúc cho dân tộc và loài người và với nhiều cống hiến khác trong giáo dục nghệ thuật, giao lưu quốc tế và giữ gìn bản sắc dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được UNESCO tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất 19 20

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w