1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ sở lý luận hình thành tư tưởng hồ chí minh tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành phát triển tư tưởng hồ chí minh

58 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Đó là truyền thống yêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng; đoàn kết, dũng cảm, kiên cường; thuỷ chung nhân ái, quý trọng nghĩa tình; yêu lao động, hiếu học, sáng t

Trang 1

Trường Đại học Thương Mại Khoa Marketing

- -

BÀI THẢO LUẬN

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh - Tiền đề lý luận giữ vai trò quyết định trong việc hình thành, phát triển tư

Trang 2

1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 4

1.1 Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp 4

1.2 Sự thay đổi tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam 4

1.3 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản 6

2 Thực tiễn thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 7

II CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 7

1.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 7

1.2 Tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng, hòa hiếu các dân tộc lân bang 10

1.3 Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan 15

1.4 Tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc 19

2 Tinh hoa văn hóa nhân loại 25

2.1 Tinh hoa văn hóa phương Đông 26

2.1.1 Đối với Nho giáo 26

2.1.2 Đối với Phật giáo 29

2.1.3 Đối với Đạo giáo (hoặc Lão giáo) 32

2.1.4 Tư tưởng của Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử, những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, TQ 33

2.2 Tinh hoa văn hóa phương Tây 35

Trang 3

3.3 Hồ Chí Minh không những đã vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung, phát triển

và làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới 46

III NHÂN TỐ CHỦ QUAN HỒ CHÍ MINH 47

1 Phẩm chất Hồ Chí Minh 47

1.1 Lý tưởng cao cả, hoài bão cứu dân, cứu nước, có ý chí, nghị lực to lớn 47

1.2 Bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, giàu tính phê phán, đổi mới cách mạng 48

1.3 Người có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại Có năng lực tổng kết thực tiễn, năng lực tiên tri, dự báo tương lai chính xác 49

1.4 Người suốt đời tận trung với nước, tận hiếu với dân, suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và của Cách mạng thế giới 50

2 Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận 51

C – KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

Trang 4

A – MỞ ĐẦU

Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam Anh hùng giải phóng dân tộc, Người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Người không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp cách mạng vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản cao quý, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo đức cao đẹp, suốt đời hy sinh phấn đấu quên mình cho đất nước và hạnh phúc của nhân dân

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn coi trọng đạo đức, hình thành nên các chuẩn mực giá trị đạo đức tốt đẹp trong quan hệ gia đình, cộng đồng và xã hội, phù hợp với yêu cầu tồn tại, phát triển của dân tộc Đó là truyền thống yêu quê hương đất nước, gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng; đoàn kết, dũng cảm, kiên cường; thuỷ chung nhân ái, quý trọng nghĩa tình; yêu lao động, hiếu học, sáng tạo,… Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển trên cơ sở kế thừa, chọn lọc những tư tưởng, giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, phù hợp với thực tiễn hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam Cùng với đó là sự tiếp thu, tiếp biến và vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- Lênin Tư tưởng Hồ Chí Minh đã soi đường cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc hiện nay Và đề làm rõ vấn đề này hơn, nhóm 1

quyết định thảo luận đề tài “Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức có hạn, nên bài thảo luận sẽ không tránh khỏi những sai sót Hy vọng nhận được sự góp ý từ cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn!

Trang 5

B - NỘI DUNG I CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

1.1 Sự thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp

Đêm 31/08/1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tiến hành xâm lược Việt Nam Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị và khai thác thuộc địa ở toàn Việt Nam

Về mặt chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp ở Đông Dương

Chúng dùng bộ máy quân sự, cảnh sát, nhà tù thủ tiêu mọi quyền dân chủ, đàn áp, khủng bố mọi sự chống đối; dùng chính sách “chia để trị”, chia nước ta thành ba kỳ với ba chế độ thống trị khác nhau Thực dân Pháp duy trì triều đình phong kiến nhà Nguyễn và giai cấp địa chủ làm công cụ tay sai để áp bức về chính trị và bóc lột kinh tế Nhân dân ta mất nước trở thành nô lệ, bị đàn áp, bóc lột, cuộc sống vô cùng khổ cực

Về mặt kinh tế, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Đông Dương lần

thứ nhất (1897 - 1914); khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919- 1929), trong đó lấy Việt Nam là trọng điểm Thực dân Pháp tập trung nhiều nhất vào nông nghiệp (lập các đồn điền cao su, cà phê, chè ) và ngành khai mỏ (chủ yếu là than, sẳt, thiếc, vàng ) để thu lợi nhuận nhiều và nhanh Tư bản Pháp xây dựng ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến; độc quyền ngoại thương Ngân hàng Đông Dương của Pháp độc quyền tài chính, đặt ra hàng trăm thứ thuế, tàn ác nhất là thuế thân; thi hành rộng rãi chính sách cho vay nặng lãi

Về văn hoá, giáo dục, thực dân Pháp thực hiện chính sách nô dịch văn hoá; xoá bỏ

hệ thống giáo dục phong kiến, thay bằng chế độ giáo dục thực dân hạn chế Pháp mở nhà tù, trại giam nhiều hơn trường học; khuyến khích các hoạt động mê tín, các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, hạn chế xuất bản sách báo

1.2 Sự thay đổi tính chất xã hội và cơ cấu giai cấp xã hội Việt Nam

Sau khi đã hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam một cách mạnh mẽ và từng bước biến

Trang 6

nước ta từ một nước phong kiến thành nước thuộc địa và phong kiến dẫn tới có sự thay đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam

Thực dân Pháp vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với khoảng 95% dân số là nông dân; giai cấp địa chủ được bổ sung, củng cố, tăng cường thêm các điền chủ người Pháp và nước ngoài Giai cấp nông dân bị đế quốc, địa chủ, phong kiến bóc lột, cuộc sống cực khổ nên rất tích cực chống đế quốc và phong kiến

Bên cạnh tầng lớp thợ thủ công, tiểu thương, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai tầng mới Đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị Tầng lớp tiểu tư sản gồm người buôn bán nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên phát triển khá nhanh Họ nhạy cảm trước thời cuộc, đời sống rất bấp bênh nên hăng hái đấu tranh và là lực lượng quan trọng của cách mạng

Giai cấp tư sản Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp Một bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở thành tay sai của chúng Bộ phận tư sản còn lại, thế lực kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn ép nên có tinh thần dân tộc, dân chủ, có thể đi với cách mạng

Cuối thế kỷ XIX, ở Việt Nam đã có công nhân, nhưng lúc đó mới chỉ là một lực lượng ít ỏi, không ổn định Đầu thế kỷ XX, công nhân phát triển hơn và trở thành một giai cấp ngay trước Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 Công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột: thực dân, tư bản, phong kiến Họ sớm vùng dậy đấu tranh chống lại giới chủ Từ hình thức đấu tranh thô sơ như đốt lán trại, bỏ trốn tập thể, họ đã nhanh chóng tiến tới đình công, bãi công Từ đó, liền với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ phong kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc Pháp

Phong trào công nhân và các phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX là điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa Mác-Lênin xâm nhập, truyền bá vào đất nước ta Chính Hồ Chí Minh là một người đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận chính trị, tư tưởng và tổ chức, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách

Trang 7

mạng Việt Nam, đánh dấu bước hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam

1.3 Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:

Tiêu biểu nhất là phong trào cần Vương do vua Hàm Nghi phát động Phong trào cần Vương diễn ra từ năm 1885 đến năm 1896 với hàng loạt các cuộc khởi nghĩa vũ trang

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885 - 1896); cuộc khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành và Đinh Công Tráng tổ chức (1885 - 1886); cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật đứng đầu (1885 - 1892) Kéo dài và quyết liệt nhất là phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo (1884 - 1913) v.v

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản:

Đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng các cuộc cách mạng tư sản bên ngoài, phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi theo hai khuynh hướng chính:

Khuynh hướng bạo động vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo Ông tổ chức phong trào Đông Du (1906 — 1908) chủ trương nhờ Nhật Bản giúp đỡ Phong trào du học diễn ra gần hai năm, Pháp - Nhật Bản thoả hiệp trục xuất Phan Bội Châu và du học sinh Việt Nam Phong trào Đông Du thất bại

Sau khi cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) thắng lợi, Phan Bội Châu về Trung Quốc thành lập Việt Nam Quang phục Hội, chủ trương vũ trang chống Pháp ở trong nước, khôi phục độc lập dân tộc

Khuynh hướng cải cách dân chủ do Phan Châu Trinh (1782 - 1926) tổ chức Những năm 1906 - 1908, ông chủ trương cải cách dân chủ nâng cao dân trí, cổ vũ tinh thần, cải thiện đời sống nhân dân bằng con đường bất bạo động, công khai khai hoá cải cách, chấn hưng văn hóa, công nghệ, chống mê tín dị đoan

Các phong trào khác như phong trào dạy học theo lối mới ở Trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội (1907); phong trào biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ (1908); phong trào đấu tranh của Đảng Lập Hiến (1923), Đảng Thanh Niên (1926) Mạnh mẽ nhất là phong trào của Việt Nam quốc dân Đảng (1929- 1930)

Trang 8

2 Thực tiễn thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa Phần lớn các nước châu Á, Châu Phi, Mỹ latinh trở thành thuộc địa và phụ thuộc của các nước đế quốc Tình hình đó làm sâu sắc thêm mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin ở một nước lớn rộng một phần sáu thế giới Cách mạng Tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa Mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người Mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Ngày 2-3-1919, Quốc tế Cộng sản ra đời ở Mátxcơva trở thành Bộ tham mưu, lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới Dưới sự lãnh đạo của Lênin, Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các đảng cộng sản ở nhiều nước Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, sự ra đời của nhà nước Xôviết, Quốc tế Cộng sản và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cùng với sự phát triển mạnh mẽ phong trào cộng sản, công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới ảnh hưởng sâu sắc tới Hồ Chí Minh trên hành trình đi ra thế giới tìm mục tiêu và con đường cứu nước

II CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

1.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Được hình thành trong lịch sử dân tộc, được kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ và trở thành truyền thống thiêng liêng của dân tộc Chủ nghĩa yêu nước không thuần túy chỉ là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước nói chung Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, hay truyền thống yêu nước Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là

Trang 9

sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là một giá trị, mà nó còn là cội nguồn, cơ sở của hàng loạt các giá trị khác, là giá trị cao nhất trong bảng thang giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam, trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận xuất phát hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường, bất khuất, là tinh thần tương thân, tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kết cộng đồng, là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, là trí thông minh, tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho văn hóa dân tộc… Trong những giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước truyền thống là tư tưởng, tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong gia đình nhà Nho yêu nước, ngay từ trong giáo dục của gia đình, sự ảnh hưởng của những người thân, tinh thần yêu nước của dân tộc đã thấm sâu vào Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi còn nhỏ, cho nên ngay khi còn niên thiếu, Người đã làm liên lạc cho các sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương; tham gia vào phong trào yêu nước chống Pháp của Nhân dân Trung Kỳ Đồng thời, cũng chính tinh thần yêu nước là động lực thôi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước, vượt qua mọi khó khăn trong hành trình tìm đường cứu nước, chi phối mọi suy nghĩ và hành động của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng Và cũng chính từ lòng yêu nước, thương dân đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, từng bước hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh Trong bài viết Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin (1960), Hồ Chí Minh viết: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại vượt qua mọi khó khăn trong dựng nước và giữ nước mà phát triển

Trang 10

Là cơ sở cho ý chí và hành động cứu nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm con đường giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc với tấm lòng của một người Việt Nam yêu nước Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác -Lênin con đường cứu nước, cứu dân Chủ nghĩa yêu nước sẽ biến thành lực lượng vật chất thực sự khi nó ăn sâu vào tiềm thức, vào ý chí và hành động của mỗi con người Chính từ thực tiễn đó, Hồ Chí Minh đã đúc kết chân lý: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước” Quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn liền với quá trình thống nhất quốc gia Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của ý thức dân tộc, tạo nên sự gắn kết cộng đồng Tinh thần yêu nước được thể hiện qua ý thức cộng đồng và phát triển trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước

Hiếm có dân tộc nào trên thế giới trải qua chiến tranh nhiều như dân tộc ta Kể từ kháng chiến chống Tần thế kỷ thứ III trước công nguyên đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ vừa kết thúc, trong hơn 22 thế kỷ, tính ra thời gian kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống đô hộ ngoại bang đã lên đến trên 12 thế kỷ Độ dài thời gian, tần suất các cuộc kháng chiến quá lớn so với nhiều nước trên thế giới, hơn nữa lại luôn ở thế yếu chống chọi với kẻ thù lớn mạnh hơn mình Điều đó đã tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường và niềm tự tôn dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế tục xứng đáng nhất sự nghiệp và công đức của những anh hùng đi trước, đã thu góp tinh hoa tư tưởng của dân tộc ta trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước để kết hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của tư tưởng loài người trong thời đại mới Với cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám vĩ đại, tạo dựng nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á, với hai cuộc kháng chiến trường kỳ đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Người và dân tộc Việt Nam đã ghi vào lịch sử thế giới dấu ấn đậm nét về lòng yêu nước Việt Nam, về sức mạnh của dân tộc Việt Nam

Trang 11

Hồ Chí Minh đã chú ý kế thừa, phát triển tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của Tổ quốc, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Trong Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” Không có gì quý hơn độc lập tự do - chân lý lớn của thời đại được Hồ Chí Minh khẳng định, đồng thời cũng chính là một điểm cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về thực hiện chủ nghĩa yêu nước Đó là cả quá trình đấu tranh, cống hiến cho cách mạng, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, Người không có mục đích gì riêng tư cho bản thân mình Hồ Chí Minh đã từng nói: “Tôi không có gia đình, cũng không có con cái Nước Việt Nam là gia đình của tôi Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi Mất một thanh niên Việt Nam là tôi như đứt một đoạn ruột" Xuất phát từ từ lòng yêu nước, thương nòi, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân mình mới được ấm no, Tổ quốc mới được giàu mạnh”

Không những tiếp thu, Người đã nâng truyền thống yêu nước lên tầm cao mới Đó chính là yêu nước còn gắn liền với thương dân, gắn với tinh thần quốc tế vô sản Hồ Chí Minh luôn khao khát, phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, xây dựng nước Việt Nam lớn mạnh, nhân dân ấm no, tự do, hạnh phúc Người đã biến tình yêu thương đó thành sức mạnh đưa nhân dân Việt Nam thoát khỏi xiềng xích thực dân, phong kiến cổ hủ lạc hậu lúc bấy giờ

1.2 Tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng, hòa hiếu các dân tộc lân bang

Trong lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang

Trang 12

1 Tinh thần đoàn kết, nhân ái

Đoàn kết -một giá trị văn hóa truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta ,nó được hun đúc, hình thành và phát triển bởi tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc ta trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước và là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam giúp dân tộc ta chiến thắng mọi thiên tai, địch họa Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta được hình thành từ thời kì dựng nước với các truyền thuyết nổi tiếng như Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, thể hiện xuyên suốt trong lịch sử giữ nước với truyền thuyết Thánh Gióng hay những lần chiến thắng chống quân xâm lược Nam Hán, Tống, Thanh, Điển hình phải kể đến là 3 lần chiến thắng chống quân Nguyên- Mông- kẻ địch được cho là hung mãnh nhất lúc bấy giờ, sự đoàn kết của vua tôi nhà Trần đã được sử sách ghi lại như một bài học kinh nghiệm quý báu cho thế hệ sau này Thêm vào đó tinh thần đoàn kết của dân tộc ta cũng được thể hiện khi Thực dân Pháp nổ súng xâm lược với các phong trào đấu tranh nổ ra với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân Dù lúc thăng, lúc trầm truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam bao giờ cũng là tinh hoa đã được hun đúc và thử nghiệm qua hàng nghìn năm lịch sử chinh phục thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta

Tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam luôn hiện hữu ở trong mỗi cá nhân mỗi người nó là tiền đề để đưa các phong trào đấu tranh dựng nước và giữ nước trong xuyên xuốt thời kì lịch sử các cuộc khởi nghĩa của dân tộc, đưa chúng ta đến hết thắng lợi này qua thắng lợi khác dù cho gặp phải kẻ thù lớn mạnh Tinh thần đoàn kết trở thành 1 truyền thống có giá trị tốt đẹp, chân quý của dân tộc Việt Nam Là một trong những yếu tố không thể thiếu góp phần hình thành lên Tư Tưởng của Hồ Chí Minh, nó gắn lền với chủ nghĩa yêu nước Bằng sự nhìn nhận thực tiễn 1 cách khách quan tình hình đất nước thời bấy giờ cho thấy được đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

Tinh thần đoàn kết dân tộc đã góp phần ảnh hưởng rất sâu sắc đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta Người cho rằng muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng cách mạng vô sản Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp

Trang 13

lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người coi là vấn đề sống còn của cách mạng và khẳng định chính sức mạnh của lực lượng toàn dân đoàn kết làm nên thắng lợi của Cách Mạng Tháng Tám “Toàn dân Việt Nam chỉ có một lòng: Quyết không làm nô lệ Chỉ có một chí: Quyết không chịu mất nước Chỉ có một mục đích: Quyết kháng chiến để tranh thủ thống nhất và độc lập cho Tổ quốc Sự đồng tâm của đồng bào ta đúc thành một bức tường đồng vững chắc xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn, xảo quyệt đến mức nào, đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại”; “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn hết Không ai thắng được lực lượng đó” Từ đó, Người rút ra kết luận: “Sử dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” Và Người khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng, đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” Đây chính là con đường đưa dân ta tới độc lập, tự do

Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng

2 Khoan dung

Theo Hồ Chí Minh, trong mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt, mặt xấu… Cho nên, vì lợi ích của cách mạng, cần phải có lòng khoan dung độ lượng, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi người, có vậy mới tập hợp, quy tụ rộng rãi mọi lực lượng Người từng căn dặn đồng bào: “Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài Nhưng ngắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay Trong mấy triệu người cũng có người thế này hay thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ Ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ Có như thế mới thành đại đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang”

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống khoan dung ,được thể hiện :

Thứ nhất, tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp lương tri

của cá nhân mình với lương tri dân tộc và lương tri thời đại để đạt tới sự hài hòa giữa cá nhân, dân tộc và nhân loại

Trang 14

Thứ hai, tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa tình yêu

thương đồng loại với lý trí sáng suốt của con người nên đã vượt lên trên những nhược điểm và hạn chế về màu sắc đẳng cấp của khoan dung Nho giáo, lối an phận, nhẫn nhục của khoan dung Phật giáo

Thứ ba, tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự thể hiện niềm tin vào

giá trị chân, thiện, mỹ trong mỗi con người Người đã truyền cho chúng ta cái nhìn lạc quan về con người: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng, những con người nhất thời lầm đường, lạc lối vẫn có thể cải tạo, vươn lên và trở thành có ích cho xã hội, bởi hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên"

Thứ tư, tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự tôn trọng đối với mọi

giá trị khác biệt trong văn hóa nhân loại, là không ngừng mở rộng để chắt lọc những yếu tố tích cực, tiến bộ và nhân văn của thế giới để làm giàu cho văn hóa Việt Nam

Thứ năm, tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng trên

nguyên tắc công lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng, không chấp nhận thỏa hiệp Vô nguyên tắc với tội ác và bất công xã hội hoặc với những gì chà đạp lên quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người và mỗi dân tộc Tư tưởng khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa Tâm - Đức - Trí Đó là tư tưởng được xây dựng trên tầm văn hóa cao, kết hợp được tình cảm với lý trí, nhận thức và hành động, yêu thương với đấu tranh Tư tưởng này đã trở thành văn hóa khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một bước phát triển mới của tinh thần khoan dung Việt Nam

Hồ Chí Minh đã bị ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng nhân ái, sự kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc với truyền thống “lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều” đã giúp hình thành lên sự vị tha, nhân ái trong con người Hồ Chí Minh Lòng nhân ái, vị tha của Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất phát từ lẽ sống “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” và dành tất cả cho mọi kiếp người Điều này là động lực thôi thúc Người hoạt động không mệt mỏi vì nước, vì dân, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, cho hạnh phúc của Nhân dân Theo Người, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách “Người tốt, việc tốt” nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác đã nhắc nhở: “Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa Nếu thuộc bao

Trang 15

nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lê nin được” Tiếp theo, yêu thương con người thì phải tin vào con người Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, giúp con người có điều kiện vươn lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm Yêu thương con người là phải giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn Phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ Những tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh thật giản dị mà cao quý Tình yêu thương đó không phải bằng lời nói cao sang hay những khẩu hiệu hô hào chung chung mà bằng chính hành động, lời nói và việc làm cụ thể

Tinh thần “khoan dung trong cộng đồng” được thể hiện ngay trong ý thức, tình cảm cộng đồng tình nghĩa, và thể hiện ngay trong nguyên tắc ứng xử thấu tình đạt lý kể cả với tù binh, với quân xâm lược Ông cha ta từ xưa đã có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, câu nói này thể hiện đức tính khoan dung tốt đẹp của người Việt Thật vậy, trong lịch sử hào hùng của dân tộc, nhân dân ta đã nhiều lần chiến thắng kẻ thù xâm lược nhưng mỗi khi kẻ địch đầu hàng hay cầu hoà ta sẽ không đánh nữa, ngược lại thể hiện tinh thần khoan dung độ lượng của mình bằng việc cấp lương thực, phương tiện để họ về nước, những việc này đã thể hiện trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo- tác phẩm đã tường thuật lại lịch sử của dân tộc Ngoài ra, tinh thần khoan dung này còn được thể hiện trong đời sống của nhân dân hay trong luật pháp của triều đại nước ta với việc giảm nhẹ hình phạt cho người phạm tội khi họ có lòng hối cải, biết sửa sai Tinh thần khoan dung đã gắn kết cộng đồng, củng cố những tình cảm và làm tăng sức mạnh toàn diện cho quốc gia dân tộc

3 Hòa hiếu với các dân tộc liên bang

Tinh thần “Hòa hiếu với các dân tộc lân bang” là điều mà dân tộc ta luôn phát huy và thể hiện Yêu chuộng hòa bình, tinh thần hòa hiếu, hữu nghị vốn là những đức tính cao đẹp của nhân dân ta Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam thường thực hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương” “Ngoài xưng vương” là thể hiện sự hòa hiếu với nước lớn phương Bắc Các triều đại phong kiến cũng luôn thực hiện việc “cống nạp” các vật phẩm để thể hiện tinh thần hòa hiếu đối với các nước phương Bắc và các dân tộc lân cận khác Đặc biệt là dân tộc ta chưa bao giờ là nước đi xâm lược trước, hay có ý định bành trướng xâm lược đối với các quốc gia khác mà luôn giữ sự hòa hiếu, tôn

Trang 16

trọng chủ quyền của các quốc gia này Tinh thần này đã giúp dân tộc ta tránh được nhiều cuộc xung đột, chiến tranh, đổ máu

Tinh thần khoan dung, hòa hiếu đã có sự ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy những tinh thần này một cách đặc biệt Cũng như nhân dân lao động từ bao đời nay, Hồ Chí Minh ít phân tích, không đề xướng thành hệ thống lý thuyết và cũng không tranh cãi lý luận Người chỉ quan tâm đến những người thật, việc thật, người tốt, việc tốt trong cuộc sống thường nhật Từ đó, Người đề cao những ý nghĩa thực tiễn và việc phát triển của truyền thống tư tưởng hòa hiếu và khoan dung Bản thân Hồ Chí Minh đã thực hành và nêu gương sáng về tư tưởng và hành vi ứng xử hòa hiếu, khoan dung Tiếp thu bản chất nhân văn của truyền thống này, Hồ Chí Minh trước hết đề cao khái niệm độc lập, tự do với tính cách là cái “bất biến” để “ứng vạn biến” trong hòa hiếu và khoan dung Trước thời kỳ trung đại, khái niệm độc lập dân tộc đã được Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi đúc kết thành tuyên ngôn có tính độc lập Đến Hồ Chí Minh, có thể nói, khái niệm tự do được đề cập đến trước hết không phải từ khía cạnh lý tưởng thẩm mỹ, cá tính cá nhân, mà từ khía cạnh nhân cách lịch sử, độc lập dân tộc Ở Người, khái niệm tự do đồng nghĩa với quyền con người và quyền của dân tộc, của nhân loại được sống độc lập và hạnh phúc Tự do cho dân tộc là lý tưởng chính trị và đạo đức của Hồ Chí Minh đây là điểm mới trong quan điểm của Hồ Chí Minh, điểm mới này đồng thời cũng góp phần chuyển đổi tư tưởng hòa hiếu, khoan dung truyền thống từ đặc điểm “thấu tình đạt lý” sang đặc trưng “có lý có tình” Từ việc kế thừa tinh thần khoan dung, hòa hiếu của dân tộc, Hồ Chí Minh cũng đã thiết lập được mối giao hòa khăng khít giữa lương tâm con người, lương tri dân tộc với lương tri thời đại, đặc biệt đã huy động được sự đồng tâm nhất trí của lương tri thời đại và lương tri dân tộc để từ đó dốc sức cho con đường giải phóng dân tộc Như vậy, Hồ Chí Minh đã trực tiếp góp phần cùng mọi người phát triển tư tưởng hòa hiếu, khoan dung Việt Nam trong thực tế cuộc sống

1.3 Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo, lạc quan

Tinh thần cần cù

Cần cù, siêng năng là một trong những phẩm chất đáng quý của người Á Đông, trong đó có Việt Nam, cần cù chính là yếu tố quan trọng giúp con người có thể đảm bảo

được việc duy trì cuộc sống cá nhân, bởi vì: Thứ nhất, Việt Nam là một nước nông

nghiệp, trước đây chủ yếu là nghề nông trồng lúa nước, đây là công việc vất vả và có tính

Trang 17

thời vụ cao, vì vậy để có được hạt gạo người Việt phải cần cù, phải một nắng hai sương,

phải “Siêng nhặt chặt bị”; thứ hai, Việt Nam là quốc gia có khí hậu khá khắc nghiệt,

không chỉ nắng lắm mưa nhiều mà còn phải hứng chịu rất nhiều thiên tai như hạn hán, bão lụt, vì vậy để chống chọi với thiên nhiên, để duy trì và ổn định cuộc sống chúng ta

phải cần cù; thứ ba, trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta đã có tới hơn nửa thời gian

để tiến hành chiến tranh vệ quốc, mặc dù kết quả cuối cùng chúng ta giành thắng lợi nhưng hậu quả sau mỗi cuộc chiến là sự hoang tàn đổ nát vì vậy để khắc phục hậu quả, ổn định đời sống con người Việt Nam đã rèn cho mình đức tính cần cù

Bác Hồ - người con ưu tú của dân tộc Việt Nam đã kế thừa đức tính cần cù của con người Việt Nam, được thể hiện cụ thể qua cả học tập, lao động Trong học tập, Người luôn cố gắng tự học, tự tìm hiểu để làm phong phú vốn kiến thức và trí tuệ của mình, Bác Hồ có thể sử dụng tất cả là 29 thứ tiếng, một con số mà không ai tưởng tượng được và mong muốn bản thân học giỏi ngoại ngữ như Bác Trong lao động Người luôn chăm chỉ và cần mẫn để có tiền sống, tiền học tập (Bác đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp, quét tuyết, bốc thuốc, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ ) và tham gia hoạt động cách mạng khi còn hoạt động ở nước ngoài; khi về nước dù ở đâu Bác cũng luôn cùng bộ đội, chiến sĩ tham gia sản xuất để cải thiện đời sống

4 Dũng cảm

Dũng cảm, sáng tạo, lạc quan, một dân tộc sau hàng ngàn năm là nô lệ, bị cưỡng bức, đồng hóa về mặt thể chất và tinh thần - giết đàn ông, đốt sách, nô dịch, đồng hóa về văn hóa, phong tục, tập quán, nhưng vẫn không khuất phục, kiên cường chịu đựng, nuôi dưỡng ý thức độc lập để rồi lại đứng lên giành lấy độc lập Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng Ngay trong thời bình những tấm gương về người dũng cảm, thông minh, sáng tạo cũng rất nhiều

Các chiến sĩ đã bất chấp hiểm nguy, đối mặt với mọi thách thức, kiên cường, mang trong mình một lòng yêu nước mãnh liệt cùng với sự sôi sục căm thù giặc Như vào khoảng thế kỉ XV, chính tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân Lam Sơn đã tạo nên khí phách anh hùng quyết thắng

“ Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Trang 18

Voi uống nước, nước sông phải cạn Đánh một trận: sạch không kình, ngạc Đánh hai trận: tan tác chim muông”

Những chiến sĩ yêu nước đó luôn nêu cao khí tiết lẫm liệt trước mọi kẻ thù tàn bạo: “Thà chết vinh còn hơn sống nhục”

Trong sản xuất, nhân dân ta cũng đã vận dụng sức sáng tạo của mình để cái tiến công cụ lao động, hay trong kháng chiến các chiến sĩ sáng tạo ra các vũ khí từ những vật dụng có sẵn Lạc quan yêu đời đã giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn gian khổ và tiến đến độc lập, xây dựng phát triển đất nước như hiện nay

Chiến tranh thường tạo nên những anh hùng, nhưng không phải chỉ chiến tranh mới có anh hùng Ngay trong thời bình những tấm gương về người dũng cảm, sáng tạo, lạc quan cũng rất nhiều

5 Lạc quan, sáng tạo

Từ bao đời nay, tinh thần lạc quan yêu đời và sáng tạo luôn là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nó được lưu truyền và phát triển bền vững trong suốt các thế kỉ qua Người Việt Nam chúng ta từ xưa đến nay, mặc dù trong điều kiện đời sống rất là khó khăn, gian khổ nhưng vẫn luôn luôn lạc quan, yêu đời, luôn động viên nhau vượt khó vươn lên Từ hơn nghìn năm Bắc thuộc, cùng hàng trăm các cuộc chiến từ thời Hai Bà Trưng cho đến thời vua Ngô Quyền, với tinh thần lạc quan, nhân dân ta quyết “Thua keo này ta bày keo khác”, “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, lấy “Thất bại là mẹ thành công”; Có thể thấy, Hồ Chí Minh đã tiếp thu một cách sáng tạo cái truyền thống lạc quan đó, đã nâng nó lên không chỉ là trong cuộc sống hàng ngày mà lạc quan của Hồ Chí Minh còn được nâng lên thành tinh thần lạc quan cách mạng: Dù cuộc đấu tranh cách mạng có gian nan, thống khổ đến bao nhiêu, Người vẫn luôn sẵn sàng vượt qua để đặt niềm tin vào một ngày mai tươi sáng, nhất định thắng lợi

Nhắc đến tinh thần lạc quan, chúng ta cũng từng được chiêm ngưỡng rất nhiều lần thông qua những hình ảnh thực tiễn về đời sống của Hồ Chí Minh trong những năm tháng khó khăn giành lại độc lập tự do cho dân tộc Nét đẹp đó được khắc họa qua một vài ví dụ tiêu biểu như: Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, vào năm 1941, Hồ Chí Minh lần đầu

Trang 19

tiên đặt chân trở về Việt Nam, nơi người chọn để ở và làm việc đó chính là Pác Bó Hoàn cảnh sống lúc đó vô cùng thiếu thốn Bác ngủ nghỉ trong hang, bàn làm việc cũng chỉ dựng tạm mấy phiến đá, đồ ăn chỉ đơn giản là rau, là cháo Vậy mà Người vẫn cho ra những câu thơ hết sức lạc quan, thể hiện tinh thần không cam chịu trước khó khăn của hoàn cảnh:

“Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Hay vào năm 1969, khi Người qua đời, dù đất nước Việt Nam chưa được hòa bình, thống nhất Nhưng trong bản di chúc Người để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đặt niềm tin vững mạnh vào cuộc chiến giành độc lập dân tộc, tin vào ngày mai chiến thắng của cách mạng ta Trong một đoạn di chúc rất ngắn người đã sử dụng đến bốn từ “nhất định”, người đã viết: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ chúng ta nhất định sẽ giành được thắng lợi, đế quốc Mỹ nhất định cút khỏi nước ta, tổ quốc ta nhất định được thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định được sum họp một nhà”

Người còn là một chiến sĩ lạc quan cách mạng Trước hết, Hồ Chí Minh là người luôn tin ở bản thân mình Thật vậy, nếu không có niềm tin ấy thì Người không thể một mình quyết ra đi tìm đường cứu nước ở một chân trời xa lạ.Tinh thần lạc quan Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục cháy sáng lên ngay trong những ngày Người bị giam cầm ở Quảng Tây (Trung Quốc) Còn gì đau khổ, khó khăn hơn khi ở tù! Bị hạn chế đủ điều, thân bị đọa đày, lại mắc bệnh, cay đắng, buồn tủi lẽ ra phải khóc than, nhưng với Hồ Chí Minh thì không, Người vẫn luôn lạc quan, yêu đời, làm thơ, quan sát cảnh vật bên ngoài, đó chính là ý chí thép được tồn tại trong Người, giúp Hồ chủ tịch vượt qua tất cả

Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, đã đọc bao nhiêu tài liệu, tư tưởng của các bậc tiền nhân, Người chắt lọc tất các giá trị từ những tài liệu này, những giá trị đẹp đẽ nhất, phù hợp với Việt Nam nhất cùng với đó là sự sáng tạo thêm những giá trị tiên tiến, hợp thời với Việt Nam hơn để giúp nhân dân dành lấy tự do, quyền con người, thoát khỏi kiếp nô lệ Tính sáng tạo của Bác còn thể hiện ở những tác phẩm đồ sộ của Người, những bài thơ,những câu truyện không chỉ là thể hiện tính lạc

Trang 20

quan yêu đời của Bác mà còn thể hiện tính sáng tạo không giới hạn của Người trong văn học Những bài thơ lạc quan, yêu đời, nâng tinh thần chiến đấu cho toàn quân đội Việt Nam ta Chính tinh thần lạc quan của người lãnh Đạo cũng như của những người chiến sĩ đã là một vũ khí Vô cùng sắc bén giúp nước ta vượt thắng biết bao mặt trận Trong gian khổ như thế nhưng mọi người vẫn không hề lao lúng

“Đi diệt thù như đi trẩy hội mùa xuân” hay

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

Như vậy, chúng ta có thể thấy được những vẻ đẹp quý báu của tinh thần lạc quan, sáng tạo thông qua lăng kính của chủ tịch Hồ Chí Minh, nó luôn được Người nâng lên, vận dụng và phát triển một cách sáng tạo trong điều kiện hoàn cảnh mới sao cho phù hợp với từng giai đoạn thực tiễn của cuộc sống Dường như Hồ Chí Minh đã thừa kế và phát huy những giá trị dân tộc tốt đẹp của Việt Nam ta Một Hồ chủ tịch sáng tạo, dũng cảm, lạc quan đã dẫn dắt dân tộc thoát khỏi xiềng xích của nô lệ, phong kiến và áp bức từ các thế lực ngoại xâm, triều đình suy tàn

1.4 Tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc

Trong truyền thống dân tộc Việt Nam thường trực một niềm tự hào về lịch sử, trân trọng nền văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và những giá trị tốt đẹp khác của dân tộc

1 Tôn trọng lịch sử dân tộc

Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước Ngay từ buổi đầu lập nước, người Việt Nam đã biết tự nhận thức và tự hào về nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên” của mình Lịch sử dân tộc ta là thiên anh hùng ca về tinh thần quật khởi, ý chí quật cường bất khuất, xả thân trong các cuộc đấu tranh chống thiên tai, địch họa, chống lại sự đô hộ, đồng hóa, âm mưu xâm lược của ngoại bang, đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn thử thách, sóng gió để đi đến những thắng lợi vinh quang Chính những yếu tố

Trang 21

cội nguồn đó cùng với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm đã hun đúc nên tinh thần yêu nước, niềm kiêu hãnh và luôn tự hào về lịch sử dân tộc của nhân dân ta

Hồ Chí Minh luôn kế thừa và phát huy tinh thần này của dân tộc, ngược lại tinh thần này tác động đến Người và góp phần hình thành lên những tư tưởng, quan điểm của Người

Hồ Chí Minh luôn có một tinh thần tự hào về lịch sử của dân tộc về những gì mà dân tộc Việt Nam đã trải qua Trong tác phẩm “Nên học sử ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát: “Đời nào cũng có người anh hùng mưu cao võ giỏi đứng ra đoàn kết nhân dân đuổi giặc cứu nước Đời Trần, quân Nguyên đánh đâu được đấy, chiếm nước Tàu và nửa châu Âu, thế mà ba lần bị ông Trần Hưng Đạo đánh tan Bình dân như ông Lê Lợi và ông Nguyễn Huệ đã đánh đuổi quân Tàu làm cho nước ta độc lập Người già như ông Lý Thường Kiệt quá 70 tuổi mà vẫn đánh đông dẹp bắc, bao nhiêu lần đuổi giặc cứu dân Thiếu niên như Đổng Thiên Vương chưa đến 10 tuổi mà đã ra tay cứu nước, cứu nòi Trần Quốc Toản mới 15, 16 tuổi đã giúp ông Trần Hưng Đạo đánh phá giặc Nguyên Phụ nữ thì có bà Trưng, bà Triệu ra tay khôi phục giang san Những vị anh hùng ấy vì nước, vì dân mà làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa Nhờ những vị dân tộc anh hùng ấy mà nước ta được tự do, độc lập, lừng lẫy ở Á Đông” Có thể thấy, trong Người, luôn tồn tại lòng tự hào về dân tộc, về lịch sử dân tộc, có lẽ điều này cũng tiếp thêm ý chí, động lực để Người ra đi tìm đường cứu nước với niềm tin dân tộc Việt Nam chưa từng khuất phục dưới tay bất kì kẻ thù nào

2 Trân trọng, giữ gìn ngôn ngữ dân tộc

Đề cao giá trị của Tiếng Việt và nhiệm vụ bảo vệ Tiếng Việt

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếng Việt có vai trò đặc biệt, không thể thay thế với người dân Việt Nam Trong Bài phát biểu tại Đại hội lần thứ ba Hội nhà báo Việt Nam ngày 8/9/1962, Người căn dặn: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”

Người cũng ý thức rõ vấn đề phải bảo vệ Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: “Chúng ta phải giữ gìn nó, quí trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Đối với Người, việc bảo vệ Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ quan trọng

Trang 22

mà chính quyền và nhân dân phải làm cùng với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: “Ta phải giữ đất nước của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta; phải giữ cái tiếng của chúng ta”

Cùng với việc lãnh Đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh cũng kiên quyết đấu tranh, bảo vệ tiếng nói của dân tộc Người khẳng định: “Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục dân tộc mình” Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa M.Mutê, Người đã khẳng định đanh thép: “Ở Việt Nam thì tiếng Pháp không thể bị áp đặt là một ngôn ngữ bắt buộc” Khi giành được độc lập vào năm 1945, Hồ Chí Minh đã quan tâm ngay đến việc dạy chữ quốc ngữ cho dân thông qua chủ trương xóa nạn mù chữ Phong trào “diệt giặc dốt” được dấy lên mạnh mẽ khiến cho chữ viết của Tiếng Việt được phổ biến rộng khắp trong cả nước lúc bấy giờ

Phong trào “Diệt giặc dốt” của dân ta:

Ngày 8.9.1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Bình dân học vụ (BDHV) quyết định thành lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối Việc học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ

Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của mọi người dân, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của mình là chỉ trong vòng một năm, ai ai cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ Những nhà có nhà ở rộng rãi mở lớp học tư gia cho bà con xóm giềng, nhiều hoà thượng, linh mục cho mượn chùa, nhà thờ để làm lớp Dùng cánh cửa, chiếu trải xuống đất cho học viên ngồi Lớp học khắp nơi, học trưa, học chiều, học tối Chữ viết sẵn trên bảng, treo trên khóm tre, bụi chuối, bờ ao để bà con học tập Để tăng cường và đẩy mạnh việc học, những người nào đọc được chữ viết trên các bảng đen dựng bên các bến đò, cổng làng, cổng chợ thì được đi qua cổng trang trí đẹp gọi là”Cổng vinh quang” để đi vào chợ, sang sông, về làng Chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có 2.520.678 người thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người)

Nỗ lực giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nỗ lực cùng đồng chí, đồng bào giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt Trong mọi cuộc tiếp xúc, nói chuyện Thường ngày cũng như trong các bài phát biểu quan trọng, Người luôn đề cập và căn dặn về vấn đề giữ gìn sự trong sáng

Trang 23

của Tiếng Việt Theo Người, để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, có nhiều phương cách khác nhau:

Thứ nhất, phải phổ biến rộng khắp được Tiếng Việt: “Chúng ta phải giữ gìn nó, quý

trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” Bởi lẽ, chỉ khi được đông đảo người sử dụng, thì tiếng nói ấy mới không bị mai một, lãng quên, mới được sống cùng nhân dân và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó

Thứ hai, phải làm phong phú Tiếng Việt Để cho Tiếng Việt giàu có, phong phú,

Bác không phủ định cách vay mượn ngôn ngữ khác: “Chúng ta không chống mượn tiếng ngoại quốc để làm cho tiếng ta đầy đủ thêm” Người cũng nhấn mạnh, vay mượn tiếng nước ngoài không có nghĩa là lạm dụng, sính ngoại mà quên đi giá trị của tiếng mẹ đẻ Điều đó có nghĩa là vay mượn ngoại ngữ phải có chừng mực, chỉ vay mượn cái gì mình chưa có: “Cái gì Tiếng Việt Nam có thì cứ nói Tiếng Việt Nam, chớ có mượn tiếng nước ngoài”, “không nên dùng tiếng ngoại quốc, khi có thể dùng tiếng ta”

Thứ ba, phải nói đúng, nói giản dị, dễ hiểu, tránh nói chữ khiến ngôn từ rắm rối gây

khó hiểu cho người nghe Người ý thức rõ nói không phải dễ Nói để người nghe hiểu, hiểu để làm càng khó hơn, vì thế Người căn dặn: “Nói cũng phải học, mà phải chịu khó học mới được” không phải cứ sính dùng chữ thế là sang, hay: “Dùng không đúng, đã là một cái hại, vì quần chúng không hiểu Nhiều người biết không rõ, dùng không đúng, mà cũng ham dùng, cái hại lại càng to”

Thứ tư, không nên sáng tạo thái quá Người quan niệm, trong việc giữ gìn Tiếng

Việt, cái gì tiếng ta dùng đã quen rồi, không nên tự ý sửa đổi Sẽ “tả” quá nếu những chữ Hán đã hoá thành tiếng ta, ai cũng hiểu, mà cố ý không dùng Thí dụ: “Quốc hội họp kỳ thứ bốn” Nhưng xưa nay nhân dân ta vẫn nói “thứ tư” chứ chưa có ai nói”thứ bốn” bao giờ Thế là không nên, không hợp lý Chúng ta nên sửa ngay lối tư duy cứng nhắc ấy

Thứ năm, phải cẩn trọng, không được tùy tiện Hồ Chí Minh nhắc tới cả việc cải

cách chữ, viết hoa, viết tắt của nhiều người vẫn còn tuỳ tiện: “Có những khẩu hiệu viết rất to, nhưng Hồ Chủ tịch cũng không hiểu vì viết tắt cả một đống Không ai đọc được, có lẽ chỉ có anh viết khẩu hiệu ấy đọc được thôi, Hồ Chủ tịch không hiểu thì chắc dân cũng ít người hiểu, có cách viết hoa hòe, chữ U không ra chữ U, chữ N không ra chữ N,

Trang 24

chữ I không ra chữ I chúng ta nên sửa ngay để góp phần giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”

Tấm gương sáng ngời về tình yêu Tiếng Việt

Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương điển hình trong việc giữ gìn Tiếng Việt Khi nói hoặc viết, Người đều chú ý cách diễn đạt phù hợp với đối tượng tiếp nhận, sao cho giản dị, dễ hiểu, dễ tiếp nhận, đặc biệt là đối với đông đảo quần chúng nhân dân Mọi lời ăn tiếng nói của Người luôn Vô cùng giản dị, mộc mạc, dễ đi vào lòng người Người Thường xuyên vận dụng tục ngữ, thành ngữ, ca dao, Truyện Kiều vào những bài nói, bài viết của mình, vừa tạo nên sự gần gũi, giản dị vừa sâu xa lý thú trong chiều sâu văn hoá Việt

Để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, Hồ Chí Minh luôn ưu tiên lựa chọn tiếng mẹ đẻ, khai thác hết những từ ngữ tiếng ta để dùng mọi lúc mọi nơi Chẳng hạn: Người nói “tiếng nói” chứ không nói “ngôn ngữ”, nói “nước nhà” chứ không nói “quốc gia”, nói “chắc chắn” chứ không phải là “tất yếu”, nói “máy bay” mà không nói “phi cơ… Mặc dù đã từng đi khắp năm châu bốn biển, có trình độ học vấn uyên bác, thông thạo nhiều ngoại ngữ nhưng Hồ Chí Minh luôn xem Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của mình Người chỉ sử dụng ngoại ngữ trong những trường hợp bắt buộc như: ra nước ngoài, trong đàm phán hoặc làm việc với các chính khách Những khi nói chuyện với đồng bào trong nước, Người luôn sử dụng ngôn ngữ của dân tộc Trong những tác phẩm viết bằng tiếng Pháp xuất bản ở Pari, Người vẫn viết những câu nguyên văn Tiếng Việt “cho đỡ nhớ” và sau đó chú thích bằng tiếng Pháp

Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong phong tục, tập quán và các lễ hội truyền thống của dân tộc

Không chỉ là những trang sử hào hùng, nước ta còn có một nền văn hoá đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc Đó là một nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người Văn hoá nước ta phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt có những phong tục tập quán tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo Đây là những nét văn hoá đặc trưng nhất để của nước ta để phân biệt với các nước khác Nhân dân ta luôn luôn trân trọng nền văn

Trang 25

hoá của dân tộc, điều đó được thể hiện trong việc lưu truyền và bảo tồn những phong tục tập quán tốt đẹp như: thờ cúng tổ tiên, bánh chưng bánh giầy vào ngày tết, các lễ hội truyền thống của dân tộc,

Hồ Chí Minh cũng luôn chú trọng đến việc giữ gìn, tôn trọng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Người coi đó là “những vốn cũ quý báu của dân tộc” cần được giữ gìn, bảo vệ và phát huy Chính vì thế mà cần phải: “Ra sức giúp đỡ đồng bào phát triển những việc có lợi ích cho đời sống vật chất và văn hóa của các dân tộc”

Đối với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh nhận định: “Người dân An Nam không có linh mục, không có tôn giáo theo cách nghĩ của Châu Âu Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội Những người già trong gia đình hay các già bản là người thực hiện những nghi lễ tưởng niệm” Người không bao giờ phản đối, bài xích các tôn giáo mà luôn luôn tỏ thái độ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng Người không hề có sự phân biệt đối xử giữa tôn giáo này và tôn giáo khác, giữa người có đạo và người không có đạo Hồ Chí Minh chỉ rõ đã là người Việt Nam dù là lương hay giáo đều có chung cội nguồn sâu xa cùng nòi giống “con Rồng cháu Lạc”, cùng chung vận mệnh dân tộc và gắn bó với nhau bởi truyền thống đoàn kết Nhân các dịp lễ như lễ Nô-en của Công giáo hay ngày Đức Phật Thích Ca thành đạo của Phật giáo, Người thường gửi thư chúc mừng các chức sắc tôn giáo cũng như các tín đồ Điều đó làm cho họ rất phấn khởi vì Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc dù rất bận song vẫn quan tâm đến ngày vui của họ

Tuy nhiên, Người cho rằng cần phải loại bỏ những hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan như lấy chồng hoặc lấy vợ quá sớm, cúng bái, ma chay theo các hủ tục lạc hậu

Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật của dân tộc

Hồ Chí Minh cũng luôn quan tâm đến việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật của dân tộc Điều đó biểu hiện ở việc Người luôn quan tâm đến giữ gìn và phát huy di sản văn hóa nghệ thuật truyền thống của dân tộc như thơ ca cổ điển, dân ca, âm nhạc, những câu hò, lời ca, điệu ví quen thuộc, vốn rất đặc trưng tiêu biểu cho văn nghệ dân tộc

Trang 26

Người luôn quan tâm đến các tác phẩm văn học dân gian Việt Nam, trước hết biểu hiện ở thái độ trân trọng, khẳng định được vai trò và sức sáng tạo, giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc trong lịch sử, truyền thuyết dân gian, ca dao, tục ngữ Người chỉ ra những sáng tác văn học có tác phẩm hay là phải diễn đạt cho mọi người hiểu và suy ngẫm về tác phẩm đó chứ không phải cứ viết tác phẩm văn học dài là mới hay Người đánh giá cao các sáng tác của nhân dân, coi những sáng tác của nhân dân là những hòn ngọc quý

Hồ Chí Minh còn rất thích nghe hát ví phường vải bởi cái độc đáo của ví phường vải là sự kết hợp của dân gian hóa và bác học hóa, được đối đáp với nhau qua thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc Do đó, để hát được ví phường vải hay và xuất sắc phải biểu đạt được cảm xúc mượt mà, giàu sắc thái Có lần, Người nghe nghệ sĩ Kim Lương hát bài “Gởi anh lính bờ Nam”, Người đã khen Kim Lương hát rất hay những màn biểu diễn mang đậm màu sắc dân ca của dân tộc Người căn dặn: “Cháu phải biết hát nhiều dân ca của các miền, vì mỗi miền đều có dân ca hay, chẳng những người địa phương đó thích, mà người địa phương khác cũng thích” Người thường chỉ bảo trước tiên mình ở địa phương nào thì phải biết hát được dân ca ở địa phương ấy, không những biết hát mà hát thật hay, biết nhiều bài hát dân ca các miền phải học hỏi, học thật tốt sao cho xứng đáng với phát huy văn hóa dân tộc Người cũng nói với các nghệ sĩ là âm nhạc dân tộc nước ta rất độc đáo, có nhiều câu hát dân ca rất hay bây giờ phải khai thác, phát triển nó lên Người tâm sự:“Âm nhạc dân tộc của ta rất độc đáo Bác đã đi nhiều nước trên thế giới, nhưng Bác vẫn nhớ những câu hát của dân ta Ta có nhiều câu hát dân ca hay lắm Bây giờ phải khai thác và phát triển nó lên Cháu là thanh niên, cháu phải làm nòng cốt tiếp thu và phát triển âm nhạc dân tộc” Người cũng luôn trân trọng, yêu thích những câu hò xứ Nghệ, xứ Huế và các làn điệu dân ca Việt Nam Vốn cổ truyền quý báu của dân tộc dù ở miền nào, địa phương nào đều được Người trân trọng và cảm thụ với niềm xúc động sâu sắc

→ Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam lên tầm cao mới Tư tưởng của người là sự kết tinh, hội tụ và tỏa sáng tinh hoa văn hóa Việt Nam Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng dân tộc vĩ đại và cũng chính người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta

2 Tinh hoa văn hóa nhân loại

Trang 27

2.1 Tinh hoa văn hóa phương Đông

Tinh hoa văn hoá, tư tưởng phương Đông kết tinh trong ba học thuyết lớn Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo Đó là những học thuyết có ảnh hưởng sâu rộng ở phương Đông, và ở Việt Nam trước đây

2.1.1 Đối với Nho giáo

Sinh ra trong một gia đình Nho giáo, được đào tạo về Nho giáo từ rất sớm, nên ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh là lẽ đương nhiên Ngày nay, giới lí luận đều nhất trí rằng, Nho giáo là một trong những tiền đề lí luận, một trong những cội nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh

Khái quát về Nho giáo: Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng (Nhơn đạo) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức, đất nước thái bình, thịnh vượng Để tổ chúc xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu- Người lý tưởng này gọi là quân tử

Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần chữ "Nhu" Nho gia còn được gọi là nhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý, Nhìn chung "Nho" là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa

Tại Trung Quốc, Nho giáo độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, trở thành hệ tư tưởng chính thống cả về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2.000 năm Từ thế kỷ thứ IV, Nho giáo lan rộng và cũng rất phát triển ở các nước châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam

Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh

Nho giáo từng bén duyên với Nguyễn Ái Quốc từ thời niên thiếu và theo mãi Hồ Chí Minh cho tới trọn đời Vì thế, không khó để nhận ra những ảnh hưởng của giáo lý này đến việc hình thành nên tư tưởng của Người

Trang 28

Thân là con một vị đại Nho: cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, sinh ra và lớn lên tại một vùng văn hóa mà dù đã có cảnh Hán học suy tàn

Chính lúc thiếu niên Nguyễn Tất Thành học chữ Hán trong đó đã có Nho giáo Ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất trong nhiều bài viết của Người từ năm 1921 đến sau này, có người đã thống kê được hơn 100 trường hợp, trong đó lời Khổng Tử, Mạnh Tử chiếm nhiều nhất

=> Những điều kiện khách quan trên đây cho phép nói đến ảnh hưởng Nho giáo đối với Hồ Chí Minh là một điều tất yếu

Hồ Chí khai thác những mặt tích cực của tư tưởng Nho giáo

Hồ Chí Minh phân tích: "Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học "Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” Lênin dạy chúng ta như vậy"

Trong xây dựng nhà nước: Hồ Chí Minh chú ý kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lý xã hội Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng, bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để có thể đi đến một thế giới đại đồng với hòa bình, không có chiến tranh, các dân tộc có quan hệ hữu nghị và hợp tác Xây dựng đất nước “thực túc, binh cường, dân tín” tức là lương thảo nhiều, binh mạnh và long dân Hoặc “dân vi bang bản” – lấy dân làm gốc Hay tư tưởng quan hệ giữa triều đình với dân như” thuyền với nước” của Tuân tử

Người cầm quân phải thực hiện dưỡng dân, giáo dân: Nuôi dưỡng nhân dân như có chính sách hợp lòng dân: chính sách ruộng đất, chính sách thuế, xóa đói giảm nghèo…Hồ Chí Minh nói “không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng, không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên”

Giáo dân tức là nâng cao dân trí, cải cách giáo dục, người cán bộ phải làm gương cho dân, phải dùng đức trị trong tư tưởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Nho giáo

=> Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân và “độc lập-tự do-hạnh phúc”

Trang 29

Đặc biệt, Hồ Chí Minh chú ý kế thừa, đổi mới, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người; trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức

Phạm trù “trung, hiếu” được chú trọng và xem như một mệnh lệnh tối cao, đó là sự trung với hiếu với cha mẹ, nó cũng trở thành một phương pháp chính trị với tính chất cực đoan”vua bảo thần tử, thần bất tử bất trung” Khi tiếp thu và vận dụng nó, Hồ Chí Minh cũng xem nó như một phương pháp chính trị, nhưng Người đã loại bỏ tính chất cực đoan, tôn quân của nó, đồng thời mở rộng theo nội hàm dân chủ, đưa vào những nội dung mới, đó 1 chính là “trung với nước, hiểu với dân” Hay” Nhân”, “Nghĩa”, “Trí”, “Tín”, “Dũng, “Cấn, Kiệm, Liêm, Chính”, “Chí 1 công vô tư” là những khái niệm quan trọng trong Đạo đức Nho học, cũng được Hồ Chí Minh diễn giải dưới những nội dung mới

Hồ Chí Minh chủ trương rằng người cán bộ phải là những người vừa “hồng” vừa “chuyên”, phải có “đức”, “trí”, “thể”, “mỹ”, nói một cách khác, vừa có “tài” vừa có “đức” Theo Người:“Tài” và “Đức” có quan hệ mật thiết, thống nhất và kết hợp cùng nhau, vì một người có” Đức” mà không có “Tài” thì như một ông Bụt, chẳng hại ai cũng chẳng giúp ích được cho ai, nhưng có “Tài” mà không có “Đức” thì tham ô, hủ hóa, có hại cho Tổ quốc

=> Ở đây, chúng ta thấy Hồ Chí Minh đã nhất trí với Khổng - Mạnh nhấn mạnh vai trò Đạo đức, nhấn mạnh sự tu dưỡng Đạo đức của người quân tử xưa và của người cán bộ cách mạng ngày nay

Hạn chế mà Hồ Chí Minh gạn lọc từ Nho giáo

Tuy có nhiều mặt tích cực, Trong Nho giáo có nhiều duy tâm cổ hủ như: Tư tưởng phân biệt đẳng cấp xã hội, tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng coi thường lao động chân tay

Vì vậy, Hồ Chí Minh không kế thừa một cách nguyên vẹn giá trị Nho giáo Vì Nho giáo được sản sinh ra trong xã hội phong kiến và thích ứng với xã hội phong kiến nên các giá trị Nho giáo tự nó đã chứa đựng tính hai mặt trong ảnh hưởng đối với thời đại ngày nay Người viết: “Cách đây 20 thế kỉ, chưa có chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc chưa bị áp bức như chúng ta ngày nay, cho nên bộ óc của Khổng tử không bao giờ bị khuấy động vì các học thuyết cách mạng Đạo đức của ông là

Ngày đăng: 17/05/2024, 19:13

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w