“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin v
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ BÀI: 02 Trình bày các cơ sở thực tiễn hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh
Hà Nội, 2021
1
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 3
I Khái quát về Tư tưởng Hồ Chí Minh 3
1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh 3
2 Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh 4
II Cơ sở thực tiễn hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh 4
1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX 4
1.1 Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược 4
1.2 Sau khi Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 4
2 Thực tiễn thế giới từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX 8
2.1 Các khuynh hướng vận động chủ yếu 8
2.2 Các sự kiện tác động đến tư tưởng Hồ Chí Minh 10
KẾT LUẬN 12
Trang 3MỞ ĐẦU
Trải qua 30 năm bôn ba, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn, cứu nước, giải phóng dân tộc, gây dựng hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam Dựa trên cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn, được ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh soi chiếu, Đảng
và Nhà nước ta đã nhìn nhận, đáng giá phân tích, đưa ra những định hướng phát triển phù hợp cho đất nước ta Để có thể vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới và phát triển thì chúng ta cần phải hiểu rõ nguồn gốc cơ sở
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Chính vì vậy, nhóm 03 chọn đề bài số 2: “Trình
bày cơ sở thực tiễn hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh”.
NỘI DUNG
I Khái quát về Tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc và đạt được những kết quả quan trọng Những kết quả nghiên cứu đó đã cung cấp luận cứ khoa học có sức thuyết phục để Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (1/2011) xác định khá toàn diện và có hệ
thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh “Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi” 1
1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội Đảng lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr 88
3
Trang 42 Cơ sở hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành dựa trên 2 cơ sở: cơ sở lí luận và cơ sở
thực tiễn Thứ nhất, cơ sở thực tiễn bao gồm tình hình thực tiễn Việt Nam và thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Thứ hai, cơ sở lí luận được hình thành dựa
trên ba yếu tố: Giá trị truyền thống tốt đẹp của phong tục Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác - Lênin
II Cơ sở thực tiễn hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
1 Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
1.1 Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược
Trước năm 1858, Việt Nam vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu, nằm dưới
sự cai trị của nhà Nguyễn, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng và suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực Trong thời kỳ này, nội bộ đất nước không ổn định, triều Nguyễn ít được lòng dân, chỉ trong 60 năm đã xảy ra hơn 400 cuộc nổi dậy của người dân Trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp ngày càng sa sút, nhân dân
bị áp bức, bóc lột, đất đai rơi vào tay hầu hết bọn địa chủ cường hào lại thêm cả nạn mất mùa đói kém xảy ra liên miên Chính sách đối ngoại lạc hậu, bảo thủ, nhà nước
đã thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc Điều này càng thúc đẩy nước Pháp chuẩn bị việc xâm lược Việt Nam Đồng thời chính sự thờ
ơ, không tỉnh táo của nhà Nguyễn trước âm mưu xâm lược của thực dân Pháp và sự ươn hèn, bạc nhược lo giữ ngai vàng mà bỏ quên trách nhiệm đứng lên lãnh đạo cùng nhân dân đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập dân tộc Chính những điều đó đã khiến xã hội Việt Nam ta rơi vào tay thực dân Pháp
1.2 Sau khi Pháp xâm lược từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
a Thực tiễn tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Tháng 6/1884, triều đình nhà Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt, từ đó Pháp thiết lập sự thống trị ở toàn Việt Nam
Sau khi đã hoàn thành căn bản việc bình định Việt Nam về mặt quân sự, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa một cách mạnh mẽ và biến nước ta từ một nước phong kiến thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến
Trang 5Dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bộ máy quan lại phong kiến tay sai, xã hội Việt Nam có những biến chuyển lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội dẫn tới
có sự biến đổi về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội Thực dân Pháp vẫn duy trì nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với khoảng 95 % dân số là nông dân; giai cấp địa chủ được bổ sung, củng cố, tăng cường thêm các điền chủ người Pháp và nước ngoài Bên cạnh tầng lớp thợ thủ công , tiểu thương, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới Đó là giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản ở thành thị Từ đó, liền với mâu thuẫn cơ bản trong xã hội phong kiến là nông dân với địa chủ phong kiến, xuất hiện các mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân Việt Nam với giai cấp tư sản; mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp Nếu như ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp đã trở nên sâu sắc thì ở Việt Nam, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với chủ nghĩa thực dân Pháp và bè lũ tay sai là mâu thuẫn hàng đầu2
Trước khi Pháp xâm lược, ở Việt Nam tồn tại mâu thuẫn giai cấp nhưng không
đủ làm cách mạnh thay đổi xã hội Việt Nam, nhưng chỉ khi có mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xuất hiện, được thể hiện ra một cách gay gắt, trầm trọng nhất cần phải giải quyết ngay nên đã dẫn đến ngòi nổ phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
b Các khuynh hướng cách mạng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Đến đầu thế kỷ XX có thêm ảnh hưởng của những cải cách, duy tân trên thế giới, phong trào cách mạng Việt Nam từng bước có những phát triển mới Đó là sự
xuất hiện phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng
dân chủ tư sản.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến
Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) do vua Hàm Nghi và cụ Tôn Thất
Thuyết lãnh đạo Phong trào hoạt động phát triển mạnh mẽ tại Bắc Kỳ, Trung
Kỳ và Nam Kỳ Tuy nhiên, phong trào này đã thất bại, chứng tỏ hệ tư tưởng
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc trong cách mạng dân tộc, dân chủ, Quản lí Nhà nước, truy cập 2/9/2021, https://www.quanlynhanuoc.vn/2020/07/07/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-moi-quan-he-giua-giai-cap-va-dan-toc-trong-cach-mang-dan-toc-dan-chu/?
fbclid=IwAR2nLo8WOQ9vPC3N0j81HyimyI4P5L4rNuuyZDQIJNTRCubXkuuMIj3k0PI
5
Trang 6không đủ điều kiện để lãnh đạo phong trào yêu nước giải quyết thành công nhiệm vụ dân tộc Việt Nam
Khởi nghĩa Ba Đình (1881 - 1887) là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong
trào Cần Vương do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo, diễn ra tại Thanh Hóa
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) là một trong các cuộc khởi nghĩa của phong
trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của nhân dân Đại Nam do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo, diễn ra ở các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình
Khởi nghĩa nông dân Yên Thế (1885 - 1913) là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn
nhất, dài nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX do Hoàng Hoa Thám và Lương Văn Nắm lãnh đạo, diễn ra tại Bắc Giang Khởi nghĩa đã đánh thắng Pháp nhiều trận và gây cho chúng nhiều khó khăn thiệt hại nhưng đến năm 1913 thì bị dập tắt
Các phong trào theo khuynh hướng phong kiến diễn ra mạnh mẽ, thể hiện tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam Nhưng dần với tình hình thực tế, khuynh hướng này trở nên lạc hậu dẫn đến nhanh chóng bị thất bại
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Đầu thế kỉ XX, trước ảnh hưởng của các cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản 1868, cuộc vận động biến pháp ở Trung Quốc 1898, Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc
1911, ở Việt Nam xuất hiện các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản Một số phong trào tiêu biểu là:
Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, với nòng cốt là Duy
Tân hội (1905-1909) Lúc đầu phong trào có mục đích cầu viện, do không đạt sau
đã chuyển sang kêu gọi, tổ chức thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản học tập, chuẩn
bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà Đến năm 1908 ,
số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người Song, thực dân Pháp câu kết với nhà cầm quyền Nhật đã trục xuất các học sinh Việt Nam
Trang 7Phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh phát động ( 1906-1908 ) Phong
trào này chủ trương cải cách tự cường, bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hoá, với các hoạt động thực tiễn: mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực mở trường dạy học hiện đại: dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ
Phong trào học theo lối mới Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can,
Nguyễn Quyền và một số nhân sĩ khác phát động (3-1907 - 11-1907) Đây là phong trào nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam dựa vào việc khai trí cho dân, mở những lớp dạy học không lấy tiền với tên là nghĩa thục, du nhập những tư tưởng mới, phát triển văn hóa, thúc đẩy sử dụng chữ quốc ngữ thông qua các hoạt động giáo dục, báo chí, tuyên truyền, cổ động, chủ trương chấn hưng thực nghiệp, mở tiệm buôn, phát triển công thương nghiệp
Tinh thần yêu nước vẫn âm ỉ, sục sôi trong lòng nhân dân Song, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, cứu dân vẫn diễn ra sâu sắc Tìm ra mục tiêu và con đường cứu nước mới là yêu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ
XX Phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX là mảnh đất tốt để tiếp nhận lý luận cách mạng mới là chủ nghĩa Mác - Lênin truyền bá vào Phong trào công nhân
và các phong trào yêu nước với các khuynh hướng khác nhau là cơ sở thực tiễn cực
kỳ quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh Theo đó, phong trào yêu nước dân chủ tư sản có ý nghĩa rất to lớn, nó là cơ sở để chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam một cách sâu rộng là nền tảng vững chắc, hỗ trợ cho phong trào công nhân phát triển
Với ý nghĩa đó, phong trào yêu nước dân chủ là yếu tố về chất dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này Đáng chú ý, nguyên nhân sâu xa của sự thất bại của các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nói trên là
do giai cấp tư sản Việt Nam còn non yếu, các tổ chức và người lãnh đạo các phong trào đó chưa có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn
Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản cuối cùng đều thất bại Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam đứng trước sự khủng
7
Trang 8hoảng đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo yêu cầu cần phải có đường lối cách mạng đúng đắn và phương pháp cách mạng đúng đắn
Tuy nhiên trên thực tế thì tình hình Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
như “trong đêm tối không có đường ra”, khủng hoảng về con đường cứu nước Hệ
tư tưởng dẫn dắt đã lỗi thời, không còn phù hợp yêu cầu lịch sử cách mạng Việt Nam Chính thực tiễn xã hội Việt Nam đã tác động đến hướng đi, mục tiêu của Hồ Chí Minh chính là giành độc lập dân tộc Người đã chọn giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tức độc lập dân tộc đi tới chủ nghĩa xã hội Sự ra đời của giai cấp mới là giai cấp công nhân và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đã làm cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp, giải phóng dân tộc ở Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới Phong trào công nhân và các phong trào yêu nước với các khuynh hướng khác nhau là cơ sở thực tiễn cực kì quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Thực tiễn thế giới từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
2.1 Các khuynh hướng vận động chủ yếu
Trong khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi, việc cứu nước như trong đêm tối “không có đường ra” thì vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ
XX, lịch sử thế giới trong giai đoạn này có biến động lớn, có sự thay đổi đáng kể cục diện cũng như tình hình mỗi quốc gia Hồ Chí Minh đã nhận thức được xu thế lớn của thời đại Người đã nắm bắt, vận dụng quan điểm trong xu thế ấy và định hướng đường lối cách mạng Việt Nam Vào thời kì này đã xuất hiện hai khuynh hướng vận động lớn
a Khuynh hướng 1: Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa3 Chín nước đế quốc (Anh,
Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan) đã chi phối toàn bộ
tình hình thế giới4 Phần lớn các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh đã trở
3 Hoàng Trang, Nguyễn Thị Kim Dung (2005), Hỏi – Đáp Môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4 Đỗ Quang Ân (2015), 79 Câu hỏi và gợi ý trả lời về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức, tr 19.
Trang 9thành thuộc địa của chúng Chủ nghĩa tư bản không còn khuôn khổ trong phạm vi một quốc gia mà đã mang tính hệ thống trên phạm vi toàn thế giới
Trên thế giới xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới của thời đại, mâu thuẫn giữa các dân tộc ngày càng trở nên gay gắt do áp bức bởi chủ nghĩa đế quốc Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.5 Mâu thuẫn chủ nghĩa đế quốc được minh chứng rõ nhất ở cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) Cuộc chiến tranh đã khơi sâu, làm gay gắt thêm mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa, làm cho chủ nghĩa tư bản thế giới suy yếu Chính vì vậy, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ngày càng phát triển vào khoảng đầu thế kỷ XX
Thêm vào đó, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản dần chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác - Lênin Cùng với cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra thời kỳ mới trong lịch sử loài người Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh các dân tộc châu Á” Cuộc cách mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu ra một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” Sự xuất hiện chủ nghĩa Mác - Lênin là một nhân
tố đặc biệt quan trọng đối với việc ra đời và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh nhận thức được chủ nghĩa tư bản “vừa mâu thuẫn về mặt lợi ích, vừa
sẵn sàng câu kết để thanh toán nô dịch”.
b Khuynh hướng 2: Nhân dân các dân tộc thuộc địa và vô sản chính quốc liên kết thành một mặt trận chống đế quốc
Trước đây các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc là hành động riêng lẻ của một nước bị áp bức trực tiếp nhưng sang thời kì mới thì không còn là hành động riêng lẻ nữa mà đã trở thành cuộc đấu tranh chung của nhân loại tiến bộ yêu chuộng hòa bình Do đó các dân tộc thuộc địa và vô sản chính quốc đã có sự liên kết với nhau thành một mặt trận chống đế quốc, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam Những khuynh hướng thế giới những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã
5 Trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
9
Trang 10tạo những tiền đề và điều kiện cơ bản thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam phát triển với xu hướng và tính chất mới Từ đó, tư tưởng Hồ Chí Minh đã xuất hiện, đáp ứng đòi hỏi bức thiết của dân tộc và thời đại
2.2 Các sự kiện tác động đến tư tưởng Hồ Chí Minh
Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
do những người trí thức cấp tiến ở trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với Chủ nghĩa Tam dân Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác, trong đó có Việt Nam
Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có cái hay là phù
hợp với nước chúng ta” Trong toàn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh cũng đã kế
thừa, phát triển nhiều nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn Nhưng Người không sao chép, không phỏng theo Chủ nghĩa Tam dân mà thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát triển hạt nhân dân chủ cách mạng trong cương lĩnh chính trị và ruộng đất của Tôn Trung Sơn nhào nặn với thực tiễn Việt Nam Tư tưởng của Tôn Trung Sơn, cho đến hôm nay, vẫn có giá trị đối với công cuộc đổi mới ở nước ta Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cũng chính là thực hiện mong ước của những nhà cách mạng tiền bối của chủ nghĩa xã hội Dân tộc, dân quyền, dân sinh vẫn là những vấn đề không bao giờ cũ
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản (Bôn-sê-vích) Nga đứng đầu là V.I Lê-nin đã trở thành thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin và là thắng lợi vĩ đại nhất của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức do Đảng cộng sản lãnh đạo Cách mạng tháng Mười Nga đã đánh đổ giai cấp tư sản và giai cấp địa chủ phong kiến, lập nên một Nhà nước kiểu mới, xây dựng một xã hội mới, xã hội chủ nghĩa Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới trong lịch sử loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức