Cơ sở lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh từ học thuyết Mác - Lênin

MỤC LỤC

Tinh hoa văn hóa nhân loại

Phật giáo (tiếng Hán: 佛教) hay đạo Bụt là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống triết học bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản chất sự vật và sự việc; các phương pháp thực hành, tu tập dựa trên những lời dạy ban đầu của một nhân vật lịch sử có thật tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm và các truyền thống, tín ngưỡng được hình thành trong quá trình truyền bá, phát triển Phật giáo sau thời Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau, và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu. Đạo giáo (tiếng Trung: 道教) (Đạo nghĩa là con đường, đường đi, giáo là sự dạy dỗ) hay gọi là Tiên Đạo, là một nhánh triết học và tôn giáo của Trung Quốc, được xem là tôn giáo đặc hữu chính thống của đất nước này. Nguồn gốc lịch sử của Đạo giáo được xác nhận nằm ở thế kỉ thứ 4 trước CN, khi tác phẩm Đạo Đức kinh của Lão Tử xuất hiện. Các tên gọi khác là Lão giáo, Đạo Lão, Đạo Hoàng Lão, hay Đạo gia. Tại Trung Quốc, Đạo giáo đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc, dưỡng sinh, y khoa, hoá học, vũ thuật và địa lý. Người ta khụng biết rừ Đạo giỏo khởi phỏt lỳc nào, chỉ thấy được là tụn giỏo này hình thành qua một quá trình dài, thâu nhập nhiều trào lưu thượng cổ khác. Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, bát quái, tứ tượng, thuyết về năng lượng, chân khí), thuyết âm dương và Kinh Dịch.

Hồ Chí Minh còn chú ý kế thừa, phát triển nhiều ý tưởng của các trường phái khác nhau trong các nhà tư tưởng phương Đông cổ đại khác như Mặc Tử, Hàn Phi Tử, Quản Tử, v,v..Và, Hồ Chí Minh cũng chú ý tìm hiểu những trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận hiện đại ở Ấn Độ, Trung Quốc như chủ nghĩa Găngđi, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn. Sống ở giữa nơi hợp lưu của các dòng văn hóa thế giới, Nguyễn Ái Quốc có điều kiện thuận lợi để nhanh chóng chiếm lĩnh vốn tri thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống văn hóa dân chủ và tiến bộ của nước Pháp: Người thường chỉ làm việc vào buổi sáng để kiếm tiền sinh sống, còn buổi chiều Người dành để đi đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị, buổi tối thì đi mít-tinh. Tóm lại, Hồ Chí Minh tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng tinh hoa đó một cách sát hợp vào những điều kiện cụ thể của đất nước, của dân tộc vì mục đích không chỉ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mình mà còn góp phần tích cực nhất vào sự nghiệp của các dân tộc khác trên thế giới.

Người đã tố cáo mạnh mẽ tệ nạn phân biệt chủng tộc dã man, đồng thời cũng biểu lộ sự cảm thông với người da đen: Hành hình kiểu Lynch, một phương diện ít người biết đến của nền văn minh Mỹ và Đảng Ku Klux Klan (tập san Inprekorr, tiếng Pháp, số 74) đồng thời cũng căm giận bọn người áp bức thống trị, Người dự đều đặn các cuộc họp của tổ chức UNIT và đã hào hiệp góp tiền hưởng ứng lời kêu gọi về tài chính của Hội. Với Hồ Chí Minh, Tự do trước hết vẫn là tự do của toàn dân tộc chứ chưa phải là tự do cá nhân; Bình đẳng cũng được Hồ Chí Minh nâng lên thành quyền bình đẳng giữa các dân tộc; còn Bác ái (fraternité) – một khái niệm quá rộng, như lòng bác ái của Chúa đòi hỏi phải “yêu cả kẻ thù của mình”, là điều khó chấp nhận đối với các dân tộc bị áp bức.

Chủ nghĩa Mác- Lênin

Thông qua những tìm tòi, những hiểu biết của Người về Chủ nghĩa Mác-Lênin, Người cuối cùng đã tìm thấy con đường cứu nước chân chính, triệt để rằng nếu muốn cứu nước, cứu dân và giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam chỉ có thể theo con đường giải phóng cách mạng vô sản và Người tin tưởng rằng chỉ có con đường này mới có thể giải phóng được dân tộc. Những kiến thức lý luận và thực tiễn phong phú, trí tuệ sắc sảo, bản lĩnh và tầm nhìn mới khi tham gia hoạt động trong “đại gia đình” Quốc tế Cộng sản đã giúp Hồ Chí Minh đạt tới trình độ khái quát cao trong tư duy lý luận, góp phần kiến giải nhiều vấn đề quan trọng về con đường giải phóng và phát triển của cách mạng Việt Nam, về cách mạng vô sản và cách mạng thuộc địa. Người đã thể hiện bản lĩnh chính trị của mình khi nhận thấy, không thể rập khuôn máy móc lý luận đấu tranh giai cấp của Mác vào các nước thuộc địa, nhất là ở phương Đông và đưa ra quan điểm đúng đắn, sáng tạo: Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc, mà cần được tiến hành một cách chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, hơn nữa còn “có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”.

Bên cạnh đó, Người cũng đưa ra luận điểm mới mẻ và độc đáo về giải quyết vấn đề dõn tộc và giai cấp khi nhận rừ, đối với cỏc thuộc địa, mõu thuẫn nổi bật và bao trựm là mâu thuẫn dân tộc, tuy mâu thuẫn giai cấp còn tồn tại, nhưng được giảm thiểu, không diễn ra giống như ở phương Tây, và nhận thấy “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn, động lực vĩ đại” của các dân tộc ở phương Đông. Nếu chủ nghĩa Mác - Lênin lấy mục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng con người làm điểm trung tâm, làm động lực của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì tư tưởng Hồ Chí Minh đặt vấn đề giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng con người và lấy đó làm nguồn lực của cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nói tóm lại, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội và người cách mạng phải có Đạo đức cách mạng, có lòng khoan dung, độ lượng, có khí phách kiên cường, không hề run sợ trước sức mạnh của kẻ thù, không sợ phải hy sinh, gian khổ, có niềm tin vững chắc vào sự lựa chọn con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

NHÂN TỐ CHỦ QUAN HỒ CHÍ MINH 1. Phẩm chất Hồ Chí Minh

Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn phát triển lý luận

Để làm phong phú hơn nhãn quan chính trị của mình, Người không chỉ dừng chân ở Pháp mà còn đến Italia, Đức, Thụy Sĩ, Anh… để học hỏi, mở mang tầm mắt và bổ trợ cho những kiến thức đọc trong sách vở. Người hiểu sâu sắc chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chế độ thực dân không chỉ qua tìm hiểu trên các loại tài liệu, sách, báo, radio mà còn hiểu biết sâu sắc về chúng qua cuộc sống và hoạt động thực tiễn tại các cường quốc đế quốc. Đến đâu Người cũng quan sát kỹ lưỡng, so sánh, nhận xét, đi sâu tìm hiểu cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân lao động, để tìm hiểu sâu về nền văn hóa của các nước tư bản phát triển thời đó và thực chất của nền văn minh dựa trên chế độ người bóc lột người, chứ không phải đi cầu ngoại viện theo con đường “ỷ Pháp cầu tiến” của nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh.

Người hiểu rừ bản chất của chủ nghĩa thực dõn, đế quốc và rỳt ra những nhận xột rất sâu sắc: Ở đâu, chủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu, giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị bóc lột dã man. Người đặc biệt xỏc định rừ bản chất, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc, thực dõn; thấu hiểu tỡnh cảnh người dân ở nhiều nước thuộc hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh. Người thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng chủ nghĩa xã hội, về xây dựng Đảng cộng sản, v,v,..không chỉ qua nghiên cứu lý luận mà còn qua việc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, việc bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế thứ III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp là dấu mốc quan trọng, chính thức của hành trình Người đi từ chủ nghĩa yêu nước chân chính, trải qua lập trường dân chủ tư sản cấp tiến, tới lập trường xã hội chủ nghĩa cánh tả và tiến tới lập trường cộng sản chủ nghĩa.