1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài làm rõ ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thành tư tưởng hồ chí minh

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm Rõ Ảnh Hưởng Của Tinh Hoa Văn Hóa Nhân Loại Tới Sự Hình Thành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Nhóm Nghiên Cứu
Người hướng dẫn Đặng Anh Dũng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Báo Cáo Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 168,58 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÁO CÁO THẢO LUẬN BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: Làm rõ ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thàn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO THẢO LUẬN

BỘ MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: Làm rõ ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại

tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Giảng viên hướng dẫn: Đặng Anh Dũng

Hà Nội 3/2023.

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 2

I Lý do lựa chọn đề tài 2

II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

CHƯƠNG II NỘI DUNG 4

I Giới thiệu tổng quát về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh 4

1 Quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài 4

2 Quá trình hoạt động cách mạng tại Việt Nam 6

II Ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa phương Đông tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 7

1 Ảnh hưởng của Nho giáo đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 7

2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 9

3 Ảnh hưởng của Đạo giáo đến hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 10

III Ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa phương Tây tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 11

1 Ảnh hưởng của Thiên chúa giáo đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 11

2 Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tại Pháp, Mỹ và các bản tuyên ngôn tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 13

3 Ảnh hưởng của văn hóa cách mạng tư sản Pháp tới sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 14

IV Sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Đông và phương Tây trong tư tưởng Hồ Chí Minh 14

CHƯƠNG III KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I Lý do lựa chọn đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, Người chính là tấm gương sáng ngời về đạo đức lẫn cả phong cách sống giản dị cho đồng bào dân tộc ta Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành, phát triển dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống và nó hoàn toàn phù hợp với bối cảnh thực tiễn lịch sử Việt Nam Trong đó có sự vận dụng sáng tạo tinh hoa văn hóa nhân loại: Văn hóa phương Đông, phương Tây và đặc biệt là chủ nghĩa Mác Lênin

Có thể nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lý luận, định hướng vững chắc cho Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng đường lối cách mạng đúng đắn, tổ chức lực lượng và lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong các trận chiến Bên cạnh đó, ta cũng có thể thấy rằng văn hóa giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước Muốn xã hội phát triển vững mạnh thì đồng nghĩa với việc đời sống tinh thần văn hóa cũng phải phát triển theo Và trên hành trình tìm đường cứu nước của mình, vị lãnh tụ vĩ đại ấy đã tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân loại một cách có chọn lọc rồi vận dụng nó vào tình hình xã hội cụ thể Bởi vậy mà việc làm rõ ảnh hưởng tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh là rất quan trọng và đó cũng chính là lý do mà chúng em lựa chọn đề tài này

II Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu làm rõ sự ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Qua đó, ta thấy được quá trình tiếp thu và vận dụng sáng tạo của Người vào công cuộc dựng xây đất nước Bên cạnh đó, những nhiệm vụ cần tập trung để phân tích như là: sự ảnh hưởng của vai trò tinh hoa phương Tây, văn hóa phương Đông đã tác động như thế nào đến sự hình thành tư

Trang 4

tưởng Hồ Chí Minh, giá trị của tinh hoa văn hóa nhân loại, ý nghĩa của sự hình thành tư tưởng đó, Nhóm chúng em tập trung chủ yếu cho việc phân tích và làm

rõ quá trình tiếp thu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những nền văn hóa ấy

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu qua các di sản của Hồ Chí Minh như các bài nói, bài viết, quá trình hoạt động, lãnh đạo gắn liền với quá trình tìm đường cứu nước của Người

IV Lịch sử nghiên cứu đề tài

Cho đến thời điểm hiện tại, nhóm chúng em chưa tìm được một tác phẩm nào tập trung nghiên cứu về đề tài nói trên, tuy nhiên chúng em tìm hiểu và tiến hành tham khảo nhiều bài báo có liên quan đến chủ đề, gồm những bài báo sau:

- TS Hồ Văn Chiểu, “Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại”, Hệ thống tư liệu văn kiện đảng (2015)

- Vũ Thị Kim Yến “Nguyễn Ái Quốc và hành trình tiếp thu tư tưởng, văn hóa phương tây”, Cổng thông tin điện tử tỉnh Tuyên Quang (2021)

- GS Song Thành “Con đường tiếp biến văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh

- giá trị và bài học”, Hệ thống tư liệu văn kiện Đảng ( 3/2023)

- “Nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh”, Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam ( 2015)

- Trần Duy, “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh: Chắt lọc từ tinh hoa văn hóa phương Đông,” Báo Khánh Hòa (2015)

Ngoài ra còn có các bài tiểu luận trước đó:

“Phân tích những giá trị của tinh hoa văn hoa nhân loại đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển để hình thành nên tư tưởng của mình”, Khoa lý luận chính trị, Đại học Tài chính Marketing (2021)

Trang 5

CHƯƠNG II NỘI DUNG

I Giới thiệu tổng quát về cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ

An Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào

1 Quá trình hoạt động cách mạng ở nước ngoài

Hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Hồ Chí Minh kéo dài từ năm 1911 đến năm 1941 khi người quay lại Việt Nam Cụ thể có thể nhắc đến một số hoạt động nổi bật sau:

Ngày 5/6/1911, với tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ

Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp)

Từ năm 1912 -1917, Nguyễn Tất Thành đi qua một số nước châu Phi, châu

Mỹ Giữa năm 1913, Người đến nước Anh, tham gia nhiều hoạt động, cuối năm

1917 Người mới trở lại nước Pháp

Năm 1919, Hồ Chí Minh ra nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong phong

trào công nhân tại Pháp

Tháng 6/1919, người thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại

quốc gia này, gửi bản yêu sách của Nhân dân An Nam đến hội nghị Versailles

Trang 6

Tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đọc được Luận cương của Lênin về vấn đề dân

tộc và thuộc địa

Tháng 12/1920, người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc Tế Cộng Sản,

đồng thời tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp

Năm 1921, người tham gia vào quá trình thành lập Hội Liên hiệp các dân

tộc thuộc địa tại Pháp Người viết nhiều bài đăng trên các trang báo, tiêu biểu như “Người cùng khổ” hay “Bản án chế độ thực dân Pháp

Tháng 6/1923, người đến Liên Xô và bắt đầu giai đoạn hoạt động cách

mạng tại quốc gia này theo chủ nghĩa Mác Lênin

Tháng 10/1923, người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân tại

Đại hội lần thứ I Quốc tế Nông dân

Năm 1925, tại Quảng Châu, người đã tham gia thành lập nên Hội Liên hiệp

các dân tộc bị áp bức Á Đông đồng thời sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô),

sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á

Ngày 3/2/1930, trước sự chia rẽ của các phe phái, người đã triệu tập hội nghị

hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Cửu Long (Hồng Kông), từ đó Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

Trong giai đoạn từ 1930 đến 1940, người vẫn duy trì tham gia các hoạt

động của Quốc tế Cộng sản tại nước ngoài và theo dõi phong trào cộng sản trong nước, đồng thời đưa ra những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta

Trang 7

2 Quá trình hoạt động cách mạng tại Việt Nam

Sau 30 năm bôn ba ở nước ngoài, vào năm 1941, người đã chính thức vượt qua biên giới Trung Quốc để về Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo đường lối kháng chiến chống Pháp, thành lập mặt trận Việt Minh

Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, Hội Việt Nam tuyên

truyền giải phóng quân đã chính thức được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm chỉ huy

Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân

khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi

Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người đọc Tuyên ngôn

độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)

Ngày 02/03/1946, Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ

Chí Minh làm Chủ tịch

Ngày 03/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ

thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ tháng 11/1946 - đến tháng 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Tháng 7/1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết sau thắng lợi của chiến dịch

Điện Biên Phủ

Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960), Người được bầu lại làm Chủ tịch

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Quốc hội khóa II, khóa III bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 2/9/1969, sau những nỗ lực của đội ngũ giáo sư, bác sĩ nhưng vì lý do

tuổi cao sức yếu, Người đã từ trần và hưởng thọ 79 tuổi

Trang 8

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, dân tộc ta, nhân dân ta và vì hòa bình, tiến bộ xã hội trên thế giới Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi là tấm gương sáng ngời cho lớp lớp thế

hệ người Việt Nam học tập và noi theo

II Ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa phương Đông tới sự hình thành tư

tưởng Hồ Chí Minh

1 Ảnh hưởng của Nho giáo đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Nho giáo do Khổng Tử sáng lập ở Trung Quốc cuối thế kỷ VI trước công nguyên Đối với Việt Nam, Nho giáo giữ vai trò của một học thuyết chính trị - đạo đức giúp nhà vua trị nước, yên dân và xây dựng một trật tự xã hội phù hợp với cương thường lễ nghĩa Nho giáo tồn tại song song với hai mặt là hạn chế và tích cực Điểm hạn chế về thế giới quan và nhân sinh quan của Nho giáo là chủ nghĩa duy tâm khách quan hữu thần, coi thường nhân dân lao động và phụ nữ Tuy nhiê, trong Nho giáo cũng chưa đựng nhiều yếu tố tích cực Đặc biệt là triết lý tu thân đề cao việc tu dưỡng đạo đức cá nhân: “Có tu dưỡng đạo đức cá nhân mới tề được gia; có tề đuợc gia mới trị được quốc; có trị được quốc mới bình được thiên hạ” Hồ Chí Minh phân tích rằng : “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học” Mặt tích cực của Nho giáo mà Người muốn chúng ta làm theo chính là đề cao văn hóa, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học Hồ Chí Minh cho rằng những quan điểm và triết lý của Khổng Tử trong Nho giáo đối với hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ là vô cùng thích hợp Thế nhưng kể đến thời địa cách amngj bây giờ thì những quan điểm ấy không còn phù hợp nữa Người cũng phê phán Khổng Tử rằng “là người phát ngôn bên vực những người bóc lột chống lại những người bị áp bức” Vì vậy Người đã đưa ra lời khuyên cho người An Nam rằng

Trang 9

“chúng ta hãy tự hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lenin”.

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, Nho giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cuộc đời của Người Đặc biệt triết lý có ảnh hưởng sâu sắc nhất chính là tu thân: đề cao tu dưỡng đạo đức cá nhân: đạo đức với minh thì phải nghiêm khắc, đạo đức với người thì phải khoan dung, độ lượng, đạo đức với công việc thì phải tận tâm tận lực Những tác phẩm viết về Nho giáo của Hồ Chí Minh không nhiều, nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Người có nhiều biểu hiện của sự vận dụng uyên thâm Nho giáo vào cách mạng Việt Nam theo hướng tích cực Ở Hồ Chí Minh, trong phong cách tư tưởng và đạo đức của người có nhiều nét của quân tử đại trượng phu Nếu Nho giáo khuyên người quân tử là “bần bất hoặc nhi hoặc bất quân”, thì Người dạy rằng “không sợ nghèo chỉ sợ lòng dân không yên” Hồ Chí Minh đã kế thừa và đổi mới tư tưởng dùng nhân trị, đức trị để quản lí xã hội Kế thừa và phát triển quan niệm của Nho giáo về việc xây dựng một xã hội lý tưởng trong đó công bằng bác ái, nhân, nghĩa, trí, dũng, tín, liêm được coi trọng để xây dựng một thế giới hòa bình không có chiến tranh Nếu Nho giáo đã quan niệm “Nước lấy dân làm gốc” thì Hồ Chí Minh nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về chân lý ấy “ Gốc có vững cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” Người cũng từng dạy rằng : Mọi quyền lực là ở nhân dân Mọi quyền lợi đều là của nhân dân

Phạm trù “trung – hiếu” trong Nho giáo đã được Hồ Chí Minh cách mạng thành một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của con người mới và

xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là “Trung với nước, hiếu với dân” Trung với nước tức là trung thành, tận tụy với sự nghiệp dựng nước và giữ nước Trong quan điểm của Người thì nước là do dân làm chủ nên đó là đối tượng cần phải phục vụ hết lòng , gần dân, gắn bó với dân, lấy dân làm gốc Những triết lý, tư tưởng của Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến quá rình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 10

2 Ảnh hưởng của Phật giáo đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong giáo lý Phật giáo, “Từ bi” là ước vọng loại bỏ mọi khổ đau, giải thoát cho con người khỏi những đau khổ mà họ phải chịu trong cuộc sống, không chỉ con người mà cả thế giới đều được an vui “Bác ái” được hiểu là lòng yêu thương

cả con người lẫn mọi loài “Vị tha” không chỉ được hiểu là “vì người khác”, mà còn là vì tình yêu to lớn với nhân loại mà phụng sự nhân sinh Từ những triết lí đó, những lời giáo huấn từ gia đình, nỗi đau của dân tộc dưới ách đô hộ, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, trải qua bao năm bôn ba, Bác đã tìm ra con đường đứng đắn lãnh đạo nhân dân Người đã khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, ta có thể thấy được tinh thần vì lòng yêu thương con

n gười, yêu thương dân tộc mà bác đã quên mình vì mọi người Ta còn có thể cảm nhận được điều đó sâu sắc hơn qua câu nói của Bác tại chùa Bà Đá (ngày

5/1/1946) : “Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây; tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ” Theo giáp lý Phật giáo,

“Tham lam, giận dữ, si mê:”(Tam độc) là nguyên nhân chính gây ra những đau khổ cho con người Để giải thoát cho con người khỏi đau khổ, đem lại an vui cho mọi người, Đức Phật dạy người tu hành phải chống “tam độc” mà gốc của nó chính là

“si mê” Để chống “tam độc”, người tu hành phải giác ngộ, dùng ý thức, trí tuệ của mình để diệt trừ “si mê” Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức là gốc của người cách mạng; để làm cách mạng, mỗi người cán bộ, đảng viên phải luôn nêu gương trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức theo các tiêu chí: Cần , kiệm, liêm ,chính, chí công vô tư

Với mục đích: Hành giả trực nhận được bản thể sự vật đạt giác ngộ; Phật giáo Thiền tông đã đề ra luật “chấp tác”: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”,

Ngày đăng: 27/07/2024, 16:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Ban Tuyên giáo Trung ương (2020), Khái quát thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo Lai Châu online, truy cập ngày 24/3/2023 từ https://www.baolaichau.vn/ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B/kh%C3%A1i-qu%C3%A1t-th%C3%A2n-th%E1%BA%BF-v%C3%A0-s%E1%BB%B1-nghi%E1%BB%87p-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-h%E1%BB%93-ch%C3%AD-minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái quát thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ"tịch Hồ Chí Minh
Tác giả: Ban Tuyên giáo Trung ương
Năm: 2020
4. Hoàng Ngọc Vĩnh, Hoàng Trần Như Ngọc, Nho giáo, một trong những cội nguồn văn hóa phương Đông, Đại học Khoa học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nho giáo, một trong những cội nguồn"văn hóa phương Đông
5. Nguyễn Đức Quỳnh, Nét tinh hoa Phật giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Báo Phật Giáo – Giáo hội Phật giáo Việt Nam, truy cập ngày 24/3/2023, từ https://phatgiao.org.vn/net-tinh-hoa-phat-giao-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-d17737.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét tinh hoa Phật giáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh
6. Vũ Kim Yến (2021), Nguyễn Ái Quốc và hành trình tiếp thu tư tưởng, văn hóa phương tây, Báo Quân đội nhân dân, truy cập ngày 24/3/2023 từ https://www.qdnd.vn/ky-niem-110-nam-ngay-bac-ho-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc/hanh-trinh-lich-su/nguyen-ai-quoc-va-hanh-trinh-tiep-thu-tu-tuong-van-hoa-phuong-tay-661261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ái Quốc và hành trình tiếp thu tư tưởng, văn hóa"phương tây
Tác giả: Vũ Kim Yến
Năm: 2021
7. Hoàng Chí Bảo, Lê Lâm (2019) "Phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây có gì hay cũng tiếp thu", Báo Hà Giang, truy cập ngày 25/3/2023 từ http://baohagiang.vn/Ke-chuyen-ve-bac/201901/phuong-dong-co-gi-hay-cung-hoc-phuong-tay-co-gi-hay-cung-tiep-thu-740005/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Đông có gì hay cũng học, phương Tây cógì hay cũng tiếp thu
8. Hồn Việt (2011), Hồ Chí Minh với những giá trị văn hóa phương tây , Thư viện Tỉnh Đồng Nai, truy cập ngày 25/3/2023 từhttp://www.thuviendongnai.gov.vn/100bacho/Lists/Posts/Post.aspx?ID=56 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w