1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vai trò của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa mác leenin trong tư tưởng hồ chí minh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Vai Trò Của Chủ Nghĩa Yêu Nước Và Chủ Nghĩa Mác - Lênin Trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Giang, Phan Hải Anh, Hà Thị Phương Liễu, Hoàng Thị Lan, Nguyễn Quỳnh Nga, Hà Trung Thành, Lê Hải Minh, Đào Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thảo Nhi, Nguyễn Thủy Tiên, Tô Đăng, Nguyễn Thị Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Huyền, Dương Thị Thơ
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUChủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị bền vững, nhân tố quan trọng có tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần, là truyền thống, bản lĩnh của Việt Nam trong suốt quá t

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ

THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Ngày:

Nhóm: 04 Lớp: 4708 Khóa: 47 Khoa: Pháp Luật Hình Sự

Tổng số sinh viên của nhóm: 14

+ Có mặt:

+ Vắng mặt:

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh Kết quả như sau:

1 470842 Nguyễn Thị Giang Vai trò chủ nghĩayêu nước

2 470843 Phan Hải Anh Vai trò chủ nghĩayêu nước

3 470844 Hà Thị Phương Liễu Khái quát về chủ nghĩa

Mác - Lênin

4 470845 Hoàng Thị Lan Vai trò chủ nghĩaMác - Lênin

5 470846 Nguyễn Quỳnh Nga Làm powerpoint

6 470847 Hà Trung Thành Vai trò chủ nghĩayêu nước

7 470848 Lê Hải Minh Vai trò chủ nghĩa

Mác - Lênin

8 470849 Đào Thị Hồng Nhung Vai trò chủ nghĩa

Mác - Lênin

9 470850 Nguyễn Thảo Nhi Mở đầu, tổng hợp word

10 470851 Nguyễn Thủy Tiên Vai trò chủ nghĩaMác - Lênin

11 470842 Tô Đăng Kết luận, check nội dung

12 470853 Nguyễn Thị Thùy Linh Khái quát về chủ nghĩayêu nước

13 470854 Nguyễn Ngọc Huyền Khái quát về tư tưởngHồ Chí Minh

14 470855 Dương Thị Thơ Vai trò chủ nghĩayêu nước

Hà Nội, ngày tháng năm 2024 TRƯỞNG NHÓM

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

1 KHÁI QUÁT VỀ TTHCM 1

2 CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC 2

3 CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 5

KẾT LUẬN 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TTHCM: Tư tưởng Hồ Chí Minh XHCN: Xã hội chủ nghĩa CNXH: Chủ nghĩa xã hội CNCS: Chủ nghĩa cộng sản

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là giá trị bền vững, nhân tố quan trọng có tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa, tinh thần, là truyền thống, bản lĩnh của Việt Nam trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc qua các giai đoạn lịch sử Bên cạnh đó, chủ nghĩa Mác - Lênin là đỉnh cao của tư duy, trí tuệ nhân loại, phản ánh thực tiễn xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của cách mạng thế giới, là một tất yếu khách quan trong tiến trình phát triển lịch sử của tư tưởng nhân loại TTHCM chính là kết quả của sự kế thừa, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà trước hết là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

và sự vận dụng, phát triển, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào các điều kiện của dân tộc ta Những yếu tố này đã được kết hợp một cách chặt chẽ, hài hòa và không thể tách rời trong TTHCM Hiểu được tầm quan trọng đó, nhóm tác giả xin chọn đề tài: “

NỘI DUNG

1 Khái quát về TTHCM

TTTHCM là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo

vệ Tổ Quốc hiện nay giành thắng lợi

Cơ sở hình thành TTHCM xuất phát từ thực tiễn tình hình của Việt Nam và thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Khi đó, Việt Nam có sự thay đổi tính chất xã hội: mâu thuẫn giữa xã hội thuộc địa và phong kiến, xuất hiện các phong trào yêu nước nhưng đều thất bại Trên thế giới, sự ra đời của chủ nghĩa đế quốc

đã chia thế giới thành 2 hệ thống: chủ nghĩa thuộc địa và chủ nghĩa đế quốc, ảnh hưởng to lớn từ thành công của Cách mạng Tháng Mười lập nên Nhà nước Nga

Xô Viết cùng với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản lãnh đạo phong trào cách

1

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

mạng thế giới Bên cạnh đó, TTHCM còn được hình thành từ cơ sở lý luận với những giá trị truyền thống của dân tộc, trước hết là chủ nghĩa yêu nước, từ tinh hoa văn hóa nhân loại phương Đông, phương Tây và đặc biệt là chủ nghĩa Mác -Lênin Không thể không nhắc đến bản thân Hồ Chí Minh là người có tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt cùng với sự khổ công học tập để chiếm lĩnh tri thức của thời đại, kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế, đặc biệt là tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước thương dân nồng nàn Tất cả đã tạo nên một TTHCM vĩ đại, toàn diện và sâu sắc

2 Vai trò của chủ nghĩa yêu nước với sự hình thành TTHCM

Chủ nghĩa yêu nước chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy họ sẵn sàng cống hiến sức lực, trí tuệ, xả thân

vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ nghĩa yêu nước là cội nguồn sức mạnh, “bệ phóng” đưa dân tộc Việt Nam vượt qua muôn vàn sóng gió, thử thách để đi đến những thắng lợi vinh quang Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người Việt Nam Giá trị truyền thống tốt đẹp này là nội dung cốt lõi của tư tưởng Việt Nam, của nhân sinh quan và thế giới quan Việt Nam, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn dân tộc Đặc biệt, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là động lực tinh thần to lớn của toàn dân tộc, là yếu tố hàng đầu, có ý nghĩa quyết định tạo nên sức mạnh nội sinh để dân tộc ta trường tồn và phát triển

Chủ nghĩa yêu nước chính là yếu tố đầu tiên - nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát tạo nên một TTHCM toàn diện, sâu sắc TTHCM bắt nguồn từ truyền thống

2

Trang 6

cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân ái Việt Nam mà trước hết là chủ nghĩa yêu nước Khái quát giá trị cao quý của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và sức mạnh kỳ diệu mà nó tạo ra, Người viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

Đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần đó lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn Nó vượt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và

lũ cướp nước” Tư tưởng yêu nước trong Chủ tịch Hồ Chí Minh được hình1 thành từ rất sớm Người sinh ra trong một gia đình nhà Nho tại Nam Đàn, Nghệ

An - quê hương giàu truyền thống yêu nước Trong thời gian 10 năm sống ở Huế, Người tiếp xúc với nhiều sách báo Pháp, phong trào chống Pháp của các sĩ phu yêu nước Tình yêu quê hương, đất nước và gia đình là tiền đề xây dựng chủ nghĩa yêu nước sâu sắc trong Nguyễn Tất Thành để tạo nên TTHCM toàn diện sau này Chính chủ nghĩa yêu nước là sức mạnh thúc đẩy người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin Người đã khẳng định: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải CNCS đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” 2

Bên cạnh đó, chủ nghĩa yêu nước còn là yếu tố xuyên suốt trong tư tưởng của Người Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ nghĩa yêu nước đã chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người Đầu năm 1946, khi trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Bác đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Chủ nghĩa3 yêu nước là nguồn sức mạnh to lớn cổ vũ Người vượt lên mọi nghịch cảnh gian khổ của hành trình đi tìm đường cứu nước Cả cuộc đời hoạt động cách mạng chính là minh chứng rõ nhất cho sự chi phối xuyên suốt của chủ nghĩa yêu nước tới tư tưởng của Người Với tình yêu nước thương dân vô hạn, năm 1911 Người

đi sang phương Tây tìm con đường cứu nước, gửi Hội nghị Vécxây bản Yêu

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr 38

2 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.56

3 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr 187

3

Trang 7

sách của nhân dân An Nam đòi tự do dân chủ cho nhân dân Việt Nam, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc sau khi đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin Trước khi về nước,

dù từng bị tù đày trong lao tù đế quốc với bao khó khăn gian khổ nhưng Người vẫn kiên định thực hiện con đường đã chọn là giải phóng dân tộc Ngày 28/1/1941, Người trở về nước và tiếp tục chỉ đạo kháng chiến giành thắng lợi Ngày 2/9/1945, Người đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Khi thực dân Pháp quay lại xâm lược, Bác tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam giành thắng lợi vẻ vang lần nữa Trong giai đoạn 1954-1969, Bác cùng Trung ương Đảng tiếp tục lãnh đạo nhân dân thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược ở hai miền Nam Bắc Tuy nhiên, ngày 02/09/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh mất và để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc thiêng liêng, một kết tinh mà Người đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại Di chúc là những lời căn dặn cuối cùng đầy tâm huyết, nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người với nước, với dân Chính Bác đã từng nói:

“Tôi không có gia đình, cũng không có con cái Nước Việt Nam là gia đình của tôi Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi Mất một thanh niên Việt Nam là tôi như đứt một đoạn ruột” 4

Trong TTHCM, chủ nghĩa yêu nước là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, việc đánh

đổ đế quốc, thực dân, là yếu tố hàng đầu giải phóng dân tộc và vươn tới là dân phải được tự do, ấm no, hạnh phúc Theo Người “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH, vì chỉ có tiến lên CNXH thì dân mình mới được

ấm no, Tổ quốc mới được giàu mạnh” Vậy nên chủ nghĩa yêu nước trong Người còn là lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; lý tưởng xây dựng một nước Việt Nam XHCN phồn vinh, ấm no, tự do, hạnh phúc Đặc biệt, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh còn mang tinh thần quốc tế khi Người gắn kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc

tế, đoàn kết với nhân dân các nước vì mục tiêu giải phóng nhân dân khỏi áp bức, bóc lột Người nhấn mạnh: “Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế liên hệ

4 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, H.2011, tr 49

4

Trang 8

khăng khít với nhau” Người chỉ rõ, mỗi dân tộc đều phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN, sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ và đồng thời tham gia vào nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình Như vậy, chủ nghĩa yêu nước trong TTHCM là yêu nước, thương dân,

là lý tưởng xây dựng XHCN và cao hơn là sự kết hợp hài hòa với chủ nghĩa quốc tế, đoàn kết dân tộc các nước

Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng của Hồ Chí Minh như một dòng chảy theo cuộc đời Người, đặc biệt nó luôn mãnh liệt, sục sôi, cháy bỏng và nồng nàn theo năm tháng Chủ nghĩa yêu nước trong TTHCM sẽ luôn vẹn nguyên giá trị qua mọi thời đại Hơn lúc nào hết, chủ nghĩa yêu nước theo TTHCM càng phải được phát huy và nhân rộng trong toàn thể dân tộc Việt Nam cả hiện tại và tương lai, làm cho chủ nghĩa yêu nước chân chính được phát huy cao độ trong

sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN

3 Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin với sự hình thành TTHCM

Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết khoa học và cách mạng, bởi nó phản ánh đúng quy luật khách quan vận động của lịch sử và đấu tranh xóa bỏ mọi hình thức nô dịch người, xây dựng một xã hội mà ở đó không còn người bóc lột người Chủ nghĩa Mác - Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản đó là: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, Chủ nghĩa

xã hội khoa học Ba bộ phận này có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, mà thống nhất thành một hệ thống Tuy ba bộ phận lý luận này có đối tượng nghiên cứu cụ thể khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất - đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người (tức là xây dựng thành công CNCS)

Chủ nghĩa Mác - Lênin là tiền đề quan trọng nhất, nhân tố ảnh hưởng và tác động đến sự phát triển căn bản của TTHCM Thứ nhất, TTHCM là hệ thống

5 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, H.2002, tr 227

5

Trang 9

quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Thứ hai, sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác của V.I.Lênin đã làm cho Chủ nghĩa cộng sản khoa học trở thành hệ thống lý luận thống nhất của giai cấp công nhân và các dân tộc bị

áp bức trên toàn thế giới Thứ ba, từ chủ nghĩa yêu nước, Bác đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết này Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin để giải quyết thành công những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam

đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Kết quả vận dụng sáng tạo và phát triển

đó là TTHCM, sự bổ sung vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Chủ nghĩa Mác - Lênin là yếu tố giúp Người có những bước thay đổi về

“chất” trong quá trình hình thành TTHCM Người chuyển biến từ “Chủ nghĩa yêu nước không có khuynh hướng rõ rệt” thành “người cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, bảo đảm thắng lợi cho CNXH” Người kiên quyết đứng

về phía học thuyết và tổ chức cách mạng nào thực sự quan tâm đến các dân tộc

bị áp bức, bênh vực, ủng hộ và chỉ ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc Tiêu chuẩn hết sức thiết thực đó của một thanh niên yêu nước của một nước thuộc địa lại phù hợp với chân lý của thời đại khi mà cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới Đây chính là điểm gặp gỡ có ý nghĩa then chốt giữa con người Nguyễn Ái Quốc, dân tộc Việt Nam với CNCS, với thời đại Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin cùng 3 bộ phận cấu thành là Triết học, kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học đã có những vai trò nhất định trong việc hình thành TTHCM Đầu tiên, Triết học giúp Người hình thành thế giới quan, phương pháp biện chứng, nhân sinh quan, khoa học, cách mạng, thấy được những quy luật vận động phát triển của thế giới và xã hội loài người Cùng với

đó, Kinh tế chính trị vạch rõ các quan hệ xã hội được hình thành phát triển gắn

6

Trang 10

với quá trình sản xuất, thấy được bản chất bóc lột của chủ nghĩa Tư bản đối với công nhân, xóa bỏ bóc lột gắn liền với xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa

và sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH rồi đến CNCS Và cuối cùng, Chủ nghĩa xã hội khoa học, vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con đường, học thức, phương pháp của giai cấp công nhân, nhân dân lao động để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH, CNCS Đặc biệt sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học Bác phân tích khá sâu sắc các tầng lớp, giai cấp trong xã hội nước ta, thấy được những ưu thế vượt trội và sứ mệnh trọng đại của giai cấp công nhân Việt Nam

và chỉ rõ: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc” - giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng Người đã vận động sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, giải đáp được những vấn đề thực tiễn đặt

ra, đưa Việt Nam tiến lên CNXH

Trong màn đêm tối của chủ nghĩa thực dân, với ý chí kiên định, tư duy toàn cầu và phương pháp chắt lọc tinh hoa, Hồ Chí Minh đã gặp được ánh sáng của đời mình, tia sáng soi chiếu con đường giải phóng dân tộc Việt Nam theo cách mạng vô sản Con đường Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin với các đặc điểm mang đậm dấu ấn, sắc thái, diện mạo của Người Trước hết, hành trang tư tưởng khi ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là chủ nghĩa yêu nước cháy bỏng với vốn học vấn chắc chắn, năng lực trí tuệ sắc sảo, đầu óc phê phán tinh tường Hành trang ấy giúp Bác phân tích, đánh giá chính xác thực tế Việt Nam đang bị khủng hoảng cả về đường lối cứu nước, giai cấp lãnh đạo và nhận ra sự hạn chế trong con đường cứu nước của các vị tiền bối trước đó Ngày 5/6/1911 Người đi sang phương tây tìm đường cứu nước - một đột phá mới trong tư duy chính trị lúc bấy giờ Bằng vốn hiểu biết văn hoá, chính trị và thực tiễn cuộc sống phong phú đã giúp Người nhận thức đâu là bạn, đâu là thù: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột

7

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w