1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài làm rõ sự ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa nhân loại tới sự hình thành của tư tưởng hồ chí minh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm rõ sự ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa Nhân loại tới sự hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Phạm Đình Khôi Nguyên, Phan Văn Huy, Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Đình Đạt, Nguyễn Hải Long, Đào Mạnh Huy, Vũ Đức Anh, Lê Quốc Anh, Cao Vũ Xuân Thái
Người hướng dẫn Đặng Anh Dũng
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Công nghệ
Chuyên ngành Khoa học Chính trị
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 565,87 KB

Nội dung

Người chỉ ra những ưu điểm cốt lõi trong từng học thuyết, như: Việc đề cao tu dưỡng đạo đức trong học thuyết của Khổng Tử, lòng bác ái cao cả trong tôn giáo của Giêsu, phương pháp khoa h

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

Đề tài: Làm rõ sự ảnh hưởng của tinh hoa văn hóa

Nhân loại tới sự hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh

GV : Đặng Anh Dũng

Lớp học phần: POL1001 6

Sinh viên thực hiện:

1 Phạm Đình Khôi Nguyên

2 Phan Văn Huy

3 Nguyễn Đức Anh

4 Nguyễn Đình Đạt

5 Nguyễn Hải Long

6 Đào Mạnh Huy

7 Vũ Đức Anh

8 Lê Quốc Anh

9 Cao Vũ Xuân Thái

Ngày 15 tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

I Quá trình tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh………3

1 Quá trình ảnh hưởng của văn hóa Phương Đông……….3

1.1 Ảnh hưởng từ Nho giáo và Phật giáo……….3

1.2 Ảnh hưởng từ Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn……… 4

2 Quá trình ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với Hồ Chí Minh 5

2.1 Thời kì tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin, trở thành người cộng

sản 6

2.2 Thời kì tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920-1930) 7

II Vai trò của văn hoá phương Đông thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh……….9

1 Nho giáo 9

2 Phật giáo 9

3 Chủ nghĩa Tam dân – Tôn Trung Sơn 10

III Vai trò của văn hoá phương Tây thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh……….11

1 Thiên chúa giáo 11

2 Triết học Khai sáng Pháp 12

3 Các cuộc cách mạng tại Pháp, Mỹ và các bản tuyên ngôn 12

IV Sự kết hợp văn hoá phương Đông và Tây trong tư tưởng Hồ Chí Minh……….14

V Kết luận………15

Trang 3

I Quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.

Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được giáo dục Nho học và bước đầu tiếp cận văn hóa phương Tây Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người không ngừng học hỏi, tiếp cận, âm tường văn hóa Đông, Tây, kim, cổ Người luôn quan tâm tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp, tiến bộ Người chỉ ra những ưu điểm cốt lõi trong từng học thuyết, như: Việc đề cao tu dưỡng đạo đức trong học thuyết của Khổng Tử, lòng bác ái cao cả trong tôn giáo của Giêsu, phương pháp khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, sự phù hợp với điều kiện nước ta của chính sách tam dân của Tôn Dật Tiên Hồ Chí Minh tự nhận mình “là học trò nhỏ” của các bậc tiền bối Với đức khiêm nhường này, Người luôn ra sức học hỏi, tiếp thu tri thức của nhân loại và dùng trí tuệ ấy dấn thân tranh đấu, phục vụ cho đồng bào, dân tộc mình và nhân loại cần lao bị áp bức, bóc lột

1. Quá trình ảnh hưởng của văn hóa phương Đông

Hồ Chí Minh đã chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Đông, từ những học thuyết tôn giáo đến những tư tưởng tiến bộ của nhiều nhà yêu nước Trong đó phải đặc biệt kể tới sự ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo và Chủ nghĩa Tôn Trung Sơn

1.1 Ảnh hưởng từ Nho giáo và Phật giáo

Nho giáo hay còn được gọi là đạo Nho hoặc đạo Khổng, là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, giáo dục, chính trị do Khổng Tử thành lập và được các đệ tử của ông trên khắp nơi phát triển với mục đích tạo dựng một xã hội tốt đẹp với những con người có đạo đức và lễ nghi chuẩn mực từ đó tạo thành nền móng vững chắc để phát triển đất nước Sinh ra trong một gia đình Nho giáo, được đào tạo về Nho giáo từ rất sớm, nên ảnh hưởng của Nho giáo đối với Hồ Chí Minh là lẽ đương nhiên Ngày nay, giới lí luận đều nhất trí rằng, Nho giáo là một trong

những tiền đề lý luận, một trong những cội nguồn tư tưởng Hồ Chí Minh Người còn có thời gian sống, học tập ở Huế, kinh đô của triều Nguyễn, nơi mà Nho giáo thâm nhập rất sâu rộng Trong khi kế thừa những điều hay, hợp lý, Người cũng thẳng thắn phê phán những yếu tố duy tâm, lạc hậu trong tư tưởng Khổng Tử, như:

Tư tưởng phân chia đẳng cấp, coi khinh phụ nữ, coi thường lao động chân tay, hạ thấp một số nghề trong xã hội như ca hát, buôn bán Đồng thời, Người đánh giá cao và đặc biệt khai thác, học hỏi, kế thừa những điều hay, tiến bộ, tích cực của Nho giáo

Trang 4

Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và đạo Thiên chúa Hồ Chí Minh là người con của xứ Nghệ, trưởng thành tại xứ Huế, ở một đất nước Phật giáo du nhập từ sớm và là thành tố cấu thành nên giá trị văn hóa Việt Nam Bởi vậy Phật giáo có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của Người Và chính Hồ Chí Minh nói rằng, từ trong chiều sâu lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần hình thành nên những giá trị tích cực, nhân bản Những giá trị và chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lối sống mà Phật giáo đã hội nhập vào cuộc sống và được duy trì cho tới ngày nay Hơn nữa chúng ta còn thấy trong di thảo Hồ Chí Minh nhấn mạnh đó là tư tưởng về phát huy tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha; tư tưởng về phát huy các giá trị đạo đức, nhân văn và tinh thần đoàn kết trong Phật giáo

1.2 Ảnh hưởng từ chủ nghĩa Tôn Trung Sơn

Tôn Trung Sơn (Tôn Văn, Tôn Dật Tiên, 1866 - 1925) là nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng dân chủ lỗi lạc của Trung Quốc Tên tuổi của Tôn Trung Sơn gắn liền với chủ nghĩa Tam dân và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc Chủ nghĩa Tam dân (với 3 nội dung chủ yếu là dân tộc, dân quyền, dân sinh) đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc thời kỳ cận đại Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Tam dân, Trung Quốc Đồng minh hội - (chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc) ra đời và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành thành công cuộc cách mạng Tân Hợi Cuộc cách mạng đã lật đổ nền thống trị gần 300 năm của vương triều Mãn Thanh, kết thúc chế độ chuyên chế phong kiến hơn 2000 năm, lập nên nước Trung Hoa dân quốc, thúc đẩy cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc lên một giai đoạn mới Đó là cống hiến to lớn của Tôn Trung Sơn đối với lịch sử Trung Quốc Cũng từ đó mà ảnh hưởng của ông đã lan rộng khắp các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc ở Châu Á

Nói đến ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn và chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh, trước hết phải kể đến lòng tôn kính, sự khâm phục, trân trọng của Hồ Chí Minh đối với Tôn Trung Sơn Người đã có những đánh giá đúng đắn về Tôn Trung Sơn, về Quốc dân đảng cách mạng (tổ chức do Tôn Trung Sơn sáng lập) thời kỳ đầu ở Quảng Châu và về chủ nghĩa Tam dân mới của ông Trong bài Các nước đế quốc chủ nghĩa

Trang 5

và Trung Quốc đăng trên Tạp chí Thư tín quốc tế số 57 (năm 1924), Nguyễn Ái Quốc

đã viết: “Tôn Dật Tiên, “người cha của cách mạng Trung Quốc”, người đứng đầu Chính phủ Quảng Châu, thì luôn luôn trung thành với những nguyên lý của mình, ngay cả trong những lúc khó khăn nhất Tuy nhiên, trên thực tế, phải đến giữa tháng

11 năm 1924, khi từ Matxcơva đến Quảng Châu (Trung Quốc), Hồ Chí Minh mới có điều kiện tìm hiểu tư tưởng của Tôn Trung Sơn một cách trực tiếp và sâu sắc Hồ Chí Minh hoạt động ở Quảng Châu vào thời điểm Tôn Trung Sơn đã công bố chủ nghĩa Tam dân mới: dân tộc có nghĩa là chống đế quốc, thiết lập sự bình đẳng hoàn toàn giữa các dân tộc trong nước; dân sinh là giao ruộng đất cho nông dân, tiết chế đại tư sản trong nông nghiệp; cùng với đó là 3 chính sách lớn “liên Nga, liên cộng, ủng hộ công nông”

Ông vừa nghiên cứu vừa làm việc để sống Có thể nói, trong tất cả các lý luận cách mạng, Nguyễn Ái Quốc cảm thấy chủ nghĩa Tôn Văn Sơn là thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Chủ nghĩa Tam dân của bác sĩ Tôn Dật Tiên có thể tổng kết là: Chủ nghĩa dân tộc: độc lập cho mọi dân tộc Chủ nghĩa dân quyền: tự do của nhân dân Chủ nghĩa dân sinh: hạnh phúc và hưởng thụ của nhân dân Đây là cái mà Việt Nam cần Đây là cái mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi Đây là cái mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm Từ đó về sau, Nguyễn Ái Quốc có lòng kính trọng sâu sắc đối với lãnh tụ vĩ đại này của nhân dân Trung Quốc và trở thành người học trò trung thực của Tôn Trung Sơn

2 Quá trình ảnh hưởng phương Tây đối với Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa phương Tây khá sớm và trên hành trình tìm đường giải phóng dân tộc, Người đã tiếp thu những giá trị tích cực, tiến bộ của văn minh phương Tây

Từ tháng 9-1905 đến tháng 6-1910, Người được cha xin cho theo học qua các trường Tiểu học Pháp - bản xứ (Vinh), Tiểu học Pháp -Việt (Thừa Thiên), Trường Quốc học Huế, Tiểu học Pháp - Việt Quy Nhơn Qua các trường ấy, được tiếp xúc với sách báo Pháp, thầy giáo người Pháp, Người đã có những hiểu biết ban đầu về văn hóa phương Tây

Sau này, Người kể rằng: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”

Trang 6

Người lên đường ra đi ngày 5-6-1911 trên con tàu Đô đốc Latouche Tréville Trong hành trình tìm đường cứu nước, Người vượt qua ba đại dương, bốn châu lục (Á, u, Phi, Mỹ), đến hầu hết những nơi được coi là trung tâm văn minh đương thời, hoạt động lâu nhất ở Pháp - nơi tụ họp nhiều trào lưu văn hóa, tư tưởng của phương Tây và thế giới

1912:Người làm thuê trên con tàu Chargeurs Réunis vòng quanh châu Phi và dừng chân ở Mỹ Người có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập và các giá trị tiến bộ của bản Tuyên ngôn Độc Lập năm 1776

Chuyến đi này, Bác đã đặt chân lên một số nước thuộc địa Pháp tại châu Phi, nơi mà Bác đã chứng kiến sự tàn ác, tội ác ghê tợn của bọn thực dân

Những ngày sống ở New York, Nguyễn Tất Thành lui tới khu Harlem của người da đen Tại đây, Bác nhanh chóng nhận ra phía sau tượng “thần Tự do” là tội ác của chủ nghĩa đế quốc với “hành hình kiểu Lynch”, những hoạt động đầy tộc ác của đảng 3K,

Từ 1913: Người làm việc và hoạt động tại Anh, tham dự các cuộc diễn thuyết của những nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Iceland, liên lạc với cụ Phan Châu Trinh để nắm bắt tình hình

Khoảng cuối năm 1917, từ nước Anh, Người tới Pháp, sống tại Paris đến tháng

6-1923 Thời gian này, Người có những hoạt động tích cực, sôi nổi, bổ sung thêm nhiều tri thức mới

2.1 Thời kỳ tìm đường cứu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trở thành người cộng sản

Chính từ những nhận thức về bối cảnh đất nước, về văn minh phương Tây, văn hóa Pháp khi Người còn ở độ tuổi niên thiếu đã thôi thúc Người muốn tìm hiểu về nước Pháp để xem đằng sau những từ “Tự do - Bình đẳng -Bác ái” là cái gì Người cho rằng: “Muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ!”

Mặt khác, chính chủ nghĩa thực dân Pháp đang thống trị Việt Nam, cho nên Người quyết chí đến Pháp để trực tiếp xem xét,nghiên cứu Việc chọn hướng đi đúng trong hành trình tìm đường cứu nước là sự đột phá mới trong tư duy chính trị, thể hiện bản lĩnh độc lập, sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mở ra cơ hội lớn cho dân tộc Việt Nam với việc tích hợp tinh hoa văn hóa nhân loại,mở đường cho dân tộc phát triển đi

Trang 7

lên Mục đích sang phương Tây của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thể hiện tầm nhìn vượt trội so với các nhà yêu nước đương thời

Trong khoảng 10 năm (1911 – 1920) Người đã đi qua hàng chục quốc gia, từ các nước tư bản phát triển đến các nước thuộc địa ở châu Phi, châu Mỹ La-tinh Người vừa phải tìm việc làm để kiếm sống, vừa tự học tập, tìm hiểu tình hình chính trị - xã hội của nước sở tại và các nước tư bản chủ nghĩa khác và tham gia hoạt động yêu nước

ở nước ngoài

Trong những năm ở nước Mỹ và nước Pháp, Người dành nhiều thời gian tìm hiểu

về các cuộc cách mạng nổi tiếng thế giới là cách mạng Mỹ (1776) với bản “Tuyên ngôn Độc lập” và cách mạng tư sản Pháp (1789) bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền”

Theo Người, cách mạng tư sản là cách mạng “không tới nơi” bởi nó không đề cập đến giải phóng mọi tầng lớp nhân dân lao động

Tháng 6 năm 1919, khi các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất họp Hội nghị ở Vécxây (Versailles) nước Pháp để mục đích phân chia lại thế giới, Người đã chớp lấy cơ hội đó để cùng với một số nhà yêu nước khác tại Pháp, gửi tới Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam, tố cáo chính sách của thực dân Pháp

và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam

Tháng 7 nǎm 1920 qua báo Nhân đạo (L'Humanité) Pháp, Người được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I Lênin Việc Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920 đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, bước nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác -Lênin

Từ đó, chủ nghĩa Mác – Lênin dần thâm nhập vào phong trào công nhân, yêu nước của Việt Nam

“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

2.2 Thời kì tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản (1920 – 1930)

Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống cần cù lao động, anh dũng chiến đấu trong dựng nước và giữ nước, truyền thống đoàn kết, sống có tình, có nghĩa, nhân

Trang 8

ái Việt Nam Trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt lịch sử dân tộc Chủ nghĩa yêu nước đã trở thành động lực, sức mạnh truyền thống, đạo lý làm người, niềm tự hào và là nhân tố hàng đầu trong bảng giá trị tinh thần của con người Việt Nam

Chính sức mạnh truyền thống ấy đã thúc giục Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đi tìm đường cứu nước, cứu dân Đó là động lực chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Người trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng Đó cũng chính là cơ sở tư tưởng

đã dẫn dắt Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin

Trước khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, Mỹ, đặc biệt là tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác

ái, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) Người đã vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng học thuyết ấy lên một trình độ mới phù hợp với dân tộc và thời đại mới

Trang 9

II Vai trò của văn hoá phương Đông thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Nho giáo

Nho giáo một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị

do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức

Bản thân Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với Nho giáo ngay từ nhỏ khi cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc là một nhà Nho yêu nước Do đó Người đã thấm nhuần được các chuẩn mực đạo đức, suy luận lý lẽ ngay từ khi được học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba (1906)

Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng đắn vai trò của Nho giáo và người sáng lập ra nó là Khổng Tử Hơn ai hết, Hồ Chí Minh hiểu rõ những mặt bất cập, hạn chế của Nho giáo

Đó là trong Nho giáo có những yếu tố duy tâm, lạc hậu, phản động như tư tưởng đẳng cấp, khinh lao động chân tay, khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi… Tuy nhiên, Người cũng thấy được những mặt tích cực của nó Đó là đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học với châm ngôn “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” Về điểm này, Nho giáo hơn hẳn các học thuyết cổ đại, bởi vì nhiều học thuyết cổ đại chủ trương ngu dân để dễ cai trị Người đã khai thác Nho giáo, lựa chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng

2 Phật giáo

Đạo Phật là một trong những học thuyết Triết học - tôn giáo lớn nhất trên thế giới, tồn tại rất lâu đời với hệ thống giáo lý đồ sộ và số lượng phật tử đông đảo được phân bố rộng khắp Đạo Phật được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và

đã nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt, bên cạnh đạo Nho, đạo Lão và đạo Thiên chúa

Hồ Chí Minh là người con của xứ Nghệ, trưởng thành tại xứ Huế, ở một đất nước Phật giáo du nhập từ sớm và là thành tố cấu thành nên giá trị văn hóa Việt Nam Bởi vậy Phật giáo có những đóng góp quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của Người Và chính Hồ Chí Minh nói rằng, từ trong chiều sâu lịch sử dân tộc, Phật giáo Việt Nam đã góp phần hình thành nên những giá trị tích cực, nhân bản Những giá trị và chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lối sống mà Phật giáo đã hội nhập vào cuộc sống và được duy trì cho tới ngày nay Hơn nữa chúng ta còn thấy trong di thảo

Trang 10

Hồ Chí Minh nhấn mạnh đó là tư tưởng về phát huy tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã vị tha; tư tưởng về phát huy các giá trị đạo đức, nhân văn và tinh thần đoàn kết trong Phật giáo Người đã nâng nó lên thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước”, đó là Lòng yêu thương con người, quên mình vì mọi người, luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức của con người, luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân, tư tưởng về đại đoàn kết toàn dân

3 Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn

Chủ nghĩa Tam dân (với 3 nội dung chủ yếu là dân tộc, dân quyền, dân sinh) đã thể hiện khá hoàn chỉnh tư tưởng dân chủ tư sản của Trung Quốc thời kỳ cận đại Trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Tam dân, Trung Quốc Đồng minh hội - (chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc) ra đời và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc tiến hành thành công cuộc cách mạng Tân Hợi Cuộc cách mạng đã lật đổ nền thống trị gần 300 năm của vương triều Mãn Thanh, kết thúc chế độ chuyên chế phong kiến hơn 2000 năm, lập nên nước Trung Hoa Dân Quốc

Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển nhiều nội dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn trong toàn bộ tư tưởng của mình Người chủ trương xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có độc lập, tự do, hạnh phúc Mong ước duy nhất của Người là đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học Trong tất cả các lý luận cách mạng, Nguyễn

Ái Quốc cảm thấy chủ nghĩa Tôn Văn Sơn là thích hợp nhất với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam Chủ nghĩa Tam dân của bác sĩ Tôn Dật Tiên có thể tổng kết là: Chủ nghĩa dân tộc: độc lập cho mọi dân tộc Chủ nghĩa dân quyền: tự do của nhân dân Chủ nghĩa dân sinh: hạnh phúc và hưởng thụ của nhân dân Đây là cái mà Việt Nam cần Đây là cái mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi Đây là cái mà Nguyễn Ái Quốc tìm kiếm Từ

đó về sau, Nguyễn Ái Quốc có lòng kính trọng sâu sắc đối với lãnh tụ vĩ đại này của nhân dân Trung Quốc và trở thành người học trò trung thực của Tôn Trung Sơn Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy những hạn chế hết sức cơ bản của học thuyết này Về cơ bản, tư tưởng của chủ nghĩa Tam dân vẫn chỉ là tư tưởng dân chủ tư sản, nằm trong hệ thống tư tưởng tư sản Tuy nhiên, Người cũng nhìn thấy ở chủ nghĩa Tam dân và chính sách “thân Nga, liên cộng, ủng hộ công nông” của Tôn Trung Sơn

có những điểm tiến bộ, tích cực và có thể vận dụng thích hợp vào điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam Năm 1925, sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Hồ Chí Minh đã trực tiếp huấn luyện, đào tạo cán bộ đưa về nước tuyên truyền vận động quần chúng, chuẩn bị tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng cộng sản

Ngày đăng: 04/05/2024, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w