1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu văn học trung Đại việt nam hình tượng trăng trong nền văn học trung Đại việt nam

17 57 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình tượng trăng trong nền văn học trung đại Việt Nam
Tác giả Thủy Chi, Nhật Minh, Minh Phương, Hoàng Trang, Mai Hương, Kim Thanh, Tú Linh
Người hướng dẫn Đào Thị Hoài Bắc
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Bắc Giang
Chuyên ngành Văn học
Thể loại Báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 140,78 KB

Nội dung

Trăng trong văn học được biết đến như một hình tượng nghệ thuật, có thể được còn được nghe qua những tên gọi: bóng nga, bóng nguyệt,....Trăng đã được nhiều tác giả khai thác mang vào tro

Trang 1

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẮC GIANG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

HÌNH TƯỢNG TRĂNG TRONG NỀN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

VIỆT NAM

Nhóm thực hiện : Thủy Chi, Nhật Minh, Minh Phương, Hoàng

Trang, Mai Hương, Kim Thanh, Tú Linh Lớp : 11 Hàn

Giáo viên hướng dẫn : Đào Thị Hoài Bắc

Bắc Giang, ngày 1 tháng 1 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

NỘI DUNG 3

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT HÌNH TƯỢNG TRĂNG 3

II TRĂNG LÀ HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN PHONG PHÚ 4

2.1 Trăng gợi nhớ hình bóng quê hương 4

2.2 Trăng họa cảnh sắc, tô điểm dòng chảy cảm xúc của con người 5

2.3 Trăng là biểu tượng của vẻ đẹp duyên dáng 6

III TRĂNG CHỨNG KIẾN NHỮNG CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA LỨA ĐÔI 7

3.1 Trăng là lời tỏ tình đầy tinh tế 7

3.2 Trăng cùng những cung bậc tương tư 8

3.3 Trăng là minh chứng cho những lời thề ước lứa đôi 9

3.4 Trăng là biểu tượng của những lời ly biệt, sự chia ly day dứt của lứa đôi 9

3.5 Trăng là biểu tượng của tiếng nói hận tình khổ đau, những bất hạnh trong tình yêu đôi lứa 10

IV TRĂNG VÀ NHỮNG BẤT HẠNH, DỞDANG CỦA CON NGƯỜI 11

4.1 Trăng -người bạn cô đơn của con người 11

4.2 Trăng là biểu tượng cho hoài niệm 11

4.3 Trăng biểu tượng cho sự tuyệt vọng và những bi kịch của thời đại.12 V TRĂNG LÀ NGƯỜI BẠN TRI ÂM TRI KỶ CỦA THI SĨ 13

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong văn học trung đại, trăng là một biểu tượng tiêu biểu cho cảm hứng sáng tác bất tận của các nhà văn, nhà thơ Những tác giả trung đại gửi vào ánh trăng bao nhiêu tâm tư, tình cảm của bản thân, cũng như những triết lý sống được đúc kết qua những quan sát, cảm nhận và trải nghiệm Trăng đem đến cho con người những cảm xúc về cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ, về quê hương

và về thân phận con người Trong mỗi tác phẩm, trăng lại hiện lên qua những đặc điểm, vẻ đẹp riêng Chính vì vậy, nhóm chúng tôi quyết định tìm hiểu về vẻ đẹp của hình tượng “trăng” trong văn học trung đại Việt Nam

II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: Mang đến cho mọi người một cái nhìn bao quát về hình tượng

“trăng” trong văn học trung đại Việt Nam: sự đa dạng về cảm xúc và hình ảnh

mà trăng được chọn làm hình ảnh đại diện

Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích các tác phẩm ứng với từng phần ý nghĩa

mà hình tượng “trăng” mang đến trong từng tác phẩm

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng: Hình tượng “trăng”.

Phạm vi nghiên cứu: Những tác phẩm văn học trung đại có gắn với hình

tượng “trăng”

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm văn học cùng với thao tác phân loại

NỘI DUNG

I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT HÌNH TƯỢNG TRĂNG

Trong văn học, hình tượng là phương thức phản ánh thế giới văn học bằng khối óc sáng tạo với yếu tố tưởng tượng và hư cấu thể hiện tâm tư và cảm xúc của con người Các thi nhân cũng sử dụng hình tượng như một phương thức giao tiếp giữa tác giả và độc giả, tạo nên một thế giới sống bằng ngôn từ Ánh trăng

Trang 4

từ lâu vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận của biết bao thi nhân, thi sĩ trong kho tàng văn chương uyên bác Trăng trong văn học được biết đến như một hình tượng nghệ thuật, có thể được còn được nghe qua những tên gọi: bóng nga, bóng nguyệt, Trăng đã được nhiều tác giả khai thác mang vào trong hồn của bài thơ với những đề tài: những số phận bất hạnh dang dở, những nỗi cô đơn, buồn tủi hay gợi nhớ niềm hạnh phúc, tình yêu lứa đôi, Hình tượng ánh trăng cũng mang lại ánh sáng dịu nhẹ, tinh tế mà lại ảm đạm, rất khác so với ánh nắng mặt trời Hơn nữa, trong thơ ca, ánh trăng xuất hiện không chỉ còn là tia sáng mà còn gợi những liên tưởng về những tình cảm, cảm xúc: hạnh phúc, cô đơn, hay nỗi buồn, Trong thơ trung đại, hình tượng trăng còn gắn liền với nhiều số phận bất hạnh, vẫn còn dang dở cũng bời vầng trăng sáng đẹp nhưng lại ở tít trên cao, cô đơn bao trùm như bị nuốt chửng trong bầu trời đêm Qua đó, ánh trăng qua mắt của các thi sĩ tài năng đã sáng tạo nên những bài thơ độc đáo, khám phá ra được nhiều khía cạnh của "trăng" Càng về sau trăng lại có thêm nhiều nét nghĩa mới,

dù vẫn là trăng nhưng qua tâm hồn, trái tim và ngòi bút sáng tạo của các thi sĩ khác nhau sẽ xây dựng lên hình tượng trăng ngày càng đồ sộ, phá bỏ khỏi những lớp nghĩa cổ xưa

II TRĂNG LÀ HÌNH TƯỢNG THIÊN NHIÊN PHONG PHÚ

2.1 Trăng gợi nhớ hình bóng quê hương

Nhắc đến hình tượng trăng, chúng ta không thể không nhắc đến những tác phẩm văn học trung đại Việt Nam sử dụng hình ảnh này để gửi gắm nỗi nhớ quê hương trong tâm hồn thi nhân Trăng trong nỗi nhớ quê hương hiện lên thật dịu hiền, êm ả như quê nhà ấp ôm lấy người thi sĩ:

“Cổ sơn tạc dạ truyền thanh mộng Nguyệt mãn bình than tuyết mãn thuyền”

(Đêm qua non quê cứ vấn vương trong giấc mộng thanh

Trăng đầy bãi cát phẳng, rượu đầy bầu) (Thơ chữ Hán: Mạn hứng - bài 1)

Trang 5

Hay trong bài Thu nhật ngẫu hành có đoạn viết rằng:

“Miến tướng cố hương tam kính cúc Mong thuyền dạ dạ thướng quy đao”

(Tưởng nhớ ba rặng cúc nơi vườn cũ, Hồn mộng đêm đêm lên thuyền về)

Tác giả nhớ về “ánh trăng”, “bình rượu” và nhớ “ba rặng cúc” nơi chốn cũ, nỗi nhớ vạn vật trong tự nhiên nay được thể hiện qua câu chữ một cách tinh tế

và chau chuốt, hình ảnh trăng từ đó cũng là 1 phần trong ký ức, gợi nhớ những

kỉ niệm chốn quê nhà, từ đó tiếp nối dòng chảy cảm xúc dạt dào, nỗi nhớ càng ngày càng thêm sâu đậm Nguyễn Trãi thông qua hình tượng trăng đã giãi bày cảm xúc của mình, đồng thời cũng làm bật lên được hình bóng quê hương trong trái tim tác giả

2.2 Trăng họa cảnh sắc, tô điểm dòng chảy cảm xúc của con người

Trăng - với lý tính khách quan của nó - là mang đến ánh sáng mát mẻ huyền diệu cho con người và cuộc đời trong đêm đen, khi bước vào địa hạt thơ

ca, trăng đã trở thành một hình tượng nghệ thuật thực sự, được miêu tả khá độc đáo và sắc nét Đặc biệt hơn cả, hình tượng trăng đã được các thi sĩ sử dụng trong các tác phẩm một cách khéo léo để tô vẽ nên bức tranh nhiên nhiên, sau đó

là làm bật lên yếu tố tâm trạng nội tâm của nhân vật :

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

“Non xa - Trăng gần” là 2 hình ảnh đối lập nhau, tạo không gian xa gần, không gian thoáng đãng miêu tả khung cảnh cô đơn của Kiều ở chốn xa lạ, vắng

vẻ, không 1 bóng người “Tấm trăng” tuy ở gần, nhưng cũng chỉ là dấu nhỏ trong bức tranh khung cảnh hoang vu, vắng vẻ trước lầu Ngưng Bích Một “ánh trăng” khác cũng được sử dụng trong Truyện Kiều, nhưng lại mang âm hưởng tươi mới hơn, tô thêm màu sắc sặc sỡ cho đêm xuân tràn đầy sức sống:

Trang 6

“Gương nga vằng vặc trời trong, Vàng gieo đáy nước, cây lồng bóng sân.

Hải đường lả ngọn đông lân, Giọt sương gieo nắng, cành xuân la đà”

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Cảnh đêm xuân bỗng chốc hiện ra thật đẹp dưới “gương nga” - hay trăng tròn Ánh trăng rực rỡ trong một ngoại cảnh tình tứ, nên thơ với những đường nét mong manh, e ấp của người thiếu nữ trong trắng như ánh trăng sáng, lần đầu biết yêu đương, biết rung động, vẫn còn ngại ngùng, đỏng đảnh duyên dáng Từ

đó ta có thể thấy rằng ánh trăng đã phần nào tô điểm thêm cho khung cảnh thiên nhiên, để từ đó khắc họa nên cảm xúc nội tâm và suy nghĩ của các nhân vật

2.3 Trăng là biểu tượng của vẻ đẹp duyên dáng

Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên, trăng còn là chuẩn mực của cái đẹp ngày xưa, khi mà ánh trăng dịu hiền, nhẹ nhàng được đem ra làm khuôn mẫu cho sắc đẹp kiều diễm của người con gái:

“Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Sắc đẹp của Thúy Vân được so sánh với những thứ đẹp nhất trên đời, trong

đó có trăng, vẻ đẹp trang trọng cao sang quý phái, khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh trăng tròn để tô đậm vẻ đẹp thiếu nữ, từ đó làm bật lên tính cách và số phận của nhân vật:

“Trăng trời khi tỏ khi mờ Trăng Kiều tròn, khuyết - bao giờ cũng trong

Như nàng nước đẩy theo dòng

Mà nguồn trinh bạch giữ lòng vẹn nguyên.”

(Truyện Kiều- Nguyễn Du)

Trăng trên trời lúc mờ lúc ảo, nhưng “Trăng Kiều” cũng có lúc tròn, có lúc khuyết, tuy dòng đời có xô đẩy đến đâu, ánh trăng thiếu nữ ấy vẫn sáng trong, đẹp đẽ, không hề bị vấy bẩn trước những điều xấu xa đã xảy đến với cuộc đời

Trang 7

Kiều Điều này càng cho thấy tác giả đã gửi gắm những điều trong trẻo, vẹn nguyên nhất vào hình ảnh trăng để gợi ra dung mạo của Thúy Kiều, để rồi phẩm giá, tính tình hiền hậu của người con gái ấy hiện lên thật rõ nét, không chỉ qua bốn câu thơ trên mà xuyên suốt trong Truyện Kiều Tác gia Nguyễn Du như đã chứng minh rằng trăng luôn là hình tượng thiên nhiên phong phú được sử dụng khéo léo trong các tác phẩm để đời của văn học trung đại Việt Nam xưa

III TRĂNG CHỨNG KIẾN NHỮNG CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU CỦA LỨA ĐÔI

3.1 Trăng là lời tỏ tình đầy tinh tế

Thơ ca xưa nay luôn biểu lộ những nỗi niềm thầm kín của con người, là nơi bộc lộ những điều khó bày tỏ, bởi vậy những câu hát trao duyên, tỏ tình đầy lãng mạn luôn là một điều không thể không nhắc đến mỗi khi nói về nền thi ca trung đại Việt Nam Đặc biệt, những hình ảnh thiên nhiên thi vị được sử dụng phổ biến trong các câu đối trao duyên cũng là một trong những nét đẹp truyền thống của người Việt xưa Trong đó, khung cảnh đêm trăng lãng mạn luôn xuất hiện rất nhiều trong những bài thơ về tình yêu, nơi mà ta luôn có ánh trăng soi sáng tấm chân tình của lứa đôi:

“Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng, Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?”

Lời tỏ tình của chàng trai qua 2 câu thơ hiện lên chứa chan tình cảm, sử dụng hình ảnh thiên nhiên đất trời để giãi bày tâm ý với cô gái Hình ảnh tình yêu của họ gắn với đêm trăng thanh bình, ánh trăng đêm ấy đã trở thành minh chứng giản đơn, lãng mạn nhất cho đôi lứa yêu nhau

Hay trong trích “Thề nguyền” của đại kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, ta bắt gặp hình ảnh đôi tình nhân Kim-Kiều bày tỏ và thề

nguyền dưới ánh trăng vằng vặc:

“Vầng trăng vằng vặc giữa trời

Trang 8

Đinh ninh hai mặt một lời song song

Tóc tơ căn vặn tấc lòng Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”

Bằng nhiều hình ảnh ước lệ, điển tích, điển cố, tác giả đã khắc họa lời thề

“trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” để minh chứng tình yêu mãnh liệt của

họ dưới vũ trụ bao la, dưới ánh trăng vằng vặc sáng trong Đó là lời bày tỏ tình cảm đầy chân tình và tình cảm yêu thương đầy sâu sắc

3.2 Trăng cùng những cung bậc tương tư

Tác giả Nguyễn Du đã liên tục lồng ghép hình ảnh trăng trong câu chuyện tình yêu của nàng Kiều và chàng Trọng, kể cả những ngày họ còn chưa nên duyên, ánh trăng đã kề cạnh bên nỗi tương tư còn chưa kịp tỏ bày của lứa đôi này:

“Tuần trăng khuyết, dĩa dầu hao, Mặt mơ tưởng mặt, lòng ngao ngán lòng.”

Vì trăng hết tròn rồi lại khuyết Trăng tròn là vào giữa tháng, càng về sau trăng càng khuyết dần, nên tuần trăng khuyết, ý nói một tháng đã qua Ở đây, tác giả đã rất khéo léo sử dụng chu kỳ tự nhiên của trăng để khắc họa quãng thời gian tương tư của chàng Kim Còn đĩa dầu hao là bởi Kim Trọng sau khi gặp Kiều ngày đêm mong nhớ, cho nên đêm đêm không ngủ được mà chông đèn ngồi đó thức rất khuya, chỉ đếm tuần trăng mà ôm nỗi tương tư với nàng Kiều

Hay như trong bài thơ “Vấn nguyệt” của tác giả Hồ Xuân Hương cũng có hình ảnh ánh trăng như một lời tâm sự của người con gái mới biết yêu “Hồ Xuân Hương đã yêu Nguyễn Du rồi sau đó tự vấn lòng mình:

“Trải mấy thu nay vẫn hãy còn,

Cớ sao khi khuyết lại khi tròn?

Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi?

Trang 9

Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con?

Đêm tối cớ sao soi gác tía?

Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn.

Năm canh lơ lửng chờ ai đó?

Hay có tình riêng mấy nước non?”

3.3 Trăng là minh chứng cho những lời thề ước lứa đôi

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, ta cũng thường bắt gặp trăng như một minh chứng cho những câu chuyện tình yêu đôi lứa thủy chung Trong trích

“Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Kiều nhìn trăng lại nhớ về người yêu, trăng dìu dịu soi bóng tình nhân, chứng kiến lời thề nguyền son sắc của Thúy Kiều và Kim Trọng:

“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ”

Trong tình cảnh bị giam cầm trong lầu Ngưng Bích “bốn bề bát ngát xa trông”, Kiều chỉ còn ánh trăng làm bạn, nhìn trăng nhớ người, nhớ về đêm ước hẹn Nỗi nhớ ấy thật chân thật và thiết tha Nỗi nhớ trào dâng đã đem những ký

ức về đêm trăng đầy lãng mạn và thơ mộng ấy trở lại với Kiều, nơi mà ở đó trăng chính là nhân chứng cho lời thề ước, cho câu chuyện tình yêu nồng nàn ấy

3.4 Trăng là biểu tượng của những lời ly biệt, sự chia ly day dứt của lứa đôi

Ánh trăng đã chứng kiến toàn bộ những biến cố trong cuộc đời Thúy Kiều,

từ giây phút hạnh phúc, nồng nàn khi thề nguyền cùng chàng Kim Cũng là những phút giây đau khổ, chia ly sau này, khi nàng đơn độc “giữa lầu Ngưng Bích khóa xuân”, và cả sau này khi nàng phải từ biệt Thúc Sinh khi chàng về với Hoạn Thư:

“Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Trang 10

Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường!”

Nguyễn Du đã sử dụng vầng trăng để đặc tả nội tâm của Thúy Kiều trong đêm thu ly biệt Nỗi buồn chia ly của họ như xẻ cả vầng trăng, hai người tựa như chia nửa vầng trăng tròn vành vạnh, nửa soi gối chiếc của Kiều trong tình cảnh

lẻ bóng cô đơn, nửa sáng soi dặm đường lẻ loi một mình của chàng Thúc Sinh

Từ nay mỗi người một ngả, tựa như nửa vầng trăng khuyết không còn vẹn

nguyên

Hay trong “Chinh phụ ngâm khúc”, ta cũng bắt gặp hình ảnh trăng gợi tả những cảm xúc, khát khao hạnh phúc lứa đôi của nàng chinh phụ khi phải chia

xa chồng đi đánh trận:

“Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm lửng bông.

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa dưới nguyệt, trong lòng xiết đâu”

Nàng nhìn trăng hoa chồng lên nhau tầng tầng lớp lớp, lại nhớ về những đêm xuân mộng bên chồng trong quá khứ nay đã chẳng còn Hình ảnh trăng và hoa tạo nên một không gian thơ mộng và hài hòa, làm nền cho sự đơn côi lẻ bóng của nàng chinh phụ còn son trẻ trong đêm trăng đẹp lạnh lẽo

3.5 Trăng là biểu tượng của tiếng nói hận tình khổ đau, những bất hạnh trong tình yêu đôi lứa

Trong Tự tình II của nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có viết:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,”

Hương rượu chính là sự thề hẹn của đôi tình nhân, nhưng khi tình vẫn còn vấn vương thì hương đã bay đi tự thuở nào “Say lại tỉnh”, cô gái đã tỉnh rượu

Trang 11

nên lại càng cảm nhận rõ ràng nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời Trăng đã gợi lên mối duyên phận của đôi lứa, nhưng trăng thì “khuyết chưa tròn”, ngụ ý tình duyên của họ còn chưa trọn vẹn, không như mong ước, khi mà tuổi xanh đã lần lượt trôi đi Trăng ở đây cũng chính là tiếng nói xót xa cho đoạn tình duyên dở dang, lỡ làng

Hay qua hai câu thơ:

“Anh đi đường ấy xa xa

Để em ôm bóng trăng tà năm canh”

Câu thơ thể hiện hoàn cảnh chia xa, nỗi cô đơn và mong nhớ của đôi tình nhân Hình ảnh bóng trăng tà là tượng trưng cho một tình yêu yên bình và lãng mạn, dẫu xa cách nhau muôn trùng, đối mặt với những cô đơn lẻ loi và nỗi nhớ người yêu da diết, họ vẫn một lòng chung thủy hướng về nhau

IV TRĂNG VÀ NHỮNG BẤT HẠNH, DỞDANG CỦA CON NGƯỜI 4.1 Trăng -người bạn cô đơn của con người

Trong văn học Trung Đại Việt Nam, trăngđôi khi còn được sử dụng như một biểu tượng chonhững số phận bất hạnh, khổ đau của con người Với ánh sáng lấp lánh và vẻ đẹp u buồn, trăng thường được dùng trong thơ để miêu tả là

một người bạn đồng hành cô đơn của những người khổ hạnh:

"Trăng ơi, người bạn cô đơn

Đêm nay ta lại gặp nhau trong vô vàn sầu muộn”

Trong bài thơ "Trăng", Tản Đà đã miêu tả trăng như một người bạn đồng hành cô đơn của con người Bài thơ bắt đầu với những câu thơ chất chứa bao muộn phiền Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận được sự cô đơn và u buồn của người viết.Trăng được miêu tả như một người bạn đồng hành với con người trong những đêm cô đơn Trăng luôn hiện diện và chiếu sáng cho con người, nhưng lại không thể chia sẻ hay giải tỏa nỗi buồn của họ Điều đó không chỉ tô

Ngày đăng: 20/10/2024, 08:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w