1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1975

110 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Ảnh Người Phụ Nữ Trong Thơ Nữ Việt Nam Giai Đoạn 1955-1975
Tác giả Trần Đặng Minh Tú
Người hướng dẫn Th.S Ngô Thị Kiều Oanh
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Văn Học
Thể loại Báo Cáo Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 534,34 KB

Nội dung

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1975 9 1.1. Đặc điểm 9 1.2. Thành tựu 12 1.3. Tác giả tiêu biểu 14 1.3.1. Lâm Thị Mỹ Dạ 14 1.3.2. Phan Thị Thanh Nhàn 16 1.3.3. Xuân Quỳnh 18 CHƯƠNG 2. VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955 - 1975 22 2.1. Con người với tình yêu lứa đôi hòa quyện trong tình yêu tổ quốc 22 2.1.1. Tình yêu đề cao sự đồng điệu của tâm hồn 22 2.1.2. Tình yêu trong sự thống nhất riêng chung 24 2.2. Con người với tình yêu dành cho quê hương, đất nước 32 2.3. Con người mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 43 2.3.1. Khuynh hướng sử thi 43 2.3.2. Cảm hứng lãng mạn 53 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1975 61 3.1. Hình ảnh thơ 61 3.1.1. Hình ảnh thể hiện sự gắn bó che chở 61 3.1.2. Hình ảnh thể hiện khát vọng về tình yêu 63 3.1.3. Hình ảnh thể hiện thân phận nhỏ bé, lẻ loi cô đơn 68 3.2. Giọng điệu thơ 71 3.2.1. Giọng trữ tình - triết lý 71 3.2.2. Giọng ngọt ngào sâu lắng 75 3.3. Ngôn ngữ trong thơ 79 3.3.1. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị 80 3.3.2. Ngôn ngữ giàu hình tượng 88 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

Bình Dương, tháng 5 năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1955-1975

Trang 3

3.1 Nghiên cứu về thơ ca chống Mỹ 1955-1975: 2

3.2 Nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trong thơ Việt Nam giai đoạn 1975 5

1955-4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

2.1 Con người với tình yêu lứa đôi hòa quyện trong tình yêu tổ quốc 22

2.1.1 Tình yêu đề cao sự đồng điệu của tâm hồn 22

2.1.2 Tình yêu trong sự thống nhất riêng chung 24

2.2 Con người với tình yêu dành cho quê hương, đất nước 32

2.3 Con người mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 43

2.3.1 Khuynh hướng sử thi 43

2.3.2 Cảm hứng lãng mạn 53

Trang 4

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ

TRONG THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1975 61

3.1 Hình ảnh thơ 61

3.1.1 Hình ảnh thể hiện sự gắn bó che chở 61

3.1.2 Hình ảnh thể hiện khát vọng về tình yêu 63

3.1.3 Hình ảnh thể hiện thân phận nhỏ bé, lẻ loi cô đơn 68

3.2 Giọng điệu thơ 71

3.2.1 Giọng trữ tình - triết lý 71

3.2.2 Giọng ngọt ngào sâu lắng 75

3.3 Ngôn ngữ trong thơ 79

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Hình ảnh người phụ nữ trong thơ nữ Việt Nam

giai đoạn 1955-1975” là bài viết được tiến hành công khai, dựa trên sự cố gắng, nỗ

lực của tôi và sự hướng dẫn nhiệt tình của Th.S Ngô Thị Kiều Oanh

Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Nếu phát hiện có bất cứsự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật từkhoa và nhà trường

Bình Dương, ngày 13 tháng 05 năm 2024 Sinh viên

Trần Đặng Minh Tú

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại Học Thủ DầuMột báo cáo tốt nghiệp được hoàn thành không chỉ bằng nỗ lực của bản thân ngườithực hiện đề tài mà còn nhờ sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô chuyên môn và bạnbè đặc biệt là cô ThS Ngô Thị Kiều Oanh người đã trực tiếp hướng dẫn góp ý choviệc thực hiện đề tài rất nhiều

Người thực hiện đề tài xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến: - Quý thầy cô của Trường Đại Học Thủ Dầu Một

- Cô ThS Ngô Thị Kiều Oanh là giảng viên trường đại học Thủ Dầu Một đãhướng dẫn thực hiện đề tài này

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài báo cáo tốt nghiệp với đề tài HìnhẢnh Người Phụ Nữ Trong Thơ Nữ Việt Nam giai đoạn 1955-1975 không tránh khỏinhững thiếu sót Rất mong nhận được sự thông cảm chỉ dẫn giúp đỡ và đóng góp ýkiến của các quý thầy cô hội đồng và các bạn để đề tài có thể ngày càng hoàn thiệnvà phát triển đóng góp một phần nho nhỏ cho cộng đồng và xã hội

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Trang 7

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆNThời gianCác nội dung,

công việc thựchiện

Sản phẩmNgười thực hiện

29/10/2023 Liên hệ GVHD,

trao đổi về việcchọn đề tài BCTN,chốt đề tài

Tên đề tài: Hình ảnhngười phụ nữ trongthơ ca Việt Nam giaiđoạn 1945-1975

Sinh viên - GVHD

30/10/2023 đến10/11/2023

Đọc và tham khảotài liệu về nội dungđề tài

Sinh viên

11/11/2023 đến21/11/2023

Lập dàn ý cho đềtài, bắt đầu viết cácphần mở đầu…GVHD duyệt lần 1

Sinh viên - GVHD

22/11/2023 đến27/11/2023

GVHD góp ý vàchỉnh sửa , tiếp tụclập dàn ý cho đề tài(Chương I;II;III)

Sinh viên - GVHD

28/11/2023 đến30/11/2023

GVHD chỉnh sửaduyệt lần 2, hoànthành đề cươngBCTN

Đề cương BCTN Sinh viên - GVHD

chỉnh sửa đổi tên đềtài

Tên đề tài: Hình ảnhngười phụ nữ trongthơ nữ Việt Namgiai đoạn 1955-1975

Sinh viên - GVHD

10/12/2023 đến30/1/2024

Đọc tài liệu về nộidung đề tài

Sinh viên

Trang 8

19/2/2024 đến21/2/2024

GVHD chỉnh sửanội dung đề tài, bắtđầu viết BCTN

Sinh viên - GVHD

22/2/2024 đến17/3/2024

GVHD chỉnh sửanội dung chương I,hoàn thành chươngI

Sinh viên - GVHD

18/3/2024 đến14/4/2024

GVHD chỉnh sửanội dung chương II,hoàn thành chươngII

Sinh viên - GVHD

15/4/2024 đến5/5/2024

GVHD chỉnh sửanội dung chươngIII, hoàn thànhchương III

Sinh viên - GVHD

6/5/2024 đến 12/5/2024

GVHD và sinh viênxem lại, bổ sungnội dung, chỉnhsửa Hoàn thànhBCTN

Đề tài BCTN: Hìnhảnh người phụ nữtrong thơ nữ ViệtNam giai đoạn1955-1975

Sinh viên - GVHD

Bình Dương, 13 tháng 5 năm 2024

Ý kiến của giảng viên hướng dẫn đề tài Sinh viên thực hiện

( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên )

Ngô Thị Kiều Oanh Trần Đặng Minh Tú

Trang 9

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình văn học dân tộc, hình tượng người phụ nữ với những phẩmchất cao đẹp của họ cũng đã trở thành nguồn mạch cảm hứng trong trẻo, đậm sâu,góp phần khẳng định nền tảng nhân văn của cả nền văn học và cốt cách cao đẹp củacon người Việt Nam Người phụ nữ Việt Nam từ cuộc sống bước vào văn học trởthành một hình tượng lớn của văn học Việt Nam Văn học hôm nay viết về ngườiphụ nữ là sự tiếp nối cội nguồn văn học dân tộc, hoàn thiện hơn chân dung ngườiphụ nữ Việt Nam

Đến giai đoạn 1955 - 1975, văn học chủ yếu tập trung thực hiện những nhiệmvụ chính trị lớn lao nên dòng văn học viết về phụ nữ có phần bị chìm lấp hơn so vớinhững đề tài mang tính nổi trội như đấu tranh giải phóng dân tộc, cổ vũ tinh thầnchiến đấu của nhân dân, hướng về đại chúng công nông binh v.v Song không thểphủ nhận rằng hình ảnh người phụ nữ vẫn được các văn nghệ sĩ tiếp tục sáng tạo đểtiếp nối dòng cảm xúc chưa bao giờ vơi cạn của người dân Việt

Góp phần cho sự thành công của thơ giai đoạn 1955-1975 không thể thiếu đisự đóng góp nổi bật của đội ngũ các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ Với thiên tính đặcthù của mình, các nhà thơ nữ đã có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng về nhữngvấn đề hệ trọng của đất nước và con người Việt Nam trong chiến tranh Mặt khác,thơ của họ nhiều khi là những lời bộc bạch chân thành của một cái tôi nữ tính giàuyêu thương, đa cảm Chính những lời thơ ấy đã góp phần làm nên sự lắng đọng củanền thơ, bổ sung phần thiếu vắng mảng đề tài cá nhân, đời tư trong thơ thời chốngMỹ

Từ những thành tựu nghệ thuật đã đạt được, thơ nữ Việt Nam 1955-1975 đãvà đang tạo sự thu hút với giới nghiên cứu phê bình văn học Tuy nhiên, đa sốnhững công trình nghiên cứu thơ nữ từ 1955-1975 đến nay thường theo hướng tổng

Trang 10

quát về những đặc điểm chung, những đóng góp chung, hoặc khái quát đặc điểm,phong cách sáng tác của một nhà thơ, một nhóm nhà thơ ở một giai đoạn nhất định.Đã đến lúc cần có thêm công trình nghiên cứu bao quát rộng hơn những tìm tòi vàcách tân trong thơ nữ Việt Nam trong 1955-1975, cụ thể là dòng chảy truyền thốngvà cách tân qua hình tượng người phụ nữ để thấy được đổi mới và đóng góp cụ củathể bộ phận thơ này.

Tìm hiểu “Hình ảnh người phụ nữ trong thơ nữ Việt Nam giai đoạn 1955 1975”, chúng muốn được đi sâu vào đặc trưng thơ giai đoạn kháng chiến chống Mỹvề cả nội dung và đặc điểm nghệ thuật Qua đó khai thác hình ảnh người phụ nữ đểcó cái nhìn đa chiều, đa diện về cuộc sống của một bộ phận người trong xã hội ViệtNam thời bấy giờ

-2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài hệ thống hóa hình ảnh người phụ nữ trong sự chuyển biến của văn hóavăn nghệ giai đoạn 1955-1975, từ đó thấy được mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữahình ảnh người phụ nữ trong bước chuyển văn học cách mạng 1955-1975 Đồngthời, đề tài đóng góp thêm một khía cạnh trong nghiên cứu thể loại thơ cách mạng1955-1975

3.Tổng quan đề tài3.1 Nghiên cứu về thơ ca chống Mỹ 1955-1975:

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đi qua với bao dư âm để lại trong cảlịch sử dân tộc và lịch sử văn học Những vần thơ ra đời trong thời đại máu lửa, hàohùng ấy đã và đang trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình mang tínhquy mô Thơ chống Mỹ cứu nước được trình bày trong các cuốn sách, các công trìnhmang tính tổng kết một chặng đường, một giai đoạn lịch sử văn học, chẳng hạn như:

Trang 11

Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước là công trình phác thảo lịch sử văn

học giai đoạn 1964-1975 của Viện Văn học, trong đó phần thơ do PGS.TS Vũ TuấnAnh viết, gồm các mục: Một dân tộc vừa đánh giặc, vừa làm thơ; Thơ chống Mỹ -một nền thơ chiến đấu; Chủ nghĩa anh hùng cách mạng và vẻ đẹp tâm hồn của conngười Việt Nam đánh Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thơ; Thơ chống Mỹ -tiếng nói thống nhất những phong cách đa dạng giàu sức phát triển; Một chặngđường phát triển quan trọng của thơ ca hiện đại [1]

Bên cạnh cách nhìn khái quát về vai trò của thơ chống Mỹ cứu nước trongtiến trình vận động của lịch sử văn học dân tộc, các nhà nghiên cứu còn đề cập tớitừng phong cách, khám phá những nét riêng của mỗi nhà thơ để thấy được sự đadạng trong thống nhất của thơ chống Mỹ cứu nước Tác giả Trần Đăng Suyền khẳngđịnh: Mỗi nhà thơ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước là “một cây bút tiêubiểu có bản sắc và giọng điệu riêng” Chính vì vậy Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo,Hữu Thỉnh, Nguyễn Khoa Điềm trở thành đối tượng nghiên cứu của rất nhiều côngtrình, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ Hầu hết các công trình, bài báo đều thốngnhất nhận định: Phạm Tiến Duật tài hoa, hóm hỉnh; thơ Nguyễn Khoa Điềm suy tư,triết lí; Hữu Thỉnh tinh tế và đầy trăn trở

Điều quan trọng, viết về cuộc kháng chiến, về Tổ quốc với cảm hứng sử thi,các nhà thơ chống Mỹ đã truyền đến cho người đọc “luồng điện” cảm xúc mãnh liệt,chân thật, mang hào khí của thế hệ và thời đại từ chính những trải nghiệm, cảm xúcthực của mình Vì thế cảm xúc, cảm hứng sử thi, hình tượng cuộc kháng chiến, đấtnước, thời đại đó vừa lớn lao nhưng cũng rất gần gũi và có sức lay động Nguyễn

Đăng Điệp đã lí giải điều đó rất thuyết phục bằng nhận định “các nhà thơ đã dámsống đến cùng với số phận của đất nước và nhân dân” [3,tr.1].

Trang 12

Cảm hứng sử thi và lãng mạn đã chi phối rất nhiều đến yếu tố giọng điệu thơ.Hầu hết các nhà nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khi nhắc đến thơ chống Mỹcứu nước đều khẳng định hào sảng lạc quan là âm hưởng chủ đạo Theo Nguyễn BáLong, giọng hào sảng, lạc quan được toát lên ngay từ những tiêu đề của các thi

phẩm đến bút pháp huyền thoại, cách điệu hóa Các nhà thơ thường tìm đến “nhữnggam màu sáng, những âm thanh mạnh, những biểu tượng gợi cảm giác về sự kỳ vĩ,tự hào” [53,tr.1] Do đó giọng thơ luôn đầy hào khí, cái hùng lấn át cái bi, sự tin

tưởng vượt lên trạng thái đau thương Lê Thị Bích Hồng còn chỉ ra tính sử thi, giọngsử thi thể hiện cả trong hình tượng những con đường, trong cách tạo dựng thời gian,không gian nghệ thuật

Tìm hiểu thơ chống Mỹ cứu nước, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng bên cạnhgiọng điệu hào sảng, lạc quan thơ chống Mỹ còn có những giọng điệu khác nhưgiọng trữ tình thống thiết, giọng triết lí suy tưởng Bởi các nhà thơ chống Mỹ khôngchỉ phản ánh hào khí của cuộc chiến tranh mà còn suy tư về chiến tranh, về số phậncon người trong chiến tranh, về cuộc sống đời thường và sẻ chia cả nỗi cô đơn củacon người trong chính những vần thơ sáng tác vào những năm tháng bom đạn khốcliệt Khi nói về tính triết lí triết luận của thơ kháng chiến chống Mỹ cứu nước cảNguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Bá Thành, Lê Thị Bích Hồng, Nguyễn Văn Long,Nguyễn Bá Long, đều dẫn thơ Chế Lan Viên, Lưu Quang Vũ, Tố Hữu như lànhững trường hợp điển hình Theo các nhà nghiên cứu, giọng triết lí suy tưởng củathơ chống Mỹ thường được thể hiện qua thể thơ tự do, ít gieo vần, qua hệ thống hìnhtượng và biểu tượng Cũng vì thế khi nhận diện tiến trình vận động của thơ chốngMỹ xét từ cả phương diện cảm hứng lẫn giọng điệu các nhà nghiên cứu như VũTuấn Anh, Lê Thị Bích Hồng đều thấy rằng cảm hứng sử thi càng về sau càng mờnhạt hơn và cảm thức cô đơn ngày càng rõ rệt

Trang 13

Tóm lại, nếu đánh giá văn học 1955 – 1975 theo nhiệm vụ lịch sử của nó làtuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu, thì văn học giai đoạn này đã thực hiện xuấtsắc nhiệm vụ của mình Sức mạnh cổ vũ to lớn của thơ Hồ Chí Minh, Tố Hữu, ChếLan Viên, Giang Nam, Lê Anh Xuân, Phạm Tiến Duật đã cho chúng ta thấy rõ điềuđó.

3.2 Nghiên cứu về hình ảnh người phụ nữ trong thơ Việt Nam giai đoạn 1975

1955-Mai Hương trong Thơ và sự phản ánh người phụ nữ mới Việt Nam trongkháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có đề cập cùng với dòng thơ cách mạng,“phần nào người phụ nữ đã được biểu hiện với một vẻ đẹp rất mới” [45,tr.10].

Trong bài viết của mình, Mai Hương đã chỉ ra đặc điểm riêng của hình ảnh ngườiphụ nữ trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ Đặc biệt tác giả nhấn mạnhvào tác động của cách mạng trong biểu hiện cái mới của người phụ nữ

Vũ Duy Thông trong Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945-1975

(1998) đã liệt kê nhiều bài thơ trong giai đoạn văn học kháng chiến 1945-1975 xuấthiện hình ảnh người phụ nữ Một số bài thơ tiêu biểu được đề cập đến như người bà

trong thơ Tố Hữu, cô lái đò của Lương An, cô thôn nữ trong Thăm lúa của Trần

Hữu Thung,…Qua đó, tác giả công trình khẳng định vẻ đẹp và sức mạnh riêng củangười phụ nữ trong lao động, phục vụ kháng chiến Mặt khác lý giải thành công củavăn nghệ kháng chiến đến từ sự đổi mới của hình ảnh người phụ nữ trong thể loạithơ

Trang 14

Lưu Khánh Thơ với Thơ nữ Việt Nam - từ cổ điển đến hiện đại (2020) nhận

dạng “Nhìn vào quá trình phát triển thơ Việt Nam hiện đại từ 1945 đến nay, thời kỳchống Mỹ là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất” [50,tr.110] Tác giả phân tích sự rực rỡđó được góp phần không nhỏ bởi đội ngũ thơ nữ khá đông đảo, mang đậm tinh thầnvà hơi thở thế hệ mình Giọng thơ nữ thời kỳ này cũng vì vậy mà có tiếng nói riêng:dịu dàng, đằm thắm mà không ít suy nghĩ, trách nhiệm chung trước cuộc đời Đồngthời, tác giả bài viết cũng đề cập đến hình ảnh người phụ nữ trong thơ kháng Mỹ đầyắp “những tình cảm nhân bản nhất về cuộc sống” và họ được “bộc lộ bản lĩnh củamình một cách nhuần nhuyễn, đa dạng” [50,tr.110] Bài viết đã bước đầu chú ý đếnsự riêng biệt của dòng thơ nữ nói chung, và nhận dạng một trong những khía cạnhcủa hình ảnh người phụ nữ được phản ánh trong thơ văn giai đoạn này, đó là bêncạnh những lo toan, trách nhiệm trước nhiệm vụ lớn của dân tộc, còn là tiếng yêunhỏ nhẻ mà tha thiết, lâu bền, khao khát có một mái ấm gia đình, hạnh phúc riêngmình

Hà Thị Dung với luận án tiến sĩ Đặc điểm của thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứunước (2015) đã khái quát thành tựu của các nhà thơ nữ thế hệ kháng chiến chống Mỹ

cứu nước trên cả hai phương diện nội dung phản ánh và các hình thức thể hiện Mặtkhác, tác giả cũng đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của ba nhàthơ nữ Việt nam tiêu biểu từ thế hệ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến thời hậuchiến nằm trong chỉnh thể hệ thống thơ ca Việt Nam giai đoạn từ chống Mỹ cứunước bước sang hậu chiến Đây là một công trình công phu, đã góp thêm tiếng nóitrong việc nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về giai đoạn văn học kháng chiếnchống Mĩ cứu nước nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn 1955-1975 nóichung Tuy vậy, việc nghiên cứu ba nhà thơ nữ tiêu biểu trong một giai đoạn vănhọc đa dạng như vậy là còn hạn chế, thiếu tính hệ thống

Trang 15

Ngô Như Quỳnh với luận văn Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh (2005)

có đề cập đến cá tính thơ độc đáo của Xuân Quỳnh thông qua hình ảnh người phụ nữđược thể hiện trong thơ Đó là “hình tượng người phụ nữ kiên cường, suy tư, mạnhmẽ trong kháng chiến lẫn mong muốn một mái ấm gia đình, , sẵn sàng hy sinh để cóđược hạnh phúc lâu bền, tình yêu thật sự” [27, tr.26] Công trình đã khái quát đượchình ảnh người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng chính là những hình bóng, tâmtư của chính tác giả Với Xuân Quỳnh, thơ và đời là một, vậy nên người phụ nữtrong thơ lẫn đời đều tha thiết, lo toan, chắt chiu và bảo vệ hạnh phúc của mình.Công trình có giá trị tư liệu để người viết thực hiện đề tài của mình

Có thể thấy, hình ảnh người phụ nữ trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975thường được nhắc đến, lướt qua trong những công trình lớn về cả một giai đoạn vănhọc Hoặc một số khác thì thường chỉ khảo sát tác phẩm của một số nhà thơ tiêubiểu, như Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn,…Đến nay chưa có một công trình cóhệ thống khảo sát trên bình diện chung để thấy được toàn bộ diện mạo của ngườiphụ nữ trong thơ ca giai đoạn 1955-1975 Trên tinh thần kế thừa các công trình đitrước, chúng tôi thực hiện đề tài “Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Việt Nam giaiđoạn 1955-1975” với mong muốn bước đầu khái quát được diện mạo người phụ nữtrong cuộc kháng chiến của dân tộc, qua đó đóng góp phần nào cho nền văn họcnghệ thuật nước nhà

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình ảnh người phụ nữ trong thơ nữ ViệtNam giai đoạn 1955 - 1975

Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát những tác phẩm thơ của các tácgiả nữ giai đoạn 1955-1975, trong đó tập trung chủ yếu vào ba nhà thơ nữ tiêu biểulà Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ và Phan Thị Thanh Nhàn

- Những bài thơ được phân loại, phân tích và tổng hợp dựa vào các tác phẩm:

Trang 16

+ Tổng tập Văn học Việt Nam trọn bộ 42 tập của NXB Khoa học Xã hội, Hà

Nội

+ Cùng một số tài liệu khác có liên quan

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện dựa trên những phương pháp sau:- Phương pháp lịch sử - xã hội: được sử dụng để tìm hiểu về bối cảnh văn họcViệt Nam giai đoạn 1955-1975 đã ảnh hưởng đến quan điểm sáng tác của các tác giảnữ cũng như góp phần tạo nên những đặc điểm cơ bản của thơ ca thời kỳ này

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: đây là phương pháp chính được sử dụngtrong đề tài Cùng với các việc khảo sát tác phẩm, chúng tôi tiến hành phân tíchnhững hình ảnh, ngôn từ nghệ thuật để thấy được vẻ đẹp của người phụ nữ Từ đóphân loại và đúc kết thành các ý tưởng, luận điểm

- Phương pháp hệ thống: chúng tôi đặt các tác phẩm được khảo sát trong hệthống thơ ca để phân biệt với các thể loại khác và làm nổi bật đặc trưng của thể loạinày

Những thao tác và phương pháp trên không tách rời nhau nhưng kết hợp, bổsung cho nhau trong quá trình nghiên cứu đề tài

Trang 17

Khảo sát và lí giải một cách có hệ thống, thuyết phục đối với những yếu tốchính làm nên sự vận động và hấp dẫn của “hình tượng nhân vật nữ trong trong thơnữ Việt Nam giai đoạn 1955- 1975”.

Thơ nữ nói chung và các nhà thơ nữ 1955-1975 nói riêng là nhóm tác giả cótác phẩm được chọn giảng ở trường Phổ thông nên kết quả luận văn nghiên cứu sẽcó những đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu và giảng dạy của người giáo viênđứng lớp sau này

Trang 18

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THƠ NỮ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1955-1975 1.1 Đặc điểm

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ chúng ta đã có một đội ngũ sáng tácthơ ca đông đảo Nhìn một cách tổng quát, nền thơ chống Mỹ có sự góp mặt củanhiều thế hệ nhà thơ: thế hệ nhà thơ xuất hiện từ trước cách mạng tháng Tám năm1945, thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thế hệnhà thơ ra đời trong thời kì chống Mỹ Sự tham dự của các thế hệ đã làm nên mộtnền thơ dân tộc vừa phong phú, vừa đa dạng về phong cách

Thơ nữ cho đến thời điểm này đã có một đội ngũ khá đông đảo, với nhữngthành tựu đáng ghi nhận Bên cạnh các nhà thơ trưởng thành từ trước cách mạng(Hằng phương, Anh Thơ, Vân Đài), những nhà thơ trưởng thành trong kháng chiếnchống Pháp (Cẩm Lai) là sự xuất hiện của những gương mặt nhà thơ trẻ: Hoàng ThịMinh Khanh, Thuý Bắc, Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn, LêThị Mây Nếu như ở giai đoạn trước đội ngũ thơ nữ xuất hiện trên thi đàn còn ít ỏivà chưa thực sự gây được tiếng vang thì ở giai đoạn này với một đội ngũ khá đôngđảo, nhiều tác giả nữ đã là cây bút chủ lực của văn đàn, các chị đã từng bước khẳngđịnh mình, góp một phần không nhỏ cho sự thành công của nền thơ chống Mỹ Sựđa dạng về đề tài cảm hứng cũng như những tìm tòi cách tân nghệ thuật trong thơ nữđã làm nên một giai điệu riêng, không thể thiếu của thơ thời chống Mỹ Hai đặcđiểm chính của thơ nữ nói riêng và văn học nói chung thời kỳ này là văn học phụcvụ chiến đấu và cảm hứng sáng tác gắn liền với khuynh hướng sử thi - cảm hứnglãng mạn

Trong giai đoạn lịch sử từ năm 1955 đến năm 1975, bao trùm toàn bộ đờisống dân tộc ta và trên đất nước là cuộc chiến đấu cho độc lập, tự do và thống nhấtTổ quốc, cho lí tưởng xã hội chủ nghĩa Cuộc đấu tranh ấy do đội tiên phong củagiai cấp công nhân và dân tộc là Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo Vì thế

Trang 19

mọi bình diện của đời sống xã hội, từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hoá đềuphải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Đề cương văn hoá (1943) cũng như nhiều vănkiện khác của Đảng luôn xác định văn hoá – nghệ thuật là một mặt trận quan trọngphải được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định với vănnghệ sĩ: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặttrận ấy” (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ toàn quốc năm 1951) Sựlãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ được thể hiện trên nhiều phương diện, cả về tưtưởng và tổ chức: nêu ra đường lối văn nghệ và mục tiêu, nhiệm vụ của văn nghệtrong từng giai đoạn cách mạng, tập hợp đội ngũ văn nghệ sĩ trong các tổ chức vănnghệ, tạo điều kiện cho họ thâm nhập thực tế để sáng tác, chỉ đạo hoạt động phêbình và những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ Sự lãnh đạo ấy nhằm đảmbảo cho văn nghệ đi đúng đường lối, thực sự trở thành vũ khí tinh thần phục vụ cóhiệu quả nhất cho các mục tiêu của cuộc đấu tranh.

Thế hệ thơ trẻ thời chống Mỹ nói chung và các nhà thơ nữ nói riêng bước vàocuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chút bỡ ngỡ, không mất thời gianchuyển mình Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hiện thực nóng bỏng của chiếntrường Và ngay từ khi ra dời thơ đã hoà nhập vào cùng với cuộc kháng chiến vĩ đạicủa dân tộc Hơn nữa, khi bước vào làng thơ, các chị đã có những bài thơ hay, mộtsố bài đã chiếm giải cao trong các cuộc thi thơ, được đông đảo bạn đọc yêu thơ dónnhận Có được thành quả đó một phần là nhờ thế hệ này đã có một nền tảng vữngchắc cả về lí thuyết lẫn thực tiễn sáng tác Mặt khác, họ được kế thừa, tiếp thu kinhnghiệm sáng tác từ một đội ngũ đông đảo các nhà thơ thế hệ đi trước Đó là đónggóp của thế hệ các nhà thơ mới, các nhà thơ thế hệ chống Pháp

Những miêu tả và nghiên cứu văn học giai đoạn 1955 - 1975 được thiết lậptrên mối quan hệ giữa hiện thực và khung tri thức chủ nghĩa anh hùng cách mạngcủa thời đại Thơ ca Việt Nam giai đoạn chống Mỹ nói chung, và thơ nữ thế hệchống Mỹ nói riêng, gắn liền với thời kỳ lịch sử chống Mỹ của dân tộc Cũng như

Trang 20

cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây, kháng chiến chống Mỹ là cuộc kháng chiếntoàn dân, toàn diện Trong suốt hai mươi năm chống Mỹ, hiện thực cách mạng vàđời sống lịch sử của dân tộc là bình diện nổi bật, bao trùm toàn bộ đời sống xã hội,thu hút và chi phối mọi bình diện khác, trong đó có văn học, và đặc biệt là thơ ca.Thời kỳ này thơ được coi là một mũi nhọn, có tính xung kích, lên tiếng kịp thờitrước mọi biến cố lịch sử Cái hay và đặc sắc ở đây chính là sự thống nhất hòa quyệngiữa lý tưởng và hiện thực, lý tưởng cao đẹp của thời đại và hiện thực nóng bỏngcủa cuộc chiến đấu, giữa trữ tình và anh hùng ca, giữa nội dung và hình thức.

Thơ ca thời kỳ này mang đậm khuynh hướng sử thi và Tổ quốc đã trở thànhđề tài lớn, bao trùm, xuyên suốt trong thơ Nhưng có lẽ ấn tượng mãnh liệt nhấttrong thơ thời kỳ này là sáng tác của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong công cuộcxây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ Đó là Lê Anh Xuân, NguyễnKhoa Điềm, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh, LâmThị Mỹ Dạ, Bằng Việt, Thanh Thảo, Bùi Minh Quốc, Trong nền thơ Việt Namthời chống Mỹ, các thế hệ nối tiếp nhau, lớp tre càng xanh, càng chắc mà đợt măngkế tiếp đã náo nức đâm chồi Lớp nhà thơ trẻ đã mang đến sự nở rộ cho cả nền thơbằng tiếng nói sôi nổi, mới mẻ và duyên dáng của riêng họ - lứa tuổi lớn lên trongchiếc nôi của chủ nghĩa xã hội, tha thiết, tin yêu cách mạng Họ đem đến sự mới mẻsâu sắc mà phong phú đa dạng trong những sáng tác về Tổ quốc và dân tộc

Hiện thực chiến tranh, khí thế hào hùng của toàn dân tộc trong những ngàychống Mỹ là bối cảnh nảy sinh cảm hứng sử thi - lãng mạn Những năm tháng ấy,trong nhận thức của mỗi một người dân đất Việt, chưa bao giờ Tổ quốc đẹp thế này(ý thơ Chế Lan Viên) Từ hậu phương đến tiền tuyến tất cả đều một lòng hướng vềTổ quốc, sẵn sàng hi sinh cho sự tồn vong của giang sơn, đất nước:

Ôi Tổ quốc! ta yêu như máu thịtNhư mẹ cha ta, như vợ như chồng!

Trang 21

Ôi, Tổ quốc! nếu cần ta chếtCho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông (Chế Lan Viên)

Những năm tháng ấy đất nước sục sôi không khí đánh Mỹ Những đoàn quânnối tiếp đoàn quân tất cả đều hăm hở, náo nức: đường ra trận mùa này đẹp lắm(Phạm Tiến Duật) Đứng trước hiện thực lịch sử vĩ đại ấy, trước những đối tượngnhư vậy, thái độ, tình cảm của người cầm bút chỉ có thể ngợi ca và ngưỡng mộ Mặtkhác, thơ ca giai đoạn này đã đặt lên nhiệm vụ hàng đầu là phải phản ánh nhữngbiến cố lịch sử lớn lao, cổ vũ những hành động anh hùng, mang lại niềm tin cho tấtcả mọi người Thơ ca cũng có một sứ mệnh thiêng liêng và cao cả, góp tiếng nói củamình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Chính cảm hứng sử thi - lãng mạn đã làmnên trong thơ ca chống Mỹ một âm hưởng hào hùng, hoành tráng, dư vang mãi vớithời gian về một dân tộc anh hùng, bất khuất Hiện thực chiến tranh, con người ViệtNam trong chiến tranh qua lăng kính của cảm hứng sử thi – lãng mạn đã trở thànhnhững huyền thoại

Sống trong bầu khí quyển chung đó, các nhà thơ nữ, với sự nhạy cảm của mộtlối tư duy mang tính nữ, các chị cũng đã góp một cách nhìn, cách cảm nhận riêng vềđất nước và con người Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ

1.2 Thành tựu

Nếu Thơ mới những năm 30 là thời kỳ đầu của tiến trình hiện đại hoá thơViệt, thì thơ sau cách mạng và kháng chiến giai đoạn 1945-1975 nói chung và 1955-1975 nói riêng là “thời kỳ thứ hai của tiến trình hiện đại hoá này"

Khi thơ “từ chân trời của một người đến chân trời của mọi người" (PinEluya), về cơ bản, tinh thần Thơ mới đã chấm dứt để khởi đầu một cuộc cách tânmới với nguồn thi hứng mới kéo theo một hệ thi pháp mới Nhưng thơ từ sau 1945

Trang 22

vẫn kế thừa nhiều thành tựu cách tân của Thơ mới Về nghệ thuật, thơ chống Mỹ kếthừa thành tựu của Thơ mới ở bút pháp tả thực, giọng điệu giãi bày, tâm sự riêngtư Nhưng “cái nhìn, chất giọng" đã đổi thay nhờ tiếp thu “thơ ca dân gian, thơ cacổ điển và phản ánh ý thức của người trong cuộc" So với Thơ mới, thơ sau 1945,đặc biệt là thơ chống Mỹ đã “làm một cuộc cách tân về chất liệu thơ" Không thểphủ nhận khi hình thức của Thơ mới còn tiếp tục “tàn dư” của nó về thi pháp, dángdấp các câu thơ, các thể thơ vẫn còn như “hao hao”, “na ná” thời Thơ mới Điều đócũng dễ hiểu bởi tất cả đều thuộc phạm trù thơ Việt Nam hiện đại được thoát thai từtrong phong trào Thơ mới và không ngừng tự biến đổi để phù hợp với sự vận độngcủa đời sống dân tộc của những biến thiên lịch sử.

Cùng với cuộc cách mạng dân chủ tư sản và cuộc cách mạng vô sản là sựhình thành thơ ca cách mạng Thơ ca cách mạng Việt Nam được bắt đầu từ thơ văncủa những nhà chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ, qua các phong trào cách mạng, nhưngphải tới thơ ca cách mạng chịu ảnh hưởng ý thức hệ vô sản của Hồ Chí Minh, TốHữu và trong hai cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc chống Pháp, chống Mỹ, vớisự nảy nở hàng loạt nhà thơ tài năng thì thơ ca cách mạng mới trở thành một hiệntượng nghệ thuật độc đáo, đánh dấu một giai đoạn phát triển trong tiến trình thơ dântộc

Thơ đề cao tính tư tưởng, tính chiến đấu, nhấn mạnh mối liên hệ sống còngiữa thơ và đời sống, thơ và cách mạng, thơ và quần chúng Dựa vào sức mạnh củahệ tư tưởng, của tỉnh thần đấu tranh giải phóng dân tộc, thơ chống Mỹ đã tạo chotiến trình hiện đại hoá thơ một hướng mới và một sức bật mới Chiều kích của thơđược mở rộng, sức sống của thơ sung mãn, hình ảnh thơ, cách diễn đạt phong phú,mới mẻ, vừa tiếp thu yếu tố truyền thống, vừa tiếp nhận yếu tố hiện đại Hình tượngcái tôi trữ tình - hình tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật thơ được đổi mớiđáng kể Sự đổi mới đó được thể hiện rõ nhất trong sự chuyển đổi từ cái tôi mangtính cá nhân - cá thể của Thơ mới sang cái tôi trữ tình mới với nhiều dạng thức mới

Trang 23

qua từng chặng đường lịch sử như: cái tôi quần chúng, cái tôi sử thi, cái tôi thốngnhất riêng - chung, cái tôi thế hệ, cái tôi phi sử thi Bên cạnh đó, xu hướng tăngcường chất liệu hiện thực, thiên về hướng ngoại đã làm thay đổi căn bản thế giớihình ảnh trong thơ Sự đổi mới đó thể hiện trước hết ở chất liệu hiện thực ngày càngđa dạng, phong phú Việc xử lý chất liệu ấy đã công phu và nghệ thuật hơn Nhiềuhình ảnh thơ cô đúc, giàu liên tưởng, tổng hợp, khái quát - kết quả của việc huyđộng chất trí tuệ đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc Những hình ảnhđó không xa lạ, cầu kỳ, khó hiểu, bởi nó được nảy sinh từ chính hiện thực vô cùngsinh động của nhân dân ta Trong những trường hợp thành công, chất liệu hiện thựckhông tách rời cảm xúc tình cảm của cái tôi trữ tình, mà thống nhất, hài hoà.

Kế tục thành tựu hiện đại hóa thơ ca từ phong trào Thơ mới và thành tựunghệ thuật của thơ hai mươi năm trước, thơ chống Mỹ đã tạo được những biến đổisâu rộng ở cả nội dung tư tưởng - cảm xúc và hình thức nghệ thuật, tạo nên nhữngđặc điểm thi pháp mới trong một chặng đường thơ, đưa thơ đến một giai đoạn pháttriển mới, đóng góp vào sự phát triển của nền thơ dân tộc

Như vậy, thơ cách mạng từ sau 1945, đặc biệt thơ kháng chiến chống Mỹkhông phải là một “khúc gãy” hay bước thụt lùi trong quá trình vận động theohướng hiện đại của thơ Việt, mà là đưa quá trình ấy theo hướng phù hợp với nhữngyêu cầu của một giai đoạn lịch sử, tạo nên diện mạo riêng với những biến đổi về thipháp của một giai đoạn trong tiến trình thơ hiện đại Việt Nam

1.3 Tác giả tiêu biểu

1.3.1 Lâm Thị Mỹ Dạ

Lâm Thị Mỹ Dạ - nhà thơ nữ hiếm hoi thời hiện đại Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ làthơ trực cảm, giàu ý tứ, bất ngờ và đầy nữ tính Sau giải Nhất cuộc thi Thơ của báoVăn Nghệ năm 1973 - một trong những giải thưởng có sức đảm bảo cho năng lựcsáng tạo của một người cầm bút mới tập tễnh vào nghề, cái tên Lâm Thị Mỹ Dạ đã

Trang 24

nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả Từ đó đến nay, có khá nhiều bài phê bìnhthơ và phân tích một số đặc điểm thơ Lâm Thị Mỹ Dạ Một số công trình nổi bật cóthể kể đến như sau:

Tác giả Lê Thị Hường với “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ những giọt buồn chưa tan”đã xâu chuỗi những thi phẩm, qua đó nhận xét tiếng thơ Lâm Thị Mỹ Dạ toát lênnhững “âm điệu buồn về thế giới nội cảm đầy xáo động” Tác giả cũng khẳng định:“Giọng thủ thỉ ấy quàn xuyến suốt hành trình thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, làm thành mộtchất giọng riêng Nhà thơ thủ thỉ với truyền thống; thủ thỉ với thiên nhiên, quêhương, đất nước; với mẹ, với con, bạn bè, tình yêu và dĩ nhiên với trái tim mình.”[39, tr.485]

Trần Thị Thắng, trong bài viết “Lâm Thị Mỹ Dạ, một hồn thơ duyên dáng”,lại khẳng định: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ nổi lên như một trong ba trụ cột của thơ nữthời chống Mỹ những năm 70 Khi đó người ta có thể nhắc tới Gió Lào cát trắng(Xuân Quỳnh), Khoảng trời, hố bom (Lâm Thị Mỹ Dạ), Hương thầm (Phan ThịThanh Nhàn) Ba vóc dáng thơ khác nhau, riêng thơ Lâm Thị Mỹ Dạ duyên dáng màkhỏe khoắn dễ làm lay động độc giả.” [40, tr.444]

Trong “Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại” [22], khi đánh giá về sự pháttriển của hình thức thơ ca từ sau Cách mạng tháng Tám, Hà Minh Đức đã chỉ ranhững bước phát triển của thơ ca Việt Nam qua các thời kỳ chống Pháp, chốngMỹ Nói về thơ ca chống Mỹ, ông đánh giá cao đội ngũ những nhà thơ trẻ: “Rồi đâykhi cuộc chiến tranh kết thúc họ sẽ là lực lượng chủ đạo trên thị đàn trong nhữngthập kỷ cuối của thế kỷ 20 Những nhà thơ chiến sĩ như Nguyễn Duy, Thu Bồn, HữuThỉnh, Phạm Tiến Duật những tác giả nữ như Ý Nhi, Xuân Quỳnh, Lâm Thị MỹDạ cũng đã có những đóng góp quan trọng trong thơ thời kỳ đổi mới” [22, tr.119].Dù không viện dẫn, lí giải dài dòng nhưng những gì Hà Minh Đức đánh giá đã chongười đọc thấy được phần nào vị trí, vai trò của Lâm Thị Mỹ Dạ trong hành trìnhthơ ca Việt Nam hiện đại

Trang 25

Bùi Công Hùng, trong cuốn sách “Sự cách tân của thơ văn Việt Nam hiệnđại”, đã xem “Khoảng trời, hố bom” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một trong những dẫnchứng tiêu biểu cho nghệ thuật thơ Việt Nam hiện đại trong việc thể hiện sự vươntới của cái tôi đến cái ta, của cái riêng đến cái chung Chị đã viết tâm tình, suy nghĩcủa riêng chị Nhưng cảm xúc của chị cũng là cảm xúc của nhiều người trước nhữngsự kiện lớn của dân tộc.

Thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ là tiếng nói đồng điệu đầy cấp thiết của vô số phậnngười Thơ chị dung hòa được hiện thực cuộc sống và ngôn ngữ phong phú, tạo ranhững biến đổi xếp chồng về hình ảnh và lồng ghép những huyền thoại, cổ tích mộtcách tự nhiên, chan thật Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hồn nhiên, tuân thủ cảm xúc và xuấtphát từ trái tim thi sĩ nhạy cảm Những bài thơ như “Tặng nỗi buồn riêng”, “Đề tặngmột giấc mơ”, “Giấc ngủ mặt trời” là minh chứng rõ ràng cho phong cách này

1.3.2 Phan Thị Thanh Nhàn

Có thơ đăng báo từ những năm 60, khi chưa đầy 20 tuổi, duyên nợ với thơcủa Phan Thị Thanh Nhàn cũng bắt đầu từ đó Thanh Nhàn nổi tiếng nhất với“Hương thầm”- bài thơ sáng tác năm 1969 - tác phẩm đoạt giải thưởng cuộc thi thơcủa báo Văn nghệ (1970) “Bài thơ chị dành riêng tặng cho người em trai của mìnhđã mang lại cho chị một cuộc đời, một cái tên ghi vào lịch sử văn học Việt Nam Chịcủa thời hoàng kim đó đi đâu cũng được đón nhận tình cảm yêu mến từ phía độcgiả” [51] “Mùi hương thầm theo mãi bước người đi” ấy hơn một phần ba thế kỷ saucòn vấn vương, phảng phất, nhất là khi bài thơ được Vũ Hoàng phổ nhạc Đây cũnglà tác phẩm “định vị” tên tuổi Phan Thị Thanh Nhàn trong làng thơ Việt Nam

Ở bài Phan Thị Thanh Nhàn - Hương thầm (Tạp chí Văn học, số 1/1973), tác

giả Vân Thanh đi vào một vài cảm nhận về giọng điệu, đề tài, cảm xúc trong tập thơ.Vân Thanh nhận ra: cách thức bộc lộ tình cảm của Thanh Nhàn kín đáo chứ không

Trang 26

lộ liễu, ồn ào; đề tài Thanh Nhàn đề cập không bó hẹp trong tình cảm gia đình; tìnhyêu Thanh Nhàn nói đến là thứ tình yêu “bỡ ngỡ, rụt rè của những buổi đầu”; ngườiphụ nữ Thanh Nhàn xây dựng “ít nhiều mang được cái vẻ riêng dịu dàng, kín đáo,hay lo nghĩ và hi sinh cho người khác”; hình ảnh không khuôn sáo, ý thơ gợi nhiềukỉ niệm Tác giả cũng đánh giá đúng mức về nét riêng “một thứ duyên thầm rất đángyêu” của thơ Thanh Nhàn.

Bài Đọc Hương thầm (Tác Phẩm Mới, số 4/1976), Thu Vân cũng có những

cảm nhận tương tự về sức hấp dẫn của thơ Thanh Nhàn “như một bông hoa dịu nhẹ,khiêm nhường, phảng phất, thầm kín” Tác giả nhìn thấy ở Thanh Nhàn khả năngphát hiện tinh tế những vẻ đẹp của đời sống, tiếng thơ ấm áp ân tình, đề tài bình dị,cảm xúc khoẻ khoắn được dẫn dắt bởi con tim hơn là lý trí Bài viết lựa ra một sốbài thơ tiêu biểu của Thanh Nhàn như “Hương thầm”, “Xóm để”, Đám cưới ngàymùa”, “Chợ Tết vùng cao”, “Hội cấy mùa xuân” để làm rõ cho những cảm nhậncủa mình Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy hạn chế của Thanh Nhàn: “thiếu nhữngrung động có suy nghĩ và chiều sâu”, cảm xúc tràn lan, kết thúc gò gẫm

Trong bài Tháng giêng hai - tập thơ của Phan Thị Thanh Nhàn tác giả Phong

Vũ đã phát hiện ở thơ Phan Thị Thanh Nhàn “sự nhạy cảm, tế nhị và duyên dáng”.Song, dẫu có đôi nét thùy mị, dễ thương nhưng nhìn chung “thơ chị vẫn quá nhẹnhõm”

Thiếu Mai trong Một nét thơ đáng yêu (Tạp chí văn học, số 1/1978) đánh giá

về Thanh Nhàn qua ba tập thơ đầu (“Tháng giêng hai, Hương thầm, Chân dungngười chiến thắng) khẳng định nét riêng của thơ Thanh Nhàn “dịu nhẹ, duyên dángmà kín đáo” Tác giả cũng nhận xét về sự chân thành trong cảm xúc, về tình yêu vớiHà nội, tình yêu với đất nước, con người của Thanh Nhàn Ở phần hạn chế, tác giảchỉ ra sự khiên cưỡng, thiếu chân thật, tính chất vụn vặt và triết lý sáo mòn trongmột số bài

Trang 27

Ngoài các bài viết nhỏ, đơn lẻ bộc lộ những cảm nhận riêng, cách nhìn riêngở một vài góc độ như đề tài, phong cách, giọng điệu nói trên, Phan Thị Thanh Nhàncòn được nhắc đến trong những tiểu luận có tính khái quát, tổng hợp về diện mạothơ nữ, về thơ trữ tình Việt Nam

1.3.3 Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh có một cuộc đời ngắn ngủi 46 năm và vỏn vẹn 20 năm làm thơ

Từ những năm 1960 chị đã ra mắt bạn đọc tập thơ đầu tay Chồi biếc (in chung vớiTơ tằm của Cẩm Lai) và sau đó liên tiếp cho ra đời các tập thơ Hoa dọc chiến hào(1968), Gió lào cát trắng (1973), Lời ru trên mặt đất (1978), Tự hát và Sân ga chiềuem đi (1984) Khép lại chặng đường thơ không ngừng nghỉ ấy là Hoa cỏ may (giải

thưởng Hội nhà văn, 1990)

Với số lượng tác phẩm không nhiều nhưng di sản thơ để lại của Xuân Quỳnhđủ để các nhà phê bình văn học có những công trình nghiên cứu dày dặn Từ “XuânQuỳnh, một nửa cuộc đời tôi” của nhà giáo Đông Mai - chị gái nữ sĩ; “Tập thơ đầutay của Xuân Quỳnh” - Anh Thơ; “Đôi nét về Xuân Quỳnh” - Vân Long đến “Cảmnhận về nhà thơ Xuân Quỳnh” - Lưu Khánh Thơ Cũng có nhiều công trình nghiêncứu, bài báo khác đã dựng lại chân dung nữ sĩ với niềm cảm phục, ngưỡng mộ và sựtiếc thương cho một tài năng sớm tàn của đóa quỳnh trong nền văn học Cụ thể là:“Thương tiếc bạn gái Xuân Quỳnh” - Phan Thị Thanh Nhàn; “Nhớ Xuân Quỳnh,nhớ một giọng thơ" của Mã Giang Lân, Trong khung khổ không nhiều, chúng tôichỉ xin dẫn một số công trình, bài nghiên cứu tiêu biểu

Tuyển tập Xuân Quỳnh – thơ và đời (2010) là một cuốn sách quý, tổng hợp

những bài thơ ưu tú của Xuân Quỳnh, đồng thời là các bài viết hay về đời, về thơchị Các nhà nghiên cứu đã có cái nhìn khát quát trên những phương diện nội dung

và nghệ thuật Tiêu biểu, khi viết Xuân Quỳnh - Cuộc đời để lại trong thơ, tác giả

Vương Trí Nhàn đã nói về những xúc động thường trực, mạch thơ hồn hậu, hoàn

Trang 28

cảnh ra đời mỗi bài thơ và những quan điểm nghệ thuật, khao khát và lầm lỡ củaXuân Quỳnh Nhà phê bình khẳng định: Xuân Quỳnh viết thơ là để mọi người cùngđọc, cùng san se Xuân Quỳnh hi vọng thơ nói lên những tâm tình, trải nghiệm cầnthiết cho người đọc, bởi thơ chính là những tâm tình, trải nghiệm, cả hạnh phúc lẫnđớn đau của chị Vương Trí Nhàn thể hiện sự thấu hiểu tác giả khi cho rằng XuânQuỳnh đã nhận ra chính mình khi nhìn vào sự vật hiện tượng Tác giả nhấn mạnh:Xuân Quỳnh có “thói quen diễn tả tâm trạng của mình qua thơ đúng đến từng khíacạnh, tưởng là nhỏ nhặt” đến nỗi mỗi bài thơ “đều có cái lý lịch” và người ta có thểđọc được cả cuộc đời Xuân Quỳnh khi đến với từng trang thơ Cuộc đời ấy gồmnhững khao khát, lầm lỡ và cả những ảo tưởng dai dẳng, những gì đã qua, những gìcòn sót lại trong thời gian từ khi nữ sĩ cho in những bài thơ đầu tiên tới khi chị quađời [35, tr.344-345].

Tác giả Chu Nga trong bài Xuân Quỳnh - Một chồi thơ sắc biếc cho rằng: thơ

Xuân Quỳnh không cần làm duyên mà cái duyên của nữ sĩ vẫn cứ hiện hiển Cáiduyên đó là lời tâm sự chân thành về những chuyện riêng tư như tình yêu, là ước mơvà khát vọng về mái ấm gia đình trong tâm tư mỗi người đàn bà [49,tr.87-89] Mọithứ đều trở thành điểm phân biệt giữa Xuân Quỳnh với một vài nhà thơ nữ khác.Tuy nhà phê bình thẳng thắn chỉ ra Xuân Quỳnh chưa nói được gì nhiều về vấn đềchung lớn của thời đại, nhưng đã công nhận chị là một chồi thơ sắc biếc, một chồithơ khỏe, trản đầy sức sống và hứa hẹn một cây thơ vững chắc, xanh tươi

Với Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh, Xuân Nam phân tích bốn tập thơ: Chồi biếc,

Hoa dọc chiến hào, Gió lào cát trắng, Lời ru trên mặt đất Ở mỗi phần tác giả đềuphân tích kỹ và sâu về nguồn gốc, thời gian, hoàn cảnh ra đời và những điểm nổi bậttrong thơ nữ sĩ Nhà nghiên cứu cho rằng chị là một trong số ít cây bút nữ có nănglực sáng tạo dồi dào Đó là quả ngọt của một hành trình chắt chiu tìm kiếm cả trongđời thực lẫn nghệ thuật Sự nỗ lực không mệt mỏi đã tạo được bản sắc riêng rấtXuân Quỳnh Đó là sự dịu dàng tha thiết (của người phụ nữ truyền thống), sự nồng

Trang 29

nhiệt đắm say, táo tợn (của người phụ nữ hiện đại) xen lẫn chút suy tư của mộtngười mẹ vất vả hay lo toan mọi bề.

Trong bài viết Nghĩ về Xuân Quỳnh - con người và nhà thơ (1988), Lại

Nguyên Ân không ngần ngại khẳng định “Xuân Quỳnh là một hiện tượng rất quantrọng của nền thơ chúng ta Có lẽ từ thời Hồ Xuân Hương, qua các chặng phát triển,phải đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới thấy lại một nữ sĩ mà tài năng và sự đa dạngcủa tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào và phong phú nhưvậy” Nhà văn còn thấy Xuân Quỳnh - một người phụ nữ, một nhà thơ ông gắn bó -hướng nhiều hơn về những chuẩn mực, nề nếp đã hình thành lâu đời trong đời sốngvà nghệ thuật Vì thế thơ chị luôn khá hồn nhiên, thậm chí đôi lúc rất trẻ thơ[41,tr.78]

Qua Xuân Quỳnh - Cuộc đời và tác phẩm, Lưu Khánh Thơ gửi đến người đọc

sự thấu cảm về một hồn thơ đa dạng và đổi mới không ngừng Tác giả cho rằng thơXuân Quỳnh đã được sàng lọc bởi thời gian; mang nhiều sắc thái của tâm trạng vàmỗi nét vui buồn trong cuộc sống Điều đó được bộc lộ hoặc nhẹ nhàng, hoặc kínđáo, da diết, sôi nổi Lưu Khánh Thơ cũng tự nhận: ngòi bút của bà bất lực trướcnhững áng thơ chân thực giống như cuộc đời của Xuân Quỳnh, một người sẵn sàngđưa chính bản thân mình vào thơ để trả giá cho nghệ thuật [36, tr.532]

Chu Văn Sơn là nhà phê bình có nhiều thụ cảm sâu sắc về thơ của nữ sĩ này.Ở “Cánh chuồn trong giông bão”, tác giả nhấn mạnh vào những ám ảnh từ biểutượng này trong thơ chị Đó là ám dụ của một tuổi thơ “côi cút cho vợ giữa cõi trầnai đầy bất trắc, vô định" Giữa đối cực “khắc nghiệt” và “yên lành” thì cánh chuồn làbiểu hiện của những vượt thoát cùng kiệt, “mệt nhoài”, không yên Cánh chuồn cũnglà trái tim yếu mềm của Xuân Quỳnh, khao khát được nương tựa, khao khát tổ ấmđợi chờ để “vịn” mỗi ngày Cánh chuồn gắn với “chất thơ từ tổ ấm” với những gìbình dị đơn sơ nhất nhưng lại là cõi bình yên vô cùng vô tận Khát vọng vô tận trở

Trang 30

thành phấp phỏng âu lo trong thơ Quỳnh – lí giải này của tác giả Chu Sơn cũng vôcùng thuyết phục.

Cũng trong bài viết, tác giả chỉ ra thế giới nội cảm đầy “phấp phỏng và âulo”, những thứ khiến chị trở nên “đàn bà” nhất nhưng cũng đầy những dự cảm vềmột tương lai bất trắc, đúng nghĩa “người đàn bà của muôn thuở

Có thể thấy Xuân Quỳnh nhận được rất nhiều sự quan tâm của giới nghiêncứu phê bình Nhìn chung các bài viết đã khái quát, nhận định về phong cách, đặcđiểm hoặc thế giới nghệ thuật trong mảng thơ trữ tình của bà

CHƯƠNG 2 VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ NỮ VIỆT NAMGIAI ĐOẠN 1955 - 1975

2.1 Con người với tình yêu lứa đôi hòa quyện trong tình yêu tổ quốc

Thơ Việt Nam 1945 - 1975, đặc biệt là giai đoạn 1955 - 1975 ít quan tâm tới“cái tôi” mà tìm đến những giá trị mang tầm cộng đồng, dân tộc như lý tưởng, lẽsống hay những phẩm chất truyền thống Thơ tình yêu thời đó cũng vậy Nó tìm vềtrú dưới mái nhà đạo đức Thời thơ Mới 1932 - 1945, thơ tình yêu không để ý đếnđạo đức, thời sau 1975 lại càng như vậy Nhưng thơ tình yêu 1955 - 1975 thì lại nói

Trang 31

nhiều đến đạo đức, đạo lý Cũng rất đúng, bởi thời đó tiêu chuẩn phẩm chất chínhtrị, đạo đức được đặt lên hàng đầu khi đánh giá con người

Tình yêu thì thời nào cũng có, bởi có con người là có tình yêu Tình yêu làngọn lửa để giữ nuôi cho cuộc sống thêm nồng nàn, thêm xuân sắc, thêm hy vọng.Không có tình yêu có lẽ con người sẽ trở về với bản năng Tất nhiên mà mỗi thờimỗi khác nên tình yêu cũng thể hiện ở mỗi giai đoạn lại mang một cung bậc, sắc tháikhác nhau Riêng đối với thơ tình yêu của các nhà thơ nữ thời chống Mỹ, những ýthơ, xúc cảm trong thơ mang khá nhiều điểm khác biệt với thơ ca những giai đoạnkhác Đặc biệt, qua lăng kính của người phụ nữ, cuộc sống gắn liền với cuộc chiếnđấu đầy gian khổ mang những nét độc đáo, đáng yêu và cũng đầy thu hút

2.1.1 Tình yêu đề cao sự đồng điệu của tâm hồn

Tình yêu trong thơ chống Mỹ là tình yêu trong sáng đến mức tuyệt đối, nó đềcao sự hòa điệu, đồng điệu của hai tâm hồn, rất ít khi nói về sự rung động của cảmgiác, càng không có những “va chạm” kiểu Xuân Diệu trong Thơ mới: “Hãy sát đôiđầu, hãy kề đôi ngực/ Hãy trộn nhau những mái tóc vắn dài ” Tình yêu được đẩy vềmiền lý tưởng chứ không giữ lại nơi hiện thực, thế cho nên người ta rất ít nói, thậmchí im lặng, trao gởi cho nhau cũng trong im lặng, bằng im lặng Có thể lý giải thếnày chăng: tình yêu thời đó là tình yêu lý tưởng, trong sáng tuyệt đối, hoà hợp tuyệtđối nên không cần nhiều lời, và có nói cũng không diễn tả hết cái tuyệt đối ấy.Chúng ta hãy cùng đọc những câu thơ “im lặng” trong thơ Phan Thị Thanh Nhàn:

Họ ngồi im không biết nói năng chiMắt chợt nhìn nhau rồi lại quay đi Nào ai đã một lần dám nóiHương bưởi thơm cho lòng bối rối

(Hương thầm - Phan Thị Thanh Nhàn)

Trang 32

Hôm nay “im lặng” đã đành:Lặng im thôi anh nhé lặng im thôi(Với sông Hồng - Phan Thị Thanh Nhàn)

Họ cùng nhau “im lặng” cả trong thời quá khứ: Anh vẫn như xưa hóm hỉnh và trầm tư

Vẫn muốn được ngồi bên nhau im lặng Chiếc ghế đôi bên hồ

(Bên hồ - Phan Thị Thanh Nhàn)Và sau này cũng vẫn “im lặng”:Khi anh trở về hãy nắm tay emTa im lặng đi dọc hè nắng trải(Từ Khâm Thiên - Phan Thị Thanh Nhàn)“Im lặng” như vậy vừa là trạng thái cảm xúc vì quá yêu mà không nói nênlời, vừa là một trạng thái tình yêu cao thượng, thánh thiện không hề có chút phàmtục của đời thường

Người ta ví nhà thơ như “cần ăng ten” thu nhận những biến chuyển của cuộcsống để rồi “phát ra” thành quan niệm, thành câu chữ qua “bộ lọc” của nhà thơ Cólẽ nói một cách nôm na là thơ thời nào cũng có bóng dáng của thời đó Trên đâychúng tôi đã đề cập tới một vài đặc điểm thơ tình yêu của các nhà thơ nữ thời chốngMỹ Đọc thơ họ ta cũng phần nào hiểu được thời họ sống Bài thơ Sóng của XuânQuỳnh như là một chứng minh tiêu biểu cho một thực tế chung: tình yêu riêng tưthời đó nở hoa trong tình yêu đất nước:

Trang 33

Cuộc đời tuy dài thếNăm tháng vẫn đi quaNhư biển kia dẫu rộngMẫy vẫn bay về xa Làm sao được tan raThành trăm con sóng nhỏGiữa biển lớn tình yêuĐể ngàn năm còn vỗ(Sóng - Xuân Quỳnh)Đó là khát vọng bất diệt của tình yêu và cũng là mong muốn được chia sẻ,dâng hiến tình yêu cá nhân để cuộc sống thêm phần đong đầy yêu thương Chínhđiều này đã làm cho thơ khắc họa tình yêu thời kỳ chống Mỹ trở nên vĩnh cửu

2.1.2 Tình yêu trong sự thống nhất riêng chung

Thơ tình yêu của phái nữ hôm nay nói nhiều đến bản năng, đến sự thèm khátnhục dục Điều đó không có gì sai, có điều nói nhiều và nói quá, mạnh mẽ quá nêncó khi gây phản cảm Đấy cũng là hợp với quy luật của thời mở cửa được nói đến tấtcả những gì mà nhà thơ nghĩ đến Điển hình như trong thơ Vi Thùy Linh, ta dễ dàngnhận thấy một cái tôi dồi dào cảm hứng lãng mạn; một cái tôi lúc nào cũng đòi yêuvà được yêu Đó chính là thời điểm bản ngã được giải phóng tối đa:

Khỏa thân trong chănThèm chồng

Thèm có chồng ở bên

Trang 34

Chỉ cần Anh gối lên đùiMinh ôm lấy Anh ôm mìnhBiết sự bình yên của mặt đất(Chân dung - Vi Thùy Linh)Thế nhưng, thời chống Mỹ không như vậy Người phụ nữ trong thơ tình yêucủa phái nữ thời đó gắn liền với nhiệm vụ cách mạng, có nghĩa là cái riêng đã hòavào cái chung:

Ta nào quên thời chúng ta sinhMọi con đường mang nỗi đau đạn lửaCon đường đỏ bùn ngụy trang cũng đỏCon đường xanh màu lá ngụy trang xanhTừ con đường này em viết cho anh.(Viết trên đường 20 - Xuân Quỳnh)“Viết trên đường 20” là bài thơ chiến tranh nhưng lại mang nỗi lòng trăn trởxao xác của một người đang yêu Cũng giống như nhiều bài thơ khác của XuânQuỳnh, chủ đề của bài thơ là một vấn đề nội tâm: kỉ niệm tình yêu, gia đình gắn liềnvới hoàn cảnh của cuộc chiến đấu ác liệt Hiện thực xã hội, sự kiện đời sống hiệndiện như một bối cảnh cho tâm trạng Do vậy thơ Xuân Quỳnh hướng nội, rất tâmtrạng cá nhân nhưng không là thứ tháp ngà xa rời đời sống Thơ chị là đời sống đíchthực, đời sống của chị trong những năm đất nước còn chia cắt, còn chiến tranh, cònnghèo, còn gian khổ, là những lo toan con cái, cơm nước, cửa nhà của một ngườiphụ nữ, người phụ nữ làm thơ nhưng vẫn ngược xuôi trên mọi ngả đường bom đạn.Xuân Quỳnh không làm ra thơ, không chế tạo câu chữ mà chị viết như kể lại nhữnggì chị đã sống, đã trải Nét riêng của Xuân Quỳnh so với thế hệ nhà thơ hiện đại

Trang 35

cùng thời chính là ở khía cạnh nội tâm đó Thơ chị là thơ mang tâm trạng Thời ấy,nhiều bài thơ thiên về phản ánh sự kiện, cốt để được việc cho đời, còn tâm trạng tácgiả thường là tâm trạng chung của xã hội, vui buồn tác giả hòa trong vui buồn chungcủa công dân Với tâm trạng thơ Xuân Quỳnh, nó mang những nét riêng cá nhân, nónảy nở từ đời sống của chính chị, từ hoàn cảnh của riêng chị; nhưng cái riêng ấy vẫnkhông hề xa rời cái chung, xa rời thực tại chiến đấu Khi cái riêng - chung dườngnhư không còn khoảng cách, thì tâm trạng trong thơ Xuân Quỳnh đạt đến độ tỏa lanmà bao người cảm thấy đồng điệu.

Thời chống Mỹ là một giai đoạn lịch sử anh hùng và đau thương của cả dântộc Việt Nam Chiến tranh là mất mát, là hy sinh Chúng ta buộc phải cầm súng đểgiành lại độc lập tự do Thế cho nên, như một lẽ tất nhiên văn học giai đoạn này làvăn học của sử thi, văn học của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Nói vậy cũng đểthấy rằng, thơ tình yêu ở giai đoạn này cũng không thể tránh khỏi áp lực của tư duysử thi:

Trước cơn giông là đôi mắt em cườiChiều lạ quá, chiều ơi lay động mãiGiá lại phải băng qua trăm ngả đường phá hoạiThì hẳn chỗ cuối cùng anh gặp - vẫn là em(Những đoạn thơ tình giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại - Bằng Việt).Hôm nay, lớp độc giả trẻ sẽ có người không hình dung nổi “răm ngả đườngphá hoại” là như thế nào, nhưng thời chiến tranh, đó là chuyện thường ngày Chúngtôi nói “áp lực của tư duy sử thi” được hiểu theo nghĩa: nói về tình yêu nhưng khôngthuần túy là tình yêu, mà luôn xuất hiện hình ảnh của cuộc sống chiến đấu Thời đócái chung được đặt lên trên hết, tất cả vì lợi ích sống còn của dân tộc Hơn nữa, xét ởgóc độ phản ánh, cuộc kháng chiến vĩ đại đến mức nó đi vào tất cả các góc độ riêng

Trang 36

tư nhất của tình cảm Thơ là tiếng nói của tỉnh cảm nên dù là thơ về tình yêu, ở thờiấy vẫn dễ dàng tìm thấy bóng dáng của một thời đánh giặc Dĩ nhiên, ở mỗi nhà thơdo cảm quan tình yêu khác nhau nên lại quy định “chất sử thi” đậm nhạt khác nhau.Riêng với thơ nữ, ngôn từ về tình yêu của những hồn thơ nhẹ nhàng, tinh tế lại mangnhững xúc cảm, hương sắc khác biệt hơn nữa Đây là tình yêu trong “thời lửa đạn”của Xuân Quỳnh:

Anh trở về sau những tháng năm xaCây đã lớn lòng ta nhiều đổi khácNhư đất nước vừa qua thời lửa đạnLại ngỡ ngàng chim nhỏ, tháng giêng xuân.(Những con đường tháng giêng - Xuân Quỳnh)Thế đấy, dù có qua “lửa đạn”, tình yêu vẫn là tình yêu với sự hồn nhiên trongtrẻo đến “ngỡ ngàng”, đầy sự hiếu động, vui vẻ (chim nhỏ) và non tơ, tươi trẻ, hyvọng (tháng giêng)

Qua nhận thức của người phụ nữ, sau những thăng trầm “lửa đạn” của đấtnước, sau những điều lớn lao như vận mệnh dân tộc, thì những đơn sơ, bé nhỏ nhấtlà mùa xuân hòa bình, mùa xuân tình yêu mới nảy nở Mùa xuân ấy không đơn giảnchỉ là sự chuyển giao của một năm, mà là sự hồi sinh sau những mất mát, đổ nát,đau thương Lùi xa hình ảnh chiếc xe lăn cứu thương, dưới gầm trời vang tiếng còibáo động, nhưng đêm sơ tán nơi rừng sâu, tâm hồn lại được trở về với một Hà Nộitinh khôi trong mùa xuân mới, mang một tình yêu mới đầy nhiệt huyết

Tình yêu thời chống Mỹ gắn liền với cuộc đời, hòa vào dòng đời cách mạngchung, cái thời mà Chế Lan Viên đã coi “đất nước có chung tâm hồn, có chungkhuôn mặt” Thơ tình yêu thời chống Mỹ tất nhiên là có nói đến riêng tư, nhưng cái

Trang 37

riêng tư vẫn nằm trong cái chung Khảo sát bài thơ Nhớ của Phan Thị Thanh Nhàn,ta có thể thấy được cái nhớ rất riêng mà cũng rất chung:

Ô kìa ai đến là quenBộ quân phục cũ, mũ mềm, trán caoDáng đi nhanh nhẹn làm sao

Mắt nhìn xa, bước tự hào hiên ngangMừng vui em gọi vội vàng

Ai ngờ lúc đến gần hơn em nhầmMột ngày không biết mấy lầnBâng khuâng em tự cười thầm: vẩn vơ Rõ ràng anh ở rất xa

Sao em lại cứ ngỡ là gần bên?Hẳn là anh cũng nhiều phenĐường hành quân tưởng thấy em đến gầnThoáng qua một dáng quen thân

Lưng gùi đạn, chiếc khăn rằn quàng vaiPhải không anh của em ơi

Trong xa cách vẫn gặp người thân yêu (Nhớ - Phan Thị Thanh Nhàn)

Đó là một minh chứng cho động thái tình cảm “nhớ” giữa những người đangyêu là rất riêng: em nhớ anh, anh nhớ em Nhưng cũng chính vì thế mà rất dễ nhầm

Trang 38

với cái chung, cái chung rất giống anh: anh là bộ đội, và cũng rất giống em: cô dukích, cô dân công

Vào thời điểm hiện tại, đọc bài thơ này sẽ có người cảm thấy buồn cười: tìnhyêu gì mà cứ “nhầm”, cứ “ngỡ”, cứ “tưởng” như vậy Nhưng đặt vào thời đó thì mớithấy cái lôgic tình cảm, tất cả vì nhiệm vụ chung, tất cả ra tiền tuyến mà coi nhẹ sắcthái cá thể Cũng chính vì thế mà thời đó càng yêu nhau người ta càng dễ dàng chấpnhận hy sinh, chấp nhận chia ly như một “cuộc chia ly màu đỏ” Đúng là một thờicủa anh hùng ca, thời của niềm tin son sắt Chỉ ở thời ấy mới có những câu thơ nhưthế này:

Bao năm rồi đánh MỹLòng tin vẫn y nguyênĐạn bom không xóa đượcNét mùa xuân hồn nhiên(Tiếng mùa xuân - Lâm Thị Mỹ Dạ)Một trong những lý giải có sức thuyết phục về nguyên nhân thắng Mỹ là conngười Việt Nam rất giàu niềm tin Có niềm tin là có tất cả Điều ấy thể hiện rõ trongthơ:

Em tươi tắn như mùa xuân thứ nhấtNhưng thủy chung như một sắc mai già Đôi mắt mở to, dịu dàng thấm mátSau rất nhiều gian khổ đi qua(Tình yêu và bảo động - Bằng Việt)

Trang 39

Thời nào cũng thế, đời nào cũng thế, tình yêu luôn đi liền với sự băn khoăn.Vì tình yêu là quý nhất, giá trị nhất, thiêng liêng nhất Mà tình yêu là để gửi trao, đểcho, để nhận Không băn khoăn sao được, chẳng may trao nhầm, nhận nhầm Thêmnữa, thơ tình yêu 1955 - 1975 lại nói nhiều đến đạo đức, đạo lý Cũng rất đúng bởithời đó tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức được đặt lên hàng đầu khi đánh giácon người Chọn người yêu trước hết là phải chọn người tốt, tốt ở đây theo nghĩatuân theo nghĩa vụ, lợi ích của cộng đồng, của tập thể trước khi cho người yêu Thếcho nên rất có lý khi Lâm Thị Mĩ Dạ băn khoăn, “day dứt” trước người yêu:

Trời anh mênh môngMây em bay lượnGió anh bao laCây em ve vuốtĐất anh thẳm sâuLúa em cúi đầuNhưng sao vẫn hỏiDay dứt trong lòngAnh có tốt không(Anh có tốt không - Lâm Thị Mỹ Dạ)Đó là những day dứt rất thành thực Người ta yêu nhau là mong mỏi nhau trởthành đồng chí của nhau, đúng như câu thơ của Tố Hữu: “Hai đứa hôn nhau haingười đồng chí” Chúng ta không lạ khi cô gái trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ lại sợ lờikhen của người yêu mà muốn “anh đừng khen em” vì:

Hãy chỉ cho em cái kém

Trang 40

Để em nên người tốt lành Hãy chỉ cho em cái xấu Để em chăm chút đời anh Anh ơi anh có biết không Vì anh em buồn biết mấy Tình yêu khắt khe thế đấy Anh ơi anh đừng khen em(Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ)Chúng tôi tin rằng đây là những vần thơ của một thời đại đã qua và sẽ khôngquay trở lại Điều đó không có nghĩa là phủ nhận giá trị nghệ thuật của câu thơ,ngược lại, chúng ta hiểu ở đây là thơ gắn với những khói lửa, đạn mạc của một thờiđoạn khốc liệt sẽ không thể được ươm mầm, sinh sôi trong hiện tại được nữa Mộtthời kỳ đấu tranh nhiều mất mát nhưng con người song hành cả oanh liệt cả đángyêu, giúp người đọc ngày nay suy ngẫm về sự trong sáng, chân thành và thật thà củacon người thời trước; và để tự nhắc nhở mình sống thành thật hơn…

Có thể thấy, tình yêu của thời nào cũng luôn sôi nổi và bất tận với những cảmxúc dâng trào Thế nhưng, điều làm nên sự đặc biệt cho thơ tình yêu của các nhà thơnữ Việt Nam thế hệ chống Mỹ là khát vọng trường tồn vĩnh cửu của tình yêu, là khátvọng sẻ chia, dâng hiến tình yêu của riêng mình cho cuộc sống này thêm nhiều yêuthương Thêm nữa, những ý vị trong câu chữ, những tha thiết, mãnh liệt, nhữngđồng điệu trong tâm hồn và sự thống nhất riêng - chung giữa với tình yêu lứa đôi vàtình yêu đất nước đã làm nên điểm đặc sắc, độc đáo cho thơ tình yêu của phái nữ.Chính những điều đó đã làm cho thơ tình yêu thời chống Mỹ của các nhà thơ nữ sẽcòn sống mãi trong lòng bạn đọc muôn đời

Ngày đăng: 13/09/2024, 20:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1997). Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995: Nhìn từ phương diện sự vận động của cái tôi trữ tình. Hà Nội. Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945-1995: Nhìn từ phươngdiện sự vận động của cái tôi trữ tình
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1997
2. Ngô Vĩnh Bình, Phạm Xuân Nguyên, Ngô Thảo (biên soạn) (1995). Chiến trường sống và viết. Hà Nội. Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiếntrường sống và viết
Tác giả: Ngô Vĩnh Bình, Phạm Xuân Nguyên, Ngô Thảo (biên soạn)
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1995
3. Nguyễn Đăng Điệp. (2002). Giọng điệu trong thơ trữ tình. Hà Nội. Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Vănhọc
Năm: 2002
4. Hà Thị Dung (2015). Đặc điểm của thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước. Luận án tiến sĩ Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm của thơ nữ thế hệ chống Mỹ cứu nước
Tác giả: Hà Thị Dung
Năm: 2015
5. Hữu Đạt (1996). Ngôn ngữ thơ Việt Nam. Hà Nội. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ Việt Nam
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
6. Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (1979). Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975). T.I. Hà Nội.Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn Việt Nam (1945 - 1975)
Tác giả: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1979
7. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004). Văn học Việt Nam thế kỷ XX. Hà Nội. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: ăn học Việt Nam thế kỷ XX
Tác giả: Phan Cự Đệ (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Giáodục
Năm: 2004
8. Hà Minh Đức (1998). Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại. Hà Nội.Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
9. Nguyễn Đăng Điệp. (2002). Giọng điệu trong thơ trữ tình. Hà Nội. Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu trong thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Vănhọc
Năm: 2002
10. Ngân Hà (2001). Nữ sĩ Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại. Nxb Văn hóa – Thông Tin.Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ sĩ Xuân Quỳnh, cuộc đời để lại
Tác giả: Ngân Hà
Nhà XB: Nxb Văn hóa – Thông Tin.Hà Nội
Năm: 2001
11. Ngân Hà (2006). Thơ Xuân Quỳnh, những lời bình. Hà Nội. Nxb Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Xuân Quỳnh, những lời bình
Tác giả: Ngân Hà
Nhà XB: Nxb Văn hóa -Thông tin
Năm: 2006
12. Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử. (2004). Từ điển thuật ngữ văn học. Hà Nội. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ vănhọc
Tác giả: Lê Bá Hán, Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
13. Nguyễn Trọng Hoàn (tuyển chọn) (1999). Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy. Hà Nội. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh, Bằng Việt, Phạm TiếnDuật, Nguyễn Duy
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn (tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
14. Bùi Công Hùng (1983). Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca. Hà Nội. Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca
Tác giả: Bùi Công Hùng
Nhà XB: NxbKhoa học Xã hội
Năm: 1983
15. Mã Giang Lân (2000). Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Hà Nội. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam
Tác giả: Mã Giang Lân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
16. Phong Lê, Vũ Văn Sĩ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ. (2002). Thơ Việt Nam hiện đại. Hà Nội. Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam hiệnđại
Tác giả: Phong Lê, Vũ Văn Sĩ, Bích Thu, Lưu Khánh Thơ
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2002
17. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2005). Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại. Hà Nội. Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại
Tác giả: Nguyễn Văn Long (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2005
18. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau năm 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. Hà Nội.. Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam sau năm 1975-Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy
Tác giả: Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
19. Vân Long. (2003). Những bông hoa không tàn. Hà Nội. Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bông hoa không tàn
Tác giả: Vân Long
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
20. Vân Long (sưu tầm và tuyển chọn). (2010). Xuân Quỳnh thơ và đời. Hà Nội.Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh thơ và đời
Tác giả: Vân Long (sưu tầm và tuyển chọn)
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2010

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w