1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu văn học trung Đại việt nam tên Đề tài biểu tượng trong thơ ca nguyễn trãi

11 15 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biểu Tượng Trong Thơ Ca Nguyễn Trãi
Tác giả 4 Trai Tài Gái Sắc, 1 Con Ruồi
Người hướng dẫn Vũ Thúy Hồng
Trường học Trường Thpt Nguyễn Hữu Tiến
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Duy Tiên
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 510 KB

Nội dung

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thơ văn Nguyễn Trãi cũng như trong ca dao người Việt có một biểu tượng này lâu nay là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, nhà văn cả trong văn học dân gian và

Trang 1

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU TIẾN

-

 -BÁO CÁO NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI : BIỂU TƯỢNG TRONG THƠ CA NGUYỄN TRÃI

Nhóm học sinh thực hiện : 4 trai tài gái sắc + 1 con ruồi

Giáo viên : Vũ Thuý Hồng

Lớp 11A4

Duy Tiên , ngày 2 tháng 11 năm 2024

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong thơ văn Nguyễn Trãi cũng như trong ca dao người Việt có một biểu tượng này lâu nay là nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ, nhà văn cả trong văn học dân gian và văn học viết Sự hấp dẫn, cuốn hút của biểu tượng trăng với vẽ đẹp riêng của nó là một trong những lý do cơ bản để tôi đén với

đề tài:" Biểu tượng trăng trong thơ văn Nguyễn Trãi và trong ca dao người Việt" Ngồi lý do có tính khởi đầu đó, cịn xuất phát từ việc muốn thấy rõ hơn mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học Việt Nam trung đại qua một biểu tượng xuất hiện phổ biến trong văn thơ Nguyễn Trãi và trong nối bật lên như một điểm sáng thấm mỹ thu hút sự chú ý của nhiều người Đó là biểu tượng trăng Biểu ca dao Hai bộ phận này tuy có phương thức sáng tác khác nhau, có hệ thống thi pháp không giống nhau nhưng luôn có mối quan hệ ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau Việc tìm hiểu và so sánh này

sẽ góp phần xác định rõ mối quan hệ giữa hai bộ phận văn học đó So sánh biểu tượng trăng trong trong thơ văn Nguyễn Trãi và trong ca dao đòi hỏi phải chỉ ra những điểm tương đồng và chỗ khác biệt của biểu tượng đó trong hai bộ phận văn học Giải quyết vấn đề này, cần trả lời hai câu hỏi: Biếu tượng trăng được thế hiện như thế nào trong thơ văn Nguyễn Trãi và trong

ca dao? Những nguyên nhân nào tạo nên nhưng điểm tương đồng và khác biệt của biểu tượng đó, trong hai bộ phận thuộc hai nền văn học ở Việt Nam?

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Lịch sử vấn đề tìm hiếu biểu tương trăng trong thơ Nguyễn Trãi và trong ca dao người Việt là vấn đề cũng đươc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đạt được một số thành tựu Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam tập 2, NXB

Trang 3

GD, 1991 ở bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã đưa ra nhận xét về sự xuất hiện của trăng như một cảnh sắc thiên nhiên độc đáo trong ca dao Tác giả viết " Thiên nhiên giữ vai trò rất quan trọng trong ca dao cố" Tác dụng

và hiệu quả thấm mỹ của nó trong ca dao rất to lớn và đa dạng Thiên nhiên

đi vào ca dao với những nét sống động về đường nét, hình dáng, màu sắc của chúng Chăng hạn về trăng, có "trăng khuyết", "trăng tròn", "trăng đầy",

"trăng non", "trăng già", trăng mờ"," trăng tỏ", "trăng thanh" Rồi lửng lơ vàng quế soi thêm, đèn tà thấp thoáng bóng trăng Những nhận xét đó tuy chưa nói rõ trăng xuất hiện trong ca dao như một biểu tượng nhưng đã chỉ ra tính đa dạng, nhiều hình, nhiều vẻ của hình ảnh này Đây là nhận xét giúp chúng ta có điều kiện để tiến sâu hơn khi đi vào tìm hiểu biểu tượng trăng trong ca dao người việt Trong cuốn thi pháp ca dao NXB KHXH,1992,ở mục "Các biểu tượng trong ca dao" tác giả Nguyễn Xuân Kính cũng đã dành một số trang viết cho biểu tượng trăng "biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan, thế hiện quan điểm thấm mỹ, tư tưởng của từng nhóm tác giả, từng thời đại, từng dân tộc và từng khu vực cư trú" Trong bài báo có tiêu đề "Biểu tượng trăng trong ca dao dân gian" (tạp chí văn học số 5,1988) tác giả Hà Công Tài sau khi trình bày khá kỷ về biểu tượng này trong ca dao

đã nêu rõ "biểu tượng trong thơ ca dân gian cưc kỳ phong phú Chỉ riêng biểu tượng thiên nhiên như: trăng, sao, núi đã có thế tới mức bách khoa về địa lý phong tục Việt Nam trong đại ngàn thời gian và không gian, lịch sử Nhưng hơn hết chúng ta có thể tìm hiểu về mỹ học dân tộc, về đặc điểm tư duy thơ ca dân tộc, đồng thời góp thêm một hướng tiếp cận thơ" Trong thơ Nguyễn Trãi bàn về biểu tượng trăng thì cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu Hầu như tất cả các biểu tượng trong "quốc âm thi tập" đều được Nguyễn Trãi sử dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và những cảm xúc khác nhau của một hồn thơ xúc động và ngọn bút có thần Kết thúc bài báo

Trang 4

viết về biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian, Hà Công Tài đưa ra lời đề nghị "Nếu như hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực của biểu tượng thì chính là xét trên phương diện đó, chúng ta có thể đạt tới cơ sở nghiên cứu thơ ca bắt đầu từ thơ ca dân gian trong toàn bộ lịch sử ngữ văn"

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu một hình tượng hoặc một khía cạnh giá trị nội dung tư tưởng trong một hoặc một nhóm tác phẩm văn học trung đại: Các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã xây dựng nhiều loại hình tượng (hình tượng con người, hình tượng thiên nhiên ) và phản ánh nhiều vấn đề phong phú của văn hoá, lịch sử, dân tộc, thời đai Thông qua các hình tượng và vấn đề được phản ánh, các tác giả đã thể hiện những suy ngẫm, tư tưởng sâu sắc của mình Từ những gợi ý qua các bài học trong chương trình, ban sẽ dễ dàng "phát hiên" và lưa chon vấn đề, đề tài mình quan tâm

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: BIỂU TƯỢNG TRĂNG TRONG THƠ CA NGUYỄN TRÃI

1.1.Giới thuyết khái niệm biểu tượng Nói đến biểu tượng tức là nói đến hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan

- Đó là hình ảnh sao chép lại nguyên sơ cái hiện thực do các cảm giác khác nhau như thị giác, thính giác góp phần tạo nên Khác với cảm giác đem lại cho ta từng đặc điểm cụ thể riêng biệt của hiện thực, biểu tượng cho ta đặc điểm chung nhất,cho ta cái tên gọi đơn giản nhất Ví như nhà họa sỹ ngắm nhìn biết bao cây dương anh có thể quên đi đặc điểm cụ thể của từng cây dương một Nhưng trong anh biểu tượng cây dương bao giờ cũng hiển hiện mỗi khi nhắc tới nó Còn khác với tri giác là sự phản ánh trực tiếp toàn bộ sự

Trang 5

vật trong một trường hợp cụ thế, biểu tượng là phản ánh khái quát hơn và trừu tượng hơn, ngoài ra biểu tượng còn bao hàm những yếu tố của sự đánh giá một cách thực tiễn sự vật mà người ta nhận xét trên một ý nghĩa nào đó Biểu tượng của người thợ mộc về cây dương khác biểu tượng của người họa

sỹ vì quan hệ thưc tiễn của họ về cây đó khác nhau Xe-sô-nôv gọi biểu tượng là con số bình quân của những tri thức cảm tính về sự vật Pap-lov chỉ rằng so với tri giác thì biểu tượng hình thành ở một trình độ cao hơn của hoạt động thần kinh cao cấp So với tư duy "Biểu tượng thông thường nắm được sự khác nhau và mâu thuấn, nhưng không nắm được sự chuyển hóa" Nếu như biểu tượng còn ở mức đơn giản và cố định thì tư duy đã vươn tới mức lý giải sự vật, hiện tượng trong tính quy luật của nó Tư duy chính là được rút ra từ biểu tượng và từ đó mới sinh ra khái niệm hay biểu tượng Hay nói như SacsloBaly - "Suy nghĩ có nghĩa là tác động tới biểu tượng bằng cách nhận thấy sự có mặt của nó, đánh giá nó hay mong muốn" Trong mỗi chúng ta, biểu tượng tồn tại tất yếu tới mức không mấy khi chúng ta để

ý đến Cũng giống như không mấy khi chúng ta chú ý đến thao tác kết hợp

và liên tưởng của hoạt động và ngôn ngữ trong nói năng, giao tiếp, nhưng nó

là hiện thực và nhờ thế ta mới được, nhờ biểu tượng ta suy nghĩ được Biểu tượng còn là yếu tố quan trọng hợp thành các rung động, cảm xúc, phương tiện có hiệu lực để điều khiến các cảm xúc của con người Biểu tượng góp phần làm nên sự phong phú trong tinh thần của chúng ta, nhờ biểu tượng chúng ta cảm nhận được thế giới tự nhiên và xã hội trong mọi sắc thái đa dạng của nó Nếu như trong một thế giới tự nhiên và xã hội trong mọi sắc thái đa dạng của nó Nếu như trong một con người biểu tượng là thông thường thì trong nhiều con người biểu tượng là vô tận, còn thế giới "biểu tượng trong thơ ca dân gian thì cực kỳ phong phú " Chỉ riêng biểu tượng thiên nhiên như trăng, sao, núi, đồi, cây, cỏ, sông, nước đã có thế tới mức

Trang 6

bách khoa về địa lý - phong tục Việt Nam trong đại ngàn thời gian và không gian lịch sử Nhưng hơn hết, chúng ta có thế từ đó mà tìm hiểu về mỹ học dân tộc, về đặc điểm tư duy thơ ca dân tộc, đồng thời góp thêm một hướng tiếp cận thơ Hiện nay chúng ta khó có thể nói một cách chính xác thời điểm phát triển của thơ ca trữ tình Nhưng căn cứ vào sự triến khai các chủ đề cơ bản và phong cách biếu hiện trong văn học có thế nó có là bộ phận văn học phát triển mạnh nhất vào thời kỳ trung đại phong kiến Trong loạt chủ để này, một thế giới trăng lung linh huyền ảo xuất hiện Đó không phải là sự miêu tả "trữ tình không dung hợp được thứ giọng điệu "thuần túy" miêu tả vốn thường gặp ở tác phẩm tự sự" Thế giới của trăng nhưng cũng là thế giới tâm tư tình cảm con người Khi tươi vui hạnh phúc: "Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng, Tre non đủ lá đan sàng nên chăng, Đan sàng thiếp cũng xin vâng, Tre vừa đủ lá non chăng hỡi chàng" Hay "Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi" Hoặc "Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc như đèn mới khêu" Khi đợi chờ đau khố: "Anh đi đường ấy

xa xa, Để em ôm bóng trăng tà năm canh" Hay "Ngày ngày em đứng em trông, Trông non non ngất trông sông sông dài, Trông mây mây kéo ngang trời, Trông trăng trăng khuyết trông người xa" Hoặc "Một mai bóng xế trăng lu, Con ve kêu mùa hạ biết mấy thu cho gặp chà" Khi chung thủy son sắt: "Mình về sao được mà về, Mặt trăng còn đó lời thề còn đây, Chăng nên tình nghĩa trước sau, Bến này giải bóng trăng thâu đợi thuyền" Khi cô đơn văng lạnh: "Gió đưa trăng thì trăng đưa gió, Trăng lặn rồi thì gió đưa ai" Nhớ thương: "Trăng lên đỉnh núi trăng nghiêng" Cách ly cách biệt: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi, Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng" Hay trong trạng thái tương đối của cuộc đời: "Trăng bao nhiêu tuổi trăng già, Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non" Có thể từ đó đặt vấn đề tìm hiểu đặc điểm của câu

mở đầu trong thơ ca dân gian hay đặc điểm kết cấu và đó là nhưng khía

Trang 7

cạnh Xét trên lĩnh vực biểu tượng, ở đây chúng ta không thể biểu tượng nguyên sơ về trăng như trong thần thoại, cô tích mà như trăng vàng, trăng tà, trăng thanh, trăng lu, trăng khuyết, trăng nghiêng, trăng xế, trăng xẻ làm đôi Nghĩa là trăng mang màu sắc xúc cảm Biếu tượng trăng vì thế là biểu tượng nên thơ Điều đáng hỏi là biểu tượng tự thân nó không thể làm nên thơ Biểu tượng muốn trở thành biểu tượng nên thơ phải được "nhào nặn" "gọt đẽo" (chữ dùng của Hêghen) theo quy luật thơ Cũng giống như màu sắc và âm thanh chỉ thành hội họa và âm thanh sau khi đã mang dấu ấn của hai loại hình nghệ thuật này Muốn trở thành nên thơ biểu tượng trăng phải được

"đặt" trong khung cảnh thơ, trong không khí của thơ Đồng thời sẽ không có kết cấu thơ "múc đỗ đi - trăng vàng" (sao cô múc ánh trăng vàng đỗ đi) Đêm năm canh - trăng tà" (Đế em ôm bóng trăng tà năm canh) Nếu không

có biểu tượng trăng nên thơ, với biểu tượng nên thơ cùng với các yếu tố khác của nghệ thuật người nghệ sĩ dân gian đã đạt tới sức sáng tạo diệu kỳ - làm xuất hiện những hình tượng thơ, và nếu bình tâm đọc lại, chúng ta sẽ thấy từ biểu tượng trăng nên thơ Thơ ca dân gian đã làm đọng lại đủ mọi nõi niềm về cuộc đời đến không thua kém bất cứ mọt bộ phận thơ ca nào Chính từ biểu tượng trăng nên thơ, với tần số xuất hiện lớn nhất nhưng không đồng nhất, chúng ta có thể nói rằng nghệ thuật thơ ca ấy là nghệ thuật xây dựng những biểu tượng nên thơ Đây là điều chính yếu khi chúng ta nói thơ ca là nghệ thuật tinh tế nhất Điều đó cũng giải thích cho trường hợp

"làm thơ" nhưng không phải là thơ: Những hình tượng thi ca "Vâng trăng ai

xẻ làm đôi, Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường" (Nguyễn Du)

Trang 8

1.2 Biếu tượng trăng trong thơ ca Nguyễn Trãi

Trong việc tìm đọc tuyển tập thơ Nguyễn Trãi thì có rất nhiều bài thơ mà ở đó tác giả dùng đến hình ảnh trăng,

Qua khảo sát, cho thấy sự xuất hiện biểu tượng trăng được chia ở nhiều mảng

đề tài khác nhau Với sự khảo sát ban đầu này ta thấy số lượng cũng không nhiều, nhưng chỉ cần với số lượng như vậy cũng thấy được Nguyễn Trãi là nhà thơ hay dùng biểu tượng trăng trong các sáng tác của mình Qua thơ ông ta cũng thấy được sự đồng cảm rất sâu sắc với con người trong xã hội cũ Điều đặc biệt hơn là qua thơ ông ta tìm thấy được điểm tương đồng, sự gặp gỡ ở những điểm chung giữa thơ ông và ca dao đều diễn tả được hình ảnh trăng

* Sử dụng hình ảnh trăng trong thơ Nguyễn Trãi

Đứng trước hình ảnh trăng hay nguyệt trong thơ Nguyễn Trãi phần lớn là các đông từ như: "thưởng nguyệt", "hớp nguyệt", "đạp nguyệt", "còn nguyệt",

"hỏi nguyệt", "soi nguyệt", "đeo nguyệt", "chở nguyệt", "lồng nguyệt", "thức nguyệt", "quấy nguyệt" Hình ảnh đó còn có sự kết hợp với các danh từ đứng trước nó Bao gồm: "đêm nguyệt", "nhật nguyệt", "hoa nguyệt", "lầu nguyệt',

"nguyệt nguyệt", "phong nguyệt", "cửa trăng", "bóng trăng" Hình ảnh trăng lại có sự kết hợp với tính từ "minh nguyệt", với số từ "một nguyệt"

Đứng sau hình ảnh trăng là sự xuất hiện các động từ "nguyệt hiện",

"nguyệt mọc", "nguyệt đưa", "nguyệt đeo", "trăng kê", Có cả sự kết hợp với tính từ: "nguyệt tròn", "trăng bạc", "trăng vằng vặc" Tất cả những sự kết hợp

đó đã làm cho biểu tượng trăng có dáng vẽ riêng, được cá thể hóa chứ không còn có tính chất chung như biểu tượng trăng trong ca dao

Đặc biệt nhờ sự kết hợp táo bạo của một bản lĩnh sáng tạo nghệ thuật mà

Nguyễn Trãi đã làm cho biểu tượng trăng trở nên mới lạ trong câu thơ

"Một tiếng chày đâu đâm cối nguyệt"

Trang 9

(Tức Cảnh bài 1)Hình ảnh "Cối nguyệt" chỉ có trong thơ Nôm Nguyễn Trãi mà

không có trong ca dao cũng như trong thơ của các nhà thơ khác

1.3 Biểu tượng trăng góp phần thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình

Nguyễn Trãi không những là nhân chứng cho những biên động bão táp của lịch

sử thể kỷ XV mà còn là người trực tiếp tham gia vào chính những biếnđộng đó Ngay cả cuộc đời ông cũng là một cuộc đời đầy những bão táp,thăng trầm Vì vậy, thơ ông thể hiện rõ một vồn sông đã ở độ chín, một suy nghĩ sâusắc về cuộc đời đầy phức tạp và một tình cảm nhân hậu đối với thiên nhiên, conngười Qua thơ Nguyễn Trãi, ta có thể hiểu thêm rất nhiều điều về con ngườiNguyễn Trãi với những khát vọng lớn lao và những tâm tư u uất Có khi, đó là nỗi nhớ day dứt trong những năm tháng xa quê tìm đường cứu nước:

"Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng Nguyệt mãn Bình Than tửu mãn thuyền"

(Mạn hứng)

Đó là tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ,sự day dứt đó cũng đã thế hiện cho một con người đầy bản lĩnh và đầây tình cảm tha thiềt, lăng đọng Hình ảnh trăng ở đây Nguyễn Trãi như muốn tìm về một chốn quê nhà than thuộc của nhà thơ, xem đó như là niềm an ủi và tự nhủ với lòng mình hãy bình an để tìm ra con đường của một đấng nam nhi "Công danh trái"

Có lúc, thơ ông thấm lạnh một nỗi cô đơn tê tái trong những đêm dài trên núi Côn Sơn :

"Rượu đối cầm đâm thơ một thủ Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người"

Đó là tình cảm ưu quốc ái dân sâu nặng của nhà thơ, ông về ở ấn nhưnglòng ông luôn hướng về những con người nhỏ bé và bình dị nhất, để rồi phảingậm cái sầu nhân thể Biểu tượng trăng ở đây nó thể hiện niềm cô đơn lẽ loiđền tột đỉnh của nhà thơ, ông chí có

người bạn là cái bóng của chính mình và hình bóng của trăng, lấy trăng làm người bạn tâm giao, là tri kỷ, điều đó phầnnào làm ta thấu hiểu cho nỗi lòng

Trang 10

của một bậc thánh nhân , trong hoàn cảnh này Trăng đã thành bạn, lẫn làm chung của con người mang nặng nhưng ưu tư

Tuy nhiên, vượt qua tất cả những bất hạnh, thăng trầm của cuộc đời làm quan

bị ganh ghét, đố ky, Nguyễn Trãi vẫn giữ cho mình Một tấc lòng son cònnhớ chúa- Tóc hai phần bạc bởi thương thu có âm điệu buồn trong thơ ông nhưng

đó không phải là âm điệu chủ đạo Vấn đề lớn lao nhất mãi làm ông quan tâm chính là ưu quốc, ái dân, lo cho đất nước và thương nhân dân Điều làm tỏa sáng nhân cách lớn lao của một người anh hùng, một kẻ chân chính

Trong thơ ông, ta thường thấy những tư tưởng triết học phương Đôngđược dân tộc hóa và những kết luận có giá trị về quy luật của đời sống Nhà thơlà con người giàu suy tư để dằn vặt với nỗi đau hữu hạn của đời người cho dù đólà cuộc đời của người anh hùng:

Phải là người có vốn sống, sự từng trải mới có thể có những nhận xét sâu sắc

về cuộc đời:

" Tĩnh lý càn khôn kinh vạn biến Nhàn trung nhật nguyệt trị thiên kim" (Thu nguyệt ngẫu thành)

Con người Nguyễn Trãi một lần nữa được ngợi ca ở việc tìm ra chân lý ởđời, ông đã lấy hình ảnh trăng và mặt trời để nói đến sự luân chuyển và biếnthiên của cuộc đời Ở đó đã tìm thấy những điều mới mẻ và thú vị nhất

Mạnh mẽ, hào hùng, khẳng khái, trong sách, đó là nhân cách và chí khí

Nguyễn Trãi được thể hiện qua thơ ông Vì tự tin, tự hào nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhà thơ vẫn giữ đượcphong thái ung dung, tự tại:

"Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay Trông thế giới phút chim bay Đạp áng mây, ôm

bó củi Ngồi bên suối gác cần câu Quét trúc bước qua lòng suối Thưởng mai về

đạp bóng trăng".

Mạn Thuật!

Ngày đăng: 22/11/2024, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w