1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBANK) giai đoạn 2013-2017

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK) Giai Đoạn 2013-2017
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 34,82 MB

Cấu trúc

  • 1.2. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM (15)
    • 1.2.2. Vai trò, đặc điểm và nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh GŨỮN NHI TH ss seca sve 2cc0n61125611250112E1581816113:043/5pP803006g640613036.i01182888/g03i.osafrogB488 1800880088018 7 1. Vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM........... Bí 2. Đặc điểm của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM (16)
      • 1.2.2.3. Nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM (0)
    • 1.2.3. Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM (20)
      • 1.2.3.1. Dau tư xây dựng cơ bane... .eccecceeseessesssesssessesssesseessesssessesssecsesseseseceses 11 1.2.3.2. Dau tư nâng cao năng lực công nghệ............................---2---22 525522 1] 1.2.3.3. Dau tu nâng cao năng lực nguồn nhân lực (0)
      • 1.2.3.4. Đầu tư quảng bá và phát triển thương hiệu (21)
    • 1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư nâng cao năng (22)
      • 1.2.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết Qua....ceccceccecsscessessseesseesseesseecstecsneesseenseee 13 1.2.4.2. Cac chỉ tiêu đánh giá hiệu quả............................-- --- 5 55555 << £+cseeeesserke 15 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh (22)
    • 2.1.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VPBank (34)
  • 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank 28 1. Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank giai đoạn “00 0 (37)
    • 2.2.2. Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của (38)
      • 2.2.3.3. Đầu tư xây dựng cơ bản....................----2¿©-++22++22x+222+2211221222Ae2Eerkree 43 2.2.3.4. Đầu tư quảng bá va phát triển thương hiệu (0)
    • 2.2.4. Quản lý hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank (58)
  • 2.3. Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank Pia: đan 2015=- 201Ứ7.............................ecs ne2 a0 121 táng806016XE102L58TEAS15 20558071S95155556588 51 1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tu nâng cao năng lực cạnh (60)
    • 2.3.3.5. Trong đầu tư xây dựng cơ DAI... eeceecsecssecsseesseesseesstcsseesseesseesseeesses 69 2.3.3.6. Trong quảng bá va phát triển thương hiệu (0)
  • CHUONG III. MỘT SO GIẢI PHÁP DAU TƯ NANG CAO (0)
    • 3.2. Phương hướng phát triển của VPBank đến năm 2025 (83)
      • 3.2.1. Tầm nhìn, Sứ mệnh của VPBank...................-------5sc25cccsccxrrrrerrrrrree 74 3.2.2. Chiến lược của VPBank................. ...---c:c++t2E2xtrrtEktrrtrkrrrtrirrrirerrrrree 76 3.2.3. Giá trị Cốt lõi của VPBank.................--:--ccscccvtctttrtirrrrirrrtrirrrrierrirree T7 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank trong (83)
      • 3.3.4. Giải pháp dau tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực (0)
      • 3.3.5. Giải pháp về đầu tư xây dựng cơ bản...................------©-¿+cz+cxzxxzrxrrxerreee 83 3.3.6. Giải pháp về đầu tư quảng bá và phát triển thương hiệu (92)
      • 3.4.1. Kiến nghị với Chính Phủ .........................- 2-2 222++2E++2EE££Ex££EEzExerrxrrxeee 83 3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước .....................-- ¿- 2-2 xecx++xxezxerrxez 84 45080097.) ................ 85 TÀI LIEU THAM KHAO Woiooieooceccecceccecccsseessessesssessesssessesseessesssessesssessessessessesssess 86 (92)
    • Bang 2.7: Danh mục đầu tư quảng bá va phát triển thương hiệu của VPBank giai (0)

Nội dung

Các công cụ cạnh tranh của các NHTM Với những đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời tùy vào chiến lược cạnh tranh trong từng giai đoạn,atùy vào năng lực cạnh tranh hiện tại của mì

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM

Vai trò, đặc điểm và nguồn vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh GŨỮN NHI TH ss seca sve 2cc0n61125611250112E1581816113:043/5pP803006g640613036.i01182888/g03i.osafrogB488 1800880088018 7 1 Vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Bí 2 Đặc điểm của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM

1.2.2.1 Vai trò của dau tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Trong điều kiện công nghệ luôn luôn có những bước phát triển mới, mỗi ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải tạo ra cho mình những lợi thế cạnh tranh nhất định Lúc này, nếu không có những hoạt động nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, ngân hàng sẽ khó có thé tồn tại.

Về bản chất, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một bộ phận của đầu tư phát triển Nhưng không phải hoạt động đầu tư phát triển nào cũng là đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Nếu kết quả của đầu tư phát triển là tăng thêm những tài sản thì kết quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là tạo ra và tăng cường các nhân tố của năng lực cạnh tranh, củng cô các công cụ cạnh tranh, đáp ứng mục tiêu cạnh tranh theo từng giai đoạn. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cải thiện năng lực tài chính của ngân hàng vì khi năng lực cạnh tranh nâng lên, ngân hàng sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn, do đó lợi nhuận mang lại ngày cao hơn, từ đó gia tăng nguồn vốn. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giúp ngân hàng cải thiện năng lực công nghệ, năng lực hoạt động thông qua việc đầu tư cải tiễn công nghệ, nghiên cứu sản phẩm, hệ thống mạng lưới, các biện pháp phát triển và quảng bá thương hiệu. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh giúp ngân hàng cải thiện chất lượng đội ngũ nhân lực thông qua đào tạo, nâng cao chất lượng môi trường làm việc,

1.2.2.2 Đặc điểm của đâu tư nắng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt là tài chính tiền tệ và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh hướng vào những nhân tố tạo nên năng lực cạnh tranh nên ngoài những đặc điêm như các hoạt động đâu tư của doanh nghiệp nói chung, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng còn mang những đặc điểm riêng

Thứ nhất, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong NHTM cân sử dụng một lượng vốn lớn.

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thé hiện ở nhiều yếu tố, do đó muốn nâng cao năng lực cạnh tranh phải tác động tích cực vào các yếu tố như cơ sở hạ tầng khang trang, hệ thống công nghệ hiện đại, đội ngũ cán bộ với quy mô lớn, tiêu chuẩn cao, đòi hỏi một lượng vốn rất lớn Chính vì vậy, huy động vốn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề trọng tâm đối với ngân hàng Ngân hàng phải bỏ ra những chi phí lớn dé có được nguồn vốn này

Thứ hai, hoạt động dau tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng cân phải diễn ra khá thường xuyên.

Bởi vi, năng lực cạnh tranh là một yếu tố động, đòi hỏi phải được duy trì và quan trọng hơn là phải được liên tục tăng cường Một ngân hàng mới đi vào hoạt động hay một ngân hang đã hoạt động 6n định lâu dài đều phải thường xuyên tiến hành các hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Với đặc trưng là cung cấp dịch vụ tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp khác, ngân hàng luôn phải đa dạng hóa và cải tiến các sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu hết sức phong phú và luôn luôn phát triển của khách hàng.

Thứ ba, dau tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại các NHTM bao gồm nhiều nội dung nhưng doi hỏi phải có cơ cấu hợp lý tùy thuộc vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh dua ra trong chiến lược.

Năng lực cạnh tranh của ngân hàng có được từ nhiều nhân tổ tiềm lực tài chính, tiềm lực công nghệ, năng lực quản trị điều hành, chất lượng đội ngũ cán bộ Đồng thời, để có thể cạnh tranh bằng giá, bằng chất lượng sản phẩm, bằng hệ thống phân phối, khuyến mại hay thương hiệu, ngân hàng phải cải tiến công nghệ, mở rộng mạng lưới, phải nghiên cứu phát triển sản phẩm, nghĩa là phải có một sự đầu tư tổng thể, tác động đến nhiều mặt.

Tuy nhiên, tùy vào chiến lược cạnh tranh, công cụ cạnh tranh áp dụng trong mỗi giai đoạn mà mỗi ngân hàng có sự chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau, tạo nên cơ cấu đầu tư Cơ cấu đầu tư là một trong những nhân tố quyết định tính hiệu quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, là một nội dung các nhà hoạch định chiến lược cạnh tranh, chiến lược đầu tư phải quan tâm hàng đầu.

Thứ tư, hoạt động dau tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng chịu tác động của nhiều yếu tô bên ngoài.

Các yếu tố đó có thé là các quy định của nhà nước liên quan đến chính sách tài chính tiền tệ; môi trường pháp lý; sự phát triển của kinh tế xã hội; trình độ và mức sống, thói quen tập quán của người dân; đối thủ cạnh tranh Các nhân tố này tác động đến việc ngân hàng lựa chọn đầu tư vào những hạng mục nào, mức độ ra sao, nó tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả đầu tư của ngân hàng Do đó, khi tiến hành các hoạt động đầu tư, ngân hàng phải xem xét, đánh giá và dự tính các nhân tố ảnh hưởng này.Dự báo giúp ngân hàng chủ động đối phó với những biến động của các nhân tô có thé làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của mình.

Với những đặc điểm như vậy, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngân hàng đòi hỏi phải được quản tri chặt chẽ nhằm mang lại hiệu quả cao nhất Việc quản trị phải được tiến hành ngay từ khi xây dựng chiến lược đầu tư cho đến khi thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả của đầu tư.

1.2.2.3 Nguén von cho dau tu nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM Ngân hàng huy động vốn từ nhiều nguồn, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau Tuy nhiên, có những nguồn vốn không sử dụng cho mục đích chính là kinh doanh và đầu tư, mà chủ yếu để đáp ứng cho nhu cầu dự trữ, thanh khoản như nguồn vốn vay NHNN, vay tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng.

Vốn đầu tư nói chung, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh nói riêng cần quy mô lớn và đảm bảo ổn định lâu dai, được huy động chủ yếu qua nguồn vốn chủ sở hữu.

Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một phan nhỏ trong tông nguồn vốn của ngân hàng. Song vốn chủ sở hữu đóng vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành quy mô của ngân hàng, tăng khả năng mở rộng cho vay và đầu tư, đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn, tạo ra và duy trì cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ hiện đại.

Vốn chủ sở hữu được ưu tiên tài trợ cho các hoạt động đầu tư: xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị, mua sắm đồi mới công nghệ, thành lập công ty mdi, cho ngân hàng Một phần vốn này được đầu tư vào chứng khoán công ty và cho vay trung dai han Các ngân hàng thường xuyên mở rộng vốn chủ sở hữu thông qua phát hành thêm cổ phiếu (hoặc xin cấp thêm), hoặc tự tích lũy để mở rộng quy mô đầu tư, quy mô và chất lượng hoạt động Sự mở rộng vốn chủ sở hữu thường gan với các hoạt động đầu tư như gia tăng chỉ nhánh, thành lập công ty con hoặc góp vốn liên doanh, liên kết Các hoạt động đầu tư này bao gồm mua sắm trụ sở, phương tiện làm việc, trang thiệt bi và công nghệ, với chi phí ban dau rat tôn kém.

Vốn chủ sở hữu gồm các thành phần:

(1) Vốn ban đầu: là vốn hình thành khi ngân hàng bắt đầu hoạt động với tính chất sở hữu và nguồn hình thành khác nhau Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nha nước, vốn ban đầu do ngân sách Nhà nước cấp Nếu là ngân hàng cổ phan, vốn ban đầu do các cé đông đóng góp thông qua mua cổ phan, cổ phiếu Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp; ngân hàng tư nhân là vốn sở hữu thuộc tư nhân.

Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM

sở chiến lược cạnh tranh, các công cụ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh được xác định tùy thuộc vào từng giai đoạn Mỗi một công cụ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh không chỉ chịu tác động của một hoạt động đầu tư mà chịu tác động của nhiều hoạt động đầu tư Mặt khác, mỗi hoạt động đầu tư không chỉ tác động đến một lợi thế cạnh tranh, một công cụ cạnh tranh mà có thể tác động đến nhiều lợi thế, công cụ cạnh tranh Do đó, không thể tách bạch hoạt động đầu tư nào cho công cụ cạnh tranh nào, cho lợi thế cạnh tranh nào Mỗi công cụ cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh đều được hình thành từ tổng thê các nội dung đầu tư sau:

1.2.3.1 Đầu tư xõy dựng cơ bản ơ Đâu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động sử dụng vôn đê mở mang, nâng cấp cơ sở vật chất gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, Các hoạt động đầu tư này tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng qua việc góp phần mở rộng hệ thống phân phối, tạo cơ sở vật chất, diện mạo khang trang cho ngân hàng, tạo môi trường làm việc cho cán bộ, tạo địa điểm giao dịch thuận tiện, hiện đại cho khách hàng.

Mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch là nơi các ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động tới nhiều khu vực trên toàn quốc và cả nước ngoài Bên cạnh đó là đầu tư nâng cấp hệ thống phân phối cần thỏa mãn một số yêu cầu như: duy trì thị trường, xây dựng nhiều kênh phân phối có khả năng phản ứng linh hoạt trước sự biến động của môi trường, Số lượng chi nhánh ngân hang càng lớn sẽ càng thu hút nhiều vốn hơn cho chính ngân hàng, giúp các ngân hàng đó tiếp cận được với nhiều khách hàng Ưu thế về mạng lưới hệ thống chỉ nhánh sẽ tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng như chuyền tiền, nhận tiền, thanh toán

1.2.3.2 Đầu tư nâng cao năng lực công nghệ ;

Nội dung dau tư nâng cao nang lực công nghệ là đâu tư vào lĩnh vực thanh toán và ngân hàng số Đầu tư công nghệ tạo nên những chuyển biến mang tính độc đáo và tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ truyền thống, phát triển những sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng hau hết nhu cầu khách hàng, mà một trong những biểu hiện cơ bản

1] nhất là hệ thống thanh toán không ngừng phát triển theo hướng hiện đại hóa Đối với nội dung đầu tư này, trong giai đoạn hiện tại, đầu tư nâng cao năng lực công nghệ đang tập trung đầu tư cho phát triển Ngân hàng số, các dịch vụ E-banking là xu hướng thời thượng, là yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh, cấu trúc vững bền đáp ứng được nhu cầu mở rộng dé có thể triển khai các ứng dụng khác nhau một cách nhanh chóng, chính xác, khoa học và thuận tiện Hoạt động đầu tư này tác động nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thông qua việc làm nền tảng tạo ra các sản phẩm hiện đại, hỗ trợ phát triển kênh phân phối, hỗ trợ công tác quản trị điều hành

Vì vậy, các NHTM cần không ngừng cải tiến đầu tư cho việc phát triển công nghệ hiện đại nhất Tuy nhiên, đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng là tin học hóa hoạt động ngân hàng và các nghiệp vụ ngân hàng, mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ mới nhưng vẫn phải tuân thủ và gắn liền với việc thay đổi cơ chế pháp lý của Ngân hàng Nhà nước đề ra sao cho phù hợp.

1.2.3.3 Đầu tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực Đầu tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực là việc sử dụng vốn dé tiến hành các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích người lao động đóng góp tốt hơn kiến thức, kỹ năng cho công việc, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc Nguồn vốn đầu tu cho nội dung này thường được lấy từ vốn chủ sở hữu phát sinh trong quá trình hoạt động thông qua một loạt các loại vốn hình thành của ngân hàng như cô phan phát hành và ngân sách xin thêm, lợi nhuận bổ sung vốn chủ sở hữu, các quỹ như: quỹ bảo toàn vốn, quỹ dự phòng tổn thất,quỹ thang dư, quỹ dau tư, Chất lượng nguồn nhân lực là kết quả của sự cạnh tranh trong quá khứ đồng thời thé hiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng trong cả tương lai Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đầu tư vào nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và nâng cao nhận thức văn hóa ứng xử, tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiện đại cho nhân viên Hiệu quả của các chính sách nhân sự, đặc biệt chính sách tuyển dụng, cơ chế thù lao là một chỉ tiêu quan trọng dé đánh giá kha năng duy trì một đội ngũ nhân sự chất lượng cao của một ngân hàng Chất lượng nhân lực là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng dịch vụ, hiệu quả quản lý và hoạt động từ đó quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

1.2.3.4 Đầu tư quảng bá và phát triển thương hiệu Đầu tư quảng bá và phát triển thương hiệu là một hoạt động quan trọng của ngân hàng nhằm đưa hình ảnh ngân hàng đến với công chúng, hỗ trợ bán hàng hiệu quả Hoạt động này bao gồm:

- Đầu tư cho đổi mới, quảng bá hệ thống nhận diện thương hiệu (tên thương

12 hiệu, logo, màu sắc, website, đồng phục )

- Đầu tư cho hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, đầu tư cho các hoạt động hướng tới cộng đồng,

Mục đích của hoạt động là nắm bắt nhu cầu thị trường tài chính, làm tiền đề nghiên cứu đánh giá xu hướng thị trường dé đưa ra các sản phẩm tốt nhất Hoạt động này vừa nâng cao hình ảnh, uy tín của NHTM vừa đưa sản phẩm của ngân hàng đến với khách hàng, mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng và kích thích khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của mình Nguồn vốn đầu tư cho nội dung này lấy từ vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả đầu tư nâng cao năng

1.2.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả

Công nghệ đóng vai trò là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi NHTM Năng lực đổi mới và nâng cấp công nghệ của các ngân hàng cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng, được đánh gia qua các tiêu chi:

(i) Kha năng trang bị công nghệ mới:

Trong thời đại bùng nỗ CNTT kết hợp với sự thay đổi thường xuyên nhu cầu dịch vụ ngân hàng buộc NHTM phải liên tục cập nhật và đổi mới hệ thống CNTT của minh vì nêu công nghệ hiện tại không đủ khả năng đáp ứng công tác quan lý, điều hành và phát triển dịch vụ sẽ làm mất đi vô vàn cơ hội kinh doanh của ngân hàng Khả năng đổi mới công nghệ hiện tại thé hiện ở mức đầu tư vốn, nhân lực cho phát triển công nghệ, các kế hoạch chiến lược trong việc tập trung nguồn lực phát triển công nghệ mới.

(ii) Mức độ đáp ứng của công nghệ:

Mức độ đáp ứng công nghệ đối với nhu cầu khách hàng và nhu cầu quản lý của NHTM được đánh giá qua số lượng và chất lượng các báo cáo thông tin mà công nghệ thực hiện phục vụ cho công tác quản trị ngân hàng; số lượng, chất lượng các dịch vụ được tạo ra từ hệ thống công nghệ hiện tại có thể đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của khách hàng.

(iii) Tính liên kết và độc đáo của công nghệ:

Khó có ngân hàng nào có thể thay thế toàn bộ công nghệ cũ bằng hệ thống công nghệ mới bởi chỉ phí đổi mới là rất cao và ảnh hưởng của công nghệ đến hoạt động kinh doanh là rất lớn Điều này đòi hỏi công nghệ cũ và mới cần có tính liên kết cao dé giảm thiểu chi phi và rủi ro trong quá trình nâng cấp thay thế Ngoài ra,

13 các NHTM cần đầu tư phát triển, trang bị những công nghệ độc đáo nhằm tạo sự khác biệt cho sản phẩm dịch vụ dé thu hút khách hàng.

(2) Năng lực nguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực: thé hiện qua hai tiêu chí:

(i) Số lượng nguồn nhân lực: dựa trên số NV tăng thêm hang năm

(i)Trình độ nguồn nhân lực: được đánh giá qua số lượng NV được dao tạo tăng thêm hàng năm và trình độ học vấn của NV.

(3) Chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư xây dựng cơ bản

(i) Số lượng điểm giao dich (chỉ nhánh, phòng giao dịch) tăng thêm hang năm

Chỉ tiêu này được đánh giá cả về số lượng và chất lượng các chỉ nhánh và phòng giao địch tăng thêm do đầu tư về vốn nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phân bố các dai lí theo lãnh thé hàng năm.

(ii) Sé điểm giao dịch tự động (ATM và POS) tăng thêm hàng năm

Một NHTM được xem là có mạng lưới điểm gaio dịch, điểm giao dịch tự động rộng lớn sẽ dé dàng tiếp cận được với nhiều khách hàng ở nhiều vùng miền khác nhau.

(4) Giá trị thương hiệu ngân hàng Để xây dựng và quảng bá thương hiệu, các ngân hàng thường đầu tư tập trung phát trién hoạt động Marketing Chỉ tiêu danh tiếng, uy tín và kha năng hợp tác của ngân hàng mang tính chất định tính, thường được đánh giá qua các tiêu chí: uy tín của ngân hàng thông qua giá trị thương hiệu ngân hàng.

Uy tín phải được xây dựng và củng cố trên cơ sở mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng và xã hội Đây là yếu tố quan trọng, là cơ sở dé ngân hàng có thé dễ dàng vươn lên trong cạnh tranhvới các NHTM khác Ủy tín ngân hàng được hình thành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường, uy tín thương hiệu càng cao thì sức mạnh cạnh tranh của ngân hang đó trên thị trường càng lớn.

(i) Von điều lệ tăng thêm hàng năm

Vốn điều lệ cao sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín trên thị trường và tạo lòng tin nơi công chúng

(ii) Vốn chủ sở hữu tăng thêm hang năm

Mức gia tăng về VCSH được xác định dựa trên chênh lệch về VCSH qua các năm, mức tăng giảm VCSH được tính theo mức tuyệt đối để xác định kết quả của hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh xem mức gia tăng về VCSH có tỷ lệ thuận với vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh hay không.

(iii) Tổng tài sản tăng thêm hàng năm

Tương tự như vôn chủ sở hữu, tông tài sản cao là tiên đê giúp sức cạnh tranh của

14 ngân hàng cao, có uy tín trên thị trường, tạo lòng tin quần chúng Ngược lại, nếu tổng tài sản thấp đồng nghĩa với sức mạnh tài chính yếu kém và khả năng giải quyết rủi ro thấp.

(iv) Lợi nhuận sau thuế tăng thêm hàng năm

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) là chỉ tiêu quan trọng dé đánh giá kết quả hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh Chỉ tiêu này cũng càng cao càng chứng tỏ ngân hàng đầu tư có hiệu quả.

(v) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và trên vẫn chủ sở hữu (ROE)

Von chu sở hữu Ý nghĩa: ROA cho biết một đồng trong tông tai sản của ngân hàng mang về cho ngân hàng bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) Tỷ lệ này càng cao cho thấy ngân hàng quản lý và khai thác tốt tài sản của mình, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao.

ROE cho biết một đồng VCSH, ngân hàng kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm) Tỷ lệ này càng cao thể hiện ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả, năng lực cạnh tranh của ngân hàng càng cao.

(vi) Tỷ lệ an toàn vẫn CAR

Công thức: Vốn tự có

Tông tài san “có” rủi ro Ý nghĩa: CAR là hệ số phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhay như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động của ngân hàng Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh Việc ngân hàng đảm bảo được hệ số này sẽ duy trì sự tin cậy của khách hàng.

1.2.4.2 Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ hiệu quả ơ

(1) Doanh sô bán hàng tăng thêm so với vôn đâu tư

Chỉ tiêu (1) tính cho một số sản phâm chính của ngân hàng như huy động, cho vay Chỉ tiêu này cho thấy một đơn vị vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh mang lại bao nhiêu don vị doanh số tăng thêm đối với mỗi sản phẩm Doanh số bán hàng tăng thêm so với vôn đâu tư càng cao chứng tỏ đâu tư càng có hiệu quả.

(2) Biến động của thị phần hàng năm

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VPBank

Biểu đồ 2.1: Một số kết quả kinh doanh nỗi bật của VPBank giai đoạn 2013-

Năm 2013 Nam 2014 Nam 2015 Năm 2016 Nam 2017

0 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Năm 2013 Nam 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nam 2013 Nam 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Nguôn: Báo cáo thường niên VPBank 2013-2017

Theo biểu dé, ta thấy

- Tổng tài sản của VPBank đạt tới 277752 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với năm

- Lợi nhuận của ngân hàng luôn trong xu thế tăng trưởng cao không ngừng

- Quy mô cho vay, huy động cũng tăng trưởng ấn tượng, đạt gần 200000 tỷ vào năm 2017 sau 4 năm.

Tình hình huy động vốn theo các năm có sự tăng trưởng rõ rệt, và tăng đều qua các năm So với năm 2013, nguồn vốn huy động được hơn 218110 tỷ đồng vào năm

2017, chứng tỏ 5 năm qua VPBank đã thể hiện tốt được khả năng cạnh tranh của ngân hàng dé thu hút nguồn vốn đầu tư

Những năm gần đây là những năm thành công của VPBank Nhờ chiến lược đúng dan và sáng tạo của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ ngân hàng, VP Bank luôn tận dụng phát huy tốt những ưu thé của minh dẫn dé đạt được những thành tích kinh doanh cao đáng kinh ngạc, cùng với đó là sự tăng trưởng mạnh các chỉ số sinh lời và lợi nhuận Các chỉ tiêu quan trọng như ROA, ROE, CAR đều phản ánh hiệu quả kinh doanh khả quan, an toàn, cu thé:

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu ROA, ROE, CAR của VPBank giai đoạn 2013 — 2017

STT Chỉ tiêu | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017

Nguôn : Báo cáo thường niên VPBank 2013- 2017 Qua bảng trên, ta thấy VPBank đã trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng Cả ba chỉ số ROA.ROE và CAR đều có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc tỉ lệ lợi nhuận sinh ra trên một đồng tổng tài sản ROA tăng từ 0.91% trong đầu thời kì năm 2013 đến 2.54% tại năm 2017 tức là tăng 1.63% tương đương gap xấp xi 3.3 lần; tỉ lệ lợi nhuận sinh ra trên một đồng vốn chủ sở hữu ROE tăng từ 14% trong năm 2013 đến 27.5% tại cuối thời kì năm 2017, tức là tăng 13.5% tương đương gấp 2.5 lần Tỷ lệ an toàn vốn CAR vẫn giữ vững con số ôn định dao động trong khoảng 12.5% đến

14.6%. Đây là sức mạnh nên tảng dé VPBank tiễn xa hơn nữa nhằm phát triển ồn định, bền vững hơn.

Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank 28 1 Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank giai đoạn “00 0

Vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của

Là một NHTM cô phan, dé đứng vững và phát triển trong thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, VPBank rất chú trọng đến công tác đầu tư phát triển Trong những năm qua, von dau tư phát triển của VPBank không ngừng tăng lên cùng với sự lớn mạnh của ngân hàng.

Trong giai đoạn 2013-2017, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank không ngừng được gia tăng cả về mặt chất lượng và số lượng Việc tăng trưởng vốn đầu tư phát triển đã giúp cho VPBank trên đà tiếp tục khăng định được vị thế một trong những NHTM cổ phần hàng đầu tại Việt Nam Chỉ tiết nguồn vốn đầu tư phát triển của VPBank qua các năm như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phân theo nguồn vốn đầu tư của VPBank giai đoạn 2013- 2017 Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2013 | Năm2014 Năm 2015 | Năm 2016 Năm 2017

Chỉ tiêu id Giá | Tốc độ| Giá | Tốc độ | Giá | Tốc độ i ri trị | tăng ta trị Ụ t L

Tong von đầu tư "mm peo ng nâng cao năng lực | 558 - 716 |28.32%| 1133 |58.24% 37.25%| 1785 |14.79% canh tranh

Nguôn: Phân tích số liệu dựa trên báo cdo thường niên VPBank 2013-2017

Chú thích: Tốc độ tăng ở bảng trên là tóc độ tăng liên hoàn

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh phân theo nguồn vốn đầu tư của VPBank giai đoạn 2013- 2017

Von vay ®@Vo6n chủ so hữu

Nguôn: Phân tích sé liệu dựa trên báo cáo thường niên VPBank 2013-2017

- Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu giai đoạn 2013-2017 của VPBank chủ yếu hình thành từ quỹ dự trữ và lợi nhuận để lại Nhìn vào bảng ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của

NH có sự biến động không đều qua các năm, nhưng nhìn chung so với tổng nguồn vốn thì nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (xấp xỉ 30%) so với tổng vốn đầu tư Điều này đã gây ra không ít những khó khăn cho NH trong việc huy động vốn dau tư và sử dụng vốn vào các hoạt động đầu tư vào cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ; phát triển nguồn nhân lực, hoạt động phát triển và quảng bá thương hiệu, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh vì thế mà cũng bị ảnh hưởng.

Hiện nay vốn vay là nguồn huy động chủ yếu của VPBank dé thực hiện đầu tư phát triển Trong giai đoạn 2013-2017 quy mô vốn vay của VPBank có sự gia tăng nhanh Năm 2017 tổng giá trị vốn vay là 1205 ty đồng chiếm 67.92 % trong tổng nguồn vốn Tổng nguồn vốn vay được của VPBank gia tăng mạnh qua các năm cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối Khi nguồn vốn chủ sở hữu còn hạn chế và không đủ đáp ứng cho các hoạt động đầu tư và kinh doanh thì nguồn vốn vay chính là nguồn bổ sung quan trọng Với năng lực tài chính lành mạnh, tốc độ tăng trưởng ổn định với

30 uy tín của VPBank trên thị trường việc huy động nguồn vốn này không gặp quá nhiều trở ngại.

2.2.3 Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank trong giai đoạn 2013-2017

Việc phân chia tình hình thực hiện vốn đầu tư nâng cao năng lực tranh theo các nội dung đầu tư là điều cần thiết để có thể phân tích được tình hình sử dụng vốn đầu tư của VPBank cũng như đưa ra đánh giá xác đáng về thực trạng đầu tư của Ngân hàng Tuy nhiên, dựa vào đặc thù hoạt động của mình, có thể phân chia các nội dung đầu tư của VPBank là đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư nâng cao năng lực công nghê, lưới, đầu tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực, đầu tư phát triển và quảng bá thương hiệu.

Hàng năm, VPBank dành một lượng vốn khá lớn cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho thấy sự quyết tâm của ban lãnh đạo đối với việc cải thiện năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Bảng 2.4.: Nội dung vốn đầu tư nâng cao cao năng lực cạnh tranh của VPBank giai đoạn 2013-2017 Đơn vi: tỷ dong

1 Tông von dau tư nâng 558 716 1133 1555 1785 cao năng lực cạnh tranh

2 Đâu tư nâng cao năng 196 261 387 504 620 lực công nghệ

3 Đâu tư nâng cao năng 154 230 304 418 440 lực nguồn nhân lực

4 Đầu tư xây dựng cơ bản 127 | 110 285 336 371

5 | Đầu tư quảng bá va phát 81 115 157 297 314 triển thương hiệu Nguôn: Phân tích số liệu dưa trên bdo cáo thường niên VPBank 2013-2017

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ phân bo vốn đầu tư tư nâng cao năng lực cạnh tranh của

# Đâu tư nâng cao năng lực công nghệ ® Dau tư nâng cao nguôn nhân lực Đâu tư xây dựng cơ ban Đâu tư quảng bá và phát triên thương hiệu

Nguôn: Phân tích số liệu dưa trên báo cáo thường niên VPBank 2013-2017 Nhìn vào bảng và biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank có xu hướng tăng nhưng không đều tại các lĩnh vực đầu tư. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank luôn được tăng lên qua các năm, tổng lượng vốn tính đến năm 2017 so với năm 2013 tăng trưởng định gốc là

184% Một trong những nguyên nhân cho sự gia tăng này chính là trong giai đoạn

2013-2017 VPBank thực hiện kế hoạch 5 năm: đề ra mục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng có giá trị nhất Việt Nam, đi đầu trong lĩnh vực cho vay, vậy nên vấn đề đầu tư nâng cao năng lực tranh với số vốn ngày càng gia tăng và các hoạt động đầu tư được thực hiện với kế hoạch được ngiên cứu kỹ và ngày càng chuyên nghiệp. Trong tổng số vốn đầu tư cho nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm quy mô và tỷ trong cao nhất là đầu tư nâng cao năng lực công nghệ với ty trọng 34.24% , tiếp đến là đầu tư nâng cao năng lực nguồn nhân lực với tỷ trọng 27.60%, đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư quảng bá và phát triển thương hiệu chiếm tỷ trọng lần lượt là 21.39% và 16.77% Điều này có thé lý giải bởi lĩnh vực hoạt động đặc thù của NHTM không phụ thuộc chính vào đầu tư xây dựng cơ bản hay quảng bá và phát triển thương hiệu Hoạt động đầu tư phát triển của VPBank chủ yếu hướng đến đầu

32 tư theo chiều sâu, nâng cao năng lực nguồn nhân lực và năng lực công nghệ Cụ thể hơn về việc nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được VPBank sử dụng như thế nào sẽ được trình bày dưới đây:

2.2.3.1 Dau tu nâng cao năng lực công nghệ

Trong 5 năm trở lại đây Với định hướng trở thành top 3 Ngân hàng bán lẻ hiện đại của Việt Nam, VPBank đã coi nâng cao năng lực công nghệ là cốt lõi Vì vậy, không khó để lý giải tại sao nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực công nghệ được VPBank lại chiếm ty trong cao nhất, hơn 30% trong tong vốn dau tu nâng cao năng lực cạnh tranh qua 5 năm.

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng vốn đầu tư nâng cao năng lực công nghệ so với tong vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank giai đoạn 2013- 2017

Năm 2013 Năm 2014 Năm2015 Năm 2016 Năm 2017 œ Tổng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ứ Vốn đầu tu nõng cao năng lực cụng nghệ

Nguôn: Phân tích số liệu dua trên báo cáo thường niên VPBank 2013-2017

Bảng 2.5: Vốn đầu tư nâng cao năng lực công nghệ của VPBank giai đoạn

Chỉ tiêu Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017

Vốn đầu tư nâng cao năng lực công nghệ 196 261 387 504 620

Tốc độ tăng liên hoàn - 33.16% | 48.28% | 30.23% | 23.02%

Toc độ tăng định gôc : 33.16% | 97.45% | 157.14% | 216.33%

Nguôn: Phân tích số liệu dua trên báo cáo thường niên VPBank 2013-2017

Nhìn vào bảng trên, cho ta thấy VPBank không ngừng đầu tư vào công nghệ, bởi chiến lược phát triển công nghệ là một trọng tâm trong chiến lược phát triển ngân hàng Năm 2017, số vốn đầu tư phát triển công nghệ đạt 620 tỷ đồng, gấp hơn

3 lần, tăng 216.33% so với số vốn đầu tư năm đỉnh gốc- năm 2013 Ta có thể dễ dàng nhận thấy: vốn đầu tư năng lực công nghệ tăng cao hơn trong giai đoạn 2015-

2017 Điều này có thể được lý giải bởi đây là thời điểm VPBank tăng tốc triển khai nghiên cứu dich vụ số, để sớm cho ra mắt thế hệ ngân hàng số day triển vọng của

Nội dung dau tư vào công nghệ mà VPBank chú trọng gồm:

Bảng 2.6: Danh mục đầu tư nâng cao năng lực công nghệ của VPBank giai đoạn 2013-2017

STT Danh mục dau tư au ° yen tý Nội dung đâu tư tu/nang dong) cấp

Hệthống cô hệ ; Ang cấp hệ thống cô ệ cốt lõi

Quản lý hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank

'VPBank đã được quản lý đúng quy trình.

- Trên cơ sở phân tích, nhận định thị trường va vi thế cạnh tranh của mình, VPBank đã xác định chiến lược cạnh tranh của mình: “Trở thành một trong 3 ngân hàng có giá trị nhất Viêt Nam, là ngân hàng thân thiện với người tiêu dùng nhất thông qua ứng dụng công nghệ “

- Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh đã căn cứ vào chiến lược cạnh tranh này dé lên kế hoạch cụ thé và triển khai thực hiện nhiều dự án.

Tại VPBank, Trung tâm chiến lược và quản lý dự án sẽ là bộ phận chính phụ trách điều tiết, đảm bảo sự hài hòa giữa các khoản mục đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh.

Các cơ quan/phòng ban Hội sở chính giữ vai trò quản lý chỉ phí đầu tư và quản lý danh mục đầu tư.

Quy trình quản lý gồm ba bước sau:

Bước 1: Hoạch định kế hoạch, chiến lược: Đối với các dự án lớn, bao trùm toàn hệ thống, kế hoạch đầu tư được xây dựng từ Hội sở chính và triển khai tại đây, như dự án đổi mới nhận diện thương hiệu, dự án thay đổi và nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi (Core banking), dự án đầu tư vào các ngân hàng số mới, các dự án đào tạo Đối với các dự án cần có sự đầu tư phù hợp với đặc thù kinh doanh của từng chỉ nhánh thì kế hoạch đầu tư và xây dựng ngân sách được thực hiện từ các chỉ nhánh, sau đó tổng hợp lại tại Hội sở chính, như các kế hoạch dau tư cho mạng lưới phòng giao dịch, mạng lưới ATM, mạng lưới POS, mạng lưới CDM, các thiết bị công nghệ phần cứng khác, Tuy nhiên, kế hoạch đầu tư của các chỉ nhánh vẫn đảm bảo nằm trong định hướng tổng thể của cả hệ thống.

Buéc 2: Xét duyệt, thực hiện đâu tw:

Cơ chế phân cấp thâm quyền quyết định đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank đảm bảo minh bạch, theo giá trị các khoản đầu tư:

+ Đại hội cổ đông quyết định đầu tư, giao dịch mua bán tài sản của ngân hàng có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của ngân hàng.

+ Hội đồng quản trị định đầu tư, giao dịch mua bán tài sản của ngân hàng có giá trị từ 10% trở lên so với vốn điều lệ của ngân hàng.

+ Tổng giám đốc định đầu tư, giao dịch mua bán tài sản của ngân hàng có giá trị dưới 10% vốn điều lệ của ngân hàng.

Sau khi có các quyết định đầu tư, các bộ phận được giao như: quản lý xây dựng

50 cơ bản, trung tâm Công nghệ thông tin, bộ phận quản trị, kế toán và các phòng ban có liên quan trong từng dự án cụ thể có trách nhiệm thực hiện đầu tư, mua sắm trong kế hoạch và phạm vi dự toán được phê duyệt Trong quá trình thực hiện đầu tư này, hồ sơ chứng từ luôn được kiểm tra, đảm bảo các khoản đầu tư đúng kế hoạch, đúng chế độ, định mức, tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch.

Việc đánh giá hiệu quả được phản ánh trong các kết quả hoạt động kinh doanh cuối năm của ngân hàng cũng như những thành tựu quan trọng mà VPBank được ghi nhận Việc xem xét, điều chỉnh lại chiến lược, kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vẫn thường xuyên được VPBank đưa ra thảo luận công khai tại các kỳ Đại hội cé đông và thống nhất phương án dựa trên biêu quyết của các cô đông.

Như vậy, cơ chế quản lý đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh theo đúng quy trình là một trong những yếu tố quyết định đảm bảo hiệu quả đầu tư, luôn được

VPBank coi trọng và có những quyết định khá phù hợp, linh hoạt.

Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại VPBank Pia: đan 2015=- 201Ứ7 ecs ne2 a0 121 táng806016XE102L58TEAS15 20558071S95155556588 51 1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tu nâng cao năng lực cạnh

MỘT SO GIẢI PHÁP DAU TƯ NANG CAO

Phương hướng phát triển của VPBank đến năm 2025

3.2.1 Tầm nhìn, Sứ mệnh của VPBank

Là một trong những NHTM cô phần thành lập sớm nhất tại Việt nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng Đặc biệt từ năm 2010, VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến

74 lược chuyên đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới Theo chiến lược này, VPBank vừa xây dựng chiến lược 5 năm 2018-2022 với những mục tiêu tham vọng về chất lượng tăng trưởng, tiếp tục đảm bảo VPBank là ngọn cờ dẫn đầu về tăng trưởng và hiệu quả trên mọi mặt; củng cố vị trí dan đầu trong chiến lược bán lẻ và ngân hàng số; là dịch vụ tài chính tin cậy của mọi người dân Việt; nâng cao tỷ trọng giao dịch của khách hàng qua các kênh tự phục vụ, đón đầu các xu hướng công nghệ ngân hàng mới, với hai mục tiêu chiến lược:

Thứ nhất, Là 1 trong 3 ngân hàng có giá trị nhất Việt Nam.

Thứ hai, Trở thành ngân hàng thân thiện với người tiêu dùng nhất thông qua ứng dụng công nghệ.

Mục tiêu trong năm 2018, là duy trì tăng trưởng chất lượng trên các phân khúc thị trường chủ đạo, hoàn thiện hạ tầng công nghệ và quản trị rủi ro đáp ứng các yêu cầu phát triển chiến lược ngân hàng số một cách mạnh mẽ nhất Năm 2018 sẽ là một dau mốc quan trọng là năm đầu tiên trong giai đoạn chiến lược 5 năm 2018-2022.

Theo đó, VPBank xác định các nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Một là, Tiếp tục các nỗ lực duy trì tăng trưởng ở tất cả các khối kinh doanh dé đạt các mục tiêu tăng trưởng đề ra, tập trung thúc đấy tăng trưởng cho vay, huy động, cơ sở khách hàng của các phân khúc khách hàng chiến lược Triển khai tăng trưởng chon lọc đi đôi nâng cao hiệu quả với mục tiêu tăng trưởng 20%-30% ở các chỉ tiêu quy mô và tăng trưởng mạnh mẽ ở các chỉ tiêu hiệu quả ở mức 40%-50%.

Hai là, Tập trung nỗ lực để củng cố và nâng cấp các hệ thống nền tảng trọng yếu với trọng tâm là hệ thống quản trị rủi ro (bao gồm cả an ninh công nghệ); củng có hệ thống phê duyệt; củng cố hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ có van dé; triển khai và hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức hệ thống bán hàng và dịch vụ; phát triển nhân sự; và thực hiện chiến lược công nghệ thông tin 2017 — 2020 song song với tiếp tục triển khai cải tiến công nghệ đảm bảo phục vụ tốt quá trình phát triển nhanh của các hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

Ba là, Tìm kiếm và lựa chọn các cơ hội kinh doanh mới cho ngân hàng đề khai thác hiệu quả đầu tư cơ bản, tạo ra các kênh thu nhập mới cho tăng trưởng hiệu quả trong tương lai.

Bảng 3.5 Một số chỉ tiêu tài chính đề ra trong năm 2018 Đơn vị: tỷ đồng

STT | Chỉ tiêu (Tỷ đồng,%) Kế hoạch 2018

Huy động khách hàng và Phát

2 | hành giấy tờ có giá 241675

Dư nợ cấp tín dụng 243320

3 | Trong đó: Cho vay khách hàng 229148

Nguôn: Báo cáo thường niên của VPBank 2017

Năm 2018 là năm khởi đầu cho 5 năm tiếp theo đầy thách thức với những biến đổi hết sức nhanh chóng của công nghệ số, hành vi người dùng và những hình thái kinh tế mới Nhưng VPBank sẵn sàng đón nhận những vận hội và cả những thách thức mới để tiếp tục phát triển và chinh phục những đỉnh cao tiếp theo Ban Điều hành hoàn toàn tin tưởng vào thành công của VPBank trong năm 2018 cũng như hiện thực hóa tầm nhìn đưa VPBank trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và trở thành 1 trong 3 ngân hang giá trị nhất

Hội đồng quản trị đã xác định Tầm nhìn trên được hiện thực hóa bằng sáu chiến lược dé đạt được khát vọng của mình Cụ thê triển khai sáu hướng chiến lược đó là:

(1) Thực hiện thay đổi vượt bậc trong năng suất bán và mạng lưới (x2 năng suất) để thúc day giá trị từ các mảng kinh doanh hiện tại bao gồm gồm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiêu thương và doanh nghiệp lớn.

(2) Triển khai các động cơ tăng trưởng mới (ngân hàng giao dịch, đôi tượng chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng, hệ sinh thái xe cộ và nhà ở) và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược (như banca) dé thúc day VPBank tăng trưởng trong tương lai.

(3) Xây dựng năng lực đữ liệu và phân tích của thế hệ mới để khai thác sức mạnh dữ liệu nhằm thúc đây tăng trưởng phi tuyến tính và cải thiện việc ra

(4) Tăng cường sức khoẻ tổ chức để xây dựng một tổ chức định hướng thúc đây hiệu quả công việc, thu hút các nhân tài trong ngành ngân hàng quốc gia và xác định một văn hoá VPBank khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ phận, là nơi dừng chân của những cá nhân xuất sắc trong ngành ngân hàng trong nước

(5) Thực hiện tái thiết kế và số hoá từ đầu đến cuối những hành trình dịch vụ ngân hàng cốt lõi để cải thiện trải nghiệm khách hàng một cách bền vững, cắt giảm chi phí với qui trình tinh gon và hiệu quả

(6) Đạt được kết quả xuất sắc trong quản trị rủi ro và công nghệ thông tin dé hỗ trợ tăng trưởng ngân hàng thông qua đầu tư vào các công cụ quản trị rủi ro mới, tự động hoá các quyết định tín dụng và giảm thời gian đưa sản phẩm ra thị trường đề phát triển thông qua xây dựng năng lực trong lĩnh vực Agile (mô hình tiếp cận lặp lại) và DevOps (Development-Operations: mô hình tích hợp giữa phát triển và vận hành)

3.2.3 Giá trị Cốt lõi của VPBank

Hậu thuân cho việc triên khai chiên lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của

VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá tri cốt lõi:

Khách hàng là trọng tâm;

Tao su khac biét. Định hướng khách hang là nền tang mọi hoạt động: Kết hop hai hoa lợi ích khách hàng, nhân viên, cô đông và cộng đông là sợi chỉ xuyên suôt mọi hành động

Ngày đăng: 24/11/2024, 01:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBANK) giai đoạn 2013-2017
Hình 1.1 Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao năng lực cạnh (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN