BÁO CÁO BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH BẢN ĐỒ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC PHẦN ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 7 CÁNH DIỀU Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo
Trang 1TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÁC ĐỊNH BẢN ĐỒ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC PHẦN ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 7
(CÁNH DIỀU)
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 2
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2
1.1 Kĩ năng xác định bản đồ theo điểm: 2
1.2 Kĩ năng xác định bản đồ theo đường: 7
1.3 Kĩ năng xác định bản đồ theo diện tích: 13
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 16
PHẦN KẾT LUẬN 18
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 18
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 19
Trang 31
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp:
Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ nhằm nâng cao hiệu quả học phần Địa
lý cho học sinh lớp 7 (Cánh diều)
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Địa lí là một môn khoa học cung cấp cho học sinh các kiến thức về tự nhiên, dân cư - xã hội, hoạt động kinh tế của con người ở khắp mọi nơi trên Trái Đất Đồng thời, chúng còn hình thành và rèn luyện cho các em kĩ năng xác định bản
đồ Học sinh có kĩ năng xác định bản đồ tốt đồng nghĩa với việc học sinh sẽ khai thác tốt những kiến thức Địa lí “ẩn” trên bản đồ mà phần kênh chữ trong sách giáo khoa không đề cập tới Từ đó giúp kiến thức địa lí của các em hoàn thiện hơn, giúp các em mở rộng vốn hiểu biết về các hiện tượng Địa lí xảy ra xung quanh, thêm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước Đọc hiểu được bản đồ cũng
là kỹ năng sống quan trọng mà các em cần bổ sung để ứng dụng trong các trường hợp lạc đường, xem địa chỉ trong cuộc sống thực tế Vậy nên việc trang bị cho học sinh kĩ năng xác định bản đồ trong môn Lịch sử & Địa lý 7 bộ sách Cánh diều là con đường không thể bỏ qua khi học tập và nghiên cứu phân môn Địa lí Bởi bộ sách cung cấp rất nhiều bản đồ, lược đồ ở mỗi nội dung bài học giúp học sinh được tiếp cận, nâng cao kỹ năng xác định bản đồ của mình
Mặt khác, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu trong chương trình đổi mới GDPT 2018 giáo viên phải chủ động sử dụng các phương pháp mới để tăng cường khả năng ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế Khi trình bày các đối tượng địa lí,
Trang 42
người dạy (giáo viên) dù dạy học bằng các phương tiện truyền thống như tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ,… hay các phương tiện hiện đại như phim, đèn chiếu,… thì bản đồ là phương tiện dạy học không thể thiếu được trong hầu hết các tiết học Xuất phát từ các lí do trên, tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm
về việc “Rèn luyện kỹ năng xác định bản đồ nhằm nâng cao hiệu quả học
phần Địa lý cho học sinh lớp 7 (Cánh diều)” mà bản thân đã thực hiện trong
giảng dạy phân môn Địa lí tại đơn vị trường học của mình để các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp hướng dẫn học sinh kĩ năng xác định bản đồ trong học tập Địa lí 7 ở trường Trung học cơ sở
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 7 trường THCS…
3 Mục đích nghiên cứu
Biện pháp nhằm hướng dẫn cho học sinh kĩ năng xác định bản đồ thành thạo
Từ đó khai thác được nhiều kiến thức bổ ích trên bản đồ bổ trợ cho các kiến thức
từ phần kênh chữ trong sách giáo khoa giúp cho bài học, tiết học sinh động, hấp dẫn hơn
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Trên cơ sở học sinh đã hiểu được vai trò (tầm quan trọng) của bản đồ, nhận định được đối tượng cần chỉ trên bản đồ là gì, tư thế đứng chỉ phù hợp cùng với
sự chuẩn bị bài chu đáo trước mỗi tiết học, giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh kĩ năng xác định bản đồ thông qua các tiết học, bài học
1.1 Kĩ năng xác định bản đồ theo điểm:
- Kí hiệu điểm: Thường dùng để biểu hiện vị trí của các đối tượng có diện tích tương đối nhỏ Chúng được dùng với mục đích chính là xác định vị trí, vì vậy
Trang 53
phần lớn không cần theo tỉ lệ bản đồ Các kí hiệu điểm thường biểu hiện dưới dạng kí hiệu hình học hoặc tượng hình Vị trí của đối tượng trên bản đồ thường nằm ở trung tâm của kí hiệu hình học hoặc tượng hình
- Kí hiệu điểm thường dùng để biểu hiện các đối tượng như sân bay, cảng biển, nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện…
- Khi hướng dẫn học sinh chỉ theo điểm giáo viên cần hướng dẫn học sinh chỉ vào đúng các kí hiệu trên bản đồ
Ví dụ 1: Khi dạy Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á (trang 104 Lịch
sử & Địa lý 7 bộ sách Cánh diều)
Mục: Phân bố dân cư và các đô thị lớn
- Sau khi giáo viên cho học sinh tìm hiểu về đặc điểm đô thị hóa, giáo viên
treo bản đồ “Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị của châu Á năm 2019” lên
bảng
Trang 6
4
Hình 6.3 - Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị của châu Á năm 2019
- Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ và cho biết:
? Trong năm 2019, tại châu Á có bao nhiêu siêu đô thị trên 20 triệu người ?
Em hãy thống kê theo từng nước ?
? Nước nào có nhiều siêu đô thị từ 10 đến dưới 20 triệu người trở lên nhất ?
? Việt Nam có siêu đô thị nào từ 5 đến dưới 10 triệu người không ? Trong năm 2019, đô thị đông dân nhất nước ta là đô thị nào ? Đô thị đó có bao nhiêu dân ?
- Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi ý cho học sinh: Các siêu
đô thị từ 20 triệu người trở lên được kí hiệu như thế nào trên lược đồ ?
- Khi học sinh trình bày và xác định, yêu cầu học sinh chỉ vào đúng các chấm tròn đỏ rồi đọc tên các siêu đô thị đó
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, giáo viên đánh giá, chuẩn kiến thức và chỉ lại cho học sinh quan sát một lần nữa
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mĩ (trang 131 Lịch
sử & Địa lý 7 bộ sách Cánh diều)
Trang 75
Mục 2: Đô thị hóa
- Cho học sinh tìm hiểu đặc điểm đô thị của khu vực Bắc Mỹ, của Mê-hi-cô, của Hoa Kỳ
- Giáo viên trình chiếu bản đồ phân bố dân cư và đô thị Bắc Mĩtrên đèn chiếu
Hình 15: Bản đồ một số đô thị ở Bắc Mỹ năm 2019
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bản đồ trên đèn chiếu
Trang 8ĐỒ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌC PHẦN ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 7
(CÁNH DIỀU)
Trang 91 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3 Hiệu quả của các biện pháp
4 Những bài học kinh nghiệm
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 1001
Kĩ năng xác định bản đồ theo
điểm
Các giải pháp
Trang 11Kĩ năng xác định bản đồ
giúp học sinh khai thác tốt những kiến thức Địa lí “ẩn” trên bản đồ mà phần kênh chữ trong sách giáo khoa không đề cập tới
Chương trình đổi mới GDPT 2018
giáo viên phải chủ động sử dụng các phương pháp mới để tăng cường khả năng ứng dụng kiến thức của học sinh vào thực tế
Đọc hiểu được bản đồ
là kỹ năng sống quan trọng mà học sinh cần bổ sung để ứng dụng trong các trường hợp lạc đường, xem địa chỉ trong cuộc sống thực tế
Trang 121 Kĩ năng xác định bản đồ theo điểm
Khái quát về kí hiệu điểm
diện tích tương đối nhỏ.
• Mục đích: xác định vị trí, vì vậy phần lớn không cần theo tỉ lệ bản đồ.
tượng hình.
hình học hoặc tượng hình.
sinh chỉ vào đúng các kí hiệu trên bản đồ.
Trang 131 Kĩ năng xác định bản đồ theo điểm
Giáo viên đưa học sinh quan sát biểu đồ và đặt các câu hỏi liên quan.
Ví dụ 1: Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á
Trong khi học sinh quan sát lược đồ, giáo viên gợi
ý của các câu hỏi cho học sinh Yêu cầu học sinh chỉ vào đúng các ký hiệu điểm và gọi tên đúng.
Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.
Trang 141 Kĩ năng xác định bản đồ theo điểm
Ví dụ 2: Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mĩ
Giáo viên trình chiếu bản đồ phân bố dân
cư và đô thị Bắc Mĩ trên đèn chiếu.
Giáo viên cho học sinh hoạt động theo
nhóm: chia lớp thành 4 nhóm
Trang 152 Kĩ năng xác định bản đồ theo đường
Ví dụ 1: Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi
Giáo viên đưa học sinh quan sát biểu đồ
và đặt các câu hỏi liên quan.
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, giao
nhiệm vụ cho mỗi nhóm.