1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự Việt Nam

220 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 37,46 MB

Nội dung

Bài viết “Cơ chế bảo đảm quyển của người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay” của tắc giả Hoàng Minh Đức, NguyễnĐình Văn đăng trên Tạp chí Nghề luật số 2/2019

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI CUA NGƯỜI

DUOI 18 TUOI TRONG TO TUNG HÌNH SU VIET NAM

Chủ nhiệm dé tài : TS Nguyễn Thị MaiThư ký dé tai : ThS Ngô Thị Vân Anh

Hà Nội, 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI CUA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VIET NAM

MA SO: DTCB/17/22-DHLHN

Chủ nhiệm đề tài : TS Nguyễn Thị MaiThư ký dé tai : ThS Ngô Thị Vân Anh

Hà Nội, 2023

Trang 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐÈ TÀI

STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ TƯ CÁCH

CÔNG TÁC THAM GIA

1 TS Nguyén Thi Mai Trường DH Luật HN | Chủ nhiệm đê tài;

Tác giả chuyên đề 2

2 TS Vũ Gia Lâm Trường DH Luật HN | Tác giả chuyên đề 1

3 TS Phan Thị Thanh Mai | Trường DH Luật HN | Tác giả chuyên đề 3

4_ | ThS Ngô Thị Vân Anh | Trường DH Luật HN | Thư kí đề tai

DANH SÁCH CHUYÊN ĐÈ CỦA ĐÈ TÀI

STT TÊN CHUYEN ĐÈ TÁC GIÁ

1 | Chuyên đề 1: Những van dé lý luận về bảo đảm | TS Vũ Gia Lâm

quyên con người của người dưới 18 tuôi trong

tố tụng hình sự

2 | Chuyên dé 2: Thực trạng và giải pháp bảo đảm | TS Nguyễn Thi Maiquyền con người của người bị buộc tội là người

dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự Việt Nam

3 | Chuyên dé 3: Thực trạng và giải pháp bảo đảm | TS Phan Thị Thanh Maiquyền con người của bị hại, người làm chứng

là người dưới 18 tuổi trong tô tụng hình sự Việt

Nam

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHAT: BAO CÁO TONG HỢP DE TÀI 1

MO ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tai eeecccceccsssesssssseccssssecsssssecssssseecssssvecsssssesssssseesssuseesssseeses 1

2 Tình hình nghiên cứu dé tai cceeccccsssessssssssesssssssseesessssseesesssssseeseesssseesssessseeestesseee 3

3 Mục đích, mục tiêu của để tài -::cccccvv tri 11

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .2 2 ©++£222+++2+22ssezee 12

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2- ¿+©+£222E++£222EE+ee+EErxeerrrrsed 12

6 Những đóng góp mới của đề tài - + ©2++++2EE+++2EE111122111122211212222xee 13

7 Câu trúc báo cáo tổng hợp -¿©++e+2EE++E+EEEEEEEE1152127113212211122221excee 13Chương 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE BAO DAM QUYEN CONNGƯỜI CUA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TRONG TO TUNG HÌNH SỰ 151.1 Khái niệm bảo dam quyền con người của người dưới 18 tuổi trong tổ

1013800151000 201177 151.2 Ý nghĩa của bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong tố

| ee eeeeeetesegeecrtsorciikborfBiiuioiEsvclfuSã208Gg8cdbgy250n230i01Àogi820 GB 311.3 Phương thức bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong tôtttfi BỆNH, on 341.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người của người dưới 18tuôi trong tố tụng hình Sự -¿- 2 2 SE EeEEEEEE12E151121121121111 1111 1xx, 43Kết luận Chương L -2¿-+2VV222£2EEEEEE222E211122122211111221111112271111 c0 51Chuong 2 THUC TRANG BAO DAM QUYEN CON NGUOI CUANGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TRONG TO TUNG HÌNH SU VIỆT NAM 522.1 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm quyén con người củangười bị buộc tội là người đưới 18 tuổi - 2 + s s+c++EzEzxezxerxee 522.2 Quy định của pháp luật tô tụng hình sự bảo đảm quyền con người của bị hại,người làm chứng là ngưới đưới 18 tuổi -. -22c+z+22222vvccczzzee đc

Trang 6

2.3 Thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự bảo đảm quyền con người củangười bị buộc tội, bi hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi 90Kết luận Chương 2 2 2©+++£92EE+E9EE1111271111711111111111121111012111 ce.gxe 101Chương 3 GIẢI PHAP BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI CUA NGƯỜIDƯỚI 18 TUÔI TRONG TO TUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1023.1 Giải pháp bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội là người dưới _ Ö {——=——=—=_——-———.—==—=- 1023.2 Giải pháp bảo đảm quyền con người của bị hại và người làm chứng làngười đưới 18 tuỖi -¿- 2 + 2+S2+E2EE2E12E2112121711111111111111111 1.1 6 112Kết luận Chương 3 - 2 ©++£+92EE+EEEEE11E27111271111122111112711112111.e.g1 128KET LUẬN 129DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

PHỤ LỤC 137

PHAN THỨ 2: CÁC CHUYEN DE 144

Chuyén dé 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE BAO DAM QUYEN CONNGƯỜI CUA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TRONG TO TUNG HÌNH SU 145Chuyén dé 2 THUC TRANG VA GIAI PHAP BAO DAM QUYEN CONNGƯỜI CUA NGƯỜI BỊ BUỘC TOI LA NGƯỜI DUGI 18 TUOI TRONG TOTUNG HÌNH SỰ VIỆT NAM cssssscsssssssssssssesssscssssssseesssscesssssuessseessssssueesseeeeessseee 194Chuyén dé 3 THUC TRANG VA GIAI PHAP BAO DAM QUYEN CONNGƯỜI CUA BI HAI, NGƯỜI LAM CHUNG LA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOITRONG TO TUNG HINH SU VIỆT NAM cccce+ccccvvxe 236CONG TRINH NGHIÊN CUU LIEN QUAN DEN DE TAL 274

Trang 7

PHAN THỨ NHAT: BAO CAO TONG HOP DE TÀI

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tai

Quyền con người là giá trị chung của các dân tộc, là thành quả phát triển lâudài của lịch sử nhân loại Quyền con người luôn luôn được cộng đồng quốc tế vàmỗi quốc gia coi trọng, xem đó là một thành tựu của nền văn minh và thước đocủa sự tiến bộ xã hội TTHS là một trong những lĩnh vực mà quyền con người dễ

bị anh hưởng, bị xâm hai bởi những hành vi té tụng sai trái Người dưới 18 tuổi

trong TTHS là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ bởi đây được coi là nhóm yếu

thế, dé bị tổn thương Do trải nghiệm song chưa nhiều, nhận thức còn đơn giản,chưa toàn diện nên khi tham gia vào quá trình tố tụng họ không nhận thức đầy

đủ hết quyền và nghĩa vụ của mình, cũng chưa biết cách dé tự bảo vệ mình trước

những tác động mà quá trình TTHS đưa lại Vì vậy, bảo đảm quyền con ngườicủa người đưới 18 tuôi trong quá trình giải quyết vụ án là hết sức cần thiết.Hiện nay các quốc gia trên thế giới đã ban hành nhiều văn bản pháp luật débảo vệ quyền con người, đặc biệt là đối với người đưới 18 tuổi (người chưa

thành niên), trong đó phải kê đến các văn kiện quốc tế dành riêng cho đối tượngnày như Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (gọi tắt là UNCRC), Hướng

dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (gọi

tắt là Hướng dẫn Riyadh), Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về áp

dụng pháp luật với người chưa thành niên (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh), Quy tắccủa Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do Các

văn kiện pháp lý này đã tạo ra những chuẩn mực tối thiêu nhằm bảo đảm các

quyền của người chưa thành niên khi vi phạm pháp luật

Tính đến thời điểm hiện tại, UNCRC là văn kiện quốc tế có giá trị pháp lý cao

nhất về quyền con người của trẻ em Công ước được Đại Hội đồng Liên hợp quốcthông qua ngày 20/11/1989 và Việt Nam đã phê chuẩn Công ước ngày 20/2/1990,

là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Ngay

sau khi phê chuan CRC, Việt Nam da tién hanh dua tinh than va nội dung của

Trang 8

Công ước trong chiến lược phát triển pháp luật quốc gia, đặc biệt là phát triển hệthống pháp luật nhằm bảo vệ người dưới 18 tuổi Trong đó, Hiến pháp 2013 là tiền

đề, tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định về hoạt động xét xử của Toà

án nhân dân là xét xử công khai, nhưng “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bi

mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên

hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu câu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân

có thể xét xử kín” Đây chưa phải là định chế pháp lý điều chỉnh trực tiếp vàmang tính bắt buộc đối với việc bảo vệ quyền của người chưa thành niên tronghoạt động tố tụng, mà là một quy phạm tùy nghi dựa trên quyền lựa chọn ápdụng của cơ quan tòa án, nhưng quy phạm này cũng đồng thời xác lập mộtnguyên tắc xét xử có nội dung bảo vệ người chưa thành niên, để họ không phảigánh chịu thêm sự tổn thương tâm lý không cần thiết trong quá trình tham gia tố

tụng tại phiên tòa BLTTHS năm 2015 được thông qua đã thể hiện những cải tiến

mạnh mẽ, đột phá, hướng đến bảo vệ quyền con người của người dưới 18 tuditrong TTHS Chương XXVIII của Bộ luật quy định về thủ tục tố tụng đối với

người dưới 18 tuổi đã có nhiều quy định cụ thé nhằm bảo đảm quyền con người

của người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi như cácnguyên tắc tiến hành tố tụng, yêu cầu đặt ra với người tiễn hành tố tụng, việc thamgia tố tụng của người đại diện, nhà trường, t6 chức

Những năm gần đây, tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra códiễn biến rất phức tạp Phân tích các số liệu về tình hình tội phạm chưa thànhniên trong thời gian gần đây đáng báo động về số trẻ em phạm tội đang "giatăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại Với con số trung bình 10.000 vụ tội

phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm Con số này

là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội Các vụ án, có người

chưa thành niên phạm tội tham gia có xu hướng tăng nhanh cả ở cấp huyện và

cấp tỉnh" Ngoài ra, theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm

(Bộ Công an) cho thấy, mặc dù chỉ là phần nhỏ so với thực tế nhưng mỗi năm

1

http://hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_ page id=27677461&pers_id=283463

79&folder_id=&item_id=96168833&p_details=1, truy cập ngày 18/3/2022.

Trang 9

trung bình có 1.600 -1.800 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện, trong số 1.000 vụxâm hại tình dục, thì số trẻ em là nạn nhân chiếm đến 65%, đa số nạn nhân là nữ

ở độ tudi 12-15 (chiếm 57,46%), số trẻ em dưới 6 tuổi bị xâm hại chiếm tới

13,2% Có thé thấy số lượng người dưới 18 tuổi là người bị buộc tội, bị hại

cũng như người làm chứng trong TTHS rat lớn, việc bảo đảm quyền con ngườicủa nhóm đối tượng này đã được đề cao, chú trọng nhưng vẫn còn những hạnchế nhất định

Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án hình sự có người thamgia tố tung là người dưới 18 tuổi về cơ bản là đúng đắn, phù hợp với quy địnhcủa pháp luật, nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, nguyên nhân xuất phát từ

hệ thống pháp luật cũng như năng lực, trách nhiệm của các chủ thể có thâmquyên tiến hành tố tụng

Do đó, nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Bảo đảm quyển con người

của người dưới 18 tuổi trong to tụng hình sự Việt Nam” là đáp ứng tính cấp thiết

cả về góc độ lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghién cứu trong nước

Trong khoa học pháp lý đã có nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu về quyền

con người, bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền con ngườicủa người dưới 18 tuổi trong TTHS dưới những góc độ khác nhau Qua quá trìnhkhảo cứu, có thể phân chia các công trình thành bốn nhóm sau:

* Nhóm công trình nghiên cứu về quyển con người, bảo dam quyển con

người trong tư pháp hình sự nói chung

Quyền con người trong tư pháp hình sự là vấn đề được nhiều nhà khoa họcquan tâm, nghiên cứu và đã tạo nên cơ sở lý thuyết cho vấn đề này Một số côngtrình tiêu biểu có thé kế đến như:

- Về sách chuyên khảo: cuốn “Bảo vệ quyên con người trong Luật hình sự,Luật TTHS Việt Nam” của TS Trần Quang Tiệp, Nxb Chính trị quốc gia, năm2004; cuốn “Quyển con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự” của tac gia

? https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1802, truy cập ngày 18/3/2022.

Trang 10

Nguyễn Ngọc Chí, Nxb Hồng Đức, 2015; cuốn “Bảo đảm quyển con ngườitrong hoạt động tu pháp” của PGS.TS Nguyễn Tat Viễn, Nxb Tư pháp, năm2020; cuốn “Bảo đảm quyên con người trong tư pháp hình sự Việt Nam” của

TS Võ Thị Kim Oanh (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ ChíMinh, năm 2010; Cuốn “Bảo đảm quyên của bị can trong giai đoạn điều tra vụ

án hình sự” của tác giả Trần Thị Thu Hiền, Nxb Tư pháp, 2021

- Về đề tài: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Quyển con người trong

TTHS và những dé xuất, kiến nghị sửa đổi BLTTHS”, 2011, do TS Lê Hữu Thể

chủ nhiệm; đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường “Hoàn thiện quy định của

BLTTHS năm 2003 nhằm dam bảo nguyên tắc tôn trọng va bảo vệ các quyên cơ

ban cua công dan” do TS Phan Thị Thanh Mai chủ nhiệm.

- Về Luận án: Luận án “Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp

ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Huy Hoàn; luận án “Bảo vệ quyền con

người trong TTHS” của tác giả Nguyễn Quang Hiền; luận án “Bảo đảm quyên

con người của người bị tạm giữ, bi can, bị cáo trong TTHS Việt Nam” của tácgiả Lại Van Trinh; luận án “Bảo dam quyên con người của người bị buộc tộitrong hoạt động chứng minh buộc tội của Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi 6,

điều tra, truy to, xét xử vụ án hình sự” của tác giả Nguyễn Hữu Hậu

- Về bài viết: Bài viết “Bảo vệ quyền con người của người bị tạm giữ, bican, bị cáo trong TTHS đáp ứng yêu cdu cải cách tư pháp ” của tác giả Trần Văn

Độ đăng trên Khoa học pháp lý số 6/2010; bài viết “Quyển con người, quyểncông dân dưới góc độ pháp luật TTHS Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Phượng

đăng trên Tạp chí Luật học số 4/2011; bài viết “Bao đảm quyên của người bịtạm giữ, bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tiên Dat đăngtrên Tạp chí Tòa án nhân dân số 11/2007; bài viết “Một số dé xuất, kiến nghịhoàn thiện BLTTHS để đảm bảo quyển con người” của tac giả Hoàng Anh

Tuyên đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 18/2013; bài viết “7c trạng thực hiện

quyên bào chữa của bị can, bị cdo” đăng trên Tạp chí Luật học số 4/2002; bàiviết “Bảo đảm quyên có người bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS” của tác

giả Nguyễn Văn Tuân đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 3/2009

Trang 11

Những công trình ké trên đều tập trung nghiên cứu về quyền con người, bảođảm quyền con người trong tư pháp hình sự nên nhóm tác giả không đánh giá

riêng lẻ mà đưa ra một số nhận xét chung như sau:

- Những vấn đề lý luận về quyền con người, bảo đảm quyền con ngườitrong tư pháp hình sự đã được nhiều học giả nghiên cứu, do đó đã tạo ra được hệ

thống lý luận tương đối đầy đủ, gồm các nội dung: định nghĩa, cơ chế bảo đảm

và xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người

- Thực trạng quy định của BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015 vềbao đảm quyền con người trong TTHS và thực tiễn áp dụng cũng đã được nghiên

cứu, nhưng tập trung vào nhóm đối tượng là bi can, bi cáo, bi hại nói chung

- Nhiều tác giả đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm bảo đảm quyềncon người trong TTHS như giải pháp về hoàn thiện pháp luật, nâng cao năng lực,

trình độ chuyên môn của người có thâm quyền tiến hành tố tụng

* Nhóm công trình nghiên cứu những van dé lý luận về bảo đảm quyên conngười của người dưới 18 tuổi trong TTHS

Luận án “Quyên bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niêntrong TTHS Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Thế Trạch, Trường Đại họcLuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận vềquyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, xác định những đặcđiểm về nội dung và hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo làngười dưới 18 tuôi

Bài viết “Cơ chế bảo đảm quyển của người dưới 18 tuổi phạm tội trong

pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay” của tắc giả Hoàng Minh Đức, NguyễnĐình Văn đăng trên Tạp chí Nghề luật số 2/2019 đã đưa ra những phân tích, luận

giải về cơ chế bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội, bao gồm thiếtchế và thể chế quy định về chủ thể, nội dung, nguyên tắc, mối quan hệ phối hợp

giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án và co

quan bồ trợ tư pháp

Bài viết “Đặc điểm tâm ly tư pháp cua người bị buộc tội, bị hại, người lamchứng là người dưới 18 tuổi ” của tác giả Nguyễn Văn Lai đăng trên Tạp chí Dânchủ và pháp luật số 01/2021 đã phân tích làm rõ những đặc điểm tâm lý tư pháp

của người bị buộc tội, bi hại, người làm chứng là người dưới 18 tuôi.

Trang 12

Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại, trong khoa học pháp lý chưa có nhiềucông trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người củangười dưới 18 tuổi trong TTHS.

* Nhóm công trình nghiên cứu về bảo đảm quyên con người của người bịbuộc tội dưới 18 tuổi trong TTHS

- Cuốn “Hoàn thiện pháp luật TIHS Việt Nam đối với người dưới 18 tuổitrên cơ sở khung pháp lý của Liên hợp quốc” của tac giả Lê Huỳnh Tan Duy(chủ biên) nghiên cứu về mô hình tư pháp hình sự người chưa thành niên củaLiên hợp quốc; phân tích quy định pháp luật TTHS Việt Nam đối với người dưới

18 tuôi và thực tiễn áp dụng, từ đó đưa ra yêu cầu, định hướng và kiến nghị hoànthiện pháp luật TTHS Việt Nam đối với người dưới 18 tuổi trên cơ sở khungpháp lý của Liên hợp quốc

- Cuốn “Quyên trẻ em và quyên của người chưa thành niên trong tư pháp

hình sự: Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức và Việt Nam” của tác giảTường Duy Kiên (chủ biên) tập hợp các bài viết của chuyên gia Đức và ViệtNam nghiên cứu những van dé cơ bản về quyền trẻ em, quyền của người chưa

thành niên trong tư pháp hình sự như nguyên tắc tiễn hành tố tụng đối với ngườidưới 18 tuổi theo BLTTHS Việt Nam, vấn đề bảo đảm thực hiện các nguyên tắcnhìn từ góc độ Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em

- Luận án “Quyển bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niêntrong TTHS Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu Thế Trạch, Trường Đại họcLuật Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận vềquyền bào chữa của bi can, bi cáo là người dưới 18 tuổi, xác định những đặc

điểm về nội dung và hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo là

người đưới 18 tuổi, phân tích, đánh giá quy định của pháp luật và đề xuất cácgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị

cáo Tuy nhiên, Luận án được thực hiện năm 2014, thời điểm này BLTTHS năm

2015 chưa được ban hành nên nhiều quy định đã được sửa đôi, bé sung, một số

kiến nghị cũng đã được luật hóa

Trang 13

- Bài viết “Quyền được bảo vệ về thông tin cá nhân của người chưa thành

niên bị buộc tội trong luật quốc tế và luật TTHS Việt Nam” của tác giả Lê

Huynh Tan Duy đăng trên tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2013 đã phân tích

những ưu điểm và hạn chế trong luật TTHS Việt Nam đối với việc bảo vệ thông

tin cá nhân của người chưa thành niên bị buộc tội, phân tích một số ví dụ điểnhình và đưa ra kiến nghị nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người chưa thành

niên trong tố tụng

- Bài viết “Đánh giá quy định của luật TTHS Việt Nam về quyên bào chữa củangười chưa thành niên trên cơ sở các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc ” của tác giả Lê

Huỳnh Tan Duy đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 4/2013 đã phân tích quy định

của BLTTHS năm 2003 trên cơ sở đối chiếu với tiêu chuẩn của Liên hợp quốc vàđưa ra kiến nghị để bảo đảm quyền bào chữa cho người chưa thành niên

- Bài viết “Quyên của người chưa thành niên có sự tham gia của đại diện

gia đình, nhà trường, tô chức trong quá trình TTHS” của tác giả Lê Huỳnh Tan

Duy đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 1/2015 đã phân tích về quyền có sựtham gia của đại điện gia đình, nhà trường, tổ chức của người chưa thành niên

trong quá trình tố tụng, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp

- Bài viết “Pháp luật TTHS với việc bảo đảm quyén con người của người bịbuộc tội dưới 18 tuổi” của tác giả Nguyễn Hải Ninh đăng Tap chí Nghiên cứulập pháp số 8 (377) năm 2019 đã tập trung làm rõ những điểm mới trong BTTHSnăm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội dưới 18 tuổi gắn Với mụctiêu bảo đảm quyền con người, chỉ ra các hạn chế và đề xuất giải pháp hoànthiện pháp luật bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội đưới 18 tuổi

- Bài viết “Chuẩn mực quốc tế và việc hoàn thiện pháp luật TIHS về bảođảm quyên con người của người dưới 18 tuổi ” của tác giả Hoàng Thái Duy đăngtrên Tạp chí Nghề luật số 11/2021 nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về bảođảm quyên con người của người đưới 18 tuổi trong TTHS, đưa ra một số đề xuất

hoàn thiện chính sách, pháp luật TTHS Việt Nam.

* Nhóm công trình nghiên cứu về bảo đảm quyên con người của bị hại,người làm chứng là người dưới 18 tuổi trong TTHS

Trang 14

- Cuén “Bảo đảm quyển của nạn nhân tội phạm và một số nhóm yếu thétrong tư pháp hình sự từ quy định của pháp luật đến hoạt động của người hànhnghề luật” của tác giả Lê Lan Chi đã có những nghiên cứu về quyền của người

bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi và việc bảo đảm quyền của người bị buộctội, bị hại đưới 18 tuổi bằng hoạt động của người hành nghề luật

- Bài viết “Quyên riêng tư của người bị hại dưới 18 tuổi trong TTHS” củatác giả Nguyễn Thị Lộc đăng trên Tạp chí Khoa học kiểm sát số 2/2018, nghiêncứu về người bị hại đưới 18 tuổi, qui định về quyền riêng tư và các qui định bảo

vệ quyền riêng tư của người bị hại đưới 18 tuổi theo qui định của pháp luật quốc

tế và một số luật chuyên ngành của Việt Nam Từ đó đối chiếu với thực tế xâm hạiquyền riêng tư của người bị hại dưới 18 tuổi hiện nay và đưa ra một số kiến nghị

- Bài viết “Mội số ý kiến nhằm bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của người

bị hại dưới 18 tuổi trong BLTTHS năm 2015” của tác giả Phạm Thanh Tú đăng

trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 8/2017 đã phân tích, đánh giá một số quyđịnh bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bi hại dudi 18 tuổi trong

BLTTHS năm 2015, đồng thời có một số đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo

quyền con người nói chung và quyền của người bị hại đưới 18 tuổi trong TTHS

- Bài viết “Hướng dan của Liên hợp quốc về bảo vệ bị hại là người dưới 18tuổi trong giai đoạn điều tra, xét xử và kinh nghiệm cho Việt Nam” của tác giảNguyễn Phương Thảo đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý, bài viết đã dựa trênnhững phân tích, đánh giá các thủ tục tố tụng liên quan tới bị hại là người dưới

18 tuổi theo hướng dẫn của Liên hợp quốc và đưa ra một số kiến nghị nhằmhoàn thiện pháp luật TTHS Việt Nam về vấn đề này

- Bài viết “Giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi theo pháp luật TTHS ViệtNam” của tác giả Dinh Văn Doan đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2021phân tích về quyền riêng tư, được bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi

trong TTHS và gợi mở một số van đề nhằm hoàn thiện quy định pháp luật

- Bài viết “Bảo vệ quyên con người của người làm chứng là người dưới 18tuổi trong TTHS” của tác giả Vũ Thị Phượng; Bài viết của tác giả Trần ĐứcTuấn “Tim hiểu pháp luật nước ngoài về bảo vệ người lam chứng trong TTHS”

Trang 15

đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 3/2016 phân tích quy định trong BLTTHS năm

2015 và pháp luật một số quốc gia nhằm bảo vệ quyền con người của người làm

chứng trong TTHS.

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới, những nghiên cứu về quyền con người nói chung xuất hiện

tương đối sớm, các nghiên cứu tập trung làm rõ những van dé lý luận và nộidung bảo đảm quyền con người Đối tượng người chưa thành niên trong TTHScũng được nghiên cứu nhưng chủ yếu dưới góc độ tư pháp người chưa thành

niên Một số công trình nghiên cứu gần với dé tài có thé ké đến như:

*Vé sách:

- Trong cuốn “Comparative criminal justice systems”, Wadworth Cengage

learning, Fifth Edition, 2014 cua tac gia Harry R Dammer, Jay S Albanese datập trung làm rõ về hai mô hình xuất hiện sớm và ảnh hưởng lớn đến tư phápngười chưa thành niên là mô hình phúc lợi và mô hình tư pháp Trong đó môhình phúc lợi lấy tư tưởng chủ đạo là cải tạo thay vì trừng phạt và thực hiện tưpháp đối với người chưa thành niên dựa trên việc cải tạo Trong cuốn “A basicframework for the implementation of a functional juvenile justice system,Commonwealth law Bulletin”, Vol.35, 2009 cũng chi ra rằng các quốc gia châu

Âu cũng có sự phát triển tương tự đối với mô hình phúc lợi này

- Tác gia Richard J Terrill trong cuốn “World criminal justice system, a

comparative survey”, 2016, New York: Routledge, khi nghiên cứu về việc xử ly

người chưa thành niên phạm tội tại Pháp được xây dựng trên cơ sở hai yêu tốtrung tâm: (1) Tham phán xét xử người chưa thành niên có vai trò chủ độngtrong toàn bộ tiến trình tư pháp, từ tiếp cận ban đầu cho tới khi kết thúc chươngtrình xử lý; (2) vai trò quan trọng của việc xử lý thay vì trừng phạt đối với ngườichưa thành niên phạm tội.

* Vé bài viết:

- Báo cáo cua UNICEF, 2010 “The right of children and adolescents in

Mexico: A present day agenda” (Quyền trẻ em và thanh thiéu niên ở Mexico) đã

đưa ra những phân tích, cụ thé quy định pháp luật Mexico về quyên trẻ em vàthanh thiếu niên, đánh giá sự phù hợp và đưa ra khuyến nghị

Trang 16

- Bao cáo cua Mexico, 2018 “Report on social and cultural barriers for access to justice for adolescents indicted for acts considered as crimes” (Báo

cáo về rào can văn hóa và xã hội đối với quyên tiếp cận công ly cho thanh thiếuniên bị truy tô về các hành vi bị coi là tội phạm”

- Báo cáo “Improving the Effectiveness ofjuvennile justice programs — A new perspective on evidence based practice”, 2010, cha Trung tâm cai cách tupháp vi thành niên thuộc Dai học Georgetown đã đánh giá hiệu qua triển khai

chương trình cải cách tư pháp với trẻ vị thành niên trên cơ sở tiếp cận thực tiễn

- Bài viết “Towards a global child friendly juvenile justice” (Hướng tới tu

pháp thân thiện với trẻ em trên toàn cầu” của Goldson, B&Muncie, J (2012)

đăng trên Tạp chí Pháp luật và công lý quốc tế đã đưa ra những định hướng hoànthiện đối với nền pháp lý toàn cầu dé bao đảm tốt nhất quyền trẻ em

- Bài viết “Ifernational juvenile in Justice” (Công lý quốc té với người chưa

thành niên”, 2013 của Muncie, J đăng trên Tạp chí Công lý quốc tế về hình sự và

dân chủ xã hội đã phân tích những nội dung chính trong các văn kiện quốc tế vềngười chưa thành niên dé các quốc gia thành viên có cơ sở đối chiếu và vận dụngtrong lập pháp.

Đánh gia tình hình nghiên cứu:

- Về lý luận: Các công trình nghiên cứu trước đó đã làm sáng tỏ khái niệmquyền con người, bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Đề tài kếthừa hệ thống lý thuyết nay để xây dựng khái niệm bảo đảm quyền con người

của người dưới 18 tuổi trong TTHS Một số công trình đã chỉ ra được cơ chế bảo

đảm và các yếu tô ảnh hưởng đến quyền con người trong tư pháp hình sự nóichung mà chưa có nghiên cứu cụ thê về người đưới 18 tuổi

- Về pháp luật: Một số công trình đã phân tích được quy định của BLTTHSnăm 2015 về bảo đảm quyền con người của một số chủ thé nhất định nhưng chưa

có công trình nào nghiên cứu được toàn diện quy định về bảo đảm quyển con

người đối với tất cả các chủ thể gồm người bị buộc tội, bị hại, người làm chứng

là người đưới 18 tuôi

Trang 17

- Về thực tiễn thi hành: các công trình cũng đã nghiên cứu về thực tiễn bảođảm quyên con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS ở những mức độ khácnhau nhưng chưa thực sự đầy đủ đối với tat cả chủ thé.

- Về giải pháp, kiến nghị: các công trình nghiên cứu đã có những đề xuất,

kiến nghị bao đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS nhưngnhững kiến nghị, giải pháp vẫn cần được tiếp tục đánh giá, luận giải để bảo đảm

tính khả thi.

Những nội dung dé tài tiếp tục nghiên cứu gom:

- Xây dựng khái niệm bảo đảm quyền con người của người đưới 18 tuổi

trong TTHS, làm rõ cơ chế bảo đảm và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyềncon người của người dưới 18 tuổi trong TTHS

- Phan tích, đánh giá quy định của BLTTHS năm 2015 và một số văn ban

pháp luật khác có liên quan về bảo đảm quyền con người của người bị buộc tội,

bị hại, người làm chứng là người đưới 18 tuổi; đánh giá thực tiễn bao đảm quyềncon người của nhóm đối tượng này

- Dé xuất các giải pháp bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổitrong TTHS.

3 Mục đích, mục tiêu của đề tài

Mục đích: Việc nghiên cứu đề tài nhằm đưa ra các giải pháp bảo đảm quyềncon người của người dưới 18 tuổi trong TTHS

Mục tiêu:

Thứ nhất, đề tài làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người

của người dưới 18 tuổi trong TTHS: đưa ra khái niệm về bao đảm quyền conngười của người dưới 18 tuổi trong TTHS, ý nghĩa của bảo đảm quyền conngười của người dưới 18 tuổi trong TTHS, cơ sở dé bảo đảm và các yêu tô ảnhhưởng đến việc bảo đảm quyền con người của người đưới 18 tuổi trong TTHS

Thứ hai, đề tài phân tích, đánh giá quy định của pháp luật TTHS về bảo đảm

quyền con người của người đưới 18 tuôi trong TTHS; thực tiễn áp dụng quy định của

pháp luật về bảo đảm quyền con người của người đưới 18 tuổi trong TTHS

Trang 18

Thứ ba, đề tài phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật vềbao đảm quyền con người của người dưới 18 tuôi trong TTHS.

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Cách tiếp cận: Hướng nghiên cứu của đề tài tiếp cận từ những van dé lý luận

về quyền con người, bảo đảm quyền con người, trong đó, dé tài tiếp cận trực tiếpnhững van dé lý luận về quyền con người của người đưới 18 tuổi trong TTHS; ly

thuyết về mô hình tố tụng, giai đoạn tố tụng, vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan,

người có thâm quyên tiến hành tố tụng, quyền của người tham gia tố tụng

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểmduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm củaĐảng, nha nước về cải cách tư pháp, xây dựng nha nước pháp quyên

Các phương pháp nghiên cứu cụ thê của đề tài gồm:

- Phương pháp phân tích và phương pháp tông hợp được sử dụng đểnghiên cứu các tài liệu khác nhau nhằm phân tích, phân loại và sắp xếp, tổng hợp

các tài liệu theo nhóm, trên cơ sở đó tạo ra được hệ thống lý thuyết đầy đủ vềvan đề nghiên cứu; sử dụng dé đánh giá các quy định của pháp luật TTHS về van

đề nghiên cứu

- Phương pháp so sánh được sử dụng dé đối chiếu quy định pháp luật củacác nước, đối chiếu quy định của pháp luật TTHS Việt Nam qua các thời kì,được sử dụng dé đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và đánh giá quy định

của pháp luật.

- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm được sử dụng trong việcnghiên các báo cáo, số liệu thực tiễn giúp kiểm chứng vấn đề lý luận đã đượcnghiên cứu Ngoài ra, dé tài còn sử dụng phương pháp lịch sử, so sánh dé có cáinhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những van đề lý luận về bảo đảmquyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS, quy định của pháp luật

TTHS Việt Nam về bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi và thực

tiễn bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS, các giải phápbảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS

Trang 19

Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền con người của

người dưới 18 tudi trong TTHS gom người bi buộc tội, bi hại, người lam chứng:

- Nghiên cứu quy định của pháp luật TTHS về bảo đảm quyền con ngườicủa người dưới 18 tuổi, trong đó chủ yếu là các quy định trong BLTTHS năm

2015 và có so sánh, đối chiếu với quy định của BLTTHS năm 2003;

- Nghiên cứu thực tiễn bảo đảm quyền con người của người dudi 18 tuổitrong TTHS trên cơ sở phân tích các ví dụ cụ thể, điển hình để đưa ra nhận xét,đánh giá; kết hợp phân tích số liệu từ năm 2018 - 2022 (nếu có)

6 Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền conngười của người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự như xây dựng khái niệm bảođảm quyên con người của người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự, xác định nộidung, phạm vi, đối tượng, mục đích của bảo đảm quyền con người của ngườidưới 18 tuổi trong tổ tụng hình sự

- Đề tài đã phân tích, đánh giá một cách có hệ thống các quy định của Bộluật Tố tụng hình sự năm 2015 bảo đảm quyền con người của người dưới 18tudi, đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi, chỉ ranhững kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồntại, hạn chế

- Đề tài đã đưa ra các giải pháp bảo đảm quyền con người của người bịbuộc tội, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sựViệt Nam gồm nhóm giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật và nhóm các

giải pháp khác.

7 Cau trúc báo cáo tổng hợp

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, báo

cáo tổng hợp gồm 03 chương:

Chương 1: Những van đề lý luận về bảo đảm quyền con người của ngườidưới 18 tuổi trong tổ tụng hình sự

Trang 20

Chương 2: Thực trang bao đảm quyền con người của người dudi 18 tuổi

trong tố tụng hình sự Việt Nam

Chương 3: Giải pháp bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi

trong tố tụng hình sự Việt Nam

Trang 21

Chương 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE BẢO DAM QUYEN

CON NGƯỜI CUA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TRONG TO TUNG HÌNH SU

1.1 Khái niệm bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong

gia phải thé hiện định hướng quan trọng này Đặc biệt, đối với những cá nhân

(người) được coi là những người thuộc diện yếu thế như người chưa thành niên(người đưới 18 tuổi) thì việc bảo đảm quyền con người của họ, nhất là quyền con

người trong TTHS lại càng phải được quan tâm.

Về khái niệm quyền con người, dưới góc độ ngôn ngữ học có thể hiểu nhưsau: Quyền con người là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho con người

(mọi người) khi sinh ra được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

Trong khoa học pháp lý, khái niệm quyền con người được định nghĩa khácnhau Ví dụ: Quyền con người là “phẩm giá, nhu cau, lợi ich và năng lực vốn có

và chỉ có ở con người với tu cách là thành viên của cộng đồng nhân loại đượcthé chế hóa trong pháp luật quốc tế và quốc gia”

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2003 nhằm bảo đảm

thực hiện nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ các quyên cơ bản của công dân, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ

sở, Hà Nội, tr 1.

* Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo

trình lý luận về quyển con người, H tr 17.

Trang 22

Trên phương diện luật pháp quốc tế “guyên con người (nhân quyên) là

những đảm bảo pháp lý toàn cẩu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhómchỗng lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm ton hai đến nhân phẩm,

những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người (Văn phòng Cao ủy Liên

hợp quốc)

Về quyền con người của người đưới 18 tuổi (người chưa thành niên hay trẻ

em theo quy định của luật pháp quốc tế) bên cạnh những văn kiện quốc tế điều

chỉnh quyền con người nói chung như trên, đã có thêm một số văn kiện quốc tếquan trọng đề cập sâu hơn và cụ thể hơn, bao gồm: Các quy tắc tiêu chuẩn tốithiểu của Liên hợp quốc về hoạt động tư pháp đối với người chưa thành niên

năm 1985 của Đại hội đồng liên hợp quốc (còn được gọi là các quy tắc Bắc

Kinh); Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989; Các quy tắcquốc tế về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do của Đại hội đồng liên hợpquốc năm 1990

* Khái niệm quyên con người trong TTHS

Đề đưa ra khái niệm quyền con người trong tố tụng sự, cần phải trả lời câu

hỏi sau đây: TTHS là gì; đặc điểm của hoạt động TTHS và tại sao phải bao dam

quyền con người trong TTHS?

- TỐ tụng hình sự là gì?

TTHS thường được hiểu là quá trình giải quyết vụ án hình sự, quá trình này

do các chủ thé có chức năng, thâm quyền, quyên hạn, trách nhiệm hay quyền va

nghĩa vụ pháp lý khác nhau thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định Mục đích

của TTHS là xác định sự thật của vụ án dé đưa ra phán quyết khách quan về nộidung vụ án, áp dụng đúng đắn trách nhiệm hình sự cho người (hoặc pháp nhân)

đã thực hiện tội phạm Đề đạt được mục đích của TTHS, các cơ quan có thấmquyén, người có thấm quyền tiến hành tố tụng được sử dụng nhiều biện phápkhác nhau trong đó có các biện pháp cưỡng chế tác động trực tiếp hoặc gián tiếpcác quyên con người của người tham gia tố tụng

- Đặc điểm của hoạt động TTHS

Thứ nhất, hoạt động TTHS là hoạt động tư pháp hình sự theo nghĩa rộng

Vì vậy hoạt động này mang tính quyền lực nhà nước, do nhà nước (cơ quan

chuyên trách do nhà nước lập ra) thực hiện với sự phối hợp, tham gia của các cơquan, tô chức và cá nhân khác.

Trang 23

Mục đích cụ thể của hoạt động tư pháp hình sự (hoạt động TTHS) là đi tìm

sự thật của vụ án dé xác định tội phạm, người phạm tội, trên cơ sở đó đưa ra các

phán quyết chính xác, khách quan, công bằng về tính đúng đắn hay không đúngdan, hợp pháp hay không hợp pháp trong các hành vi của con người Hoạt động

này có thé không nhận được sự hợp tác từ phía người tham gia tố tụng, nhất làngười bị buộc tội Vì vậy, dé hoạt động tố tụng có hiệu quả, pháp luật trao chocác cơ quan tư pháp những thâm quyền có khả năng gây anh hưởng đến cácquyền cơ bản nhất của con người như thâm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng

chế tố tụng (biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam )

Thứ hai, quá trình tố tụng cho phép cơ quan, người có thâm quyền tiến hành tốtụng sử dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước đối với người

tham gia tố tụng, tác động và hạn chế các quyền con người, quyền công dân của họ.Đặc biệt, kết quả của hoạt động TTHS (hoạt động tư pháp), nhất là phán quyết của

Tòa án khi xét xử vụ án có ảnh hưởng trực tiếp đến những quyền quan trọng nhấtcủa con người như quyền sống, các quyên tự do, quyền về tài sản

Vì vậy, hoạt động tư pháp hình sự (hoạt động TTHS) phải thật sự khách quan,

bảo đảm sao cho quyền con người được thực hiện đầy đủ, đúng đắn nhất, không bịhạn chế hoặc xâm phạm trái pháp luật, nhất là quyền con người của những ngườithuộc nhóm yêu thé, trong đó có người tham gia tô tụng là người đưới 18 tuổi

Bản chất của TTHS là quá trình giải quyết vụ án hình sự (giải quyết mối

quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội).

Hoạt động này có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có ngườitham gia TTHS Những chủ thể này có những quyền con người được quy định,

bao đảm thực hiện trong quá trình tố tụng Quyền này gắn liền với tư cách chủ

thể của quan hệ pháp luật TTHS được xác lập trong các giai đoạn của TTHS.Như vậy, xét về bản chất, “quyền con người trong TTHS là tổng hợp các quyềnthuộc nhóm quyền dân sự, chính trị Quyền dân sự, chính trị liên quan mật thiếtđến tự do cá nhân.Thực hiện và bảo đảm tốt quyền dân sự và chính tri tức là

thỏa mãn quyên tự do, lợi ích của ca nhân””

l Trung tâm nghiên cứu quyền con người (1997), Mot số vấn đề về quyén dân sự và chính trị, Nxb.

Chính trị quôc gia, Hà Nội, tr.32, Trích trong Luận án Tiên sĩ luật học “Bảo đảm quyên con người của bị can trong giai đoạn điêu tra vụ án hình sự”, Trân Thị Thu Hiên, Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), tr.47.

Trang 24

Xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động TTHS đã phân tích, làm rõ trênđây cũng như từ khái niệm quyền con người nói chung đã xác định ở phan trên,dưới góc độ ngôn ngữ học có thé khang định: Quyên con người trong TTHS lànhững điều mà bat cứ ai (người nào) khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS vớinhững tư cách tô tụng nhất định đều được hưởng, được làm, được đòi hỏi do

pháp luật ghi nhận va bao dam thực hiện.

Trên phương diện khoa học pháp lý, chúng tôi đồng quan điểm với tác giả

Nguyễn Ngọc Chí khi cho rằng: “Quyên con người trong TTHS là tổng hợp cácquyên thuộc nhóm quyên dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định việc bảo

vệ tính mạng, sức khỏe, tôn trong danh dự, nhân phẩm của con người trong mọihoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng bởi một tòa án độc lập,khách quan đối với những người yếu thế (người bị cáo buộc phạm tội, người bịtạm giữ, bị can, bị cáo, người chap hành án và những người tham gia to tụngkhác) khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyển của các cơ quan và nhân viên nhà nước

có thẩm quyền trong các hoạt động TTHS'°

* Phân biệt quyền con người trong TTHS với quyển tô tụng của người

tham gia TTHS

- Quyền con người trong tư pháp hình sự nói chung và trong TTHS nóiriêng là những quyền có tính khái quát, phố biến được cộng đồng nhân loại vàmọi quốc gia công nhận cho mọi cá nhân với tư cách là con người (hoặc nhómngười) khi tham gia quá trình TTHS Ví dụ: quyền sống, quyền tự do, quyền

được bảo đảm an ninh cá nhân Thường được thê hiện bằng đường lối, chính

sách pháp luật, quan điểm lập pháp của nhà nước hoặc cụ thé hơn là bằng hìnhthức các quy định có tính bắt buộc chung (nguyên tắc cơ bản)

- Quyền tố tụng là quyền của người tham gia tố tụng với các tư cách tốtụng nhất định, được pháp luật TTHS quy định va quyền này được thực hiện

trong quá trình tố tụng Ví dụ: quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa là

quyền tố tụng của người tham gia tố tụng với tư cách người bị buộc tội (người bịbắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo)

® Nguyễn Ngọc Chi (2015), Quyên con người trong tư pháp hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr.122.

Trang 25

- Quyền con người trong TTHS là cơ sở quy định quyền tố tụng của ngườitham gia tố tung Vì vậy, quyền tố tụng là sự cụ thé hóa các khía cạnh khác nhaucủa quyền con người hay nói cách khác là phương thức triển khai quyền con

người trong TTHS của một cá nhân (người, nhóm người) cụ thể tham gia vào

quá trình giải quyết vụ án với một tư cách được xác định bằng quy định của phápluật TTHS Vi dụ: Quyền được bào chữa (quyền con người của người bị buộctội) là co sở quy định quyền tổ tung của người bị buộc tội như quyền tự bàochữa, nhờ người bào chữa hoặc quyền được yêu cầu cung cấp dịch vụ bào chữa

miễn phí; quyền được suy đoán vô tội (quyền con người của người bị buộc tội) là

cơ sở dé quy định quyền tố tung của người bị buộc tội (ở nước ta là quyền của

người bi bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo) không buộc phải đưa ra chứng cứ chống

lại chính bản thân mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội

- Quyén tố tụng là quyền của chủ thé quan hệ pháp luật TTHS, thuộc về nộidung rất quan trong của quan hệ pháp luật đó Quyền tố tụng là một bộ phận cau

thành nội dung của quan hệ pháp luật TTHS bên cạnh các bộ phận cau thành khác

là chủ thé và khách thé của quan hệ pháp luật đó Quyên tô tụng là quyền gắn với

một tư cách tố tụng cụ thé Ví dụ: Quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống

lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội là quyền tố tụng của người tham

gia tố tụng bị buộc tội (người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo); Quyền đề nghịmức hình phạt, mức bồi thường: đề nghị cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng

áp dụng biện pháp bao đảm bồi thường là quyền tố tụng của bị hại

* Quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS

Dé làm rõ khái niệm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS,trước tiên phải làm rõ khái niệm người đưới 18 tuổi

Theo định nghĩa tại “Các quy tắc quốc tế về bảo vệ người chưa thành niên

bị tước tự do của Đại hội đồng liên hợp quốc năm 1990” thì “Người chưa thành

niên là người dưới 18 tuổi”” “Theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật Dân sự

năm 2015, “người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” Vì vậy, có thé

4 Xem: Điều 11 Các quy tắc quốc tế về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do của Dai hội đồng

liên hợp quôc năm 1990.

Trang 26

khẳng định có sự nhất quán trong quan điểm của luật quốc tế với luật quốc gia

khi đưa ra định nghĩa về người chưa thành niên Từ đó có thể định nghĩa ngược

lại, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên

Vì người dưới 18 tuổi cũng là con người nói chung trong cộng đồng nhânloại nên họ đương nhiên có tất cả các quyền con người nói chung Tuy nhiên,đây là lớp người đang ở độ tuôi phát triển cả về thê chất và tỉnh thần, đặc biệt là

độ tuổi mà nhân cách của họ đang hình thành và phát triển, họ chưa có thời gian

dé tích lũy những tri thức của nhân loại, kiến thức về tự nhiên - xã hội Với vốnkiến thức còn hạn chế, non nớt về nhận thức xã hội, về kỹ năng sống họ có thé

dễ dàng có những suy nghĩ và hành động lệch chuẩn so với chuẩn mực xã hội,đồng thời họ là đối tượng dễ bị tốn thương, dễ trở thành nạn nhân bị lợi dụng

hoặc lạm dụng, bi xâm hại Trong cuộc sống, một bộ phận do nhận thức hạn chế

sẽ không tránh khỏi mắc sai lầm như vi phạm pháp luật và thậm chí thực hiện

những hành vi phạm tội cần xử lý trách nhiệm hình sự Đối với lứa tuổi này việcgiải quyết các quan hệ pháp luật phát sinh trong độ tuổi của họ ngoài việc ápdụng các quy định chung cần có những quy định mang tính đặc thù, phù hợp vớiđặc điểm lứa tuổi của họ dé bảo đảm lợi ích tốt nhất cho ho

Với tư cách là con người (thành viên của cộng đồng nhân loại) nên ngườidưới 18 tuổi cũng được hưởng tất cả các quyền con người nói chung Tuy nhiên

do ở độ tuổi này họ có sự khác biệt nhất định về đặc điểm lứa tuổi, khả năngnhận thức, khả năng cải tao, giáo dục so với người đã đủ 18 tuổi nên ngườidưới 18 tuổi đồng thời còn được hưởng những quyền con người khác phù hợpvới chính sách, đường lối, nguyên tắc xử lý phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của

họ Từ các khái niệm về quyền con người và quyền con người trong TTHS dướigóc độ ngôn ngữ học và khoa học pháp lý ở trên, chúng tôi cho rằng, dưới góc

độ ngôn ngữ học: Quyển con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS là nhữngđiều mà bat cứ ai (người nào) chưa đủ 18 tuổi khi tham gia quan hệ pháp luậtTTHS với những tư cách tô tụng nhất định đều được hưởng, được làm, được đòi

hỏi do pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện.

Trang 27

Dưới góc độ khoa học pháp lý: Quyên con người của người dưới 18 tuổi trongTTHS là tổng hop các quyên thuộc nhóm quyên dân sự, chính trị nhằm mục dichkhẳng định việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tôn trọng danh dụ, nhân phẩm củangười dưới 18 tuổi trong mọi hoàn cảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằngbởi một Tòa án độc lập, khách quan khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyên của các cơ

quan và nhân viên nhà nước có thẩm quyên trong các hoạt động TTHS

1.1.2 Khai niệm bao dam quyên con người của người dưới I8 tuổi trong to tung

hinh sw

Để đưa ra khái niệm bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi

trong TTHS, trước hết phải làm rõ một số khái niệm sau: Khái niệm “bảo đảm”,

khái niệm “bảo đảm quyền con người”; khái niệm “bảo đảm quyền con người

trong TTHS”.

*Thứ nhất, khái niệm “bảo đảm”

Dưới góc độ ngôn ngữ học, thuật ngữ “bảo đảm” được hiểu là: “làm chochắc chắn thực hiện được, giữ gin được hoặc có đầy đủ những gi cần thiết Š.Các cụm từ “bảo đảm” và “bảo vệ” là hai thuật ngữ rất gần nhau và có mốiquan hệ mật thiết với nhau và ranh giới giữa chúng nhiều khi còn bị đánh đồng

với nhau Tuy nhiên, đây là hai khái niệm không đồng nhất với nhau, xét về nội

dung thì vẫn có thê phân biệt được hai khái niệm này Dưới góc độ ngôn ngữ học

“bảo vệ” được hiểu là “chống lại mọi sự xâm phạm dé giữ cho luôn luôn đượcnguyên vẹn” hoặc “bênh vực bang lý lẽ dé giữ vững ý kiến, quan điểm”

Theo cách hiểu như trên, khái niệm bảo đảm rộng hơn khái niệm bảo vệ bởi

lẽ, bảo vệ chỉ là một nội dung nằm trong khái niệm bảo đảm, muốn bảo vệ thì

phải có đối tượng bảo vệ Ví dụ: phải có quyền con người được luật quy định thì

mới có việc bảo vệ dé các quyền đó được thực hiện đầy đủ và không bi can trở,xâm phạm Vì vậy, trong bảo đảm đã có yếu tố bảo vệ và bảo vệ là một trong cácphương thức bảo đảm quyền con người

*Thit hai, khái niệm bảo dam quyền con người

` Hoàng Phê (1994), Tir điển tiéng Việt, Nxb Giáo dục, H., tr.36; Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm từ

điên học, Tir điên tiếng Việt, Nxb Da Năng, năm 2004, tr.38.

? Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm từ điển học, Tir điển tiếng Viét, Nxb Đà Nẵng, năm 2004, tr.40.

Trang 28

Bao đảm quyên con người là hệ thong các tiền dé, điều kiện, công cụ xã

hội, kinh tế, chính trị, đạo đức, tổ chức, pháp lý nhằm tạo cho cá nhân những

diéu kiện bình đẳng với nhau trong việc thực hiện các quyên tu do của mình!?.Quyền con người được bảo đảm bằng phương thức nào? Có nhiều phương thứcbảo đảm quyền con người Tuy nhiên, quan trong nhất là các phương thức sau:

Một là, bảo đảm về kinh tế - xã hội, bảo đảm về kinh tế - xã hội thực chat là

bảo đảm các điều kiện vật chat,tinh thần dé moi người có điều kiện được hưởngcuộc sống no ấm, hạnh phúc, có điều kiện để phát triển tự do Kinh tế - xã hộicàng phát triển thì sẽ càng làm đồi dào thêm của cải cũng như các phương tiệnvật chất đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt của con người, giúp con ngườihiện thực hóa được những nhu cầu vật chất và tinh thần vốn là cái mà con ngườiđược hưởng trong xã hội dân chủ, tiễn bộ, văn minh

Hai là, bảo đảm về chính trị, quyền con người chỉ có thể được bảo đảmtrong môi trường chính trị ôn định Chính trị có ồn định thì mới tạo ra môi

trường xã hội có kỷ cương, trật tự xã hội được duy trì và tạo ra cơ hội thuận lợi

cho con người phát triển tự do Con người chỉ có thê được phát triển tự do trongmột xã hội ôn định về chính trị, hòa bình, dân chủ với sự điều hành của bộ máychính trị có đường lối, chính sách đúng đắn, lấy mục tiêu hướng về sự phát triểncủa đất nước gắn liền với sự phát triển tự do của con người trên cơ sở tôn trọng

và bảo đảm tốt nhất các quyền con người, quyền công dân

Ba là, bảo đảm về pháp lý Bảo đảm quyền con người về pháp lý là làm chocác quyền con người được thực hiện đầy đủ, đúng đắn, toàn vẹn và có hiệu quảtrên phương diện pháp luật, không bị xâm phạm hoặc hạn chế trái pháp luật Bảođảm về pháp lý là sự bảo đảm băng các quy định của pháp luật; băng hoạt độngthực hiện pháp luật; băng hoạt động giám sát thực hiện pháp luật, phát hiện và

xử lý vi phạm pháp luật sao cho các quyền con người được pháp luật ghi nhận

phải được tôn trọng và thực hiện đầy đủ, đúng đắn, không bị xâm hại hoặc bị hạn

chế một cách trái pháp luật

*Thu ba, khái niệm bảo đảm quyển con người trong TTHS

if Nguyễn Thái Phúc, “Bảo đảm quyền con người trong TTHS trong điều kiện xây dựng Nhà nước

pháp quyên XHCN Việt Nam”, Quyên con người trong TTHS và những dé xuất sửa đôi BLTTHS, Đề tài

nghiên cứu khoa học cap bộ của VKSNDTC, năm 2011, H., tr 5.

Trang 29

Như phần trên đã xác định, quyền con người trong TTHS là những điều màpháp luật ghi nhận cho bắt cứ ai (người nào) khi tham gia quan hệ pháp luật TTHS(với tư cách tố tụng được pháp luật xác định) đều được hưởng, được làm, được đòihỏi Vì vậy, bảo đảm quyển con người trong TTHS là việc xác lập các điều kiệncân thiết đề người tham gia tô tụng chắc chắn thực hiện được đây đủ, đúng đắnquyên dân sự, chính trị của mình khi tham gia quá trình giải quyết vụ án hình sựvới những tư cách to tung nhất định đã duoc pháp luật TTHS xác định.

Quyền con người trong TTHS là quyền của cá nhân trong một lĩnh vực cụthể của đời sống xã hội mà lĩnh vực này có đặc điểm là có các chủ thể được sửdụng quyền lực Nhà nước, sức mạnh dễ tác động đến các quyền con người cơbản, quan trọng nhất được mọi quốc gia thừa nhận và bảo vệ Vì vậy, bảo đảmquyền con người trong TTHS chủ yếu và quan trọng nhất là bảo đảm về pháp lý

Đó là bảo đảm băng quy định pháp luật, việc thực thi pháp luật, việc giám sat

tuân thủ pháp luật, việc phát hiện, xử lý vi phạm quyền con người trong quá

trình thực thi pháp luật.

Sau cùng, từ khái niệm người đưới 18 tuổi và khái niệm bảo đảm quyền con

người trong TTHS nói chung có thé đưa ra khái niệm bảo đảm quyền con ngườicủa người dưới 18 tuôi trong TTHS như sau:

Bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHS là việc xáclập các điều kiện can thiết để người tham gia tô tụng là người dưới 18 tuổi chắcchắn thực hiện được đây du, đúng dan quyền dân sự, chính trị của mình khi thamgia quá trình giải quyết vụ án hình sự với những tw cách tô tụng nhất định đã

được pháp luật TTHS xác định.

1.1.3 Đối tượng của bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổitrong tô tụng hình sự

Đối tượng được bao đảm ở đây là quyền con người của người dưới 18 tuổi

Có quan điểm cho rằng “quyên con người trong TTHS là tổng hợp các quyên

thuộc nhóm quyên dân sự, chính trị nhằm mục đích khẳng định việc bảo vệ tínhmạng, sức khỏe, tôn trọng danh dự nhân phẩm của con người trong mọi hoàncảnh cũng như bảo đảm việc xét xử công bằng bởi một Tòa án độc lập khách

Trang 30

quan đối với những người yếu thế (người bị cáo buộc phạm tội, người bị tạmgiữ, bị can, bị cáo, người chấp hành án và những người tham gia tô tụng khác)khỏi sự tùy tiện và sự lạm quyên của các cơ quan và nhân viên nhà nước có thẩmquyên trong các hoạt động TTHS” "".

Chúng tôi nhất trí với quan điểm này và xác định quyền con người trongTTHS bao gồm tổng hợp các quyền thuộc nhóm quyền về dân sự, chính trị Theocông ước về các quyền dân sự, chính trị, quyền con người của người bị buộc tộinói chung bao gồm: quyền bat khả xâm phạm về thân thé, danh dự, nhân phẩm,quyền được bảo vệ dé khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện, quyền được bảo vệ không bị

tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, quyền bào chữa, quyền nhờ người khác

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, quyền được suy đoán vô tội, quyền được bồithường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền không buộc phải đưa ra lời khai

chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội (quyền im lặng)

Trên cơ sở xác định quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHScần phân biệt quyền con người của người dưới 18 tuổi với quyền tố tụng của họ

Đây là hai khái niệm có phạm vi rộng hẹp khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt

chẽ với nhau Quyền con người của người dưới 18 tuổi là quyền cơ bản, vốn códành cho người dưới 18 tuổi, được Nhà nước ghi nhận và bảo đảm thực hiện.Quyền con người của người dưới 18 tuổi là những quyền chung mang tính kháiquát Quyền tố tụng của người dưới 18 tuổi là quyền năng của họ trong TTHS ,gan với địa vị pháp lý và mang tính cụ thể °

1.1.4 Phạm vi của bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổitrong tô tụng hình sự

Tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ án hình sự theo trình tự, thủ tục

mà pháp luật tố tụng hình sự quy định với các giai đoạn điển hình như khởi tó,điều tra, truy tố, xét xử Phạm vi được nói đến ở đây là phạm vi về thời gian

của bảo đảm quyên con người của người dưới 18 tuôi Việc bảo đảm phải được

!' Nguyễn Ngọc Chí (2015), Quyên con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự, Nxb Hồng Đức, Hà

Nội, tr.122.

!? Trần Thị Thu Hiền (2019), Luận án Tiến sĩ Luật học “Bảo đảm quyên con người của bị can trong

giai đoạn điều tra vụ án hình sự”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.49.

Trang 31

thực hiện xuyên suốt quá trình tố tụng bởi các chủ thể được nghiên cứu ở đây

bao gồm người bị bắt, người bi tạm giữ, bi can, bi cáo, bi hại, người làm chứng

Như vậy, phạm vi thời gian thực hiện việc bảo đảm quyền con người của ngườidưới 18 tuổi rất dài Tương ứng với từng hoạt động tô tụng thì người tham gia tốtung là người đưới 18 tuổi sẽ có các quyền và từ phía cơ quan có thâm quyềntiến hành tố tụng, người có thâm quyền tiến hành tố tụng sẽ phải thực hiện các

hoạt động, nhiệm vụ dé bảo đảm quyền con người của họ

1.1.5 Nội dung của bảo đảm quyền con người của dưới 18 tuổi trong tổ

tụng hình sự

Nội dung của bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi trong TTHSbao gồm các quy định về bảo đảm quyền con người trong TTHS nói chung vàcác quy định mang tính đặc thù khi tiễn hành tô tụng với người dưới 18 tuổi

- Nội dung bảo đảm gồm các nguyên tắc cơ bản của TTHS được quy định

trong BLTTHS năm 2015 Các nguyên tắc là những kim chỉ nam định hướng

cho quá trình tố tụng nói chung Bên cạnh đó nội dung bảo đảm còn có nguyêntắc tiến hành tố tụng đặc thù với người dưới 18 tuổi Trên cơ sở kết hợp các

nguyên tắc chung và nguyên tắc đặc thù sẽ góp phần bảo đảm tốt nhất quyền conngười của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự

- Nội dung bảo đảm gồm các quyền té tụng của người bị bắt, người bị tạmgiữ, bi can, bi cáo, bi hại, người làm chứng Quyền là những điều mà con ngườiđược làm, được bảo đảm thực hiện bang những quy định cu thể Các chủ thể có

những quyền chung giống nhau như quyền được thông báo, giải thích về quyền và

nghĩa vụ, quyền không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc

phải nhận mình có tội, nhưng cũng có những quyên riêng đặc thù, chang hạn chi

bị cáo mới có quyên nói lời sau cùng trước khi nghị án, quyền kháng cáo bản án,quyết định của Tòa án

- Nội dung bảo đảm gồm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan

có thâm quyền tiến hành tố tụng, người có thâm quyền tiến hành tố tụng Tươngứng với các quyền của người tham gia tổ tụng là người dưới 18 tuổi sẽ là trách

nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan, người có thâm quyên tiên hành tô tụng Nêu người

Trang 32

có thâm quyền tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng,không đủ trách nhiệm của mình đối với người tham gia tố tụng sẽ xâm hại đếnquyền, lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

- Nội dung bảo đảm gồm các quy định đặc thù khi tiễn hành tố tụng vớingười dưới 18 tuổi Tính đặc thù thé hiện ở người tiến hành tổ tụng phải là người

có kiến thức, có chuyên môn, am hiểu tâm lý lứa tuổi dưới 18, phải bảo đảm sự

có mặt của người bào chữa, người đại diện trong quá trình tố tụng, việc áp dụngcác biện pháp ngăn chặn chỉ khi thực sự cần thiết, việc xét xử phải bảo đảm tiễnhành theo thủ tục tố tụng thân thiện

1.1.6 Chủ thể bảo đảm và chủ thể người dưới 18 tuổi được bảo đảmquyền con ngwoi trong to tung hinh sw

* Chu thé bảo dam quyên con người của người dưới 18 tuổi trong TTHSXét trên phương diện vĩ mô, chủ thé có trách nhiệm bảo đảm quyền con

người trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trước hết là Nhà nước

“Trong mối quan hệ của Nhà nước với cá nhân, đặc biệt là công dân thì Nhà

nước là tổ chức công quyền thực hiện việc quản lý cá nhân bằng pháp luật, bảo

đảm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân được thực hiện và không

bị xâm phạm”Ẻ

Nhà nước là chủ thể quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, bảo đảm an ninhchính trị, trật tự an toàn cho mọi thành viên xã hội, duy trì sự phát triển bìnhthường của xã hội Nhà nước có quyền ban hành pháp luật, đồng thời nhà nước

cũng có nghĩa vụ trong việc thực hiện pháp luật Nghĩa vụ của Nhà nước trong

việc bảo đảm thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người trong đó có quyềncon người trong tố tụng đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế

như Tuyên ngôn quốc thế về nhân quyền năm 1948 hay Công ước quốc tế về các

quyền dân sự và chính tri năm 1966 của Dai hội đồng liên hợp quốc Chỉ có Nhà

nước mới có đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc bảo đảm quyền con người,quyền công dân Nhà nước thực hiện trách nhiệm này bằng việc định ra đườnglối, chính sách và băng việc ban hành pháp luật cụ thể hóa đường lối chính sách

'3 Trường Dai học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an Nhân

dân, Hà Nội, tr.73.

Trang 33

đó, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp chế, xử lý những hành vi vi phạmquyền con người, quyền công dân Nhà nước thành lập các thiết chế cần thiết

để thực thi pháp luật, áp dụng pháp luật, giám sát việc thực thi, áp dụng pháp

luật của cơ quan, người có thâm quyền Chủ thé có trách nhiệm bảo đảm quyềncon người nói chung và quyền con người của người dưới 18 tuổi nói riêng trong

TTHS chính là các thiết chế được nhà nước lập ra dé thực hiện các hoạt độngTTHS nhăm giải quyết vụ án hình sự (mà thực chat là giải quyết quan hệ phápluật hình sự được xác lập giữa một bên là Nhà nước với bên kia là cá nhân hoặc

pháp nhân đã thực hiện tội phạm) Cụ thé trong TTHS, chủ thé trực tiếp có tráchnhiệm bảo đảm quyên con người nói chung và quyền con người của người dưới

18 tuổi nói riêng là các cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng, người có thâmquyên tiến hành tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ

quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra Bên cạnh đó, còn

CÓ các cơ quan, tổ chức khác có trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan,

người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm kip thời phát hiện các hành vi viphạm quyền con người trong TTHS đề ngăn chặn, xử lý người vi phạm

* Chủ thể là người dưới 18 tuổi được bảo đảm quyên con người trong TTHSChủ thể được bảo đảm quyền con người trong TTHS chính là các cá nhân

(người tham gia tố tụng) với tư cách là một thực thê tự nhiên - xã hội không phân

biệt chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, thành phần xãhội, địa vị xã hội mà đối tượng cần chú ý đặc biệt trong đó là người tham gia tố

tung là người dưới 18 tuổi Đây là diện đối tượng được xếp vào diện yếu thé, dé bi

ton thương, dé có những nhận thức sai lầm dẫn đến các xử sự trái pháp luật nhưngcũng là đối tượng có khả năng nhận thức và sửa chữa sai lầm của mình rất nhanhchóng “ Lứa tuéi chưa thành niên là giai đoạn phát triển như “vũ bão” về mặtsinh học nhưng lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ Đó là lứa tuổi mà kinh nghiệmcuộc song còn chưa có hoặc qua it ỏi Dac biệt là kha năng nhận thức về pháp luậtcòn nhiều hạn chế”'' Chính vì lẽ đó, chính sách hình sự đối với người dudi 18

tuôi của các quôc gia trên thê giới cũng như ở nước ta vê cơ bản là hướng tới việc

' Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh, Người chưa thành niên phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2011, tr 57-58.

Trang 34

giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm nhằm nhanh chóng đưa họ trở lại với cuộc

sông xã hội Quyền con người của người tham gia t6 tụng nói chung và người

tham gia tô tụng là người dưới 18 tuổi nói riêng đều được pháp luật quốc tế vàquốc gia quy định và bảo đảm thực hiện Tuy nhiên, tùy thuộc vào quan điểm lậppháp TTHS của các quốc gia mà phạm vi đối tượng được bảo đảm quyền conngười của người dưới 18 tuổi trong TTHS không được quy định giống nhau ỞViệt Nam, ngoài các quy định áp dụng chung cho mọi người tham gia tố tụng còn

có những quy định riêng về thủ tục tố tụng áp dụng đối với một số người tham gia

tố tụng dưới 18 tuổi Các quy định pháp luật TTHS hiện hành, cả quy định chung

và riêng đều chủ yếu hướng tới bảo đảm quyền con người của một số chủ thétham gia tố tụng (người) tham gia tố tụng chưa đủ 18 tuổi khi việc tham gia vàocác quan hệ pháp luật TTHS của họ với các tư cách tố tụng đó có những đặc thù

so với người tham gia tô tụng ở độ tuôi đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) khiến họ

dé bị tac động đến các quyền con người của họ Dé bao đảm tốt nhất quyền conngười của người dưới 18 tuổi trong TTHS, ngoài những quy định chung (thủ tục

bình thường) còn có những quy định riêng (thủ tục đặc biệt) áp dụng đối với họ Š

Đối với những người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi, thủ tục đặc biệt này không chỉ

hạn chế trong phạm vi người bị buộc tội mà còn cả những người tham gia tố tụng

khác cùng lứa tuổi, bao gồm:

Thứ nhát, người bị buộc tội Theo quy định của pháp luật TTHS Việt Nam,

người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo!'Š, Đây

là đối tượng bị nghi thực hiện tội phạm (người bị tình nghi phạm tội) tham gia

vào quá trình tố tụng ở các thời điểm khác nhau Quá trình tố tụng để giải quyết

vụ án hình sự sẽ cho phép cơ quan, người có thẩm quyền sử dụng các biện phápmang tính quyền lực nhà nước tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền con

nguoi, quyén công dân của ho như quyết định khởi tố về hình sự; bắt, tạm giữ,

tạm giam, khám xét Ban thân các tác động này đã chứa đựng yếu t6 dé làm ton

thương đến họ, nhất là người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, do sự nhạy cảm

'Š Xem: Chương 28 “Thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi” của BLTTHS năm 2015.

'6 Xem: Điều 4 BLTTHS năm 2015.

Trang 35

về tâm lý lứa tuổi, sự non nớt về vốn song va su han ché cua strc chiu dung cua

người ở lứa tuổi nay Vì vay, thay vi thái độ coi thường, thậm chí xúc phạm họ,

người bị buộc tội dưới 18 tuổi cần được đối xử bằng tình yêu thương và sự tôn

trọng nhân phẩm, lợi ích và sự riêng tư của họ Đối với người bị buộc tội đưới 18

tuổi, các quyền con người của họ đã được quốc tế công nhận phải được bảo đảmbằng hệ thống pháp luật quốc gia thông qua việc nội luật hóa các quy định luậtpháp quốc tế, sao cho: “Không có trẻ em nào phải chịu sự tra tấn, đối xử, trừngphạt độc ác, vô nhân đạo hay làm mat pham giá Sẽ không xử án tử hình hoặc

chung thân mà không có khả năng phóng thích vì những hành động phạm pháp

do những người dưới 18 tuổi gây ra”!” “Không có trẻ em nào bị tước quyền tự

do một cách bất hợp pháp hoặc tùy tiện Sự bắt bớ, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em

phải được tiễn hành theo luật pháp và chỉ được dùng đến như một biện pháp cuối

cùng và trong thời gian thích hợp ngắn nhất”'Š

Thứ hai, bi hại (là cá nhân) BỊ hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại do hành

vi phạm tội gây ra’, Trong moi quan hệ với người phạm tội, bi hai (nạn nhân) nói

chung và bi hại là người dưới 18 tuổi nói riêng trong các vụ án hình sự thường là đối

tượng bị tác động bởi bạo lực, đe dọa bạo lực, thao túng cảm xúc, lạm dụng tình dục “Các em là những người chưa có đủ khả năng tự bảo vệ mình trước các hành

vi xâm hại và trước các cơ quan bảo vệ pháp luật Khả năng nhận thức còn hạn chếnên họ không thể tự mình bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng được Do vậy, chủ

thé này cần được pháp luật bảo đảm các quyền và lợi ích tốt nhất khi tham gia tố

tụng””? Khi bị tội phạm gay thiệt hại, họ thường ở trong trạng thái tâm lý hoảng loạn,

sợ hãi, suy nhược về tinh thần và thể chất, rối loạn về hành vi do tác động bởi ngườiphạm tội và những hành vi gây thiệt hại cho họ Trước các cơ quan có thâm quyềntiến hành tố tụng, họ phải cung cấp lời khai, thực hiện các yêu cầu của các cơ quan

này và điều đó cũng tác động mạnh đến họ tạo ra một tâm lý sợ hãi không kém gì so

với lúc bị tội phạm xâm hại Vì vậy, các hoạt động tố tụng lại một lần nữa có thé gây

uy Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Trung tâm nghiên cứu quyền con người, “Các văn kiện

quôc tế về quyên con người — Công ước về quyển trẻ em, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1998, 272,

tr.271-'8 Học viện Chính trị quốc gia, Sdd, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, tr 272.

'? Xem: Điều 61 BLTTHS năm 2015.

?° Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trinh tu pháp đối với người chưa thành niên, Nxb Tư pháp, Hà

Nội, năm 2020, tr 234.

Trang 36

ton thương, sang chan tâm lí cho bị hại là người dưới 18 tuổi (trẻ em) khi họ phải nhớlại những đau khổ, chịu đựng do bị xâm hại, lạm dụng Vì vậy, việc quy định thủ tục

tố tụng đối với vụ án có bị hại là người đưới 18 tuổi (người chưa thành niên) luôn đòi

hỏi những yếu tố đặc thù phù hợp với tâm lí lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năngnhận thức của người đưới 18 tuổi, nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đặc biệt củalứa tuổi này, đồng thời hỗ trợ sự hợp tác của họ trong quá trình chứng minh tội phạm

được thực hiện hiệu quả.

Thứ ba, người làm chứng Người làm chứng là người biết được những tình

tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được các cơ quan có thâm

quyên triệu tập đến làm chứng” Họ là người không có quyền và lợi ích liênquan trong vụ án mà là người phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước trongVIỆC cung cấp các thông tin mà họ biết về vụ án Nghĩa vụ của họ thậm chí cònđược bảo đảm băng các biện pháp cưỡng chế hoặc biện pháp pháp lý Người làmchứng là “sản phâm” của tội phạm, họ có thé là người trực tiếp chứng kiến sự

việc phạm tội Vì vậy, về tâm lý ít nhiều họ cũng bị tác động bởi hành vi phạmtội mà họ đã nhìn thấy, nghe thấy, nhất là những hành vi bạo lực Đặc biệt, sự tác

động này còn lớn hơn rất nhiều đối với người làm chứng (nhân chứng) là người

dưới 18 tuổi do kha năng nhận thức còn hạn chế Khi tham gia tố tụng, họ phảinhớ lại, trình bày lại những gì mà họ biết về vụ án với những ám ảnh và sự sợ

hãi khi chứng kiến các tình tiết đã xảy ra nên thường có tâm lý căng thắng, sợhãi khi đứng trước người đại diện của công quyền nên dễ bị tổn thương nếukhông được người có thâm quyền đối xử một cách thân thiện, chu đáo trong quátrình tiếp xúc, lây lời khai

1.1.7 Mục dich của bao dam quyén con người của người dưới 18 tuổitrong tô tụng hình sự

Trong khoa học pháp lý vẫn còn cách hiểu khác nhau về mục đích của bảo

đảm quyền con người Có quan điểm cho rằng mục đích của bảo đảm là “bảo vệmột cách tốt nhất quyền con người của các chủ thé tham gia trong tô tụng hình

sự và làm cho các quyền ấy có tính khả thi trong thực tế””” Với quan điểm này,

”' Xem: Điều 66 BLTTHS năm 2015 ;

? Nguyễn Tiến Dat (2007), “Bao đảm quyên của người bị tam giữ, bi can, bị cáo trong tô tung hình

sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa an nhân dân, (11), tr.4.

Trang 37

tác giả gần như đồng nhất hai khái niệm “bảo đảm” và “bảo vệ” Tuy nhiên, về

mặt ngôn ngữ học thì hai khái niệm được hiểu khác nhau Bảo vệ là chống lại sự

xâm phạm để giữ cho luôn luôn được nguyên vẹn, bảo đảm là làm cho chắcchan, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gi cần thiết Nhu vậybảo đảm bao gồm cả việc giữ gìn, có nghĩa là ránh sự xâm hai dé luôn luôn cònđược nguyên vẹn Có thể thấy trong bảo đảm đã có bảo vệ và bảo vệ là một hìnhthức của bảo đảm khi xảy ra xâm hại”

Người duéi 18 tuổi nói chung là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ détránh khỏi những xâm hại không đáng có trong quá trình tố tụng Với người bị

buộc tội, bị hại, người làm chứng thì đây là đối tượng có nguy cơ bị khởi tố, bị

đưa ra xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp cưỡng chế như ápgiải, dẫn giải và nhiều hoạt động tố tụng khác Do đó, người dưới 18 tudi rấtcần được bảo vệ, quyền con người của họ cần được bảo đảm băng những cáchthức cụ thé Các cơ quan có thầm quyên tiến hành tố tụng, người có thâm quyềntiễn hành tố tụng cần áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự một cáchday đủ, chính xác để quyền con người của người đưới 18 tudi được bảo đảm.Đồng thời, trong quá trình áp dụng, các cơ quan có thâm quyên tiến hành té tụngcần có sự phối hợp, chế ước lẫn nhau dé kịp thời phát hiện những sai phạm dé cócách khắc phục, xử lý kịp thời, có biện pháp xác định trách nhiệm của chủ thé viphạm Việc giải quyết vụ án hình sự trên thực tế phải trải qua quá trình t6 tung

rất dài với nhiều giai đoạn, nhiều chủ thê tiến hành tố tụng khác nhau, do đó việcbảo đảm quyền con người cho người dưới 18 tuổi hết sức cần thiết và cấp bách,

đòi hỏi sự quyết tâm và vào cuộc của các cơ quan, ban ngành có liên quan Cónhư vậy mới tránh được vi phạm, bảo đảm việc giải quyết vụ án nhanh chóng,kịp thời, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể liên quan.1.2 Ý nghĩa của bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổitrong tố tụng hình sự

1.2.1 Ý nghĩa chính trị - xã hội

a Tran Thị Thu Hiền (2019), Luận án Tiến sĩ Luật học “Báo đảm quyén con người của bị can trong giai đoạn diéu tra vụ án hình sự”, Trường Dai học Luật Hà Nội, tr 65.

Trang 38

Trên phương diện chính trị, bảo đảm quyền con người nói chung và quyền

con người của người đưới 18 tuổi nói riêng trong TTHS phản ánh bản chất ưuviệt của chế độ nhà nước, chế độ xã hội cũng như chế độ TTHS nước ta Bảo

đảm quyền con người trong TTHS nói chung và quyền con người của ngườidưới 18 tuổi nói riêng chính là sự cụ thé hóa đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của nhà nước trong công cuộc cải cách tư pháp - xây dựng

và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đã được phảnánh rất rõ ràng trong các Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết số 48 ngày24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010 định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 về

chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” Đặc biệt, quan điểm này một lần

nữa tiếp tục được thể hiện rõ trong Nghị quyết số 27-NQ/TW lần thứ 6 khóa XIII(ngày 9/11/2022) về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyềnXHCN Việt Nam trong giai đoạn mới Trong đó quan điểm nhất quán và xuyên

suốt trong nghị quyết số 27-NQ/TW về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyên là “Bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, Nhà nước tôn trọng,bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân””° Trong đó, mục tiêu cụthê đến năm 2030 được xác định trong Nghị quyết 27-NQ/TW là “Hoàn thành cơbản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm

minh, liêm chính, phụng sự tô quốc, phục vụ nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ

quyên con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích

của nhà nước,quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân”””.Theo tinh thần nhất quán thể hiện trong các văn kiện quan trọng nói trên, có thêkhang định bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của ngườidưới 18 tuổi nói riêng là một trong các mục tiêu quan trọng của cải cách tư pháp,

xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong

giai đoạn mới.

? Xem: Tiểu mục 2.1 của Mục 2 Quan điểm chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nghị quyết số 48-NQ/TW, tr 2.

>> Xem: Tiểu mục 1.1 của mục 1 Phương hướng cải cách tư pháp của nghị quyết số 49- NQ/TW, tr.2.

? Xem: Mục 3 phần II Quan điểm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam của Nghị quyết số 27-NQ/TW tại ky hop thứ 6 của Ban chấp hành trung ương khóa 13, ngày 9/11/2022, tr.3

?7 Xem: Tiểu mục 1.2 của mục 1 Mục tiêu của phân III Mục tiêu, trong tâm của Nghị quyết số NQ/TW, tr.4.

Trang 39

27-Trên phương diện xã hội, bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảmquyền con người của người đưới 18 tuổi nói riêng trong TTHS phan ánh sự côngbằng, dân chủ trong hoạt động tư pháp nhất là trong việc giải quyết các vụ án

hình sự; thể hiện sự bình đẳng giữa các chủ thể có các đặc điểm nhân thân khác

nhau, có lợi ích đối lập nhau hoặc có liên quan về quyền lợi, nghĩa vụ trong

TTHS, tạo tiền dé cho hoạt động tranh tụng dân chủ, bình đăng, có hiệu quả giữa

các chủ thé tranh tụng cũng như việc thực hiện day đủ các quyên tố tụng nhằmbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng Bảo đảm quyềncon người của người dưới 18 tuổi bằng việc quy định về thủ tục tố tụng thân

thiện trong điều tra, truy tố, xét xử, bảo đảm sự trợ giúp pháp lý trong TTHS vàcác hỗ trợ khác từ phía gia đình, nhà trường và xã hội góp phần bảo đảm công

bang xã hội, bảo đảm công lý đối với người dưới 18 tuổi

Bảo đảm quyền con người trong TTHS cũng góp phần nâng cao vị thế và

vai trò của các cơ quan, người có có thẩm quyền tiến hành tố tụng, tăng cườngtrách nhiệm của người có thâm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình tiến hành

TTHS; ngăn ngừa, hạn chế tình trang lạm dụng quyền lực xâm phạm trái pháp

luật quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng nói chung và củangười tham gia tô tụng đưới 18 tudi nói riêng; góp phần củng cố lòng tin của

người dân và xã hội vào Nhà nước, sự công minh, khách quan của cơ quan,

người có thâm quyền tiến hành tố tụng, góp phần quan trọng vào việc duy trì trật

tự xã hội và 6n định xã hội

1.2.2 Ý nghĩa pháp lý

Trên phương diện pháp lý, bảo đảm quyền con người của người dưới 18tudi trong TTHS là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm của cơ quan, người cóthấm quyền tiến hành tố tụng trong việc bao đảm quyền con người nói chung vàquyên con người của người tham gia tổ tụng là người dưới 18 tuổi nói riêng Qua

đó, góp phan nâng cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền

tiến hành tố tụng khi thực hiện các hoạt động tố tụng dé giải quyết vụ án; xác lập

cơ sở pháp lý nhăm thực hiện đúng đắn, đầy đủ các quyền con người của người

dưới 18 tuổi; ngăn ngừa và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật, xâm hại

Trang 40

nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng là ngườidưới 18 tuổi khi tiến hành các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án của cơ quan,người có thâm quyên tiến hành tố tung.

1.3 Phương thức bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi

trong tố tụng hình sự

1.3.1 Bảo đảm bằng quy định pháp luật

Một trong các phương thức bảo đảm tốt nhất quyền con người của ngườidưới 18 tuổi chính là bảo đảm bang pháp luật, trước hết là bằng các quy định

pháp luật phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của họ Điều này xuất phát từ đặc điểm

tâm sinh lý của người đưới 18 tuổi, bởi vì “trẻ em, do còn non nớt về thé chất và

trí tuệ, cần được chăm sóc va bảo vệ đặc biệt, kế cả sự bảo vệ thích hợp về mặt

pháp lý””” Trong TTHS, muốn bảo đảm quyền con người nói chung và quyền

con người của người dưới 18 tuổi nói riêng trước hết phải có hệ thống pháp luật

hoàn chỉnh, cụ thể và có tính khả thi cao phù hợp với quy định của luật pháp

quốc tế cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội truyền thống pháp luật của quốc gia

Trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế đã ghi nhận những nguyên tắc nhằm bảo

đảm và bảo vệ người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi), như “Các quy tắc của

Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do” đã quy định: “Hệthống tư pháp đối với người chưa thành niên cần nêu cao các quyền cùng sự antoàn của người chưa thành niên, nâng cao sức khỏe về thê chất và tinh thần củangười chưa thành niên Phạt tù người chưa thành niên nên được sử dụng như là

” và “Chỉ được tước quyền tự do của người chưa thành

biện pháp cuối cùng

niên theo các nguyên tắc và thủ tục quy định trong các quy tắc này và các quytắc tiêu chuẩn tối thiêu của Liên Hợp Quốc về hoạt động tư pháp đối với ngườichưa thành niên” (Quy tắc Bắc Kinh) Việc tước tự do của người chưa thành niên

chỉ được sử dụng như là biện pháp cuối cùng và trong một thời gian cần thiết tdi

thiểu, và chỉ nên giới hạn đối với những trường hợp ngoại lệ Thời hạn áp dụng

biện pháp trừng phạt này cần được cơ quan tư pháp quyết định mà không loại trừ

? Xem: Lời mở đầu Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989.

? Điều 1 của Các quy: tắc của liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do năm 1990

của Đại hội đồng liên hợp quốc.

Ngày đăng: 23/11/2024, 18:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN