1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn thành phố Hà Nội

110 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn thành phố Hà Nội
Tác giả Phạm Thị Hồng Vân
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Pháp luật về Quyền con người
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 26,54 MB

Nội dung

Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo là người dưới 18 tudi..... Trong pháp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAM THỊ HONG VAN

QUA THUC TIEN THÀNH PHO HÀ NỘI

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAM THỊ HONG VAN

QUA THỰC TIEN THÀNH PHO HÀ NOI

Chuyén nganh: Phap luat về Quyền con người

Mã sô: 8380101.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS NGUYÊN ĐĂNG DUNG

HÀ NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bat kỳ công trình nao khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn bao dam tính chính xác, tin cậy va trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Hồng Vân

Trang 4

CAN, BỊ CAO LA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỎI 5-52 9

1.1 Sw cần thiết phải quy định thủ tục tổ tung đặc biệt đối với bi

can, bị cáo là người dưới 18 tuổi - 2-2 scs+cxezxezEezrezrxee 9

1.1.1 Một số khái niệm về quyền của bi can, bị cáo là người dưới 18 tuổi 91.1.2 Sự cần thiết phải quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối với bị can,

bị cáo là người đưới 18 tuôi - ¿5-52 52S2+EcEEeEEE2ErEerkerkerrres 181.2 Những bảo dam đặc biệt của tố tụng hình sự đối với bị can, bi

cáo là người dưới 18 tuổi 2-52: 52 Sc2E2E2EE2Eerxrrxerkerxee 21 1.2.1 Bao đảm quyền bị can, bi cáo là người dưới 18 tuổi 21

1.2.2 Dac điểm bảo đảm quyền bi can, bi cáo là người dưới 18 tudi 23

Kết luận Chương 1 - 2-2-5 SE2E2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEE211211 1111 TE xe 27

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC

TRẠNG VE QUYEN CUA BỊ CAN, BỊ CAO LA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI 28 2.1 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước

khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo là người dưới 18 tudi 28

2.1.1 Giai đoạn từ 1945 — 1986 sgk 28

2.1.2 Giai đoạn năm 1988 — đến trước 2003 - - - + s+s+£+x+xzx+zerxzxez 32

Trang 5

Các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về bảo

vệ quyền con người của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi 34 Quy định về chủ thé tiến hành tố tụng hình sự trong vụ án có

người chưa thành nI1ÊN 5 +6 + ++EE*xE+*EE#vE+eEEeeEeeeeeeeeserseese 34

Quy định về chủ thé tham gia tố tụng hình sự trong vụ án có

người chưa thành nIÊN 5 5 1S SE + E*EE+eEEeeEserreeseerrkerke 35

Quy định về việc áp dụng biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam đối

với người chưa thành nIÊN - 5 5 + E22 E***EE£vEE+seEseeEeeeeesserse 41

Thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong giai đoạn

khởi tố, điều tra, truy tỐ -¿- ++c<+EE£EkSEEEEEEEE211211211 2111 EErxee 43

Thủ tục tô tụng đối với người chưa thành niên trong giai đoạn xét xử 45Việc chấp hành hình phạt tù và xóa án tích đối với người chưa

thành niên phạm ỘI - <6 E313 3 E*EEEEskEseeksreerekrrreree 49

Quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi 2 2©52+cz+zxcrxerxrrsee 50

Về phạm Vi áp dụng - ¿2 25<+SE£EEtEEEEECEEEEEEEEEEErkerkrrkerkeee 50

Về nguyên tắc tiễn hành tố tụng - 2 2s x+cs+EzEerkerxersrreee 51

Về điều kiện và yêu cầu đối với người tiễn hành tố tung 53 Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế 55

Sự tham gia của người bào chữa, người đại diện, gia đình, nhà

trường, các tô chức xã hội - + SkEEEEE SE SE kEExrkerkrkrree 58Thực tiễn thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

năm 2015 về bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới

18 tuổi trên dia bàn thành phố Hà Nội -5- 5-52 62Tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện trên địa bàn

thành phố Hà Nội giai đoạn 201/7-2022 2-2 2+£2+£+£x+zszcsee 62

Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

dé dam bảo quyền của bị can, bị cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội 66 Kết luận Chương 2 - 2-2 SESE2E2EE2E12E15717171711211211211 11111 xe 74

Trang 6

Chương 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ

DAM BẢO THỰC HIEN QUYEN CUA BỊ CAN, BỊ CÁO

LA NGƯỜI DUOT 18 TUỔI - - 22 2© 22S£2££+£E£EezEezxcez 75

3.1 Su can thiét của việc nang cao hiệu qua bảo đảm thực hiện

quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi 75 3.1.1 VỀ mặt lý luận -:-©5£+E£+E2+EE+EEEEEEEEEEEEEE211211211211 1111 cxe 75

3.1.2 Về mặt lập pháp -¿©2¿+52+E++EE+EE£EEEEEEEEEEEEEE2111121 2E cEkrke 71

3.1.3 Về mặt thực tiỄn -cc+ctcccrtrttrrtrrtttrrrrtrrirrrrriirrrrirerieg 78 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm thực hiện

quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổỗi 79

3.2.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người tiễn hành tố tụng về

bảo đảm quyền của bị can, bi cáo là người dưới 18 tuổi trong tố

tụng hình SỰ - c1 TH HH ng HH ngư 79

3.2.2 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, xã hội về bảo đảm

quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự 81

3.2.3 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về bao

đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi 84 3.2.4 Tăng cường số lượng và chat lượng đội ngũ luật su, người bao chữa 91 Kết luận chương 30a ccccesccseessessessessscsscsscsucsecssessssscsessscssessessesseeseeaes 96

4000.905 97

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO - 2 2 s2 s52 100

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

Tổ tụng hình sự

Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, bảo vệ, chăm sóc và giáo

dục trẻ em là một sự nghiệp vô cùng lớn lao và hệ trọng, quyết định vận mệnh dân tộc Đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội Thấm nhuan

tư tưởng ấy của Người, trẻ em ngày càng được chăm lo và nhận được những

sự quan tâm đặc biệt Chỉ thị số 20/CT-TW, ngày 5-11-2012 của Bộ Chính tri

về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục

và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới đã nhắn mạnh: “Chăm sóc, giáo duc và

bảo vệ trẻ em là van dé có tính chiến lược, lâu dài, góp phan quan trọng vào việc chuẩn bị và nắng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”.

Việt Nam tự hào là quốc gia đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (vào ngày 20-2-1990) Với

nỗ lực cao nhất, dành những gi tốt nhất cho trẻ em, Nhà nước Việt Nam đãkhông ngừng làm hài hòa pháp luật quốc gia với Công ước quyền trẻ

em Hiến pháp của Việt Nam quy định: “7rẻ em được Nhà nước, gia đình, xã

hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các van dé về trẻ em.

Nghiêm cam xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao

động và những hành vi khác vi phạm quyển trẻ em” [41, Điều 37, Khoản 1].

Trong suốt 30 năm qua, cùng với Luật Trẻ em - đạo luật cơ bản về quyền trẻ

em, các bộ luật, luật khác trong quá trình sửa đôi, bé sung cũng luôn cập nhật,đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn các thông lệ và chuẩn mực quốc tế có liên

quan đến quyền trẻ em, trong đó có Bộ luật tố tụng hình sự Trong pháp luật

tố tụng hình sự, Nhà nước không chỉ quy định quyền của bị can, bị cáo là

người dưới 18 tuổi mà còn quy định những bảo đảm dé quyền đó được thực hiện đúng và day đủ Người dưới 18 tuổi là nhóm người dé bị tổn thương, khi

Trang 9

tham gia tố tụng với tư cách bị can, bị cáo họ đều có thé bị tác động bởi cácbiện pháp điều tra và biện pháp cưỡng chế của tô tụng hình sự.

Thành phố Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, là nơi

đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Dang và nhà nước, các tổ chứcchính trị - xã hội Hà Nội đang ngày càng phát triển lớn mạnh về kinh tế,

kéo theo sự phát triển đó là số lượng vụ án hình sự tăng cao Trong những

năm qua, tình hình tội phạm có xu hướng trẻ hóa, tội phạm do người dưới 18

tuổi ngày càng diễn biến phức tạp và gia tăng Thực tế cho thấy răng, các cơ quan tố tụng đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; tuy nhiên, bến

cạnh đó van tôn tại những thiếu sót, hạn chế trong việc bảo đảm quyền của bị

can, bị cáo là người dưới 18 tuổi Đối tượng là người dưới 18 tuổi do còn non

not cả về thé chất lẫn trí tuệ nên chưa đủ khả năng tự bảo vệ những quyên lợi

chính đáng của mình.

Chính vì những lý do trên, học viên chọn quyết định chọn dé tài: “Bao

dam quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tổ tụng hình sự qua thực tiễn thành phố Ha Nội `.

-2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở nước ta, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền conngười trong hoạt động tư pháp nói riêng là vấn đề đã được Đảng, Nhà nước

cùng các nhà khoa học xã hội hết sức quan tâm nghiên cứu, nhất là trong thời

kỳ đổi mới Bên cạnh việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Quyền con ngườitrực thuộc Học viện Chính tri Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứuQuyền con người trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, hiện nay các côngtrình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Bao vệ quyển con người của

bị can, bị cáo trong pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam” chưa được công bố nhiều Có thể chia các công trình thành ba nhóm chính sau đây:

Trang 10

- Nhóm thứ nhất - những công trình đề cập đến vấn đề quyền con ngườinói chung có một số công trình khoa học tiêu biểu sau: a) "Quyển con người

trong thé giới hiện dai" do PGS Phạm Khiêm Ích và GS.TS Hoàng Văn Hảo

chủ biên, Viện Thông tin Khoa học Xã hội xuất bản năm 1995; b) “Tim hiểu

vấn dé nhân quyên trong thé giới hiện dai” do TS Chu Hồng Thanh chủ biên,

Nxb.Lao động, Hà Nội, 1996; c) Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người

biên tập hai tập chuyên khảo: “Quyên con người, quyền công dân” của nhiều tác giả, xuất bản năm 1995; d) Báo cáo tổng thuật Đề tài KX.07- 16 nghiên

cứu về “Các điều kiện dam bảo quyền con người, quyên công dân trong sựnghiệp đổi mới đất nước” do GS.TS Hoàng Văn Hảo chủ nhiệm Đặc biệt,đáng chú ý là cuốn sách: “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyên conngười” của tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Đăng Dung, TS.Vũ Công Giao,ThS Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) và cuốn sách nhiều tập “Quyên con

người” tiếp cận đa ngành, liên ngành của GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2010; v.v Trong các công trình này, các tac

giả đã nghiên cứu khái niệm và các đặc điểm Nhà nước pháp quyền nói chung, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng: nghiên cứu về mối

quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân; nghiên cứu vấn đề bảođảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyên

- Nhóm thứ hai - các công trình nghiên cứu là các sách chuyên khảo, các

bài viết liên quan đến bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáo trong pháp

luật tố tụng hình sự như: a) “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong xây dựng Nhà nước pháp quyển”, do GS.TSKH Lê Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chi (chủ

biên), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2004; b) “Các tội xâm phạm quyển tự

do, dân chu cua công dân theo luật hình sự Việt Nam” của TS Trịnh Tiến Việt

(chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2010; c) “Về tự do cá nhân và biệnpháp cưỡng chế to tụng hình sự” của TS Trần Quang Tiệp, Nxb Chính trị

Trang 11

Quốc gia Hà Nội, 2005; d) “Những nguyên tắc cơ bản của luật to tụng hình sự

Việt Nam” của Trường Dai học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2000; đ)

“Bảo vệ quyên con người trong luật hình sự, luật to tụng hình sự Việt Nam”của TS Tran Quang Tiệp, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004; e) “Bao vệ

quyên con người bằng pháp luật to tụng hình sự” của PGS.TS Nguyễn Ngọc

Chí, Tạp chí Khoa học, chuyên san Luật học, SỐ 23(2)/2009; v.v

- Nhóm thứ ba - các công trình nghiên cứu là các đề tài nghiên cứu khoa

học, luận văn, luận án liên quan đến bảo vệ quyền con người của bị can, bị cáotrong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam như: a) Đề tài khoa học cấp Đại học

quốc gia “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật to tung

hình sự trong giai doan xây dựng Nhà nước pháp quyển Việt Nam” do

GS.TSKH Lê Văn Cảm, PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí, PGS.TS Trịnh Quốc Toản

(đồng chủ trì), Hà Nội, 2004; b) Đề tài trọng điểm cấp Đại học Quốc gia HàNội: “Quyển con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự: Ly luận, thực trạng và

hướng hoàn thiện pháp luật” do GS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ trì), Hà Nội,

2013; c) Luận án tiễn sĩ luật học “Thực hiện quyên bào chữa của bị can, bị cao

trong to tung hình sự ” của tác giả Hoang Thi Sơn, bảo vệ tại Dai học Luật HaNội, 2003; d) Luận án tiến sĩ luật học “Bao đảm quyên con người của người bi

tạm giữ, bi can, bị cáo trong to tụng hình sự Việt Nam” cua tác giả Lại Van

Trình, bảo vệ tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, 2011; v.v Ngoài ra,còn nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác đã được đăng trong các

tập san, tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân

chủ va pháp luật, Tap chí Toa án nhân dân, Tạp chí Lập pháp như: “Hoàn thiện

mô hình tô tụng hình sự Việt Nam theo hướng bảo đảm quyển cua bị can, bi

cáo ” của tác giả Nguyễn Sơn Hà, đăng trên tạp chi Nhà nước và Pháp luật số2/2013; “Lựa chọn mô hình to tụng trong quả trình cai cách tu pháp ở Việt

Nam” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật

số 5/2010; “Quyền của người bào chữa - Một số bat cập, vướng mắc và hướng

Trang 12

hoan thiện” cua tác giả Phạm Văn Thiệu va Phạm Thị Bich Ngoc đăng trên tap chí Tòa án nhân dân ky I tháng 7/2009; v.v

Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực quyền

con người, nhưng nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu

đề cập đến những vấn đề lý luận chung về quyền con người, từng lĩnh vực

hoạt động cụ thé về quyền con người, về tổ chức và hoạt động của các bộ máyNhà nước, về việc xây dựng pháp luật về bảo đảm quyền con người nóichung, trong đó, chỉ có một vài khía cạnh dé cập cụ thé về quyền con người

trong hoạt động tư pháp mà chưa có công trình khoa học nào tiếp cận một

cách trọn vẹn, toàn diện, hệ thống, đồng bộ về vấn đề bảo đảm quyền con

người của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi với luật tố tụng hình sự từ thực

tiễn một địa bản

Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng trong cáccông trình nghiên cứu mà mình tiếp cận được, tác giả sẽ vận dụng đi sâu

nghiên cứu nội dung “Bảo đảm quyển của bị can, bị cáo là người dưới 18

tuổi trong tổ tụng hình sự - qua thực tiễn thành pho Hà Noi”

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Nhằm đánh giá một cách toàn diện, chuyên sâu về vai trò bảo vệ quyền

của bi can, bi cáo là người dưới 18 tuổi Từ đó, chỉ ra những kết quả, tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người; đánh giá nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và đề ra các giải pháp nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền của bị can, bị cáo lá người dưới 18

tuôi trong tô tụng hình sự ở nước ta

3.2 Mục tiêu cụ thể

Xuất phát từ mục tiêu tổng quát nói trên, luận văn xác định những mục

tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thông hóa những vân đê về sự đặc biệt của tô tụng hình sự đôi với

Trang 13

bị can, bị cáo là người dưới 18 tudi, chỉ ra cơ sở lý thuyết của hoạt động này,bao gồm các khái niệm, định nghĩa, sự cần thiết và những bảo đảm đặc biệtđối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi

- Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về quyền của bị can, bị

cáo là người đưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự, chỉ ra những quy định còn

thiếu hoặc chưa hợp lý trong pháp luật Việt Nam mà ảnh hưởng đến hiệu quả

bảo vệ quyền của họ trong tố tụng hình sự.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm về quyền của bị can, bị cáo là

người dưới 18 tuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 5 năm gần đây, chỉ ranhững thành tựu, hạn chế và phân tích nguyên nhân

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đảm thực hiện quyềncủa bị can, bị cáo là người đưới 18 tuổi

4 Tính mới và những đóng góp của đề tàiLuận văn là công trình nghiên cứu về bảo đảm quyền của bị can, bị cáo

là người dưới 18 tuổi trong tổ tụng hình sự ở thành phố Hà Nội Vì vậy, luận văn cung cấp nhiều kiến thức, thông tin, luận điểm và đề xuất mới có giá trị tham khảo với các cơ quan nhà nước ở Trung ương và thành phố Hà Nội

trong việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền conngười nói chung và quyền của bị can, bi cáo là người dudi 18 tuổi trong tố

tụng hình sự.

Bên cạnh đó, luận văn có thé được sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo

cho việc giảng dạy, nghiên cứu các chuyên ngành luật có liên quan như luật

hiến pháp luật hình sự, luật nhân quyền ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các

cơ sở đào tạo khác của nước ta.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những van dé lý luận và thực tiễn về bảo đảm

Trang 14

quyên của bị can, bị cáo là người đưới 18 tudi trong tố tụng hình sự tại thànhphố Hà Nội.

5.2 Pham vi nghiên cứu

Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền của bị

can, bị cáo là người dudi 18 tuổi trong tố tụng hình sự Việt Nam.

và không gian, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng bảo đảm về

quyền của bị can, bị cáo là người đưới 18 tuổi trên địa bàn thành phô Hà Nội.

Về thời gian, đề tài chỉ giới hạn phân tích thực trạng bảo đảm về quyềncủa bi can, bi cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phó Hà Nội tronggiai đoạn từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2022

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của

chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ

nghĩa Mác — Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh và của Dang cộng sản Việt Nam

về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn phôi hợp sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thé như: thống kê, phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh,

điều tra khảo sát để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu

Phương pháp thống kê: phương pháp này được dùng để hệ thống hóanhững hiểu biết về lý luận và thực tiễn theo một khung phân tích đã được đưa

ra theo cau trúc của luận văn

Phương pháp phân tích: phương pháp này được dùng để phân tích,

luận giải, đánh giá những van đề lý luận và thực tiễn của bảo đảm quyền của

bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự Việt Nam.

Phương pháp tổng hợp: phương pháp nay được dùng dé đánh giá tổng

hợp các tài liệu, số liệu đã được nghiên cứu; rút ra những nhận định đánh giá

sau khi đã nghiên cứu.

Trang 15

Phương pháp lịch sử: phương pháp này được dùng dé tìm hiểu lịch sửhình thành và phát triển quyền con người, quyền của bị can, bị cáo.

Phương pháp so sánh: phương pháp này được dùng để so sánh cácquan điểm khoa học khác nhau; so sánh các số liệu của từng năm, từ đó rút ranhững đánh giá, nhận xét, kết luận

Phương pháp điều tra khảo sát: phương pháp này được dùng dé thu

thập thông tin, số liệu, sau đó dựa trên thông tin thu thập được tiến hành đánh

giá, phân tích và rút ra kết luận, đưa ra các giải pháp hoặc kiến nghị phù hợp.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn được kết cau thành 3 chương như sau:

Chương 1: Sự đặc biệt của tố tụng hình sự đối với bị can, bị cáo là

người dưới 18 tuổi

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng về quyền của bị can, bi cáo là người dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đảm bảo thực

hiện quyên của bi can, bi cáo là người dưới 18 tuôi

Trang 16

Chương 1

SỰ ĐẶC BIỆT CUA TO TUNG HÌNH SU DOI VỚI BỊ CAN, BỊ CÁO

LA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI

1.1 Sự can thiết phải quy định thủ tục tố tụng đặc biệt đối với bican, bị cáo là người dưới 18 tuổi

1.1.1 Một số khái niệm về quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi

- Khái niệm quyên con người

“Nhân quyền” là một từ Hán Việt, theo Đại Từ điển Tiếng Việt củaViện Ngôn ngữ học thì "Nhân quyền" là "quyền con người" Từ điển này mớichỉ giải trình đơn thuần nghĩa Hán-Việt của từ Nhân quyền, mà chưa đề cậpđến khái niệm của vấn đề này theo nghĩa được khái quát hóa từ những đặcđiểm, nội dung, tính chất đặc thù của nó

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, mỗiđịnh nghĩa là một sự biểu hiện khác nhau về góc độ nhìn nhận về van đề nhân

quyên Tuy nhiên, tổng hợp lại các quan niệm đó được phân chia thành ba quan niệm chủ yếu, khác nhau về quyền con người như sau:

- Quan niệm thứ nhất: Bắt nguồn từ chỗ coi con người là một thực thê

tự nhiên, nên quyền con người phải là quyền "bam sinh", là "đặc quyền",nghĩa là quyền con người, quyên lợi của con người với tư cách là người, ganliền với cá nhân con người, không thể tách rời

Quan điểm này được các đại biểu tư tưởng của giai cấp tư sản ở thế kỷ

XVII, XVIII như Crotius, Hobbes, Kant, Locke, Spinoza, Rousseau hoàn thiện

và nêu ra trong học thuyết về pháp luật tự nhiên Trường phái này cho rang,

quyền tự nhiên, pháp luật tự nhiên đứng trên, cao hơn pháp luật nhà nước

- Quan niệm thứ hai: Trải với quan niệm thứ nhất, quan niệm này lại

chỉ đặt con người và quyền con người trong mỗi quan hệ xã hội Quan niệm

này cho rang, con người chi là một thực thê xã hội, nên quyên của nó chỉ

Trang 17

được xác định trong mối tương quan với các thực thể xã hội khác và vì là

quan hệ xã hội nên nó được chế độ nhà nước, pháp luật điều chỉnh bảo vệ.Quan niệm này có tính tích cực khi coi quyền con người là một khái niệm cótính lịch sử, đặt con người trong tổng hòa các mối quan hệ xã hội Vì con

người là thực thé của xã hội, có mối quan hệ phổ biến với xã hội nên quyền con người cũng luôn gan liền với dau tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức

bóc lột, đấu tranh chống bạo lực, chống bất công trong xã hội Cơ sở của

quyền con người ở đây chính là trình độ phát triển của nền kinh tế, văn hóa,

xã hội và do chế độ kinh tế, chế độ xã hội quyết định

- Quan niệm thứ ba: Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đềquyền con người Quan niệm này đã khắc phục được tính phiến diện, phảnkhoa học về con người, quyền con người ở các quan niệm trên

Xuất phát từ quan niệm coi con người vừa là sản phẩm tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội, con người mặc dù vẫn là một thực thé tự nhiên như các

loài động vật khác, nhưng lại khác với loài động vật khác ở chỗ con người chỉ

thực sự tồn tại với tư cách là một con người khi nó được tồn tại trong cộng

đồng xã hội Hai mặt này tồn tại biện chứng trong một con người Trong cái

tự nhiên của con người có mặt xã hội và trong cái xã hội của con người có

mặt tự nhiên Mặt này trở thành tiền đề cho mặt kia trong moi quan hé chat

chẽ không thé tách rời Xuất phat từ quan niệm này về quyền con người nênchủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng vấn đề quyền con người: "Về bản chất bao

hàm cả hai mặt tự nhiên và xã hội".

A4

Xét về mặt tự nhiên, C.Mác cho rằng, con người là "động vật xã hội" có

khả năng "tái sinh ra con người", con người là động vật cao cấp nhất trong

quá trình tiến hóa Do đó, về mặt nay, cũng như quan niệm thứ nhất, quyền

con người trước hết là một thuộc tính tự nhiên Quyền con người không phải

là một "tặng vật", do giai cấp thống trị ban phát thông qua nhà nước mà quyền

10

Trang 18

con người trong hình thức lịch sử tự nhiên của nó mang bản chất tự nhiên,được thé hiện ở quyền được sống, quyền tự do, quyền được sáng tao, pháttriển, quyền được đối xử như con người, xứng đáng với con người Xét vềmặt thứ hai của quan niệm này, con người mặc dù là động vật cao cấp nhấtcủa tự nhiên, nhưng ngay khi tiến hóa trở thành động vật cao cấp, con người

đã sống thành bầy đàn và trở thành sản phâm của lịch sử xã hội Trong luận

cương thứ VỊ về Phoi-ơ-bắc, C.Mác cho rằng: “Trong tính hiện thực cua nó,

bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội" Như vậy, con người

mặc dù vẫn là thực thê tự nhiên sinh học, là bộ phận của tự nhiên, nhưng bêncạnh đó, dé được gọi là người nó còn phải tổn tại trong cộng đồng xã hội, vàbiến đổi cùng với cộng đồng xã hội của mình Bằng khả năng của mình, conngười tác động vào tự nhiên, xã hội làm biến đổi tự nhiên và xã hội dé phục

vụ nhu cầu tự tôn tai, phát triển của mình Ngược lại, những biến đổi của tự nhiên, của xã hội do con người tạo ra cũng tác động chỉ phối trở lại con người, làm biến đổi con người Do đó xét về khía cạnh xã hội, thì "quyền con

người, ngay từ khi có xã hội loài người, bên cạnh bản tính tự nhiên còn in đậm bản tính xã hội".

Khi xã hội hình thành giai cấp, hình thành nhà nước đã tạo ra nhữngchuyền biến có tính "bước ngoặt" trong sự biến đổi mối quan hệ tương quangiữa ban tính tự nhiên và bản tính xã hội của quyền con người Di kèm xã hội

có giai cấp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; do đó, trong điều kiện

xã hội có giai cấp thì bản tính xã hội trở thành bản tính giai cấp Và ngay cảbản tính tự nhiên, những giá trị phô biến của quyền con người cũng tất yếu

chịu sự chỉ phối của giai cấp thống trị xã hội.

Mặt khác, quyền con người, kể cả quyền tự nhiên, bẩm sinh còn bị

ràng buộc, chi phối vào chính khả năng khám phá chinh phục tự nhiên củachính con người, nghĩa là phụ thuộc vào khả năng hoàn thiện, phát triển của

11

Trang 19

con người, sự phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ phát triển kinh tế

-xã hội Con người càng có khả năng chế ngự, chinh phục thiên nhiên baonhiêu thì tự do, quyền con người ngày càng được mở rộng, ngày càng đượcđảm bảo bấy nhiêu

Từ quan điểm trên cho thấy, về bản chất, quyền con người bao gồm cảquyền tự nhiên và quyền xã hội Quyền tự nhiên phải được đặt trong tổng hòa

các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối, ràng buộc của xã hội, gan liền với

quá trình chính phục tự nhiên và xã hội Quyền con người chỉ được đặt ra khi

nó tồn tại trong cộng đồng người Khái niệm quyền con người chỉ xuất hiệnkhi con người bi những thực thể người khác xâm hại đến lợi ích của mình.Hoặc ngược lại, nếu con người ton tại độc lập, không có mối liên hệ cộngđồng, không bi các thực thé khác trong cộng đồng tác động xâm hại đến lợiich của mình thì không thé làm xuất hiện khái niệm quyền con người

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền con người không phải chỉ là phép cộng đơn giản đối với hai quan niệm về quyền con người nêu trên,

mà từ phân tích nêu trên cho thấy bản chất hai mặt tự nhiên và xã hội của quyền con người có những thuộc tính phức tạp và luôn có sự thống nhất giữa

hai mặt đối lập

Nhận thức khái niệm quyền con người với day đủ bản chất, thuộc tinh

của nó cho thấy quyền con người là một phạm trù phức tạp Vì vậy, cần thiết phải đưa ra định nghĩa về quyền con người Tuy nhiên, nếu chỉ đưa ra định nghĩa quyền con người với tư cách là một phạm trù riêng biệt của chính trị

học, kinh tế học, triết học, luật hoc sẽ là điều phiến diện, không day đủ, vì nhưthế nó mới chỉ thể hiện được quyền con người dưới góc độ khoa học, màkhông thê hiện được bản chất cũng như tính đa diện của vấn đề này Hay nóicách khác, nó mới chi thé hiện trạng thái tĩnh của quyền con người Jacques

Mourgon (giáo sư đại học khoa học xã hội Toulouse) đưa ra định nghĩa:

12

Trang 20

"Quyền con người là những đặc quyền được các quy tắc điều khiển mà con

người giữ riêng lấy trong các quan hệ của mình với các cá nhân và với chính

quyền" Định nghĩa này chủ yếu đề cập đến quyền con người ở khía cạnh tự

nhiên của nó Một học giả Việt Nam cho rằng:

Quyên con người là các khả năng của con người được đảm bảo bang

pháp luật (luật quốc gia và luật quốc tế) về sử dung và chi phối các phúc lợi

xã hội, các giá tri vật chat, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã

hội trong phạm vi luật định và quyền quyết định các hoạt động của mình và

của người khác trên cơ sở pháp luật [29, tr.34].

Định nghĩa này cũng mới chi đề cập đến quyền con người với tư cách

là phạm trù luật học.

Có thé nói rằng, khái niệm quyền con người phải là một phạm trù tổnghợp, bao hàm cả bản chất và những thuộc tính đa diện - nhiều mặt của nó

Có một định nghĩa đang được sử dụng phổ biến trong giảng dạy, nghiên cứu

về nhân quyền ở nước ta hiện nay: Nhân quyền (hay quyền con người) là

những năng lực và nhu cầu vốn có và chỉ có ở con người, với tư cách là thành viên cộng đồng nhân loại, được thé chế hóa bằng pháp luật quốc gia

và các thỏa thuận pháp lý quốc tế Khái niệm này bắt nguồn từ khái niệm của C.Mác về quyền con người Theo Mác: “Quyên con người là những đặc quyên chỉ có ở con người mới có, với tư cách là con người, là thành viên xã

hội loài người” [51, tr.14] Định nghĩa này cũng tương ứng với nội dung của

khái niệm quyền con người do Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam phát biểu tạihội nghị quốc tế về nhân quyền ở Viên (áo) tháng 6 năm 1993: “Quyền con

người là một phạm trù tổng hợp, vừa là chuẩn mực tuyệt đối mang tính phố biến, vừa là sản phẩm tổng hợp của một quá trình lịch sử lâu dài luôn luôn tiến hóa và phát triền”, quyền con người không thé tach rời, đồng thời cũng

13

Trang 21

không hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội Quyền

con người là một tong thé những quyền gắn bó với nhau trong mối tương quan biện chứng Đó là quyền cá nhân và quyền của dân tộc cộng đồng,

quyên chính trị - dân sự và kinh tế văn hóa xã hội, quyền của cá nhân đi đôivới nghĩa vụ đối với xã hội Trong thời đại ngày nay, quyền con người

không thé tách khỏi hòa bình, dân chủ và phát triển Như vậy, định nghĩa trên

về nhân quyền đã được khái quát hóa từ góc độ bản chất của vấn đề, được xem xét từ các đặc điểm của nó (so sánh giữa con người vả động vật khác), và cũng được xem xét từ góc độ giới hạn, phạm vi của vấn đề Định nghĩa này

không chỉ khắc phục được tính phiến diện của các định nghĩa khác, mà nó còn

xác định rõ ràng "ranh giới" của van dé, hạn chế của việc hiểu và vận dụng

lệch lạc về quyền con người.

- Khái niệm bi can

Thuật ngữ bị can được sử dụng trong luật tố tụng hình sự từ những văn

bản tố tụng đầu tiên của nước ta Nhưng khái niệm pháp lý về bị can đượcquy định lần đầu trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 (điều 34) và được sửdụng lại nguyên văn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Theo điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, bị can là người đã bịkhởi tố về hình sự Bị can là người mà Cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác địnhrằng đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật hình sự quy

định là tội phạm nên đã ra quyết định khởi tố bị can Kê từ thời điểm quyết định khởi tố bị can, tức Nhà nước thé hiện sự buộc tội đối với con người cụ thể, bị can là người chính thức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị buộc tội.

Đây là điểm khác biệt rất lớn giữa bị can và người bị tạm giữ liên quan đếnviệc bảo đảm quyền con người của họ trong tố tụng hình sự

Trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khái niệm bị canđược ghi nhận tại điều 60:

14

Trang 22

“Bi can là người hoặc pháp nhán bị khởi to về hình sự ”Điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 là mở rộng thêm chủ thé

với tu cách là bi cáo ngoài là cá nhân thì nay còn có thêm pháp nhân, tuy

nhiên trong nội dung luận văn này, tác giả chỉ xem xét tư cách bị cáo là cá

nhân người dưới 18 tuổi

Từ góc độ áp dụng các biện pháp cưỡng chế, bị can là người đã bị truy

cứu trách nhiệm hình sự, bị can có thê bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tốtụng nghiêm khắc hơn so với người bị tạm giữ hoặc người tham gia tố tụngkhác Bị can có thé bị tạm giam (chứ không phải tạm giữ) và các biện phápngăn chặn khác như cam đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tai sản cógiá trị dé bảo dam; bị can có thé bị kê biên tài sản, bị truy nã nếu bỏ trốn; bị

can được hỏi cung, chứ không phải là lấy lời khai

Từ góc độ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, là

người đã bị buộc tội vì có căn cứ xác định là đã thực hiện tội phạm, bị can là

người đễ có nguy cơ bị xâm phạm các quyền tự do dân chủ, nhất là quyền bất

khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm Các xâm phạm này có thé xuất phat từ cơ quan, tổ chức

hoặc cá nhân (trả thù của người bị hại, quyết định tạm đình chỉ công tác của

cơ quan, tô chức )

Từ góc độ xác định dia vi tố tụng, do khả năng có thể bị áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự, do chính thức đã bị truy cứu trách nhiệm

hình sự và hậu quả pháp lý nặng nề phát sinh từ việc truy cứu đó, do khả năng

bị xâm phạm quyền con người cao hon , bị can được quy định có nhiều quyên tố tụng hơn, trách nhiệm tố tung được nới rộng hơn để là cơ sở pháp lý cho bị can bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình, bác bỏ việc buộc tội hoặc bảo vệ mình trước khả năng bị xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp

trong quá trình tố tụng hình sự giải quyết vụ án hình sự Ví dụ: là người chính

thức đã bị buộc tội, bị can hoàn toàn có quyên tự mình hoặc nhờ người khác

15

Trang 23

sử dụng tất cả các biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định dé bào chữa,bác bỏ sự buộc tội từ phía cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyên; là người

bị buộc tội, bị can có quyền sử dụng các biện pháp mà pháp luật không cam

dé bảo vệ mình khỏi sự buộc tội như giữ im lặng không khai báo, không bị

truy cứu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo hoặc cố ý khai báo sai sự

thật; bị can có quyền khiếu nại với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án về

những hành vi tô tụng, quyết định tố tụng trái pháp luật, có quyền yêu cầu bồithường thiệt hại do cơ quan, người tiến hành tố tung gây ra

- Khải niệm bị cáo

Theo điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, bi cáo là người đã bị Tòa

án quyết định đưa ra xét xứ Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra, thay rang có đủ chứng cứ dé khang định rằng bị can đã phạm tội do Bộ luật hình

sự quy định thì đề nghị Viện kiểm sát truy tố ra trước Tòa án Trong quá trình

chuẩn bị xét xử, Thâm phán được phân công chủ tòa phiên tòa thấy răng có

đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử mà không phải trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đề điều tra bổ sung, không có căn cứ dé đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án thì ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Từ thời điểm này, bị can trở thành bị

cáo trong vụ án hình sự.

Trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khái niệm bị cáo

được phi nhận tai điều 61:

“Bi cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định dua ra xét xử”

Cũng như bị can, bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị

buộc tội Vì vậy, địa vị pháp lý, tình trạng của bị cáo cũng giống như bị can;

có nghĩa là bị cáo cũng có khả năng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tốtụng do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, có nguy cơ bị xâm phạm các quyền

con người cao, đã có sự buộc tội chính thức nên cần có các quyền tương ứng

dé bao chữa, cho nên các biện pháp bao đảm quyên con người đối với các bị

can, bi cáo cơ bản là giông nhau.

16

Trang 24

Tuy nhiên, một điểm khác biệt quan trọng giữa bị cáo và bị can là bịcáo tham gia tố tụng trong một cơ chế tô tụng hoàn chỉnh, day đủ những

người tham gia tố tụng, các cơ quan, người tiến hành tố tụng với chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử; thực hiện các quyền tố tụng của mình trong phiên

tòa công khai, dan chủ và bình dang Rõ ràng, so với bi can tham gia tô tụng(nhất là hỏi cung) trong môi trường chỉ có người buộc tội, (trường hợp cá biệtmới có người bao chữa, người chứng kiến), bị cáo tham gia tố tụng trongphiên tòa công khai, không chỉ có mặt những người tham gia tố tụng, mà còn

có sự chứng kiến của công chúng Trong quá trình xét xử, người tiến hành tố tụng khó có khả năng sử dụng các biện pháp trái pháp luật, vi phạm quyền

con người của bị cáo (như đe dọa bức cung, dùng nhục hình, mua chuộc nhận

tội ); trong khi đó, đối với bị can thì tình trạng nay dé xảy ra hơn Không

ngẫu nhiên mà nhiều luật sư bào chữa bức xúc cho rằng trong giai đoạn điều

tra, Cơ quan điều tra thường xuyên gây khó khăn cho người bào chữa tham gia hỏi cung bị can và các hoạt động tố tụng khác; trong nhiều phiên tòa,

kháng cáo phúc thẩm, khiếu nại giám đốc thâm của mình, bị cáo thường tố

cáo người tiễn hành tố tụng bức cung, dùng nhục hình dé bị cáo nhận tội, gây

nên tinh trang oan sai trong xét xử vụ án hình sự Và trên thực tẾ, trong nhiều

trường hợp sự thật đó đã được chứng minh.

- Khái niệm quyên cua bị can, bi cáo Theo Từ điển Tiếng Việt, quyền là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” Trong lý luận chung về nhà nước và pháp luật, khái niệm quyền được hiểu là khả năng về một việc gì đó

do luật thừa nhận cho chủ thê nhưng thực hiện quyền đó như thế nảo thì lạitùy thuộc vào sự lựa chọn của chủ thé Quyền cơ ban của công dân được quy

định trong Hiến pháp của mỗi quốc gia Còn quyền của những người tham gia

tô tụng hình sự, trong đó có cả bi can, bi cáo được quy định trong Luật tố tụng

hình sự của môi quôc gia.

17

Trang 25

Bị can, bị cáo trước hết là con người, là công dân có đầy đủ mọi quyền

và nghĩa vụ được hién pháp công nhận và bảo vệ, nhưng kể từ khi phat sinh sựkiện pháp lý va được điều chỉnh bang các hoạt động té tụng vì bị nghi ngờ

phạm tội, bi truy cứu trách nhiệm hình sự thì lúc này họ là bi can, bi cáo Do đó

họ gặp các bat lợi bởi bị hạn chế hoặc bi mất một phần hay toàn bộ các quyền công dân Thế nhưng, những bị can, bi cáo chỉ được coi là có tội khi có quyết định hoặc bản án của Tòa án và chỉ đến lúc có bản án kết tội có hiệu lực pháp

luật thì người đó mới được xem là có tội BỊ can, bi cáo chưa bi coi là có tội vì

vậy ho vẫn được cơ quan tiến hành tô tụng, người tiến hành tố tụng đảm bảo vàbảo vệ các quyền con người, quyền công dân Khi bị buộc tội thì bị can, bị cáocũng có những quyền được pháp luật trao cho được hưởng, được làm và đượcđòi hỏi Trong thời gian bị buộc tội nên họ là những người tham gia tổ tụng,

chịu sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng trong các quan hệ pháp luật giữa họ với cơ quan, người tiến hành tô tụng và người tham gia tổ tụng khác.

Do vậy, có thé kết luận về quyền của bị can, bị cáo như sau: Quyển của

bị can, bị cáo là những điều mà pháp luật quy định cho người đã bị khởi tổ về hình sự hoặc bị Toa an quyết định đưa ra xét xu được hưởng, được làm, được

đòi hỏi khi tham gia to tụng dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

1.1.2 Sự cần thiết phải quy định thủ tục tô tung đặc biệt đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi

Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thé chat và tinh

thần, là những người đang ở độ tudi phát triển, đang trong quá trình hoan thiện về thé chất, tâm sinh lý cũng như nhân cách sống Trong tiến trình cải cách tư pháp tại Việt Nam, việc hoàn thiện các quy định về tố tụng đối với bị can, bi cáo là người dưới 18 tuổi rat cấp thiết, không chỉ là để tiệm cận gần

hơn các quy định của luật pháp quốc tế mà còn nhằm đảm bảo tốt nhất quyền

con người, đặc biệt là quyên cua bi can, bi cáo là người dưới 18 tuôi.

18

Trang 26

Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợpquốc thông qua ngày 20/11/1990, tại Điều 1 có quy định: “Trong phạm vicông ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp

áp dụng đối với trẻ em quy định tuôi thành niên sớm hơn” Các văn bản pháp

luật Quốc tế khác như Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp quốc về tư

pháp người chưa thành niên (Qui tắc Bắc Kinh) qui định tại Điều 2, khoản

2.2, điểm a: “Người chưa thành niên là trẻ em hay người ít tuổi mà tùy theo từng

hệ thống pháp luật có thé bị xử ly vì phạm một tội, theo một phương thức khácvới người lớn”; Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa phạm pháp ở

người chưa thành niên (Hướng dẫn Riyadh) - (United Nations Guidelines for the

Prevention of Juvenile Delinquency/ the Riyadh Guidelines); Những Qui tắc tốithiểu phổ biến của Liên Hiệp quốc, đều xác định người chưa thành niên là

người dưới l8 tuổi Tuy nhiên, trong một số văn kiện của một số tổ chức

thuộc Liên Hợp quốc như Quỹ dân số (UNCPA), Tô chức lao động thế giới (ILO) quy định trẻ em là những người đưới 15 tuổi Trong Hiến pháp năm

2013, Bộ luật hình sự năm 2003, Luật giáo dục năm 2005, Luật xử lý vi phạm

hành chính năm 2012, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 và một số văn bảnquy phạm pháp luật khác xuất hiện khái niệm người chưa thành niên Tắt cảcác văn bản pháp luật đó đều quy định độ tuổi của người chưa thành niên làdưới mười tám tuôi, hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ emnăm 1989 và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưathành niên trong từng lĩnh vực cụ thể

Thuật ngữ “người chưa thành niên” đã được đổi thành “người dưới 18

tuổi” trong các quy định có liên quan của Bộ luật hình sự năm 2015 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Đây là một điểm mới trong quá trình lập pháp,

việc thay đổi nay dé tránh mâu thuẫn và phù hợp với các văn bản pháp luật

khác Vì theo báo cáo của Bộ lao động và Thương binh xã hội, có tới 12/13

19

Trang 27

bộ, ngành được xin ý kiến, 55/63 tỉnh thành nhất trí quy định tuổi trẻ em làdưới 18 tuổi Theo đó, trẻ em là người dudi 18 tuổi chứ không phải đưới 16tuổi Việc nâng độ tuổi của trẻ em sẽ giúp cho những người thuộc nhóm tudi

từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhận được chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục về

đạo đức, nhân cách, tâm lý và kỹ năng sống; qua đó có thể góp phần phòng ngừa và giảm sé lượng tội phạm chưa thành niên Việc Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2015 sử dụng khái niệm “người dưới 18 tuổi” dé chỉ người chưa thành

niên trước đây thê hiện sự rõ ràng, thống nhất, phù hợp và cần thiết

Khái niệm bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi xuất phát từ khái niệm bị

sự Như vậy, khái niệm bị can là người đưới 18 tuổi trong tổ tụng hình sự Việt Nam được hiểu là người đang ở độ tuôi từ đủ 14 đến đưới 18 tuổi tại thời

điểm người đó thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình

định này là sự khăng định chính thức của Tòa án về việc đã có đủ điều kiện

cần thiết đề tiến hành mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo bị Viện kiểm sát truy

tố, còn bị cáo có tội hay không có tội sẽ là nội dung của chức năng xét xử

thực hiện ở phiên tòa và thê hiện trong bản án của Tòa án.

20

Trang 28

Trong quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015, khái niệm bịcáo được ghi nhận tại Điều 61: “Bi cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa

án quyết định đưa ra xét xử Quyển và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân

được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo

quy định của Bộ luật này” Điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

là mở rộng thêm chủ thể với tư cách là bị cáo ngoài là cá nhân thì nay còn có

thêm pháp nhân.

Như vậy, bị cáo đưới 18 tuổi là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đã

bị Viện kiểm sát truy tố bằng bản cáo trạng ra trước Tòa án và Tòa án quyếtđịnh đưa ra xét xử Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định độ tuổi của bịcan, bị cáo dưới 18 tuôi, đồng thời ghi nhận các quyền cũng như việc bảo dam

quyền tố tụng của bi can, bi cáo dưới 18 tuổi.

1.2 Những bảo đảm đặc biệt của tố tụng hình sự đối với bị can, bị

cáo là người dưới 18 tuổi

1.2.1 Bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi

Trong ngôn ngữ tiếng Việt, hai từ “bảo đảm” và “đảm bảo” là hai từđồng nghĩa Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm “bảo đảm” được hiểu nhưsau: “Làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những

gì cần thiết” Tuy nhiên, bảo đảm lại không hoàn toàn đồng nghĩa với “bảovệ” Bảo vệ là “chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho luôn luôn đượcnguyên vẹn” Có thể nói khái niệm “bảo đảm” rộng hơn khái niệm “bảo vệ”,

vi trong khái niệm bao đảm đã bao hàm bảo vệ và bảo vệ là một hình thức của bảo đảm khi xảy ra sự xâm phạm.

Theo Từ điển tiếng Việt, quyền là “điêu mà pháp luật hoặc xã hội công

nhận cho được hưởng, được làm, được doi hoi” Trong ly luận chung về nhà

nước và pháp luật, khái niệm quyền được hiểu là khả năng về một việc gì đó

do luật thừa nhận cho chủ thé nhưng thực hiện quyền đó như thé nào thì lại

21

Trang 29

tùy thuộc vào sự lựa chọn của chủ thé Quyền cơ bản của công dân được quyđịnh trong Hiến pháp của mỗi quốc gia Còn quyền của những người tham gia

tố tụng hình sự, trong đó có cả bị can, bị cáo là người đưới 18 tuổi được quyđịnh trong Luật tô tụng hình sự của mỗi quốc gia Chúng tôi cho rằng khái

niệm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người đưới 18 tuổi xuất phát từ khái niệm bảo đảm quyền Trong luận án Tiến sĩ của Trần Thanh Hương, khi ban

về khái niệm “bảo đảm quyền tự do công dân” tác giả đã phân tích khái niệm bao đảm quyền Cụ thé:

- Quyền tự do công dân do Hiến pháp ghi nhận mới chỉ thừa nhận giátrị xã hội của các quyền đó và tạo tiền đề quan trọng để thực hiện chúng,song những quyên này nếu thiếu bảo đảm thì mới chỉ tồn tại ở dang tiềmnăng Bao đảm là yếu tổ dé quyền trở thành hiện thực, không chi là tiềm

năng hay hình thức.

- Các quyền tự do của công dân chỉ trở thành hiện thực khi có các yếu

tố xã hội khách quan thuận lợi và những phương tiện, công cụ, phương thức

quan trọng do nhà nước vả xã hội tạo ra Đó là những điều kiện về kinh tế,

chính trị và các điều kiện về xã hội khác hình thành môi trường để mỗi côngdân có khả năng sáng tạo và phát huy năng lực vốn có của mình [19] Kháiniệm bảo đảm quyền trong khoa học pháp lý được hiểu là các điều kiện kháchquan và phương tiện (công cụ) tô chức và các công cụ khác không chi lànhằm mục đích công bó, ghi nhận về mặt pháp lý các quyền và tự do cơ bản

của công dân mà còn nhằm mục đích bảo vệ các quyền, tự do cơ bản đó một

cách toàn diện và thực thi chúng trong cuộc sống [19] Bảo đảm quyền là một

hiện tượng xã hội, chính trị và pháp lý quan trọng Phạm trù này được thê

hiện qua các yếu tố lý luận, thực tiễn và tư tưởng Nhu vậy, chúng ta có thé

hiểu bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi là những hoạt

động, những công việc tạo ra những điêu kiện, tiên đê cân thiệt làm cho quyên

22

Trang 30

của bi can, bi cáo là người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng hình sự được có đầy

du, dé cho quyền đó có tính hiện thực và không mang tính hình thức

1.2.2 Đặc điểm bảo đảm quyền bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổiThứ nhất: chủ thể bảo đảm

Bao đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền con người nói chung Vẫn đề bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người đưới 18 tuổi thực chat là van đề bảo đảm tính hiện thực của quyền đã được pháp luật thừa nhận Nhà nước ghi nhận quyền của bị can,

bi cáo là người dưới 18 tuổi trong Bộ luật tô tụng hình sự thì Nhà nước đồng

thời phải có nghĩa vụ phải bảo đảm cho quyền đó thực hiện không chỉ bằngbiện pháp pháp lý mà còn băng những bảo đảm kinh tế, chính trị và xã hội.Nếu không có sự bảo đảm thực thi và bảo vệ quyền của bị can, bi cáo là người

dưới 18 tuổi thì các quyền đó chỉ là những khẩu hiệu trống rỗng Quan điểm bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tổ tụng hình sự

là quan điểm nhất quán của nhà nước ta Nhà nước thực hiện bảo đảm quyền của bị can, bi cáo là người dưới 18 tuổi thông qua việc xây dựng hệ thống

pháp luật tô tụng hình sự dé ghi nhận quyền và bảo đảm quyền của bị can, bịcáo là người đưới 18 tuổi, đồng thời thông qua những người tham gia tố tụng

để bảo đảm những quyền đó Việc áp dụng luật nội dung và luật hình thứcđồng thời bảo đảm quyền đó thông qua hệ thống tư pháp hình sự Các cơ quanĐiều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có trách nhiệm bảo đảm quyền của bị can, bị

cáo là người đưới 18 tuổi Cơ quan tiến hành té tụng, người tiến hành tố tụng bảo đảm quyền cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong suốt quá trình tố tụng, quá trình giải quyết vụ án ké từ khi họ bị khởi tố bị can hoặc bị tam giữ

cho đến khi kết thúc vụ án hình sự Đồng thời, bảo đảm cho bị can, bị cáođược hưởng những quyền cụ thể mà luật tố tụng hình sự quy định cho họ

được hưởng Như vậy, chủ thể bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người

23

Trang 31

dưới 18 tuổi trước tiên thuộc về các cơ quan xây dung và áp dụng pháp luật tố

tụng hình sự Tuy nhiên, người bào chữa (luật sư, người đại diện hợp pháp,

bào chữa viên nhân dân), Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tô chức thànhviên của mặt trận có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền của bị can,

bị cáo dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự.

Thứ hai, đối tượng bảo đảm

Bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi có đầy đủ các quyền tô tụng như bị can, bi cáo đã thành niên Bên cạnh đó, họ còn được thừa nhận những quyền tố

tụng đặc thù dé có thé bảo vệ một cách tốt nhất lợi ích chính đáng của mình

Quyền đặc thù của bi can, bi cáo là người dưới 18 tuổi:

Quyền bat khả xâm phạm tinh mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dựcủa con người nói chung trong đó có quyền của bị can, bi cáo dưới 18 tuổi

Đây là quyền hiến định Do đó, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi chỉ bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khi có đủ căn cứ pháp lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Quyền được điều tra, truy tố, xét xử phù hợp với tâm lý, lứa tuổi Đây

là quyền ưu tiên cơ bản mà người dưới 18 tuổi được hưởng khi tham gia tố

tụng, đòi hỏi tat cả các quy trình, thủ tục tố tụng, người tiến hành tố tụng, các

cơ sở vật chất — kỹ thuật phục vụ cho hoạt động tố tụng cũng phải phù hợpvới tâm lý, lứa tuổi của họ Dé phù hợp với tâm lý lứa tuổi đòi hỏi một bộmáy tô tụng thân thiện với những người tiến hành tố tụng có hiểu biết về tâm

lý lứa tuổi chưa thành niên, có kiến thức về khoa học giáo dục, có kỹ năng giao tiếp, có thái độ tôn trọng, cởi mở đối với người dưới 18 tuổi Ngoài ra cần có cơ sở vật chất như buồng hỏi cung, nhà tạm giữ, tạm giam, phòng xử

án cũng phải được xây dựng trên các nguyên tắc của tâm lý học tư pháp, tạo

cho người dưới 18 tuổi cảm nhận được sự thân thiện, tạo cảm giác mang tính

cảm hóa giáo dục, chứ không phải là đe dọa, trừng phạt.

24

Trang 32

Quyền được ưu tiên giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời Trong quátrình giải quyết vụ án người dưới 18 tuổi phạm tội, dé tránh cho người dưới

18 tudi có tâm ly chán nản, mệt mỏi, bi quan và tiêu cực thì cần phải có thời hạn tố tụng chặt chẽ theo quy định pháp luật và nhanh chóng thực hiện Bởi vi các yếu tố: lo sợ quá mức về số phận pháp lý (về thời gian bị giam giữ cải tạo), về sự lên án của dư luận xã hội, căng thăng khi phải đối mặt với những

đối tượng đồng phạm Hon nữa, lứa tuổi dưới 18 tuổi cũng là lứa tuổi họcsinh nếu thời hạn tố tụng dài thì sẽ ảnh hưởng đến thời gian học tập của người

dưới 18 tuổi Đặc điểm này cũng đòi hỏi phải hạn chế tình trạng trả hồ sơ dé điều tra bổ sung, hủy án dé điều tra lại, xét xử lại thường làm cho thời gian giải quyết vụ án kéo đài không hạn định.

Quyền ưu tiên được bảo đảm giữ bí mật thông tin cá nhân của người

dưới 18 tuổi Mọi hoạt động tố tụng liên quan đến người dưới 18 tuổi đượctiến hành trong môi trường thuận tiện cho việc bảo đảm bí mật đời tư, danh

dự, nhân phẩm của họ.

Quyền có sự hiện diện bắt buộc của những người tiến hành tố tụng và

tham gia tố tụng có hiểu biết về tâm sinh lý người dưới 18 tuổi, có kỹ năng vatâm huyết làm việc với người dưới 18 tuổi vừa là quyền lợi của người dưới 18tuổi, vừa là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện các quyền khác mà người

dưới 18 tuổi được thụ hưởng theo quy định của pháp luật Mục đích là nhằm bảo đảm cho quyền được điều tra, truy tố, xét xử phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Bởi lẽ, những người này chính là các chủ thé áp dụng pháp luật, cụ thé hóa

các quyền của người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự, là các chủ thé bào

chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người chưa thành niên, đấu tranh

cho các quyền lợi của người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự Đây là quyền được xác lập và thực hiện theo hướng ưu tiên đối với người dưới 18 tuổi, phù

hợp với đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi, thé hiện trách nhiệm

của xã hội và bản chât nhân văn của Nhà nước.

25

Trang 33

Do vậy, từ góc độ đối tượng bảo đảm, bảo đảm quyền của người dưới

18 tudi là quá trình bao đảm hiện thực hóa các quyền tố tụng trên co sở quyền

tố tụng cơ bản mà người dudi 18 tuổi được hưởng Tóm lại, bảo đảm quyềncủa bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi là việc bảo đảm các điều kiện, yếu tố

cần và đủ cho quá trình thực hiện quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18

tuôi nhằm làm cho hoạt động này có hiệu lực, hiệu quả cao nhất Bao gồm các

yếu tố cơ bản như: Hệ thống các quy phạm pháp luật về lĩnh vực này đầy đủ,

không ngừng hoàn thiện; hệ thống cơ quan tố tụng có chất lượng, hoạt động

có hiệu quả; có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng với yêu cầu hoạt động tốtụng; có cơ chế giám sát chặt chẽ, thông suốt, có sự tham gia đông đảo củacác cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị và công dân

Như vậy, qua phân tích, có thể khái quát bảo đảm quyền của bị can bị

cáo là người đưới 18 tuổi như sau: Bảo đảm quyên của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi là hoạt động của nhà nước, cơ quan tiễn hành to tung, các tổ

chức, cả nhân trong việc xây dựng các quy phạm pháp luật và thực hiện pháp

luật trên cơ sở những bảo dam chung cho quyên con người nhằm mục dich bảo vệ các quyên cua bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thực thi

chung trong cuộc song.

26

Trang 34

Kết luận Chương 1

Con người là vốn quý của tự nhiên và xã hội, quyền con người là quyền

thiêng liêng, bất khả xâm phạm Bảo đảm quyền con người là một trong những mục tiêu của xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước

ta Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ chính trị “Vé chiến lược cải cách tu pháp đến năm 2020” khang định: “Doi hỏi của công dân và xã hội

đối với cơ quan tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thật sự là

chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời

phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, dau

tranh có hiệu qua với các loại tội phạm va vi phạm” Nhà nước bao dam thực

hiện quyền con người bằng các biện pháp liên quan đến hoạt động lập pháp và

hoạt động thi hành pháp luật của Nhà nước, các biện pháp liên quan đến chế

độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức trong việc bảo vệ

các quyền con người, các biện pháp xử lý vi phạm quyền con người, các biện

pháp bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và các biện pháp bảo đảmthực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà nước Hoạt động tố tụng hình sự

liên quan rất lớn tới việc bảo đảm quyền con người nói chung, đặc biệt trong trường hợp có bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi.

Từ góc độ bảo đảm quyền con người của bị can, bị cáo là người dưới 18

tuổi trong tố tụng hình sự, những van dé quan trọng, có tính quyết định ở chỗ:

1/ Xác định đầy đủ, chính xác địa vị tố tụng (quyền và nghĩa vụ tố tụng) của các chủ thể tố tụng hình sự;

2/ Xác định hợp lý sự cần thiết và mức độ sử dụng các biện pháp cưỡngchế té tụng, nhất là các biện pháp ngăn chặn;

Trang 35

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG

VE QUYEN CUA BỊ CAN, BỊ CAO LA NGƯỜI DƯỚI 18 TUOI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHÓ HÀ NỘI

2.1 Các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ quyền con người của bi can, bị cáo là người dưới 18 tuổi

2.1.1 Giai đoạn từ 1945 — 1988

Cách mạng tháng Tám thành công đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông non trẻ đã tích cực tiễn hành hoạt động lập pháp nói chung và hoạt động lập pháp tố tụng hình sự nói riêng.

Mặc dù tình hình đối nội cũng như đối ngoại còn hết sức phức tạp, Nhà nước

ta vẫn quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người, quyền tự do, dân chủ củacông dân nói chung và trong xét xử của Tòa án nói riêng, thé hiện ở việc banhành Sắc lệnh số 33/C về thiết lập các Tòa án quân sự ngày 13/09/1945, SL40

đặt một Tòa án quân sự ở Nha Trang ngày 29/09/1945, SL77/C về thiết lập Tòa án quân sự ở Phan Thiết của Chủ tịch nước Đây được coi là những chế định quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người.

Trong lĩnh vực tố tụng hình sự một số khía cạnh quyền an toàn cá nhân

đã được ghi nhận như quyền được bào chữa và được sự trợ giúp của luật sưngay khi bị bắt hoặc bị giam giữ Dé hiện thực hóa quyền này phải kế đến sựban hành Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 cho phép “bị can có thé nhờ mộtcông dân không phải là luật sư bênh vực trước Tòa án” [36, tr.40] Quyền bào

chữa tiếp tục được mở rộng trong các văn bản ban hành sau này như: Hiến pháp năm 1959 (điều 101) ghi nhận “quyền bào chữa của người bị cáo được

đảm bảo” [26, tr.57], “Thông tư số 2225/HCTP ngày 24/10/1956, Thông tư số

06/TC ngày 9/9/1967, Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1969 hướng dẫn việc

28

Trang 36

bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo Ngày 18/12/1987, Hội đồng Nhà nước đãthông qua Pháp lệnh tổ chức luật sư” [18, tr.39] Đây là những quy định hếtsức tiễn bộ, bảo đảm quyền bao chữa của bị can, bi cáo Đặc biệt, vào năm

1957, Quốc hội đã ban hành Luật bảo đảm quyền tự do thân thé và quyên batkhả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân (Luật số 103/SL-L

005 ngày 20/5/1957) Băng việc ban hành luật này, có thê nhận thấy pháp luật Việt Nam đã có bước tiễn quan trọng trong việc bảo vệ quyền tự do cá nhân quan trọng nhất của con người nói chung, của bị can, bị cáo nói riêng.

Tuy nhiên các quy định về bị can, bị cáo là người chưa thành niênchưa được thể hiện trong các văn bản pháp luật Hiến pháp năm 1946 chỉ cómột quy định ở Điều 14 nói về trẻ em: “Trẻ em được săn sóc về mặt giáodưỡng” [36, tr 3] Hoạt động tố tụng trong những vụ án mà người chưa thành

niên là bị can, bị cáo được thực hiện theo các quy định về thủ tục tố tụng đối

với người thành niên Ở miền Nam Việt Nam, các quy định về thủ tục tố tụng

hình sự cơ bản vẫn như thời kỳ Pháp thuộc Chính phủ Việt Nam Cộng hòa

ban hành Luật số 11/58 ngày 03/07/1958 về thiết lập Tòa án thiếu nhi để giải quyết các vụ án chủ thê tham gia là trẻ em đưới 18 tuổi phạm vào tội đại hình

hay tiêu hình Điều 1 Luật này quy định: “Tòa án thiếu nhi sẽ được thiết lậpbăng các sắc lệnh tại nơi xét thấy cần thiết” [35, tr 43 - 45] Giai đoạn từ năm

1959 tới năm 1980, người chưa thành niên được quan tâm hơn và đã có thêm

những quy định pháp luật về đối tượng này Thời điểm này nước ta vẫn dang

bị chia cắt làm hai miền, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang diễn ra hết sức ác liệt nhằm thống nhất đất nước Đội ngũ cán bộ pháp lý còn thiếu cũng như số lượng vụ án do người chưa thành niên thực hiện không nhiều

nhưng chính quyên thời kì này vẫn hết sức quan tâm tới van đề thanh thiếuniên Ở Miền Bắc, sau khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, năm 1960 Ban Bi thưtrung ương Đảng đã ban hành chỉ thị 197-CT/TU, chỉ thị nêu rõ: Quan tâm

29

Trang 37

đến thiếu nhi, nhi đồng tức là quan tâm đến tiền đồ của sự nghiệp cách mạng,đến tương lai của Tổ quốc Các quy định về người chưa thành niên được tậptrung trong văn bản “Hệ thống hóa luật lệ về hình sự” của TANDTC Trongvăn bản này quy định về khái niệm vị thành niên và giới hạn tuổi chịu tráchnhiệm hình sự cũng như đã thể hiện nguyên tắc xử phạt áp dụng với người

chưa thành niên với mục đích giáo dục là chính Theo văn bản này người

chưa thành niên được hiểu là “con trai hay con gái chưa đủ 18 tuổi” Độ tuôichịu trách nhiệm hình sự là từ 14 tuổi trở lên Tuy nhiên không phải tất cảtrường hợp từ 14 tuổi trở lên đều phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ đưa raxét xử trong trường hợp cần thiết: từ 14 tuổi đến 16 tuổi chỉ xét xử khi phạmtội nghiêm trọng và trẻ từ 14 tuổi đến đưới 18 tuổi mà bi đưa ra xét xử thì cóchâm chước đến độ tuổi còn non trẻ của chúng Khi xét xử thì các văn bản

pháp luật cũng quy định người tiến hành tổ tụng phải chú ý tới nhận thức non

kém của người chưa thành niên dé đưa ra hình phạt với mục dich là dé giáo

dục là chính [35, tr 46 - 47] Thông tư số 16 ngày 27/09/1974 của TANDTC hướng dẫn: Khi nói về người bào chữa cho bị cáo đã có quy định về chủ động kháng tố dé bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là người chưa thành niên Cũng trong

Thông tư này, TANDTC đã hướng dẫn về việc triệu tập những người có tráchnhiệm trong việc quản lý, giáo dục bị cáo ra trước Tòa để tìm hiểu về môitrường sinh sông, hoàn cảnh giáo dục và hoàn cảnh phạm pháp của bị cáo Cóthê thấy rằng, pháp luật ở miền Bắc nước ta trong thời kỳ này mặc dù chưa có

Bộ luật hình sự hay Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng đã bước đầu có những quy

định về thủ tục tố tụng với người chưa thành niên Tuy rằng các quy định về

người chưa thành niên chưa nhiều, chưa đầy đủ như chưa có chế độ xóa án

tích hoặc chế độ giảm án đặc biệt cho người chưa thành niên nhưng không

thê phủ nhận rằng trong tình hình chính trị, xã hội nước ta thời bấy giờ mà đã

có những quy định trên là đáng trân trọng Ở miền Nam nước ta, dưới chế độ

30

Trang 38

ngụy quyên, Bộ luật Tố tụng hình sự đã được ban hành Tuy vậy các thủ tục

tố tụng đối với người chưa thành niên cũng không được quy định một cách cụthể và rõ ràng Chỉ có một số điều luật như quy định về án phí hay thủ tục thihành hình phạt tù thì đối tượng này được giảm nhẹ hơn so với người thành

niên Về cơ bản người chưa thành niên vẫn bị áp dụng các quy định tố tụng

như người thành niên Do vậy, quyên lợi của người chưa thành niên vẫn chưa

được bảo vệ [35, tr.50] Sau khi thong nhất đất nước, cùng với sự ra đời của

Hiến pháp 1980, hệ thống pháp luật hình sự của nước ta nói chung và nhữngquy định đối với người chưa thành niên nói riêng đã có những thành tựu mới

Bộ luật Hình sự đã được ban hành vào năm 1985 đánh dấu một bước tiễnquan trọng đối với pháp luật hình sự nước ta Các van dé về người chưa thànhniên đã được quy định riêng thành một Chương với 11 điều từ Điều 57 đến

Điều 67 Trong chương này, pháp luật quy định cụ thé độ tuổi chịu trách

nhiệm hình sự, giới hạn các loại hình phạt, các biện pháp tư pháp, nguyên tắcquyết định hình phạt và quy định chính sách hình sự đối với người chưa thành

niên Tất cả quy định đối với người chưa thành niên đều dựa trên mục tiêu là nhằm giáo dục họ sửa chữa sai lầm khuyết điểm dé trở thành công dân có ích

cho xã hội Việc đưa ra xét xử và áp dụng hình phạt chỉ áp dụng trong những

trường hợp cần thiết Cùng với Bộ luật Hình sự thì Bộ luật Tố tụng hình sự

cũng được ban hành vào năm 1988 Theo đó, trình tự thủ tục tố tụng đối với

người chưa thành niên cũng được quy định thành chế định riêng ở ChươngXXXI Đây là sự kế thừa và phát triển pháp luật tố tụng hình sự nước ta từCách mạng Tháng tám nhằm đảo bảo chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét

xử và thi hành án hình sự đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thànhniên Có thê nói răng Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên củanước ta là kết tinh của quá trình xây dựng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng

hình sự bên bỉ diễn ra gan nửa thé kỉ với tình hình xã hội, chính trị hết sức

31

Trang 39

phức tạp Đây là một thành quả vô cùng lớn của nhà nước ta Trẻ em, người

chưa thành niên là nền tảng của tương lai đất nước, vì vậy cần có sự quan tâmcủa xã hội đối với các em không chi với sự phát triển thông thường ma ngaykhi các em phạm tội Bởi hầu hết các em phạm tội đều là do sự thiếu hiểu biết

cũng như không được quan tâm đúng mức Do vậy, đối với người chưa thành

niên, có một trình tự tố tụng riêng biệt là hết sức cần thiết

2.1.2 Giai đoạn năm 1988 — đến trước 2003

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 ra đời là bước ngoặt lớn đối với lịch

sử xây dựng pháp luật của nước ta Đây là Bộ luật hoàn chỉnh đầu tiên về tốtụng hình sự quy định đầy đủ các hoạt động của tố tụng hình sự từ trình tự,thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án Đặc biệt Bộ luật này đãdành han chương XXXI gồm 10 điều quy định thủ tục đối với bị can, bị cáo làngười chưa thành niên Trong Chương này đã cho thấy rõ sự khác biệt giữa

thủ tục tố tụng của người chưa thành niên với người thành niên, điều này được thể hiện như sau:

Thứ nhất, đối người tiến hành tổ tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên,Tham phán tiến hành tố tụng đối với những vụ án của người chưa thành niênphải là những người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáodục và các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm của người chưa thànhniên Hội đồng xét xử phải có một Hội thâm là giáo viên hoặc cán bộ Đoànthanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Thứ hai, đối với các biện pháp ngăn chặn như việc bắt tạm giam, tạm

giữ chỉ được thực hiện trong trường hợp người chưa thành niên phạm tội

nghiêm trọng Nếu không cần thiết thì có thé giao cho cha mẹ hoặc người đỡ

đầu của họ giám sát dé đảm bảo sự có mặt của người chưa thành niên khi có

giấy triệu tập của co quan tiến hành tố tụng [35, tr.51-52]

Thứ ba, vê người bào chữa thì bị can, bị cáo là người chưa thành niên

32

Trang 40

có quyền thay đổi hoặc từ chối người bào chữa Nếu người đại điện hợp pháp

của bi can, bi cáo không thể lựa chọn người bào chữa hoặc không thể tự mình bào chữa cho bị can, bị cáo thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu đoàn luật sư cử người bào chữa cho bị can, bị cáo là người chưa

thành niên Sau một thời gian thực hiện cùng với sự ra đời của Bộ luật hình sự

năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự đã được sửa đôi bố sung một số điều đểphù hợp hơn Đó là sự thay đồi, bổ sung về các biện pháp ngăn chặn tạm giữ,

tạm giam và việc chấp hành án của người chưa thành niên trong trại giam Sự thay đôi này xuất phát từ tình hình thực tế trong quá trình thực hiện giam giữ người chưa thành niên đã không đảm bảo được quyền lợi cho họ Cụ thể là

tạm giam không đúng độ tuổi, giam chung giữa người thành niên và ngườichưa thành niên, không đảm bảo chế độ về học tập, lao động, sinh hoạt cho

người chưa thành niên trong các trại giam Nguyên nhân của tình trạng này

bắt nguồn từ sự chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự.

Các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm

1993 chưa quy định cụ thé về van dé này, các quy định đều còn chung chung,

vì vậy cần có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thé Một số văn bản pháp luậthướng dẫn như: Thông tư số 01/1988/TTBVCSTE ngày 07/03/1998 hướngdẫn hoạt động của Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp thực hiện Chỉ

thị số 06/1998 CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “về việc tăng cường công

tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em

bị lạm dụng sức lao động”; Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998

của Chính phủ ban hành các quy chế về tạm giữ, tạm giam; Công văn số

52/1999/KHXX ngày 15/6/1999 của TANDTC về thực hiện một số quy định

của Bộ luật tố tụng hình sự đối với bị cáo là người chưa thành niên; Quy chế

về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội; Nghị

định 60/2000/NĐ-CP ngày 20/10/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành

phat cải tạo không giam giữ [35, tr.53-55].

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội giai đoạn 2017-2022 - Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong tố tụng hình sự - qua thực tiễn thành phố Hà Nội
Bảng 2.1. Thống kê người dưới 18 tuổi phạm tội giai đoạn 2017-2022 (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN